Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề tài một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.97 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN
HÌNH SỰ
ĐỀ TÀI
Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc "Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa;
tơn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành
án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp
của pháp nhân thương mại chấp hành án"

Họ và Tên
MSSV
LỚP

:
:
:

Hà Nội, năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
I. Khái niệm chung về các nguyên tắc của pháp luật thi hành án hình sự.....2
1.1. Khái niệm................................................................................................... 2
1.2. Phân loại.....................................................................................................2
II. Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc “Bảo đảm nhân đạo...chấp hành án”
............................................................................................................................... 3
2.1. Khái niệm nguyên tắc nhân đạo................................................................. 3


2.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc.....................................................................3
2.3. Mục đích của nguyên tắc............................................................................4
2.4. Ý nghĩa của nguyên tắc.............................................................................. 5
2.5. Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc.................................................................7
III. Bàn luận về nguyên tắc “Bảo đảm nhân đạo ....chấp hành án”...............9
KẾT LUẬN........................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 9


MỞ ĐẦU
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật
hình sự, nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm
phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng. Cố nhiên nguyên tắc nhân đạo sẽ trở
thành một trong những nguyên tắc quan trọng trong toàn bộ chủ trương, đường
lối của Đảng và trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp
luật về Thi hành án hình sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài:
“Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc: Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tơn
trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án,
người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân
thương mại chấp hành án” làm đề tài kết thúc học phần mơn Luật thi hành án
hình sự của mình. Bài tiểu luận sẽ tập trung làm rõ: (i) khái niệm chung về các
nguyên tắc của pháp luật THAHS, (ii) một số vấn đề lý luận của nguyên tắc, (iii)
bàn luận về nguyên tắc này.

1


I. Khái niệm chung về các nguyên tắc của pháp luật thi hành án

hình sự

1.1. Khái niệm
Có thể thấy rằng hệ thống các nguyên tắc tổ chức hoạt động thi hành án
hình sự ở nước ta hiện nay vừa phải thể hiện bản chất của hoạt động thi hành án
hình sự ở nước ta, vừa phải tính đến hướng phát triển xã hội ta trong những năm
tới dưới tác động của cải cách tư pháp và cải cách hành chính, vừa phải phán
ánh tính đặc thù của thi hành án hình sự trong những điều kiện kinh tế- chính trịxã hội ở giai đoạn hiện nay.
Từ đây ta có khái niệm: “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thi hành án
hình sự Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất nền tảng, định hướng,
xun suốt q trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật thi hành án
hình sự, được vận dụng vào tổ chức, hoạt động thi hành án hình sự Việt Nam1”.
1.2. Phân loại
Trên bình diện tổng thể, hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động thi
hành án hình sự phải bao gồm các nguyên tắc dưới đây2:
- Nguyên tắc pháp chế;
- Nguyên tắc dân chủ;
- Nguyên tắc nhân đạo;
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước Cơ quan thi hành án;
- Nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế;
- Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa người phải thi hành án, động viên,
khích lệ chấp hành quyết định, bản án của Tịa án;


- Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân,
con người;
- Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ
quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động thi
hành án.
Qua phân loại trên có thể thấy rằng, nguyên tắc "Bảo đảm nhân đạo xã hội
chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người
chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của

pháp nhân thương mại chấp hành án" thuộc nguyên tắc nhân đạo.
II. Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc “Bảo đảm nhân đạo chấp

hành án”
2.1. Khái niệm nguyên tắc nhân đạo
Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, "nhân đạo " theo nghĩa
chung được hiểu là: "Đạo đức, thể hiện sự thương yêu, quý trọng và bảo vệ con
người. Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức của con người, về sự yêu
thương, quý trọng và bảo vệ con người, giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, nâng
niu, trân trọng, đề cao phẩm giá con người.
Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự nhằm
đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất
kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể
hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa3.
2.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
- Nguyên tắc được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật thi hành án hình sự
năm 2019:
“Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm,
quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư


pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án4”.
- Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020
hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự.
2.3. Mục đích của ngun tắc
Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo
đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ
đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc này đạo
đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu

quả, hài hịa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân.
Thiết lập cơng lý là mục đích cuối cùng mà quá trình giải quyết vụ án hình
sự hướng tới và cơ sở của nó khơng gì khác ngồi chân lý khách quan của vụ án.
Nhưng rõ ràng, chất lượng của q trình giải quyết vụ án khơng chỉ nên đánh giá
từ góc độ mức độ đạt được của mục đích đề ra mà cịn phải xem xét cả cách thức
đã áp dụng để đạt được mục đích đó. Do vậy, cơng lí, mặc dù là đích đến cuối
cùng của hoạt động tố tụng hình sự nhưng khơng thể chấp nhận việc đạt được
mục đích đó bằng mọi giá. Nếu cơng lí là sự đánh đổi những giá trị thiêng liêng
khác thì đó là điều khơng nên có và khi đó nó khơng cịn hàm chứa những giá trị
tốt đẹp thiêng liêng vốn có của mình. Cho nên, khi xem xét cách thức đạt được
cơng lí, cần xuất phát khơng chỉ từ tính hợp pháp mà cịn từ tính hợp lý của nó.
2.4. Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc này nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt
trong quá trình chấp hành án ở các cơ sở giam giữ được sớm trở về với gia đình
và xã hội, đồng thời tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong mơi trường xã
hội bình thường, có sự giám sát của chính quyền địa phương và của gia đình.
Quy định này góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về việc giáo dục, cải tạo
người
4

Khoản 3, Điều 4, Luật thi hành án hình sự 2019.


phạm tội, xóa bỏ dần những định kiến của xã hội đối với người đã từng vi phạm
pháp luật trong quá khứ nhưng có sự cải tạo tốt, thể hiện quyết tâm “hướng
thiện”.
2.5. Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc
- Nguyên tắc thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi đày đọa,
hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những
người chấp hành án phạt tù.

Trong việc áp dụng các biện pháp thi hành án hình sự, tư tưởng nhân đạo
được hiểu là yêu cầu đối với các chủ thể có thẩm quyền phải có thái độ tơn trọng
đối tượng phải chấp hành án, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những đối
tượng này. Trong q trình thi hành án, có thể cơ quan thi hành án gặp phải
những trở ngại khách quan như sự thiếu thiện chí, thái độ bất hợp tác của một số
chủ thể chấp hành án. Khi đó, những cơ quan thi hành án phải sử dụng đến
những biện pháp cưỡng chế thi hành án, và đây là lựa chọn tất yếu, bắt buộc và
không mong muốn nhưng cần thiết của các cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, cũng
cần chú ý, việc sử dụng các biện pháp trên phải xuất phát từ đòi hỏi thực tế của
quá trình thi hành án, nhân danh cơng lý và vì cơng lý chứ khơng phải xuất phát
từ mong muốn chủ quan của cá nhân chủ thể tiến hành thi hành án vì những
động cơ khơng đúng đắn khác nhau5.
Trong thực tế, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, các chủ
thể tiến hành không chỉ cần phải xem xét mối quan hệ của nó với mục đích cần
đạt được, tính hợp pháp của quyết định đưa ra mà cần phải cẩn trọng đánh giá
khả
năng gây ra những tác động không mong muốn cho việc đảm bảo nguyên tắc
nhân đạo trong thi hành án hình sự để có thái độ xử xự phù hợp.
Đánh giá mức độ tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc nhân đạo khi tiến hành
thi hành án cần xem xét khơng chỉ từ góc độ tính hợp pháp của hoạt động này
với ý nghĩa là sự tuân thủ các quy định của pháp luật thi hành hình sự mà chủ


yếu từ
5

Lê Mai Anh, Phân tích nguyên tắc nhân đạo trong Luật thi hành án hình sự năm 2019,
, truy cập
ngày 10/01/2022.



góc độ tính hợp lý của hoạt động đó biểu hiện qua thái độ của các chủ thể thi
hành án cũng như các quyền và lợi ích liên quan của các chủ thể chấp hành thi
hành án.
- Nguyên tắc cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi
hành án phạt tù.
+ Việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp
trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt
cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của
người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, hằn học,
ác cảm, đó kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng…của những người này sau khi hết
thời hạn chấp hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng;
+ Ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người
chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; khuyến khích người chấp hành
án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt
hại.
- Chế độ giam giữ, giáo giục phạm nhân cần tạo mơi trường cần thiết phù
hợp nhằm hốn cải người phạm tội thành người lương thiện, có ý thức tôn trọng
pháp luật và biết xử sự phù hợp với yêu cầu của xã hội.
- Phân loại đối xử với những phạm nhân phù hợp với đặc điểm nhân thân
của
họ.
Ví dụ: Về các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai, theo
quy định của Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
thi hành án hình sự 2019, theo đó, quy định chế độ đối với phạm nhân nữ có
thai, ni con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại
giam như sau:
+ Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi



con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn
bằng


02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng 6 và được hoán đổi theo chỉ
định của y sĩ hoặc bác sĩ.
+ Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết
cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là
con phạm nhân theo quy định. Trường hợp phạm nhân nữ có thai khơng được
tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm
nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế7.
III. Bàn luận về nguyên tắc “Bảo đảm nhân đạo chấp hành án”
Điều 4 Luật THAHS năm 2019 về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống các
nguyên tắc thi hành án hình sự, chỉ có bổ sung nhỏ đối với nội dung một số
nguyên tắc THAHS từng được quy định tại Điều 4 của Luật THAHS năm 2010.
Riêng đối với Khoản 3 – Điều 4 “Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tơn
trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án,
người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân
thương mại chấp hành án” đã bổ sung đối tượng “người chấp hành biện pháp tư
pháp” được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp; bổ sung đối
tượng “pháp nhân thương mại chấp hành án” cũng phải được bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp.
Tuy nhiên, trong nội dung nguyên tắc, yếu tố tính mạng, sức khoẻ lại chưa
được đề cập. Có thể sẽ có ý kiến cho rằng vì có việc thi hành án tử hình nên Luật
khơng đề cập u cầu tơn trọng tính mạng của người chấp hành án tuy nhiên
chính u cầu phải tơn trọng tính mạng của người chấp hành án dẫn tới việc đặt
ra trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và nhân văn của chế định thi hành án tử
hình trong Luật THAHS. u cầu phải tơn trọng tính mạng, sức khoẻ của người
chấp hành án là cơ sở để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền

không bị tra tấn - quyền tuyệt đối, quyền dân sự không thể bị tước bỏ, hạn chế
đặt ra


6
7

Khoản 1, Điều 7, Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thi hành án hình sự 2019.
Khoản 1, Điều 51, Luật thi hành án hình sự 2019.


trong bất kì nhà nước nào, quốc gia nào là thành viên của Công ước chống tra
tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.
Vì vậy, khoản 3 Điều 4 Luật THAHS năm 2019 nên được bổ sung thành:
“3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tơn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành
biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành
án”8.

8


KẾT LUẬN
Nguyên tắc “Bảo đảm nhân đạo...chấp hành án” trong tổ chức và hoạt động
thi hành án hình sự khơng đồng nghĩa với nương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ
đối với những người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tịa
án. Việc qn triệt nguyên tắc “Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tơn trọng
danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người
chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương
mại chấp hành án” khơng được làm mất tính nghiêm minh của pháp luật cũng

như không được phép vi phạm các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thi hành
án hình sự. Đồng thời quá trình vận dụng nguyên tắc cũng cần tính đến đặc thù
của việc thi hành từng loại án cụ thể.

8

Lê Lan Chi, Một số vấn đề đặt ra đối với các nguyên tắc thi hành án hình sự theo quy định của luật thi hành án
hình sự năm 2019, Tạp chí Luật học, Số 11, 2020, tr19.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thi hành án Hình sự 2019.
2. Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thi hành
án hình sự 2019.
3. Lê Lan Chi, Một số vấn đề đặt ra đối với các nguyên tắc thi hành án hình
sự theo quy định của luật thi hành án hình sự năm 2019, Tạp chí Luật học, Số
11, 2020.
4. Phan Nữ Hiền Oanh, Giáo trình luật thi hành án hình sự, Trường đại học
Vinh, Trung tâm đào tạo từ xa, 2011.
5. Võ Khánh Vinh – Nguyễn Mạnh Kháng (đồng chủ biên), Pháp luật thi
hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp,
Hà Nội, 2006.
6. Lê Mai Anh, Phân tích nguyên tắc nhân đạo trong Luật thi hành án hình sự
năm 2019, truy cập ngày 10/01/2022.
7. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của luật
hình sự Việt nam, Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt
Nam (luatminhkhue.vn), truy cập ngày 10/01/2022.




×