BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
..........................o0o........................
Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HỐ
HỌC VÀO THỰC TIỄN THƠNG QUA DẠY HỌC HỐ HỌC
Giảng viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
1
1
A. Mục tiêu
1. Tìm hiểu về năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn:
Khái niệm, thành phần, biểu hiện.
2. Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học Hoá học.
3. Đề xuất một số biện pháp đánh giá NL vận dụng kiến thức hoá
học vào thực tiễn cho HS.
B.
1.
2.
Câu hỏi nghiên cứu
C.
Nội dung của dự án
Năng lực, NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn là gì?
Thành phần, biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hoá
học vào thực tiễn.
3. Các biện pháp có thể sử dụng để phát triển NL vận dụng kiến
thức hố học vào thực tiễn.
4. Các cơng cụ đánh giá sự phát triển NL vận dụng kiến thức hoá
học vào thực tiễn của HS.
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển NL vận dụng kiến
thức Hoá học vào thực tiễn cho HS
5.1. Biện pháp 1. Sử dụng dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cho học sinh THPT trong dạy học Hoá học
5.2. Biện pháp 2. Sử dụng dạy học dự án nhằm phát triển
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
THPT trong dạy học Hoá học
5.3. Biện pháp 3. Sử dụng bài tập định hướng phát triển
năng lực nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thơng trong
dạy học Hố học
2
2
3
3
D.
Bảng phân cơng nhiệm vụ trong nhóm
Họ và tên
thành viên
Dun
Tn
Thắng
Tiến, Hiền
Mãi, Nga
Hoài
Tuyến
E.
Các vấn
đề cần
giải quyết
Hoạt động
GQVĐ
Nghiên cứu,
Mục A, câu
tổng quan tài
1, Câu 2
liệu
TG
thực
hiện
Dự kiến
SP
8/8/201
6
Bản word
và
powerpoi
nt
Câu 3
Câu 4
Câu 5.1
Câu 5.2
Nghiên cứu
tài liệu
Nghiên cứu
tài liệu
Nghiên cứu
tài liệu
Câu 5.3
Nghiên cứu
tài liệu
C, E
Nghiên cứu
sản phẩm
của các
thành viên
và
thiết kế phần
C, E
8/8/201
6
Bản word
và
powerpoi
nt
8/8/201
6
Bản word
và
powerpoi
nt
8/8/201
6
Bản word
và
powerpoi
nt
8/8/201
6
Bản word
và
powerpoi
nt
10/8/20
16
Bản
powerpoi
nt
Báo cáo sản phẩm của nhóm
1. Năng lực, NL vận dụng kiến thức hố học vào thực tiễn.
1.1. Năng lực
Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm năng lực dựa
trên dấu hiệu khác nhau. Chúng tôi sử dụng khái niệm: “Năng lực là
khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận
4
4
hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công
nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”.
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn
Từ khái niệm về năng lực, chúng tôi cho rằng “Năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng
tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng
thú,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên
quan đến hóa học.
2. Thành phần, biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức
hoá học vào thực tiễn.
Theo Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy
học theo định hướnphát triển năng lực học sinh trong trường THPT
(lưu hành nội bộ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS THPT được mô tả gồm
các năng lực thành phần và các mức độ thể hiện như sau:
- Năng lực hệ thống hóa kiến thức. Năng lực này có các mức độ
thể hiện: Hệ thống hóa, phân loại được kiến thức hóa học, hiểu rõ
đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận
dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với
mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên
và xã hội.
- Năng lực phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng
vào cuộc sống thực tiễn. Các mức độ thể hiện của năng lực này gồm:
Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi
vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa
học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong
cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
- Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng
dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau. Năng lực này thể
hiện ở các mức độ: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa
học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa
học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường.
- Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến
thức hóa học để giải thích. Năng lực này được thể hiện: Tìm mối liên
hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng
của hóa học trong cuộc sống dựa vào các kiến thức hóa học và các
kiến thức của các mơn khoa học khác.
- Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.
Mức độ thể hiện của năng lực này là: Chủ động sáng tạo lựa chọn
phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Có năng lực hiểu biết và
tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống
thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải
quyết các vấn đề đó.
5
5
3. Các biện pháp có thể sử dụng để phát triển NL vận dụng
kiến thức hoá học vào thực tiễn
Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học
sinh có thể thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực và nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong
các loại bài dạy, kiểm tra đánh giá, hoạt động ngoại khóa (các cuộc
thi, thăm quan,…) hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ trình bày 3 biện pháp để phát triển
năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cho HS đó là:
Biện pháp 1. Sử dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Biện pháp 2. Sử dụng dạy học theo dự án.
Biện pháp 3. Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực.
3.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và GQVĐ là PPDH phức hợp, mà ở đó GV là
người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS phát hiện
vấn đề, tích cực, chủ động, tự giác GQVĐ thơng qua đó mà lĩnh hội
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Dạy học nêu và GQVĐ có những bản chất cơ bản sau đây:
- GV đặt trước HS một loạt các bài tốn nhận thức (hoặc những
vấn đề khoa học) có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái
phải tìm (vấn đề khoa học). Đây không phải là những vấn đề rời rạc
mà là một hệ thống có quan hệ logic với nhau và được cấu trúc lại
một cách sư phạm gọi là bài toán nêu vấn đề. GV tạo điều kiện cho
họ nhận thấy con đường GQVĐ đó, việc điều khiển quá trình lĩnh hội
kiến thức của HS được thực hiện theo cách tạo ra một hệ thống các
tình huống có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải quyết
những tình huống đó và những chỉ dẫn cụ thể cho HS trong q trình
GQVĐ.
- Học trị tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán ơrixtic như mâu thuẫn
của nội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng
thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài
tốn đó.
- Trong q trình giải và bằng q trình giải, bài tốn nhận thức
(GQVĐ) mà người học được lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả
kiến thức, cả cách giải và do đó có được niềm vui sướng của sự phát
minh sáng tạo.
Cách xây dựng tình huống có vấn đề và quy trình dạy HS GQVĐ
Tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm lí đặc biệt của
6
6
HS khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài tốn nhận thức giữa cái
đã biết và cái phải tìm, tự HS chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng
giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách tìm tịi, tích cực sáng tạo, kết quả
là họ nắm được cả kiến thức và phương pháp giành được kiến thức.
Trong học tập cũng như trong cuộc sống, HS sẽ gặp các tình
huống có vấn đề cần giải quyết. Việc nhận ra tình huống có vấn đề
và giải quyết các tình huống đó một cách thành cơng chính là năng
lực phát hiện và GQVĐ.
•
Ba điều kiện của tình huống có vấn đề trong dạy học
(1) Có mâu thuẫn nhẫn thức giữa kiến thức đã biết và kiến thức
cần tìm. Ở đây điều chưa biết có thể là mối liên hệ chưa biết nhưng
cũng có thể là cách thức hay điều kiện hành động. Đây chính là kiến
thức mới sẽ được phát hiện ra trong tình huống có vấn đề.
(2) Tạo hứng thú và nhu cầu muốn biết kiến thức mới. Tâm lí của
nhu cầu nhận thức chính là động lực thúc đẩy hay khởi động các
hoạt động nhận thức của HS, góp phần thúc đẩy HS ham muốn tìm
tịi, phát hiện, sáng tạo giải quyết nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra.
(3) Phù hợp với tâm lí và trình độ của HS trong việc phân tích các
điều kiện của nhiệm vụ đặt ra trên con đường tìm kiếm cũng như
phát hiện kiến thức mới. Tình huống có vấn đề nên bắt đầu từ cái
quen thuộc, đã biết về kiến thức cũng như kinh nghiệm sống của họ
mà đi đến cái bất thường (kiến thức mới) một cách bất ngờ nhưng
logic.
•
Bốn kiểu cơ bản xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học Hố
học
- Tình huống nghịch lí: Vấn đề mới thoạt nhìn dường như vơ lí, trái
khốy, khơng phù hợp với những ngun lí đã được cơng nhận
chung.
- Tình huống bế tắc: Vấn đề thoạt đầu ta khơng thể giải thích nổi
bằng lí thuyết đã biết.
Ví dụ: Khi học về dãy điện hoá của kim loại, HS biết, thế điện cực
chuẩn của nhôm (
Eo
Al3+ /Al
= −1,66V
) nhỏ hơn thế điện cực chuẩn của
E oH O/H = −0,41V
2
hiđro ( 2
). Nhưng thực tế, chậu nhơm được dùng để
đựng nước trong sinh hoạt.
- Tình huống lựa chọn: Mâu thuẫn xuất hiện khi ta đứng trước một
sự lựa chọn rất khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết.
7
7
- Tình huống tại sao (nhân quả): Tìm kiếm nguyên nhân của một
kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, động cơ của một hành động.
Ví dụ 1: Tại sao cacbon monooxit cháy được, cịn cacbon đioxit
khơng cháy được trong khí oxi?
Ví dụ 2: Tại sao khơng thể sử dụng CO thay thế cho CO2 có trong
bình chữa cháy thơng thường?
Q trình dạy học GQVĐ có thể mơ tả qua các bước cơ bản
sau đây:
Bước 1. Nhận biết vấn đề - Đưa ra vấn đề
- Tạo tình huống có vấn đề: Trong bước này cần phân tích tình
huống đặt ra, giải thích và chính xác hố để hiểu đúng tình huống và
nhận biết được vấn đề
- Phát biểu vấn đề: vấn đề cần được trình bày rõ ràng và đặt mục
đích GQVĐ đó.
Bước 2. Nghiên cứu tìm các phương án giải quyết
Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để GQVĐ.
Để tìm các phương án GQVĐ, cần so sánh, liên hệ với những cách giải
quyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải
quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ
thống hố để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc khơng
tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết vấn đề.
- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và
cái phải tìm.
- Xây dựng các giả thuyết về vấn đề đặt ra theo các hướng khác
nhau.
- Lập kế hoạch GQVĐ.
- Đề xuất các hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác
bỏ và chuyển hướng khi cần thiết.
Bước 3. Giải quyết vấn đề
- Thực hiện kế hoạch GQVĐ. Kiểm tra các giả thuyết bằng các
phương pháp khác nhau. Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế
của lời giải.
- Kiểm tra tính hợp lí hoặc tối ưu của lời giải. Trong bước này cần
quyết định phương án GQVĐ. Các phương án giải quyết đã được tìm
ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được
việc GQVĐ hay khơng. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì
cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các
phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không GQVĐ được thì cần
trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết
định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết
thúc việc GQVĐ.
Bước 4: Kết luận
8
8
- Thảo luận về các kết quả thu được và đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thiết đã nêu.
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái
quát hoá, lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.
- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
- Phát biểu kết luận.
- Cuối cùng là vận dụng vào tình huống mới.
Quy trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tính phức tạp của
vấn đề nghiên cứu, trình độ kiến thức và năng lực nhận thức của HS.
Do đó, q trình vận dụng có thể thay đổi đơn giản hơn hoặc phức
tạp hơn.
3.2. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm
vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ
q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả
thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới
thiệu, chuyển giao được.
Đặc điểm của DH theo dự án:
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình
huống của thực tiễn xã hội, nghề nghiệp và đời sống. Nhiệm vụ của
dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng
của người học.
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia đề xuất và
chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá
nhân. Ngoài ra, hứng thú của HS cần được phát triển trong quá trình
thực hiện dự án.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự
kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt
động thực tiễn, thực hành. Thơng qua đó để kiểm tra, củng cố, mở
rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh
nghiệm thực tiễn của người học.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản
phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án bao gồm những thu hoạch lí
9
9
thuyết, những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực
hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố và giới thiệu.
- Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát
triển cả kĩ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp
tác, tự giám sát, tìm kiếm, phân tích dữ liệu và đánh giá thơng tin,...
Trong suốt q trình thực hiện dự án, các câu hỏi định hướng sẽ kích
thích HS tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn
cao. Đồng thời, HS cịn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng
mềm cần có của con người trong thế kỉ XXI như: kĩ năng học tập và
thích ứng, kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin, kĩ năng sống và hoạt
động nghề nghiệp,...
- Tính phức hợp có ý nghĩa xã hội, thực tiễn: nội dung dự án có sự
kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm
giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp (liên mơn). Các dự án học
tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với việc giải quyết
các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội.
- Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người
học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình
dạy học. Điều này cũng địi hỏi và khuyến khích người học nâng cao
tính trách nhiệm và sự sáng tạo. GV chủ yếu đóng vai trị tư vấn,
hướng dẫn, giúp đỡ HS. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với
kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện
theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công
việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án địi hỏi và
rèn luyện tính sẵn sàng, kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành
viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác
có tham gia trong dự án. Đặc điểm này cịn gọi là học tập mang tính
xã hội.
3.3. Bài tập định hướng phát triển năng lực
Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội
dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan
niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có
vai trị quan trọng. Do vậy, bài tập định hướng năng lực được nghiên
cứu và sử dụng trong việc xây dựng các bài kiểm tra đánh giá theo
năng lực. Có thể hiểu bài tập định hướng phát triển năng lực là dạng
bài tập đòi hỏi người học phải vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác
nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình
huống cuộc sống. Theo [1], các bài tập trong bài kiểm tra PISA là
những ví dụ mẫu mực về bài tập định hướng năng lực, đánh giá khả
năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống của cuộc sống.
10
10
Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là cơng cụ để HS luyện
tập nhằm hình thành năng lực, đồng thời là công cụ để GV và các
cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của HS và biết
được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
Bài tập định hướng năng lực có các đặc điểm cơ bản sau:
a) Yêu cầu của bài tập: Có các mức độ khó khác nhau, mơ tả đủ tri
thức, kĩ năng yêu cầu và định hướng theo kết quả.
b) Hỗ trợ học tích luỹ: Liên kết các nội dung qua suốt các năm học,
giúp nhận biết được sự gia tăng năng lực và vận dụng thường
xuyên những điều đã học.
c) Hỗ trợ cá nhân hóa việc học: Chẩn đốn và khuyến khích cá
nhân, tăng khả năng, trách nhiệm của cá nhân với việc học tập
và giúp cá nhân sử dụng sai lầm như là cơ hội để học tập.
d) Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn: Bài tập luyện tập đảm bảo tri
thức cơ sở, có sự thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao,
đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh) và thử các
hình thức luyện tập khác nhau.
e) Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường
năng lực xã hội thơng qua làm việc nhóm, địi hỏi sự lập luận, lí
giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.
f) Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Bài tập giải quyết vấn đề đòi
hỏi sự kết nối với kinh nghiệm sống và phát triển các chiến lược
giải quyết vấn đề.
g) Địi hỏi có những con đường giải pháp khác nhau: Đặt vấn đề
mở, đọc lập tìm hiểu, diễn biến mở của giờ học và ni dưỡng
các con đường, giải pháp khác nhau.
h) Phân hóa nội tại: Có các con đường tiếp cận khác nhau, có sự
phân hóa bên trong và gắn với các tình huống, bối cảnh.
Với các đặc điểm cơ bản trên ta thấy bài tập định hướng năng lực
ở dạng bài tập mở được sử dụng trong việc luyện tập hoặc kiểm tra
năng lực vận dụng kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết
vấn đề. Bài tập mở là dạng bài tập được đặc trưng bằng sự trả lời tự
do theo cá nhân, khơng có lời giải cố định, cho phép các cách tiếp
cận khác nhau và dành không gian cho sự tự quyết định của người
học. Bài tập mở có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực
cho HS. Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, các bài tập mở gắn với
thực tiễn cịn ít được quan tâm nên việc xây dựng và sử dụng chúng
trong dạy học để phát triển năng lực HS là cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn cao.
11
11
Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà
người GV cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV
cần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực.
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập
định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập định hướng năng lực
theo các dạng:
- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài
tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực.
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức
trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố
kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.
- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này địi hỏi sự phân
tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống
thay đổi để giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo
của người học.
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn (bài tập thực
tiễn): Các BTTT giải quyết những vấn đề gắn với bối cảnh và tình
huống thực tiễn. Đây bài tập mở, tạo cơ hội cho HS có nhiều cách
tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Trong nghiên cứu
của mình chúng tơi chú trọng nhiều hơn đến dạng bài tập này.
4. Các công cụ đánh giá sự phát triển NL vận dụng kiến thức
hoá học vào thực tiễn của HS
Để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết
các vấn đề thực tiễn của HS, GV cần sử dụng nhiều công cụ đánh giá
khác nhau. Sau đây là một số công cụ hay sử dụng và có hiệu quả
khi đánh giá năng lực của HS:
4.1. Bài kiểm tra
GV sử dụng bài kiểm tra có chứa các vấn đề liên quan đến các
kiến thức thực tiễn trong cuộc sống để kiểm tra khả năng vận dụng
kiến thức hóa học giải quyết các vấn đề đó. Đánh giá HS bằng điểm
số.
Ví dụ:
Đề kiểm tra 15 phút (Hóa học 11)
Câu 1. Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng
khí? Có phải là do cá đớp khơng khí khơng?
Câu 2. Vì sao xoong chảo đun trên bếp dầu thường bị đen hơn đun
trên bếp gas?
Câu 3. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có cơng
12
12
thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêu lít khơng khí (ở điều kiện tiêu
chuẩn) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,2 gam? Biết oxi
chiếm 20% thể tích khơng khí.
Đáp án
Câu 1 (3 điểm)
- Bọt khí thốt ra có thành phần chính là metan.
(1 điểm)
(Do các vi khuẩn có mặt trong nước đã phân huỷ các hợp chất mùn
có ở đáy hồ ao).
(1 điểm)
- Về mùa hè, những lúc trời nắng nóng nhiệt độ của hồ ao cao hơn
bình thường vì vậy độ tan của các khí trong nước hồ ao sẽ giảm
xuống và thấp hơn nồng độ của chúng trong nước, một số khí thốt
ra (ngồi CH4 cịn có oxi, nitơ,…) Khí metan là chất khí khơng màu,
không mùi và hầu như không tan trong nước, do đó thốt ra ngồi
tạo nên các bóng khí trên mặt hồ.
(1
điểm)
Câu 2 (3 điểm)
- Dầu hỏa chứa những hidrocacbon thể lỏng (C10-C16)
(1
điểm)
- Gas chứa những hidrocacbon thể khí hóa lỏng (C3-C4) được nén
trong các bình gas
(1
điểm)
- Dầu hỏa khó cháy hơn gas nên khi cháy dễ sinh ra muội than.
(1 điểm)
Câu 3 (4 điểm)
Phương trình hóa học của phản ứng cháy:
C25H52 +
38O2 → 25CO2 + 26H2O
nnến = 35,2/352 = 0,1 (mol)
(1 điểm)
(1 điểm)
noxi = 3,8 (mol)
13
Voxi = 3,8x 22,4 = 85,12 (l)
(1 điểm)
Vkk = Voxi x 100/20 = 425,6 (l)
(1 điểm)
13
2.2. Phiếu hỏi - Phiếu học tập
GV yêu cầu học sinh trả lời và làm các bài tập có nội dung liên
quan đến các vấn đề thực tiễn trong phiếu hỏi, phiếu bài tập. qua đó
GV có thể quan sát quá trình làm việc của HS cũng như dựa vào câu
trả lời của HS trong phiếu để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức
hóa học giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS
Ví dụ: Trong q trình dạy bài ancol (lớp 11 – chương trình nâng
cao) GV có thể sử dụng phiếu học tập với bộ câu hỏi sau:
Câu 1: Cồn khơ và cồn lỏng có cùng một chất không ?
Hướng dẫn: Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ
cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này
làm cồn lỏng chuyển khô.
Câu 2: Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Hướng dẫn: Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm
nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống khơng
thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng
lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh
và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự
nhiễm độc.
Câu 3: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Hướng dẫn: Cồn là dung dịch rượu etylic (C 2H5OH) có khả năng
thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong
gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75 o có khả
năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75 o thì nồng độ cồn quá
cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình
thành lớp vỏ cứng ngăn khơng cho cồn thấm vào bên trong nên vi
khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75 o thì hiệu quả sát trùng
kém.
Câu 4: Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như
thế nào? Có giống với độ rượu hay khơng ?
Hướng dẫn: Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai.
Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,… Có người hiểu đó là số biểu thị hàm
lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng.
Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu)
mà biểu thị độ đường trong bia.
14
14
Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua q trình lên
men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là
mantozơ - một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch
biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.
Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có
một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn
tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh
dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.
Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g
đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12 o. Do đó bia có
độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
2.3. Đánh giá thông qua các sản phẩm học tập của HS
+ Đánh giá qua dự án khoa học.
+ Đánh giá qua bài tập nghiên cứu.
GV giao cho các nhóm HS các vấn đề nghiên cứu có liên quan
đến thực tiễn. u cầu có sản phẩm trình bày trước lớp. Thông qua
các sản phẩm nghiên cứu và làm việc của HS mà GV đánh giá quá
trình cũng như năng lực làm việc của nhóm HS đó.
2.4. Đánh giá qua quan sát
Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát đánh giá các thao
tác động cơ, hành vi, kĩ năng thực hành, kĩ năng nhận thức.
Phiếu quan sát dùng để ghi lại các biểu hiện và hiện tượng thực
tế đã xảy ra.
Nội dung thường được hướng dẫn trong các tài liệu. Phiếu quan
sát thường có các hướng dẫn cho nội dung mục đích quan sát để đo
một số kĩ năng về học tập, hợp tác cần quan sát.
Ví dụ:
Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức
hóa học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn của HS
(Dành cho GV)
Trường: ………………………………………..
Ngày……. tháng …………. năm………………
Đối tượng quan sát:…………………………….
Tên bài học: ……………………………………
15
15
Đánh giá mực độ
Tiêu chí thể hiện
NLVD kiến thức hóa học
vào thực tiễn
phát triển năng lực
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Nhận
(0-4
(4,5 – 7
(7,5 –
xét
điểm)
điểm)
10
điểm)
1. Hệ thống hóa kiến thức,
phân loại được kiến thức.
2. Hiểu rõ đặc điểm, nội
dung, thuộc tính của các
loại kiến thức.
3. Biết lựa chọn kiến thức
một cách phù hợp với mỗi
hiện tượng, tình huống cụ
thể xảy ra trong cuộc sống,
tự nhiên và xã hội.
4. Phát hiện và hiểu rõ
được các ứng dụng của hóa
học trong các vấn đề thực
phẩm, sinh hoạt, y học, sức
khỏa, KH thường thức, sản
xuất công nghiệp, nơng
nghiệp và mơi trường.
5. Tìm được mối liên hệ
giữa các hiện tượng xảy ra
trong tự nhiên và các ứng
dụng của hóa học trong
cuộc sống
6. Giải thích được các hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên
và các ứng dụng của hóa
học trong cuộc sống …dựa
vào các kiến thức hóa học
và các kiến thức liên môn
khác.
16
16
7. Chủ động sáng tạo lựa
chọn phương pháp, cách
thức giải quyết vấn đề
8. Có hiểu biết về các vấn
đề hóa học liên quan đến
cuộc sống thực tiễn
9. Tham gia thảo luận về
các vấn đề hóa học liên
quan đến cuộc sống thực
tiễn
10. Tham gia NCKH để giải
quyết các vấn đề hóa học
liên quan đến cuộc sống
thực tiễn
Tổng điểm
045
45 – 70
70
đến
100
Ngoài ra cịn nhiều cơng cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức
hóa học giải quyết vấn đề thực tiễn của HS khác nữa: hồ sơ học tập,
đánh giá qua xemina, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá…
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển NL vận dụng
kiến thức Hoá học vào thực tiễn cho HS
Biện pháp 1. Sử dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
THPT trong dạy học phần phi kim – Hoá học 11
VD1: Dạy học về CO2 và ứng dụng của CO2 trong cuộc sống.
Bước 1. Nhận biết vấn đề - đưa ra vấn đề
- GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh các đám cháy khác nhau.
- GV xây dựng tình huống có vấn đề: Có thể sử dụng bình cứu
hỏa chứa CO để dập tắt tất cả các đám cháy này không?
2
- HS phát biểu vấn đề: CO2 khơng cháy và khơng duy trì sự cháy
nên có thể dùng để dập tắt một số đám cháy thông thường,
nhưng một số đám cháy có chứa kim loại kiềm, kiềm thổ,
nhơm, cacbon… khơng thể dập tắt bằng hóa chất này mà có
thể khiến đám cháy bùng cháy cao hơn, tại sao?
Bước 2. Nghiên cứu, tìm phương án giải quyết
HS phân tích vấn đề:
17
17
Tính chất vật lý: CO2 khơng cháy, khơng duy trì sự cháy…
Tính chất hóa học: CO2 phản ứng được với các chất KL kiềm,
kiềm thổ, than không?
- Tác dụng dập tắt đám cháy của CO2 là gì?
HS có thể đưa ra các giả thuyết:
-
Do nhiệt độ của đám cháy này q cao nên khí CO2 phun vào
khơng hạ được nhiệt độ của đám cháy nên lửa vẫn bùng phát.
- Do CO2 phản ứng với các chất đang cháy, làm đám cháy bùng
cháy cao hơn…
- Do CO2 không phản ứng được với các chất đang cháy nên các
chất này vẫn tiếp tục cháy bình thường….
Bước 3. Giải quyết vấn đề
- HS thảo luận, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết dựa
trên các kiến thức đã biết.
- GV định hướng cho HS.
- HS biết được có xảy ra phản ứng giữa CO2 với C và kim loại
kiềm tạo thành khí CO, là một chất khí khơng màu, khơng mùi,
dễ cháy nổ và có độc tính cao, làm cho đám cháy phát triển
phức tạp thêm, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
- Yêu cầu HS viết các PTHH:
-
CO2 + C → 2CO
CO2 + M → MO + CO
CO2 + 2M → M2O + CO
Bước 4. Kết luận
-
Bình chữa cháy CO2 chữa được hầu hết các đám cháy thông
thường hiện nay như: đám cháy gỗ, vải, giấy, cháy xăng, dầu,
cháy khí metan (khí biogas), khí gas,…, cháy các thiết bị sử
dụng điện như: dây dẫn điện, linh kiện máy tính,…Tác dụng chủ
yếu là làm lỗng khơng khí, giảm tỉ lệ oxi trong khơng khí, khi
đó do thiếu oxy đám cháy sẽ tắt. Ngồi ra cịn có tác dụng làm
lạnh, giảm nhiệt độ của vùng cháy.
-
Sử dụng CO2 để dập tắt các đám cháy trong buồng kín, khu vực
kín gió.
-
Tuyệt đối khơng dùng cacbon đioxit để dập các đám cháy có
than hay kim loại kiềm, kiềm thổ.
HS đề xuất và đưa ra vấn đề mới:
1.
18
Với các đám cháy hóa chất là KL kiềm, kiềm thổ, nhơm, than….
thì dùng vật liệu chữa cháy nào?
18
2.
Có những vật liệu chữa cháy nào khác ngồi CO ? Cách sử
2
dụng trong các trường hợp cụ thể.
* Nước: Đây là chất chữa cháy thơng dụng, có sẵn trong tự
nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được cho nhiều loại đám cháy.
Nước có tác dụng làm lạnh, có khả năng thu nhiệt lớn.
Nước bốc hơi tạo thành màng ngăn oxy với vật cháy có tác dụng
làm ngạt.
Tuy nhiên các bạn cần chú ý : Không dùng nước để chữa các
đám cháy xăng dầu vì xăng dầu nhẹ hơn nước, khơng hịa tan trong
nước mà cịn gây lan rộng hơn. Ở những nơi có điện cần ngắt điện
trước khi chữa cháy.
*Cát: Thông thường cát được dùng trong xây dựng thế nhưng nó
lại có cơng dụng khác là dùng để chữa cháy. Cát sử dụng chữa cháy
đơn giản, dễ kiếm và có hiệu quả đối với nhiều đám cháy.
Cát có tác dụng làm ngạt và có khả năng ngừng trệ phản ứng
cháy. Đối với chất lỏng có thể dùng cát đắp thành bờ, ngăn lửa lan
rộng.
Để dùng cát chữa cháy cần chứa cát thành bể, hố trước các kho.
Bố trí xẻng, xơ, khi có cháy sử dụng nhanh chóng.
* Bọt chữa cháy: Tác dụng chữa cháy các đám cháy chất lỏng
như xăng dầu. Bọt nhẹ hơn nổi trên bề mặt chất cháy, liên kết tạo
thành màng ngăn giữa chất cháy với oxy.
Al2(SO4)3 + 6NaHCO3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + Na2SO4 + 6H2O +
6CO2
*Bình bột khơ: Bột khơ có tác dụng là cách ly và làm loãng. Do
tỷ trọng bột nặng hơn oxy khơng khí nên khi phun vào vùng cháy
nó đẩy oxy vùng cháy ra khu vực khác. cháy trong điều kiện thiếu
oxy thì phản ứng cháy được kìm hãm.
Bột khơ được dùng để chữa cháy chất rắn, lỏng, khí hóa chất và
chữa cháy các thiết bị điện thế dưới 50 kw.
- Cách sử dụng : giống cách sử dụng bình khí CO2.
VD2: Dạy học về CO2 và ứng dụng của CO2. Vấn đề ô nhiễm
môi trường của các nhà máy công nghiệp.
Bước 1. Nhận biết vấn đề - đưa ra vấn đề
- GV cho HS quan sát các hình ảnh về cây cối ở các khu vực dân
cư và khu vực nhà máy cơng nghiệp sản xuất gang, thép gạch,
ngói, xi măng…
- HS nhận biết vấn đề: Cây cối ở các khu đông dân cư rất xanh
tốt, cây cối ở khu vực nhà máy công nghiệp sản xuất gang,
thép gạch, ngói, xi măng…thường ít xanh tươi, có thể bị héo và
chết.
19
19
-
-
HS xây dựng tình huống có vấn đề: Cả hai khu vực này đều có
lượng khí thải CO2 lớn cung cấp cho quá trình quang hợp của
cây xanh, tại sao có sự khác nhau đó?
HS phát biểu vấn đề: Cây cối ở các khu đông dân cư rất xanh
tươi, do nồng độ CO2 do con người và động vật thải ra trong
q trình hơ hấp lớn, cung cấp cho q trình quang hợp của
cây xanh. Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, gạch
ngói,…hàm lượng CO2 thải ra cũng rất lớn, nhưng tại sao cây
cối ở khu vực này thường khơng tươi tốt, có thể bị héo và chết?
Bước 2. Nghiên cứu, tìm phương án giải quyết
HS phân tích vấn đề:
- CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, hàm
lượng CO2lớn quá trình quang hợp diễn ra mạnh hơn, thuận lợi
cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của cây xanh.
- Tại sao ở khu vực gần nhà máy cơng nghiệp gạch ngói, xi măng
… hàm lượng khí CO2 cao nhưng cây xanh lại kém phát triển?
- Có thể do xung quang nhà máy bị ô nhiễm nguồn nước, đất,
không khí?
Bước 3. Giải quyết vấn đề
- HS dựa trên các kiến thức đã học, suy luận, kết hợp với thực
tiễn để xem xét các khả năng xảy ra trên cơ sở các giả thuyết
đã nêu.
- Các kiến thức mà HS biết: Các nhà máy công nghiệp xi măng,
gạch ngói…trong q trình sản xuất xả thải:
+ Khói bụi,
+ Nước thải,
+ Khí thái độc hại: CO, SO2, NO2, H2S , HCl, ….
+ Xỉ, các chất thải rắn…
Từ đó, phân tích từng giả thuyết đã nêu để đi đến kết luận.
Bước 4. HS kết luận
- Các nhà máy cơng nghiệp khơng những chỉ thải khí CO2, mà
cịn thải nhiều chất gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng
khí xung quanh bao gồm các chất thải dưới dạng khí, nước thải,
chất thải rắn …
- Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2, H2S,
CO, HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân
gây mưa axit làm hại cho cây.
- Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua,
sunfat…sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.
- Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm
cho đất bị ơ nhiễm, khơng thuận lợi cho sự phát triển của cây
trồng.
- Nhiệt độ môi trường xung quanh các nhà máy cao, ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây trồng.
20
20
HS đưa ra vấn đề mới:
- Làm thể nào để bảo vệ môi trường xung quang các nhà máy
công nghiệp?
- Lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với các khu vực nhà máy
cơng nghiệp
- Đề nghị bố trí xây dựng các nhà máy công nghiệp xa khu dân
cư, khu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt...
Biện pháp 2. Sử dụng dạy học dự án nhằm phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT trong
dạy học Hoá học
LỚP
CHƯƠNG/ BÀI
Ý TƯỞNG DỰ ÁN
+ Nitơ và ứng dụng trong y học và đời sống
+ Vai trò của nitơ với cuộc sống
Lớp 11
Chương
trình
nâng
cao
Chương 2 – Bài 10:
Nitơ
+ Vai trò sinh học của nitơ
+ Nitơ và ngành khảo cổ học
+ Sản xuất phân đạm ở Việt Nam
+ Nitơ lỏng có thể làm những gì?
+ Sản xuất HNO3 như thế nào?
Chương 2 – Bài 11:
Amoniac và muối
amoni
+ Các loại phân bón hố học
+ Ơ nhiễm đất, nước và sử dụng phân bón hố học
+ Chất tạo phức kim loại
+ Thành phần thuốc nổ và ứng dụng
+ Vua thuốc nổ và giải Nobel
+ Vai trò của nguyên tố nitơ đối với sự sống trên
Trái Đất
+ Điều chế và ứng dụng của axit nitric trong sản
xuất hoá học
Chương 2 – Bài 12:
Axit nitric và muối
nitrat
+ Các chất gây ô nhiễm môi trường – biện pháp hạn
chế
+ Sử dụng HNO3 để sản xuất thuốc nổ
+ Sử dụng HNO3 để sản xuất phẩm nhuộm
+ “Nước vua” có cơng dụng gì?
+ Đánh giá độ ơ nhiễm của sơng ngịi, ao hồ tại các
làng nghề, khu công nghiệp,...
21
21
+ Vai trò sinh học của photpho
Chương 2 – Bài 14:
Photpho
+ “Ma trơi” và chất phát quang
+ Sử dụng photpho làm chất bán dẫn
+ Photpho và ngành công nghiệp sản xuất diêm
+ Muối photphua và thuốc diệt chuột
Chương 2 – Bài 15:
Axit photphoric và
muối photphat
+ Sản xuất các loại phân lân
+ Công nghiệp sản xuất H3PO4 và muối photphat
+ Các loại phân bón hố học và cách sử dụng
+ Phân bón: lợi ích và tác hại
Chương 2 – Bài 16:
Phân bón hố học
+ Vì sao mỗi loại cây trồng khác nhau lại thích hợp
với từng loại phân bón khác nhau?
Lớp 11
Chươn
g trình
nâng
cao
+ Sự ơ nhiễm khơng khí ở các khu cơng nghiệp sản
xuất phân bón
Chương 2 – Bài 18:
Thực hành: Tính
chất của một số hợp
chất nitơ. Phân biệt
một số loại phân bón
hố học
Chương 3 – Bài 20:
Cacbon
+ Cách xử lí khí thải, nước thải sau bài thực hành để
giảm ơ nhiễm mơi trường
+ Thu hồi hố chất dư trong bài thực hành
+ Sử dụng phân bón cho hoa, cây cảnh, cây ăn quả,
cây rau trong điều kiện quy mô gia đình ở thành
phố, ở nơng thơn
+ Sử dụng, bảo quản HNO3 trong PTN
+ Ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon
+ Kim cương – giá trị và điều chế nhân tạo
+ Than chì – cấu trúc, sử dụng, điều chế
+ Cacbon trạng thái tự nhiên và ứng dụng
+ Thuốc muối và bệnh đau dạ dày
+ Bột nở và quy trình làm bánh
+ CO2 và nước giải khát
+ Hiệu ứng nhà kính
+ CO: chất khí có lợi hay có hại?
+ NaHCO3 và ứng dụng trong thực tiễn
Chương 3 – Bài 21: Hợp
chất của cacbon
+ Cát và vai trò của cát trong cơng nghiệp, đời
sống, nghệ thuật
+ Khí CO2 – lợi ích và tác hại với môi trường; các
22
22
+ Vai trò sinh học của silic
Chương 3 – Bài 22: Silic
+ Silicagen và ứng dụng
và hợp chất của silic
+ Silic và công nghệ vô tuyến, điện tử
+ Silicat và công nghiệp sản xuất thuỷ tinh
+ Sản phẩm của công nghiệp silicat trong cuộc sống
+ Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp silicat
+ Xử lí ơ nhiễm trong các khu cơng nghiệp silicat
Chương 3 – Bài 23: Công
+ Đồ gốm Việt Nam – sản xuất gạch, gốm sứ; các
nghiệp silicat
làng nghề với công nghệ sản xuất
+ Xi măng – sản xuất và sử dụng
+ Chất thải của sản xuất xi măng, gốm sứ với môi
trường – hậu quả, cách khắc phục
23
23
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: PHÂN BĨN HĨA HỌC
(Hóa học lớp 11 – THPT)
Tổng quan
về bài dạy
Đặt vấn đề: Dân số thế giới đang tăng lên rất nhanh, trong khi
đất canh tác này càng bị thu hẹp; hơn nữa khí hậu biến đổi ngày
càng khắc nghiệt gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp,
vấn đề an ninh lương thực đang trở thành thách thưc lớn toàn
cầu.
Một trong các giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh lương
thực là phải tăng năng xuất cây trồng bằng cách sử dụng phân
bón hóa học, nhưng vấn đề ở đây là sử dụng nhiều phân bón hóa
học thì sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng khơng đảm bảo – do
tồn dư các chất hóa học, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Việc nghiên cứu về phân bón hóa học là vơ cùng cần thiết, từ
đó chúng ta biết cách sử dụng một cách hợp lý phân bón hóa học
để vừa đảm bảo năng xuất cây trồng, vừa đảm bảo chất lượng
sản phẩm.
Tiêu đề bài dạy: “Sử dụng hiệu quả phân bón hóa học trong sản
xuất nơng nghiệp tại Việt Nam”.
Tóm tắt bài dạy: Tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh có
thể biết cách tìm hiểu về phân bón hóa học; từ đó đem đến cho
HS những hiểu biết về phân bón hóa học đang được sử dụng hiện
nay tại địa phương và Việt Nam nói chung, cách sử dụng hợp lý
và hiệu quả phân bón hóa học (Hiệu quả về kinh tế, môi trường
và sức khỏe của người tiêu dùng)
Lĩnh vực bài dạy: Hóa học, ứng dụng cuộc sống
Phương pháp
dạy học
Hình thức tổ
chức học tập
Thời gian dự
kiến
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
2. Mục tiêu
cụ thể
24
Dạy học theo dự án
- Hội thảo với chủ đề: “Sử dụng hiệu quả phân bón hóa học trong
sản xuất nơng nghiệp tại Việt Nam”. Với sự tham gia của: người
nông dân, nhà sản xuất phân bón hóa học, các chun gia về mơi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và người tiêu dùng.
- Chuẩn bị nội dung trước 2 tuần.
- Thời gian dạy học trên lớp: 1 tiết
- Phát triển các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng Công nghệ
thông tin và Truyền thông …
- Phát triển năng lực chuyên biệt của bộ mơn Hóa học như: Năng
lực sử dụng ngơn ngữ Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức Hóa
học vào cuộc sống, năng lực giải quyết vấn đề thông qua mơn
Hóa học….
2.1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm và cách phân loại phân bón hóa học.
- Nêu được thành phần, tính chất, ứng dụng và phương pháp điều
chế của phân đạm, phân lân, phân kali, NPK và phân vi lượng.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của từng loại phân bón hóa
học. Cách sử dụng hợp lý, an tồn và hiệu quả phân bón hố học.
24
2.2. Kĩ năng
- Làm thí nghiệm, quan sát, giải thích các hiện tượng hóa học,
viết được các phương trình hóa học, tính được khối lượng phân
bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng cho
cây trồng.
- Có kĩ năng phối hợp làm việc nhóm, biết phản biện các vấn đề
trước tập thể, biết vận dụng các kiến thức hóa học để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống.
- Kĩ năng đóng vai, diễn xuất, tập làm chuyên gia, thuyết trình
trước đám đơng.
- Kĩ năng sử dụng CNTT: Các kỹ năng tra cứu mạng Internet để
thu thập thông tin, xử lý văn bản, thiết kế bài trình diễn
powerpoint, kĩ năng quản lý tập tin, kĩ năng quay phim, xử lý
phim ảnh, tìm kiếm thơng tin trên Internet. ..
2.3. Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong hoạt động nhóm;
hăng hái sơi nổi thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Có tinh thần hăng say nghiên cứu và học tập, thấy được tầm
quan trọng của phân bón hóa học đối với sản xuất nơng nghiệp
để có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí.
- Có ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
khi sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng.
- Xây dựng mối quan hệ, tình cảm giữa các thành viên trong
nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
1.1. Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái
quát
Câu hỏi bài
học
Câu hỏi nội
dung
Câu hỏi thực
tiễn cần giải
quyết
25
Điều gì là quan trọng nhất đối với cuộc sống của con người? Vì
sao?
- Để đảm bảo an ninh lương thực chúng ta cần phải làm gì?
- Giải pháp nào là tốt nhất đối với cuộc sống của con người? Vì
sao?
- Bạn có hiểu biết gì về phân bón hóa học? Làm thế nào để sử
dụng hiệu quả phân bón hóa học trong sản xuất nơng nghiệp tại
Việt Nam?
- Phân bón hóa học là gì? Cách phân loại phân bón hóa học?
- Cây trồng hấp thụ các loại phân bón hóa học dưới dạng nào?
Cách xác định hàm lượng dinh dưỡng trong từng loại phân bón
hóa học?
- Ưu điểm và nhược điểm của từng loại phân bón hóa học?
- Phương pháp điều chế từng loại phân bón hóa học?
- Hiện nay, phân đạm là loại phân bón hóa học được dùng phổ
biến để bón cho rau xanh, cần lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón
này?
- Loại phân bón hóa học nào phù hợp với đất chua? Tại sao?
- Loại phân bón nào giúp cho cây trồng tăng sức chống chịu sâu
bệnh, hạn hán?
25