Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lý luận trách nhiệm pháp lý và nêu quan điểm của mình về ý thức của sinh viên để không bị áp dụng pháp lý kỷ luật trong cơ sở đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.12 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:
LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ NÊU QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH
VỀ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN ĐỂ KHƠNG BỊ ÁP DỤNG PHÁP LÝ KỶ
LUẬT TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO


MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.....................................................2
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý..........................................................................2
2. Truy cứu trách nhiệm pháp lý............................................................................2
3. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý............................................................2
4. Tác dụng của truy cứu trách nhiệm pháp lý.....................................................2
4.1.Trừng phạt chủ thể vi phạm pháp luật...............................................................2
4.2.Khơi phục một phần nào đó thiệt hại xã hội......................................................2
4.3.Răn đe, phòng ngừa, cải tạo và giáo dục...........................................................3
4.4.Tạo công bằng cho xã hội.................................................................................3
5. Căn cứ truy cứ trách nhiệm pháp lý..................................................................3
5.1.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.............................................................3
5.2.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.................................................................4
6. Các loại trách nhiệm pháp lý..............................................................................6
6.1.Trách nhiệm pháp lý hình sự.............................................................................6
6.2.Trách nhiệm pháp lý hành chính.......................................................................6
6.3.Trách nhiệm pháp lý dân sự..............................................................................6
6.4.Trách nhiệm pháp lý kỷ luật..............................................................................6
7. Những trường hợp không chịu trách nhiệm pháp lý........................................7


PHẦN II: NÊU QUAN ĐIỂM VỀ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN ĐỂ KHÔNG BỊ ÁP
DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KỶ LUẬT TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO.........8
1. Ý thức của sinh viên về việc tuân thủ pháp luật trong cơ sở đào tạo..............8
2. Các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên....................................8
2.1.Gia đình là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân
cách con người........................................................................................................8
2.2.Nhà trường có trách nhiệm giáo dục, phổ cập kiến thức pháp luật cho sinh viên
9
2.3.

Bản thân sinh viên phải tự giác rèn luyện 10

1


PHẦN I: LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước
(thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi
phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà
nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
2. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm là áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đã được
quy định trong chế tài các quy phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật bị Nhà nước
buộc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở bộ
phận chế tài của quy phạm pháp luật.
Như vậy, về mặt nội dung thì trách nhiệm pháp lý là sự áp dụng các biện pháp
cưỡng chế Nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Cịn về hình thức, đó là việc tổ
chức thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Đó là cả một q trình hoạt

động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, làm rõ sự việc, ra
quyết định giải quyết và tổ chức thực hiện quyết định đó.
Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để
có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động
truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra,
tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.
3. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý
Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự
pháp luật, trựa tiếp hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho Nhà
nước, tổ chức xã hội và các cá nhân. Chính vì thế, cần phải truy cứu trách nhiệm pháp
lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ quyền làm chủ của nhân dân. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của nhân
dân, của các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện cho các
quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh bằng pháp
luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả.
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu
quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại cho xã hội do hành vi đó
gây ra,…
4. Tác dụng của truy cứu trách nhiệm pháp lý
4.1. Trừng phạt chủ thể vi phạm pháp luật
Nhằm trừng trị người có hành vi vi phạm và răn đe tất cả những người khác để
họ kiềm chế giữ mình khơng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, không tái vi phạm
pháp luật.
4.2. Khôi phục một phần nào đó thiệt hại xã hội
Thiệt hại của xã hội có thể được khơi phục một phần thơng qua q trình áp
dụng trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn việc bồi hoàn về vật chất khi vi phạm làm thiệt
hại về vật chất, tịch thu và xung công những tài sản bất hợp pháp kiếm được từ quá
trình vi phạm của chủ thể là để giảm bớt một phần thiệt hại cho Nhà nước…
2



4.3. Răn đe, phòng ngừa, cải tạo và giáo dục
Nhằm giúp giác ngộ tư tưởng, ý thức tôn trọng pháp luật, tơn trọng các lợi ích
của Nhà nước, của xã hội, tơn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác,
giáo dục thái độ sống và làm việc theo pháp luật của chủ thể đã có hành vi vi phạm
pháp luật cũng như của mọi công dân.
4.4. Tạo công bằng cho xã hội
Làm cho mọi công dân tin tưởng vào công lý và nâng cao ý thức cảnh giác
trong nhân dân, động viên quần chúng tích cực đấu trang chống mọi biểu hiện vi phạm
pháp luật, từng bước hạn chế, loại trù hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống
xã hội, xã hội chủ nghĩa.
5. Căn cứ truy cứ trách nhiệm pháp lý
Cấu thành của vi phạm pháp luật được sử dụng làm căn cứ để truy cứu trách
nhiệm pháp lý, bao gồm: mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể, khách thể của vi
phạm pháp luật.
Quá trình tìm hiểu các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật giúp đạt được cả
hai mục đích:
 Xác định những căn cứ để kết luận hành vi vi phạm pháp luật hay khơng.
 Đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó.
Như vậy, chỉ sau khi nghiên cứu hết các yếu tố của cấu thành vi phạm pháp luật
thì mới có cơ sở thực tế để ấn định mức chế tài thích đánh đối với chủ thể vi phạm
pháp luật.
5.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm:
5.1.1. Hành vi trái pháp luật
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì điều quan trọng là phải xác định được hành
vi trái pháp luật đã xảy ra, nghĩa là phải có sự kiện pháp lý xảy ra trên thực tế. Sự kiện
đó do con người gây nên (sự kiện hành vi) và hành vi đó là trái pháp luật.
Nếu khơng có sự kiện pháp lý xảy ra hoặc có nhưng khơng có sự tham gia của

con người hoặc có sự tham gia của con người nhưng khơng trái pháp luật thì khơng
truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Hành vi trái pháp luật là dấu hiệu phải xác định đầu tiên. Nếu không xác định
được hành vi trái pháp luật thì việc tìm hiểu các yếu tố khác sẽ trở nên vô nghĩa.
5.1.2. Sự thiệt hại của xã hội
Là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải gánh chịu, gây tổn
thất cho xã hội. Đó chính là lý do các hành vi vi phạm pháp luật cần phải bị xử lý, bị
ngăn chặn và bị phòng ngừa.
Mức độ nguy hiểm của hành vi được biểu hiện qua mức độ thiệt hại của xã hội
hoặc nguy cơ xảy ra sự thiệt hại của xã hội do hành vi đó gây nên. Trong nhiều trường
hợp mức độ gây thiệt hại còn là căn cứ để xác định loại trách nhiệm pháp lý.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại của xã hội
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý chuẩn xác thì cần phải xác định mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại của xã hội. Nghĩa là, phải xác định
một cách chắc chắn sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật nói trên
trực tiếp gây ra. Nói cách khác, thiệt hại đó là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp
luật.
3


Nếu không xác định được mối quan hệ nhân quả, thì sự thiệt hại trên thực tế có
thể do những nguyên nhân khác. Chẳng hạn, hành vi của chủ thể chỉ là một điều kiện
để nguyên nhân thực sự của nó làm phát sinh hậu quả (thiệt hại). Trong trường hợp
này không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải gánh chịu trách nhiệm về
những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra.
Bên cạnh những yếu tố cơ bản trên thì cịn có một số khách quan khác có ý
nghĩa đối với việc xác định tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật như:
lựa chọn biện pháp phòng ngừa, cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật một cách
có hiệu quả…
5.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Bao gồm lỗi, động cơ, mục đích của chủ thể có hành vi trái pháp luật.
5.2.1. Lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình cũng như đối với
hậu quả của hành vi đó. Lỗi biểu hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội.
Căn cứ vào thái độ tiêu cực của chủ thể, khoa học pháp lý chia lỗi ra thành hai
loại: lỗi cố ý và lỗi vơ ý. Lỗi cố ý có thẻ là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý
có thể là lỗi vơ ý tự tin hoặc vơ ý cẩu thả.
5.2.1.1. Lỗi cố ý trực tiếp
Là lỗi trong trường hợp chủ thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.
Nét đặc thù của hình thức lỗi này là cả lý trí và ý chí của chủ thể đều hướng vào
hành vi vi phạm. Chủ thể nhận thức rõ và quyết tâm thực hiện hành vi.
Trong tất cả các loại lỗi thì lỗi có ý trực tiếp là loại lỗi có tính chất nguy hiểm
cao nhất, vì nó thể hiện rõ ý chí và thái độ chống đối xã hội, thái độ thiếu trách nhiệm
của chủ thể ở mức độ cao khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Với loại lỗi này thì nguy cơ gây thiệt hại của hành vi vi phạm thường rất lớn vì
chủ thể rất chủ động để đạt được hậu quả. Thậm chí, nhiều khi để đạt được hậu quả,
chủ thể còn thực hiện hàng loạt những hoạt động khác làm cho hành vi vi phạm có tính
chất nguy hiểm hơn (chẳng hạn, chủ thể có những cách thức che giấu hành vi vi phạm
pháp luật) hoặc thực hiện ở quy mô lớn hơn, như liên kết với chủ thể khác (vi phạm có
tính tổ chức) để vừa hoạt động dễ dàng thuận lợi, vừa an toàn…
5.2.1.2. Lỗi cố ý gián tiếp
Là lỗi trong trường hợp chủ thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra, tuy khơng mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra.
Cũng là lỗi cố ý, nhưng điểm khác biệt so với lỗi cố ý trực tiếp chính là thái độ
của chủ thể đối với hậu quả. Ở trường hợp trên: chủ thể cố gắng đạt được hậu quả, còn
trường hợp này: thái độ bàng quan và sự thiếu trách nhiệm, bỏ mặc cho hậu quả xảy
ra.
Về mặt nguyên tắc, lỗi cố ý gián tiếp có mức nguy hiểm thấp hơn so với lỗi cố
ý gián tiếp. Tuy nhiên, thái độ tiêu cực của người thực hiện hành vi vi phạm cịn được

đánh giá thơng qua những yếu tố khác, chẳng hạn như bỏ mặc để một thiệt hại lớn xảy
ra thì thể hiện tính trái đạo đức và thái độ tiêu cực lớn hơn. Do vậy, khi truy cứu trách
nhiệm pháp lý, để lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp, cần xem xét lỗi của chủ thể
trong mối liên hệ với tất cả các yếu tố khác có liên quan.
5.2.1.3. Lỗi vơ ý vì q tự tin
4


Là lỗi trong trường hợp chủ thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó khơng xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được.
Nét đặc thù của loại lỗi này là cố ý về hành vi và vơ ý về hậu quả. Chủ thể hồn
tồn nhận thức được nguy cơ xảy ra thiệt hai. Chủ thể không mong muốn hậu quả đó
và cũng khơng bỏ mặc. Có điều chủ thể đã đánh giá quá cao khả năng của bản thân
cũng như những thuận lợi khách quan đem lại. Chính sự đánh giá khơng thực tế và
khơng khách quan mà chủ thể rơi vào tình thế bị động trước hậu quả: khi sự cố xảy ra
thù mọi cố gắng của chủ thể thực sự không đủ để ngăn chặn thiệt hại.
Việc phân tích các tình tiết để xác định có lỗi vơ ý vì q tự tin hay khơng có lỗi
thường rất phức tạp. Song để khơng truy cứu oan đối với người người khơng có lỗi thì
cần phải đánh giá các tình tiết một cách khách quan, đầy đủ, chính xác. Cần xem xét
sự tin tưởng của chủ thể là có căn cứ và có thể được chấp nhận được với tâm lý của
một người bình thường hay không. Nếu rõ ràng là niềm tin của chủ thể thiếu cơ sở thì
chủ thể đã có lỗi.
5.2.1.4. Lỗi vô ý do cẩu thả
Là lỗi trong trường hợp chủ thể không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
do hành vi của mình gây ra, mặc dù cần phải thấy trước và có thể thấy trước.
Lỗi vơ ý do cẩu thả là trường hợp lỗi duy nhất mà chủ thể hồn tồn khơng
nhận thức được hành vi cũng như hậu quả của hành vi này. Tuy nhiên, điều khác biệt
với trường hợp khơng có lỗi (ví dụ: trường hợp sự kiện bất ngờ) chính là ở chỗ: ở sự
kiện bất ngờ chủ thể không buộc phải thấy hoặc khơng cần phái thấy tính trái pháp luật

của hành vi. Đương nhiên, chủ thể cũng không buộc phải thấy hậu quả nguy hiểm của
hành vi này. Còn trường hợp lỗi vơ ý cẩu thả thì chủ thể “buộc phải thấy” và “có thể
thấy”.
1.2.2. Động cơ, mục đích vi phạm
Động cơ được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật. Chẳng hạn, khi chủ thể thực hiện hành vi tham ơ, động cơ chính là sự vụ lợi;
khi chủ thể thực hiện hành vi đánh người, động cơ thường là sự trả thù. Sự vụ lợi hay
trả thù trong các ví dụ trên chính là cái đã thôi thúc chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật.
Mục đích vi phạm là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể
mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Chẳng hạn, mục đích của
chủ thể thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt một phần tài sản của Nhà nước hay của
đơn vị; mục đích đánh người là gây đau đớn hay làm suy giảm sức khỏe của người
khác…
Trên thực tế, không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được cũng
trùng hợp với mục đích mà chủ thể mong muốn đạt được. Có thể chủ thể chỉ đạt được
một phần, có khi chưa đạt được, cũng có thể thiệt hại xảy ra lại hồn toàn khác với
mong muốn của chủ thể… Do vậy, khi xác định mục đích của vi phạm pháp luật
khơng chỉ căn cứ vào kết quả của vi phạm, hay căn cứ vào thiệt hại thực tế đã xảy ra
mà còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác.
1.2.3. Chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể vi phạm pháp luật ở đây chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý.
5


Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể của hành vi trái pháp luật là cá
nhân thì phải xem xét người đó đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu
trách nhiệm pháp lý hay chưa? Thể chất, tinh thần của họ có phát triển bình thường
hay khơng? Trạng thái tâm lý của họ có phát triển bình thường hay khơng? Trạng thái

tâm lý của họ như thế nào ở thời điểm họ thực hiện hành vi trái pháp luật?
Trách nhiệm pháp lý sẽ không áp dụng nếu chủ thể là trẻ em chưa đến tuổi pháp
luật quy định, người mất năng lực hành vi do có nhược điểm thể chất hoặc tinh thần
hoặc mất năng lực hành vi ở thời điểm họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Nếu chủ thể là tổ chức thì phải chú ý đến tư cách pháp nhân của tổ chức đó.
Trường hợp vi phạm được thực hiện bởi một tổ chức khơng có tư cách pháp nhân thì
trách nhiệm pháp lý sẽ được xem xét với từng cá nhân của tổ chức đó tùy thuộc vai trị
và mức độ tham gia của họ vào quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1.2.4. Khách thể vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng bị hành vi xâm hại tới. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và
tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là
yếu tố xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Trong quá trình xem xét hành vi để truy cứu trách nhiệm pháp lý chính xác,
khơng truy cứu oan, sai… phải xác định được quan hệ xã hội nào đã bị tổn hại? Mức
độ tổn hại? Quan hệ đó có được bảo vệ bằng pháp luật khơng? Nếu quan hệ xã hội đó
chưa được pháp luật bảo vệ thì hành vi xâm hại nó vẫn chưa phải là vi phạm pháp luật
và khơng bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý, ngoài việc xác định các yếu tố cấu thành của
vi phạm pháp luật thì ta cịn phải xem xét thơi hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý và
những trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý.
6. Các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước áp dụng thông thường được chia thành các
loại:
6.1. Trách nhiệm pháp lý hình sự
Là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Toàn án áp dụng đối với người có
hành vi phạm tội được quy địng trong Bộ luật Hình sự. Đây chính là việc áp dụng các
chế tài hình sự như cảnh báo, phạt tiền, trục xuất, cải tạo không giam giữ, phạt tù…
1.2. Trách nhiệm pháp lý hành chính
Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng đối với

những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Đây chính là việc áp dụng chế tài hành
chính, như hình thức cảnh báo, phạt tiền, tịch thu giấy phép…
1.3. Trách nhiệm pháp lý dân sự
Là loại trách nhiệm pháp luật do Tòa án hoặc các chủ thể khác áp dụng đối với
những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Đây chính là việc áp dụng chế tài dân sự, chủ
yếu là bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.
1.4. Trách nhiệm pháp lý kỷ luật
Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, trường học…
áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên… của cơ
quan, doang nghiệp trường học mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế trong nội bộ,
6


như khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học, chuyển làm công việc khác, hạ bậc lương, hạ
ngạch (công chức), cách chức, buộc thôi việc…
7. Những trường hợp không chịu trách nhiệm pháp lý
Pháp luật hiện hành có nêu ra một số trường hợp khơng phải chịu trách nhiệm pháp
lý, đó là những trường hợp sau:
 Người vi phạm khơng có năng lực hành vi dân dự, đây là trường hợp trẻ em
chưa đủ 6 tuổi hay người bị mất năng lực hành vi dân sự.
 Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
 Miễn trách nhiệm pháp lý.
 Hết thời hiệu chịu trách nhiệm pháp lý.
 Pháp luật quy định cấm nhưng khơng có chế tài.
 Sự kiện bất ngờ trong Luật hình sự: được hiểu là việc người thực hiện hành vi
gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
 Phịng vệ chính đáng trong Luật hình sự: là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác, mà chống trả lạ một cách cần thiết người đang có hành vi xâm

phạm các lợi ích nói trên.
 Tình thế cấp thiết trong Luật hình sự: là tình thế của người vì muốn tránh một
nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích
chính đáng của mình hoặc của người khác mà khơng cịn cách nào khác là phải
gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.1

1

Giáo trình Pháp luật đại cương Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở II (2016), tr.162 – tr.173

7


PHẦN II: NÊU QUAN ĐIỂM VỀ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN ĐỂ KHÔNG BỊ ÁP
DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KỶ LUẬT TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1. Ý thức của sinh viên về việc tuân thủ pháp luật trong cơ sở đào tạo
Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại
xã hội trong đó có đời sống pháp luật. Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức
pháp luật có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội và có vai trị to lớn đối với đời
sống pháp luật của xã hội. Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên là một vấn đề quan
trọng quyết định đến việc thực hiện thành công nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp
luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Đặc
biệt sinh viên là người chủ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực chính trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, địi hỏi các sinh viên phải có
ý thức pháp luật cao, là động lực chính, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương của đất
nước và góp phần vào việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Với thực trạng ý thức về nội quy, nề nếp học tập của sinh viên ngày nay, đa số
sinh viên chủ yếu chưa hiểu, nhớ đầy đủ về ý nghĩa của việc thực hiện các quy định
trong nội quy học tập và hình thành nề nếp học tập đối với sinh viên và nhà trường,
dẫn đến hậu quả một số sinh viên sẽ bị mắc các lỗi như vi phạm luật giao thông, đi học

trễ, gian lận trong thi cử,… Điều đó cho thấy ý thức pháp luật và kiến thức pháp luật
của một bộ phận sinh viên còn thấp, phần nào ảnh hưởng đến văn hóa học đường và
nhân cách, đạo đức, tương lai của các sinh viên về sau.
Chính vì thế, việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho
sinh viên là việc thiết yếu cần chú trọng, nhất là khi sinh viên là những người trong lứa
tuổi đang hình thành và hồn thiện về trí thức cũng như nhân cách, với tâm lý lứa tuổi
là thích khẳng định mình, nhanh chóng tiếp cận với những cái mới, dễ bị lôi kéo và
suy nghĩ chưa chín chắn cịn nơng nổi, bồng bột… do vậy nếu ý thức pháp luật khơng
cao thì dễ dẫn đến vi phạm pháp luật.2
Khi đã biết được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng các quy chế, nội quy
trong cơ sở đào tạo thì khơng những tránh bị áp dụng pháp lý kỷ luật mà còn rèn cho
sinh viên lối sống theo quy tắc, không phạm lỗi cũng như biết tuân thủ và tôn trọng
pháp luật.
2. Các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên
2.1. Gia đình là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục
nhân cách con người
Như chúng ta đã biết, gia đình là mơi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất
của mỗi con người. Gia đình là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ
thống chính sách và những biến đổi của xã hội.
Gia đình có vai trị quan trọng trong việc ni dưỡng, giáo dục, nâng đỡ suốt
đời người, là môi trường để hình thành và phát triển nhân cách, là nơi để rèn luyện lối
sống có đạo lý, có tình người. Với mỗi chúng ta, gia đình là tổ ấm, là bến đỗ bình yên,
là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi con
người. Để mơi trường gia đình thực sự lành mạnh, an toàn và ấm áp cho mỗi cá nhân
phát triển toàn diện cần có sự chăm lo, vun đắp của mỗi thành viên gia đình, sự ủng
2

TS. Vũ Thị Hồng Vân, “Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội”, />fbclid=IwAR2k6hBzdFL1dmWIg4FyU9KXoLhK6KT4YVz7pnN1FAn917FAWMW1ChayI8E


8


hộ, đồng thuận của cộng đồng và sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước thông qua hệ
thống pháp luật và các chủ trương, chính sách về gia đình.3
Và gia đình cũng chính là thành tố quan trọng hướng các sinh viên theo lối sống
biết chấp hành đúng các quy định của pháp luật, nhằm tạo cho thế hệ mới trong gia
đình phương thức hoạt động, hình thức tư duy và ứng xử, cảm xúc và hành động, ở đó
giáo dục đạo đức giữ vị trí quan trọng hàng đầu.
1.2. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục, phổ cập kiến thức pháp luật cho sinh
viên
Các lực lượng giáo dục đặc biệt là các cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên cố
vấn học tập, giảng viên giảng dạy bộ mơn trong q trình giáo dục cần quan tâm hơn
về giáo dục pháp luật, đặc biệt là về các quy định, nội quy nề nếp trong cơ sở đào tạo.
Việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên thì rất cần đến vai trò của đội ngũ giảng
viên trong giảng dạy phải tâm huyết, cần tích cực tham gia vào các hoạt động chuyên
môn và tham gia làm cố vấn trong các câu lạc bộ sinh viên phòng chống tội phạm… từ
đó ngày càng làm cho giờ học thêm sinh động và giúp sinh viên thích thú học tập môn
học pháp luật hơn nữa. Chỉ khi sinh viên nhận thấy những lợi ích do tuân thủ pháp luật
mang lại cho bản thân thì mới có động lực để tự giác thực hiện.
Để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những cơng dân phát triển tồn diện về sức khỏe,
trí tuệ, ý thức, thói quen tuân thủ pháp luật, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phịng chống tội phạm, vi
phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện.
Bên cạnh đó phải tăng cường và đổi mới cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp
luật, các quy chế, quy định, nội quy của nhà trường. Phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh sinh viên, cán bộ, giáo viên trong việc lồng ghép, tích hợp cơng tác phịng
chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội vào nội dung một số môn học và
hoạt động giáo dục của nhà trường bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Nhà trường cũng cần quán triệt và triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính
sách, quy định về cơng tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội
trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo, học sinh sinh viên; bảo đảm tốt nhất và an toàn về thể
chất và tinh thần cho tất cả các thành viên trong nhà trường.
Cần phối hợp đồng bộ giữa ngành Giáo dục và các cơ quan, ban, ngành, đoàn
thể liên quan; giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật. Điều tra, xử lý kịp thời nghiêm minh các vụ việc vi phạm
pháp luật, gây mất an ninh trật tự trường học.
Các cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý các nhà trường rà soát, điều chỉnh
sửa đổi các nội quy, quy định của địa phương, nhà trường phù hợp với nhu cầu và điều
kiện thực tế của nhà trường; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhằm bảo đảm các quy
định được thực hiện đầy đủ và hạn chế tối đa lỗ hổng trong quản lý.4

3

Khuất Văn Quý, “Gia đình và vai trị của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ cơng nghiệp
hóa và hội nhập quốc tế”, />fbclid=IwAR05CY9sTk1aBEpNWQASEZy-nDmJc-aNWE_-L8XcgTDVJgwcGEqYiFja9RA
4

Vụ GDCT&CTHSSV, “Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường”,
/>ItemID=6407&fbclid=IwAR1sGa97x2nT4yL7fnXWlGBwo8aX3TGn3wJum9g9SeUrfiQuJfxFMeV8qqk

9


1.3. Bản thân sinh viên phải tự giác rèn luyện
Việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật quan trọng hơn hết vẫn là ở chính bản
thân sinh viên, ngồi tiếp thu các kiến thức đã được học trên trường thì sinh viên cần
tự rèn luyện, học hỏi thêm để hình thành cho mình lối sống theo quy tắc, thói quen
chấp hành đúng quy định pháp luật và biết phát hiện, phòng, chống những hành vi vi

phạm pháp luật.
Tự học để trang bị kiến thức, tự rèn luyện sức khỏe, tự kỷ luật bản thân là điều
sinh viên phải thực hiện để hồn thiện khơng chỉ về nhân cách, tư tưởng mà cịn là
cơng cụ hỗ trợ sinh viên trở thành nguồn nhân lực có ích cho đất nước và xã hội.
Khơng những vậy, sinh viên cịn có vai trị tích cực trun truyền kiến thức pháp luật
mà mình lĩnh hội được cho những ai còn chưa hiểu, chưa biết hoặc chưa nắm bắt được
các quy định pháp luật, từ đó tránh bị áp dụng trách nhiệm pháp lý, mà đặc biệt chính
là trách nhiệm pháp lý kỷ luật trong cơ sở đào tạo đối với sinh viên.

10



×