Tải bản đầy đủ (.docx) (242 trang)

(Luận án tiến sĩ) kinh tế nông nghiệp thành phố hồ chí minh trong 30 năm đổi mới (1986 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.53 MB, 242 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHÙNG THẾ ANH

KINH TẾ NƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2015)

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng

2. TS. Nguyễn Việt Hùng

HUẾ - 2022


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của bản thân và sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của q thầy cơ giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè. Vì thế, tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-

Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng (Trường Đại học

Khoa học, Đại học Huế) và TS. Nguyễn Việt Hùng (Học viện Cán bộ Thành phố Hồ
Chí Minh). Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết của các thầy giáo về mặt khoa học, định


hướng nghiên cứu đã giúp cho tơi hồn thành luận án và trưởng thành hơn rất nhiều
trong nghiên cứu khoa học.
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học và khoa Lịch sử, trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường.
-

Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ viên chức khoa Lý luận chính trị, trường Đại

học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn hỗ trợ, động viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình cơng tác và thực hiện luận án.
-

Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các sở ban

ngành, các quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, các nhân chứng,… vì sự hỗ trợ
tận tình trong thời gian thực hiện luận án.
- Quý thầy cô trong các tiểu ban bảo vệ chuyên đề, seminar ở Bộ môn, Hội
đồng
đánh giá luận án cấp cơ sở, cán bộ phản biện độc lập và Hội đồng đánh giá luận cấp
Đại học Huế đã dành nhiều thời gian, cơng sức nhận xét, góp ý để tơi tiếp thu hồn
thành luận án.
-

Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, vợ và các con, bạn bè thân

hữu đã hết lòng ủng hộ, quan tâm, chia sẻ, động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá
trình thực hiện luận án.
Xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành của tôi. Xin khắc ghi và
biết ơn sâu sắc về tất cả!
Tác giả luận án

Phùng Thế Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Những
trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng; những đánh giá, nhận
định, kết luận khoa học do bản thân tôi đúc kết dựa trên những nguồn tài liệu xác thực.
Tác giả luận án

Phùng Thế Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .....................................................
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................
4. NGUỒN TÀI LIỆU ..............................................................................................
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .....................................................................
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN .................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................
1.1.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................
1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp của thế giới
và Việt Nam ......................................................................................................
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về kinh tế nơng nghiệp ở Thành phố Hồ

Chí Minh ...........................................................................................................
1.3. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................
1.3.1. Các kết quả đạt được ..............................................................................
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ...................................................
CHƯƠNG 2: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 1986 - 2000 .......................................................................................................
2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và lịch sử Thành
phố Hồ Chí Minh ..............................................................................................
2.1.2. Tình hình kinh tế nơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới
(1975 - 1985) ....................................................................................................


2.1.3. Quan điểm, chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông
nghiệp........................................................................................................................................... 44
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ NƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH GIAI ĐOẠN 1986 - 2000.............................................................................................. 51
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển nơng
nghiệp........................................................................................................................................... 51
2.2.2. Xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm (1986 - 1990).............54
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
có giá trị cao, từng bước hình thành nền nơng nghiệp đơ thị (1991 - 2000)....58
CHƯƠNG 3: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 2001 - 2015................................................................................................................................. 72
3.1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................................... 72
3.2. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH


TẾ NÔNG NGHIỆP, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ, NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO........................................................................................................................ 77
3.3. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001 - 2015.............................................. 85
3.3.1. Sự tăng trưởng của kinh tế nông nghiệp............................................................ 85
3.3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..................................................... 89
3.3.3. Xây dựng nông thôn mới....................................................................................... 100
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA......................................... 105
4.1. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ........................................................................................ 105
4.1.1. Thành tựu.................................................................................................................... 105
4.1.2. Hạn chế........................................................................................................................ 111
4.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ................................................................................................ 117
4.2.1. Đặc điểm...................................................................................................................... 117
4.2.2. Vai trò............................................................................................................................ 122
4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA........................................................................................... 128
4.3.1. Chính sách đất đai và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.....................129
4.3.2. Tăng cường vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp............................................ 130
4.3.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.............................. 131


4.3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.......131
4.3.5. Phát triển sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ nông sản.................132
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 140
PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp
-

Nông nghiệp: Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Hồng Phê chủ biên:

nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng
trọt và sản phẩm chăn nuôi [92, tr. 740].
Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt
và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ
yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho cơng nghiệp. Ngành
nơng nghiệp theo nghĩa hẹp gồm có hai tiểu ngành là trồng trọt và chăn nuôi; theo
nghĩa rộng, ngành nơng nghiệp gồm có các ngành là nơng nghiệp (gồm trồng trọt và
chăn nuôi), lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản
xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn các nhu cầu về vui
chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh, sân goft).
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp (theo nghĩa
hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp thực
phẩm nhiều chất đạm như thịt, trứng, sữa; cung cấp da, len, lơng; sản phẩm phụ của
chăn ni dùng làm phân bón; đại gia súc làm sức kéo.
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác,
vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác dụng
phịng hộ nhiều mặt của rừng. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và ni trồng thủy sản. Đánh bắt là hoạt động có từ
lâu đời của con người nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thơng qua các hình thức đánh
bắt cá và các sinh vật thủy sản khác. Nuôi trồng thủy sản là hình thức canh tác thủy sản có
kiểm sốt, trong đó ni cá là hình thức cơ bản của ni trồng thủy sản [113, tr. 24-25].
-


Kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp là các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa

bàn nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tạo ra

8


các sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân, làm nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và làm nguồn hàng xuất khẩu mang lại giá trị.

Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, là ngành
sản xuất vật chất đặc biệt quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia, bao gồm toàn
bộ các yếu tố vật chất cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nghiên cứu các mối quan hệ
giữa người với người trong phạm vi nông nghiệp; đồng thời cũng nghiên cứu những
nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự
nhiên, kinh tế và xã hội mang lại. Kinh tế nông nghiệp nghiên cứu các quan hệ kinh tế,
quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại của lực lượng sản xuất và sự phát triển của
kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nơng nghiệp. Chính đây là tiền đề vật chất của sự đổi mới các
quan hệ kinh tế, nhằm nâng cao không ngừng năng suất, chất lượng và hiệu quả của
sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
1.1.1.2. Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao
-

Nông nghiệp đô thị: Các nhà nghiên cứu thường dùng thuật ngữ “nông nghiệp

đô thị” (Urban Argiculture) để gọi chung cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
trên các vùng đất và diện tích mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong khu vực nội đô, vùng
ven đô thị và vùng ngoại ô. Sự phát triển của quá trình đơ thị hóa ở các đơ thị đã dẫn

đến sự hình thành và phát triển nền nơng nghiệp mới - nông nghiệp đô thị.
Nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận
đơ thị, có chức năng trồng trọt, chăn ni, chế biến và phân phối các loại thực phẩm,
lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản
phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị
các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và
nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp
và thủy sản [115].
Nông nghiệp đô thị khác biệt với nơng nghiệp nơng thơn ở chỗ đó là sự hịa nhập
của nơng nghiệp vào hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế đô thị. Các mối liên kết đó bao
gồm việc sử dụng các cư dân đơ thị như lao động phổ thông, sử dụng các nguồn lực đô thị
đặc trưng như rác thải hữu cơ làm phân bón và nước thải đơ thị làm tưới tiêu. Các mối liên
kết trực tiếp tới sự tiêu dùng đô thị, tác động trực tiếp lên sinh thái đô thị và sự sống cịn
của hệ thống thực phẩm đơ thị. Sự cạnh tranh về đất và các chức năng đô thị khác, đang bị
tác động bởi các quy hoạch đô thị và chính sách đơ thị [103, tr. 16].
9


-

Nông nghiệp công nghệ cao: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp

được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng
nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng
tin, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni
có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và
phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ [21, tr. 6].
Mục tiêu của nông nghiệp công nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất
nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả
kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại để đảm

bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất
lượng cao, bảo vệ môi trường; đồng thời, nông nghiệp công nghệ cao giúp người nông
dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời
tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nơng sản.
Như vậy, có thể thấy rằng nơng nghiệp cơng nghệ cao là một thuộc tính của
nơng nghiệp hiện đại; nơng nghiệp đơ thị trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay là nơng nghiệp cơng nghệ cao.
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu
Trong luận án này, “Kinh tế nông nghiệp TPHCM trong 30 năm đổi mới (1986 2015)”, chúng tôi sẽ nghiên cứu nông nghiệp đô thị của TPHCM theo hướng tiếp cận
một loại hình kinh tế ở một đô thị lớn. Chúng tôi tiếp cận nông nghiệp theo nghĩa rộng,
gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và ngư nghiệp. Cách tiếp cận
nghiên cứu ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng sẽ phù hợp với chính sách phát triển
nơng nghiệp của Việt Nam hiện nay. Ở một thành phố lớn nhất cả nước về kinh tế, với
những thuộc tính của kinh tế nơng nghiệp như trên, chúng tơi tiếp cận theo hướng: Đó
là nền nơng nghiệp đơ thị, nơng nghiệp có sử dụng cơng nghệ ngày càng cao phù hợp
với xu thế hiện đại hóa.
Với một đơ thị lớn và đang trong q trình đơ thị hóa diễn ra ngày càng nhanh và
mạnh mẽ như TPHCM, kinh tế nông nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức
để duy trì tốc độ tăng trưởng và gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP
của Thành phố, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chịu ảnh hưởng từ
những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực
phẩm ngày càng lớn... Do đó, phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao được coi là một trong
những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp đô thị. Ưu
điểm của nông nghiệp đô thị là diện tích sản xuất nhỏ, phù hợp với điều kiện

10


ở thành thị; để phát triển nông nghiệp đô thị phải gắn liền với khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại nhằm mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng giá trị cho kinh tế nông

nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ sẽ giải quyết được các thách thức trong phát
triển nông nghiệp bằng các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ nhà kính, cơng nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật (IoT),… giúp
sản xuất nơng nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất
lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông
dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời
tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nơng sản.
1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp của thế
giới và Việt Nam
1.2.1.1. Các kết quả nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp thế giới của các tác giả
cơng bố ở nước ngồi
Tác giả Kuznets S. (1959) trong cuốn The Comparative study of Economics
Growth and Structure (Nghiên cứu so sánh về cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế)
[151] và Johnston B. F. Kilby P. (1975) trong cuốn Agriculture and Structural
Transformation, Economic Strategies in Late-Developing Countries (Nông nghiệp và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chiến lược kinh tế ở những nước đang phát triển) [150]
đã đề cập đến vấn đề về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp

ở các nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình này đã chỉ ra mối
quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp với sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững.
Tác giả Richard R. Harwood (1990) trong cuốn History of Sustainable Agriculture
and Sustainable Agricultural System (Lịch sử nông nghiệp bền vững và hệ thống nông
nghiệp bền vững) [157]; Jenroen (1996) trong cuốn Ecological Economics and
Sustainable Development: Theory, Method and Application (Kinh tế học sinh thái và phát
triển bền vững: Lý thuyết, phương pháp và ứng dụng) [149]; Laurent E. Powers và Robert
McSorley (1998) trong cuốn Ecological Principles of Agriculture (Các nguyên lý sinh thái
trong nông nghiệp) [152] đã đề cập đến lý thuyết sinh thái trong nông nghiệp và vấn đề

phát triển bền vững nông nghiệp. Các tác giả đều cùng khẳng định rằng việc thay thế các
phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống bằng phương

11


thức sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững để bảo vệ môi trường là xu
thế khách quan trong q trình phát triển nơng nghiệp của con người.
Các tác giả Smith J., Ratta A. và Nase J. (1996) trong bài viết “Urban
Agriculture: Food, Jobs and Sustainable Cities” (Nông nghiệp đô thị: Lương thực, Việc
làm và Các đô thị bền vững) [159]; Mougeot .J. A. (1999) trong bài viết “Urban
agriculture: definition, presence, potentials and risks” (Nông nghiệp đô thị: định nghĩa,
sự hiện diện, những tiềm năng và những rủi ro) [154]; FAO (2001) trong báo cáo The
Special Programme for Food Security: Urban and Periurban Agriculture (Chương
trình đặc biệt về an ninh lương thực: Nông nghiệp đô thị và ven đô) [147] đã đề cập
đến vấn đề phát triển nông nghiệp đơ thị, trong đó đã làm rõ về khái niệm, đặc điểm,
vai trò, tiềm năng và những rủi ro, thách thức trong phát triển nông nghiệp đô thị.
Năm 2000, tác giả Rachel Nugent với bài viết “The Impact of Urban Agriculture
on the Household and Local Economies” (Ảnh hưởng của nơng nghiệp đơ thị đối với
các hộ gia đình và các nền kinh tế địa phương) [156] đã trình bày kết quả nghiên cứu
về ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đối với hộ gia đình ở 17 thành phố lớn trên thế
giới, trong đó có TPHCM và khẳng định việc xây dựng các chính sách để phát triển
nơng nghiệp đô thị ở các thành phố lớn là vấn đề khả thi; sự phát triển của nông nghiệp
đô thị sẽ tạo ra các tác động đến môi trường, các mối quan hệ xã hội, hành vi kinh tế
và văn hóa của hộ gia đình. Các hộ gia đình ở thành thị sẽ coi nông nghiệp là một
trong các lựa chọn để có thể bổ sung thu nhập, cung cấp thực phẩm cho thị trường, giải
quyết việc làm, bảo đảm sinh kế và tránh được các rủi ro về kinh tế. Kết quả nghiên
cứu này giúp chúng tôi hiểu được ảnh hưởng và mối quan hệ trong phát triển nông
nghiệp đô thị với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của cư dân đô thị.
Năm 2007, FAO trong nghiên cứu “Profitability and sustainability of urban and periurban agriculture” (Lợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp đô thị và ven đô) [148] đã

khẳng định đặc điểm của nông nghiệp đô thị là việc trồng trọt và chăn nuôi để sản xuất lương
thực, thực phẩm và các mục đích sử dụng khác ở trong và xung quanh các đô thị; nông nghiệp
đô thị là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế, xã hội và sinh thái đô thị.

Các tác giả Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Pham Van Hung (2006) trong
cuốn Agricultural Development and Land policy in Vietnam (Phát triển nông nghiệp và
Chính sách đất đai ở Việt Nam) [158] đã nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng linh
hoạt đất nông nghiệp ở Việt Nam, đồng thời khẳng định chính sách phân loại đất theo mục
đích sử dụng và mức hạn điền có thể khơng khuyến khích việc sử dụng

12


đất linh hoạt, vì làm hạn chế khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
và hạn chế việc tích tụ ruộng đất của người nơng dân.
Năm 2009, tác giả Mark Redwood trong cuốn Agriculture in Urban Planning:
Generating Livelihoods and Food Security (Quy hoạch nông nghiệp trong đô thị: Tạo
sinh kế và an ninh lương thực) [153] đã chỉ ra rằng sự phát triển của q trình đơ thị hóa ở
các đơ thị sẽ khơng ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp đô thị, nông nghiệp đô thị sẽ phát
triển cùng với sự phát triển của các đô thị; nông nghiệp đô thị không phải là sự thay thế
hay bù đắp cho nông nghiệp nông thôn, mà nông nghiệp đô thị được coi như một sinh kế
giúp tăng cường an ninh lương thực, tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cho cư dân đô thị.

Năm 2015, OECD trong nghiên cứu Agricultural Policies in Vietnam 2015 (Các
chính sách nơng nghiệp của Việt Nam năm 2015) [155] đã khẳng định các ưu tiên của
chính sách nơng nghiệp Việt Nam là nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản
phẩm, nâng cao thu nhập của nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực
của ngành nông nghiệp để hội nhập với các thị trường quốc tế...
1.2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp Việt Nam của các tác
giả công bố ở trong nước

-

Các công trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới tư duy và chính sách phát triển

nơng nghiệp
Tác giả Trần Thị Thu Lương trong cuốn sách “Chế độ sở hữu và canh tác ruộng
đất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX” (1994) [82] dựa chủ yếu vào nguồn địa bạ 1836 đã
giúp người đọc hiểu thêm về những đặc điểm kinh tế - xã hội Nam Bộ - một vùng đồng
bằng mang tính đa dạng về sinh thái và có nhiều thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế trong và
ngoài nước, lại có chế độ sở hữu tư nhân từ sớm và phổ biến trong lịch sử, có nhiều loại
hình sản xuất và canh tác khác nhau. Tóm lại, những cơ sở của sự hình thành và phát triển
của một nền kinh tế hàng hóa ở Nam Bộ đã được miêu tả rõ, chi tiết và có thể được tham
khảo để hoạch định chính sách phát triển nơng nghiệp và nông thôn ở Việt Nam hiện nay,
đặc biệt là về chính sách đất đai với xu hướng tập trung ruộng đất ở Nam Bộ.

“Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002)” của tác giả
Nguyễn Sinh Cúc (2003) [10] đã phân tích một cách khái quát bức tranh nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam ở các vùng, miền và một số tỉnh, thành phố nổi bật trong giai
đoạn 1986 - 2002 với những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại.
Tác giả Lê Du Phong trong các cuốn sách “Nguồn lực và động lực phát triển trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (2006) [94]; “Thu

13


nhập, đời sống, việc làm của những người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơng trình cơng cộng phục vụ
lợi ích quốc gia” (2007) [96]; “Chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, nơng
dân của Hungari trong q trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam” (2009)
[97] và “Vấn đề đất đai ở nông thôn Việt Nam” [95]. Cùng vấn đề này cịn có nghiên

cứu về “Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt
Nam” của các tác giả Martin Ravallion và Dominique van de Walle (2008) [86]. Các
cơng trình nghiên cứu này đã cùng có chung nhận định là việc chia nhỏ đất đai và giao
cho người nông dân được tự chủ sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động,
tăng sản lượng và giá trị của sản xuất nơng nghiệp, góp phần nâng cao đời sống của
người nơng dân, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc chia nhỏ đất đai để giao cho
người nông dân sản xuất cũng đặt ra những thách thức và trở ngại không nhỏ cho việc
tích tụ ruộng đất để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp.
Tác giả Nguyễn Quang Bích (2007) trong cuốn “Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại” [4] đã khẳng định Nghị quyết
10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là cột mốc đánh dấu thời kỳ đổi mới tồn
diện trong nơng nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Minh Châu (cb) (2007) trong cuốn “Về chính sách đất nơng
nghiệp ở nước ta hiện nay” [7] đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách
đất nơng nghiệp; thực trạng chính sách đất nơng nghiệp; quan điểm và giải pháp hồn
thiện chính sách đất nơng nghiệp ở Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học cho việc
hoạch định các giải pháp để hồn thiện chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam.
“Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989” của
tác giả Đặng Phong (2008) [98]. Trong 3 chương của cuốn sách, tác giả đã trình bày và
phân tích về tư duy kinh tế, đường lối kinh tế, những bước đột phá về kinh tế của Việt
Nam qua 3 giai đoạn 1975 - 1979, 1979 - 1986 và 1986 - 1989, trong đó có đề cấp đến
những sai lầm trong chủ trương áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung, hợp tác hóa nơng
nghiệp, cải tạo cơng thương nghiệp,… đã đẩy đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng
kinh tế trầm trọng. Từ đó đã dẫn đến những đột phá ở cơ sở làm nền tảng cho công cuộc
đổi mới của ĐCSVN được bắt đầu từ Đại VI (tháng 12 - 1986), với chủ trương coi nơng
nghiệp là mặt trận hàng đầu, “Khốn 10” trong nơng nghiệp, cởi trói cho lưu thơng phân
phối, khơi thơng các luồng hàng trong nước, ban hành Luật Đầu tư nước ngồi,… đã thúc
đẩy sự phát triển của đất nước nói chung và nơng nghiệp nói riêng. Kết quả nghiên cứu
này đã cung cấp về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và


14


TPHCM nói chung trong giai đoạn 1975 - 1989, để trên cơ sở đó giúp chúng tơi kế
thừa những số liệu, nhận định, đánh giá để tái hiện lại bức tranh của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam và TPHCM trong thời kỳ bao cấp cũng như những năm đầu thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước.
Tác giả Đặng Kim Sơn (2008) trong cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt
Nam: Hôm nay và mai sau” [106] đã nêu bật thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông
thôn; những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại trong hơn

20 năm đổi mới (1986 - 2007) và đề xuất những định hướng, kiến nghị chính sách để
nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Từ (cb) (2008) trong cuốn “Tác động của Hội nhập
kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” [118] đã khái quát về tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại đến nông nghiệp Việt
Nam, đồng thời nêu lên quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền
nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
“Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đang đặt ra” [90] là cơng
trình của nhiều tác giả, tập hợp những bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về
“tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (2008). Những bài viết dù nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng cùng có chung nhận định và nêu ra những vấn đề
thực trạng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam, trong đó khẳng định
nơng dân vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội, thực trạng
nông dân “chán” ruộng và “nhào” ra thành phố...
Năm 2010, các tác giả Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (Đồng cb) trong cuốn
“Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO”

[100] đã đi sâu phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước hiện
nay. Từ đó các tác giả đã đánh giá tác động, đề xuất phương hướng và một số giải pháp
đổi mới chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước phù hợp với WTO.

Tác giả Đoàn Xuân Thủy (cb) (2011) trong cuốn “Chính sách hỗ trợ sản xuất
nơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay” [110]; các tác giả Đặng Kim Sơn, Trần Công
Thắng, Đỗ Liên Phương, Võ Thị Thanh Tâm, Phạm Thị Kim Dung (2014) trong cuốn
“Đổi mới chính sách nơng nghiệp Việt Nam: Bối cảnh, nhu cầu và triển vọng” [107] đã
làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác động của hội nhập quốc tế và kinh
nghiệm của thế giới về chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp. Điểm nổi bật của các
cơng trình này là đã đề xuất các quan điểm, các giải pháp cụ thể về chính sách nhằm
tiếp tục hồn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
15


Năm 2013, tác giả Vũ Quang Hiển (cb) trong cuốn “Đảng với vấn đề nông dân,
nông nghiệp và nông thôn (1930 - 1975)” [65] đã tái hiện lại bức tranh kinh tế - xã hội
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, trong đó đi sâu phân tích quan điểm, chủ trương của
Đảng đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
Tác giả Nguyễn Đình Lê với bài tham luận “Biến chuyển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam qua 30 năm đổi mới” [79]; Huỳnh Thị Ánh Phương và Nguyễn Thị Hoài
Phương với bài tham luận “Chính sách đất nơng nghiệp ở Việt Nam sau đổi mới và một số
vấn đề từ thực tiễn” [102] được đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc gia “30 năm đổi mới

ở Việt Nam (1986 - 2016): Những vấn đề khoa học và thực tiễn” (2017) đã đề cập tổng
quan về chính sách đất nơng nghiệp ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2016); đồng
thời đã chỉ ra những tồn tại, thách thức của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 30
năm đổi mới.
Tác giả Phạm Thị Thanh Bình (cb) (2018) trong cuốn “Nghiên cứu so sánh chính
sách nơng nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

[5] đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong q trình phát triển nơng nghiệp
bền vững ở Trung Quốc, Thái Lan và Israel; phân tích chính sách phát triển nông
nghiệp bền vững của Việt Nam với những thành tựu, hạn chế, những bài học kinh

nghiệm và đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Năm 2019, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và
Công nghệ công bố “Tổng luận tháng 7/2019: Chính sách phát triển nơng nghiệp bền
vững của một số quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh mới” [6]
đã phân tích chính sách phát triển nơng nghiệp bền vững ở Trung Quốc, Thái Lan,
Israel, Ba Lan và khẳng định ở các quốc gia này đều đã và đang thực thi các chính
sách hỗ trợ nơng nghiệp, nơng thơn một cách tích cực. Từ đó, tổng luận đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
-

Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng

nghiệp và nơng thơn
Tác giả Nguyễn Điền (1997) trong cuốn “Cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thôn
các nước châu Á và Việt Nam” [61]; tác giả Nguyễn Kế Tuấn (2006) trong cuốn “Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn ở Việt Nam - Con đường và Bước đi ”
[116] và tác giả Lê Cao Đoàn (2001) trong cuốn “Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp nông nghiệp thành thị - nông thôn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam” [62] đã đề cập đến những vấn đề có tính lý luận và tầm quan trọng

16


của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; trong đó nhấn mạnh đến
quan điểm và quy luật phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa như là một
vấn đề tất yếu trong tiến trình phát triển.
Tác giả Nguyễn Cúc (cb) (1997) trong cuốn “Tác động của nhà nước nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện
nay” [9] đã phân tích, làm rõ các vấn đề về vai trò của nhà nước cũng như kinh nghiệm
tác động kinh tế của một số nước công nghiệp mới châu Á (NICs) trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng tác động kinh tế của nhà nước đối với việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1958 - 1995.
Trong cuốn “Phát triển kinh tế vùng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của các tác giả Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Xuân Thu (Đồng cb) (2006) [99] đã
tập trung phân tích, đánh giá các lợi thế phát triển của 6 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế
trọng điểm trên cả nước; đồng thời đưa ra các giải pháp để rút ngắn tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo vùng lãnh thổ đến năm 2020.
Tác giả Lê Quang Phi (2007) trong cuốn “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong thời kỳ mới” [93] đã phân tích và làm rõ q trình
Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn với
những thành tựu, hạn chế trong giai đoạn 1996 - 2006; đồng thời nêu ra một số bài học
kinh nghiệm cho quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Đặng Kim Sơn (2008) trong cuốn “Kinh nghiệm quốc tế về nông
nghiệp, nông thôn, nông dân trong q trình cơng nghiệp hóa” [105] và tác giả Hồng
Ngọc Hịa (2008) trong cuốn “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong q trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” [68] đã phân tích và làm rõ các vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nhiều nước trên thế giới và có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; chỉ ra các
kinh nghiệm của quốc tế và bài học về chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông
thôn của Việt Nam; đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tác giả Phạm Thị Khanh (cb) (2010) trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” [77] đã làm rõ thực trạng và đánh giá
chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam; nêu
ra những quan điểm, định hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.
17


Năm 2011, tác giả Phạm Ngọc Dũng trong cuốn “Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn - Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” [24] đã

trình bày và phân tích khá rõ nét về thực trạng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam với những vấn đề cịn tồn tại về kinh tế, xã hội. Từ đó,
tác giả đưa ra một số quan điểm và giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Năm 2012, tác giả Lê Quốc Lý và các cộng sự trong cuốn Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn: Vấn đề và giải pháp [85] đã trình bày thực trạng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời phân tích những ưu điểm và hạn chế của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương ở Việt Nam.
-

Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng nông

nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao
Năm 2000, tác giả Mai Văn Bảo trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển nông
nghiệp hàng hóa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” [3] đã trình
bày một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển nơng nghiệp hàng hóa trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa ra những luận chứng về xu hướng phát triển tất yếu của
nông nghiệp hàng hóa, làm rõ mối quan hệ tác động qua lại của phát triển nơng nghiệp
hàng hóa với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế mở, với xu hướng quốc
tế hóa, thương mại hóa nơng nghiệp và đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản để phát
triển nơng nghiệp hàng hóa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các kết quả
nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về vấn đề phát triển nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn ở Việt Nam cũng như ở một số địa phương trên cả nước.
Năm 2004, trong cuốn “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng
nông nghiệp sinh thái” [78] do tác giả Phạm Văn Khôi (cb) đã cung cấp nhiều bài học
kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh
thái của các đô thị trong và ngồi nước; phân tích thực trạng hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở ngoại thành Hà Nội và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp sinh thái ở ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của cơng trình này đã cung
cấp cho chúng tơi những số liệu, những bài học kinh nghiệm có giá trị cho sự phát
triển nông nghiệp sinh thái ở một đô thị lớn tương đồng với TPHCM, để trên cơ sở đó

đối sánh sự phát triển của nơng nghiệp TPHCM với các đô thị khác ở Việt Nam.
“Một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững” của tác giả
Hoàng Thị Ngọc Ánh (2006) [2] đã làm rõ phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi

18


mới và có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đơ thị
hóa, hướng tới xây dựng đô thị sinh thái bền vững cho tương lai trong bối cảnh nhu
cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ tăng nhanh, quỹ đất ngày càng thu hẹp.
Năm 2006, tác giả Trần Thị Hồng Việt trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Những
giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành
Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” [144] đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và
thực tiễn của nông nghiệp sinh thái; đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái; đồng thời cũng đã
đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Đây là những bài học kinh nghiệm có giá trị mà TPHCM có thể tiếp thu để phát triển
nơng nghiệp đơ thị theo hướng kết hợp với du lịch sinh thái, để phát huy các tiềm năng
lợi thế của nông nghiệp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2012, tác giả Trần Trọng Phương trong Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp
“Nghiên cứu phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng” [103] đã
đánh giá các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp chính ở Hải Phịng theo ba vành đai
khác nhau (nội đơ, ven đơ và vùng ngoại ơ); phân tích thực trạng phát triển nông
nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, mơi trường của các loại hình sử dụng đất
với các mơ hình sản xuất tiêu biểu và đã đề xuất định hướng, các giải pháp sử dụng đất
nông nghiệp đô thị sinh thái ở Hải Phòng cho từng vành đai (nội đô, ven đô và vùng
ngoại ô). Kết quả nghiên cứu của cơng trình này giúp chúng tơi định hình được việc
phát triển nông nghiệp đô thị phải dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, thế mạnh của từng
vùng để từ đó hình thành và xây dựng các vành đai sản xuất nơng nghiệp với các mơ

hình phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, gia tăng giá trị và hệ số sử dụng
đất nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nơng dân.
Năm 2016, Nhóm Ngân hàng Thế giới trong báo cáo “Chuyển đổi nông nghiệp
Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” [91] đã làm rõ thực trạng của q trình chuyển
đổi cấu trúc nơng nghiệp và những tiến bộ, hạn chế của nông nghiệp Việt Nam trong
giai đoạn 1990 - 2015.
Tác giả Bùi Thị Vân Anh (cb) (2018) trong cuốn “Một số yếu tố tâm lý của
người nông dân ảnh hưởng tới việc chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp
theo hướng hiện đại” [1] đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về các yếu tố tâm lý
của người nông dân và phân tích thực trạng của q trình chuyển đổi phương thức sản
xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
19


“Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam” [115] của tác giả Lê Văn Trưởng;
“Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình đơ
thị hóa” [67] của tác giả Võ Hữu Hịa đã phân tích sự phổ biến và làm rõ vai trị của
nơng nghiệp đơ thị trong tiến trình đơ thị hóa hiện nay tại một số quốc gia trên thế
giới; làm rõ q trình phát triển và những đóng góp quan trọng của nông nghiệp đô thị
đối với sự phát triển của Việt Nam. Các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một số vấn đề
đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị và đưa ra một số đề xuất để nông
nghiệp đô thị thực sự là động lực để phát triển bền vững đô thị ở Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu thêm về nông nghiệp đô thị, về xu thế tất yếu phải
phát triển nông nghiệp đô thị ở TPHCM hiện nay để phù hợp với q trình đơ thị hóa
và điều kiện đặc thù của một đô thị lớn nhất cả nước.
- Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng và phát triển nông thôn
Tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (Đồng cb) (1994) trong cuốn
“Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” [22] đã đề cập đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn trong lịch
sử Việt Nam, chủ yếu về các phương diện hành chính, dân sự, các thiết chế làng, ấp,

bản, buôn trên các miền đất nước. Đồng thời đã rút ra những kinh nghiệm lịch sử trong
quá trình tổ chức quản lý nông thôn ở Việt Nam qua các thời kỳ từ phong kiến, thực
dân đến xây dựng nông thôn dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN với những ưu nhược điểm,
thành công và hạn chế của các mô hình quản lý đó.
Tác giả Phan Đại Dỗn (cb), Lê Sĩ Giáo, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Quang
Ngọc, Thang Văn Phúc (1996) trong cuốn “Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay
- Một số vấn đề và giải pháp” [23] đã đi sâu nghiên cứu làng xã, thôn bản; bộ máy
quyền lực cấp xã với cơ cấu tổ chức và phương thức vận hành; quản lý nông thôn vùng
dân tộc miền núi với những đặc thù kinh tế - xã hội truyền thống; vấn đề xây dựng đội
ngũ cán bộ… Các tác giả đã khẳng định trải qua các thời kỳ lịch sử, vấn đề nông thôn nông dân - nơng nghiệp ln đóng vai trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược bảo đảm
sự thành công trong xây dựng đất nước; đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước
hiện nay, ĐCSVN đã chỉ rõ nông thôn là địa bàn trọng điểm, nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu và nông dân là chủ lực của cách mạng. Trong quá trình đổi mới, Nhà nước và
xã hội là hai thực thể trong cơ chế quản lý, Nhà nước phải dựa vào dân, nhưng Nhà
nước không làm thay dân, để cho nhân dân có quyền tự quản trong làng xã của mình.
Tác giả Trần Ngọc Ngoạn (cb) (2008) trong cuốn “Phát triển nông thôn bền vững:
Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” [88] đã phân tích yêu cầu phát triển mới của

20


các quốc gia trên thế giới là phát triển nông thôn bền vững và đưa ra một số kinh
nghiệm quốc tế về phát triển nông thôn bền vững.
Tác giả Vũ Văn Phúc (cb) (2008) trong cuốn “Xây dựng nông thôn mới - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” [101]; “Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp” [20] của tác giả Dương Thị Bích Diệp được (2014) đã
đề cập tới những vấn đề lý luận chung cũng như kinh nghiệm quốc tế về xây dựng
nơng thơn mới; phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 11 tỉnh được lựa chọn
để triển khai thí điểm. Từ đó rút ra những mơ hình, những cách làm hay và những bài
học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương này, có thể trở

thành những kinh nghiệm quý báu cho TPHCM và các địa phương trên cả nước học
tập trong q trình triển khai xây dựng nơng thơn mới.
Tác giả Nguyễn Xuân Cường (2010) trong cuốn “Quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Trung Quốc (1978 - 2008)” [19] đã làm rõ sự phát triển của nông
thôn Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa, chỉ ra các bài học kinh nghiệm của
Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và liên hệ với việc phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam.
Tác giả Lê Thị Thanh Hương (cb) (2015) trong cuốn “Một số yếu tố tâm lý của
người nơng dân ảnh hưởng đến q trình xây dựng nơng thơn mới” [74] đã phân tích,
làm rõ một số yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến tâm lý của người nơng dân
trong q trình xây dựng nông thôn mới.
Tác giả Trần Thị Thu Lương với bài tham luận “Nông nghiệp, nông thôn trong
40
năm phát triển của Việt Nam (1975 - 2015) và những bài học lịch sử cho
phong trào
“nông thôn mới” hiện tại” được đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế “Việt Nam 40 năm thống
nhất, phát triển và hội nhập (1975 - 2015)” (2015) [84] đã khái quát thực trạng quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong 40 năm (1975 - 2015) mà nổi bật trước hết là
cho đến năm 2015 nông nghiệp, nông thôn về cơ bản chưa được cơng nghiệp hóa; nơng thơn
vẫn là khu vực kém phát triển, nông dân vẫn là lực lượng xã hội thiệt thòi nhất trong sự so
sánh với kinh tế, xã hội và điều kiện sống ở đô thị. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra bài học từ
thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua cho sự phát triển nông thôn
mới hiện nay là bài học về việc chúng ta đã duy trì một cách tự phát quá lâu kết cấu kinh tế xã hội nhị nguyên của thực dân Pháp nên nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã không nhận
được sự hỗ trợ đủ tầm để phát triển; để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nơng thơn
mới, địi hỏi phải huy động được sức mạnh tổng hợp từ bên trên

21


(chính sách vĩ mơ, cơ chế luật pháp, nguồn lực từ Nhà nước), bên ngoài (các nguồn tại
trợ, đầu tư nước ngoài) và sức mạnh bên trong (nội lực của địa phương), trong đó yếu

tố quyết định căn bản là nội lực của địa phương.
Năm 2016, đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc xây dựng nông
thôn mới ở Đông Nam Bộ” của tác giả Đỗ Hương Giang [63] đã phân tích thực trạng
và đánh giá vai trị của hệ thống chính trị cơ sở ở nơng thơn Đơng Nam Bộ, trong đó
có TPHCM, trong q trình xây dựng nơng thơn mới.
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Vấn đề kinh tế nơng nghiệp TPHCM cũng có khá nhiều cơng trình của các nhà
nghiên cứu phân tích và làm rõ sự phát triển của kinh tế nông nghiệp TPHCM dưới
nhiều góc cạnh, nhiều vấn đề cụ thể như:
-

Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội

của TPHCM
Năm 1985, Nguyễn Văn Linh (Bí thư Thành ủy TPHCM) trong cuốn “Thành phố
Hồ Chí Minh, 10 năm” [81] đã đề cập và phân tích tồn diện q trình xây dựng và phát
triển của TPHCM trong suốt 10 năm 1975 - 1985, trong đó đã đề cập đến lĩnh vực phát
triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn ở TPHCM thời kỳ đầu sau giải phóng.
Năm 2005, trong cuốn “Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát
triển (1975 - 2005)” của Viện Kinh tế - Sở Văn hóa Thơng tin, Ủy ban Nhân dân TPHCM
[120] và “Thành phố Hồ Chí Minh - 35 năm xây dựng và phát triển” của Viện Nghiên cứu
Phát triển TPHCM (2011) [131] đã trình bày một cách tổng thể về sự phát triển của
TPHCM trên mọi lĩnh vực trong 35 năm (1975 - 2010); trong đó đã tập trung làm rõ vai
trò trung tâm của TPHCM trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phân tích những
thành tựu cũng như định hướng phát triển của TPHCM trên các lĩnh vực công nghiệp,
thương mại - dịch vụ, xây dựng đô thị hiện đại văn minh, an sinh - phúc lợi xã hội, xây
dựng hệ thống chính trị,... Về vấn đề nơng nghiệp và nơng thơn, cuốn sách đã phân tích
q trình phát triển nông nghiệp và nông thôn qua các thời kỳ, từ “ vành đai lương thực
thực phẩm” ở các năm 1975 - 1980 với nhiệm vụ cân đối lương thực cho các hộ nông

nghiệp ngoại thành và một phần thực phẩm cho Thành phố; chuyển qua “vành đai thực
phẩm” trong các năm 1980 - 1990 với nhiệm vụ cung cấp thực phẩm tươi sống và một
phần nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của Thành phố; những năm 1990 - 2000 với
nhiệm vụ sản xuất nơng sản hàng hố có giá trị kinh tế cao, thích ứng với nhu cầu thị

22


trường và xuất khẩu; và từ năm 2000 đến năm 2015 là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích, phát triển nơng nghiệp đơ thị,
nơng nghiệp cơng nghệ cao và xây dựng nơng thơn mới. Các cơng trình này đã khái quát
về sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như kinh tế nông nghiệp của TPHCM trong giai
đoạn 1975 - 2010, giúp chúng tơi định hình được khái quát bức tranh kinh tế nông nghiệp
của Thành phố và kế thừa các nhận định, số liệu trong quá trình thực hiện luận án.

Năm 2018, Thành ủy TPHCM xuất bản cuốn “Khơi dậy và phát huy truyền
thống năng động, sáng tạo để phát triển thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 2020 và những năm tiếp theo” [108] đã có đề cập và phân tích về vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; tái cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu và
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững...
Các tác giả Hà Minh Hồng và Trần Nam Tiến (2020) trong cuốn sách “Thành
phố Hồ Chí Minh - 45 năm hịa bình, hịa vui và phát triển” [69] gồm 7 chương đã tập
hợp, mơ tả, lý giải, phân tích q trình xây dựng và phát triển TPHCM trên một số lĩnh
vực chủ yếu: kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học
- cơng nghệ, an ninh quốc phịng, giúp nước bạn Campuchia, đối ngoại và hội nhập…
Cuốn sách đã phác họa vừa tổng quan, vừa chi tiết về quá trình vươn lên từ ngày đầu
giải phóng với nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tìm cách tháo gỡ, tiên phong
“phá rào” cơ chế, góp phần tạo ra những tiền đề cho công cuộc đổi mới và đi đến phát
triển, hội nhập ngày nay, đưa TPHCM trở thành đầu tàu kinh tế của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và cửa ngõ phía Nam của đất nước.
-


Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nơng nghiệp và q trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở TPHCM
Năm 1997, tác giả Nguyễn Tiến Dỵ (cb) trong cuốn “Quy hoạch các đô thị Việt
Nam và những dự án phát triển đến sau năm 2000” [26] đã đề cập đến định hướng quy
hoạch tổng thể xây dựng TPHCM đến năm 2010, trong đó có định hướng phát triển
nơng nghiệp, sử dụng đất đai phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp đô thị trong sự
phát triển chung của đô thị đặc biệt TPHCM.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Việt Hùng trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển sản xuất nông
nghiệp, xây dựng nông thôn thời kỳ 1986 - 1996” [72] đã trình bày một cách hệ thống
về nơng nghiệp, nông dân và nông thôn ngoại thành TPHCM thời kỳ sau giải phóng
(1975 - 1985); làm rõ q trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo nông dân ngoại thành phát
23


triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn thời kỳ 1986 - 1996; nêu lên những
thành tựu, hạn chế và chỉ ra những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo nông dân trong
phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành TPHCM thời
kỳ 1986 - 1996. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi sẽ kế thừa các số
liệu và những nhận định, đánh giá của tác giả Nguyễn Việt Hùng để tiếp tục làm rõ
thực trạng nông nghiệp của TPHCM trong giai đoạn 1975 - 1996.
Tác giả Trương Thị Minh Sâm (cb) (2002) trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh” [104] đã đề cập đến đặc
điểm, thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành TPHCM từ
trước những năm 1975 đến năm 2000; làm rõ sự biến đổi cơ cấu kinh tế của khu vực nông
nghiệp ngoại thành trong mối tương quan với các ngành kinh tế khác của TPHCM; từ đó rút
ra những cơ sở khoa học cần thiết cho việc hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế nói
chung, phát triển ngành nơng nghiệp nói riêng và kiến nghị một số giải pháp để góp phần

chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp TPHCM trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
hướng hiệu quả và đảm bảo mơi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách đã chỉ ra
xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành TPHCM đã
diễn ra theo hướng tích cực là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
và thủy sản; tuy nhiên sự chuyển dịch còn rất chậm chạp trong giai đoạn 1992 - 1999 và chưa
đáp ứng được yêu cầu khi giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng
ngành chăn nuôi và ngành thủy sản tăng chậm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ngày càng
giảm. Đây là cơng trình mà chúng tơi đánh giá cao, giúp cho chúng tơi hình dung được bức
tranh của kinh tế nơng nghiệp nói chung và q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
nói riêng của TPHCM trước năm 2000.

Các tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn Thế Nghĩa (2002) trong cuốn “Phát
triển đô thị bền vững” [114] đã đề cập đến vấn đề phát triển đơ thị của TPHCM; trong
đó, các bài viết về vấn đề quan hệ nông thôn - đô thị đã phân tích rất sắc sảo về việc
xem nơng thơn là “sân sau”, là nơi để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà
trong q trình phát triển đô thị đã bị mất đi; nông thôn là nơi chia sẻ gánh nặng, áp
lực về dân số, môi trường, là nơi để cân bằng sinh thái cho đô thị,… Do đó, vai trị của
nơng thơn là rất quan trọng trong q trình phát triển đơ thị bền vững của TPHCM.
Tác giả Trần Thị Thu Lương (2008) trong cuốn “Quản lý và sử dụng đất đô thị ở
Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” [83] đã trình bày thực trạng sử dụng
và quản lý đất đơ thị tại TPHCM, trong đó đã đánh giá một cách khá chi tiết về các tồn

24


tại trong q trình sử dụng đất nơng nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý đất đô thị theo hướng phát triển bền vững ở TPHCM.
Năm 2013, đề tài “Tái cấu trúc cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2011 - 2020” của tác giả Đinh Sơn Hùng [71] đã phân tích thực trạng cơ cấu kinh
tế của TPHCM giai đoạn 2000 - 2011; đồng thời, đề xuất những định hướng và giải

pháp để tái cấu trúc kinh tế trên địa bàn TPHCM trong giai đoạn 2011 - 2020.
Năm 2020, tác giả Đặng Thị Minh Nguyệt trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Đảng
bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến
năm 2015” [89] đã trình bày một cách hệ thống về quan điểm, chủ trương của ĐCSVN
về nông nghiệp; làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực tiễn phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM từ năm 2001 đến năm 2015; rút ra những nhận xét
về ưu điểm, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong q trình chỉ đạo phát triển
nơng nghiệp của Đảng bộ TPHCM. Các kết quả nghiên cứu của luận án được rút ra
dựa trên việc tiếp cận, sưu tầm và cung cấp những nguồn tư liệu đáng tin cậy và có giá
trị khoa học; chúng tôi đánh giá cao những kết quả nghiên cứu này để từ đó chắt lọc và
kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu luận án. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM nên kết quả
nghiên cứu của luận án mới chỉ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần
tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ TPHCM trong phát triển kinh tế
nông nghiệp; mà chưa đi sâu phân tích, làm rõ cũng như chưa nghiên cứu sâu để thơng
qua đó đưa ra những đánh giá đầy đủ, toàn diện về sự phát triển kinh tế nông nghiệp
của TPHCM với những thành tựu, hạn chế và vai trị của nơng nghiệp TPHCM trong
q trình xây dựng nơng thơn mới.
-

Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp đô

thị, nông nghiệp công nghệ cao ở TPHCM
Năm 2003, đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mơ hình nơng nghiệp sinh thái phù
hợp trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí
Minh” của các tác giả Vũ Xuân Đề và Trần Viết Mỹ [60] đã đưa ra khái niệm và làm rõ
một số vấn đề về nông nghiệp sinh thái đô thị cũng như các vấn đề có liên quan . Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra phát triển nông nghiệp sinh thái - đô thị là sản xuất nông nghiệp ở
trong đô thị hoặc cận đô thị; phát triển nông nghiệp sinh thái - đơ thị là phù hợp, thích ứng
với xu thế đơ thị hóa và tận dụng được các điều kiện thuận lợi mà cơ sở vật chất - kỹ thuật

của các đơ thị. Đề tài đã đánh giá khá tồn diện thực trạng các mơ hình sản xuất nơng

25


nghiệp của TPHCM theo hướng nông nghiệp sinh thái, đã chỉ ra được 5 đặc trưng và 7
tiêu chí chủ yếu của nơng nghiệp sinh thái ở TPHCM. Từ đó, tác giả đã đề xuất 15 mơ
hình sản xuất nơng nghiệp đô thị trên 6 vùng sinh thái và đồng thời đề xuất 5 nhóm
giải pháp để phát triển nơng nghiệp sinh thái ở TPHCM theo các mơ hình đó. Đây là
cơng trình nghiên cứu mà chúng tơi đánh giá rất cao, giúp chúng tôi nắm được những
vấn đề lý luận cơ bản và định hình được các mơ hình sản xuất nông nghiệp phù hợp
với các vùng sinh thái ở TPHCM, để trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, đánh giá về
quá trình xây dựng và phát triển nền nông nghiệp đô thị của TPHCM.
Năm 2005, đề tài “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thơn ngoại thành
Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở khoa học - công nghệ cao và phù hợp sinh thái ” của tác
giả Đinh Sơn Hùng [70] với hướng nghiên cứu chính là đi vào đánh giá hiện trạng nông
nghiệp, nông thôn phù hợp với sinh thái trên địa bàn các huyện ngoại thành và các quận mới
thành lập của TPHCM, trong đó đã đánh giá hiện trạng phát triển trồng trọt với việc xây dựng
được các vùng chuyên canh phù hợp với từng vùng sinh thái; hiện trạng phát triển chăn nuôi
đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản với việc tập trung chăn nuôi heo, gà, vịt, bị thịt,
bị sữa, tơm sú,… đã gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp;
đồng thời, việc ứng dụng khoa học - công nghệ thông qua hoạt động khuyến nông, tăng cường
đầu tư phát triển, xây dựng nơng thơn mới, bố trí lại cơ cấu lao động nơng nghiệp,… đã góp
phần năng cao năng suất lao động của ngành nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:
tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Thành phố có xu hướng giảm dần
và ngày càng nhỏ; q trình đơ thị hóa nhanh làm cho diện tích đất canh tác ngày càng giảm
nhưng nông nghiệp nông thôn vẫn là một bộ phận không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã
hội của TPHCM. Từ đó, đề tài đã đề xuất những giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông
thôn ở TPHCM phù hợp với đặc điểm của một đô thị lớn, hiện đại. Các kết quả nghiên cứu
của cơng trình này, đặc biệt là về vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa

học - công nghệ và phù hợp sinh thái đã giúp cho chúng tôi thấy được thực trạng về năng suất
một số loại cây trồng, vật ni, năng suất lao động, trình độ khoa học - công nghệ và ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp của TPHCM trước năm 2003, từ đó kế
thừa trong q trình thực hiện luận án.

Năm 2009, UBND TPHCM ban hành Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày
28/12/2009 về phê duyệt đề án “Quy hoạch sản xuất nơng nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” [122] đã phân tích thực trạng sản xuất
nông nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2008 và xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp
TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025; đề xuất một số giải pháp và tổ chức thực hiện.
26


×