Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU TÀI NGUN RỪNG Ở
TỈNH BẮC GIANG VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU TÀI NGUN RỪNG
Ở TỈNH BẮC GIANG VÌ MỤC ĐÍCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Viết Khanh

THÁI NGUYÊN - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Nghiên cứu tài ngun rừng ở tỉnh Bắc
Giang vì mục đích phát triển bền vững” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ q báu của
nhiều tập thể, các đồng chí cơng tác trong ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa sau đại học và các thầy
giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt q trình học tập. Đặc biệt tơi xin chân
thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Viết Khanh, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn
và đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời
gian học tập cũng nhƣ q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân tơi đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhƣng luận văn vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài ............................................................. 2
3. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................. 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH BẮC GIANG VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ........................................................................................... 12

1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 12
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên rừng .......................................... 12
1.1.2. Cơ sở phân loại tài nguyên rừng dựa trên mục đích sử dụng và
nguồn gốc hình thành ............................................................................ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ........................ 18
1.2.1 Xu hƣớng biến động rừng trên thế giới .................................................... 18

1.2.2. Xu hƣớng biến động rừng ở Việt Nam .................................................... 19
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH BẮC GIANG

GIAI ĐOẠN 2012 - 2019 ..................................................................... 20
2.1. Các nhân tố có tác động đến tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang ................... 20
2.1.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ............................................................................ 20

iii


2.1.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội ................................................................. 29
2.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Bắc Giang năm 2012 và 2019 ................. 37
2.2.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Bắc Giang năm 2012 ...................... 37
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang năm 2019............................ 43
2.3. Biến động tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2019 .............. 47
2.3.1. Biến động về diện tích rừng .................................................................... 47
2.3.2. Biến động về tài nguyên rừng phân theo chức năng ............................... 49
2.3.3. Biến động về tài nguyên rừng theo không gian ....................................... 50
2.3.4. Biến động về tài nguyên rừng theo cấp quản lý ...................................... 50
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN
RỪNG TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ........................................................................................... 52

3.1. Nguyên nhân biến động tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang .......................... 52
3.1.1. Biến động theo hƣớng tích cực ................................................................ 52
3.1.2. Biến động theo hƣớng tiêu cực ................................................................ 55
3.2. Định hƣớng phát triển bền vững tài nguyên rừng giai đoạn 20202030, tầm nhìn đến 2050 ....................................................................... 56
3.2.1. Căn cứ pháp lý ......................................................................................... 56
3.2.2. Quan điểm................................................................................................ 57
3.2.3. Mục tiêu qua từng giai đoạn .................................................................... 57

3.2.4. Quy hoạch các loại rừng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ....... 59
3.3. Một số giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng tỉnh
Bắc Giang .............................................................................................. 64
3.3.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong bảo
vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng ............................................ 64
3.3.2. Thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên rừng ................... 64
3.3.3. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển bền vững
tài nguyên rừng ...................................................................................... 66

iv


3.3.4. Thực hiện tốt các giải pháp khoa học công nghệ và thị trƣờng .............. 68
3.3.5. Nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng và huy động vốn .............................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 73

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

ĐLTN


: Địa lí tự nhiên

FSC

: Forest Stewardship Council (Quản lý rừng bền vững)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

: Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

KT - XH

: Kinh tế xã hội

NCCQ

: Nghiên cứu cảnh quan

PTBV

: Phát triển bền vững


TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

UBND

: Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Sự biến động diện tích rừng Việt Nam qua một số năm ............. 19

Bảng 2.1.

Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
tỉnh Bắc Giang qua các năm........................................................ 31

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất một số cây hàng năm tỉnh Bắc Giang, năm 2019 ... 32

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất một số cây lâu năm tỉnh Bắc Giang, năm 2019 ...... 32


Bảng 2.4.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng (Đơn vị: ha).. 37

Bảng 2.5.

Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo đơn vị hành
chính năm 2012 ........................................................................... 39

Bảng 2.6.

Tổng hợp trữ lƣợng các trạng thái rừng ...................................... 42

Bảng 2.7.

Rừng tự nhiên phân theo loại cây................................................ 44

Bảng 2.8.

Tổng hợp diện tích rừng phân theo các huyện, năm 2019 .......... 45

Bảng 2.9.

Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang qua 2 năm 2012 và 2019.... 47

Bảng 2.10.

Biến động về tài nguyên rừng phân theo chức năng (đơn vị: ha) .... 49


Bảng 2.11.

Biến động diện tích rừng phân theo các huyện trong tỉnh Bắc
Giang, giai đoạn 2012-2019 ........................................................ 50

Bảng 2.12.

Biến động tài nguyên rừng phân theo cấp quản lý ...................... 50

Bảng 3.1.

Kế hoạch trồng, bảo vệ và khai thác rừng ................................. 61

Bảng 3.2.

Kế hoạch khai thác các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ ....... 63

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ............................................... 21

Hình 2.2.

Sinh khí hậu tại Bắc Giang ............................................................ 24

Hình 2.3.


Cơ cấu diện tích rừng tỉnh Bắc Giang phân theo các huyện,
năm 2012 ....................................................................................... 39

Hình 2.4.

Cơ cấu diện tích rừng tỉnh Bắc Giang, năm 2019 (%) .................. 44

Hình 2.5.

Tỉ lệ che phủ rừng các huyện năm 2019 (%) ................................ 46

Hình 2.6.

Biến động diện tích rừng qua một số năm (Đơn vị: ha)................ 48

Hình 3.1.

Tỉ lệ che phủ rừng qua các năm (đơn vị %) ................................ 58

Hình 3.2.

Diện tích rừng cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững ................ 59

Hình 3.3.

Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050 ..... 60

Hình 3.4.


Diện tích trồng rừng tập trung ..................................................... 60

Hình 3.5.

Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu gỗ tập trung giai đoạn
2020-2025 ..................................................................................... 61

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Rừng đƣợc coi là lá phổi xanh của Trái đất, nhân tố quan trọng nhất
trong cân bằng môi trƣờng sinh thái, tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, hiện nay rừng đang bị suy thoái về số lƣợng và chất lƣợng, đã gây ra
những ảnh hƣởng tiêu cực đến mơi trƣờng: xói mòn đất, lũ quét, sạt lở đất,…
xảy ra với tần suất ngày càng gia tăng. Suy thoái tài nguyên rừng là một trong
những nhân tố dẫn đến biến đổi khí hậu, các hiện tƣợng thiên tai, ảnh hƣởng
đến đời sống ngƣời dân nhất là vùng trung du, miền núi cũng nhƣ sự phát triển
bền vững (PTBV).
Ở Việt Nam, với một đất nƣớc có ¾ là đồi núi, việc suy thối tài
nguyên rừng là thách thức không nhỏ. Việc khai thác rừng quá mức do nhu
cầu của con ngƣời ngày càng tăng lên, diễn biến thời tiết khí hậu với những
hiện tƣợng cực đoan gây hậu quả nghiêm trọng, vấn đề bảo vệ môi trƣờng
ngày càng trở nên cấp thiết. Vấn đề xã hội cần đƣợc quan tâm hiện nay là
chất lƣợng cuộc sống của bộ phận dân cƣ sống dựa vào tài nguyên rừng. Sự
phát triển kinh tế bền vững cần đƣợc quan tâm trong mọi dự án, chƣơng
trình phát triển tài nguyên rừng.
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích
rừng khá lớn, phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh. Với nhiều tiềm năng về vị

trí địa lí, địa hình, khí hậu, sinh vật,… Bắc Giang là địa phƣơng có nhiều thuận
lợi cho sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế đặc biệt là phát triển lâm
nghiệp dựa trên tài nguyên rừng. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của
các cấp, sở ban ngành, nhất là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc
Giang, tài nguyên rừng của tỉnh ngày càng đƣợc chú trọng phát triển, bảo vệ
trong yêu cầu cân bằng môi trƣờng sinh thái, chống biến đổi khí hậu tồn cầu,
góp phần hiệu quả trong PTBV. Tuy nhiên, tài nguyên rừng của Bắc Giang còn
tồn tại một số hạn chế nhƣ: một số nơi chƣa phân định rõ ranh giới giữa đất
1


rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng; tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp còn
thấp chƣa đem lại hiệu quả kinh tế tƣơng xứng với tiềm năng; việc bàn giao
diện tích rừng và đất lâm nghiệp giữa các chủ quản lý sau rà soát quy hoạch 3
loại rừng chƣa kịp thời. Để có quy hoạch PTBV, bảo tồn đƣợc đa dạng sinh
học, phát huy đƣợc thế mạnh tài nguyên rừng của tỉnh, cần có những nghiên
cứu cụ thể về tài nguyên rừng nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho định hƣớng
phát triển, nâng cao hiệu quả bảo vệ, khai thác, sử dụng, đảm bảo PTBV. Do
đó, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục
đích phát triển bền vững” là cần thiết.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng tại tỉnh Bắc Giang làm cơ sở khoa
học đề xuất, khuyến nghị những giải pháp thích hợp để tăng cƣờng hiệu quả
quản lý, sử dụng, bảo vệ, PTBV tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các hƣớng nghiên cứu về tài nguyên rừng và các cơng trình
liên quan đến đề tài. Xác định cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu của
đề tài. Thu thập các thông tin dữ liệu, số liệu, tài liệu về đặc điểm tự nhiên, tình
hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tại địa phƣơng; Điều tra, đánh giá thực trạng tài

nguyên rừng về phân loại, số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ xu hƣớng diễn biến
tài nguyên rừng tại tỉnh Bắc Giang.
2.3. Giới hạn đề tài
- Giới hạn khơng gian:
Lãnh thổ nghiên cứu là tồn tỉnh Bắc Giang xét theo ranh giới hành
chính, nằm trong giới hạn tỉnh Bắc Giang ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’
vĩ độ bắc, từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông, giới hạn trong lãnh thổ hành
chính có tổng diện tích tự nhiên là 3.827,85 km2 bao gồm 9 huyện, 1 thành phố.

2


- Giới hạn nội dung:
Tập trung nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng, các hệ
sinh thái, hiện trạng thảm thực vật rừng, xu hƣớng biến động tài nguyên rừng
tại địa bàn nghiên cứu.
- Giới hạn thời gian:
Sử dụng các số liệu từ trƣớc đến năm 2020.
3. Quan điểm nghiên cứu
3.1. Quan điểm lãnh thổ
Dựa theo sự phân hóa rừng tại Bắc Giang bởi vì mỗi đối tƣợng địa lí đều
gắn với một khơng gian cụ thể và có các quy luật hoạt động riêng, gắn bó và
phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Các đối tƣợng này phản ánh
những đặc trƣng cơ bản của lãnh thổ, giúp phân biệt lãnh thổ này và lãnh thổ
khác. Việc nghiên cứu địa lí đều đƣợc gắn với một lãnh thổ nhất định.
3.2. Quan điểm sinh thái mơi trường
Áp dụng để xây dựng các mơ hình trồng rừng, cách thức quản lí rừng
bền vững nhằm phát triển thuận lợi hiệu quả cao về kinh tế và môi trƣờng ở
giai đoạn hiện tại và trong tƣơng lai đồng thời loại bỏ các thành phần sinh học
phát triển không thuận lợi hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế và môi trƣờng

nhƣ mong muốn.
3.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá
trình phát triển. Trong quá trình phát triển bao giờ cũng xảy ra mâu thuẫn giữa
tăng trƣởng và độ trong sạch của môi trƣờng. Xã hội loài ngƣời càng tiến bộ,
khoa học kỹ thuật càng phát triển, kinh tế càng tăng trƣởng, nguồn tài nguyên
càng nhanh chóng cạn kiệt, mơi trƣờng càng ơ nhiễm, suy thối. Trên quan
điểm bền vững u cầu phải có sự cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế và
đảm bảo sự ổn định của môi trƣờng. Nghĩa là con ngƣời phải khai thác, sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đồng thời không tác
3


động nhiều đến môi trƣờng. Sự PTBV của một lãnh thổ đƣợc thể hiện sự bền
vững ở 3 lĩnh vực: kinh tế tăng trƣởng, đảm bảo đƣợc công bằng xã hội và
khơng làm suy thối mơi trƣờng. Vấn đề PTBV tài nguyên rừng chủ yếu là bền
vững ở hai lĩnh vực: tăng hiệu quả khai thác tài nguyên và khai thác hợp lý,
không làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và đa dạng sinh học. Quan điểm
này đƣợc quán triệt trong suốt quá trình nghiên cứu thực trạng tài nguyên rừng
ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích PTBV và bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập, xử lý thông tin và số liệu
Thu thập tài liệu văn bản, số liệu, các báo cáo, các dự án, các website liên
quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên (ĐKTN)
và TNTN: vị trí địa lý, địa chất, địa hình, khí hậu, sinh vật, thuỷ văn, thổ
nhƣỡng…; các tài liệu luận văn, tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng, các bản
đồ (bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ hành chính...).
Thu thập thông tin qua website, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc
Giang, các cơ quan ban ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu... Các số
liệu, tài liệu đƣợc chọn lọc, phân tích, đánh giá phù hợp với yêu cầu nội dung

luận văn. Trên cơ sở đó, lập đề cƣơng chi tiết cho công tác thực địa để bổ sung,
cập nhật tài liệu, bảo đảm chính xác hố việc điều tra, phù hợp với mục đích
nghiên cứu.
Xử lý thơng tin là phƣơng pháp đƣợc thực hiện trong suốt quá trình
nghiên cứu, bao gồm các phƣơng pháp xử lý nhanh các số liệu về tự nhiên,
chọn lọc các tƣ liệu văn bản để khái quát nét đặc trƣng cơ bản về đặc điểm tự
nhiên của lãnh thổ nghiên cứu; xử lý nhanh kết quả đánh giá tài nguyên rừng.
4.2. Phương pháp thực địa
Đây là công tác thu thập tài liệu thực tế để bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật
số liệu, thông tin đã thu thập, chứng minh hoặc xác định những giả thiết đƣa ra
trong quá trình nghiên cứu các tƣ liệu lƣu trữ, phát hiện những tƣ liệu mới.

4


Phƣơng pháp thực địa đƣợc thực hiện theo hai cách: thực địa tổng quan điều tra
tổng hợp về ĐKTN, tiềm năng TNTN; thực địa ở các điểm chìa khóa nhằm
nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề còn vƣớng mắc khi phân tích đánh giá
hiện trạng rừng.
4.3. Phương pháp bản đồ và GIS
Địa lí bao giờ cũng bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ, phƣơng pháp bản
đồ luôn gắn bó mật thiết trong nghiên cứu địa lí. Đây là phƣơng pháp thể hiện
nội dung các đối tƣợng của các nhân tố trên bản đồ. Qua đó, thấy đƣợc các
thơng tin chính xác về đối tƣợng cần nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài nhƣ: Phân tích số liệu, biên tập
bản đồ, lựa chọn phƣơng pháp biểu hiện, so sánh, đánh giá hiện trạng rừng theo
mốc thời gian.
Phƣơng pháp hệ thống thơng tin địa lí (GIS) là phƣơng pháp tích hợp
nhiều thông tin về đối tƣợng nghiên cứu thông qua các thao tác thu thập, xử lý,
lƣu trữ, phân tích, hiển thị để từ đó đƣa ra quyết định hay giải pháp cho các vấn

đề thực tiễn về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trƣờng và phát triển
KT - XH. Sử dụng phƣơng pháp này trong việc nghiên cứu tài nguyên rừng
tỉnh Bắc Giang với mục đích thành lập đƣợc bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Các hợp phần địa lí của bất cứ đơn vị cảnh quan nào cũng đều tồn tại
trong sự thống nhất và mối quan hệ tác động lẫn nhau. Một yếu tố trong địa
tổng thể thay đổi sẽ gây ra những biến đổi sâu sắc cho các hợp phần khác và do
đó sẽ làm thay đổi cả hệ thống. Phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi con
ngƣời phải tác động vào tự nhiên, biến đổi chúng và một mặt nào đó đã làm
thay đổi tính quy luật vận động bên trong cũng nhƣ đặc điểm hình thái bên
ngồi của chúng.
Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu là phƣơng pháp quan trọng trong
việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép tiếp cận với
5












×