Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ KIỀU TRANG

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MĨ
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU SỬ THI,
TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 81.401.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung
trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất
cứ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kiều Trang

i



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh
đạo trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, các Thầy cô giáo đã tham gia
giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường.
Tác giả xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy,
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ
động viên tác giả đã hoàn thành khóa học và luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận
văn này còn nhiều khiếm khuyết, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý chân thành
của Thầy Cô và các bạn học viên.
Xin trân trọng cám ơn!
Thái Nguyên, Ngày 13 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Thị Kiều Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 6
NỘI DUNG ................................................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 7
1.1.1. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ ........................................................................... 7
1.1.2. Dạy đọc hiểu văn bản văn chương theo hướng phát triển năng lực cảm
thụ thẩm mĩ cho học sinh ..................................................................................... 12
1.1.3. Đặc điểm sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số .............................................. 14
1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 10 ......................................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24
1.2.1. Nội dung dạy học các tác phẩm văn học sử thi, truyện thơ của dân tộc
thiểu số trong SGK Ngữ văn 10 tập 1 .................................................................. 24
1.2.2. Thực trạng việc dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ DTTS theo định
hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ ......................................................... 25
1.2.3. Đánh giá thực trạng .................................................................................... 31
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 32

iii


Chương 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MĨ
TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU SỬ THI, TRUYỆN THƠ DÂN TỘC
THIỂU SỐ .................................................................................................................. 33
2.1. Yêu cầu về dạy học đọc hiểu học sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số trong
SGK Ngữ văn 10 tập 1 theo định hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ
cho học sinh.............................................................................................................. 33
2.1.1. Bám sát chương trình đảm bảo mục tiêu dạy học ...................................... 33
2.1.2. Phát huy năng lực của học sinh đặc biệt là năng lực cảm thụ thẩm mĩ...... 35
2.1.3. Các hoạt động dạy học được thực hiện theo lý thuyết kiến tạo ................. 38

2.1.4. Đánh giá phản hồi theo từng nhiệm vụ học tập .......................................... 39
2.2. Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu sử
thi, truyện thơ dân tộc thiểu số trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 ................. 40
2.2.1. Biện pháp 1: Tái hiện hình tượng ............................................................... 40
2.2.2. Biện pháp 2: Phân tích cắt nghĩa lý giải chi tiết nghệ thuật văn học ......... 43
2.2.3. Biện pháp 3: Đánh giá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm ................................ 46
2.2.4.Biện pháp 4: Phát huy vai trò của chủ thể sáng tạo..................................... 48
2.3. Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 ................................................................... 50
2.3.1. Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích trong sử thi Đăm Săn ....................................................................... 50
2.3.2. Thiết kế hoạt động dạy đọc hiểu đoạn trích “Tiễn dặn người yêu” trích
truyện thơ “Lời tiễn dặn”...................................................................................... 63
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 76
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................. 77
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 77
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................................... 77
3.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................... 78
3.4. Hình thức thực nghiệm...................................................................................... 79
3.5. Giáo án thực nghiệm ......................................................................................... 79
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................................... 93

iv


3.6.1. Các tiêu chí đánh giá .................................................................................. 94
3.6.2. Các phương tiện đánh giá ........................................................................... 95
3.7. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 95
3.7.1. Đối với giáo viên ........................................................................................ 96
3.7.2. Đối với học sinh ......................................................................................... 97
KẾT LUẬN ...............................................................................................................100

TÀI LỆU THAM KHẢO ........................................................................................102

PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

TỪ, NGỮ VIẾT TẮT

TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ

1

BGDĐT

Bộ giáo dục đào tạo

2

DTTS

Dân tộc thiểu số

3

GD-ĐT


Giáo dục đào tạo

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

XHPK

Xã hội phong kiến

7

PTNL

Phát triển năng lực

8

SGK


Sách giáo khoa

9

SGV

Sách giáo viên

10

THPT

Trung học phổ thông

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học theo yêu cầu
PTNL là một định hướng mới do bộ GD-ĐT đề ra trong công văn 791/HD-BGDĐT,
nhằm hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường THPT, PTNL
học sinh THPT. Mục tiêu là giúp HS được phát triển toàn diện các năng lực sẵn có và
cần có. Từ đó HS có khả năng vận dụng và giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Như vậy việc dạy học theo định hướng PTNL cho HS vừa mang tính thời sự đáp ứng
được yêu cầu cấp bách do bộ GD-ĐT đề ra vừa mang tính thực tiễn đáp ứng được nhu
cầu của người học, nhu cầu của cuộc sống. Phương pháp dạy học mới này sẽ khắc phục
được những hạn chế của lối dạy học truyền thống, mang lại những hiệu quả tích cực cho
việc học của HS, giúp các em có điều kiện phát triển tối đa năng lực của bản thân. Vì thế
việc dạy học nói chung và Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh

lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ DTTS là nhiệm vụ cần được chúng ta
quan tâm và hướng tới.
1.2. Yêu cầu về tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa truyền thống trong dạy học
Ngữ văn nói riêng và trong giáo dục phổ thông nói chung là yêu cầu cấp thiết hiện
nay. Gần đây theo trào lưu phát triển xã hội hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa
nên đôi khi văn hóa truyền thống của chúng ta bị mai một đi. Nhất là đối với các em
HS hiện nay hay lơ là trong việc học tập tiếp thu văn học, văn hóa dân gian dẫn đến
văn học, văn hóa dân gian bị mai một.
1.3. Thực trạng dạy học các tác phẩm văn học sử thi, truyện thơ DTTS chưa
được chú trọng chương trình SGK phổ thông chưa có chương trình cụ thể cho hai thể
loại này. Theo khảo sát SGK Ngữ văn 10 tập 1 chỉ có một bài thuộc sử thi và một bài
thuộc truyện thơ DTTS vì vậy GV chưa thực sự chú trọng và đầu tư. Do đó chưa khơi
dạy được ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS trong người học.
1.4. Người học là lứa tuổi trẻ, ít vốn sống, ít kinh nghiệm thì việc tiếp nhận các
tác phẩm văn học dân gian còn dựa vào nhiều yếu tố. Đặc biệt các tác phẩm văn học
dân gian của DTTS vốn xa lạ với HS THPT nhất là đối với các dân tộc thiểu số khác,
HS thành phố chưa thẩm thấu được ngôn ngữ vùng miền, về văn hóa phong tục đặc

1


trưng. Từ đó dẫn đến năng lực cảm thụ thẩm mĩ về sử thi, truyện thơ DTTS ở HS còn
hạn chế.
1.5. Học sinh THPT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí
tuệ, tính cách… Việc hình thành và PTNL toàn diện cho HS cũng như hình thành ở
các em những phẩm chất tốt đẹp là rất cần thiết. Việc các tác phẩm văn học dân gian
DTTS có một ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu đó. Nhưng làm thế nào để
HS có hứng thú đối với bài học, thích bàn luận, sưu tập và lưu truyền về các tác phẩm
văn học dân gian DTTS để qua đó được phát triển về năng lực cảm thụ thẩm mĩ và phẩm
chất là điều mà mỗi người GV dạy văn như chúng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ.

Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài Biện pháp phát triển năng lực
cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân
tộc thiểu số với một mong muốn tìm ra một hướng đi, một giải pháp dù là rất nhỏ để
việc dạy văn nói chung và Dạy học các tác phẩm văn học sử thi, truyện thơ DTTS nói
riêng đạt hiệu quả cao hơn, có ý nghĩa hơn với người học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu các tác phẩm sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số trong
SGK Ngữ văn THPT
Các tác phẩm sử thi, truyện thơ DTTS trong chương trình SGK Ngữ văn 10 tập 1 và
nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả.
Trong cuốn Giảng văn văn học Việt Nam, NXBGD (1997) tác giả Vũ Anh Tuấn
bàn về nhóm các tác phẩm văn học dân gian DTTS như Đẻ đất đẻ nước (sử thi
Mường) Bài ca Đăm Săn (Sử thi Ê Đê) Tiễn dặn người yêu (Truyện thơ Thái), Vượt
biển (truyện thơ Tày Nùng). Tác giả Vũ Anh Tuấn nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, tình
hình văn bản, giải thích bình giảng văn bản và giá trị tác phẩm. Nhưng vẫn theo cách
tiếp cận cũ là bình giảng.
Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập 1 của các tác giả Bùi Văn Nguyện,
Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị...đã viết về
truyện thơ DTTS. Ở giáo trình này các nhà nghiên cứu đề cập đến thuật ngữ truyện
thơ và xếp nó vào chương “Trường ca Dân tộc”. Ở tác phẩm Xống chụ xôn xao (Tiễn
dặn người yêu) đặt đồng đẳng với Đăm Săn gọi là trường ca. Phân tích nó là “Một

2


thảm kịch đầy nước mắt về tình yêu trong xã hội cũ”. Tác giả khẳng định là trường ca
nhưng cũng ít nhiều có dáng dấp một truyện thơ.
Trong bài Văn hóa nghệ thuật quân đội chuyên mục: Văn học nghệ thuật được
đăng ngày 18/10/2011 Khan sử thi Ê đê: Bức tranh toàn cảnh của tộc người Ê đê cổ
truyền trong bài báo tác giả đã đề cập đến nhân vật và thái độ thẩm mĩ của công

chúng khan sử thi. Tác giả nghiên cứu nhân vật trung tâm đó là nhân vật anh hùng là
con người hướng tới sự hoàn tất có phẩm giá cao nhất. Nhân vật trung tâm bao giờ
cũng đại diện cho mơ ước khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cộng
đồng. Bên cạnh nhân vật anh hùng còn là nhân vật tù trưởng tham lam hiếu sắc và
nhân vật nữ tài sắc. Phần thứ hai tác giả bàn đến là vấn đề chiến tranh trong khan sử
thi Ê đê là chiến tranh khiên cưỡng chứ không phải xung đột cộng đồng nguyên nhân
là do sự bội bạc bạn bè trả thù về cướp đoạt phụ nữ. Tác giả phân tích sử thi Đăm Săn
cụ thể cho những nhận định của mình. Bài viết này nói đến khía cạnh mới hơn những
bài viết khác về tính chất chiến tranh trong sử thi Đăm Săn và sử thi Ê đê. Tuy nhiên
vẫn chưa khơi gợi được nguồn văn hóa của tộc Ê đê để HS có thể thẩm thấu được.
2.2. Tình hình nghiên cứu dạy học phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học
sinh trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
Trong cuốn Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà
trường phổ thông Bộ GD-ĐT đã đề cập đến việc PTNL cho HS. Trong đó nhấn mạnh
việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy được một cách toàn
diện các năng lực sẵn có của HS, bao gồm cả năng lực chung và năng lực riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương của tác giả Nguyễn
Viết Chữ - NXBGD Việt Nam tác giả đề cập ba vấn đề.
- Vấn đề thứ nhất: Đề cập đến vấn đề dạy văn và phương pháp dạy văn, tác giả
đưa ra việc cảm thụ văn học ở các lứa tuổi. Tâm lý ở mỗi lứa tuổi có cách cảm thụ và
quan niệm về nghệ thuật khác nhau, các em càng lớn thì lí trí càng phát triển và thể
hiện mình càng tăng, ở độ tuổi THPT cá tính các em bộc lộ rõ qua việc đánh giá,
phân tích tính cách nhân vật trong văn học nghệ thuật từ đó GV có thể đưa ra phương
pháp và biện pháp dạy học phù hợp.

3


- Vấn đề thứ hai: Theo tác giả thì bản chất của quá trình dạy học văn là bồi
dưỡng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với

chương trình cũ theo đổi mới thì chưa đáp ứng được việc PTNL cho HS.
- Vấn đề ba: Tác giả đề cập dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Đó là
những phương diện dấu hiệu chung cho cách nhận diện tác phẩm tự sự và cụ thể là
thể loại sử thi chúng ta đang nghiên cứu. Tác giả đưa ra đặc trưng của sử thi và
phương pháp dạy học sử thi tuy nhiên đây là phương pháp cho thể loại sử thi nói
chung chưa phải là công trình nghiên cứu về sử thi DTTS theo định hướng phát triển
cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.
Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học của Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,
Nguyễn Văn Thàng, NXB - ĐHQG Hà Nội (2000), cũng đã nghiên cứu về các năng lực
của HS-THPT. Tuy nhiên việc PTNL HS THPT trong dạy học đọc hiểu Ngữ văn 10 thì
chưa được nêu cụ thể.
Kĩ năng đọc hiểu Văn của Nguyễn Thanh Hùng, NXBĐHSP đưa ra cách thức
dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại ở trung học. Trong đó ông đã nghiên
cứu mô hình dạy học đọc hiểu tác phẩm theo thể loại và đề cập đến hai thể loại sử thi
và thơ trữ tình. Phương pháp đề cập đến ở đây cho GV là hướng dẫn HS chiếm lĩnh
tác phẩm thông qua đọc hiểu, thông qua ngôn ngữ để nắm rõ hình tượng nhân vật.
Tuy nhiên Nguyễn Thanh Hùng chỉ cung cấp lý thuyết chung cho mỗi thể loại chưa
nghiên cứu đến phương pháp dạy học các tác phẩm văn học dân gian DTTS. Đây là
phương pháp dạy học cũ chưa phát huy năng lực riêng đặc biệt là năng lực cảm thụ
thẩm mĩ cho HS.
Trong Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 của Hoàng Hữu Bội, NXBGD đã đưa ra
hướng dạy học cho GV đối với đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây, Lời tiễn dặn
trích Tiễn dặn người yêu truyện thơ dân tộc Thái về định hướng dạy học và tiến trình
dạy học. Phương pháp dạy học ở đây theo sự hướng dẫn của GV thông qua phân tích
tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ để HS tiếp nhận tác phẩm. Ở đây GV sử
dụng câu hỏi liên quan đến tác phẩm HS đọc hiểu và trả lời. Phương pháp tuy đã phát
triển được việc tự học của HS nhưng chưa thể hiện hết được sự sáng tạo và PTNL
cảm thụ thẩm mĩ cho HS.

4



Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 tập I của Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà
Nội đã hình thành hệ thống hoạt động dạy học trong từng tiết, từng bài đã chú trọng
đến các định hướng tích hợp (ngang, dọc) và tích cực hóa các hoạt động của HS trong
từng bài học. Trong đó có đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây và Lời tiễn dặn với
những hình thức dạy học phong phú như gợi mở, nêu vấn đề, tuy nhiên đây vẫn là
cách dạy học cũ chưa theo phương pháp dạy học mới là theo định hướng PTNL.
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi, truyện thơ
DTTS. Tuy nhiên những định hướng cụ thể về việc dạy học đặc biệt là dạy học theo
định hướng PTNL cho các tác phẩm văn học dân gian DTTS thì rất hiếm hầu như
chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể.
Căn cứ vào tình hình thực tế trên với mong muốn đóng góp một phần dù là rất
nhỏ nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới mục tiêu
PTNL toàn diện cho HS, tôi mạnh dạn đưa ra một phương án Biện pháp phát triển
năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện
thơ dân tộc thiểu số.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh
trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số nhằm góp phần thể nghiệm
định hướng dạy học mới do Bộ GD đề ra và nâng cao chất lượng dạy học, phát huy
năng lực của HS đáp ứng được nhu cầu của xã hội, bồi dưỡng ý thức phát huy và bảo
tồn giá trị văn hóa ở HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học các tác phẩm sử
thi, truyện thơ của DTTS trong SGK Ngữ văn 10 tập 1 theo định hướng PTNL cảm
thụ thẩm mĩ cho HS.
- Đề xuất định hướng: Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học
sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số.

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm
mĩ cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai đoạn trích trong SGK Ngữ văn 10 tập 1
- Đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxây” trích sử thi Đăm Săn
- Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu
Khảo sát thực trạng và thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Khuyến - Bình Lục
- Hà Nam và THPT A Bình Lục - Bình Lục - Hà Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp để nghiên
cứu thực hiện đề tài đó là: Phương pháp hồi cứu tư liệu, phương pháp phân tích,
phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp khảo sát điều tra, phương pháp thống
kê-so sánh, phương pháp liên nghành ( văn hóa học, dân tộc học ...) phương pháp
thực nghiệm…
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài này gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10
trong dạy học đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6



NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Khái niệm năng lực
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm
của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp
của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của
một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ [49].
Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), năng lực cốt
lõi bao gồm: những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
Ở Việt Nam, khái niệm năng lực cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu cũng như công luận khi giáo dục đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và
toàn diện, chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục năng lực. Dự thảo đề án đổi
mới CT& SGK giáo dục phổ thông sau 2015 nêu rõ một trong những quan điểm nổi
bật là phát triển CT theo định hướng năng lực. Năng lực được quan niệm là Sự kết
hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm giá trị,
động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động
trong bối cảnh nhất định. Định hướng xây dựng chương chình GDPT sau 2015 đã
xác định một số năng lực chung cốt lõi mà mọi HS Việt Nam đều cần có để thích ứng
với nhu cầu phát triển xã hội như:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực tự giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực quản lý bản thân

- Năng lực xã hôi,bao gồm:

7


+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực công cụ,bao gồm:
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC) [5,46]
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất
định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên
cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nó đóng vai trò quan trọng, năng lực của
con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập
luyện mà có. Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung
và năng lực chuyên môn.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê có nêu Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lý và
sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất
lượng cao. [35,32].
Hay trong cuốn Tài liệu chuyên văn, tập 2 của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống: Năng lực
là một tiêu chuẩn đòi hỏi ở một cá nhân khi thực một công việc cụ thể. Nó bao gồm sự vận
dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng và hành vi ứng xử trong thực hành. Nói một cách khái
quát, năng lực là một trạng thái hay một phẩm chất, một khả năng tương xứng để có thể
thực hiện một công việc cụ thể. [42,12].
Như vậy, cho dù là khó định nghĩa năng lực một cách chính xác nhất nhưng
các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương tự nhau về
khái niệm này.

Năng lực là "tổ hợp tất cả các nhân tố, thuộc tính" của một cá nhân nào đó phù
hợp với những yêu cầu của một hoạt động, một kế hoạch nào đó được đặt ra và phải
đảm bảo cho hoạt động hay kế hoạch đó được hoàn thành một cách nhanh chóng và
đạt được hiệu quả cao nhất. Một số nhân tố tiêu biểu của năng lực như: tài năng, kỹ
năng, kiến thức.

8


- Khái niệm tiếp nhận văn học
Từ điển thuật ngữ Văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên cho rằng “Tiếp nhận văn học là một hoạt động có quy luật. Lí luận
văn học truyền thống ghi nhận tiếp nhận văn học ở cấp độ cá thể, do các đặc điểm của
cá tính, sự tu dưỡng của người đọc quy định. Tri âm là sự tiếp nhận tác phẩm đúng như
ý định tác giả, kí thác là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác phẩm dể bộc lộ nỗi lòng
của mình đối với người đời. Người đọc cũng có thể phát hiện những giá trị tư tưởng
thẩm mĩ của tác phẩm ngoài tầm kiểm soát của tư tưởng tác giả, dựa trên các ấn tượng
chủ quan về tác phẩm, hoặc khám phá những ý tưởng ngược hẳn với ý của tác giả”.
[14,326]
Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), nhà xuất bản Thế giới, 2004 viết: “Tiếp
nhận (thưởng thức, cảm thụ tác phẩm) không phải là sự tái hiện giản đơn tác phẩm
nghệ thuật trong ý thức, mà là một quá trình phức tạp, quá trình cùng tham dự và
cùng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận”.
Theo SGK Ngữ văn 12, tập2 (2008): “Tiếp nhận văn học chính là quá trình
người đọc hóa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ
thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái
hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. [27, 180].
Sách SGK Ngữ văn 12 nêu: “Đặc điểm nổi bật của tiếp nhận văn học là tính đa
dạng và không thống nhất của nó, tính chất này bộc lộ ở chỗ cùng một tác phẩm
nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau”. Ngoài ra còn phụ

thuộc vào độ tuổi, kinh nghiệm sống, học vấn hay tâm trạng người đọc, người nghe
lúc tiếp xúc với tác phẩm văn chương. [27,180]
Do đó ta thấy rằng hiện tượng tiếp nhận văn học là một hoạt động phức tạp có
nhiều mức độ, quá trình tác động thẩm mĩ, người đọc tham gia vào mục đích sáng tạo
cùng nhà văn,qua ý đồ của nhà văn mở ra những hiểu biết mới về cuộc đời.
- Các năng lực tiếp nhận văn học
+ Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của các tác phẩm văn học: Năng lực
tái hiện hình tượng là người đọc sách đã đi từ vỏ ngôn ngữ của tác phẩm để nhận ra
thế giới nghệ thuật do tác giả dựng lên. Sự khác nhau trong hiệu quả đọc đó chính là

9


sự khác nhau trong năng lực tưởng tượng tái hiện. Đây cũng là dấu hiệu của năng
khiếu văn học.
+ Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học: Năng lực liên tưởng trong tiếp
nhận văn học là từ gợi ý của nhà văn thông qua những chi tiết, những hình ảnh, những
con người, những tâm trạng, người đọc liên tưởng đến hiện thực cuộc sống, với vốn sống
trực tiếp hoặc gián tiếp của mình bắt gặp được ý, lời tâm tình của nhà văn.
+ Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ
thuật của tác phẩm trong chỉnh thể của nó: Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học
chính là sự kết hợp hài hòa giữa việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận
những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật
(cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay của một bộ phận văn bản (đoạn văn, đoạn thơ,..
thậm chí một từ ngữ, hình ảnh có giá trị trong câu văn, câu thơ).
+ Năng lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận: Có ba loại: tự
sự, trữ tình, kịch và từng loại lại có các thể nhỏ. Người giáo viên dạy văn không chỉ
chiếm lĩnh mà còn giúp người khác chiếm lĩnh tác phẩm, và do đó việc xác định “chất
của loại” trong thể rất cần chính xác. Để khi đi vào từng tác phẩm, từng loại thể
người đọc cần có những năng lực nhận diện loại thể và khả năng vận dụng thi pháp

từng loại thể vào việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
+ Năng lực cảm thụ (cảm xúc) thẩm mĩ: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả
năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện
tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp
và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái
thiện. Như vậy, năng lực cảm thụ (hay năng lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với
hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự
nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người
khác, của các nhóm cảm xúc.
+ Năng lực tự nhận thức: Cái kì diệu nhất của văn học chính là ở chỗ với sức
mạnh riêng của mình văn học thức tỉnh được lương tâm mỗi con người. Văn học giáo
dục bằng cách trò chuyện, tâm tình thông qua đối thoại ngầm giữa nhà văn với người
đọc. Nếu đọc văn mà chỉ để biết cốt truyện, để hiểu thêm, biết thêm những câu

10


chuyện về con người, về cuộc đời thì chưa đủ. Văn học khác ở chỗ là làm lay động
tâm hồn con người.
+ Năng lực đánh giá: Năng lực đánh giá tác phẩm là năng lực tự nhìn nhận,
phát hiện giá trị của tác phẩm ở tầm khái quát, vĩ mô trong nhiều quan hệ giữa tác
phẩm với tác giả, với những tác phẩm khác của các tác giả khác, với đời sống xã hội
phát sinh của tác phẩm, với đời sống xã hội ngày nay.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ
Trong Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh môn Ngữ văn có viết: Năng lực cảm thụ (hay năng lực trí
tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá
nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết
cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. [5,51]
Năng lực cảm xúc thẩm mĩ được thể hiện ở một số khía cạnh:

- Nhận thức được cảm xúc của bản thân: Đó là chúng ta nhận biết các xúc cảm
của mình từ đó điều khiển nó theo ý mình một cách có lý trí sẽ làm cho cuộc sống của
mình tốt hơn. Những người không biết cảm xúc của mình sẽ thường phó mặc tình
cảm của mình đó là cở sở của năng lực cảm xúc.
- Làm chủ các cảm xúc của bản thân: Đó là năng lực làm cho những cảm xúc
của mình thích nghi trong mọi hoàn cảnh, tuy nhiên còn phụ thuộc vào ý thức và lý trí
bản thân. Những người có năng lực làm chủ cảm xúc của bản thân có thể vượt qua
một cách tốt nhất và dễ dàng nhất những thất bại và những khó khăn bản thân gặp
trong cuộc sống. Tránh được sự buồn rầu, giận dữ thậm trí cả những hậu quả tiêu cực.
Người có năng lực này biết ứng xử, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân
trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
- Nhận biết các cảm xúc của người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ
phương diện thẩm mĩ: Đó chính là sự đồng cảm, nhạy cảm trước những hoàn cảnh
của người khác xuất phát từ ý thức của bản thân đây chính là yếu tố cơ bản tạo nên
mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và những người xung quanh. Người đồng cảm là
người biết chia sẻ, hiểu được những mong muốn, nhu cầu của người khác, cũng như
sự nhạy cảm và sự tương giao giữa cảm xúc của cá nhân với những thay đổi của các

11


hình ảnh cuộc sống. Biết thể hiện tình cảm, thái độ phù hợp trước những biểu hiện
của cái đẹp, cái thiện cũng như cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
- Làm chủ những liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống: Luôn biết
giữ quan hệ tốt với những người xung quanh, đó chính là biết chủ động điều khiển
các cảm xúc của mình. Những người biết làm cho mình có được tình cảm yêu mến
của người khác, biết điều khiển và định hướng một cách có hiệu quả những mối liên
hệ của mình với những người khác đều có thể làm chủ cảm xúc ở mức cao nhất. Đó
cũng là người biết nhận thức được những giá trị sống của phương diện thẩm mĩ, biết
hành động vì những gì tốt đẹp trong môi trường sống của mình. Đây chính là yếu tố

quan trọng tạo nên thành công của mỗi người trong cuộc sống.
Như vậy, năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn nó
gắn với tư duy hình tượng trong tiếp nhận văn bản văn học. Qua việc tiếp xúc với văn
bản người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của
nhà văn.
1.1.2. Dạy đọc hiểu văn bản văn chương theo hướng phát triển năng lực cảm thụ
thẩm mĩ cho học sinh
Dạy đọc hiểu văn bản theo hướng năng lực định hướng
Dạy đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Cách dạy đọc hiểu không phải truyền thụ
một chiều cho HS những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc
cung cấp cho HS cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ
thuật của văn bản, từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ
động, có sắc thái cá nhân. Khi hình thành năng lực đọc hiểu của HS cũng chính là
hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy.
Để đọc hiểu bất kì một văn bản nào người đọc cần thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
- Tìm kiếm thông tin từ văn bản
- Giải thích cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối thông tin để tạo nên hiểu biết
chung về văn bản.
- Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản

12


- Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bản
khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
Để đạt được nhiệm vụ trên HS cần phải thực hiện 3 nội dung cơ bản:
- Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân là những hiểu biết về
chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề, thể loại

của văn bản.
- Thể hiện những hiểu biết về văn bản.
- Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại
văn bản khác nhau, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống
yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
Như vậy, việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu văn
bản mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt năng lực viết sáng tạo. Thể
hiện khả năng trình bày, thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về đối tượng
vấn đề đặt ra.
Dạy đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá
trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt đó là: năng lực khám
phá cái đẹp và năng lực thưởng thức cái đẹp.
- Năng lực khám phá cái đẹp gồm năng lực phát triển cái đẹp và những rung
động thẩm mĩ.
- Còn năng lực thưởng thức cái đẹp là năng lực cảm thụ cái đẹp.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ được thể hiện ở những phương diện sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh,
hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người cuộc sống qua
ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nhận ra được giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học, cái đẹp,
cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn.. từ đó nhận được những giá trị tư
tưởng cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.
- Hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học,
hình thành và nâng cao nhận thức và cảm xúc thẩm mĩ cá nhân, biết cảm nhận và
rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống, có những hành vi đẹp

13



đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội, hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản
thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Biểu hiện của cảm xúc thẩm mĩ là sự rung động, khoái cảm trước cái đẹp, buồn
rầu trước cái xấu, ngưỡng mộ trước cái cao cả, ghê tởm trước cái thấp hèn, buồn đau
trước cái bi. Cảm xúc thẩm mĩ là cái đầu tiên để nhà nghệ sĩ sáng tạo và là cảm xúc
có giá trị nhân văn nhất đối với loài người. Và từ cái đẹp của nghệ thuật mà họ cảm
nhận ra cái đẹp trong cuộc sống của con người đây chính là sự đánh giá cái đẹp đúng
đắn nhất, và sự đánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của
người học để họ có thể chiếm lĩnh được cái đẹp ấy.
Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và
yếu tố lí trí (nhận xét đánh giá ..) hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau
trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt.
Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai
mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái
đẹp… Điều này GV có thể làm được thông qua việc học trên lớp cũng như việc
hướng dẫn HS tự đọc tác phẩm ở nhà.
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái
đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình
tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc
sống tốt đẹp hơn.
1.1.3. Đặc điểm sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số
1.1.3.1. Đặc điểm sử thi và sử thi dân tộc thiểu số
* Khái niệm sử thi.
Tìm hiểu khái niệm sử thi là tiền đề quan trọng để đi vào các phương diện khác
của sử thi.
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi thuật ngữ sử thi được hiểu như sau: “Sử thi còn gọi là anh hùng ca,
là thể loại tác phẩm tự sự dài xuất hiện sớm trong lịch sử văn học các dân tộc nhằm
ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính dân tộc trong buổi bình minh lịch sử, về kết cấu
sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn, các nhân vật

chính của sử thi là các anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần,
cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ,

14


đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những
chiến công lừng lẫy và đôi khi cả trong những nét sinh hoạt đời thường, điều đáng
chú ý là tất cả những cái này được miêu tả kỳ diệu khác thường. Sở dĩ như vậy là vì
sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần
bắt đầu chuyển sang thế giới của con người, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kỳ nói
trên đối với các nhân vật trong sử thi là không tránh khỏi. Trong sử thi thì chủ yếu
miêu tả hành động của nhân vật hơn là rung động. Những câu chuyện kể, cốt
truyện thường được bổ sung thêm những mô tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc
đối thoại trang trọng có tính nghi thức”. [14,376]
Trong quyển Lí luận văn học tác giả Phương Lựu giải thích về anh hùng ca (sử
thi) như sau: “Anh hùng ca (sử thi) là thể loại tự sự thể hiện tập trung cho loại chủ đề
lịch sử dân tộc, điều chủ yếu ở chỗ anh hùng ca là thể loại tự sự miêu tả các sự kiện
quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc
và nhân dân” [29,380].
V.E.Guxep cho rằng: “đó là những truyện kể bằng lời ca hoặc nửa ca về sự đấu
tranh của thị tộc - bộ lạc - nhân dân cho sự tồn tại và nền độc lập của mình trong sự
xung đột với những lực lượng thù địch. Trung tâm của loại sử thi này là người anh
hùng mang phẩm chất ưu tú của tập thể và đại diện cho tập thể trong mọi hành động.
Sử thi anh hùng là những trang sử thi hùng tráng của quá khứ, nó giáo dục tình cảm
yêu nước của các thế hệ mới, chức năng sinh hoạt xã hội của những bài ca này thực
sự là ở chỗ đó” [45,168]
Sử thi (thuật ngữ châu Âu: épos, épic) là khái niệm được tiếp nhận từ các nền
học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống châu Âu
dưới hai phạm vi rộng và hẹp: trong nghĩa rộng, thuật ngữ chỉ một thể loại tự sự, một

trong ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình. Ở phạm vi hẹp, hiện nay được
dùng một cách tương đối phổ biến trong các nền văn học dân tộc nói chung, thuật ngữ
chỉ thể loại sử thi anh hùng.
* Đặc điểm của thể loại sử thi
Về nội dung:
Theo Hêghen: “ hành động trong sử thi xuất phát từ những cá nhân (thậm chí từ
một cá nhân) là những người trọn vẹn đã biểu lộ sự phát triển của nếp tư duy dân tộc
15


và phương thức hành động có tính chất dân tộc”. “Hành động cá nhân trong sử thi
xuất hiện trên cơ sở một trạng thái chung có tính chất sử thi trên thế giới, trạng thái đó đã
được sự thống nhất hài hòa giữa tự sự thể hiện những tính cách sử thi dưới hình thức cá
nhân và những mục đích sử thi có tính chất toàn dân”. Hêghen cho rằng “ trong sử thi là
toàn bộ những gì làm thành cuộc sống nên thơ của con người”. [29,165]
+ Biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang
của mình. Mở rộng ra, nội dung của anh hùng ca là các sự kiện có ý nghĩa toàn dân
toàn dân tộc. Đó là chiến tranh, cách mạng, là sự thay đổi, thử thách tồn vong của đất
nước. [29,328].
+ Các anh hùng là người đại diện cho sức mạnh hồn hậu của toàn thể nhân dân
thời đó… [29,381].
+ Đặc điểm của nhân vật anh hùng là tầm cỡ dân tộc. Cái đẹp của họ là vẻ đẹp
dân tộc. Cái giàu mạnh là giàu mạnh dân tộc, cái tính của họ cũng là của dân tộc
[29,381].
+ Anh hùng ca miêu tả với quy mô rộng lớn toàn bộ đời sống nhân dân từ sinh
hoạt đạo đức, phong tục, tín ngưỡng. Mọi phương diện của đời sống nhân dân từ lớn
nhất đến nhỏ nhất đều được thể hiện cùng với các sự kiện được miêu tả [29,382].
Về nghệ thuật
Từ những nhận định về nội dung của sử thi Hêghen tiếp tục đưa ra quan niệm
của ông về nghệ thuật trong sử thi. Ông cho rằng: “Chất liệu trữ tình và kịch đều

có mặt trong sử thi nhưng chúng không làm thành cái cơ sở mà chỉ là những yếu tố
phụ. [29,165].
Tiến sĩ Baumann (Đại học India - Hoa Kỳ) cũng đưa ra những tiêu chí cần phải
có trong nghệ thuật của sử thi:
+ “Có kết cấu thể thức thơ (có độ dài tương đối)” [32,165]
+ “Có tính truyện kể” [32,165]
+ “Có diễn xướng trong công chúng” [32,165].
Tác giả Phương Lựu viết “đặc điểm văn học nổi bật trong lời văn anh hùng ca là
lối trần thuật khoan thai, trầm tĩnh, tường tận mang sắc thái ngợi ca, phong cách
cường điệu cao cả. Văn anh hùng nói chung không bị câu thức bởi cảm giác thời
gian”. [29,387]

16


Võ Quang Nhơn đưa ra quan điểm “một trong những yếu tố góp phần tạo nên
giá trị độc đáo và trường cửu của các bản sử thi là yếu tố ngôn ngữ. Đó là thứ “ngôn
ngữ tình cảm” “ngôn ngữ giàu nhạc điệu” cách nói có vần điệu, tạo nên âm hưởng hài
hòa và có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa các vế trong một câu” [34,310].
Nhìn chung, những vấn đề lý thuyết liên quan đến khái niệm, những đặc điểm
về nội dung và nghệ thuật của thể loại sử thi đều được giới nghiên cứu mổ xẻ, làm rõ
ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng giữa các ý kiến vẫn chưa có sự thống nhất.
Sử thi Đăm Săn
* Quá trình sưu tầm sử thi Đăm Săn
Sử thi Đăm Săn là một tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn học các DTTS
Việt Nam sử thi Đăm Săn được người Pháp biết đến khá sớm. Năm 1928, viên công
sứ Đắc Lắc là L.Sabatier đã sưu tầm được từ những người kể, sau đó dịch ra tiếng
Pháp và cho xuất bản ở Paris. Năm 1959 Đào Chí Tử dịch tác phẩm Đăm Săn do
L.Sabatier sưu tầm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, đây được xem là một bước đột phá
giúp bạn đọc Việt Nam lần đầu tiên được biết tới tác phẩm nổi tiếng này. Năm 1988,

tác giả Nguyễn Hữu Thấu cho ra đời một văn bản khan Đăm Săn khác cũng dưới hình
thức song ngữ Ê Đê - Việt, đây là văn bản được biên soạn và chú thích khá công phu.
Tính từ lúc phát hiện đến nay sử thi Đăm Săn đã có đến năm văn bản được dịch ra.
“Căn cứ theo thực tế lịch sử được ghi nhận ở các di tích khảo cổ thì người Chàm
đã lên cư trú ở Tây Nguyên ít nhất là vào khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV. Và
chúng ta có thể nêu lên giả thuyết khan Đăm Săn (và một số khan khác của người Ê
Đê) ít nhất có thể ra đời vào khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV, thời kỳ mà người
Chàm xuất hiện nhiều trong các tác phẩm khan Tây Nguyên với cách xưng hô
quen thuộc của các nhân vật thường gặp trong tác phẩm: “Hãy nhìn xem, người Chàm
(khách lạ) đến nhà!” [8, 401].
Từ những căn cứ trên có thể đưa ra suy luận thời điểm ra đời của sử thi Đăm
Săn là vào khoảng thế kỷ XII hoặc trễ hơn là từ khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV.
* Tóm tắt tác phẩm
Theo lời dặn của ông Mtao Kla khi lớn lên Đăm Săn sẽ nối dây với HơNhị và
HơBhị. Hai chị em nhớ lời dặn của ông nên nhờ anh em của họ đến nhà Đăm Săn hỏi
cưới chàng. Đăm Săn lớn lên trong một buôn làng giàu có, đẹp và vui không đâu

17


bằng, là một chàng trai tuấn tú và “ngang tàng ngay trong bụng mẹ”. Đăm Săn lẫn
tránh không nhận lời hỏi cưới của HơNhị vì chàng đã có người yêu là nàng Hbia Điêt
Kluich ở cùng buôn làng. Chàng nhờ chị mình là HơÂng bồi thường bằng vật chất
nhưng anh em của HơNhị không chấp nhận. Giữa lúc đó, ông Đu, ông Điê chống gậy
đến nhà HơNhị, HơBhị để giúp hai chị em thu xếp việc cưới hỏi với Đăm Săn và
chàng phải chấp nhận. Trên đường về Đăm Săn thi chạy với HơNhị và HơBhị
nếu chàng thắng thì sẽ không lấy họ. Nhưng kết quả chàng đành phải thuận lòng theo
họ về làm chồng. Lễ cưới diễn ra nhộn nhịp, đông vui có sự chứng kiến của dân làng
và hai bên dòng họ. Đăm Săn về làm nuê, chàng vẫn tiếp tục chống lại cuộc hôn nhân
đó. Chàng trễ nải công việc nhà vợ chỉ biết bày trò chơi đẩy cây thâu đêm suốt sáng.

Vợ tỏ thái độ không bằng lòng chàng tức giận bỏ về nhà chị ruột. Sau đó hai nàng đi
tìm và gọi Đăm Săn về. Trong một lần đi bắt voi dữ cho hai chị em, chàng bị voi đưa
vào tận rừng và tình cờ chàng gặp hoa thiêng của vợ. Đăm Săn tìm mọi cách khèo
hoa rồi chàng mệt ngủ lịm trên cây. Hồn Đăm Săn gặp được Trời, Đăm Săn không
chịu lấy HơNhị nên bị Trời gõ đầu bảy lần. Tỉnh dậy gặp HơNhị hai người cùng trở
về, Đăm Săn trở lại nhà chị lấy khố áo và ngủ quên. Voi dữ đưa HơNhị vào rừng sâu
phải đổ chì nấu chảy vào tai chàng mới tỉnh dậy tìm vợ. Về đến nhà vợ chàng vẫn
mãi mê chơi đùa. Mtao Grự là một tù trưởng láng giềng được biết HơNhị là một cô
gái xinh đẹp hắn tìm cách bắt cóc HơNhị. Đăm Săn tìm đến chỗ ở của hắn, đánh nhau
và giết chết được Mtao Grự giành lại được vợ, chàng có thêm nhiều nô lệ và của cải,
Đăm Săn tổ chức ăn mừng và làm lễ tạ thần linh sau đó chàng kêu gọi dân làng bắt
tay vào việc nương rẫy. Biết Đăm Săn vắng nhà, một tù trưởng khác là Mtao Mxây
giả làm bạn Đăm Săn, vờ đến thăm và HơNhị lại bị bắt cóc một lần nữa. Đăm Săn
đánh một trận quyết liệt với hắn, nhờ sự giúp đỡ của Trời, Đăm Săn đã chiến thắng và
giành lại được vợ. Một hôm nọ, chàng gọi dân làng đi đốn cây, Đăm Săn tình cờ gặp
cây Smuk, cây Smuk chàng không biết đây là cây thiêng của HơNhị và HơBhị chàng
đốn cây quên cả thời gian. Hai chị em van xin nhưng Đăm Săn vẫn chặt, cây ngã và
HơNhị, HơBhị chết. Vợ chết Đăm Săn đau buồn khóc cả ngay lẫn đêm, sau đó chàng
tìm gặp Trời, định chặt đầu Trời nhưng Trời đã cứu HơNhị, HơBhị sống lại. Đăm Săn
quyết định đi bắt nữ thần Mặt Trời để về làm vợ bất chấp sự ngăn cản của vợ và hai

18


×