Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường trung quốc của tập đoàn thời trang xuyên quốc gia hm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
B
HỌC PHẦN : MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ( IBE)
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : H&M – Trung Quốc

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đồn Vân Hà

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lớp

: BUS07A07

Nhóm

: Global Vision

Trần Huyền Trang – 22A4050442
Trần Thị Thanh Lan - 22A4050126
Nguyễn Thị Thuỳ Linh- 22A4050076
Dương Thị Hà -22A4050376
Trần Thị Tuyết – 22A4050359
Lê Thị Trang Nhung -22A4050390



Hà Nội , ngày 31, tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
I.Tổng quan về H&M...........................................................................................4
1. Mô tả công ty H&M........................................................................................4
2. Lịch sử phát triển của H&M...........................................................................4
II. Phân tích các mơi trường theo mơ hình PESTEL........................................6
1. Mơ hình PESTEL...............................................................................................6
2. Môi trường cạnh tranh ( The Competitive Enviroment).............................................7
3. Môi trường kinh tế ( The Economic Enviroment).....................................................9
4. Môi trường xã hội ( The Social Enviroment )........................................................12
5. Mơi trường chính trị ( The Political Enviroment).......................................................15
6. Môi trường công nghệ ( The Technological Enviroment)........................................17
7. Môi trường sinh thái ( The Enviromental Enviroment)...........................................21
8. Môi trường pháp lý (The Legal Enviroment)........................................................23
KẾT LUẬN.......................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................27


3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất, cách mạng khoa học- công nghệ, hoạt động của các công
ty xuyên quốc gia (Transnational Coporations - TNCs) đang và
sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy q trình tồn cầu hố, tác
động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm

vi quốc tế. Chúng là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa
học, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và là
mẫu hình thực hiện kiểu tổ chức sản xuất hàng hoá hiện đại. Vì
vậy, TNCs đang thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia,
đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty xuyên quốc gia
đều tiền hành thâm nhập thị trường theo một cách thức nhất
định. Căn cứ vào nhiều yếu tố như tiềm lực của tập đồn; hệ
thống chính trị, kinh tế, xã hội tại quốc gia thị trường thâm
nhập; các yếu tố khác như bản thân công nghệ cũng như khả
năng hấp thụ công nghệ… mà mỗi công ty xuyên quốc gia sẽ
lựa chọn cho mình hình thức cũng như chiến lược thâm nhập thị
trường phù hợp nhất. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng
em sẽ phân tích cụ thể trường hợp thâm nhập thị trường Trung
Quốc của một tập đoàn thời trang xuyên quốc gia H&M: chiến
lược thâm nhập, cơ sở pháp lý, những thuận lợi và khó khăn của
tập đồn này khi chính thức bước vào thị trường thời trang tại
Trung Quốc.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về kiến thức
và kinh nghiệm, nên bài thảo luận của nhóm khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cơ
giáo và các bạn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!


4
I. Tổng quan về công ty H&M
1. Mô tả công ty H&M

H&M là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi
tiếng với các mặt hàng thời trang giá rẻ. Tập đồn đang khơng ngừng phát triển

bởi các thiết kế của H&M tạo ra một sự lựa chọn thời trang cho phụ nữ, nam
giới, thanh thiếu niên và trẻ em trên toàn thế giới. Tập đoàn H&M hiện đang
hoạt động tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng hơn 5,000 cửa hàng,
tuyển dụng hơn 126,000 nhân viên trong năm 2019. H&M là từ viết tắt của
Hennes and Mauritz AB, bao gồm bảy thương hiệu độc lập khác nhau: H&M,
COS, Monki, Weekday, CheapMonday, ARKET và Other Stories
Tập đoàn HM được quản lý bởi Chủ tịch của Hội đồng Stefan Persson và
giám đốc điều hành Karl-Johan Persson. Trụ sở chính của H&M được đặt tại
Stockholm (Thụy Điển). Stockholm cũng là nơi có các bộ phận chính cho thiết
kế và mua tài chính, tài khoản, mở rộng, nhân sự an ninh và tính bền vững.
“Thời trang và chất lượng ở mức giá tốt nhất” – đó là khái niệm kinh
doanh cơ bản của H&M. Và đó là định hướng dẫn đến quá trình sáng tạo của
các nhà thiết kế H&M, từ bước hình thành ý tưởng thiết kế ban đầu đến sản xuất
và tất cả các đường hoàn thành sản phẩm đến trưng bày. Đằng sau mỗi tác phẩm
là cả một quá trình sáng tạo liên tục.
2. Lịch sử hình thành:
Năm 1946, nhà sáng lập Erling Persson sau một chuyến đi đến Mỹ đã
hình thành nên triết lý thời trang đại chúng của mình. Cửa hàng bán quần áo nữ


5
đầu tiên của ông với tên gọi là Hennes – trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là “Cơ
ấy”, được mở tại Västerås – Thụy Điển vào năm 1947. Năm 1968, ông Erling
mua lại Mauritz Widforss – một cửa hàng bán lẻ trang phục săn bắn dành cho
nam và đổi tên thương hiệu là Hennes & Mauritz, lấy logo và gọi tắt là H&M.
Năm 1974, H&M được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Stockholm. Năm 1976, thương hiệu H&M lần đầu tiên có mặt tại Anh. Từ thập
niên 80 – 90, tên tuổi H&M vươn ra ngoài Bắc Âu và phủ sóng trên khắp Châu
Âu. Năm 2000, cửa hàng đầu tiên ở Bắc Mỹ đặt tại Fifth Avenue, New York.
Thương hiệu này tấn công thị trường Châu Á vào năm 2006 với cửa hàng đầu

tiên được mở tại Dubai. Các cửa hàng châu Á đầu tiên được mở ở Hồng Kông
và Thượng Hải vào năm 2007. Các cửa hàng H&M được mở rộng sang Nam
Mỹ kể từ tháng 3/2013. Từ tháng 01/2014, H&M hướng đến xâm nhập thị
trường Châu Phi bằng các nhà máy sản xuất quy mô nhỏ.
Tháng 11/2004, nhà thiết kế Karl Lagerfeld lần đầu tiên cộng tác với
H&M, mở đầu cho hàng loạt các chiến lược truyền thông cực kỳ thành công của
hãng trong việc kết hợp với các thương hiệu danh tiếng, ứng dụng cho đến ngày
nay. Ngồi ra, H&M cịn kiến tạo các mối hợp tác đặc biệt, thu hút giới mộ điệu
và kích thích các tín đồ thời trang như: Jimmy Choo, Matthew Williamson,
Versace, Lanvin, Madona,...
Chiến thuật quảng bá hình ảnh quen thuộc, với việc lựa chọn đại sứ
thương hiệu là các tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí, được H&M áp dụng
một cách khác biệt. Như việc mời ngôi sao nhạc pop Madonna cộng tác thiết kế
vào năm 2007; hay hợp tác với danh thủ David Beckham, thiết kế nên những
mẫu đồ lót nam bán chạy khắp thể giới vào năm 2012. Nữ ca sĩ nổi tiếng người
Pháp – Vanessa Paradis là đại sứ cho bộ sưu tập Conscious của H&M vào năm
2013, được thiết kế trên nền chất liệu hữu cơ và polyester có thể tái chế. Đồng
thời, tháng 5/2013, nữ ca sĩ gợi cảm Beyoncé Knowles cũng trở thành gương
mặt đại diện cho dòng thời trang đi biển của hãng, với ý tưởng thiên nhiên là 4
yếu tố đất – nước – gió – lửa.
Tháng 1/2015, nữ ca sĩ nhạc sĩ người Anh, Florrie được công bố là người
phát ngôn của H&M trong chiến dịch Love Music. Nữ diễn viên Olivia Wilde
cũng trở thành đại sứ thương hiệu của H&M trong chiến dịch thời trang bền
vững Conscious Exclusive 2015, được công bố vào tháng 12/2014. Bộ sưu tập
lấy cảm hứng từ các nền văn hóa Châu Á và Châu Phi, đặc biệt là Ấn Độ và
Nhật Bản, có sẵn tại các cửa hàng và trực tuyến trên khắp thế giới vào tháng
4/2015.


6

Các cửa hàng H&M đầu tiên mở rộng vào thị trường Đông Nam Á, đặt
tại Hồng Kông và Thượng Hải vào năm 2007. Hiện nay, H&M đang ngày càng
phát triển với những tư duy sáng tạo mới và nhiều chiến dịch mang lại hiệu quả
cao.
II. Phân tích mơi trường theo mơ hình pestle C6
1.
Mơ hình PESTLE C
PESTLE C là một biến thể của PEST
PESTLE C là một công cụ chiến lược vơ cùng hữu ích giúp ta hiểu được sự
tăng trưởng hoặc suy thoái của thị trường cũng như giúp chúng ta hiểu được vị
thế kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Mơ
hình PESTLE C bao gồm:
 Chính trị (Political): bao gồm các chính sách của Chính phủ và lập pháp
ảnh hưởng đến kinh tế, chẳng hạn như luật thuế và việc làm.
 Kinh tế (Economic): lạm phát, tỷ giá hối đoái, suy thối, cung cầu
 Pháp Lý (Legal): là những khía cạnh pháp lý ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp như luật tiêu dùng, luật bản quyền, luật sức khỏe và an toàn..
 Văn hóa xã hội (Social): nhân khẩu học, văn hóa và lối sống của người
tiêu dùng.
 Công nghệ (Technological): là những yếu tố như sự thay đổi trong công
nghệ, cách cơng nghệ được sử dụng trong
 Mơi trường (Environmental): khí hậu, ô nhiễm, thời tiết và các luật liên
quan đến mơi trường.

.
Tầm quan trọng của từng yếu tố có thể khác nhau đối với các loại ngành
công nghiệp khác nhau. Nhưng đối với bất kỳ chiến lược nào mà một cơng ty
muốn phát triển, họ đều tiến hành phân tích PESTLE C vì nó là một phiên bản
tồn diện hơn nhiều so với SWOT và PEST.
Chính vì vậy, nhóm Global Vision chọn phân tích H&M thâm nhập thị

trường Trung Quốc bằng mơ hình PESTLE C nhằm tìm kiếm ra cơ hội và thách
thức cho H&M.


7
2.
Môi trường cạnh tranh ( The Competitive Enviroment)
2.1. Ngành may mặc tại Trung Quốc
Năm 2020 là một năm khó khăn với Trung Quốc khi xuất hiện dịch Covid-19,
tuy nhiên doanh thu ngành thời trang tại nước này vẫn đạt được 348,7 tỷ USD,
tăng 8%
so với năm 2019 và trở thành thị trường lớn nhất thế giới. Ngành may mặc chiế
m tới 63% dung lượng thị trường tại Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, số lượng các công ty thời trang là 11.250, trong đó 2.700
chun về may mặc. 5.000 cơng ty khác đang tham gia vào việc bán lẻ thời
trang, chỉ hơn một nửa trong số các nhà bán lẻ này chuyên bán hàng may mặc.
Các thương hiệu quần áo được chia thành 2 phân khúc chính là cao cấp và
bình dân. Quần áo phân khúc cao cấp chủ yếu nhắm vào khách hàng có thu
nhập cao. Sức chi tiêu của nhóm khách hàng này rất lớn, họ chú trọng tới chất
lượng quần áo và trải nghiệm mua sắm. Các nhãn hàng tiêu biểu cho phân khúc
này là LV, Dior, Chanel , Saint , Laurent , Celine. Đối với quần áo phân khúc
bình dân, các nhãn hàng chú trọng tới những đối tượng trẻ tuổi, có thu nhập
trung bình. Các nhãn hàng tiêu biểu cho phân khúc này bao gồm H&M , Zara ,
Uniqlo.
2.2. Thời trang nhanh (Fast Fashion) tại Trung Quốc
Top 3 nhãn hiệu thời trang nhanh lớn nhất tại Trung Quốc là H&M, Zara và
Uniqlo. Theo báo cáo năm 2017, doanh thu của H&M tại thị trường Trung Quốc
là 8,85 tỷ nhân dân tệ. Zara báo cáo doanh số năm 2017 trên tồn cầu là 16,62
tỷ Euro, trong đó doanh số tại Trung Quốc là 5,43 tỷ nhân dân tệ. Uniqlo báo

cáo doanh số tại thị trường Trung Quốc năm 2017 là 11,82 tỷ nhân dân tệ. Tổng
cả 3 nhãn hàng là 26,1 tỷ nhân dân tệ.
Theo báo cáo của trang Business Network, năm 2017, doanh số bán quần áo tại
Trung Quốc là 123,8 tỷ nhân dân tệ, trong đó 39,616 tỷ nhân dân tệ đến từ việc
bán quần áo thời trang nhanh và chúng chiếm đến 32% tổng doanh số.


8

CR3 = 26,1/39, 616 = 65,88
Sales

Zara

H&M

Uniqlo

Another

Vậy, các nhãn hiệu thời trang nhanh
Uniqlo, Zara, H&M thuộc nhóm độc
quyền (Conllusion Oligopoly).

2.3. Đối thủ cạnh tranh
Zara, Uniqlo là đối thủ lớn của H&M tại Trung Quốc.
Uniqlo hiện đang có 791 cửa hàng tại Trung Quốc biến Trung Quốc trở thành
thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản với 815 cửa hàng, số liệu tính đến tháng
11/2020. Mạng lưới bán lẻ của Uniqlo tại Trung Quốc tăng gần gấp đối trong
suốt 5 năm tính từ tháng 8/2015. Thị trường Trung Quốc rộng lớn mang về cho

Uniqlo doanh thu lên tới 4,75 tỷ USD từ tháng 8/2018 – tháng 8/2019. Có thể
nói, Uniqlo đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc – nơi nền kinh tế được phục hồi
sau đại dịch nhờ vào nỗ lực kiểm sốt của chính phủ Trung Quốc.
Zara là một hãng thời trang thuộc tập đoàn Inditex, với 570 cửa hàng tại Trung
Quốc. Zara có 70% cửa hàng tại Châu Âu và Châu Mỹ, 20% cửa hàng tại Châu
Á. Từ đó ta có thể thấy, Zara khơng q tập trung vào thị trường Châu Á nói
chung và Trung Quốc nói riêng. Tuy nhiên, với sự bùng nổ đại dịch Covid-19
năm 2020 khiến cho Châu Âu và Châu Mỹ bị phong tỏa, Zara đã chú trọng hơn
vào Trung Quốc khi khai trương cửa hàng tại Bắc Kinh – store lớn nhất Châu Á
với diện tích hơn 3000m2.
2.4. Kết luận.
Với sự tăng trưởng của thị trường Châu Á, hứa hẹn đây là một thị trường tiềm
năng đối với các hãng thời trang. Có thể thấy, hai đối thủ lớn tại Trung Quốc là
Uniqlo và Zara đang mở rộng thị phần của mình tại Trung Quốc. Vì vậy, H&M
nên chú trọng vào phát triển các cửa hàng tại Trung Quốc từ đó sẽ thu được
nguồn lợi khổng lồ.


9

Năm 2020, H&M đã gặp làn sóng tẩy chay đến từ Trung Quốc khiến cho nhãn
hàng này phải đóng 20 cửa hàng, từ khóa về H&M cũng đã bị xóa trên các nền
tảng mãng xã hội lớn tại nước này. H&M bị tẩy chay là một lợi thế đối với hai
đối thủ của hãng là Zara và Uniqlo, khi hai hãng này liên tục có những hành
động mở rộng thị trường. Đây là một thất bại lớn của H&M tại Trung Quốc và
doanh nghiệp này khó có thể đứng vững trên thị trường này nếu khơng có giải
pháp, chiến lược hiệu quả.
3. Môi trường kinh tế ( The Economic Enviroment )
Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp chống dịch một cách mạnh mẽ, nhờ
đó nước này có thể nhanh chóng khơi phục hoạt động kinh doanh và trở lại

cuộc sống bình thường. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở Trung Quốc
đã giảm xuống chỉ còn 35,7 điểm trong tháng 2. Vào tháng 3, chỉ số PMI lại
tăng đến 52 điểm. Hơn nữa, các chỉ số kinh tế đã cải thiện hàng tháng, Theo
số liệu của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, vào tháng 11, xuất khẩu
của Trung Quốc tăng 21,1% và nhập khẩu tăng 4,5%. Xuất khẩu các sản
phẩm cơ điện tử do Trung Quốc sản xuất đạt 1,37 nghìn tỷ USD trong 11
tháng/2020, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngối. Nhóm hàng này chiếm
59% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc đang tâ ’p trung vào viê ’c phát triển thị trường nô ’i địa để kích
thích tiêu dùng trong nước khơng chỉ vì tình trạng thị trường nước ngồi
đang xấu đi. Mức sống ở Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng. Năm
2008, GDP bình quân đầu người vào khoảng 3.468 USD, năm 2011 là 5.618
USD, năm 2015 - 8.033 USD. Theo một số dự báo, đến năm 2023, mức
sống ở Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể - đất nước này sẽ lọt vào nhóm các
quốc gia có mức thu nhập cao, GDP bình quân đầu người của cả nước sẽ đạt
28 nghìn USD. Để khơng rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi mức lương
tăng lên khơng cịn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Trung Quốc trên thị trường
xuất khẩu, nước này cần phải sử dụng tiềm năng của tầng lớp trung lưu
đang tăng nhanh nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và theo đó, nâng cao
hơn nữa mức sống của người dân.


10

Giới chuyên gia cho rằng sau khi chịu tác động nặng nề từ đại dịch viêm đường
hô hấp cấp COVID-19, khu vực cơng nghiệp của Trung Quốc đã có sự chuyển
mình ấn tượng nhờ hoạt động xuất khẩu được hồi phục mạnh mẽ.
Trong bối cảnh kiểm soát được dịch bệnh, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tiếp
tục chi tiêu mạnh tay hơn cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng 4,3% so với cùng kỳ

năm trước, và tăng 3,3% so với tháng 9, đạt 3.860 tỷ nhân dân tệ (khoảng 584,5
tỷ USD). Thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng với mức tăng trưởng 10
tháng đầu năm 10,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đầu tư tài sản cố định
tăng 1,8%. Ngành du lịch nội địa cũng có sức bật tốt nhờ tuần lễ du lịch Vàng
hồi tháng trước, mặc dù vẫn chưa thể bằng mức của năm ngoái.
Giới chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc trong quý IV sẽ tiếp tục đà tăng
trưởng với lượng cầu gia tăng, tín dụng tăng và các biện pháp kích thích kinh tế
được kỳ vọng sẽ mang lại sự tiếp sức lớn trong năm 2021.
Mặc dù vậy, sự tái bùng phát dịch COVID-19 ở châu Âu và Mỹ, kéo theo các
lệnh phong tỏa mới, đang phủ bóng đen lên viễn cảnh kinh tế tồn cầu, trong đó
nền kinh tế Trung Quốc khơng tránh khỏi bị ảnh hưởng
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước trong quý 3
năm 2021, tăng nhanh so với mức tăng 6,5% trong quý 4 và so với mức đồng
thuận của thị trường là 19%. Đây là tốc độ mở rộng mạnh nhất kể từ khi loạt
phim bắt đầu vào năm 1992, được thúc đẩy bằng cách tăng cường nhu cầu trong


11
nước và toàn cầu, các biện pháp ngăn chặn vi rút nghiêm ngặt và tiếp tục hỗ trợ
tài chính và tiền tệ.

 Nền kinh tế không ngừng phát triển qua các năm với các chỉ số kinh tế
vượt bậc đã khiến cho trung Quốc trở thành thị trường vô cùng hấp dẫn
khơng chỉ của riêng H&M mà cịn là của các nhãn hiệu thời trang khác
trên thế giới. Mặc dù đại dịch bùng phát và diễn biến vô cùng phức tạp
nhưng Trung Quốc đã có những biện pháp kịp thời nhằm kích cầu kinh tế,
đảm bảo lợi ích cho các nhãn hàng nội địa cũng như nước ngồi.
4. Mơi trường xã hội ( The Social Enviroment)
Trung Quốc là quốc gia có dân số 1,4 tỷ người: 72% là cư dân nông thôn và
28% là cư dân thành thị. Trung Quốc đang trong giai đoạn thay đổi nhân

khẩu học đã chứng kiến tỷ lệ nông dân giảm từ 53% năm 1980 xuống còn
44% ngày nay, trong khi tỷ lệ này tăng lên ở những người sống ở thành phố,
từ 36% lên 40%. Dân số đô thị của Trung Quốc đã tăng hơn bốn lần trong
vòng chưa đầy bốn mươi năm, từ 17% tổng dân số lên hơn 40%, với tốc độ
tăng 1,5% mỗi năm, cao nhất trên thế giới (UNDP, 2014).
Môi tường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham
gia và chi phối các hoạt động diễn ra trong xã hội. Văn hóa và cách thức
làm việc của một tổ chức trong một môi trường sẽ ảnh hưởng tới niềm tin
và thái độ chung của dân số và nó đóng vai trị lớn trong cách các nhà tiêp
thị quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường.
Rất ít nghiên cứu được thực hiện để hiểu thêm về xu hướng tiêu dùng trong
ngành may mặc của Trung Quốc. Vậy H&M tại thị trường Trung Quốc sẽ
hiểu khách hàng của một thị trường nhất định và cách họ thiết kế thông điệp


12
tiếp thị cho các nhà sản xuất – những người tiêu dùng trong ngành công
nghiệp này.
 Nhân khẩu học
Dân số Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Theo
thống kê mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Trung Quốc là
1.443.644.944 người vào ngày 19/05/2021 . Dân số Trung Quốc hiện chiếm
18,35% dân số thế giới.Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng
xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Biểu đồ dân số Trung Quốc 1950 - 2020
Lưu ý: Các số liệu trong biểu đồ và bảng bên dưới được lấy theo mốc thời gian
ngày 1 tháng 7 hằng năm, có chút khác biệt với các số liệu ở trên.
Từ đó ta nhận thấy Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào và thị trường rộng
rãi. Đây là thị trường tiềm nay của ngành công nghiệp may mặc nói chung và

H&M nói riêng. Tuy nhiên cũng là gánh nặng cho niền kinh tế, thất nghiệp, chất
lượng đời sống chưa cao và ơ nhiễm mơi trường.
 Trình độ lao động
Qua 60 năm phát triển, người dân Trung Quốc khơng ngừng tri thức hóa và
chun mơn hóa, cho nên đã giải phóng được rất nhiều sức sản xuất và phát huy


13
mạnh mẽ sức sáng tạo của con người. Trung Quốc đã từ một nước phổ biến về
vấn nạn mù chữ nay đã trở thành một nước lớn về nhân tài trên thế giới. Cương
yếu quy hoạch này đã vạch ra lộ trình để Trung Quốc vươn lên trở thành cường
quốc kinh tế trên thế giới.
Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp thời trang của Trung Quốc tụt hậu so
với phương Tây. Nhưng ngày nay, Trung Quốc là thị trường may mặc lớn thứ
hai trên thế giới, trị giá gần 2 tỷ USD. Người tiêu dùng trẻ hơn, trung lưu Trung
Quốc đang thay đổi mơ hình đã được thiết lập với gần một nửa tổng doanh số
bán hàng thời trang cao cấp trên thế giới.
 Văn hóa
Trung Quốc có nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nối tiếp nhau tại Đông Á
lục địa - là tổng hợp của nhiều quốc gia tại đây và tồn tại cách đây ít nhất 3500
năm. Trung Quốc ngày nay có nền văn hóa đặc sắc với những nét đẹp nghìn
năm văn hiến. Văn hóa Trung Quốc được coi là một trong những nền văn hóa
lâu đời và vẫn giữ được nét riêng, ít pha trộn với văn hóa phương Tây.
Nơi làm việc ở Trung Quốc là một tổ chức phân cấp, trong mơi trường làm việc
của Trung Quốc sẽ có sự phân cấp rõ ràng, cấ dưới phải thể hiện sự tôn trọng
với cấp trên. Điều đó có nghĩa là họ khơng khơng trực tiếp và cơng khai chỉ
trích cấp trên của mình.
Một người phương Tây có thể khơng nghĩ gì về việc đáp ứng các yêu cầu của
ông chủ bằng một số ý tưởng của riêng mình. Nếu sếp của bạn là người Trung
Quốc, bạn có thể muốn suy nghĩ lại về cách tiếp cận đó. Hoặc ít nhất là điều

chỉnh lại nó theo cách thừa nhận của sếp trước khi đề cập đến những ý tưởng bổ
sung của bạn.
Ngoài ra, người Trung Quốc đặc biệt khơng thích đề cập đến vấn đề chính trị.
H&M đã phạm phải một trong những điều tối kỵ trong văn hóa của Trung Quốc,
điều này ảnh hưởng lớn tới thị trường của H&M tại nước này.
 Phản ứng của Trung Quốc
H&M gặp phải vận đen khi phạm phải một trong những điều cấm kỵ ở Trung
Quốc vì một tun bố mà cơng ty này đăng trên website từ tháng 9 năm ngối.
Trong tun bố đó, H&M bay tỏ lo ngại về thông tin cho rằng có tình trạng lao
động cưỡng bức ở vùng Tân Cương ở Trung Quốc - một khu vực sản xuất bông
quan trọng đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng ngành thời trang tồn cầu.
Điều này làm gợi lên làn sóng thịnh nộ ở Trung Quốc với H&M bắt đầu từ một
bài đăng trên mạng xã hội về tuyên bố nói trên của H&M. Tiếp đó, truyền thơng


14
nhà nước Trung Quốc bắt đầu nhằm vào những thương hiệu lớn khác của
phương Tây từng có lần lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.
Trung Quốc chiếm gần 5% doanh thu toàn cầu của H&M trong năm 2019, đứng
sau Đức, Mỹ và Anh. Con số này được dự báo tăng lên 10% trong năm 2020,
khi kinh tế Trung Quốc phục hồi khỏi đại dịch Covid-19 nhanh hơn châu Âu, thị
trường quê hương của H&M.
Có thể thấy phản ứng lần này của Trung Quốc với H&M mạnh mẽ hơn
nhiều so với những lần trước đây khi các thương hiệu nước ngồi bị cho là
vượt ranh giới chính trị ở Trung Quốc. Qua đó cho thấy cơn phẫn nọ của
Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với H&M và có thể H&M có nguy cơ trở
thành nạn nhân doanh nghiệp đầu tiên của sự nhạy cảm ngày càng lớn của
Bắc Kinh với những lời chỉ trích từ phía các chính phủ và thực thể phương
Tây.
5. Mơi trường chính trị ( The Political Enviroment)

• Đặc điểm hệ thống chính trị của Trung Quốc
Hình thức chính phủ của Trung Quốc là một nhà nước cộng sản được gọi là
Cộng hòa Nhân dân. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là chính đảng
hàng đầu ở Trung Quốc. Không giống như các đảng phái ở các nền dân chủ
phương Tây, ĐCSTQ là một lực lượng chính trị được tổ chức chặt chẽ, kiểm
sốt và lãnh đạo xã hội ở mọi cấp độ. Đảng đặt ra chính sách và kiểm sốt
việc thực thi thơng qua các quan chức chính phủ, những người được yêu cầu
là đảng viên ĐCSTQ. Nhìn chung tình hình chính trị của Trung quốc khá ổn
định, tạo nên môi trường kinh doanh tương đối tốt, thuận lợi cho các nhãn
hàng và các nhà đầu tư.
Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay
đổi to lớn. Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội với bước
chuyển biến lịch sử là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Thể chế kinh
tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công
trong ổn định tình hình trước những biến động lớn của thế giới. Tuy nhiên,
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đứng trước những thách thức to lớn, như
phân hóa giàu nghèo, phân cực đô thị - nông thôn, ô nhiễm môi trường, nợ
công của các địa phương, tham nhũng... Xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội
chủ nghĩa trở thành phương hướng cải cách và phát triển chính trị ở Trung
Quốc trước thềm thế kỷ XXI. Nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiện toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh dân


15
chủ xã hội chủ nghĩa trở thành yêu cầu và địi hỏi quan trọng để Trung Quốc
ứng phó thành cơng với khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và
đặc biệt là chủ động mở cửa, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia
nhập WTO.
• Hợp tác chính trị với các nước

Trung Quốc tích cực thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực Đông Á và sự hội
nhập này phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của các nước láng giềng ở bên
ngoài khu vực.
Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ
NDT vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước.
Kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn cho
thương mại tồn cầu. Đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế
toàn cầu đã đạt mức trung bình 30% kể từ năm 2002. Lực lượng lao động
khổng lồ của Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp và người dân trên
khắp thế giới tận hưởng các sản phẩm giá cả phải chăng từ quần áo đến máy
tính. Khi Trung Quốc thay đổi diện mạo thương mại thế giới, giao thương
với thế giới cũng làm Trung Quốc thay đổi
Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng “sức mạnh mềm”
thế giới. Cục diện thế giới có nhiều diễn biến mới với vai trị và vị thế của
Trung Quốc được nâng cao khi tổng lượng kinh tế đã đứng thứ hai thế giới.
Trung Quốc cũng nổi lên là địa điểm hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư
nước ngoài trong bối cảnh một loạt thảm họa tồn cầu từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008 đến đại dịch COVID-19 bắt đầu vào cuối năm 2019.
Ngay cả khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trên tồn cầu vào năm
ngối do khủng hoảng y tế vẫn đang diễn ra, thì theo báo cáo của Liên hợp
quốc, FDI vào Trung Quốc tăng nhẹ 4%, mang lại 163 tỷ USD - nhiều hơn
bất kỳ quốc gia nào khác. Cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc
Long Yongtu, Trưởng đoàn đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập WTO,
cho biết tại một diễn đàn gần đây do Trung tâm Trung Quốc và Tồn cầu
hóa tổ chức, rằng Bắc Kinh đã đẩy nhanh tiến độ cải cách và mở cửa, cho
phép Trung Quốc bắt kịp Mỹ trong khoảng thời gian ngắn 20 năm.
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách giai đoạn mới trong bối cảnh
tình hình thế giới, khu vực biến đổi nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt là
sự đối nghịch giữa xu hướng đẩy mạnh tồn cầu hóa kinh tế và chống tồn

cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân tộc, dân túy...
trong khi tình hình địa - chính trị xung quanh Trung Quốc có nhiều thách


16
thức, như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển
Đài Loan, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước Đông
Á..., cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là
cạnh tranh chiến lược Trung Quốc - Mỹ, thể hiện trực tiếp qua cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay.
Trước những biến động về chính trị ấy, các thương hiệu, nhãn hàng từ nước
ngoài như H&M, Nike, Adidas cũng bịa ảnh hưởng khơng hề nhẹ, đỉnh
điểm là làn sóng bị tẩy chay do các nhãn hàng trên quyết định không sử
dụng bông Tân Cương vào q trình sản suất hàng hóa của mình. Động thái
này diễn ra trong bối cảnh, Mỹ và nhiều nước EU áp đặt lệnh trừng phạt với
nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do liên quan đến cáo buộc cưỡng bức lao
động và vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Khi vụ
việc vẫn đang trong giai đoạn cao trào và thu hút sự chú ý từ phía dư luận
quốc tế, một số người dùng, hội nhóm trên mạng xã hội cho rằng H&M (tại
Trung Quốc) vừa thay đổi hình bản đồ có chứa “đường lưỡi bò” phi pháp.
Đây được cho là động thái nhằm làm dịu dư luận Trung Quốc, nhưng đã vi
phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm các quy định của luật
biển quốc tế về vạch đường cơ sở. Hành động này của H&M thực sự là
không thể chấp nhận được, nó vừa thể hiện sự bành trướng của Trung Quốc,
vừa làm H&M mất đi cả 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Việt Nam.
6. Môi trường công nghệ ( The Technological Enviroment )
 Tổng quan
Trung Quốc là quốc gia đơng dân nhất thế giới tính đến năm 2015. Sự bùng nổ
kinh tế của nước này trong những thập kỷ gần đây chủ yếu nhờ vào nguồn cung
lao động giá rẻ dồi dào và tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, nhờ thị trường

nội địa rộng lớn và tỷ lệ tiết kiệm cao của nước này. Thành công kinh tế cũng
được ghi nhận là đã góp phần ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội. Trình độ phát
triển công nghệ cao của Trung Quốc trong những năm gần đây không kém phần
đáng chú ý so với sự vươn lên từ nghèo đói để trở thành một trong những nền
kinh tế và máy móc hàng đầu thế giới. Với những cải tiến trong công nghệ đang
diễn ra theo cấp số nhân, hơn 80% cơng dân có quyền sử dụng điện thoại di
động làm phương tiện chính để liên lạc bằng giọng nói trong khi chỉ có 19% có
điện thoại đường dài cách đây một thập kỷ. Được chính phủ Trung Quốc
khuyến khích, nhiều ngành cơng nghiệp đã trở nên tiên tiến và đổi mới hơn rất
nhiều. Vài năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục có những bước tiến rất lớn về công
nghệ và trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà các nước trên thế giới đang kỳ
vọng rất lớn.


17
Những phát triển công nghệ gần đây của Trung Quốc:
-Từ quốc gia lao động giá rẻ đến công nghệ tiên tiến hàng đầu.
- Sáng kiến Made in China 2025 trong lĩnh vực kinh tế với mục tiêu biến
Trung Quốc từ một nhà phát triển chi phí thấp thành một nhà sản xuất các
sản phẩm công nghệ cao và cao cấp. Nó tác động lớn đến khả năng cơng
nghệ cao của Trung Quốc. Ngồi Made in China 2025, cịn có một số
chương trình R&D quốc gia đang hoạt động khác.
Trong thập kỷ qua, nhiều công ty công nghệ cao và đổi mới của Trung Quốc
đã trở nên tích cực khơng chỉ ở trong nước mà cịn trên tồn cầu như:
Huawei và Xiaomi, ByteDance, Tencent, Alibaba, …
 Cơ cấu thị trường ngành dệt may
Những thương hiệu may mặc nội địa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
dệt may của Trung Quốc. Danh sách những thương hiệu dệt may nội địa
mạnh nhất trên thị trường này tập trung chủ yếu ở Thượng Hải và Giang Tô
theo một khảo sát năm 2014 :



18

 Công nghệ may mặc của Trung Quốc
Từ trước tới nay người ta hay đề cập tới Trung Quốc như là quốc gia hàng đầu
về sản xuất, xuất khẩu dệt may trên thế giới. Tuy nhiên đây cũng là thị trường
tiêu thụ các sản phẩm dệt may với số lượng “khủng” , với nhiều tiềm năng rất
đáng đầu tư cũng như đẩy mạnh khai thác do dân số đông và đời sống người
dân được cải thiện do thu nhập cao. Qua đó thấy được cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh vào thị trường này. Đặc biệt là H&M.
 Thiết bị công nghệ:
Trước khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã thơng qua kế hoạch cải
tổ ngành công nghiệp dệt may nên khoảng 25% thiết bị công nghệ dệt may
Trung Quốc đến năm 2001 đạt mức hiện đại của thế giới, từ đó có thể thích
nghi sản xuất các sản phẩm may mặc yêu cầu kỹ thuật cao, có sức cạnh
tranh. Một điểm đặc biệt là các công ty dệt may Trung Quốc hầu hết sử
dụng máy móc thiết bị trong nước sản xuất, chỉ nhập khẩu những thiết bị
tinh vi, hịên đại từ Nhật Bản, Mỹ, Đức…
Khi ngành công nghệ may mặc của Trung Quốc trưởng thành, ngày càng có
nhiều thương hiệu Trung Quốc bước ra sân khấu tồn cầu. Tuy nhiên, khơng
thể phủ nhận rằng thị trường nước ngồi vẫn cịn sơ khai đối với nhiều
thương hiệu này. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
tồn cầu, nhiều nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc đã và đang nhìn ra
ngồi biên giới để tìm ra các chiến lược chiến thắng. Tuy nhiên các công ty
dệt may Trung Quốc đang đối mặt với các vấn đề như: chi phí đầu vào, giá
nhân cơng, chi phí điện nước đều tăng. Khơng ít các cơng ty dần chuyển
hướng đầu tư sang các lĩnh vực mới như: Sản xuất sợi,vải dệt trong các
ngành tự động hóa, y tế, địa kỹ thật, nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa chất..vv.
đáp ứng đưuọc nhu cầu khắt khe của giới trẻ và thượng lưu. Các doanh

nghiệp Trung Quốc phải củng cố năng lực nghiên cứu và phát triển sản
phẩm cũng như đầu tư vào các hoạt động marketing hiệu quả hơn vì xu


19
hướng thời trang, marketing cũng ngày càng thay đổi nhanh chóng, phức
tạp.
Qua đó ta thấy được tiềm năng của H&M tại thị trường Trung Quốc vì
những người trẻ tại Trung Quốc trở nên năng động hơn trong việc tìm kiếm
nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn trong sự nghiệp và cuộc sống. Chính bởi lẽ
đó mà phong cách thời trang cá nhân cũng được đầu tư và cần đến sự khác
biệt, giúp thể hiện bản sắc cá nhân tốt hơn.
- Thương hiệu thời trang giá rẻ phù hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với xu
hướng chung
-Do nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tăng nhanh, dịch vụ
Logistics của H & M còn cung cấp cả dịch vụ giao hàng door – to – door.
Đối với H & M, sự hài lòng và an tâm từ khách hàng là yếu tố mang giá trị
cốt lõi cho công ty.
- Hãng thời trang hàng đầu thế giới vận hành dịch vụ mang lại giá trị
khác:đóng gói chuyên dụng, lưu trữ, tháo dỡ và lắp đặt máy móc,…
Đáng lưu ý nhất, với chuỗi Logistics ngược, H&M nhận lại những sản phẩm
không vừa ý và tái chế. Và sự thâ ’t là, có đến 20% sản phẩm may mặt được
tạo ra từ các sản phẩm được thu hồi.
-> H&M có thể xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực công
nghệ này.
7. Môi trường sinh thái (The Ecological Enviroment)
* Tổng quan mơi trường sinh thái của Trung Quốc
Với diện tích 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa
lớn thứ 4 trên thế giới. Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.443.791.922
người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc ngày 30/5/2021. Dân số

Trung Quốc hiện chiếm 18,35% dân số thế giới. Với sự phát triển của dân
số cũng như sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo một số vấn
đề môi trường nghiêm trọng.
* Environmental pollution

 Ơ nhiễm khơng khí.
Ơ nhiễm khơng khí ở Trung Quốc đang là mối đe dọa đối với sức khỏe
cộng đồng. Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế
giới. Lượng khơng khí ở thủ đơ Bắc Kinh đã đạt mức ơ nhiễm vơ cùng
nặng. Nồng độ bụi mịn trong khơng khí đo được tại các khu vực ở thủ đô
này đạt PM2.5, đây là chỉ số vượt quá mức cho phép của nồng đọ bụi mịn,
làm gây hại đến sức khỏe cộng đồng cũng như làm ô nhiễm môi trường và


20
gây thiệt hại đến nền kinh tế. Ơ nhiễm khơng khí khiến tầm nhìn xa ở Bắc
Kinh giảm xuống dưới 200m còn người dân cảm thấy như đang sống trong
cảnh chiến tranh với khói bụi dày đặc và báo động đỏ liên tục.
Các thống kê cho thấy Bắc Kinh và các thành phố khác của Trung
Quốc đã thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm do ơ nhiễm khơng khí. Theo trang
The Financialist, ơ nhiễm ở Trung Quốc, điển hình là ô nhiễm không khí,
gây thiệt hại khoảng 100 tỉ USD mỗi năm.

Tổng thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí và nước gây ra cho kinh tế Trung
Quốc ~ 6% GDP/năm
Ô nhiễm khơng khí đã khiến người Trung Quốc phải trả giá nền kinh tế
tới 6.59% mỗi năm
 Ô nhiễm nguồn nước
Trung Quốc là nơi sinh sống của gần 20% dân số thế giới nhưng chỉ
chứa khoảng 7% lượng nước ngọt tồn cầu.

Q trình cơng nghiệp hóa nhanh chóng đã phải trả giá bằng nguồn
nước bị ô nhiễm. Nguồn nước ở Trung Quốc bị ô nhiễm bởi chất thải công
nghiệp, nước thải, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
Hơn 80% nguồn nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm và không thể
sử dụng tức thời.
Theo Business Insider, hơn một nửa dân số Trung Quốc không được
tiếp cận với nguồn nước sạch. Gần 2/3 người dân ở vùng nông thôn Trung
Quốc sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây ra bởi chất thải cơng nghiệp và con
người.
 Ơ nhiễm ánh sáng.
Lượng ánh sáng phát ra mạnh và kéo dài vào ban đêm từ các nguồn
sáng nhân tạo.
Ở các thành phố lớn, đèn trang trí và quảng cáo cũng được sử dụng
quá mức, gây lãng phí năng lượng và kinh tế
Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm sẽ làm tăng căng thẳng và ảnh hưởng
tiêu cực đến nhịp sinh học của con người

 Ô nhiễm nguồn đất


21
20 triệu ha đất canh tác (1/6 tổng diện tích canh tác) Trung Quốc bị ô
nhiễm kim loại nặng
Theo Tân Hoa xã, báo cáo của chính quyền Trung Quốc khảo sát 6,2
triệu km² đất. Kết quả cho thấy 16,1% diện tích đất nước này bị ơ nhiễm.
Chỉ tính riêng đất trồng trọt thì 19,4% diện tích bị nhiễm độc.
 Lũ lụt:
Hơn 70 triệu người trung quốc từ 28 tỉnh và thành phố đã bị ảnh hưởng
bởi mùa lũ lụt năm 2020 - tồi tệ nhất kể từ năm 1998 đến nay và thiệt hại
trực tiếp về kinh tế là 214,3 tỉ nhân dân tệ (29 tỉ usd) – Theo tờ hoàn cầu

thời báo dẫn lời các quan chức trung quốc trong 3 quý đầu 2020.
Hơn 400 con sông ở Trung Quốc đã bị ngập và một số con sông lớn
bao gồm sơng Dương Tử, sơng Hồng Hà và Thái Hồ đã phải hứng chịu lũ
lụt, lần đầu tiên ba lưu vực sông lớn này trải qua một trận lũ lụt ở cấp độ
khu vực hoặc trên mức trung bình kể từ năm 1998 – Theo ông Li Kungang
từ bộ quản lý khẩn cấp (mem)
Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới trong mùa lũ lụt năm 2020 đã phải gánh
đến 5 đợt lũ lớn. Đỉnh điểm là vào ngày 20/8, lưu lượng dòng chảy vào hồ
chứa đập tam hiệp lên đến 75.000 mét khối/giây, đập Tam Hiệp đã phải mở
11 cửa xả lũ với lưu lượng xả 49.400 mét khối/giây.
Trong tình hình hiện nay, ơ nhiễm mơi trường là vấn đề cấp thiết và căng thẳng
của Trung Quốc, nó khơng những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ảnh
hưởng đến nền sinh thái Trung Quốc, mà nó cịn để lại thiệt hại đến nền kinh tế
Trung Quốc nói chung và sự phát triển của H&M tại Trung Quốc nói riêng. Ơ
nhiễm môi trường đã tác động đến thị trường cung ứng và các yếu tố đầu vào
của H&M như nguồn lực vật chất gồm : các nhà máy sản xuất, cung cấp bơng,
vải, khuy cúc, trong đó, hay nguồn lực cơng nghệ, nguồn lực nhân lực.
Ngồi ra, ơ nhiễm mơi trường còn tác động đến việc làm và thu nhập của
dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hoá của
doanh nghiệp. Tổng thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí và nước gây ra cho
kinh tế Trung Quốc ~ 6% GDP/năm. Tóm lại, ơ nhiễm môi trường ở Trung
Quốc gây ra sức ép to lớn đối với hoạt động của H&M. Chính quyền Trung
Quốc cần phải đẩy mạnh chủ trương, biện pháp bảo vệ cũng như xử lý triệt
để vấn đề môi trường.
8. Môi trường pháp lý (The Legal Environment)
* Tổng quan pháp lý tại Trung Quốc:


22
Hệ thống pháp luật của Trung Quốc khác với hệ thống pháp luật ở các

nước phương Tây. Cơ quan lập pháp chính trong nước là Đại hội đại biểu
nhân dân tồn quốc (NPC). Đây là cơ quan có gần 3.000 thành viên, được
bầu với nhiệm kỳ 5 năm. NPC họp mỗi năm một lần trong một phiên họp
kéo dài vài tuần.
* Luật bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ:
Trung Quốc có một hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt
và phát triển. Luật bản quyền của Trung Quốc được thành lập vào năm
1990 và được sửa đổi vào tháng 10 năm 2001. Các quy định thực hiện mới
bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15 tháng 9 năm 2002. Không giống như bảo
hộ bằng sáng chế và nhãn hiệu, các tác phẩm có bản quyền khơng u cầu
đăng ký bảo hộ. Trung Quốc bảo vệ người từ các quốc gia thuộc các công
ước quốc tế về bản quyền hoặc các hiệp định song phương mà Trung Quốc
là thành viên. Tuy nhiên, chủ sở hữu bản quyền có thể muốn tự nguyện
đăng kí với Cục Bản Quyền Quốc Gia (NCA) của Trung Quốc để thiết lập
bằng chứng về quyền sở hữu, nếu hành động cưỡng chế là cần thiết.
* Luật nhãn hiệu:
Luật nhãn hiệu của Trung Quốc lần đầu được thông qua vào năm 1982
và được sửa đổi vào năm 2001. Các cơng ty nước ngồi muốn phân phối
sản phẩm của họ ở Trung Quốc nên đăng kí nhãn hiệu hoặc logo của họ
với văn phòng Nhãn hiệu Trung Quốc. Hơn nữa, các cơng ty nước ngồi
nên đăng ký tên miền Internet thích hợp và các phiên bản tiếng Trung của
thương hiệu họ.
Ngày 30/8/2013 Quốc hội nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa đã
thơng qua Luật Nhãn hiệu mới sau hơn một thập kỷ chờ đợi. Luật Nhãn
hiệu mới có hiệu lực từ ngày 1.5.2014. Về cơ bản, Luật Nhãn hiệu mới có
nhiều ưu điểm vì đã đưa vào nguyên tắc về tính trung thực và thiện ý, thắt
chặt việc đăng ký với dụ ý xấu, cho phép đăng ký nhãn hiệu cho nhiều
nhóm sản phẩm, dịch vụ trong một đơn, cho phép nộp đơn điện tử và chấp
nhận đăng ký nhãn hiệu âm thanh. Luật mới đưa ra các chế tài mạnh tay
đối với những hành vi chiếm nhãn hiệu và những cá nhân bị kết tội vi

phạm nhãn hiệu. Đây chính là nguồn cơn gây bất bình đối với các nhãn
hiệu nước ngồi, cũng như là điểm gây tranh cãi trong cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung. Luật đưa ra các quy định nhằm ngăn chặn những ý đồ xấu
ngay trong giai đoạn nộp đơn xin cấp bản quyền nhãn hiệu. Để xóa bỏ hiện


23
tượng đó ngay tại đầu nguồn, luật mới trao quyền cho Văn phòng Thương
hiệu Trung Quốc (TMO) từ chối các hồ sơ sai trái ở giai đoạn kiểm tra ban
đầu. Sau khi nộp đơn, trong thời gian thông báo ba tháng, bất kỳ ai, không
chỉ là chủ sở hữu nhãn hiệu, có thể gửi đơn phản đối tới TMO nếu họ phát
hiện có trường hợp nộp đơn sai trái. Ngồi ra, luật cũng tăng cường nghĩa
vụ pháp lý cho các cơ quan quản lý thương hiệu. Cụ thể, cơ quan thương
hiệu không thể đồng ý cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu họ biết hoặc
gần như biết rằng nhãn hiệu đó được đăng ký bởi những khách hàng
“khơng thiện chí”. Cơ quan nào vi phạm có thể phải chịu phạt hành chính.
Có thể nói, những thay đổi của Luật Nhãn hiệu Trung Quốc mang lại sân
chơi bình đẳng hơn, tạo sự công bằng cho cả chủ sở hữu nhãn hiệu trong
và ngồi nước.

Tóm lại, Luật pháp Trung Quốc khơng gây cản trở quá lớn trong hoạt
động của H&M tại Trung Quốc. Đối với H&M thì việc bảo vệ các ý tưởng
thiết kế là rất quan trọng vì các sản phẩm của H&M đa số là những sản
phẩm độc đáo mang đầy sáng tạo, và có khả năng dễ bị ăn cắp ý tưởng cao.
Vì thế, luật bản quyền, và luật nhãn hiệu sẽ là mô ’t thuâ ’n lợi cho H&M để
bảo vệ và phát huy các ý tưởng thiết kế độc đáo sáng tạo của mình. Tuy
nhiên, những thay đổi pháp lý của Trung Quốc cũng làm hạn chế hoạt động
của H&M như vấn đề thuế quan thương mại tồn tại với doanh nghiệp nước
ngoài.



24


25
III. KẾT LUẬN
Có thể thấy , được gia nhập một thị trường có ngành thời trang sơi động như
Trung Quốc vừa là thuận lợi , vừa là thách thức đối với thương hiệu thời trang
Thụy Điển Hennes & Mauritz AB (H&M ). Về thuận lợi , Trung Quốc, với tư
cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được xem là thị trường quan trọng đối
với nhiều doanh nghiệp thời trang , trong đó có H&M . H&M khi gia nhập thị
trường có cơ hội tiếp cận với hàng triệu người tiêu dùng mới tại đất nước này .
Điều này góp phần giúp H&M thu được lượng doanh thu lớn . Tuy nhiên , như
đã nói Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng và có ngành thời trang vô
cùng sôi động nên việc phải cạnh tranh gắt với nhiều đối thủ lớn như các công
ty nội địa , Zara , Uniqlo …vv là điều không thể tránh khỏi . Không chỉ vậy , sự
kiện H&M tuyên bố “ Không sử dụng bông ở Tân Cương “ do vấn đề nhân
quyền nơi đây đã động đến nguyên tắc của Trung Quốc , điều này làm rấy lên
làn sóng tẩy chay mạnh mẽ đối với nhãn hàng này. Giữa làn sóng tẩy chay, các
sản phẩm của H&M nhanh chóng biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện
tử lớn của Trung Quốc như Alibaba và JD.com. Vị trí của hơn 500 cửa hàng bán
lẻ H&M tại Trung Quốc bị xóa khỏi dịch vụ bản đồ của Alibaba và Baidu - cơng
cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc. Chưa hết, các chủ mặt bằng tại ít nhất 6
thành phố cấp thấp đã buộc H&M đóng cửa hàng… Vấn đề được đặt ra là liệu
H&M cịn có thể tồn tại ở Trung Quốc ? Giải pháp gì cho H&M để có thể vượt
qua được cơn khủng hoảng này ? Nhóm Global Vision xin đưa ra một số giải
pháp cho H&M .



×