Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.87 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC UEH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TÊN TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN

Môn học: Triết học Mác – Lênin
Giảng viên: Đỗ Kiên Trung
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002345
Sinh viên: Võ Thị Quỳnh Ngân
Khóa – Lớp: K47 – KM001
MSSV: 31211022363

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021



BÀI LÀM
1. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa hai
phương diện tự nhiên và xã hội
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự
thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Giới tự nhiên là tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình
thành, tồn tại và phát triển của con người, do đó một trong những
phương diện cơ bản của con người là bản tính tự nhiên. Cơ sở khoa
học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên. Đặc biệt là học thuyết
Darwin phát biểu về sự tiến hóa của các lồi. Như vậy, trước hết con


người là một tồn tại sinh vật, con người tự nhiên là con người mang
tất cả bản tính sinh học, tính lồi. Những thuộc tính, những đặc điểm
sinh học, q trình tâm sinh lý, tổ chức cơ thể và mối quan hệ của
nó với tự nhiên, các giai đoạn phát triển khác nhau thể hiện bản chất
sinh học của cá nhân con người. Thứ hai, con người là một bộ phận
của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “ thân thể vô cơ
của con người”.
Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quyết
định bản chất của con người, mà con người còn là một thực thể xã
hội có các hoạt động xã hội. Nhìn từ gốc độ hình thành nguồn gốc
con người, hoạt động lao động sản xuất là hoạt động xã hội quan
trọng nhất của con người. Chính nhờ lao động mà con người có khả
năng vượt qua lồi động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Cũng nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể
trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể có lý tính, có “bản năng xã
hội”. Mặt khác, khi nhìn từ gốc độ tồn tại và phát triển của loài người
1


thì sự tồn tại của nó ln bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các
quy luật xã hội khác nhau nhưng thống nhất với nhau: Hệ thống các
quy luật tự nhiên: quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, tiến
hóa… đã quy định phương diện sinh học của con người; Hệ thống
các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng
sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm
tin, ý chí; Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa
người với người. Các hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên
thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người. Khi xã hội thay
đổi thì con người do đó cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại,
chính sự thay đổi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.

Khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã
hội lồi người. Tính xã hội của con người chỉ có trong xã hội lồi
người, con người khơng thể tách khỏi xã hội.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội tồn tại một cách thống
nhất, tác động, làm biến đổi lẫn nhau, là cơ sở để hình thành hệ
thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con
người như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu
tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.
1.2. Bản chất của con người trong triết học Mác
1.2.1. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội
Con người vượt lên trên thế giới loài vật về bản chất 3 phương
diện: quan hê với thiên nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với bản
thân. Điều đó thể hiện con người là một thực thể thống nhất giẵ mặt
sinh học và mặt xã hội hay nói cách khác con người là tổng hòa
những mối quan hệ xã hội. Suy đến cùng, cả ba mối quan hệ đó dều
mang tính xã hội, trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ

2


bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động
trong chừng mực liên quan đến con người.
Do đó, trong Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác khẳng định: “Bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hịa quan hệ xã hội”.
Luận đề trên khẳng định rằng khơng có con người trừu tượng,
thốt ly mọi điều kiện, hồn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn cụ
thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.

Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con
người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển cả thể lực và tư duy trì tuệ. Chỉ trong tồn bộ các mối quan hệ
đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh
tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ tồn bộ
bản chất xã hội của mình.
Để hiểu rõ quan điểm của Mác, cần lưu ý là luận đề trên khẳng
định bản chất xã hội khơng có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong
đời sống con người, mà là để nhấn mạnh sự phân biệt giữa con
người và thế giới động vật ở bản chất xã hội và đó cũng là để khác
phục sự thiếu sót của các nhà triết học trước Mác về bản chất xã hội
của con người. Mặt khác, cái bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, cái
mang tính quy luật chứ khơng phải là cái duy nhất; do đó cần phải
thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi
cá nhân trong cộng đồng xã hội.
1.2.2. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con
người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả
năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác ngộ
phân tích và lý gIải sự hình thành và phát triển của những quan hê
3


xã hội của nó trong lịch sử. Cũng vì thế, sự giải phóng bản chất con
người cần phải là hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội của nó, thơng qua đó để phát huy khả năng
sáng tạo lịch sử của con người.
Với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực
tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự
vận động và phát triển của lịch sử xã hội. Thông qua hoạt động thực

tiễn của mình, con người làm phong phú thêm giới tự nhiên, tái tạo
lại tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Trong q trình cải biến
tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản
phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra chính bản thân
con người. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người
thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát
triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người
đặt ra. Khơng có hoạt động của con người thì cũng khơng cần tồn tại
quy luật xã hội, và do đó, khơng có sự tồn tài của tồn bộ lịch sử xã
hội loài người.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN NIỆM MÁC VỀ
CON NGƯỜI
2.1. Về lý luận: Cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động
của con người được rút ra từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người và bản chất con người.
Một là, để giải thích một cách khoa học những vấn đề về con
người thì khơng thể đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của
nó mà điều có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội
của nó, từ những qun hệ kinh tế - xã hội của nó.
Hai là, năng lực sáng tạo lịch sử của con người chính là động
lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Vì vậy, phát huy
năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực
4


quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Mặc khác,
mỗi con người phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực
của hồn cảnh lịch sử.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng
sáng tạo của nó, phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những

quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể
xây dựng những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế xã hội
áp bực bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người,
nhằm xác lập và phát triển một xã hội tự do và sáng tạo. Đó cũng
chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ
nghĩ cộng sản: “ Một người vì mọi người, mọi người vì một người”.
2.2. Về thực tiễn
Trong hành trình xây dựng một đât nước Việt Nam hịa bình,
độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, con người được phát
triển toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
vận dụng và phát triển sáng tạo triết học Mác về con người và giải
phóng con người vào hồn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã trên cơ sở xác định
giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng xã hội, giải phóng con
người, để lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành thắng lợi cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc mùa Thu năm 1945, sáng lập Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận
nơ lệ thành chủ nhân một nước độc lập.
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, nhờ xác định rõ, giải
phóng con nguòi là để phát triển con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhìn nhận con người trong hệ giá trị của sự phát triển nhân cách,
khẳng định Độc lập – Tự do – Hạnh phúc là mục tiêu hàng đầu cảu
đấu tranh cách mạng, là hệ giá trị vĩnh cữu cho sự phát triển của xã
5


hội Việt Nam. Người luôn coi độc lập là tiền đề, tự do là then chốt,
hạnh phúc là đích đến. Nhờ đó, mà trong suốt q trình xây dựng
đất nước, chính sách của Nhà nước và Đảng đều hướng đến mục tiêu

giải phóng con người, phát triển tồn diện con người, từ đó chú trọng
chăm lo cho con người, phát triển con người gắn liền với phát triển
kinh tế, văn hóa, xây dựng và mở rộng dân chủ, nâng cao giá trị làm
người…
Vận dụng sáng tạo những quan điểm của triết học Mác về con
người và giải phóng con người, Đảng ta luôn luôn chú trọng phát
triển con người, coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong hơn 30 năm đổi mới đát
nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam phát
triển tồn diện về trí lực lẫn thể lực, cả về lý tưởng sống, lối sống,
năng lực, trí tuệ, đạo đức phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khát vọng “Khơng có gì quý
hơn độc lập, tự do”, nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh giành được
những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử trong cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong thời kì đổi mới và
hội nhập quốc tế, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới
đất nước, phát triển mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh nhờ đó mà nhân dân ta có một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc hơn.
Như vậy, việc chăm lo cho con người, chú trọng phát triển con
người toàn diện là tất yếu và rất cần thiết. Khi con người được đặt
vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự phát triển của những
vấn đề khác là nhằm là để tạo ra những tiền tiền đề cho sự phát
triển toàn diện của con người và vấn đề này luôn được Đảng ta quan
tâm, chỉ đạo và thục hiện.
6



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục đào tạo: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2018
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN: bộ
mơn Ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, khoa Lý luận
chính trị, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr.86,
87, 88.
3. Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương: Tư tưởng Các Mác về
con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn
diện ở Việt Nam
/>
7



×