Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.31 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HÀ MINH HỒNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy

Thái Nguyên, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố dƣới
bất kì hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn

Hà Minh Hồng

i



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em chân thành gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng trân quý đến
quý thầy cơ, cán bộ khoa Ngữ văn, phịng quản lý và Đào tạo sau Đại học, Ban
Giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên - ĐHTN đã tạo điều kiện cho
em có một mơi trƣờng học tập và nghiên cứu thuận lợi để hồn thành tốt luận
văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ đã
trách nhiệm, nhiệt tình tham gia giảng lớp Cao học Lý luận và Phƣơng pháp dạy
học Văn -Tiếng Việt K27 - Trƣờng Đại học sƣ phạm - ĐH Thái Nguyên.
Em chân thành gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln
động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận
văn. Đặc biệt xin đƣợc bày tỏ lịng kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Thủy đã ln nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi, hƣớng dẫn em trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn

Hà Minh Hồng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... v

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 10
6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 11
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 11
NỘI DUNG ....................................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 12

1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 12
1.1.1. Truyện dân gian Việt Nam ...................................................................... 12
1.1.2. Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ...................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 26
1.2.1. Thực trạng việc dạy học đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10
theo định hƣớng PTNL ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay ...................... 26
1.2.2. Đánh giá thực trạng ................................................................................. 29
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 31
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC TRUYỆN DGVN .................... 32

2.1. Mục tiêu và yêu cầu dạy học đọc hiểu theo định hƣớng phát triển năng lực...... 32
2.1.1. Mục tiêu dạy học đọc hiểu theo định hƣớng phát triển năng lực ............ 32
2.1.2. Yêu cầu đối với việc phát triển năng lực đọc hiểu cho HS ..................... 32
iii


2.2. Phát triển năng lực đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 ....................... 33

2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu ......................................................... 33
2.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu .......................................................... 41
2.2.3. Sử dụng các công cụ đánh giá ................................................................. 45
2.4.4. Sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học PTNL ............................... 49
2.3. Định hƣớng chung cho việc tổ chức hoạt động dạy học PTNL đọc
hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 .......................................................... 54
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 56
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 57

3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 57
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .......................................................................... 57
3.3. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm thực nghiệm ........................................... 58
3.4. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ........................................... 58
3.4.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 58
3.4.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm: ........................................................... 59
3.5. Thiết kế bài dạy thực nghiệm ..................................................................... 59
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................... 83
3.6.1. Minh chứng kết quả thực nghiệm ............................................................ 83
3.6.2. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm: ....................................................... 83
3.6.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 87
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 92
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ST

TỪ, NGỮ VIẾT TẮT

T

TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ

1

DGVN

Dân gian Việt Nam

2

GDPT

Giáo dục phổ thông

3

GV

Giáo viên

4

HS


Học sinh

5

PTNL

Phát triển năng lực

6

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

7

SGK

Sách giáo khoa

8

VHDG

Văn học dân gian

9

DGVN


Dân gian Việt Nam

10

GDPT

Giáo dục phổ thông

11

GV

Giáo viên

12

HS

Học sinh

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1.

Thống kê thời lƣợng truyện DGVN .............................................. 13

Bảng 1.2.


Năng lực chung cần phát triển cho HS.......................................... 20

Bảng 1.3.

Năng lực đặc thù cần phát triển cho HS ........................................ 20

Bảng 1.4.

Mô tả NL đọc hiểu truyện DGVN theo thang nhận thức Bloom .. 23

Bảng 1.5.

Quan sát hoạt động dạy học truyện DGVN .................................. 27

Bảng 1.6.

Thang đánh giá kĩ năng đọc hiểu truyện DGVN .......................... 28

Bảng 3.1.

Tổng hợp kết quả kiểm tra thƣờng xuyên (15 phút) ..................... 83

Bảng 3.2.

Tổng hợp kết quả kiểm tra định kì (90 phút) ................................ 84

Bảng 3.3

Tổng hợp kết quả khảo sát học sinh .............................................. 84


Bảng 3.4

Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên............................................. 85

Bảng 3.5

Tổng hợp kết quả năng lực đọc hiểu của HS ................................ 86

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Khái quát cốt truyện cổ tích .......................................................... 15
Sơ đồ 1.2. Khái qt mơ tả các mức độ năng lực đọc hiểu truyện DGVN .... 25

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW do đồng chí Tổng Bí thƣ Nguyễn
Phú Trọng đã ký ban hành ngày 4/11/201 đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và
đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” và
theo thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chƣơng
trình sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT)
đã ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới theo hƣớng phát
triển phẩm chất và năng lực ngƣời học. Với chủ trƣơng đổi mới giáo dục, Việt
Nam ngay lập tức đã tích cực bắt tay thực hiện nhiệm vụ đổi mới mà Đảng và
Nhà nƣớc đã định hƣớng, tin tƣởng giao phó. Mũi nhọn cũng là “Kim chỉ nam”

cho công cuộc đổi mới của giáo dục nƣớc nhà là: Đổi mới phƣơng pháp dạy
học (PPDH) xác định theo tinh thần hƣớng về ngƣời học, chú trọng vào việc
phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh (HS), đi từ chƣơng trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học.
1.2. Trong chƣơng trình GDPT, mơn Ngữ văn khơng chỉ là mơn học văn
hóa cơ bản mà cịn là mơn học mang tính nghệ thuật ngơn từ có vai trò cung
cấp tri thức, kĩ năng trong cuộc sống và hƣớng đến mục đích giáo dục tâm hồn,
trí tuệ cho HS, giúp HS hiểu đƣợc cái đúng, cái hay, cái đẹp của cuộc đời.
M.Gorki khi nhận diện đƣợc bản chất của văn học, đã đi đến khẳng định:“Văn
học là nhân học”- học văn là học cách làm ngƣời, học làm giàu trí tuệ, nhân
cách. Với tinh thần đổi mới PPDH theo hƣớng phát triển năng lực (PTNL), lấy
đối tƣợng tiếp nhận làm trung tâm, dạy học Ngữ văn không còn đơn thuần là
truyền thụ kiến thức mà quan trọng cần phải phát huy đƣợc vai trò chủ thể cảm
thụ, bạn đọc sáng tạo. Ngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức, mơn Ngữ văn cịn có
1


nhiệm vụ giúp HS có đƣợc đời sống tinh thần, trí tuệ phong phú, tinh tế, PTNL
học tập của bản thân và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhƣ: sử dụng
ngôn ngữ, đạt hiệu quả giao tiếp, cảm thụ nghệ thuật, ứng xử phù hợp các mối
quan hệ.
1.3. Đặt trong tƣơng quan giữa các phân môn của môn Ngữ văn, phân môn
Đọc văn chiếm dung lƣợng lớn trong chƣơng trình sách giáo khoa (SGK), bao
gồm Văn học Việt Nam và Văn học nƣớc ngồi trong đó phần Văn học Việt
Nam đƣợc đặc biệt quan tâm, chú trọng trong môn học. Ở 3 khối lớp THPT
(khối 10, 11, 12), phần Văn học Việt Nam đƣợc chia và sắp xếp theo từng thời
kì, từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc (Đầu tiên là Văn học
dân gian tiếp đó là Văn học trung đại và cuối cùng là Văn học hiện đại). Tuy
nhiên trên thực tế, những tác phẩm văn học dân tộc trong chƣơng trình mà HS
đƣợc học đều là những tác phẩm thuộc về q khứ, thậm chí Văn học dân gian

(VHDG) cịn là sản phẩm tinh thần của ông cha từ thuở sơ khai, có thể gọi là
thời kì q khứ q xa so với thời đại thế kỉ XXI mà các em đang sống. Sự
cách xa về thời gian, thời đại cũng đồng nghĩa với quan niệm, tƣ tƣởng, thẩm
mĩ cũng khác nhau. Vậy nên, việc dạy học những tác phẩm thuộc quá khứ quá
xa nhƣ VHDG trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 10, nếu nhƣ giáo viên (GV)
quyết liệt, chủ động trong việc đổi mới PPDH thì hệ quả tất yếu của hoạt động
dạy và học chính là GV vơ tình trở thành “máy phát” cịn học trị lại hóa thành
“máy thu”, rơi vào “tiếp nhận thụ động”, tình cảm yêu thích tác phẩm của HS
cũng chỉ dừng lại ở mức độ “cảm tính”. Làm thế nào giúp HS phát huy đƣợc
tính chủ động, tích cực trong tiếp nhận kiến thức? Làm thế nào để HS có thể
vận dụng sáng tạo, hiệu quả kiến thức sách vở vào thực tiễn cuộc sống? Làm
thế nào để giúp HS có thể phát triển đƣợc trí - thể - mĩ và phát huy tốt nhất tiềm
năng, năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân? lại là vấn đề mà ngành giáo giáo dục
nói chung, ngƣời làm giáo dục nói riêng phải trăn trở thậm chí phải “gồng
mình” để đi tìm cách“giải mã” câu hỏi.
2


Căn cứ vào thực tế giảng dạy ở nhà trƣờng THPT, tơi nhận thấy: mảng
VHDG trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 10 nói chung và truyện dân gian Việt
Nam (DGVN) nói riêng là một trong số những mảng kiến thức trọng tâm ở học
kì I. Song điều cần bàn đến ở đây là tình cảm u thích tác phẩm truyện DGVN
của HS chỉ là u thích những gì thầy truyền đạt, cịn bản thân thì hiểu tác
phẩm theo cách thụ động, nơng cạn, khn mẫu, máy móc, chƣa PTNL đọc
hiểu tác phẩm. Từ thực tế giảng dạy VHDG nói chung và dạy truyện DGVN
nói riêng, tơi cho rằng: việc HS quan tâm hay hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp, cái ý
nghĩa của tác phẩm cụ thể hồn tồn khơng đồng nghĩa với việc các em đã làm
đƣợc gì? Làm nhƣ thế nào để chiếm lĩnh tác phẩm? Trƣớc thực trạng đó, GV
cần phải nhận thức đƣợc kiến thức thu nhận bằng con đƣờng tự khám phá mới
là kiến thức vững chắc và đáng tin cậy nhất. Từ đó đi đến hành động đổi mới

cách xây dựng kế hoạch dạy học cho HS.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục của thời đại, xuất phát từ nhận
thức về vai trò của môn Ngữ văn, phân môn Đọc văn trong cuộc sống, xuất
phát từ hoàn cảnh thực tế dạy học phần kiến thức VHDG, truyện DGVN và
xuất phát từ sự tâm huyết với nghề, tôi đã nhận ra “phát triển năng lực đọc
hiểu” cho HS trong dạy học văn là vô cùng quan trọng, cần thiết và phần kiến
thức về truyện DGVN là “mảnh đất màu mỡ” có thể giúp HS thỏa sức “ươm,
trồng, chăm sóc” và phát triển “cây” năng lực cá nhân trong “khu vườn” tập
thể và tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu
cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam” với thành ý,
mong muốn đƣợc góp phần sức lực nhỏ bé của mình, chung tay cùng thực hiện
đổi mới PPDH hƣớng đến mục tiêu lớn của nƣớc nhà.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Dạy học theo định hƣớng PTNL nhằm phát huy tính chủ động, tích cực
của HS là mục tiêu quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay. Với bộ
mơn Ngữ văn vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu PPDH văn học quan

3


tâm. Ở đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học
truyện dân gian Việt Nam”, tơi tìm hiểu lịch sử vấn đề theo hai hƣớng chính:
Một là tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về PPDH Văn ở nhà trƣờng phổ
thông. Hai là tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu
VHDG, truyện DGVN cho HS phổ thông theo hƣớng PTNL.
2.1. Tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học
Văn ở nhà trường phổ thông
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn“Đọc và tiếp nhận văn chương”
(2002), đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa văn học và sự tiếp nhận của
bạn đọc. Tác giả khẳng định chất lƣợng của tác phẩm chỉ là một phần còn lại là

do năng lực tiếp nhận của mỗi ngƣời đọc tạo nên. Cái đích cuối cùng của đọc là
hiểu văn tức là đồng cảm và hiểu đƣợc những gì tác giả muốn nói với bạn đọc
[12]. Cịn trong cuốn “Kĩ năng đọc hiểu văn” (2011), với sự dày cơng tìm hiểu
nghiên cứu về lịch sử vấn đề đọc hiểu trên thế giới và trong nƣớc, tác giả đi đến
khẳng định: Đọc hiểu là phạm trù khoa học có quan hệ với năng lực đọc, hành
động, kĩ năng đọc để chiếm lĩnh tác phẩm [13].
PGS.TS Phạm Thị Thu Hƣơng (2016), với vấn đề nghiên cứu “Tiếp cận
hồi ứng trải nghiệm của bạn đọc HS trong dạy học tác phẩm văn chương” đã
khẳng định GV cần thiết bổ sung đánh giá sự tiếp cận hồi ứng trải nghiệm của
HS trong dạy học văn ở nhà trƣờng phổ thông [15, tr547].
Tác giả Ngô Tự Lập (2016) với bài viết “Môn Văn trong nhà trường: Tư
duy lại về mục đích, văn liệu và phương pháp giảng dạy” đã nêu ra một số
nguyên nhân vì sao HS khơng thích học văn. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân do
giáo dục áp đặt, quan niệm lạc hậu của chúng ta về bản chất văn học khi coi tác
phẩm văn học là sản phẩm đƣợc quyết định hoàn toàn bởi tác giả trong khi giá
trị của tác phẩm tồn tại trong mối quan hệ giữa tác giả, bạn đọc, thực tại lịch sử
và ngôn ngữ, đồng thời tác giả cũng nêu ra sai lầm khi chúng ta dạy học văn
nhƣ dạy một ngành khoa học và bắt HS học theo cảm thụ của GV [20, tr521].

4


GS. Phan Trọng Luận trong cuốn Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), đã
nghiên cứu “Học sinh là trung tâm”, tác giả đặc biệt tán thành sự đóng góp của
nhà sƣ phạm nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở Mĩ là J.Dewey vào hoạt động dạy học
đó là “Nói, khơng phải là dạy học; nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt
động của học sinh” tức là đề cao vai trò của HS là nhân vật trung tâm, giáo dục
ngày càng đi xa hơn vào lối dạy học theo dự án. Từ đó tác giả khẳng định
“Kiến thức thu nhận bằng con đường tự khám phá là kiến thức vững chắc
nhất” [21, tr388]. Cịn trong cơng trình nghiên cứu “Tiếp cận đồng bộ tác

phẩm văn chương trong nhà trường”, tác giả bàn về một số quan điểm tác
phẩm nhƣ: quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh và sự vận dụng một cách thích
hợp những hiểu biết ngồi văn bản để cắt nghĩa tác phẩm đúng hƣớng, quan
điểm tiếp cận văn bản ở bề ngoài và bề sâu tƣ tƣởng ngƣời sáng tác và cuối
cùng là quan điểm tiếp cận hƣớng vào đối tƣợng HS để hiểu, cắt nghĩa văn bản
một cách hiệu quả [22, tr587].
Tác giả Hoàng Thị Mai trong vấn đề nghiên cứu “Lý thuyết ứng đáp của
người đọc và việc đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông”
(2012), đã nêu ra đổi mới PPDH Văn ở nhà trƣờng phổ thông Việt Nam đƣợc
nhìn từ lập trƣờng của lí thuyết ứng đáp của ngƣời đọc. Tác giả nêu ra dạy HS
đọc văn để hiểu nghĩa văn bản hay ứng đáp, ứng dụng văn bản? HS làm gì để
ứng đáp chủ động và sáng tạo văn bản? Và cuối cùng là GV cần phải làm gì để
khuyến khích HS ứng đáp chủ động và sáng tạo với văn bản? Từ những câu hỏi
mang tính định hƣớng, tác giả đã đi đến khẳng định tiếp cận văn bản theo
hƣớng ứng đáp của HS không chỉ làm giàu tiềm năng ý nghĩa văn bản mà cịn
là điều kiện để phát triển cá tính, các năng lực trí tuệ xúc cảm cho HS, xóa bỏ
khoảng cách giữa văn học nhà trƣờng và đời sống của cá nhân HS [25, tr639].
Th.S Hồ Tấn Nguyên Minh (2012) trong bài viết “Tìm một hướng đi mở
cho giờ dạy Ngữ văn trong nhà trường THPT” cũng đã nêu rõ: Một giờ học mở
là lấy HS làm trung tâm, HS có quyền trao đổi, thậm chí có quyền phản biện lại

5


những điều thầy trình bày [26, tr659]. Từ đó giờ học trở thành một diễn đàn
học thuật để GV, HS cùng nhau thảo luận, bàn bạc, cởi mở, thẳng thắn cho đến
khi tìm ra chân lí. Giờ học mở sẽ khơng chỉ gói gọn trong thời lƣợng 45 phút
mà cịn mở ra cho HS vô vàn cơ hội tự học. Chính vì vậy, cái quan trọng khơng
phải ta dạy cái gì cho HS mà là ta giúp HS có phƣơng pháp tự học hay khơng.
GS.TS Trần Đình Sử trong vấn đề nghiên cứu “Đưa kí hiệu học vào mơn

đọc văn THPT” (2016) đã nêu ra hƣớng dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trƣờng
phổ thơng đó là nắm bắt trúng các kí hiệu chủ chốt và nhìn văn bản nhƣ một hệ
thống kí hiệu, nắm bắt lấy kí hiệu biểu nghĩa của nó [36, tr506].
2.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu VHDG, truyện dân gian cho
HS phổ thơng theo hướng phát triển năng lực
Th.S Đồn Thị Ngọc Anh cũng đã nêu trong bài viết “Một số vấn đề về
việc nâng cao hiệu quả dạy, học VHDG đó là dạy VHDG ở trường Đại học”
(2016), tác giả đã nêu vấn đề dạy học theo hƣớng phát triển kĩ năng và nhân
cách, sáng tạo của HS gắn liền với đặc trƣng thể loại VHDG và đặc trƣng văn
hóa của dân tộc [1, tr335].
Tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10 (phần
văn học) đã nêu ra hƣớng và tiến trình dạy học cho GV về thể loại sử thi và
truyện thơ. Mặc dù tác giả đã nêu rõ các hoạt động phân tích tác phẩm, tìm
hiểu đặc trƣng thể loại và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu giúp HS tiếp nhận
và khám phá văn bản, phát triển đƣợc năng lực tự học. Nhƣng vẫn còn hạn chế
trong việc hƣớng đến PTNL văn học (năng lực sáng tạo, thẩm mĩ) cho HS [5].
Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương đã đề cập đến một số vấn đề về PPDH tác phẩm văn chƣơng nói
chung và PPDH truyện DG, thể loại sử thi nói riêng. Đó là tác giả đƣa ra việc
cảm thụ văn học dựa trên tâm lí lứa tuổi để có PPDH phù hợp. Cũng theo tác
giả, bản chất của quá trình dạy học văn chính là bồi dƣỡng các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết. Mặc dù tác giả đã gọi đƣợc bản chất của quá trình dạy học văn

6


nhƣng mới chỉ ở mức độ thấp. Để đáp ứng đƣợc sự đổi mới của chƣơng trình
giáo dục phổ thơng 2018 thì ngồi việc bồi dƣỡng kĩ năng, GV cịn phải giúp
HS thành thạo sử dụng các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong hoạt động học
tập, khám phá tác phẩm văn học. Tác giả cũng đề cập đến PPDH tác phẩm theo

đặc trƣng thể loại, trong đó có PPDH sử thi chung [7].
PGS.TS Chu Xuân Diên (2000) với bài viết “Về cái chết của mẹ con dì
ghẻ trong truyện Tấm Cám” đã chỉ ra một hƣớng mới trong tiếp cận kết thúc
truyện trong phƣơng pháp giải quyết vấn đề theo mơtíp đƣợc bắt nguồn từ thực
tại và quan niệm về thực tại của ngƣời xƣa và theo đặc điểm bất biến (cái chết
của mẹ con Cám), khả biến (nhân vật gây ra cái chết đó: nếu là cơ Tấm thì là
mơtíp trả thù cịn nếu là nhân vật khác thì là mơtíp trừng phạt) [8].
TS. Nguyễn Thị Dung với nghiên cứu (2016) “Một số vấn đề đổi mới
phương pháp giảng dạy và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học
trong chương trình VHDG phổ thơng” đã nêu ra việc dạy học và kiểm tra, đánh
giá theo hƣớng tiếp cận năng lực HS trong chƣơng trình VHDG phổ thông, tác
giả cho rằng: Muốn khơi nguồn đƣợc khả năng cảm thụ văn học và tiếp cận
đƣợc với năng lực đa chiều của HS thì cần phải giúp HS tiếp cận đúng hƣớng
truyện dân gian có bề dày vẻ đẹp văn hóa dân tộc. [10, tr560].
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng cũng trong cuốn “Kĩ năng đọc hiểu Văn”
(2011) đã đƣa ra cách thức dạy đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng theo thể loại ở
trung học, trong đó có thể loại sử thi. Tác giả đã đề cập PP hƣớng dẫn HS
chiếm lĩnh tác phẩm qua hoạt động đọc hiểu về hình tƣợng nhân vật. Tuy nhiên
tác giả chỉ nêu lý thuyết còn thiếu PPDH tác phẩm truyện DG [13].
TS. Nguyễn Thị Bích Hƣờng (2016) đã đƣa ra vấn đề nghiên cứu “Dạy
học tác phẩm tự sự dân gian theo quan điểm thi pháp học”, đã đề xuất hƣớng
hiện thực hóa ý tƣởng dạy học tác phẩm tự sự dân gian theo thi pháp thể loại
bằng việc xây dựng quy trình dạy học mẫu và vận dụng các thao tác hợp lí,
thực hiện nhất quán với các tác phẩm cùng thể loại. Điều này đồng nghĩa với
việc GV trao cho HS chìa khóa đọc hiểu, khám phá tác phẩm [17, tr706].

7


Tác giả Nguyễn Xuân Lạc trong bài viết “Đổi mới cách dạy và học

VHDG ở trường phổ thông” (1990), tạp chí Văn hóa dân gian số 3, đã đặc biệt
nhấn mạnh đến tinh thần phôn-clo trong dạy học VHDG. Theo tác giả, ngồi
việc tìm hiểu, khai thác ngơn từ, ngƣời đọc cịn cần đặt tác phẩm trong khơng
gian, thời gian, phƣơng thức diễn xƣớng gắn với đời sống của nhân dân [18].
Tác giả Huỳnh Vũ Lam với tạp chí khoa học “Văn học dân gian nhƣ một
quá trình” - một hƣớng tiếp cận hứa hẹn nhiều thay đổi trong nghiên cứu truyện
kể dân gian ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hƣớng nghiên cứu truyện dân gian
theo hƣớng folklore tƣ liệu - những điều nhìn lại. Đó là những gì những gì sót
lại của những thực thể ngơn ngữ; “nghiên cứu theo type và motif trên toàn thế
giới”; kết quả ghi lại một hành động ngôn từ. Bài viết đã đƣa hƣớng nghiên
cứu truyện dân gian qua văn bản đã có một bề dày lịch sử và đạt đƣợc nhiều
thành tựu, đặc biệt là với lối tiếp cận thi pháp, tiếp cận liên ngành,tiếp cận bối
cảnh. Cách tiếp cận mới giúp cho GV trả lời đƣợc những vấn đề thực tiễn đã và
đang đặt ra cho nguồn văn học dân gian Việt Nam [19].
Tác giả Tăng Thị Nguyệt Nga với bài viết Định hƣớng nghiên cứu Văn
học dân gian trong bối cảnh (ánh Địa Việt
Nam Học), tác giả đã nêu đƣợc đặc tính “sống” của Văn học dân gian và từ đó
đi đến định hƣớng nghiên cứu Văn học dân gian trong bối cảnh cụ thể. Với cái
nhìn bao quát, trọn vẹn về đời sống của folklore, HS có thể khám phá các tác
phẩm văn học dân gian và chỉ ra đƣợc những giá trị vốn có trong văn hóa dân
gian nói chung [27]
Tác giả Tăng Kim Ngân lại có đóng góp riêng cho PPDH VHDG theo
cách đối chiếu, so sánh sự khác nhau giữa VHDG và văn học viết qua bài
“Khái niệm cốt truyện và sự phân biệt giữa cốt truyện của tác phẩm văn học
thành văn với cốt truyện trong truyện kể dân gian” (1991), tạp chí Văn hóa dân
gian số 3. [28].

8













×