Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.71 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
------o0o------

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề 4: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Bao nhiêu lợi ích
đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới,
xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
là cơng việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương
do dân cử ra.”
Nhóm thực hiện

: Nhóm 2

Lớp

: Tư tưởng Hồ Chí Minh (221)_21

Người hướng dẫn

: ThS.NCS Nguyễn Thùy Linh

HÀ NỘI – 01/2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 2
STT

Họ và tên


MSV

Nội dung

1

Dương Đình Huy

11192365

- Phần 1 cơ sở luận

2

Nguyễn Thị Thu Quỳnh

11194495

điểm

3

Vũ Việt Anh

11190628

- Phần 2 nội dung của

4


Lê Mai Hương

11192270

luận điểm

5

Nguyễn Thanh Thảo

11194813

(Nhóm trưởng)
6

Đào Minh Hiền

11191815

- Phần 3 giá trị/ý nghĩa

7

Nguyễn Tiến Hưng

11192227

của luận điểm

8


Đỗ Bảo Ngọc

11193755

9

Hoàng Hương Giang

11191395

- Phần 4 liên hệ thực

10

Nguyễn Minh Phương

11194239

tiễn Việt Nam hiện nay

Tổng hợp nội dung:

Nguyễn Thanh Thảo


MỤC LỤC
I. Cơ sở của luận điểm....................................................................................................2
1.1. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................2
1.1.1. Kinh nghiệm về nhà nước trong lịch sử Việt Nam.........................................2

1.1.2. Nghiên cứu về các kiểu nhà nước trên thế giới..............................................3
1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................................3
1.2.1. Tinh hoa văn hóa nhân loại............................................................................3
1.2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin..................................................................................5
1.3. Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh..................................................6
2. Nội dung của luận điểm..............................................................................................6
2.1. Khái quát sơ lược về luận điểm............................................................................6
2.2. Tất cả lợi ích, quyền hạn đều vì dân và của dân...................................................8
2.3. Trách nhiệm của dân, công việc của dân............................................................10
2.4. Tất cả Chính quyền, đồn thể các cấp đều do dân..............................................11
3. Giá trị/ý nghĩa của luận điểm....................................................................................13
3.1. Giá trị lý luận.....................................................................................................13
3.2. Giá trị thực tiễn..................................................................................................18
4. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay........................................................................20
4.1. Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong việc củng cố mối
quan hệ nhà nước và nhân dân ở Việt Nam...............................................................20
4.2. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống nhân dân hiện
nay ở nước ta............................................................................................................. 24
4.2.1. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới...........................................24
4.2.2. “Cuộc chiến” phòng, chống đại dịch COVID-19.........................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................31

1


"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra."

I. Cơ sở của luận điểm
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh gắn liền với những nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức, chế độ nhà
nước thích hợp, thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội.
Sau này, việc hình thành nên luận của Hồ Chí Minh về nhà nước “của dân, do dân và
vì dân” đã dựa trên những cơ sở mang cả tính lịch sử và thời đại, mang đậm tính sáng
tạo độc đáo và vận dụng cao.
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.1. Kinh nghiệm về nhà nước trong lịch sử Việt Nam
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến, lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ
nước, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, tự hào và tự tơn dân tợc. Tuy nhiên việc hình
thành nhà nước dưới chế độ phong kiến quyền lực vẫn tập trung vào tay một bộ phận
(vua, quan lại, địa chủ …) do đó vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa các giai cấp, đa số nhân
dân lao động vẫn chịu cảnh bóc lột.
Ngay trên q hương mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt phản nhân tính của
nhà nước thực dân phong kiến. Đó là hình thức nhà nước xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân
loại từng biết đến, nhưng lại là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế
giới. Toàn bộ bản chất thật sự của nhà nước đó được Hồ Chí Minh bóc trần, lên án gay
gắt trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, trước hết là tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp. Từ đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ nhà nước thối nát
2


đó, nhưng bằng cách nào, con đường nào, lấy gì để thay thế nó thì Người chưa có sẵn
một câu trả lời.
1.1.2. Nghiên cứu về các kiểu nhà nước trên thế giới
Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, Hồ
Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong quá trình khảo cứu, Hồ Chí Minh
chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản mà những đại

diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ Cách mạng Tháng
Mười 1917.
Nhà nước dân chủ tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặc dầu đã xác lập được một hệ
thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo, nhưng về thực chất vẫn là công
cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc
lột, nơ dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộc địa. Vì vậy, mục đích giải phóng và
phát triển của xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó. Đối
lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xơ Viết cịn non trẻ, nhưng đã bộc lộ sức sống và
những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng cơng - nơng - binh,
thật sự vì lợi ích của họ. Đây chính là loại hình nhà nước của chế độ xã hội mới mà
cách mạng Việt Nam phải đi theo.
Như vậy, bằng những khảo nghiệm thực tiễn và tư duy chính trị, Hồ Chí Minh đã
quyết định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước theo học
thuyết Mác - Lênin. Và để lựa chọn kiểu nhà nước theo xu thế vận động của lịch sử,
Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở chính, đó là tính chất nhân dân và khả năng của nhà
nước trong việc bảo đảm cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, thỏa mãn các “nhu cầu
trần thế” của nhân dân và con người. Ở Hồ Chí Minh, việc lựa chọn kiểu nhà nước gắn
bó chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người và phát triển xã hội.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Tinh hoa văn hóa nhân loại

3


Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, thương
dân và ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, cách mạng. Lớn lên trong gia đình trí
thức Nho học, thân phụ Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng năm 1901, học vị
cao nhất trong khoa cử triều Nguyễn. Khi 5 tuổi, Nguyễn Tất Thành đã học chữ Hán và
bắt đầu tiếp thụ những tư tưởng Nho học, từng bước tiếp cận với những nhà tư tưởng
Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên), Mạnh Tử (372-289 trước Công nguyên), với

sách kinh điển của Nho giáo tức Đạo Nho (Confucianism): Tứ thư, Ngũ kinh. Sau này,
Hồ Chí Minh tiếp thu nhiều điểm tích cực của Nho học, nhất là chuẩn mực hành động
của con người, đức trị và pháp trị, vai trò của người dân. Khi học Quốc ngữ và Pháp
ngữ ở Vinh và nhất là ở Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã biết đến những
tư tưởng tiến bộ của Đại cách mạng Pháp 1789: Liberté, Egalité, Fraternité (Tự do,
Bình đẳng, Bác ái) và những nhà tư tưởng Khai sáng của nước Pháp: Charles Louis
Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Jean Jacques Rousseau (1712-1778).
Nguyễn Tất Thành ngưỡng mộ những tư tưởng tiến bộ đó về quyền tự do, quyền sống
của con người, về nền dân chủ trong Nhà nước pháp quyền đồng thời cũng phát hiện
thực trạng xã hội tư bản không như lý tưởng cao đẹp mà cách mạng Pháp, Mỹ đã đề ra.
Trên bước đường đấu tranh, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cũng
đề cao giá trị nhân văn vì con người của Phật Thích ca mâu ni, đạo Phật (Buddhism),
của Đức Chúa Jesus Christ và Đạo Thiên Chúa (Catholicism), nghiên cứu những tư
tưởng lớn trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (1866-1925), và tư tưởng nhân
văn của nhà tư tưởng lớn của ́n Độ: Mahatma Gandhi (1869-1948). Hồ Chí Minh đặc
biệt chú trọng về đạo đức (Morals).
Kế thừa và phát triển từ tư tưởng Nho giáo
Về quan hệ giữa dân với nước, Nho giáo khẳng định “Dân là gốc nước” (Dân vi
bang bản). Về vai trò của dân trong quan hệ với vua và triều đình phong kiến, Nho giáo
coi “Vua là thuyền, thứ dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước chở thuyền nhưng
nước lại đánh đắm thuyền” (Quân giả chu dã, thứ nhân giả thủy dã; thủy tắc tải chu,
thủy tắc phúc chu). Nho giáo mới chỉ dừng lại ở quan niệm “dân bản” mà chưa có tư
tưởng về “dân chủ”, chưa hình dung đến một xã hội mà ở đó dân là người làm chủ xã
4


tắc. Tuy nhiên, quan niệm “dân bản” của Nho giáo bên cạnh những hạn chế mang tính
lịch sử cũng chứa đựng những nội dung có giá trị nhất định khi bàn đến dân, nhận thấy
vai trò quan trọng của dân đối với sự yên bình, thịnh trị của đất nước và triều đại. Khi
được du nhập Việt Nam, các triều đại phong kiến nước ta những giai đoạn thịnh trị và

các đại biểu tư tưởng tiến bộ của nó đã “Việt hóa” những nội dung ấy, xuất phát từ nhu
cầu thực tiễn đất nước và kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc. Đến Hồ Chí Minh xuất thân từ gia đình nhà Nho và sớm được tiếp cận với những tư tưởng Nho giáo, với
tư duy độc lập, biện chứng, sáng tạo, những quan niệm về dân, vai trò của quần chúng
nhân dân đã được “cách mạng hóa”. Do đó, “dân chủ” trong tư tưởng của Người vừa
có sự kế thừa trên tinh thần phê phán những giá trị trong lịch sử tư tưởng nhân loại và
dân tộc, song đồng thời cũng cho thấy một sự khác biệt căn bản về chất.
Chủ nghĩa Tam Dân - Tôn Trung Sơn
Trong tồn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển nhiều nội
dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Người chủ trương xây dựng một nước Việt Nam
dân chủ cộng hồ có độc lập, tự do, hạnh phúc. Mong ước duy nhất của Người là đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng được hạnh phúc. Người
mong mỏi độc lập cho nhân dân, tự do cho đồng bào. Người khẳng định nếu dân tộc
chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận, giai cấp ngàn năm cũng khơng địi
lại được. Có tự do cho dân tộc thì mới có tự do cho mỗi người. Dân tộc độc lập, dân
quyền tự do. dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư tưởng
của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn trong tư tưởng của Người. Nhưng Người không sao
chép, không phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát triển
hạt nhân dân chủ cách mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn Trung
Sơn nhào nặn với thực tiễn Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Chủ nghĩa Mác- Lênin,
hình thành tư tưởng của Người mang bản chất dân tộc, phản ánh quy luật phát triển của
lịch sử.
Tư tưởng của Tơn Trung Sơn, cho đến hơm nay, vẫn có giá trị đối với công cuộc
đổi mới ở nước ta. Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
5


bằng, văn minh cũng chính là thực hiện mong ước của những nhà cách mạng tiền bối
của chủ nghĩa xã hội. Dân tộc, dân quyền, dân sinh vẫn là những vấn đề không bao giờ
cũ.
Như vậy, Người đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn

của văn hóa Phục hưng, thế kỷ ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây như Pháp,
Mỹ, Anh; những giá trị tư tưởng của Nho giáo, kiêm ái của Mặc gia, thuận theo tự
nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ
Chí Minh về một nhà nước vì con người, một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất của sự hình
thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. "Khơng có chủ nghĩa Mác- Lênin thì cũng
khơng có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và giải quyết được những
nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam". Đặc biệt là những tư tưởng quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân chủ là cơ sở để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng và phát triển nền dân chủ ở nước ta “Chính quyền của nhân dân, do nhân
dân làm chủ”. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin: Dân chủ là quyền lực của nhân
dân, là khát vọng của con người là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá
nhân và cộng đồng xã hội, là một phạm trù lịch sử, một phạm trù chính trị”. Thấm
nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn
mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ ở nước ta. Người chỉ rõ, địa vị của
nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân dân là chủ thể của quyền lực.
Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, phản ánh giá trị cao nhất,
chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
1.3. Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là hiện thân của trí tuệ, phẩm chất đạo đức và truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là người lịch thiệp, có lối sống và phong
cách giản dị, giàu lịng nhân ái, lại rất thơng minh, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, rất
ham học hỏi, có tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng, tiếp
6


xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Đối với Người, sự nghiệp cách
mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân
là mục đích duy nhất trong mọi suy nghĩ cũng như hành động của Người. Từ những

suy nghĩ đó mà trong mọi hành động cũng như việc làm, Người luôn luôn đặt địa vị và
quyền lợi của nhân dân lên trên hết, trước hết. Người rất gương mẫu và cũng luôn căn
dặn, giáo dục cán bộ, đảng viên phải kính dân, trọng dân, yêu dân, gần dân, học dân,
tin tưởng vào trí tuệ và lực lượng của dân. Nét đặc biệt trong phong cách chính trị Hồ
Chí Minh là ln gần gũi với nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng, quan tâm đến
mọi tầng lớp nhân dân.
2. Nội dung của luận điểm
2.1. Khái quát sơ lược về luận điểm
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của nhân dân ta, người sáng lập, lãnh
đạo và rèn luyện Đảng ta, đã hiến dâng trọn cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp giải phóng nhân loại bị
áp bức trên thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được khẳng định
là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng, trong đó tư tưởng về
“dân”, “dân là chủ và dân làm chủ” rất nổi bật, đặc sắc và được coi là “linh hồn” trong
di sản tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cách đây hơn 70 năm, vào ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài
báo “Dân vận” để giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn về vị trí, vai trị,
ý nghĩa của cơng tác dân vận. Đó cũng là năm mà tồn quân, toàn dân ta, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Chính phủ do Người đứng đầu, đã kết thúc thắng lợi quãng đường 4
năm đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp xâm lược.
“Dân vận” là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết dưới bút danh X.Y.Z đăng
trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm, bối cảnh có những
chuyển biến mới, địi hỏi công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng cần
7


phải đi vào chiều sâu, thực chất và thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của
cho kháng chiến còn rất cam go của dân tộc.
Bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ gồm hai từ) cho đến dung lượng (với khoảng

hơn 600 từ), được thể hiện bằng ngơn ngữ rất mộc mạc, súc tích, gần gũi, phù hợp với
quần chúng. Bài báo có nội dung khơng dài, văn phong giản dị, dễ hiểu, nhưng tầm vóc
tư tưởng mà nó chuyển tải thì lại vơ cùng sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng của Người về
“dân”, “dân chủ” và “dân vận khéo”. Chúng ta đều biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng
bao giờ đưa ra những “định nghĩa” có tính hàn lâm, học thuật cao siêu về các vấn đề
kinh tế  - chính trị - xã hội và văn hóa, nhất là trong bối cảnh nhân dân ta dưới ách áp
bức của chế độ phong kiến, thực dân đa phần cịn mù chữ, thì lại càng khơng thể dùng
lý luận cao siêu để tuyên truyền, vận động và giải thích cho người dân hiểu được chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ. Vì vậy, Người thường dùng
những từ ngữ rất mộc mạc, giản dị, gần gũi để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân dễ
hiểu, dễ nhớ, dễ thực hành.
Tư tưởng quan trọng mở đầu bài báo của Người chính là: Muốn hiểu rõ, hiểu sâu
sắc về dân vận và công tác dân vận thì việc cần làm đầu tiên là phải hiểu cho thật rõ vị
trí, vai trị, ý nghĩa của “dân”, đặc biệt là bản chất của nước ta “là nước dân chủ”. Bác
cũng nói rõ lý do, sở dĩ Người viết bài báo này là vì: “Vấn đề Dân vận nói đã nhiều,
bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho
nên cần phải nhắc lại”.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ được thể hiện ở nhiều bài viết, bài
nói khác nhau của Người, nhưng thể hiện tập trung, trực diện và điển hình nhất chính là
ở bài báo “Dân vận”. Tư tưởng chủ đạo, “hồn cốt” của bài viết toát lên nội dung chủ
yếu, then chốt về dân vận và cơng tác dân vận chính là vai trị, vị thế của dân, “dân là
chủ dân làm chủ”.
Người nhấn mạnh, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ và dân làm chủ, nghĩa là
mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, mọi lợi ích đều vì dân, mọi công việc đều do
dân. Người khẳng định, trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trên thế giới
8


khơng gì mạnh bằng sức mạnh đồn kết của nhân dân. Tư tưởng đề cao nhân dân, hết
lịng vì lợi ích nhân dân luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm niệm và coi như một

chân lý để hành động trong suốt cuộc đời mình.
Tư tưởng lớn đó được Người thể hiện ngay trong Phần I - NƯỚC TA LÀ NƯỚC
D N CHỦ, bởi những điều được Người diễn giải, biểu đạt ngắn gọn, súc tích đến mức
hiển nhiên:
"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra."
2.2. Tất cả lợi ích, quyền hạn đều vì dân và của dân
Người khái quát và khẳng định, ở nước ta:
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”
Xuất phát từ vị trí, vai trò của Nhân dân trong lịch sử: “Dân là quý nhất, là quan
trọng hơn hết”; “Dân là gốc của nước”, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân
dân”, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ của Nhân dân, tơn
trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vì Nhân dân tận tâm, tận lực phục vụ
là nguyên tắc tối cao, là sự nhất quán trong tư tưởng và hành động của Người. Nhà
nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. Nước ta là
nước dân chủ, vì tất cả quyền lực, chính sách… đều vì lợi ích của nhân dân, hướng tới
phục vụ dân; ngồi ra, Đảng và Chính phủ khơng có bất cứ một lợi ích nào khác. Bác
ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên “dân là chủ”, “mọi lợi ích
đều vì dân”; nhân dân mới thật sự là người làm chủ tối cao của chế độ mới.
9


Ngay từ năm 1941, trong Chương trình của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
(Việt Minh), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự liệu, chủ động “thiết kế” một chế độ dân chủ
cộng hòa cho Nhà nước ta ngay sau khi cách mạng do nhân dân tiến hành thành cơng.
Chương trình này hướng tới việc thực hiện mục tiêu dân chủ, xác định rõ quyền lợi và

trách nhiệm của nhân dân đối với vận mệnh của Tổ quốc. Và khi nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được thành lập, Người đã chủ trương xây dựng và ban hành Hiến pháp
mới để đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực thi quyền lực của nhân dân. Điều này
được thể hiện đặc biệt rõ nét trong Điều thứ nhất của Hiến pháp năm 1946 do chính
Người là Trưởng ban soạn thảo: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hịa. Tất
cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trị quyết định trên tất cả
các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên
quan đến lợi ích cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người
đứng đầu Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được
bảo vệ về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập…
trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ các tập thể, làm chủ
địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc. Người dân có quyền làm chủ
các đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội thơng qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như Hồ
Chí Minh nói: “Mọi quyền hạn đều của dân”. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các
cấp các ngành đều là “đầy tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn. Quan điểm
nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh là có bảo đảm và phát huy dân chủ ở trong Đảng
thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất
phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân.
2.3. Trách nhiệm của dân, công việc của dân
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân chúng ta đã
đứng lên khởi nghĩa và giành được chính quyền từ tay Thực dân và chế độ phong kiến
nhà Nguyễn. Ngày mùng 02 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
10


khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và kể từ đây, lịch sử nước ta bắt đầu
bước sang một trang mới. Đất nước ta bước vào giai đoạn xây dựng đất nước theo con
đường chủ nghĩa xã hội nhưng trong điều kiện vơ cùng khó khăn. Chính quyền nước ta

mới thành lập đang vô cùng non trẻ, nền kinh tế vốn đã bị kiệt quệ từ thời thực dân
xâm chiếm nay lại càng kiệt quệ, bên ngoài thực dân Pháp lại tiến hành tái xâm chiếm
đất nước, dân trí của người dân vơ cùng thấp, các hệ lụy của chính sách đồng hóa và
ngu dân của chế độ thực dân càng làm cho xã hội thêm rối ren. Trước tình hình đó, để
có thể thực hiện cơng cuộc xây dựng đất nước ta theo con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội thành cơng thì khơng thể chỉ dựa vào Đảng, vào chính quyền và phải phát huy được
sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, sức mạnh của tồn thể nhân dân Việt Nam.
Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh
rằng bất kỳ triều đại nào của Việt Nam nếu biết phát huy sức mạnh của nhân dân thì
triều đại đó có thể giữ ngun được độc lập chủ quyền của dân tộc cũng như giúp cho
triều đại đó phát triển thịnh vượng, triều đại nào khơng hợp lịng dân thì sớm muộn sẽ
suy tàn. Xác định được vai trò to lớn của nhân dân ta trong cơng cuộc dựng nước và
giữ nước, Đảng ta đã có những chính sách và đường lối vơ cùng sáng suốt, tận dụng tối
đa nguồn sức mạnh to lớn này vào công cuộc cách mạng ngay từ khi được thành lập.
Khi khi thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Hà Nội, trong lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, Bác Hồ đã kêu gọi rằng: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già , người trẻ
không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, khơng
có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp để
cứu nước” để kêu gọi toàn dân chống thực dân Pháp. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để rồi “Chín năm làm một Điện
Biên - Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, lại một lần nữa những người dân Việt Nam nhỏ
nhắn, da vàng lại khiến cho cả thế giới phải trầm trồ ngưỡng mộ. Nước ta bước vào
thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc cũng như tiến hành giải phóng dân tộc
ở Miền Nam, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện sức người sức của cho miền Nam
11


kháng chiến thống nhất đất nước. Những đô la, những B-52, những phương tiện, cỗ

máy chiến tranh khổng lồ của một siêu cường một lần nữa lại bị thất bại trước sức
mạnh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cho đến nay, câu nói “Cơng việc đổi mới, xây dựng là của nhân dân” của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vẫn cịn ngun giá trị ban đầu của nó. Câu nói vừa nhấn mạnh về vị
trí, vai trị của nhân dân cũng như thể hiện được quyền lợi, lợi ích cũng như trách
nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của mỗi người dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng
đất nước. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước không phải được thực hiện bởi một
vài cá nhân hay tổ chức nào mà nó phải được chung sức bởi toàn thể nhân dân Việt
Nam. Đồng thời cũng thể hiện được tính tự cường của dân tộc Việt Nam, số vận của
đất nước Việt Nam phải để chính người dân Việt Nam thực hiện.
Ngày nay, trong cuộc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tuy có nhiều thuận lợi
nhưng cũng tiềm ẩn vô cùng nhiều nguy cơ thách thức. Do đó việc vận dụng sức mạnh
của nhân dân để thực hiện công cuộc xây dựng đất nước là vơ cùng quan trọng, là yếu
tố sống cịn đối với các mạng Việt Nam. Do đó phải phát huy tối đa quyền và trách
nhiệm của nhân dân trong xây dựng và phát triển xã hội về mọi mặt từ chính trị, xã hội,
văn hóa, kinh tế đến an ninh quốc phịng.
2.4. Tất cả Chính quyền, đồn thể các cấp đều do dân
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế
nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: “Chính
quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã
do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm
chủ…Nhân dân là ơng chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình
thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”. Xã hội nào đảm bảo cho điều đó được thực
thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên
không bao giờ được quên “dân là chủ”, “mọi quyền hành đều ở nơi dân”, nhân dân
12



thực sự là ông chủ tối cao của chế độ mới. Người viết: “chính quyền dân chủ có nghĩa
là chính quyền do người dân làm chủ”. Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,
vì dân là chủ, “nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói”.
“Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân”. Nhà nước ta là nhà nước
của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình
thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của tồn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ nhà nước
không phải là nơi để “thăng quan, phát tài”, chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc.
Sau khi nước nhà giành độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách
mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người yêu cầu tổ chức càng sớm càng tốt cuộc
Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Nhà nước do dân tức là dân phải tham
gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội nước ta tuy ở vị trí cao nhất song không phải
là cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận
mệnh của quốc gia, thì sẽ được đưa ra tồn dân phúc quyết. Nhà nước vì dân, tức nhà
nước ta ngồi lợi ích phục vụ dân chúng khơng có lợi ích nào khác, đó là bản chất giai
cấp cơng nhân của Nhà nước ta.
Minh chứng sống động cho đánh giá trên của Đảng là nguyên tắc hiến định về
thực hành, phát huy dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013: “Nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6)...
Quyền dân chủ của nhân dân còn được ghi nhận tại Chương II Hiến pháp năm 2013,
cũng như trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, như: Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, Luật trưng cầu dân ý, Luật đất đai, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ
luật tố tụng dân sự, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức
Chính quyền địa phương, Luật tiếp cận thơng tin, Luật báo chí, Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm y tế…
3. Giá trị/ý nghĩa của luận điểm
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
coi trọng đến cơng tác dân vận. Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Người đã khẳng
13



định công tác dân vận là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến sự thành
bại của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận được hình thành từ tình
thương yêu nhân dân, thương yêu con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân
dân, hết lịng phục vụ nhân dân, đó là hệ thống những quan điểm, phương thức dân vận
được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người. Tuy tác phẩm
Dân vận chỉ có 573 từ, nhưng hàm chứa nhiều nội dung công việc thiết thực và cấp
bách với những chỉ dẫn quý báu về cách thức tiến hành công tác dân vận; không những
chỉ ra quan niệm về dân vận, mà còn nêu lên những quan điểm chỉ đạo công tác dân
vận, phương thức dân vận và lực lượng làm dân vận rất cụ thể, dễ hiểu, dễ làm. Bài báo
là sự kết tinh được thể hiện một cách tồn diện, hồn chỉnh, cơ đọng, khúc chiết, dễ
hiểu, dễ nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề căn cốt nhất trong công tác dân
vận của Đảng, như mối quan hệ giữa dân chủ và dân vận; quan điểm, nguyên tắc tiến
hành công tác dân vận; trách nhiệm vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị;
phương pháp vận động quần chúng và những phẩm chất cần có đối với cán bộ dân vận.
Đã 70 năm trôi qua, tư tưởng “Dân là chủ và dân làm chủ” của Người vẫn còn nguyên
giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3.1. Giá trị lý luận
Ra đi với khát vọng dân chủ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, trong hành trình tìm
đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều nước, tìm hiểu nhiều cuộc cách
mạng, đối chiếu so sánh các chế độ (dân chủ tư sản, chế độ xã hội chủ nghĩa với chế độ
nô lệ thuộc địa) và tìm hiểu nội dung, bản chất của các trào lưu tư tưởng (dân chủ tư
sản, chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa Mác-Lênin...).
Người nhận thấy tư tưởng nho giáo, phật giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu,
phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ...nhưng cũng
chứa đựng nhiều yếu tố tích cực đó là lý tưởng về một "thế giới đại đồng", triết lí nhân
sinh: tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo... Hồ Chí Minh lựa chọn những yếu tố
tích cực, phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người cho rằng những điều hay
trong đó thì chúng ta nên học.
14



Đối với tư tưởng dân chủ tư sản, Người nhận thấy đã đạt được một sự tiến bộ lớn
trong lịch sử nhân loại là ủng hộ các quyền tự do của công dân, phê phán quan hệ đẳng
cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, tán thành sự bình đẳng của con người bất luận
nguồn gốc xuất thân...và đã thực hiện được cuộc cách mạng tư sản đánh đổ chế độ
phong kiến vươn lên tự do. Tuy nhiên Người cũng sớm nhận ra mặt hạn chế của tư
tưởng dân chủ tư sản. Đằng sau những lời hoa mỹ về "quyền bình đẳng, quyền sống,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc " của Tuyên ngôn độc lập 1776 là sự bất bình
đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao sự tàn bạo bất công khác, nhất là
đối với người da đen. Người đã vạch trần tính chất giả dối đó bằng một loạt các bài
viết như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Cơng cuộc khai hóa giết người, Đường Cách
mệnh, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp... Người coi cuộc cách mạng
tư sản Pháp và Mỹ là "những cuộc cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân
chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa" và chính
quyền vẫn ở trong tay một số ít người. Từ đó, Hồ Chí Minh đi tới kết luận: "Chúng ta
đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi
hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc".
Với chủ nghĩa Mác Lênin, Người nhận thấy rằng đây là chủ nghĩa khoa học nhất,
chân chính nhất và cách mạng nhất. Theo chủ nghĩa Mác Lênin, dân chủ chỉ được thực
hiện đầy đủ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội mà thực chất là sự tham gia ngày
càng rộng rãi và bình đẳng, thiết thực của nhân dân vào công việc quản lý của nhà
nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với công bằng
xã hội, chống áp bức bất cơng. Nó được thực hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và được thể chế hóa bằng pháp luật cũng như được
pháp luật bảo đảm[9]. Đặc biệt, Cách mạng Tháng 10 Nga (1917) đã mang lại cho
nước Nga một nền dân chủ chân chính, dân chủ thực sự cho toàn thể nhân dân lao
động. Được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm trên thực tế, Hồ Chí Minh cho rằng:
"Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi,

nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do
15


và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam". Hồ Chí
Minh đã tiếp thu triệt để tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác Lênin thông qua lý luận
khoa học của các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản và thông qua cả sự trải nghiệm của
bản thân trong những năm sống trên tổ quốc của Cách mạng tháng Mười từ đó Người
đã đưa ra những quan điểm về dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ nghĩa là "dân là
chủ" và "dân làm chủ nhà nước".
Có thể nói, đây là "Tun ngơn" về quyền lực chính trị và bản chất của chế độ
chính trị dân chủ nhân dân của nước ta. Đây là quan điểm hết sức quan trọng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Người đã khẳng định bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà
đỉnh cao của nền dân chủ. Sau cách mạng Tháng Tám, với việc thiết lập nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, nhân dân ta đã từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
Người phản ánh sự đổi đời ấy trong một phạm trù hết sức chính xác: "làm chủ" và
"người chủ". Thơng qua đó, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến tính chủ động của
nhân dân lao động trong việc quyết định vận mệnh của mình. Đồng thời, Người đánh
giá cao vai trò của dân chủ, vai trò của nhân dân, rằng đó là chìa khóa vạn năng để giải
quyết các khó khăn trên con đường phát triển, "khó mười lần khơng dân cũng chịu khó
trăm lần dân liệu cũng xong".
Hồ Chí Minh cho rằng dân chủ gắn với lợi ích. Làm chủ là để thực hiện lợi ích
của mình. Người dạy rằng: nước ta là nước dân chủ, mọi công việc đều vì lợi ích của
dân mà làm. Dân chủ tách rời lợi ích là dân chủ hình thức. Nhân dân có nhiều lợi ích:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Dân chủ phải gắn với quyền hạn. Mọi người dân đều
có quyền làm, quyền nói. Khơng quy định rõ quyền của người dân thì khơng thể nói gì
đến dân chủ. Có quyền hạn thì người dân mới có điều kiện thực hiện lợi ích của mình.
Về chính trị, dân phải có quyền bầu cử, ứng cử, bãi miễn...Về kinh tế, phải có quyền
"làm chủ tư liệu sản xuất" từ đó có quyền "làm chủ việc quản lý kinh tế", "làm chủ việc
phân phối sản phẩm"...Về văn hóa, phải có quyền được tự do học tập, …

Tuy nhiên, quyền phải đi đơi với nghĩa vụ. Theo Hồ Chí Minh, ngày nay tất cả
mọi người đều phải nhận rõ mình là người chủ nước nhà. Đã có quyền hạn làm chủ thì
16


phải làm trọn nghĩa vụ của người chủ. Đó là nghĩa vụ xây dựng nước nhà, nghĩa vụ bảo
vệ Tổ quốc và tuân theo pháp luật...Quyền hạn đi đôi với nghĩa vụ thì dân chủ phải đi
đơi với kỷ luật. Sống trong một xã hội dân chủ ai cũng phải tuân theo những quy tắc
chung của xã hội được xây dựng nên một cách dân chủ. Xã hội dân chủ là một xã hội
có trật tự kỷ cương đảm bảo cho mọi người cùng có quyền tự do, dân chủ như nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng dân chủ khơng chỉ là của dân, vì dân mà cịn phải do dân.
Người nói dân chủ là dựa vào lực lượng của quần chúng, đi đường lối của quần chúng,
bởi vì: "quyền hành và lực lượng đề ở nơi dân". Người luôn nhắc nhở cán bộ phải biết
phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng để giải quyết mọi vấn đề của thực tiễn
cách mạng.
Dưới ánh sáng Chủ nghĩa Mác Lênin, Người tiến thêm một bước triệt để hơn
trong quan điểm dân chủ của mình: gắn dân chủ với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Người cho rằng chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc;
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách
mạng thế giới. Bởi vì chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi
người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết,
ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh
phúc.
“Dân vận” - Kết tinh dịng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và công tác vận động quần chúng của Đảng
Tư tưởng trọng dân, ln đặt nhân dân ở vị trí trung tâm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trước hết khởi nguồn từ lịng u nước thương nịi, từ những trải nghiệm của
chính Người trong những năm tháng cần lao vô sản, từ niềm tự hào, kế thừa và phát
triển truyền thống quý báu về tập hợp sức mạnh quần chúng nhân dân được hun đúc
qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, kết hợp với sự vận dụng

sáng tạo giá trị lý luận thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác vận động quần
chúng. Một chữ “dân” được Người sử dụng gắn với sự nhấn mạnh “vì dân”, “của dân”,
“do dân cử ra”, “do dân tổ chức nên” hàm chứa giá trị biểu đạt rất phong phú về quốc
17


dân đồng bào, về nòi giống Rồng Tiên, về dân tộc Việt Nam, các giai tầng xã hội, các
thế hệ, các giới, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cộng đồng... Dân chính là tập hợp lực
lượng cách mạng của những người chung lòng yêu nước, cùng gánh vác sứ mệnh xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để tập hợp được sức mạnh to lớn này, Hồ Chí Minh ln trân trọng đặt nhân dân
vào vị trí của người làm chủ, là người vừa có lợi ích, vừa có trách nhiệm đối với sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đổi mới, xây dựng đất nước. Động lực thúc đẩy phong
trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hịa các lợi ích,
quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân.
Bởi vậy, công tác dân vận được đặt ở tầm nhiệm vụ chiến lược, phải được mọi
cán bộ chính quyền và đồn thể tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, mọi địa
bàn, hướng tới mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp, củng cố, khơi lên nguồn sức mạnh toàn
dân bằng các phong trào cách mạng thiết thực để quần chúng nhân dân có được ý thức
làm chủ và có điều kiện làm chủ thực sự. Cơng tác dân vận chính là mạch nối duy trì
mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân để có đồng thuận thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
Từ mối quan hệ khăng khít giữa dân chủ và dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
định nghĩa sáng tỏ về cơng tác dân vận “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi
một người dân khơng để sót một người dân nào, góp thành lực lượng tồn dân, để thực
hành những cơng việc nên làm, những cơng việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”,
đồng thời khẳng định: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì
cũng thành cơng”. Đây chính là cốt lõi tư tưởng đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, chân
thành, triệt để của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là sự nhấn mạnh về tầm quan trọng
chiến lược của công tác dân vận trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

tộc và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đi đôi với mục tiêu thực hành dân chủ, để
bảo đảm sự nghiệp cách mạng không lơi lỏng, không xa rời bản chất “của dân, do dân,
vì dân”, Người cũng đặt nền móng cho việc định hình phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua việc chỉ rõ những việc nên làm, đó là: Trước
18


nhất phải giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng về lợi ích và nhiệm vụ của họ
để họ hăng hái làm cho kỳ được; thứ hai là bất kỳ việc gì cũng phải bàn bạc, hỏi ý kiến
và kinh nghiệm của dân, cùng dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phương; thứ ba là động viên và tổ chức toàn dân thi hành, đồng hành theo dõi, giúp đỡ,
đơn đốc, khuyến khích dân; thứ tư, khi thi hành xong phải cùng dân kiểm thảo lại cơng
việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Đây chính là nền tảng tư tưởng cho
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Đảng ta quán triệt, vận
dụng, phát triển ngày càng sâu sắc trong quá trình vận hành cơ chế “Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Những quan điểm dân chủ của Người vừa sâu sắc, vừa toàn diện liên quan tới
mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội. Những quan điểm này nhất quán, xuyên suốt từ
những năm 1919-1969 và được thể chế hố thơng qua các chính sách trong các hoạt
động lãnh đạo cách mạng của Người. Hồ Chí Minh đã nêu cao tấm gương sáng trong
việc thực hành dân chủ. Khát vọng tìm đường cứu nước đem lại độc lập tự do cho dân
tộc, dân chủ cho nhân dân của Người đã được thực hiện.
3.2. Giá trị thực tiễn
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế
nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu
lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân. Chính
quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã
do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nhà nước ta

là nhà nước của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là công cụ của nhân
dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung
chứ nhà nước không phải là nơi để “thăng quan, phát tài”, chia nhau quyền lực, lợi ích
và bổng lộc.

19


Sau khi nước nhà giành độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách
mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người yêu cầu tổ chức càng sớm càng tốt cuộc
Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Nhà nước do dân tức là dân phải tham
gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội nước ta tuy ở vị trí cao nhất song khơng phải
là cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận
mệnh của quốc gia, thì sẽ được đưa ra tồn dân phúc quyết. Nhà nước do dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo việc, thông qua các mối quan hệ trong xã hội,
qua các đồn thể, chứ khơng phải nhà nước bao cấp, lo thay dân, làm cho dân thụ động,
ỷ lại, chờ đợi. Nhà nước vì dân, tức nhà nước ta ngồi lợi ích phục vụ dân chúng khơng
có lợi ích nào khác, đó là bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta. Người yêu cầu
mọi việc làm của Nhà nước phải thể hiện rõ bản chất đó: “Việc gì lợi cho dân, ta phải
hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Người nhắc nhở chính quyền
các cấp phải tránh cho được các lầm lỗi, khuyết điểm, những thói hư tật xấu, những
chứng bệnh vốn dễ tập nhiễm trong các cơ quan quyền lực nhà nước như: cậy thế, hủ
hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo…
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định của nhà
nước từ trung ương đến địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của dân. Mọi cán bộ
nhà nước đều vì dân, hết lịng hết sức phục vụ nhân dân, thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư. Một nhà nước vì dân phải đảm bảo cho dân có được cuộc sống
ấm no, hạnh phúc. Người đã chỉ ra một cách rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng,
Nhà nước đối với nhân dân. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét,
Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Nhà nước vì dân

khơng chỉ biết làm lợi cho dân mà cịn phải kính dân. Người nhắc nhở, chúng ta phải
u dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta; đồng thời phải làm cho nhân dân hiểu rõ:
“Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân, giữ
đúng đạo đức cơng dân”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là một nhà
nước pháp quyền có hiệu lực mạnh, được quản lý bằng pháp luật và phải làm cho pháp
luật có hiệu lực trong thực tế. Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phải
20


ln đi đơi với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ mới bảo đảm cho chính quyền trở nên
mạnh mẽ. Khơng thể có dân chủ ngồi pháp luật, pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi
quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật,
ngược lại hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân
được tôn trọng trong thực tế. Xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo
việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa chuyên chính với dân chủ:
“chế độ nào cũng có chun chính, vấn đề là ai chun chính với ai?... Như cái hịm
đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa… Dân chủ là của quý báu nhất
của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phịng kẻ phá hoại… Thế thì dân
chủ cũng cần phải có chun chính để giữ gìn lấy dân chủ”
Người ln xác định, dân chủ là động lực của tiến bộ xã hội, của phát triển. Nền
dân chủ mà chúng ta đang ra sức xây dựng là nền dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân,
gắn với công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển và từng chính sách phát
triển. Bác Hồ đã từng nói: lãnh đạo một nước mà để cho dân mình lạc hậu, bị thiệt thòi
trong hưởng hạnh phúc con người cũng là mất dân chủ. Làm chủ là quyền thiêng liêng
của nhân dân không ai có thể xâm phạm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là làm sao
cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Phát
huy dân chủ là phát huy tài dân, muốn vậy, thì phải “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học

dân và có trách nhiệm với dân”. Theo Bác: “Khơng học hỏi dân thì khơng lãnh đạo
được dân. Có biết làm học trị dân, mới biết làm thầy học dân”.
Trọng dân, tin dân, học dân, tổ chức và giáo dục để phát huy sức mạnh của dân là
điều nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Người khẳng định: tin vào dân chúng, đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận
và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân
chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi làm bất cứ việc gì, Đảng và chính quyền cũng phải
bàn bạc với nhân dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của họ, cùng với họ đặt kế hoạch cho
21


phù hợp với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức họ thi hành. Trong lúc thi
hành lại phải theo dõi, giúp đỡ, đơn đốc, khuyến khích nhân dân; thi hành xong phải
cùng với họ kiểm thảo lại cơng việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Q trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước tạo được cơ
sở kinh tế, chính trị, xã hội của nền dân chủ XHCN; quyền lực xã hội của nhân dân
được xác định trong Hiến pháp và pháp luật; nhu cầu dân chủ của nhân dân ngày càng
phát triển; ý thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân ngày càng được nâng
cao...
4. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
4.1. Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong việc củng cố mối
quan hệ nhà nước và nhân dân ở Việt Nam
Trong gần 35 năm đổi mới, tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục
được vận dụng sáng tạo để củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trong bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vấn đề thực hành dân chủ, tăng cường mối quan
hệ giữa Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt
được một số kết quả quan trọng.
Thứ nhất, thể chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, bảo đảm sự gắn bó mật

thiết giữa Nhà nước với nhân dân từng bước được tiến hành một cách đồng bộ, toàn
diện.
Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Theo đó, nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua
Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước. Hiến pháp
năm 2013 đã chế định hóa đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, đồng thời chế định thêm một số quyền mới như: Quyền sống (Điều 19); các
22


quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ
hưởng lợi ích từ hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn
hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác
định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền
được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không bị trục xuất, giao nộp
cho nhà nước khác (Khoản 2, Điều 17). Với tư cách là một bộ phận cấu thành nên bộ
máy quyền lực nhà nước, Quốc hội, đại biểu Quốc hội trở thành cầu nối gắn kết chặt
chẽ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Do đó, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
“Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị
bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước” (Khoản 1, Điều 79). Bảo đảm sự tham gia
của nhân dân vào công việc quản lý của Nhà nước không chỉ được khẳng định trong
Hiến pháp mà cịn được cụ thể hóa trong các luật.
Chính phủ với tư cách là cơ quan “thực hiện quyền hành pháp”, cơ quan hành
chính cao nhất và là cơ quan chấp hành của Quốc hội đã chú trọng đề cao tính dân chủ
và tính pháp quyền trong điều hành, hướng đến xây dựng nền hành chính thống nhất,
thơng suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trong gần 35 năm đổi
mới, Chính phủ tập trung đổi mới, cải cách thể chế, bộ máy, công chức và tài chính

cơng theo hướng dân chủ, khoa học, hiện đại, chun nghiệp. Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 đã được
tiến hành nhằm xây dựng một nền hành chính chun nghiệp, hiện đại, văn minh. Theo
đó, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành; đồng thời, Chính phủ
từng bước đổi mới phương thức hoạt động, chuyển từ cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh,
cơ chế xin - cho sang quản lý bằng pháp luật, đề cao trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Thứ hai, sự tham gia của nhân dân vào đời sống chính trị và quản lý nhà nước
ngày càng gia tăng.
Trên cơ sở triển khai thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức vận động nhân dân
23


×