Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TÌNH-HUỐNG-LÂM-SÀNG-THAM-KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.94 KB, 6 trang )

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 1
Bệnh nhân Lê Ngọc D., 28 tuổi, nữ phát hiện có thai sau khi trễ kinh 3 ngày. Cách đây 1 tuần D.
có sử dụng orlistat để giảm cân (chỉ uống 1 tuần) nên rất lo sợ về khả năng ảnh hưởng thai nhi.
Câu hỏi:
1. Trong trường hợp này, D. có nên bỏ thai vì khả năng ảnh hưởng thai nhi khơng? Giải
thích? (0,5đ)
- Khơng bỏ thai vì trong trường hợp này thai đã vượt quá 17 ngày tuổi, nếu thuốc có ảnh
hưởng đến bào thai thì đã xãy ra rồi nên chỉ khuyên bệnh nhân không dùng thuốc nữa và
tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai
2. Sau đó 2 tháng, D bị đau bụng khi ăn và được chẩn đoán loét dạ dày. Thuốc trị loét dạ dày
nào được xem là an toàn cho PNCT? Có nên sử dụng PPI khơng? Tại sao? (1đ)
- Thuốc trị loét dạ dày an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm thuốc kháng tiết acid
- Khơng nên sử dụng PPI vì khơng đủ dữ liệu để khẳng định thuốc an tồn cho PNCT
3. Khi có thai được 7 tháng, D. có thể mua Ibuprofen để sử dụng khi nhức răng khơng? Giải
thích? (1đ)
- Thai được 28 tuần thì khơng nên sử dụng NSAID vì sẽ gây đóng ống động mạch sớm và
gây suy thận ở thai nhi. Nếu có sử dụng thì phải theo dõi tuần hoàn của thai nhi
- Trong trường hợp này, thai đã được 7 tháng (28 tuần) nên việc sử dụng Ibuprofen
(NSAID) phải nên cân nhắc và chỉ sử dụng khi thật cần thiết
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 2
Bệnh nhân nam 70 tuổi bị nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường type 2
Thuốc kê đơn:
1. Metformin 1000mg uống 1 viên ngày 2 lần
2. Glimepiride 2mg uống 1 viên mỗi buổi sáng
3. Insulin glargine 12 đơn vị tiêm dưới da mỗi tối trước khi đi ngủ
4. Lisinopril 10mg uống 1 viên mỗi ngày
5. Levofloxacin 500mg uống ngày 1 viên
6. Metoprolol XR 100mg uống 1 viên mỗi ngày
7. Atorvastatin 40mg uống mỗi ngày 1 viên
8. Aspirin 81mg uống 1 viên mỗi ngày
Câu hỏi:


1. Bệnh nhân có uống thêm viên multivitamin và khống chất. Theo Anh (chị) có tương tác
với thuốc nào trong đơn khơng. Nếu có, giải thích cơ chế tương tác và cách xử lí? (1 điểm)
Có tương tác với Levofloxacin
Cơ chế: tương tác lý hóa về mặt hấp thu do trong vitamin và khống chất có chứa Ca ++, ion
này tạo phức chelat với Levofloxacin làm giảm hấp thu của Levofloxacin
Bệnh nhân cho biết mới được người nhà biếu bưởi chùm mang từ Mỹ về. Bệnh nhân hỏi ý
kiến dược sĩ xem có thể uống nước bưởi chùm khi sử dụng các thuốc trong đơn được không
2. Với tư cách là dược sĩ, Anh/Chị cho bệnh nhân lời khun gì (có tương tác nào trong đơn,
cơ chế và hệ quả của tương tác, có nên dùng nước bưởi chùm)? (1 điểm)
Có tương tác của bưởi chùm với Atorvastatin
Cơ chế: nước bưởi chùm ức chế enzym CYP3A4 là enzym chuyển hóa Atorvastatin làm cho
nồng độ của Atosvastatin trong máu tăng cao.
Hệ quả của tương tác này làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân
Vì vậy không nên dùng nước bưởi chùm
1


3. Hãy cho biết có thể khắc phục tương tác với nước bưởi chùm bằng cách thay thuốc tương

tác bằng thuốc khác cùng nhóm được khơng? Nếu được, nêu tên các thuốc đó và giải thích
lý do tại sao có thể thay thế được? (1 điểm)
Có thể thay Atorvastatin bằng một statin khác trong nhóm được
Thuốc thay thế là: Rosuvastatin hoặc Fluvastatin hoặc Pravastatin vì những thuốc này ít
chuyển hóa qua enzym CYP3A4
4. Aspirin có tương tác với thuốc nào trong đơn khơng? Nếu có, liệt kê các thuốc này? (0,5
điểm)

Các thuốc tương tác với Aspirin:
- Glimepiride
- Insulin

- Lisinopril
- Levofloxacin
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 3
Bệnh nhân nữ 45 tuổi, cao 1,65m (65 inch), nặng 80kg nhập viện vì ngón 1 bàn chân trái sưng đỏ
đau lan rộng, vỡ mủ
Tiền sử bệnh: đái tháo đường type 2 (5 năm), đang điều trị bằng Amaryl (glimepiride) và
glucophage (Metformin)
Sinh hiệu:
- Mạch 76 lần/phút
- Huyết áp 130/80mmHg
- Thân nhiệt 37oC
- Nhịp thở 20 lần/phút
Thăm khám lâm sàng:
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, da niêm hồng
- Tim đều, rõ. Phổi trong, không ran
- Lt ngón 1 bàn chân trái, có mủ
- Nhìn mờ
Xét nghiệm máu:
- Na 132 mEq/L (135 – 145)
- WBC 11.300/µL
- K 18 mEq/L (3,5 – 5,5)
- % Neutrophil 83,7% (45 – 75)
- Ca 1,95 mEq/L (2,25 – 2,75)
- Hb 12,4 g/dL (12 – 15)
- Cl 95 mEq/L (97 – 107)
- ESR (1 giờ) 84mm ( < 15mm)
- Cholesterol toàn phần 144 mg/dL (<
- Glucose huyết 160 mg/dL (70 – 99)
- HbA1C 11,8% (3,5 – 5,5%)
200)

- CRP 5mg/dL (0 – 1,5)
- HDL-C 37 mg/dL (> 40)
- Urea 64 mg/dL (20 – 40)
- LDL-C 81 mg/dL (< 130)
- Creatinin 1,78 mg/dL (0,7 – 1,5)
- Triglycerid 131 mg/dL (< 150)

2


Chẩn đoán: nhiễm trùng bàn chân – Đái tháo đường


Câu hỏi:
1. Liệt kê tất cả các xét nghiệm gợi ý bệnh nhân bị nhiễm trùng (1 điểm)
- WBC tăng
- % Neutrophil tăng
- ESR tăng
- CRP tăng
2. Nêu các biểu hiện lâm sàng của tăng kali huyết. Trường hợp bệnh nhân này, có lý giải nào
phù hợp cho kết quả kali huyết cao hay khơng? (1 điểm)
- Mệt mỏi, khó chịu, đánh trống ngực
- Yếu cơ, dị cảm, mất phản xạ
- Khó thở nhẹ (nhiễm toan)
- Thay đổi ECG (loạn nhịp tim)
Nguyên nhân: bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, bị nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường
3. Trình bày ý nghĩa của xét nghiệm HbA1C. Nhận xét gì về kiểm sốt đường huyết ở bệnh
nhân này? (1 điểm)
- HbA1C là lượng Hemoglobin gắn với glucose
- Phản ánh glucose huyết trung bình trong suốt đời sống hồng cầu

- Giúp đánh giá kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường
Nhận xét về kết quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân này:
- Bệnh nhân bị đái tháo đường khơng kiểm sốt do lượng HbA1C vượt giới hạn cho phép
q cao
4. Hãy trình bày cơng thức Cockcroft-Gault và tính độ thanh thải creatinin theo cơng thức
này để làm căn cứ chỉnh liều kháng sinh. (1 điểm)
Công thức Cockcroft-Gault:
bệnh nhân cao 65 inch, nặng 85 kg
IBW = 45,5 + [2,3*(65 – 60)] = 57 kg
57 + (57*0,3) = 74,1 kg < 80 kg→ bệnh nhân bị béo phì
→sử dụng cân nặng hiệu chỉnh AjBW
AjBW = 57 + [0,4*(80 – 57)] = 66,2 kg
Bệnh nhân bị suy thận nên phải chỉnh liều kháng sinh bằng cách:
- Giảm liều, giữ nguyên khoàng cách
- Giữ nguyên liều, giảm khoảng cách
- Giảm liều, giảm khoảng cách
- Chọn các thuốc đào thải qua mật (gan)


TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 1
Một bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhập viện với triệu chứng sốt cao và
khó thở. Bệnh nhân được thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó, kết quả
công thức máu của bệnh nhân như sau:
Chỉ số
Kết quả
Giá trị tham khảo
3
3
RBC
5,4 (× 10 /mm )

4,2 – 5,4 (× 103/mm3)
Hb
15,3
11,5 – 15,5
Hct
48%
38 – 47%
MCV
95
80 – 96
MCHC
31,4
32 - 36
3
3
WBC
15,5 (× 10 /mm )
4,5 – 11,5 (× 103/mm3)
Neutrophil
80%
40-75%
Lymphocytes 11%
20-45%
Monocyte
5%
4-6%
Eosophil
4%
0-5%
Basophil

0%
0-1%
Câu hỏi:
1. Nhận xét về các giá trị xét nghiệm của dòng bạch cầu (1 điểm)
- WBC tăng, bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng
- Neu trophil tăng theo tỷ lệ: nhiễm khuẩn cấp tính
- Lymphocyte giảm: có dấu hiệu của nhiễm trùng huyết
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng do chức năng miễn dịch giảm
2. Nhận xét về các giá trị xét nghiệm của dòng hồng cầu (0,5 điểm)
- Hct tăng một ít:
- MCHC giảm: thiếu máu nhược sắc
- Bệnh nhân bị thiếu máu mãn tính do bệnh lý


HUỐNG LÂM SÀNG 2
BN L. 39 tuổi, nữ, nặng 44,5kg (ba tháng trước nặng 59kg), cao 1,63m, BN nhập viện do suy
nhược, khó thở và đau ngực. Trong 3 tháng qua bệnh nhân bị giảm cân ngày càng tăng kèm với
buồn nôn, nôn và chán ăn, cân nặng giảm từ 59kg xuống còn 44,5kg. Nhập viện với dấu hiệu đau
bụng và nơn ói.Tuần qua BN chỉ uống đồ lỏng, bị nôn. Cách đây 3 tháng đã phẫu thuật cắt đi 8cm
đoạn hồi tràng
Xét nghiệm: BUN 4mg/dL (8-20), Creatinin 0,6 mg/dL (0,8 – 1,2)
Chẩn đoán: tắc ruột, suy dinh dưỡng
Câu hỏi:
1. Bác sĩ lúc này chỉ định bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, hãy cho biết tại sao? (1
điểm)
Vì bệnh nhân không ăn uống được, suy dinh dưỡng nặng
2. Giải thích vì sao creatinin máu giảm hơn mức bình thường? (0,5 điểm)
Do khối lượng cơ bị giảm vì sụt cân quá nhanh
3. Hãy xây dựng công thức dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân này biết rằng năng lượng
mục tiêu là 1300kcal và protein mục tiêu là 60g? Tỷ lệ năng lượng không phải protein gồm

70% carbonhydrat và 30% lipid. Biết năng lượng của: 1g protein ≈ 1g acid amin = 4 kcal,
1g dextrose = 3,4 kcal, 1g chất béo = 10 kcal (1 điểm)
Công thức dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân:
Năng lượng 60g protein = 60 * 4 = 240 kcal
Năng lượng glucid + lipid = 1300 – 240 = 1060 kcal, trong đó:
70% glucid = 1060*0,7 = 742 kcal ↔ 742/3,4 = 218,2g dextrose
30% lipid = 1060 – 742 = 318 kcal ↔ 318/10 = 31,8g chất béo
Công thức:
60g acid amin
218,2g dextrose
31,8g chất béo
4. Khoa dược có một số chế phẩm dành cho dinh dưỡng qua tĩnh mạch như dextrose 70%,
acid amin 10% và lipid 20%. Dựa trên các chế phẩm này hãy tính tốn tổng lượng dịch
dinh dưỡng để truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân thỏa mãn được yêu cầu năng lượng
mục tiêu đã xác định? (1 điểm)
a. 100ml dung dịch dextrose chứa 70g dextrose
?ml dung dịch dxtrose chứa218,2g dextrose
Số ml dung dịch 70% dextrose cần sử dụng: 218,2*100/70 = 311,7ml
b. 100ml dung dịch acid amin 10 chứa 10g acid amin
?ml dung dịch acid amin chứa
60g acid amin
Số ml dung dịch acid amin cần sử dụng: 60*100/10 = 600ml
c. 100ml dung dịch lipid chứa 20g lipid
?ml dung dịch lipid chứa 31,8g lipid
Số ml dung dịch lipid cần cần sử dụng: 31,8*100/20 = 159ml
Tổng lượng dịch dinh dưỡng để truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân thỏa mãn yêu cầu năng
lượng mục tiêu đã xác định là:
311,7 + 600 + 159 = 1070,9ml ≈ 1070 ml




×