Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

03 ĐỀ THI GIỮA HK II – MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 20 trang )

ĐỀ ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 3
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung sau:
- Lịch sử thế giới trung đại.
- Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê đến thời Lý (Từ thế kỉ X - thế kỉ XII).
Câu 1: (ID: 417106) Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là:
A. Hoa văn hình hoa sen. B. Hoa văn hình rồng.

C. Hoa văn chim lạc.

D. Hoa văn hình người.

Câu 2: (ID: 286801) Xã hội thời Lý có đặc điểm gì tương đồng so với thời Đinh – Tiền Lê?
A. Nhà sư đóng vai trị quan trọng trong đời sống chính trị.
B. Nhà nước đưa ra hàng loạt chính sách hạn chế nơ tì.
C. Nhà nước thực hiện chính sách cải cách hành chính.
D. Nơ tì là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
Câu 3: (ID: 363548) Để nhằm động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã cho
người đọc bài thơ thần nào ?
A. Bạch Đằng giang phú
C. Nam quốc sơn hà

B. Bình Ngơ đại cáo
D. Bên kia sông Đuống

Câu 4: (ID: 286295) Một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?
A. Sử dụng chiến thuật “cơng tâm” đánh vào tâm lí địch.
B. Thực hiện “tiên phát chế nhân” ở giai đoạn cuối.
C. Tiêu diệt bộ binh của địch, không cho bộ binh hỗ trợ được thủy quân.


D. Đề nghị “giảng hịa” khi rơi vào tình thế bất lợi.
Câu 5: (ID: 365857) Nước ra thời Đinh – Tiền Lê có tên là:
A. Văn Lang

B. Đại Việt

C. Âu Lạc

D. Đại Cồ Việt

Câu 6: (ID: 284263) Tổ chức Lễ cày Tịch điền thể hiện điều gì?
A. Nơng nghiệp thời kì này phát triển hơn thủ công nghiệp.
B. Người dân tổ chức nhiều lễ hội để khuyến khích phát triển nơng nghiệp.
C. Sự phát triển các lễ hội, trò chơi vào mùa xuân.
D. Sự quan tâm, khích lệ của nhà vua đối với sự phát triển nông nghiệp.
Câu 7: (ID: 283618) Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Vạn Thắng vương.

B. Bắc Bình vương.

C. Bình Định vương.

D. Bố Cái Đại vương.

Câu 8: (ID: 283567) Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột
giữa
A. lãnh chúa – nông nô.

B. chủ nô – nô lệ.


C. địa chủ - nông dân.

D. tư bản – công nhân.

Câu 9: (ID: 281427) Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung
tâm văn minh của nhân loại?
A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.
B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).
C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.
D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

1


Câu 10: (ID: 282923) Các bộ tộc Lào được tập hợp và thống nhất vào thời gian nào?
A. Năm 1353.

B. Năm 1253.

C. Năm 1535.

D. Năm 1350.

Câu 11: (ID: 365861) Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều:
A. Nhà Tần

B. Nhà Hán

C. Nhà Đường


D. Nhà Nguyên

Câu 12: (ID: 279692) Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm tiến bộ của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Đề cao giáo lí nhà thờ.
C. Đề cao khoa học tự nhiên.

B. Coi trọng phát triển văn hóa tư sản.
D. Đề cao trật tự phong kiến.

Câu 13: (ID: 279533) Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng sức lao động của nông nô?
A. Nông nô đấu tranh nên quý tộc phong kiến phải nhượng bộ.
B. Để sử dụng nô lệ da đen thu được nhiều lợi nhuận hơn.
C. Sức lao động của nông nô ngày càng yếu kém.
D. Các xí nghiệp khơng đáp ứng được cơng việc cho nông nô.
Câu 14: (ID: 279395) Các phường hội, thương hội được lập ra trong các thành thị trung đại châu Âu nhằm mục
đích gì?
A. Cạnh tranh cơng bằng.
C. Tạo thêm công việc cho nông nô.

B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.
D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.

Câu 15: (ID: 409976) Dựa vào đoạn sử liệu dưới đây, em hãy cho biết sau khi Lê Hoàn mất, triều đình nhà
Tiền Lê như thế nào?
An Nam chỉ lược chép rằng:
“ Lê Hoàn đã chết, mấy người con đều tụ tập binh mã, chia đặt trại sách, quan thuộc lý tán, nhân dân lo sợ”.
Câu 16: (ID: 284761) Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?
Câu 17: (ID: 284756) Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy trung ương thời Tiền Lê?

2



HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.B

2.A

3.C

4.A

11.A

12.C

13.B

14.B

5.D

6.D

7.A

8.A

9.A


10.A

Câu 1 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 49.
Cách giải:
Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là: Hoa văn hình rồng.
Chọn B.
Câu 2 (VD):
Phương pháp: so sánh, nhận xét.
Cách giải:
- Thời Đinh – Tiền Lê, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhà sư là những ngời có học thức và được nhân dân
kính trọng. Những đại sư như Ngơ Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn trong
cũng đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp lễ đón tiếp các sứ thần nhà Tống.
- Thời Lý, những tăng sĩ đắc đạo và có học thức rất được nhà nước coi trọng. Một loạt nhà sư được ban hiệu
Quốc sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ. Vai trò chủ yếu của các Quốc sư
thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý đạo Phật, ngoài ra khi cần các Quốc sư còn cố
vấn cho vua những vấn đề về chính trị, ngoại giao, qn sự, văn hóa...

⟹ Trong xã hội thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý có điểm tương đồng là nhà sư đóng vai trị quan trọng trong
đời sống chính trị.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Tương truyền để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào
một ngôi đền bên bờ sông ngân vang bài thơ bất hủ
⟹ Bài thơ thần có tên là “ Nam quốc sơn hà”
Chọn C.
Câu 4 (VD):
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phịng ngự vững chắc trên sơng Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “cơng tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ,
động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

3


- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc
tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Chọn A.
Câu 5 (NB):
Phương pháp: sgk trang 28
Cách giải:
Năm 968 cơng cuộc thống nhất đất nước hồn thành , Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi hồng đế, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt
Chọn D.
Câu 6 (NB):
Phương pháp: sgk trang 32
Cách giải:
Lễ cày tịch điền được tổ chức vào mùa xuân, nhà vua cày (tượng trưng) để biểu thị sự quan tâm, khích lệ của
nhà vua đối với sự phát triển nông nghiệp.
Chọn D.
Câu 7 (NB):
Phương pháp: sgk trang 28
Cách giải:

Trong tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Là người có tài, lại được nhân dân nhiều
địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương.
Chú ý khi giải:
- Bắc Bình vương là Nguyễn Huệ.
- Bình Định vương là Lê Lợi.
- Bố Cái Đại vương là Phùng Hưng.
Chọn A.
Câu 8 (TH):
Phương pháp: sgk trang 24, suy luận.
Cách giải:
Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa và nông
nô:
- Lãnh chúa: tầng lớp quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ được trao nhiều đặc quyền và rất giàu có.
- Nơng nô: nô lệ và nông dân phụ thuộc vào lãnh chúa.

⟹ Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành biểu hiện rõ nét nhất ở vương quốc Phrăng.
Chọn A.
Câu 9 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 17, suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại vì các lí do sau đây:
- Ấn Độ được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

4


- Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ; trong đó, một số thành tựu cịn sử dụng đến ngày nay.
- Ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển và văn hóa các nước Đơng Nam Á.

⟹ Loại trừ đáp án những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

Chọn A.
Câu 10 (NB):
Phương pháp: sgk trang 21
Cách giải:
Năm 1353, các bộ tộc Lào được tập hợp và thống nhất bởi một tộc trưởng có tên là Pha Ngừm, lập nên nước
riêng, gọi là Vương quốc Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
Chú ý khi giải:
So với các quốc gia khác trong khu vực, Lào được thống nhất thành quốc gia muộn. Điều này, ảnh hưởng
không nhỏ đế quá trình phát triển lịch sử của quốc gia này.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp: sgk trang 11
Cách giải:
Tần Thủy Hồng là ơng vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành
Chọn A.
Câu 12 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 5, suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung tiến bộ của phong trào Văn hóa phục hưng:
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội và đả phá trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.
- Chú trọng các nội dung về khoa học kĩ thuật, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

⟹ Đề cao khoa học tự nhiên là một trong những điểm tiến bộ của phong trào văn hóa Phục hưng
Chú ý khi giải:
Đáp án A và D đều là những nội dung phong trào Văn hóa phục hưng lên án và phê phán.
Chọn C.
Câu 13 (TH):
Phương pháp: sgk trang 7, lý giải, phân tích
Cách giải:

Ngồi vàng bạc, châu báu thu được sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân còn tổ chức bắt
hàng triệu người da đen ở châu Phi đem đi bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm nhân
công. Nghề buôn bán nô lệ da đen trở nên phổ biến, cịn gọi là nghề “bn gỗ mun”.
Chọn B.
Câu 14 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 6.
Cách giải:

5


Trong các thành thị, lập ra các phường hội, thương hội để tránh được sự sách nhiễu của chế độ phong kiến và
giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.
Chọn B.
Câu 15 (NB):
Phương pháp: Dựa vào nguồn sử liệu được cung cấp để trả lời
Cách giải:
Sau khi vua Lê Hoàn mất, nội bộ Tiền Lê lục đục -> suy yếu
Câu 16 (TH):
Phương pháp: gk trang 35, suy luận.
Cách giải:
Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển. Kinh đơ Hoa Lư (Ninh Bình) xa và hẻo
lánh, trong khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn: vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất
nước, "xem khắp đất nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi
thượng đô kinh sư mãi muôn đời".
Câu 17 (TH):
Phương pháp: sgk trang 29, suy luận.
Cách giải:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời Tiền Lê


6


ĐỀ ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 4
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung sau:
- Lịch sử thế giới trung đại.
- Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê đến thời Lý (Từ thế kỉ X - thế kỉ XII).
Câu 1: (ID: 365856) Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất là:
A. Cri – xtôp Cô – lôm – bô
C. Va – xcô đờ Ga – ma

B. Ma – gien – lăng
D. Đi – a – xơ

Câu 2: (ID: 365858) Bộ luật “Hình thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:
A. Ngô

B. Đinh

C. Lý

D. Tiền Lê

Câu 3: (ID: 365859) Quân đội thời Lý có đặc điểm là:
A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nơng”, có qn bộ và qn thủy
B. Có hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương

C. Chọn thanh niên khỏe mạnh từ 18 tuổi
D. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”
Câu 4: (ID: 365860) Xã hội phong kiến phương Đơng có các giai cấp cơ bản là:
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
C. Địa chủ và nông nô
D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh
Câu 5: (ID: 365861) Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều:
A. Nhà Tần

B. Nhà Hán

C. Nhà Đường

D. Nhà Nguyên

Câu 6: (ID: 365862) Thành Đại La được Lý Công Uẩn đối là thành:
A. Hà Nội

B. Phú Xuân

C. Thăng Long

D. Đông Quan

Câu 7: (ID: 365863) Người sản xuất chính trong lãnh địa là:
A. Nơ lệ

B. Nơng nơ


C. Nơng dân tá điền

D. Địa chủ

Câu 8: (ID: 365864) Tôn giáo nào giữ vai trị quan trọng trong q trình thống nhất nương quốc Ma – ga – đa?
A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo

Câu 9: (ID: 365865) Lý Cơng Uẩn dời đơ về Đại La vì:
A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương
B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng
C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tốt tươi, phồn vinh D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 10: (ID: 365866) Xã hội phong kiến phương Tây hình thành vào:
A. Thế kỉ III TCN

B. Thế kỉ V TCN

C. Thế kỉ V

D. Thế kỉ III

Câu 11: (ID: 365867) Năm 1007 Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:
A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống
C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước


B. Đánh quân Tống đến sát biên giới
D. Chủ động giảng hòa, quân Tống rút về nước

Câu 12: (ID: 439827) Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh

B. Pháp

C. Tây Ban Nha

D. Hà Lan.

1


Câu 13: (ID: 439826) Trong thời gian trị vì, vua A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ
nào?
A. Xóa bỏ Hồi giáo.
B. Giành nhiều đặc lợi cho q tộc gốc Mơng Cổ.
C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo; thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa.
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Câu 14: (ID: 358570) Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “loạn 12 sứ quân” ở cuối thời Ngô là
A. Sự phân chia quyền lực của anh em Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đã gây ra làn sóng phản đối của
các thổ hào địa phương
B. Ngơ Xương Văn chết, triều đình hỗn loạn, các cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa
phương nổ ra
C. Ngô Xương Văn chết, Dương Tam Kha lên ngơi vua gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của các thổ hào
địa phương
D. Ngô Xương Ngập giành ngôi vua với Ngô Xương Văn gây ra các cuộc nổi dậy của các thế lực cát cứ, thổ
hào địa phương

Câu 15: (ID: 283628) Bốn câu thơ sau nói đến nhân vật lịch sử nào:
“Bé thì chăn nghé, chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”
(Nguồn: Việt Sử giai thoại Đinh Thiên Hồng)
A. Ngơ Quyền.
B. Phạm Bạch Hổ.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Trần Lãm.

Câu 16: (ID: 365857) Nước ra thời Đinh – Tiền Lê có tên là:
A. Văn Lang

B. Đại Việt

C. Âu Lạc

D. Đại Cồ Việt

Câu 17: (ID: 358572) Việc Thái hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khốc lên người Lê Hồn và suy tơn ơng
làm vua là biểu hiện cho việc?
A. Thái hậu Dướng Vân Nga hi sinh quyền lợi dịng họ, đặt lợi ích dân tộc lến trên hết
B. Thái hậu Dương Vân Nga không muốn duy trì nhà Đinh
C. Thái hậu Dương Vân Nga bị các thế lực trong triều đình ép đưa Lê Hồn lên làm vua
D. Thái hậu Dương Vân Nga có cảm tình với Lê Hồn
Câu 18: (ID: 440475) Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh nhằm mục đích:
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước B. Đề nghị giảng hòa củng cố lực lượng, chờ thời cơ

C. Kí hịa ước kết thúc chiến tranh
D. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
Câu 19: (ID: 286298) Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là
A. Đề do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông.
C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch.
D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào.
Câu 20: (ID: 286804) Bản chất của chế độ nô lệ kiểu phương Đông, trong đó có Việt Nam thời Lý là
A. Khơng tồn tại chế độ nô lệ.
C. Chế độ nô lệ gia trưởng.

B. Chế độ chiếm hữu nơ lệ điển hình.
D. Chế độ nơ lệ điển hình.

2


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.B

2.C

3.A

4.B

5.A


6.C

7.B

8.B

9.D

10.C

11.D

12.A

13.C

14.B

15.C

16.D

17.A

18.A

19.A

20.C


Câu 1 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 6, phần chữ nhỏ.
Cách giải:
Ma – gien – lăng lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm (1519 – 1522)
Chọn B.
Câu 2 (NB):
Phương pháp: sgk trang 37
Cách giải:
Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta
Chọn C.
Câu 3 (NB):
Phương pháp: sgk trang 37
Cách giải:
Quân đội nhà Lý gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương , tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có
quân bộ và quân thủy
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 23,24.
Cách giải:
Xã hội phong kiến phương Đơng có các giai cấp cơ bản là: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
Chọn B.
Câu 5 (NB):
Phương pháp: sgk trang 11
Cách giải:
Tần Thủy Hồng là ơng vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Phương pháp: sgk trang 35
Cách giải:
Năm 1010 Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La đổi tên thành là Thăng

Long (có nghĩa là rồng bay lên)
Chọn C.
Câu 7 (NB):

3


Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 4, phần chữ nhỏ.
Cách giải:
Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra
Chọn B.
Câu 8 (NB):
Phương pháp: sgk trang 15
Cách giải:
Những thành thị tiểu vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành một nước rộng lớn – nước Magađa ở
vùng hạ lưu sông Hằng
⟹ Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN đã có 1 vai trị quan trọng trong q trình thống nhất
đó
Chọn B.
Câu 9 (NB):
Phương pháp: sgk trang 35
Cách giải:
Lý Cơng Uẩn dời đơ về Đại La vì: Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương; Đây là một vùng đất rộng và
bằng phẳng; Muôn vật nơi đây đều hết sức tốt tươi, phồn vinh….
Chọn D.
Câu 10 (TH):
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc – man từ phương Bắc tràn
xuống xâm chiếm, tiêu diệt, họ lập nên nhiều vương quốc mới; chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma chia cho

các tướng lĩnh quân sự, quý tộc được phần nhiều hơn và phong tước vị cho họ -> giai cấp lãnh chúa PK; cịn
nơ lệ và nơng dân thì biến thành nơng nơ
⟹ Xã hội PK châu Âu hình thành
Chọn C.
Câu 11 (NB):
Phương pháp: sgk trang 42
Cách giải:
Giữa lúc ấy Lý Thường Kiệt chủ động kết thức chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng đề nghị
“giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước
Chọn D.
Câu 12 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 16.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.
Chọn A.
Câu 13 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 16.

4


Cách giải:
Trong thời gian trị vì, vua A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ là: Xóa bỏ sự kì thị tơn
giáo; thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa.
Chọn C.
Câu 14 (TH):
Phương pháp: sgk trang 27, phân tích
Cách giải:
Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc
đó đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn

nhau. Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”
Chọn B.
Câu 15 (VDC):
Phương pháp: Liên hệ
Cách giải:
Hình ảnh lấy bông lau làm cờ gắn liền với nhân vật Đinh Bộ Lĩnh. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở vùng quê nhà,
ông thường cùng lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bơng lau làm cờ. Sau này,
chính ơng đã đánh dẹp được Loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Chọn C.
Câu 16 (NB):
Phương pháp: sgk trang 28
Cách giải:
Năm 968 công cuộc thống nhất đất nước hoàn thành , Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi hồng đế, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt
Chọn D.
Câu 17 (VD):
Phương pháp: suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn mất, Đinh Tồn lên ngơi tuy nhiên cịn nhỏ chưa thể tiếp nhận
việc nước, nội bộ triều đình lục đục, nhân cơ hội này nhà Tống của Trung Quốc lăm le xâm phạm bờ cõi Đại
Cồ Việt. Trước tình hình ấy các tướng lĩnh và qn đội đồng lịng suy tơn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy
kháng chiến. Dương Vân Nga thấy mọi người đều quy phục, bèn cho người lấy áo long bào ra suy tơn Lê Hồn
lên làm hoàng đế trực tiếp chỉ huy kháng chiến
⟹ sự hi sinh quyền lợi dịng họ, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Chọn A.
Câu 18 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 42.
Cách giải:
Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh nhằm mục đích: Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai
nước.

Chọn A.
Câu 19 (VDC):

5


Phương pháp: Phân tích các đáp án để chỉ ra điểm chung giữa hai cuộc kháng chiến.
Cách giải:

Chọn A.
Câu 20 (VDC):
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Kiểu nhà nước ở Phương Đông thời cổ đại nhiều nhà khoa học đặt tên là kiểu nhà nước Châu Á (hay Phương
thức sản xuất châu Á) mang những đặc trưng riêng. Khác với Phương Tây, chế độ nô lệ Phương Đông là chế độ
nơ lệ khơng điển hình, mang nặng tính chất gia trưởng, căn cứ vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là nơ lệ
thời kì này khơng phải là lực lượng đơng đảo và lao động chính trong xã hội, chủ yếu chỉ phục dịch trong gia
đình các q tộc. Nơ lệ có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các tù binh chiến tranh, hoặc những người nông dân,
thợ thủ công bị phá sản
Chọn C.

6


ĐỀ ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 5
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung sau:
- Lịch sử thế giới trung đại.

- Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê đến thời Lý (Từ thế kỉ X - thế kỉ XII).
Câu 1: (ID: 367012) Nước Đại Việt thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Nguyên ?
A. Đinh – Tiền Lê

B. Thời Lý

C. Thời Trần

D. Thời Hồ

Câu 2: (ID: 367013) Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông Nguyên ?
A. Lần thứ nhất

B. Lần thứ 2

C. Lần thứ 3

D. Lần thứ 1 và lần thứ 2

Câu 3: (ID: 367014) Cuối thế kỷ XIV, người có cơng chế tạo ra súng thần cơ là ai ?
A. Trần Hưng Đạo

B. Trần Quang Khải

C. Hồ Nguyên Trừng

D. Trần Thủ Độ

Câu 4: (ID: 367015) Quốc hiệu nước ta dưới thời Trần là

A. Đại Việt

B. Đại Cổ Việt

C. Đại Nam

D. Đại Ngu

Câu 5: (ID: 367016) Chiến thắng Vân Đồn do ai lãnh đạo ?
A. Trần Quang Khải

B. Trần Khánh Dư

C. Trần Bình Trọng

D. Trần Nhật Duật

Câu 6: (ID: 367017) Dưới thời Trần, việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở
vùng nào ?
A. Thăng Long

B. Vân Đồn

C. Chương Dương

D. Vạn Kiếp

Câu 7: (ID: 367018) Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang và thái ấp ?
A. Vương hầu, quý tộc


B. Nông dân

C. Thương Nhân

D. Nơng nơ

Câu 8: (ID: 367019) Bộ ‘‘Đại Việt sử kí’’ do ai viết ? vào thời gian nào ?
A. Trần Quang Khải – năm 1281

B. Lê Văn Hưu – năm 1272

C. Trương Hán Siêu – năm 1271

D. Lê Hữu Trác – năm 1273

Câu 9: (ID: 367020) Người nào đã dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần ?
A. Trần Khánh Dư

B. Trần Quang Khải

C. Chu Văn An

D. Nguyễn Thượng Hiền

Câu 10: (ID: 367021) Hồ Quý Ly phế truất Vua Trần và lên ngôi năm nào ?
A. Năm 1333

B. Năm 1234

C. Năm 1400


D. Năm 1399

1


Câu 11: (ID: 367022) Ai là tác giả của tác phẩm “Binh Thư yếu lược” ?
A. Lê Quý Đôn

B. Trần Quốc Tuấn

C. Lê Văn Hưu

D. Lê Hữu Trác

Câu 12: (ID: 367023) Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ai là người tự giương cao lá cờ :
“ Phá Cường Địch, Báo Hoàng Ân” ?
A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Quốc Toản

C. Trần Khánh Dư

D. Trần Quang Khải

Câu 13: (ID: 281431) Quốc gia hay khu vực nào chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến?
A. Trung Quốc.

B. Các nước Đông Nam Á.


C. Mông Cổ.

D. Thổ Nhĩ Kì.

Câu 14: (ID: 281429) Điểm giống nhau giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mơ-gơn là gì?
A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.

B. Đều theo đạo Hồi.

C. Đều là các vương triều ngoại tộc.

D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.

Câu 15: (ID: 439824) Vì sao Ngơ Quyền khơng duy trì chính quyền của họ Khúc?
A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.
B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền của người
Việt.
C. Ngơ Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.
D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.
Câu 16: (ID: 358571) Công lao đầu tiên, quan trọng nhất của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc trong thế kỉ X
là :
A. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, giành lại tự do cho dân tộc
B. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, thành lập nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên
C. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, giành lại được độc lập cho dân tộc
D. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, củng cố và xây dựng đất nước
Câu 17: (ID: 439819) Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?
A. Phật giáo.

B. Nho giáo.


C. Đạo giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 18: (ID: 439818) Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
B. Nhà Tống và các triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ
Câu 19: (ID: 440486) Sau 42 ngày chiến đấu, quân nhà Lý đã hạ được thành nào?
A. Châu Khâm

B. Ung Châu

C. Châu Liêm

D. Châu Ung

Câu 20: (ID: 440284) Văn kiện nào dưới đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

2


A. Nam quốc sơn hà.

B. Bình Ngơ đại cáo.

C. Hịch tướng sĩ.

D. Phú sông Bạch Đằng.


3


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.C

2.B

3.C

4.A

5.B

6.B

7.A

8.B

9.C

10.C

11.B

12.B


13.B

14.C

15.B

16.C

17.A

18.B

19.B

20.A

Câu 1 (NB):
Phương pháp: sgk trang 56, suy luận
Cách giải:
Cuối năm 1257 khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ
khí, thành lập các đội dân binh…sẵn sàng đánh giặc
Chọn C.
Câu 2 (NB):
Phương pháp: sgk trang 58
Cách giải:
Sau khi biết tin quân Nguyên mượn đường đánh Cham – pa nhưng chỉ là tìm cớ xâm lược Đại Việt, vua Trần
triệu tập hội nghị các vương hầu quan lại ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc
Chọn B.
Câu 3 (NB):
Phương pháp: sgk trang 72

Cách giải:
Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại
thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu
Chọn C.
Câu 4 (NB):
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Quốc hiệu nước ta dưới thời Trần là Đại Việt
Chọn A.
Câu 5 (NB):
Phương pháp: sgk trang 63
Cách giải:
Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần
Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội
Chọn B.
Câu 6 (NB):

4


Phương pháp: sgk trang 70
Cách giải:
Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn
Chọn B.
Câu 7 (NB):
Phương pháp: sgk trang 70
Cách giải:
Từ sau chiến tranh Mông – Nguyên, xã hội ngày càng phân hóa, tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần ngày càng có
nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp)
Chọn A.

Câu 8 (NB):
Phương pháp: sgk trang 72
Cách giải:
Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272 ông biên soạn xong bộ Đại
Việt sử kí gồm 30 quyển
Chọn B.
Câu 9 (NB):
Phương pháp: sgk trang 75, chữ nhỏ
Cách giải:
Tư nghiệp Quốc tử giám là Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần
Chọn C.
Câu 10 (NB):
Phương pháp: sgk trang 77, chữ nhỏ
Cách giải:
Sau vụ một số nhà quý tộc thời Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm 1400 ông phế truất vua
Trần và lên làm vua
Chọn C.
Câu 11 (NB):
Phương pháp: sgk trang 72
Cách giải:
Về quân sự, tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo (hưng đạo đại vương Trần Quốc
Tuấn) đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt
Chọn B.
Câu 12 (NB):
Phương pháp: sgk trang 58, chữ nhỏ

5


Cách giải:

Trần Quốc Toản vì cịn nhỏ nên khơng được tham gia Hội nghị Bình Than,…khi về nhà đã huy động gia nô và
thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ “Phá cường địch, báo hoàng
ân”
Chọn B.
Câu 13 (VDC):
Phương pháp: Liên hệ kiến thức về tác động của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến đối với khu vực Đông Nam
Á.
Cách giải:
Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống Ấn Độ:
- Tơn giáo: Nhiều cư dân theo đạo Phật, đạo Hin-đu, tiêu biểu như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, …
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người dân tộc Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ
Khmer cổ, chữ Chăm cổ, …
- Kiến trúc: Ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo, …
- Văn học, nghệ thuật: Cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.
- Về kiến trúc, văn học, âm nhạc, ... cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ
Chọn B.
Câu 14 (VD):
Phương pháp: Dựa vào sự hình thành và chính sách cai trị của hai vương triều để so sánh.
Cách giải:
Dựa vào sự hình thành của các vương triều, các chính sách mà hai triều đại này đã thi hành:
- Sự hình thành:
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li do người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thơn tính miền Bắc Ấn và lập nên.
+ Vương triều Mô-gôn do người Mông cổ lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên.

⟹ Điểm chung đều là vương triều ngoại tộc (tức do người nước ngồi xâm chiếm) - Chính sách cai trị:
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li theo đạo Hồi: Chiếm ruộng đất, cấm đoán đạo Hin-đu ⟹ Mâu thuẫn dân tộc căng
thẳng.
+ Vương triều Mơ-gơn theo đạo Phật: Xố bỏ kì thị tơn giáo, khơi phục kinh tế, phát triển văn hố.

⟹ Chính sách thi hành khác nhau: về tôn giáo, sự ủng hộ của nhân dân.

Chọn C.
Câu 15 (TH):
Phương pháp: Khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ thì xưng là Tiết Độ sứ - một chức quan cai quản nhiều
quận, huyện vốn bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng không tiếp tục duy trì chính
quyền họ Khúc với mục đích muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền
của người Việt.

6


Cách giải:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc thời kì dài hơn 10 thế kỉ đơ hộ nước ta của các triều đại phong
kiến phương Bắc. Sau khi lên ngôi vua năm 939, Ngô Quyền đã quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến
phương Bắc (trước đó, Khúc Thừa Dụ giữ chức Tiết độ sứ) và thiết lập một triều đình mới ở trung ương bởi vì
Ngơ Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền của người Việt.
Chọn B.
Câu 16 (TH):
Phương pháp: Dựa vào công lao của Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và ý nghĩa của chiến
thắng này để xác định công lao đầu tiên, quan trọng nhất của Ngô Quyền.
Cách giải:
Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, thắng lợi này đã chấm dứt hơn 10 thế
kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được
giữ vững.
Chọn C.
Câu 17 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 34.
Cách giải:
Thời Tiền Lê, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.
Chọn A.
Câu 18 (NB):

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 31.
Cách giải:
- Nội dung các đáp án A, C, D là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê.
- Nội dung đáp án B không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê. Sau quân Tống, quân
Mông – Nguyên, quân Minh,… đã tiếp tục thực hiện việc xâm lược nước ta.
Chọn B.
Câu 19 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 40.
Cách giải:
Sau 42 ngày chiến đấu, quân nhà Lý đã hạ được thành Ung Châu.
Chọn B.
Câu 20 (VDC):
Phương pháp: Cần liên hệ kiến thức và xác định được đâu là văn kiện được xem như bản Tuyên ngôn độc lập
đầu tiên của nước ta.
Cách giải:

7


Nam quốc sơn hà được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Chọn A.

8



×