BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên đề: Đặc trưng thể loại truyện truyền kì
và khảo sát qua “Truyền kì mạn lục” của
Nguyễn Dữ.
ĐÀ NẴNG – 2021
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KẾT THÚC PHẦN
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên đề: Đặc trưng thể loại truyện truyền kì
và khảo sát qua “Truyền kì mạn lục” của
Nguyễn Dữ.
ĐÀ NẴNG – 2021
MỤC LỤC
Trương Thúy Liên - 3170120172
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài, là nền văn học có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ,
cũng là một nền văn học có sắc màu phong phú, phản ánh chân thật tâm hồn, đời sống dân tộc
qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử. Làm nên sắc màu phong phú của văn học dân tộc là sự
góp mặt của nhiều loại hình văn học với rất nhiều thể loại đa dạng. Có những thể loại giờ đây đã
khơng cịn phát triển nữa. Có những thể loại xuất hiện từ rất lâu mà vẫn tồn tại, phát triển đến
hôm nay. Cũng có những thể loại dù khơng cịn được sáng tác nữa nhưng dấu ấn của thể loại đó
vẫn còn để lại trong những tác phẩm văn học sau này. Truyền kì là thể loại thuộc dạng cuối cùng
này. Dẫu rằng tên gọi thể loại này chỉ xuất hiện trong văn học viết trung đại, tồn tại và phát triển
đến hết thời kì văn học trung đại, nhưng sự đóng góp của truyền kì cho sự phát triển chung của
loại hình tự sự trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là
khơng thể phủ nhận. Các tác phẩm truyền kì nổi tiếng của các tác giả tên tuổi như Thánh Tông
di thảo (Lê Thánh Tơng – (?)), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đồn Thị
Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) là những cứ liệu không thể bỏ qua khi xem xét sự phát
triển về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau. Nói cách khác,
tìm hiểu về truyền kì, qua những tác phẩm tiêu biểu, ta phần nào thấy được diện mạo nền văn
học Việt Nam ở cả hai mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
Chọn đề tài Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua “Truyền kì mạn lục” của
Nguyễn Dữ, tơi muốn góp một cái nhìn khách quan hơn và cụ thể hơn về những nét tiêu biểu và
đặc sắc của thể loại này đối với sự phát triển chung của văn học dân tộc, cũng là để có cơ hội
hiểu thêm về thể loại này và hiểu thêm về văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, với những đặc trưng
của mình, các sáng tác truyền kì ln gây cho người đọc sự thích thú. Thế giới huyền ảo, kì lạ
của truyền kì đủ sức hấp dẫn người đọc nhiều thế hệ khác nhau và có sức sống trong dịng chảy
văn học. Thế giới ấy cũng cuốn hút tôi, một người học văn, sẽ dạy văn và có nhiều tình cảm với
văn chương.
Trong chương trình văn học trung đại ở hai cấp trung học cơ sở và trung học phổ thơng, cùng
với thơ Đường luật, ngâm khúc, hát nói, truyện thơ, tiểu thuyết chương hồi…, truyền kì là một
thể loại được chọn giảng dạy trong chương trình, cụ thể là ở chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 9
và chương trình Ngữ văn lớp 10. Tương lai là một giáo viên mơn Ngữ văn, tơi nhận thấy rằng
việc tìm hiểu về thể loại truyền kì với những nét đặc trưng của nó sẽ giúp ích cho cơng tác giảng
dạy văn học ở trường phổ thông. Thực tế nghiên cứu sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn vừa tồn
diện, vừa cụ thể chi tiết về thể loại này, lấy đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu, giảng dạy các tác
phẩm truyền kì trong chương trình ngữ văn ở các cấp học. Qua đó, có thể giúp các em học sinh
thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương trung đại (vốn không phải là một điều dễ dàng) qua
một thể loại cụ thể và trân trọng hơn văn học dân tộc mình. Tóm lại, nhận thức được vai trị
quan trọng của thể loại truyền kì trong sự phát triển của văn học Việt Nam, niềm yêu thích đối
4
với thể loại này và từ yêu cầu thực tế công tác, tôi chọn đề tài này làm bài tiểu luận của mình
với mong mỏi có thể góp chút hiểu biết của mình vào hiểu biết chung về văn học nước nhà và
khơi gợi sự hứng thú của mọi người trong việc tìm hiểu về thể loại truyền kì.
Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thế kỷ XVI. Chỉ với một tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục cũng đã đủ khẳng định tên tuổi của Nguyễn Dữ trong lịch sử văn học
Việt Nam. Tác phẩm được coi là mẫu mực của thể truyền kỳ, là “thiên cổ kỳ bút”, là “áng văn
hay của bậc đại gia”, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong
văn học chữ Hán. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục từ khi ra đời đến nay đã chiếm được bao cảm
tình của người đọc. Đó là tác phẩm có giá trị châu lục. Nhiều những cơng trình nghiên cứu trong
và ngồi nước đã định giá tác phẩm này trên các phương diện cả về nội dung và nghệ thuật, coi
tác phẩm là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học nước nhà. Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị
hiện thực vừa là một tác phẩm có giá trị nhân đạo. Tất cả những điều đó được chuyển tải qua
hình thức nghệ thuật có nhiều thành tựu của tác phẩm. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần
nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và ca kịch, giữa ngơn ngữ nhân vật và ngôn
ngữ tác giả, giữa văn xuôi văn biến ngẫu và thơ ca. Sử dụng các yếu tố kì ảo, lời văn cơ đọng,
súc tích, chặt chẽ, hài hòa. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ra đời vào thế kỷ XVI, thuộc thời kỳ
văn học trung đại Việt Nam. Đó là nền văn học mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo. Con
người bị đặt trong các mối quan hệ luân thường, bị ràng buộc bởi những điều cấm kỵ của Nho
giáo. Là một nhà Nho, Nguyễn Dữ vẫn đứng trên lập trường đạo đức của Nho gia để nhìn nhận,
đánh giá con người, những vấn đề của con người trên quan điểm đạo đức. Tuy nhiên, một tác
giả văn học lớn ln có tinh thần nhân đạo cao cả, Nguyễn Dữ trong khơng ít trường hợp, dù là
vơ thức hay có ý thức đã đưa những dịng ngợi ca vẻ đẹp, tình yêu, hạnh phúc cá nhân, đề cao
những khát vọng của người phụ nữ.
Chính vì vậy việc tìm hiểu hệ thống đề tài này là một việc làm hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp
người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, tồn diện hơn về tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy
được vai trị, vị trí của thể loại truyền kì nói riêng và văn xi tự sự trung đại nói chung. Từ đó
thấy được những đóng góp của Nguyễn Dữ trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua
“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ” để tìm hiểu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào lĩnh
vực liên quan đến các vấn đề của truyện truyền kì.
2. Lịch sử vấn đề:
Tìm hiểu về những nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì đã được các nhà văn nghiên cứu
và đưa ra các kết luận, các quan điểm rất nhiều. Các nhà văn học như Trần Đình Sử, Trần Nho
Thìn, Lã Nhâm Thìn đã đưa ra các khái niệm, nguồn gốc, sự phát triển, các đặc trưng đặc điểm
của thể loại này rất khái quát và rõ ràng.
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam rất quen với cả
giáo viên và học sinh, được đưa vào trong dạy học rất nhiều và là đề tài đã và đang còn rất nhiều
điều để các nhà nghiên cứu phân tích và khảo sát.
5
3. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về các đặc trưng của thể loại truyện truyền kì để hiểu rõ hơn về những nét tiêu biểu, sự
đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, giá trị và đóng góp, vị trí của thể loại này trong nền văn học
trung đại Việt Nam . Thông qua khảo sát đặc trưng thể loại trong Truyền kì mạn lục để hiểu rõ
hơn về đóng góp của ông cũng như những cái hay cái lạ trong Truyền kì mạn lục, hiểu hon về
phong cách cũng như tư tưởng quan niệm của tác giả.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát được một cách đầy đủ về những vấn đề liên quan đến đặc trưng thể loại truyện truyền
kì và nắm được sự thể hiện của những nét đặc trưng đó trong Truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là đặc trưng thể loại truyện truyền kì và khảo sát qua
Truyền kì mạn lục nói chung cũng như một số câu chuyện nằm trong tác phẩm một cách cụ thể
nói riêng của Nguyễn Dữ để có cái nhìn khái qt và cụ thể hơn về đặc trưng của thể loại này.
Phạm vi nghiên cứu là các quan điểm, các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài đã được các nhà
văn học nghiên cứu thơng qua các sách, báo, bài viết, tìm hiểu những đặc trưng về mặt nội dung
và cả về mặt nghệ thuật của truyện truyền kì, từ đó vận dụng và áp vào một số chuyện nằm
trong Truyền kì mạn lục để phân tích nhũng nét đặc trưng của tác phẩm đã được Nguyễn Dữ gán
vào.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, đánh giá khái quát, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp hệ thống – cấu trúc.
7. Đóng góp của tiểu luận:
Tiểu luận giúp có cái nhìn cụ thể hơn về các đặc trưng của thể loại truyện truyền kì về cả
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, qua đó cho thấy sự đặc sắc và tiêu biểu của thể
loại này so với các thể loại khác. Thông qua đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, khảo sát và
phân tích một cách cụ thể hơn một số chuyện nằm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ để
thấy được sự tài ba của tác giả, phong cách, quan niệm của tác giả và những nét đặc trưng của
tác phẩm.
8. Bố cục bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận. Trong đó nội dung bài tiểu
luận được chia làm 3 chương cụ thể:
Chương 1: Khái quát về thể loại truyện truyền kì.
Chương 2: Đặc trưng thể loại văn học nội sinh truyện truyền kì.
Chương 3: Đặc trưng thể loại truyện truyền kì được thể hiện qua “Truyền kì mạn lục” của
Nguyễn Dữ.
Trong đó ở Chương 1, tôi xin khái quát về những nét cơ bản của truyện truyền kì để hiểu rõ hơn
về nguồn gốc cũng như khái niệm và giá trị mà truyện truyền kì đã đóng góp cho văn học Việt
Nam
Chương 2, đi sâu vào phân tích những nét đặc trưng về cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật
của truyện truyền kì
6
Chương 3, khảo sát qua Truyền kì mạn lục để có cái nhìn bao qt về đặc trưng thể loại truyện
truyền kì, để cụ thể và rõ hơn nữa tơi đã chọn tám câu chuyện nằm trong Truyền kì mạn lục để
phân tích.
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KÌ
VÀI NÉT VỀ TRUYỆN CHỮ HÁN:
Trong sự phân loại các thể loại văn từ Lưu Hiệp cho đến tác giả đời Thanh, do ý thức lịch sử
chiếm địa vị chủ đạo nên các thể loại văn học hư cấu đều không được thừa nhận và đưa vào hệ
thống. Lý do là các thể loại này đều có cội nguồn dân gian, cách xa kinh sử và ý thức chính
thống. Trong các bảng phân loại, khơng hề có tên truyền kì, tiểu thuyết, chí qi, chí nhân, giảng
sử,… Có thể nói đây là các thể loại văn học bị gạt ra ngồi hệ thống phân loại cổ điển. Chính vì
nằm ngồi hệ thống phân loại cho nên nó khơng có tên thống nhất. Con đường hình thành “tiểu
thuyết” ở phương Tây và Trung Quốc trải qua cả một quá trình dài. Ngày nay, cách gọi tiểu
thuyết chí qi, tiểu thuyết chí nhân, tiểu thuyết truyền kỳ,… đã trở thành thông dụng ở Trung
Quốc, tên gọi “tiểu thuyết” với nội hàm mới để chỉ bất cứ tác phẩm tự sự nào có tính nghệ thuật
ghi theo thể loại sử. Nhưng người Việt Nam lại thích gọi là “truyện” để dành hai chữ “tiểu
thuyết” mà chỉ hình thức tự sự phát triển cao, có quy mơ lớn như tiểu thuyết chương hồi, tiểu
thuyết tài tử giai nhân. Hầu hết các tên gọi thể loại như chí, kỳ, lục,… đều là vay mượn của thể
loại sử để chỉ một hình thức tự sự khác hẳn với sử, do đó khơng nên xem đó là căn cứ duy nhất
để đặt tên thể loại. Người Việt Nam thích gọi là “truyện”có lẽ đó là hình thức tự sự có thể kể lại
được, có nhân vật, cốt truyện, có hư cấu, khác với hình thức lục, kì, chí là hình thức ghi chép
của văn học viết. Trong thuật ngữ “truyện” bao hàm một cảm giác dân gian rất đặc trưng cho
thời trung đại và không phải là “truyện” trong hệ thống phân loại truyện.
Truyện là một thuật ngữ có cội nguồn của thể loại lịch sử. Từ thể loại lịch sử chuyển sang văn
học là một biến đổi rất lớn. Truyện được cho là đi theo năm hướng sau. Hướng thứ nhất là chưa
chú ý đúng mức tới cốt truyện, mở rộng phạm vi văn chương vè phía dã sử, phi quan phương,
khơng xác thực, có thể tưởng tượng nhưng khó bề đối chứng, đây là truyện kể những truyện
khơng bình thường (kỳ qi), dĩ nhiên là các tác giả chép lại như là “nghe thấy”, “một cách
khách quan”, “khơng hư cấu” ra hồn tồn và tự giác. Hướng thứ hai là sáng tạo ra những
truyện mới với cốt truyện, ngơn ngữ có tính nghệ thuật, đó là truyện truyền kì Việt Nam. Hướng
thứ ba là diễn ca lịch sử bằng song thất lục bát và lục bát, bằng sức tưởng tượng tăng thêm chi
tiết và cảm hứng khen chê. Thực chất đây là sử, nhưng chủ yếu là dã sử, yếu tố diễn ca làm cho
nó tự do hơn, nghệ thuật hơn trong lựa chọn và diễn đạt, gọi là truyện diễn ca lịch sử. Hướng
thứ tư là diễn ca, cải tạo, sáng tạo truyện thơ bằng chữ Hán và Nôm , gọi là truyện thơ. Hướng
thứ năm là sáng tạo những tiểu thuyết chương hồi có tầm cỡ, loại này mang tính chất dã sử, có
thể coi như tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Khẳng định cội nguồn lịch sử của truyện kể trung
đại có nghĩa khẳng định tính chất văn sử bất phân của truyện. Có năm thể loại truyện: truyện
1.1.
7
thần quái, truyện truyền kì, truyện diễn ca lịch sử, truyện tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Hán
Nôm.
1.2.
VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KÌ:
Truyện truyền kì, một trong ba thể loại thuộc loại hình văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại,
vốn có nguồn gốc từ thể loại tiểu thuyết chí quái, chí nhân, chí dị và truyện truyền kì của văn
học Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một q trình hình thành và phát triển nội sinh gắn
liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử nên
phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của văn học dân tộc. Sự ra đời của thể loại truyện truyền kì đã khẳng định bước phát
triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nhưng hơn hết, với biên độ
phản ánh và tiếp nhận rộng, các tác phẩm truyền kì trung đại thực sự đã tái hiện bức tranh hiện
thực và hình ảnh cuộc sống, làm nổi bật trí tuệ, khí phách và tâm hồn con người Việt Nam.
1.2.1. Khái niệm truyện truyền kỳ:
Về khái niệm “truyền kì”, có một số giải thích như sau:
Từ điển Thuật ngữ văn học (1999) do Lê Bá Hán chủ biên cho rằng: “Kì nghĩa là khơng có thực,
nhấn mạnh tính chất hư cấu”. Cịn Nguyễn Đăng Na, trong bài viết Truyền kì mạn lục dưới góc
độ so sánh văn học (in trong tập Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam) thì truyền kì
“là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần
lớn là lạ kì đặc biệt, nên người ta gọi chúng là truyền kì”. Theo Trần Đình Sử, trong Thi pháp
văn học trung đại Việt Nam, hai chữ “truyền kì” bao hàm mấy ý nghĩa: Một là có ý chuộng lạ,
(hiếu kỳ), kể những việc khác thường, kế thừa truyền thống truyện chí quái từ thời Ngụy Tấn,
hai là đặc điểm của truyền kỳ là chứa đựng nhiều thể, có thể nhận thấy có tài viết sử, tài làm thơ,
tài nghị luận. Trong Từ điển Văn học (2004), Nguyễn Huệ Chi đã quan niệm: “Truyện truyền kì
là hình thức văn xi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các
nhà văn nâng lên thành văn chương bác học sử dụng những mơ-típ kì qi hoang đường, lồng
trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế nhằm gợi hứng cho người đọc” .
Giải thích cụ thể, rõ ràng nhất có lẽ là trong Kho tàng truyện truyền kì Việt Nam của một số nhà
nghiên cứu như Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân: “Theo đúng nghĩa đen của nó, truyền kì
chỉ có nghĩa là truyền đi, kể đi một sự lạ. Sự lạ này có thể là chuyện của thần thánh, của ma quỷ,
chuyện có những thơng tin dị biệt đối với đời. Bao nhiêu vấn đề báo ứng mộng mị, huyền ảo hư
thực hàm hồ đều có thể gọi là kì cả... Có điều là chuyện kì ảo nhưng lại khơng phải là thần thoại
và có phần gần với cổ tích thần kì”.
Từ những nhận định trên, ta có thể đi đến quan điểm thống nhất là thuật ngữ truyện truyền kì
ban đầu chỉ là tên gọi của một tập sách có tên là Truyền kì do Bùi Hình và một số tác giả thời
Trung Đường (thế kỉ VIII – IX, Trung Quốc) kể lại. Tác phẩm này có nhiều truyện hấp dẫn như:
Cơn Lơn Nơ, Viên Thị Truyện, Nhiếp Ẩn Nương... Về sau, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tên
gọi này để chỉ chung cho những truyện có cùng kiểu viết như thế. Từ đó, thuật ngữ truyện
truyền kì trở thành tên gọi cho một thể loại truyện ngắn trung đại. Truyện truyền kì thuộc thể
8
loại văn xi tự sự, có dung lượng ngắn, chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết… có
thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng có nguồn gốc từ những
truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian. Tuy vậy, ta cũng cần chú ý, nói như Nguyễn Huệ Chi
trong Từ điển Văn học: “Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện cũng khơng phải là do
lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại hoặc những nhân vật có phép lạ như trời,
bụt, thần, tiên... như trong truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ngay ở hình thức phi nhân tính của
nhân vật: ma quỷ, hồ li, vật hóa người... Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân
vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức phi nhân cũng chỉ là sự cách điệu,
phóng đại của tâm lí, tính cách của một loại người nào đấy”.
1.2.2. Nguồn gốc truyện truyền kì:
Truyền kì là một kiểu truyện ngắn, có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện ở thời Đường, tiếp
tục phát triển qua các thời Tống, thời Minh. Thể loại truyền kỳ được truyền vào Việt Nam và
thực sự phát triển ở thế kỷ XV với Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, phát
triển rực rỡ ở thế ky XVI với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Thể loại này còn tiếp tục phát
triển ở thế kỷ XVIII với Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, thế kỷ XIX với Tân kỳ truyền
lục của Phạm Q Thích, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh,…
Về nguồn gốc của truyện truyền kì, các nhà nghiên cứu nhận định:
Từ điển Văn học của Nguyễn Huệ Chi cho rằng: “Truyện truyền kì là hình thức văn xi tự sự
cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn
chương bác học”. Cụ thể hơn, Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán xác định: “tiểu thuyết
truyền kì” cịn gọi là truyện truyền kì, “thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc hình
thành ở thời Đường. Tên gọi này tới cuối thời Đường mới có (…) Thoạt tiên tiểu thuyết truyền
kì mơ phỏng truyện chí qi thời Lục triều, sau đó phát triển độc lập”. Trần Ích Ngun, với
cơng trình Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, trong mục
“Nguồn gốc truyện truyền kì”, đã nêu khá rõ ràng về các nguồn gốc của truyện truyền kì. Thứ
nhất, truyện truyền kì là sự mơ phỏng thần thoại, chí quái giai đoạn trước. Sự mô phỏng này thể
hiện ở nhiều yếu tố (đề tài, kết cấu, cốt truyện...). Thứ hai, truyện truyền kì bắt nguồn từ thơ
văn, truyện kí giai đoạn trước. Đó là những chi tiết, tình tiết lấy từ kho từ điển, điển cố trong các
tác phẩm khác, đồng thời những đoạn văn, đoạn thơ trong truyện truyền kì cũng chịu ảnh hưởng
nhiều từ các tác giả giai đoạn trước. Thứ ba, nguồn gốc của truyện truyền kì cịn là những ghi
chép về truyền thuyết dân gian địa phương do chính các tác giả tự sưu tầm và huyền thoại hóa
lại những thần tích, thần phả mà họ ghi chép được. Cuối cùng, nguồn gốc thứ tư của truyện
truyền kì mà các nhà nghiên cứu ít nhắc đến là khả năng tưởng tượng của tác giả. Cho dù có
những truyện truyền kì có nhiều sự kế thừa từ các tác phẩm trước đó nhưng cái làm nên giá trị
tác phẩm vẫn là tài năng, trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. Như vậy, truyện truyền kì có
mầm mống từ thời Hán Ngụy lục triều (thế kỉ II). Lúc đầu nó có tên gọi là chí nhân, chí quái, rồi
9
mới phát triển dần, đến thế kỉ VII trở thành truyện truyền kì dưới thời nhà Đường và được coi là
“kì diệu một thời”.
Truyện truyền kì Việt Nam là sự tổng hợp giữa những ảnh hưởng từ truyện truyền kì Trung
Quốc và các truyện dân gian thần linh chí quái của Việt Nam, hình thành và phát triển nội sinh
gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là văn hóa, văn học dân gian và văn xi
lịch sử. Văn hóa dân tộc như cái nơi nuôi dưỡng truyện truyền kỳ Việt Nam, giúp cho thể loại
truyện này khác với truyện ngắn các nước trong khu vực. Trong quá trình phát triển của mình,
truyền kì Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học các nước trong khu vực Đông Á (như Triều
Tiên, Nhật Bản) và đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển chung của thể loại này trong văn
học khu vực thời trung đại. Ngay cách gọi tên truyện truyền kì cũng thể hiện rõ sự vay mượn
trong thể loại. Với hai nguồn ảnh hưởng trên, truyện truyền kì Việt Nam trở nên lung linh nhờ
sức sáng tạo tuyệt vời của các tác giả. Khi du nhập vào nước ta, truyện truyền kì chỉ giữ ngun
về hình thức thể loại, cịn nội dung hồn toàn do các tác giả Việt Nam tạo ra, dựa trên sự kế thừa
truyền thống văn hóa dân tộc và trí tưởng tượng dồi dào phong phú. Các tác phẩm thể loại này
ln có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng nội dung tư tưởng lại hướng về cuộc sống hiện
thực. Thế giới mà các tác giả dựng nên trong truyện truyền kì được xem như bản sao của thế
giới thực. Mọi sáng tạo huyền ảo, thần kì ấy khơng nằm ngồi mục đích nêu cao những ước mơ,
khát vọng của con người trong xã hội đương thời.
1.2.3. Quá trình phát triển của truyện truyền kì trung đại Việt Nam:
Cũng giống như mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, truyện truyền kì trung đại Việt Nam,
trong quá trình phát triển của mình, cũng trải qua nhiều giai đoạn: phát sinh, phát triển cực
thịnh, thoái trào và suy vong.
Theo đúc kết của Nguyễn Đăng Na, giai đoạn thế kỉ X - XIV, văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn
học dân gian và văn học chức năng, đồng thời mang đậm đặc điểm văn - sử bất phân. Giai đoạn
này có hai loại tác phẩm chính được sưu tầm, ghi chép, chỉnh lí là truyện dân gian và truyện lịch
sử, truyện tơn giáo. Tuy vậy, văn xi, trong đó có truyện truyền kì, giai đoạn này có vị trí quan
trọng, đặt nền móng cho văn xi trung đại về phương diện nội dung và phương thức tư duy
nghệ thuật. Về nội dung, các tác phẩm muốn khẳng định nước Đại Việt là một quốc gia độc lập,
có lịch sử lâu đời, có chủ quyền và tương lai trường tồn. Về phương diện nghệ thuật, truyện
truyền kì dựa vào truyện dân gian, lấy truyện dân gian làm cơ sở để xây dựng các tác phẩm
trong giai đoạn tiếp theo, có thể là phát triển các motip hay cải biến chúng có sáng tạo. Truyện
mang yếu tố truyền kì ở Việt Nam bắt đầu từ Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên. Truyện xây
dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp kì vĩ, kết cấu truyện như một bảng thần tích, một cuốn
thần phả về linh hồn đất Việt. Tập truyện bước đầu đã sử dụng bút pháp truyền kì và có thể coi
đây là giai đoạn mầm mống cho sự phát triển của thể loại truyền kì sau này. Cuối thế kỉ XIV,
Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp xuất hiện. Về cơ bản, Lĩnh Nam chích qi lục là
truyện dân gian nhưng đã có sự sáng tạo, phong vị của hiện thực đời thường thấp thống xen
vào yếu tố “kì”. Chúng ta có thể xem Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục là những
10
tiền đề văn học cho sự phát triển của thể loại truyền kì và Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp là những
nhà văn đặt nền móng cho truyện truyền kì ở Việt Nam
Sang thế kỉ XV, truyện truyền kì đã có bước “đột khởi”, từ truyện mang nặng tính dân gian và
chức năng tôn giáo đã dần chuyển sang truyện truyền kì thật sự, mang tính dân tộc và phản ánh
hiện thực đương thời. Có thể nói, giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII là kỉ nguyên của
truyện truyền kì. Với hai tác phẩm Thánh Tơng di thảo và Truyền kì mạn lục, các tác giả “đã
phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật, văn học lấy con người làm đối
tượng và trung tâm phản ánh” . Đây cũng là bước nhảy vọt về nghệ thuật của văn xuôi tự sự
Việt Nam. Yếu tố kì ảo khơng cịn được dùng một cách tự phát mà có ý thức, trở thành phương
tiện nghệ thuật để diễn tả nội dung mang ý nghĩa xã hội xâu sắc. Lần đầu tiên con người được
tiếp cận, được phản ánh như một cá thể độc lập, có số phận riêng. Con người được đặt trong
khơng gian mở rộng bốn cõi: thiên tào, địa ngục, trần thế và cả trong giấc mơ; trong thời gian
phi tuyến tính, có độ đàn hồi cao, có thể co dãn tùy theo dụng ý tác giả. Con người có thể tự do
đi lại, tự do di chuyển từ không gian này đến không gian khác một cách dễ dàng. Cả một thế
giới nhân vật hiện lên vô cùng phong phú, không thuần nhất mà lẫn lộn ảo và thực, thấp hèn và
cao thượng, ma quỷ sống cùng với thần tiên. Đặc biệt là sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi đã
mở rộng chiều phản ánh hiện thực và tạo nên nét riêng cho văn xuôi tự sự thế kỉ XV đến thế kỉ
XVII.
Giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX, truyện truyền kì có sự chuyển biến mạnh mẽ bởi quan điểm sáng
tác thay đổi. Đây là thời kì lịch sử đầy bão táp và biến động. Các tác giả hướng về hiện thực.
Văn xi tự sự có lợi thế rất lớn trong việc phản ánh trực tiếp, phản ánh tức thời về “người thật,
việc thật”, những điều tai nghe mắt thấy. Với quan điểm sáng tác là viết về những “sở kiến”, “sở
văn”, truyện truyền kì theo kiểu truyền thống khơng có nhiều điều kiện để phát triển, mà địi hỏi
phải có những cải tiến thích hợp. Vũ Trinh khơng gọi tác phẩm của mình bằng tên “truyền kỳ”
nữa mà gọi là “kiến văn lục”, tức là ghi chép những điều mắt thấy tai nghe. Một số tác giả muốn
cách tân truyện truyền kì đã nói rõ điều đó ngay trong nhan đề tác phẩm, bằng cách thêm chữ
“tân” vào, như: Truyền kì tân phả (Đồn Thị Điểm), Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập (Gia
Cát), Tân truyền kì lục (Phạm Q Thích). Sự cách tân truyện truyền kì của các tác giả thế kỉ
XVIII - XIX trên quan điểm hiện thực là tiến bộ, nhưng về quan điểm nghệ thuật thì đó là bước
thụt lùi, bởi lẽ chất thực càng tăng lên thì chất kì ảo lại giảm đi. Việc đưa thơ ca vào văn xuôi
mở ra hai hướng: hoặc đưa quá nhiều thơ vào như Truyền kì tân phả của Đồn Thị Điểm hoặc
giản bớt tối thiểu như Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Từ cuối thế kỉ XIX, truyện truyền kì
khơng cịn phát triển nữa bởi tư duy văn học của người Việt đã chuyển sang tư duy của con
người cận hiện đại, lúc này, dù yếu tố kì ảo vẫn được sử dụng trong các loại hình văn học khác
như: văn học viễn tưởng, văn học huyền thoại, nhưng về bản chất khác hẳn truyện truyền kì.
Như vậy, trong mười thế kỉ tồn tại, truyện truyền kì trung đại Việt Nam đã trải qua nhiều biến
chuyển, thăng trầm với những giá trị tích cực lẫn nhiều hạn chế. Tuy vậy, truyện truyền kì đã
11
đóng góp những thành tựu đáng kể, cùng các thể loại khác đã làm nên tính phong phú, đa dạng
của nền văn học nước nhà.
1.2.4. Vị trí của thể loại truyện truyền kì:
Trong văn học Việt Nam trung đại, văn xuôi nghệ thuật xuất hiện muộn hơn so với phú và các
thể loại văn học chức năng khác. Sự hình thành và phát triển của văn xuôi thể hiện sự trưởng
thành tư duy nghệ thuật, là bước tiến lớn của văn học dân tộc. Truyện truyền kì chính là một
trong những thể loại quan trọng nhất của văn xuôi trung đại, những thành tựu nghệ thuật của thể
truyện này đã góp phần làm nên diện mạo cơ bản của bộ phân văn học này.
Truyện ngắn trung đại phát triển thành những tập truyện hoàn chỉnh vào thế kỷ XIV với thể loại
u linh, chí quái, tiêu biểu là Việt điện u linh tập (Lí Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái lục (Trần
Thế Pháp). Truyện truyền kỳ nằm trong giai đoạn phát triển tiếp theo, giai đoạn đỉnh cao của
truyện ngắn trung đại, tạo nên những bước ngoặc mới về nghệ thuật so với loại truyện u linh,
chí quái. Những thành tựu nghệ thuật của truyện ngắn trung đại chủ yếu tập trung ở truyện
truyền kỳ.
1.2.5. Giá trị, ý nghĩa của truyện truyền kì:
Xét về tính chất, giá trị của truyện truyền kì Việt Nam, có thể thấy hai điều đặc biệt nổi bật. Đó
là giá trị văn hiến và ý nghĩa lịch sử. Từ văn hiến ở đây được dùng theo nghĩa rộng; đó là văn
hóa (văn chương, phong tục) và hiền nhân, những nhân vật kiệt xuất, thần tượng của cộng đồng.
Truyện truyền kỳ chú trọng đến điều này vì bản thân nó cũng là một biểu tượng văn hóa, một
yếu tố của văn hiến Việt Nam.
Trong các thể loại văn học trung đại, truyện truyền kì là loại hình gắn bó, gần gũi với văn hóa
dân gian hơn hết. Nó được cơng chúng đặc biệt u thích, được phổ biến rộng rãi trong mọi điều
kiện không gian, thời gian. Đối với người Việt Nam, truyện truyền kỳ một mặt đóng vai trị lưu
giữ ký ức cộng đồng, mặt khác có khả năng tuyệt vời trong việc khuếch trương giá trị của các
cơng trình văn hóa, từ danh lam, thắng tích, đền miếu cho đến cảnh quan tự nhiên, thiên tạo.
Những giá trị văn hóa to lớn được gửi gắm vào truyện truyền kỳ đã góp phần làm phong phú đời
sống tinh thần của nhân dân, đồng thời duy trì nguồn mạch văn hóa, lưu giữ truyền thống tốt
đẹp của dân tộc từ đời này sang đời khác một cách bền vững. Đó là lý do khiến mọi danh lam
thắng địa ở Việt Nam đều liên quan đến một số “tích” (chuyện) nào đó và đa phần đều gắn với
nội dung truyện truyền kỳ. Hầu như mọi di tích văn hóa, mọi cảnh vật đặc sắc trên đất nước này
đều được “bảo trợ” bởi các đấng “thần nhân”, “hiền nhân” và điều đó góp phần khơng nhỏ đối
với việc xác lập giá trị của no.
Trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, các vị thánh thần (bao gồm cả “nhiên thần”
và “nhân thần”) luôn được cả cộng đồng sùng bái. Người dân xem trọng và tôn thờ thánh thần
bằng cách sáng tạo ra những hình tượng gắn với các thực thể thuộc tự nhiên, thiên nhiên. Đó là
Thần Rừng/ Thần Núi (ngự trị tại các khu rừng/ đỉnh núi), Thần Sơng/ Thần Biển (cai quản các
dịng sơng, cửa vịnh); các vị Thánh Thần đó trấn nhậm các khu vực, vùng miền, địa phương
khác nhau trong toàn nước Việt. Các đấng bậc này được coi là thế lực siêu phàm, không chỉ bảo
hộ, che chở cho mọi người, ban cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc, mà thậm chí cịn có thể
12
trừng phạt những lỗi lầm, điều sai trái do chính họ gây ra. Quần chúng không chỉ đề cao, thờ
phụng, tin tưởng vào chư vị phúc thần mà còn coi đó là niềm tự hào, vinh dự của địa phương,
của cộng đồng. Đây là những tín ngưỡng lâu đời, là nét văn hóa tâm linh đáng quý trong đời
sống của người Việt. Tất cả được thể hiện một cách sinh động, đầy sức thuyết phục trong các
truyện truyền kỳ.
Một trong những đặc điểm của các truyện kể về các vùng đất là địa danh ln được “thiêng
hóa” bởi tên tuổi, hành trạng của các vị thần thánh, kỳ nhân. Chính sự hiện diện của các yếu tố
có tính chất huyền thoại như thế đã làm cho các vùng đất trở nên huyền bí. Sơng Tơ Lịch do có
một vị thần sơng cai quản cho nên nó khơng cịn là một con sơng bình thường mà thành “linh
giang” (dịng sơng thiêng); núi Tản Viên không đơn thuần là một ngọn núi mà là nơi trú ngụ của
Tản Viên Sơn Thần, cho nên hóa thành “linh sơn”. Khơng những thế, do nó liên quan đến Sơn
Tinh, vì vậy Tản Viên có vị thế của vùng Đất Tổ, trở thành biểu tượng cho sự vững chãi trường
tồn của dân tộc. Nói chung, trong các truyện truyền kỳ, chuyện về thần nhân và đất đai phong
thổ ln hịa quyện với nhau. Đó là một thế giới kỳ lạ, vừa hư ảo vừa hiện thực, đầy màu sắc, rất
đa dạng và phong phú.
Trong thế giới truyện truyền kỳ, bên cạnh những câu chuyện về ma, qi, thần, tiên rất linh dị
cịn có những sự tích nói về ý thức quật cường của người Việt trước kẻ thù xâm lược qua các
thời đại. Ở đây, dấu ấn lịch sử đấu tranh sinh tồn của người Việt được thể hiện rất cụ thể. Chẳng
hạn trong Lĩnh Nam chích qi lục (Trần Thế Pháp) có cả một nhóm tác phẩm riêng thể hiện về
chủ đề này: Chuyện Sóc Thiên Vương chống nhà Ân (“Đổng Thiên Vương truyện”), chuyện
Thần sông Tô Lịch - Long Đỗ chống gian tế nhà Đường (“Truyện sông Tô Lịch”), chuyện
Trương Hống - Trương Hát phá giặc Tống (“Truyện hai vị thần Long Nhãn, Như Nguyệt”)…
Trong các tác phẩm về chủ đề này, các vị thánh thần được xem là biểu tượng cho hồn thiêng của
giang sơn đất nước. Thần thánh khơng bí hiểm, đáng sợ mà gần gũi, đáng tin cậy. Hơn thế, thần
sông thần núi trở thành chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng. Lúc đất nước lâm nguy vì giặc giã,
chính họ đứng về phía nhân dân, ra tay giúp đỡ để bảo vệ đất nước
Có một điều rất đặc biệt ln hiện hữu, xuyên suốt trong truyện truyền kỳ Việt Nam, đó là tinh
thần tự tơn dân tộc. Dù nói về những sự tích kỳ lạ, khác thường nhưng cái lõi trong các câu
chuyện bao giờ cũng liên quan đến sự thật lịch sử, văn hiến dân tộc. Truyện truyền kỳ luôn nhắc
đến điều linh dị, thiêng liêng của đất đai cương thổ, thường xuyên khẳng định non sông đất
nước Việt Nam khơng phải tự dưng mà có. Nó được hình thành nhờ công sức của tiền nhân,
được tổ tiên phù trợ.
Tinh thần dân tộc, dấu ấn lịch sử đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của truyện truyền kỳ Việt
Nam. Điều này được thể hiện rõ nhất ở Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích
quái lục của Trần Thế Pháp. Tác phẩm của Lý Tế Xuyên không chỉ là sự bổ sung những khuyết
điểm của chính sử mà cịn thể hiện một diện mạo khác của lịch sử dân tộc. Đó khơng chỉ là các
sự kiện chính trị xã hội mà cịn là lịch sử dân tộc qua hành tích, cơng trạng của các thần nhân,
kỳ nhân người Việt. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, đã đánh giá về Lý Tế Xuyên và ý
13
nghĩa của Lĩnh Nam chích qi lục rất đúng. Ơng coi Lý Tế Xuyên là một sử gia có thực tài
(nguyên văn “Lương sử tài dã”). Những ghi chép của Lý Tế Xun về các vị thần có cơng trạng
lớn lao “hộ quốc tý dân”, thực chất là một công trình mang giá trị lịch sử. Tác phẩm này vừa
xiển dương cơng trạng thần nhân, đồng thời thể hiện lịng tự hào về các nhân vật tiêu biểu của
dân tộc
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm sống dưới ách thống trị của các thế lực ngoại xâm
từ phương Bắc. Trong cuộc đấu tranh lâu dài để bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta,
đã xuất hiện những nhân vật kiệt xuất, những bậc vĩ nhân, anh hùng cái thế. Những con người
đó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong truyện truyền kỳ. Chẳng hạn Lý Thường Kiệt trong “Thái úy
trung phụ dũng vũ uy thắng công” (Việt điện u linh tập) là một nhân vật lịch sử nhưng cũng là
nhân vật của giai thoại. Ông đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được vua giao khi “nước Chiêm
Thành trễ nải việc triều cống, nhà vua thân chinh đi dẹp. Ông vâng mệnh lĩnh chức đại tướng,
sung làm tiên phong, bắt được chúa Chiêm Thành là Chế Củ” hoặc khi nghe tin người Tống có
ý dịm ngó, xâm lược nước ta, ơng bèn lập tức tâu vua: “Ngồi đợi kẻ địch đến, sao bằng đánh
trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó”. Lý Thường Kiệt không chỉ dũng cảm chống giặc ngoại xâm
mà ông cịn thơng minh, sáng suốt khi dâng kế tấn cơng trước để “bẻ gãy mũi nhọn” của giặc.
Hoặc nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị trong “Nhị Trưng phu nhân” (Lĩnh Nam chích quái lục),
vị nữ vương đầu tiên của người Việt, người về sau trở thành phúc thần bảo trợ cho nhân dân. Đó
là những nhân vật lịch sử, những người sinh thời là anh hùng, danh nhân, khi thác thì trở thành
thần nhân. Tuy thể phách đã về cõi âm nhưng hương hồn của họ vẫn gắn bó với cộng đồng. Mỗi
khi có giặc ngoại xâm, họ lại hiển linh giữa nơi trận mạc để “hộ quốc tý dân”, phù trợ con cháu
Thực ra thì các nhân vật lịch sử không phải là đối tượng của riêng truyện truyền kỳ. Trong các
truyện kể dân gian (truyền thuyết, cổ tích, giai thoại…) cũng có khá nhiều truyện đề cập đến
nhân vật, sự kiện lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử), có điều những nhân vật đó khi hóa thân
vào truyện truyền kỳ thì tính chất đã thay đổi nhiều. Truyền thuyết, giai thoại thiên về giải thích,
đánh giá, thể hiện thái độ của cộng đồng đối với (các yếu tố) lịch sử; trong khi truyện truyền kỳ
lại chú trọng đến mục tiêu “thiêng hóa” các đối tượng này.
Hãy phân tích một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn các truyện “Hải khẩu linh từ”, “Vân Cát
thần nữ”, “An Ấp liệt nữ” (trong Truyền kỳ tân phả - Đoàn Thị Điểm). Vấn đề mấu chốt ở đây
không phải là nhắc lại sự kiện, kể lại hành trạng nhân vật như một sự ghi nhận (đã được thực
hiện bởi các dạng truyện kể dân gian). Điều quan trọng trong các truyện truyền kỳ nêu trên là
tạo ra thế giới “u linh”, là thể hiện hiệu ứng ngưỡng vọng của quần chúng đối với thần tượng.
Truyện “Hải khẩu linh từ” kể về cung phi Nguyễn Cơ (tên tự Bích Châu) đời Trần Duệ Tông.
Đây là một bậc nữ lưu, đủ đức trung trinh tiết liệt; dám dâng lời can gián nhà vua, dũng cảm
quyên sinh vì việc lớn. Từ một nhân vật lịch sử, nàng Bích Châu đã bước vào thế giới truyền kỳ,
trở thành nhân vật truyện truyền kỳ. Hành vi tự nguyện hiến mình cho Đơ đốc Nam Hải dưới
thủy phủ để cứu chiến thuyền của vua, rồi việc hiển linh báo mộng cho vua Lê của nhân vật
Bích Châu mang đậm chất truyền kỳ. Tuy vậy, hệ quả của hành vi đó thì rất hiện thực: nhờ các
14
hành vi, sự việc đó mà nỗi oan của nàng được giải, ngôi đền thiêng nơi cửa biển được lập để dân
chúng thờ phụng.
Truyện “An Ấp liệt nữ lục” (Truyền kỳ tân phả) kể về cuộc đời và phẩm hạnh người vợ thứ của
Đinh Nho Hoàn, một vị quan nổi tiếng dưới thời vua Lê Dụ Tông. Khi phu quân mất trên đường
công cán (đi sứ) Trung Quốc, Bà giữ tiết tháo bằng cách tự tử theo chồng. Một truyện khác,
cũng trong sách của Đoàn Thị Điểm là “Vân Cát thần nữ lục” lại có những dấu ấn của truyền
thuyết về Bà chúa Liễu Hạnh được lưu truyền sâu rộng trong dân gian… Thuật lại những sự
kiện xoay quanh cuộc đời của các nhân vật này với nhiều chi tiết giàu chất lãng mạn, bay bổng,
tác giả Truyền kỳ tân phả đã khẳng định sự bất tử, sự trường tồn của các nhân vật lịch sử trong
tâm thức người Việt Nam. Truyện truyền kỳ thể hiện một thái độ trân trọng, ngưỡng mộ đặc biệt
đối với những vị anh hùng thuộc nữ giới. Họ là những bậc “liệt nữ”, những nhân vật đẹp cả về
nhan sắc lẫn tâm hồn, không chỉ có tài năng vượt trội mà khí phách cũng rất hào hùng. Rõ ràng
chính yếu tố lịch sử, tính chất lịch sử đã góp phần tạo nên nét đặc sắc của truyện truyền kỳ Việt
Nam. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy truyện truyền kỳ của nhiều quốc gia trong khu vực như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… chủ yếu đi vào những câu chuyện ma quái, kỳ lạ, thiên về
lối “truyện kinh dị”. Trên thực tế thì lối “truyện ma quỷ” (ghosh and devil) hay “truyện kinh dị”
rất phổ biến trên toàn thế giới. Tuy thế, khi đặt bên cạnh truyện truyền kỳ Việt Nam thì có thể
nhận ra sự khác biệt rất rõ. Trong khi “truyện ma quỷ”, “truyện kinh dị” Phương Tây tập trung
vào việc tạo nên hiệu ứng từ “nỗi sợ hãi”, trở thành điểm then chốt của tác phẩm thì ở Việt Nam,
lối truyện truyền kỳ chủ đề lịch sử (pha trộn yếu tố hiện thực với yếu tố kỳ ảo) lại rất phát triển.
Những mô tip kiểu như “Hồng Bàng Thị truyện”, “An Dương Vương”, “Tản Viên Sơn truyện”,
“Phù Đổng Thiên Vương”,…hực sự là hết sức quan trọng đối với người Việt xét trên nhiều
phương diện. Câu chuyện về Hùng Vương chẳng hạn, là một sự chắp nối, phối ghép cái lõi lịch
sử với thần thoại để kiến tạo nên tính chất riêng của truyện truyền kỳ. Nó khơng chỉ hướng đến
nhu cầu thẩm mỹ, giải trí mà cịn góp phần kiến giải về nguồn gốc, tổ tiên…
Cũng cần lưu ý là giá trị lịch sử của truyện truyền kỳ không chỉ thu hẹp trong hình tượng người
anh hùng hoặc nhân vật, sự kiện lịch sử. Diện mạo lịch sử trong truyện truyền kỳ cịn được mở
sang phía đời thường, thơng tục. Bởi vì lịch sử khơng chỉ có vĩ nhân, anh hùng mà cịn nhắc đến
“bỉ nhân”, “gian hùng”. Vì thế mà truyện truyền kỳ luôn mang dấu ấn hiện thực xã hội khá rõ
nét, một thứ “hiện thực” được khúc xạ qua “lăng kính loại hình”. Các nhà văn đã đề cập khá đầy
đủ những vấn đề cơ bản của xã hội, đồng thời qua đó bày tỏ quan điểm của mình. Họ phê phán,
tố cáo, phơi bày những cái xấu xa của xã hội, phủ định triều đại mục nát đương thời; biểu
dương, cổ xúy điều tốt đẹp, gìn giữ thuần phong mỹ tục, đạo lý đạo đức… Tất nhiên, do chỗ tác
giả truyện truyền kỳ là các nhà Nho, những môn đệ trung thành của Khổng giáo, cho nên tư
tưởng chủ đạo trong truyện cơ bản phải là tư tưởng Nho gia. Thông qua các câu chuyện truyền
kỳ, nhà văn đề cao đạo quân thần, biểu dương những gương trung hiếu, tiết nghĩa, nhân hậu,
thủy chung.
15
Chương 2: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VĂN HỌC NỘI SINH
TRUYỆN TRUYỀN KÌ
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó, ứng với
một nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại
chỉnh thể. Vì vây, khi phân tích đặc trung của một thể loại, ta cần phân tích đầy đủ các đặc trưng
trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghê thuật.
2.1.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ MẶT NỘI DUNG CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN
TRUYỀN KÌ:
Nội dung là phương diện cơ bản của tác phẩm văn học, là hiện thực cuộc sống được phản ánh
trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Xét trên bình diện chung, truyện truyền kì trung
đại vẫn mang đậm phong cách của văn học trung đại với mục đích và chức năng “văn dĩ tải
đạo”. Các tác phẩm, dù ít dù nhiều, vẫn thể hiện việc đề cao đạo đức, luân thường, phê phán
những thói hư tật xấu. Ở đây, tôi xin nêu một số nội dung khác, mang tính chất cơ bản, tiêu biểu
của truyện truyền kì trung đại Việt Nam.
2.1.1. Giá trị hiện thực:
Truyện truyền kì trung đại Việt Nam là thể loại truyện mượn yếu tố hoang đường kì ảo, mượn
chuyện xưa để phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Người đọc nếu biết bóc tách cái vỏ kì ảo
hoang đường ra thì sẽ thấy cái cốt lõi hiện thực; và nếu biết phủi lớp bụi thời gian, ta sẽ thấy rõ
nét bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Do đó, xét đến cùng, thể loại truyền kì khơng chỉ là truyện của thế
giới ma quái mà còn là truyện của cuộc sống con người; không chỉ là truyện xảy ra trong thế
giới hư ảo mà là truyện xảy ra ngay trong xã hội nước ta.
Ở những truyện kí mang yếu tố truyền kì của đời Trần (1225-1400) như Việt điện u linh tập,
Lĩnh Nam chích quái lục, hiện thực được phản ánh chính là cơng cuộc chiến đấu chống ngoại
xâm của dân tộc, xây dựng nền văn hóa văn hiến của dân tộc với khát vọng sao cho đất nước
hùng cường, mang hơi thở hào khí thời đại Đơng Á. Tuy có yếu tố hoang đường kì ảo nhưng các
tác phẩm ấy dường như mang dáng dấp của dã sử huyền thoại nhiều hơn tính chất truyện kí.
Hiện thực cuộc sống trong Thánh Tông di thảo là thời đại của Lê Thánh Tơng trị vì (15601597), đó là giai đoạn đất nước thanh bình, thịnh vượng: “Hồi ấy là năm thứ tư niên hiệu
Thuận Thiên sau khi đại định, khách bộ hành sung sướng được đi trên đường sá của ta, người
bn bán vui mừng được bày bán hàng hóa ở chợ của ta, thượng kinh là nơi đô hội” (Nhị thần
nữ truyện); giai đoạn vua sáng tơi hiền, giữ gìn pháp kỉ: “Trẫm trên nhờ oai linh của tổ tông,
dưới dựa vào bầy tôi giúp sức, sinh, sát, thưởng, phạt đều nằm trong tay. Ai uất ức, đau khổ, ta
có thể giải đi được. Ai có cơng ngầm kín, ta có thể nêu lên được” (Mộng ký).
Nhưng tiếc thay, hiện thực xã hội tươi đẹp chỉ thống qua nhanh chóng. Từ Truyền kì mạn lục
trở đi, hiện thực xã hội với những vấn đề như: chiến tranh loạn lạc, quan trường thối nát, những
giá trị nhân phẩm, đạo đức bị thối hóa nghiêm trọng... dường như trở thành vấn đề có tính thời
sự nóng bỏng đã chiếm lĩnh trong các tác phẩm truyền kì. Quan điểm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn
16
chí” bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho quan điểm “sở kiến, sở văn”, phản ánh một
giai đoạn lịch sử đi xuống của chế độ phong kiến.
Trước hết là tình trạng vua chúa dối trá, gian ác, xa hoa trụy lạc. Trong truyện Na sơn tiều đối
lục, mượn lời của người tiều phu, tác giả đã phê phán triều đại nhà Hồ (cũng ngầm ý phê phán
nhà Mạc) dối trá, hoang phí, tham lam, nhũng nhiễu. Hoặc ở truyện Đà Giang dạ ẩm kí, Nguyễn
Dữ phê phán vua chúa khơng lo chính sự mà chỉ ham thích săn bắn làm khổ dân. Quan lại có
quyền vị cao thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại coi lũ trộm cướp như lòng
ruột, xem giới nho sĩ như cừu thù. Điển hình như Thân Trụ quốc nham hiểm, thâm độc, cướp vợ
người trắng trợn (Túy Tiêu truyện); hoặc hung tợn, độc ác, tham lam, hiếu sắc như Lý Hữu Chi
(Lý tướng quân truyện); hoặc tranh giành địa vị, chèn ép lẫn nhau như trong truyện Tản Viên từ
Phán sự lục... Nàng Bích Châu (Hải khẩu linh từ lục - Truyền kì tân phả - Đồn Thị Điểm) nhắc
nhở vua: “trừ hà bạo”, “bỏ phiền nhiễu”, “nén quyền thần, “thải bớt kẻ nhũng lạm” đã chứng tỏ
đội ngũ quan lại của bộ máy triều chính đương thời, với dân lành thì tàn bạo, tham ơ, nhưng
trước Giao thần thì tất cả đều bất lực, chỉ biết trơng chờ vào sự hiến thân của một thiếu phụ, mà
người này lại là ái phi của nhà vua.
Trái ngược hoàn toàn với tầng lớp vua quan, nhân dân lại sống cuộc đời điêu đứng trước bao tai
họa, thường xuyên bị bóc lột ức hiếp vô cùng khổ cực, như trong “Lý Tướng quân truyện”
(Truyền kì mạn lục): “Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì
vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách, rất là khổ sở”. Thậm chí, họ cịn chết bởi đói khát, bệnh
tật, chiến tranh, như trong “Dạ Xoa soái bộ lục” (Truyền kì mạn lục), “người chết rất nhiều, oan
hồn lang thang vất vưởng, tranh giành miếng ăn”.
Sự suy thoái của tầng lớp quan lại, suy cho cùng, một phần là do nho sĩ hư hỏng, thối hóa biến
chất. Chúng thường đổi họ để đi học, thay tên để đi thi. Hễ trượt thì đổ lỗi cho quan trường
chấm, hơi thành danh thì hợm mình tài giỏi, tính tình thì tráo trở, thấy thầy nghèo thì lảng tránh,
gặp bạn nghèo thì làm ngơ. Hoặc bỏ học, lừa dối cha mẹ, đắm chìm trong cuộc sống hưởng lạc.
Hà Nhân trong Tây viên kì ngộ kí (Truyền kì mạn lục) mượn tiếng du học nhưng bút nghiên thì
nản, son phấn tình nồng, suốt này đêm say sưa trong những cuộc hoan lạc với hai hồn hoa Đào,
hoa Liễu.
Khác với Nguyễn Dữ, khi viết về sự suy sụp của tầng lớp nho sĩ, Đồn Thị Điểm lại tìm hiểu về
mặt tư tưởng, tinh thần và số phận không mấy suôn sẻ của họ. Trong “Vân Cát thần nữ lục”, cả
Đào Lang và Phùng Khắc Khoan đều từng làm quan, đều là những bậc lương đống của triều
đình nhưng cả hai lại chán ngán con đường cơng danh, tìm đến cuộc sống ẩn dật hay những
cuộc nhàn du cùng bạn bè uống rượu làm thơ, thưởng trăng hóng gió. Trái lại, Đinh Hồn (An
Ấp liệt nữ truyện) là viên quan nhiệt tình với cơng việc quốc gia nhưng lại có số phận bất hạnh.
Là vị tiến sĩ trẻ trong triều, ơng được tín nhiệm cử đi sứ sang Trung Quốc nhưng lại mất trên
đường đi do bạo bệnh... Phải chăng, do sự ra đi của những viên quan đầy tài năng, nhiệt huyết,
triều đình chỉ còn lại bọn tham quan, nịnh thần khiến cơ đồ lung lay, nghiêng ngả?
17
Bên cạnh đó, trong sinh hoạt của giới tu hành đạo Phật cũng có dấu hiệu xuống cấp: sư sãi là
những kẻ đội lốt thầy tu, khoác áo cà sa để làm những việc bất chính. Hàn Than (Đào thị nghiệp
oan kí) mượn chùa để lánh nạn, nhưng đi tu mà lịng thù hận vẫn khơng dứt, cõi dục vẫn mãnh
liệt. Còn thần Hộ pháp thật sự chỉ là bọn trộm cướp, đêm đêm rời chùa miếu lội ao trộm cá, vào
vườn bẻ mía, phá hoại cuộc sống dân lành, nên tượng thần Hộ pháp khi thấy người tìm đến:
“bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá cịn dính lèm nhèm trên mép” (Đơng
Triều phế tự lục).
Đó cịn là thực trạng tiền bạc đứng trên tình nghĩa. Trong “Khối Châu nghĩa phụ truyện”
(Truyền kì mạn lục), tên lái buôn Đỗ Tam đã dùng mẹo cờ bạc để cướp vợ Trọng Quỳ. Bản thân
Trọng Quỳ cũng vì tham tiền, mê cờ bạc để bị lừa mà ép phải bán vợ cho kẻ khác...
Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý
tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, khơng cịn kỉ cương trật tự, vua chúa hơn ám, bề tơi thốn
đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quyền cao chức trọng thả sức vơ vét của
cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội
rối ren như thế, nhiều tệ nạn tất sẽ nảy sinh: cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến
Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái; từ thương nhân nhiều tiền lắm bạc đến các sư sãi,
học trị thấm nhuần đạo lí… thì thường là đắm chìm trong sắc dục.
2.1.2. Giá trị nhân đạo và đầy sức nhân văn:
Các tác phẩm truyền kì ca ngợi tài năng và phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện niềm cảm
thương sâu sắc của các tác giả với những số phận bất hạnh, từ đó lên tiếng đòi quyền sống,
quyền hạnh phúc cho con người bị chà đạp trong xã hội xưa; đồng thời cũng đồng cảm với
những khát vọng chân chính của con người như khát vọng khẳng định mình, khát vọng tình yêu,
hạnh phúc. Trong các sáng tác truyền kì, ta cũng bắt gặp khơng ít những nhân vật, có thể là hàn
nho, có thể là nông dân, nhưng đều không sợ gian tà, ma quái mà giúp dân trừ hại.
2.1.2.1.
Khẳng định sức mạnh và khả năng chiến thắng của tình u đơi lứa:
Ngay từ Thánh Tơng di thảo, đề tài tình u lứa đơi đã xuất hiện khá nhiều, nổi bật là lịng thủy
chung sắt son của những kẻ đang yêu. Họ có thể là yêu tinh, là loài vật biến thành người hay là
những con người thật sự nhưng vẫn đến với nhau bằng tình yêu trong sáng, bằng sự gắn kết với
nhau cả thể xác lẫn tâm hồn. Họ khao khát được bên nhau, được sống, được yêu, được đợi chờ
nhau dù năm dài tháng rộng. Ai lại không xúc động trước trước tâm tình của yêu nữ Châu Mai,
dù là lồi u qi, phải biến hóa nhiều lần, nhưng vẫn sắt son đợi chờ người tri kỉ. Nàng Ngư
Nương không nghĩ đến chuyện phú quý giàu sang mà chỉ trân trọng nhau ở tấm lịng. Vì tình,
nàng đã phỉ nhổ những kẻ phong lưu công tử và bất chấp mọi sự hành hạ, ép buộc thô bạo của
chủ nhà hát để chờ chồng.
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ cũng thể hiện tình u thủy chung sắt son, thậm chí còn táo
bạo, mang màu sắc nhục dục gợi cảm. Vẫn là những con người khát khao sống, khát khao tự do
yêu đương, vẫn là những con người chung thủy sắt son... nhưng Nguyễn Dữ đã nâng lên một
cấp độ cao hơn, kể cả việc mạnh dạn miêu tả những khoảnh khắc ái ân nồng đượm, điều cấm kị
18
của lễ giáo phong kiến. Sự ăn chơi của nho sĩ Hà Nhân (Tây viên kì ngộ kí), của lái bn Trình
Trung Ngộ (Mộc miên thụ truyện) là đáng lên án, nhưng ẩn sau đó là sự tự do yêu đương, khát
vọng nhục cảm mạnh mẽ, thể hiện nhu cầu giải thoát bản thân của con người lên đến cao độ. Họ
u nhau trong thế giới thực khơng được thì tìm đến nhau ở thế giới khác, họ yêu nhau kiếp này
khơng được thì hẹn thề mãi bên nhau ở các kiếp sau. Hình ảnh hai hồn ma khỏa thân đi bên
nhau trong đêm thanh vắng (Mộc miên thụ truyện) tiêu biểu cho tự do luyến ái, khát khao nhục
dục, vượt qua những lề thói khắt khe của lễ giáo.
Những tác phẩm truyền kì xuất hiện sau Truyền kì mạn lục lại khơng kế thừa được yếu tố tính
dục ấy. Vấn đề tình yêu bắt đầu giảm dần từ Truyền kì tân phả của Đồn Thị Điểm. Bản thân tác
phẩm này có đề cập tình u nhưng khơng mạnh mẽ, táo bạo, mãnh liệt với những duyên kì ngộ,
tình người duyên ma... như cách viết của Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ. Tình yêu trong Truyền kì
tân phả vẫn là sự thủy chung, son sắt, mãnh liệt nhưng gắn liền với sự hi sinh và yếu tố thực, ít
cảnh chăn gối. Đinh phu nhân (An Ấp liệt nữ truyện) có một tình yêu son sắt, thủy chung, mãnh
liệt với chồng, thế nhưng, nàng khơng được hưởng trọn vẹn tình u ấy ở thực tại. Việc Đinh
phu nhân quyết chết theo chồng, không phải bởi lễ giáo hà khắc mà là mong muốn tìm kiếm
hạnh phúc thật sự cho mình cùng chồng ở thế giới bên kia. Liễu Hạnh (Vân Cát thần nữ lục)
dám từ bỏ cung tiên, dám yêu hết mình, bất chấp các lễ nghi phong kiến, chỉ cần “trông lên mặt
trăng đính ước, hướng lên trời lạy tạ”.
Nhìn chung, trong truyện truyền kì Việt Nam, tình u đơi lứa xuất phát từ tình cảm tự do u
đương, khơng bị hạn chế bởi lễ giáo phong kiến. Khi sống cùng nhau, tình cảm của nhân vật
càng mãnh liệt, đắm say, khơng gì chia cắt. Khi dành những trang viết mơ tả tình u lứa đơi,
điều các tác giả muốn hướng tới nhất là khẳng định sự lên ngôi và chiến thắng tuyệt đối của tình
u tự do. Chính tư tưởng u đương mãnh liệt, đơi khi táo bạo, có phần buông thả của các nhân
vật đã gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của
cơng cuộc giải phóng con người với những nhu cầu chính đáng.
2.1.2.2.
Hình tượng người phụ nữ và sự ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ:
hụ nữ xuất hiện khá sớm trong văn xuôi tự sự nói chung, truyện truyền kì nói riêng. Trong
những tác phẩm mới chỉ mang yếu tố truyền kì như Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ
lục, Lĩnh Nam chích quái lục, chúng ta thấy xuất hiện một số nhân vật nữ như Hai Bà Trưng, ni
sư Diệu Nhân, công chúa Mị Châu..., nhưng từ Thánh Tông di thảo trở về sau, hình tượng người
phụ nữ với những giá trị tốt đẹp xuất hiện ngày càng nhiều.
Trước tiên, đó là sự trân trọng vẻ đẹp từ ngoại hình đến phẩm chất của người phụ nữ. Lê Thánh
Tông, một vị vua chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc, lại chú ý nhiều đến cuộc đời, số phận của
người phụ nữ bằng thái độ hết sức chân thành, hết sức ca ngợi, trân trọng những phẩm chất cao
quý như: thủy chung, son sắt, không ham phú quý giàu sang, trọng người có đạo đức, hết lịng
vì chồng, vì gia đình chồng...
Nhiều phụ nữ trong Truyền kì mạn lục là những tấm gương thủy chung, trung liệt. Vũ Thị Thiết
(Nam Xương nữ xử lục) là một phụ nữ thùy mị nết na, tư dung đẹp đẽ. Chồng đi lính xa, một
19
mình phụng dưỡng mẹ chồng, ni con thơ, một dạ chờ chồng nhưng lại phải chịu nổi nghi ngờ
oan nên phải quyên sinh để khẳng định tấm lòng trong sạch của mình. Nàng Nhị Khanh (Khối
Châu nghĩa phụ truyện) khi chồng ham mê cờ bạc, mắc mưu gian kế hiểm của Đỗ Tam đến nỗi
phải gán cả vợ thì nàng đã thắt cổ tự tử chứ không chịu đem thân trao cho kẻ khác.
Đồn Thị Điểm lại có cách xây dựng hình tượng người phụ nữ cho riêng Truyền kì tân phả. Với
nữ sĩ, bên cạnh việc đề cao những phẩm chất tốt đẹp, tác giả còn khẳng định tài năng nhân vật.
Bộ ba nhân vật: Bích Châu, Đinh phu nhân, Liễu Hạnh đều là người có bản lĩnh, tài năng kiệt
xuất, nhất là khả năng thơ văn. Táo bạo hơn, tác giả còn để cho họ vượt mặt cả những bậc tu mi
nam tử xuất thân từ cửa Khổng sân Trình. Đây là cái nhìn mới mẻ về người phụ nữ của Đồn
Thị Điểm.
Thứ hai, đó là sự đề cao những khát vọng chân chính của người phụ nữ. Đó có thể là khát vọng
tình u đơi lứa, ca ngợi mối tình trong trắng, thủy chung. Đơi trai tài gái sắc Túy Tiêu với Dư
Nhuận Chi (Túy Tiêu truyện) đã vượt bao gian nguy, trở ngại, chống lại tên Thân Trụ quốc hiếu
sắc, nham hiểm để mãi mãi được ở bên nhau. Đó cũng có thể là khát vọng về gia đình ấm êm,
hạnh phúc. Vũ Thị Thiết (Nam Xương nữ xử lục), lúc chồng ra trận đã nói: “Lang quân đi
chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về
mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”, khi bị chồng nghi ngờ, mắng nhiếc và đánh
đuổi đi, nàng cho biết ý nguyện của mình: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui
nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao”. Và một khi mái ấm gia đình tan vỡ,
mất chỗ dựa trong cuộc sống, lâm vào bi kịch thì người vợ ấy đã tìm đến cái chết. Đó cịn là sự
đồng cảm với những khát vọng ân ái của người phụ nữ. Điều này trong Truyền kì mạn lục thể
hiện rõ nhất. Tác phẩm này có nhiều trang văn say sưa miêu tả những khoái lạc trần thế của con
người: Từ Thức treo ấn từ quan để sau đó say đắm trong mối tình với tiên nữ; sư bác Vô Kỉ và
Đào Hàn Than trong Đào thị nghiệp oan kí đã biến nơi tu hành thành nơi hành lạc: “Cõi dục đã
gần, máy thiền dễ chạm, bèn cùng Vô Kỉ tư thông. Hai người đã yêu nhau, mê đắm say sưa,
chẳng khác nào con bướm gặp xn, trận mưa cửu hạn, chẳng cịn để ý gì đến kinh kệ nữa”.
Trong Truyền kì mạn lục, những khát vọng giải phóng bản năng phần nhiều do người phụ nữ
chủ động khêu gợi. Trong Tây viên kì ngộ kí, các nàng Đào, Liễu đã nói với Hà Nhân: “Nay gặp
tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương để khỏi hồi phí mất
xn quang”. Cịn Nhị Khanh (Mộc miên thụ truyện) bày tỏ ước vọng với Trình Trung Ngộ:
“Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm
lấy những thú vui, kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc
hoan lạc ái ân, cũng khơng thể được nữa”.
Cuối cùng, đó là sự thương cảm với bi kịch của người phụ nữ. Trong Truyền kì mạn lục, người
phụ nữ là hiện thân của nhiều loại bi kịch khác nhau. Vũ Thị Thiết (Nam Xương nữ xử lục), Nhị
Khanh (Khoái Châu nghĩa phụ truyện) bị rơi vào bi kịch gia đình, bi kịch của lịng chung thủy;
nàng Túy Tiêu (Túy Tiêu truyện), Lệ Nương (Lệ Nương truyện) rơi vào bi kịch tình u tan vỡ;
cịn Đào Hàn Than (Đào thị nghiệp oan kí), Thị Nghi (Xương Giang yêu quái lục) rơi vào bi
20
kịch bị chà đạp về nhân phẩm. Họ là người hoặc là yêu quái hiện hình, nhưng phần lớn đều có
một kết cục bi thảm, nhiều khi tàn khốc. Dù để cho họ sống ở kiếp khác hoặc để cho Diêm
vương bắt đi, nhưng nhà văn luôn thể hiện tấm lịng thương cảm, xót xa cho số phận bi thảm
của những người phụ nữ xấu số đó.
Nếu như Truyền kì mạn lục thường viết về những người phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, hồn
ma hay cây cỏ, thì ở Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, họ là những con người bình dị, đời
thường. Họ có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau như: con gái quan Quận ở Liên Hồ, cô
gái hủi con nhà giàu ở Cẩm Giàng, cô gái dệt vải (Sống lại), người kĩ nữ (Cô đào họ Nguyễn),...
nhưng họ gặp nhau ở một điểm: đẹp, tài hoa, nết na... Thế nhưng, hầu như khơng người phụ nữ
nào trong Lan Trì kiến văn lục có được cuộc sống hạnh phúc. Số phận của họ không may mắn,
lắm vất vả, nhiều bất hạnh, đặc biệt trong tình yêu, họ đều gặp éo le hoặc bị rào cản của phong
kiến ngăn chặn hoặc gặp phải người phụ bạc. Khơng ít người trong số họ đã tìm đến cái chết.
Nhân vật người phụ nữ xuất hiện đơng đảo trong các tác phẩm truyện truyền kì chứng tỏ sự
chuyển biến trong cách nhìn nhận về con người cá nhân trong văn học trung đại. Những người
phụ nữ tài hoa, xinh đẹp, hiền thục nhưng vướng phải số phận long đong, bất hạnh, đã trở thành
vấn đề chính trong sáng tác truyện truyền kì. Mặt khác, qua việc nhấn mạnh yếu tố đam mê sắc
dục, khát khao tự do luyến ái, các tác giả đã mở ra một cái nhìn vừa phiến diện vừa trìu mến về
con người cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ. Thể hiện được đầy đủ những cung bậc cảm xúc
trong khát vọng tình yêu của con người, truyện truyền kì đã tạo nên chiều sâu giá trị cho nội
dung nhân văn ẩn tàng trong từng câu chữ.
2.2.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ MẶT NGHỆ THUẬT CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN
TRUYỀN KÌ:
2.2.1. Sự kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực:
Làm nên đặc trưng nổi bật nhất của thể loại truyền kì đó chính là sự hòa quyện giữa yếu tố hiện
thực và những yếu tố hoang đường, kì ảo. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới
siêu nhiên có sự tương giao. Đến với truyền kì, người đọc có thể phiêu diêu qua nhiều cõi khác
nhau. Đó có thể là cõi tiên mê hoặc lòng người, là chốn thủy phủ lộng lẫy, có thể là nơi địa phủ
rùng rợn… Cùng với không gian huyền ảo ấy, bên cạnh những con người phàm trần là những
nhân vật không thuộc về thế giới người như tinh vật, yêu ma, thần tiên… Từ Thánh Tơng di
thảo đến Lan Trì kiến văn lục, ta đều có thể bắt gặp những nhân vật siêu nhiên ấy trong một thế
giới ảo huyền.
Như tên gọi, truyện truyền kì dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc
sống. Yếu tố kì ảo có thể là nhân vật, sự vật, cốt truyện,… Ở chuyện lạ nhà thuyền chài (trong
Thánh Tông di thảo), nhân vật Ngọa Vân vốn là nữ học sĩ ở long cung hóa thành người, có phép
thuật kì lạ, có vật kì lạ. Khi nước biển dâng to, “Ngọa Vân thấy tình thế nguy bách quá, vội giơ
tay bắt quyết, ho to một tiếng: “Biến!”. Tức thì nàng hóa ra một con cá to, dài độ ngàn thước,
mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào. Vợ chồng ông chài và
Thúc Ngư vin ngay râu cá trèo lên. Nhờ thế được bình n vơ sự. Qua một đêm, nuốc rút xuống.
21
Trơng về làng xóm: người, vật, nhà cửa đều bị sơng bể cuốn đi hết. Cịn nhà, vườn của ơng chài
thì vẫn y nguyên như ở trên đồi đất cao”. Để “giữ được tính mạng nhà chồng”, Ngọa Vân đã
làm thiên cơ tiết lộ, nàng không thể cùng Thúc Ngư trăm năm “chung mộng đẹp nữa”. Trước
khi vĩnh biệt, Ngọa Vân hát lại ba lần một bài ca nói về nỗi nhớ thương, “rồi nhã một diềm rãi
trắng to trao cho Thúc Ngư và nói: “Từ nay vĩnh biệt, gọi là chút đỉnh tặng lang quân, đem hòa
với nước mặn mà uống thì xuống nước khơng chìm, khơng bao giờ bị nạn chết đuối”.
Cũng cần lưu ý là trong yếu tố kì thì kì ảo là chủ yếu nhưng khơng loại trừ yếu tố kì lạ khơng
đồng nhất với kì ảo. Ở Chuyện người con gái Nam Xương thì chi tiết “cái bóng” là yếu tố kì lạ
cịn chi tieetss Vũ Nương hiển linh gặp lại Trương Sinh là yếu tố kì ảo.
Do truyện truyền kì dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống nên
người viết đã lấy cái “kì” để nói cái “thực”. Có thể thấy dụng ý nghệ thuật này qua lời bình
Chuyện Phạm Hư lên chơi thiên tào (trong Truyền kì mạn lục): “Than ơi! Những truyện huyền
hoặc Hề Tài, những lời ngụ ngôn Trang Chu, người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng. Nhưng
nếu là truyện quan hệ đến ln thường, là lời kí ngụ ý khun giới thì chép ra và truyền lại, có
hại gì đâu. Hay như chuyện Tử Hư, có thể khuyên cho người ở ăn trung hậu với thầy, có quan
hệ đến luân thường của người ta lớn lắm. Đến như việc lên chơi thiên tào, có hay khơng, hà tất
phải gạn gùng đến nơi đến chốn làm gì”. Có thể nói, Truyền kì mạn lục thiên đình, âm phủ hay
long cung đều là hình ảnh của thế giới trần gian, tiên phật hay ma quỷ đều là hình ảnh của thế
giới con người. Yếu tố kì làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, tăng chất lãng mạn, trữ tình của
truyện. Yếu tố thực tăng tính xác thực và làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
2.2.2. Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến truyện truyền kì:
Khơng khó để ta nhận ra sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến các tác phẩm truyền kì. Ta dễ
dàng bắt gặp trong những sáng tác truyền kì những câu chuyện mang cốt truyện dân gian hoặc
dã sử, các môtip quen thuộc trong truyện dân gian. Và có khơng ít những truyện truyền kì vốn là
những truyện dân gian được sáng tạo lại.
Trong Thánh Tơng di thảo có truyện Chồng dê. Ngay nhan đề của truyện cũng đã khiến ta nhớ
đến kiểu truyện người lấy vật rất quen thuộc trong truyện cổ tích thần kì của văn học dân gian
(như những truyện Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê). Và diễn biến của truyện tưởng cũng khơng khác
lắm so với chuyện cổ tích. Người con gái hiếu thuận nết na, có được người chồng vốn là thần
tiên trên trời vì phạm lỗi mà bị đọa, ẩn hình trong dáng dê. Người chồng dê đẹp hơn Tống Ngọc,
Phan Lang ấy phải chăng là phần thưởng xứng đáng cho cơ gái có tấm lịng hiếu thảo? Cũng
trong Thánh Tông di thảo, truyện Ngọc nữ về tay chân chủ ít nhiều mang dáng dấp của truyền
thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với chi tiết Ngọc Hoàng kén rể, Sơn thần và Thủy thần đến thi tài để
được vợ.
Một số truyện trong Truyền kì mạn lục có nguồn gốc truyện dân gian rất rõ như Chuyện Từ
Thức lấy vợ tiên vốn được sáng tạo lại từ truyện Từ Thức lên tiên trong dân gian hay Chuyện
người con gái Nam Xương cũng là một phóng tác từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
22
Truyện Vân Cát thần nữ trong Truyền kì tân phả lại được biết đến như một tác phẩm sáng tạo lại
dựa trên những truyền thuyết về bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử nổi tiếng trong văn
học và văn hóa dân gian.
Mối tình của chàng trai nghèo làm nghề lái đò giỏi ca hát với nàng tiểu thư nhà giàu họ Trần
trong Chuyện tình ở Thanh Trì (Lan Trì kiến văn lục) ít nhiều khiến ta nghĩ đến mối tình chàng
Trương Chi tội nghiệp và cơ Mị Nương xinh đẹp trong truyện cổ tích. Nếu truyện cổ tích kết
thúc bằng cái chết của Trương Chi và hình bóng chàng lái đị thổi sáo tan trong chén nước khi
có nước mắt của tiểu thư Mị Nương rỏ vào thì ở đây lại kết thúc bằng cái chết của cô gái và trái
tim hóa thành một khối đỏ như son của nàng tan thành máu tươi, chảy đầm đìa trên tay áo chàng
trai khi hai hàng lệ của chàng trào xuống khối đá ấy. Dù có sự khác biệt, cả hai mối tình ấy đều
khiến ta cảm động bởi sự thủy chung son sắt của người trong cuộc. Cũng trong Lan Trì kiến văn
lục, ta đọc thấy truyện Ơng Tiên ăn mày và ta có thể ngờ rằng đây là một câu chuyện cổ tích
được ghi chép lại bởi nó mang nội dung chủ đề, diễn biến cốt truyện rất điển hình của một
truyện cổ tích, kiểu truyện q đỗi quen thuộc với bao người Việt Nam. Đó là câu chuyện về hai
anh em Giáp (người anh) và Ất (người em). Người anh tham lam keo kiệt, có người vợ cũng thô
bạo xấu xa, tranh cướp hết tài sản của cha để lại, người em hiền lành chăm chỉ chỉ được gian
nhà nát cùng một khoảnh ruộng xấu. Khi gặp người ăn mày tội nghiệp, người em đối đãi tử tế,
và được người ăn mày (vốn là tiên giả dạng) đền ơn và trở nên giàu có. Người anh tham lam khi
biết chuyện, muốn được giàu có như em nên đi tìm người ăn mày ấy. Ngờ đâu, gặp người ăn
mày thật, không phải là tiên giả dạng, người anh vì đánh cụ già ăn mày đó, bị thưa kiện lên quan
và vợ chồng người anh bị trừng trị. Quả thật, kiểu truyện này không hề xa lạ với bất cứ người
nào ưa thích truyện cổ tích.
Diễn biến của đại đa số các truyện truyền kì khá tương đồng với diễn biến trong truyện cổ dân
gian. Mở đầu mỗi truyện là đơi dịng giới thiệu về nhân vật, tiếp đó kể về những sự việc thể hiện
phẩm chất của nhân vật hoặc cuộc đấu tranh thiện ác giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện
và kết thúc thường là kết thúc có hậu, kẻ ác bị trừng trị, người hiền được báo đáp, chính nghĩa
thắng gian tà. Có thể thấy rõ đặc điểm này trong những truyện thuộc tuyển tập Truyền kì mạn
lục. Ta thử khảo sát vài truyện làm ví dụ. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên bắt đầu bằng
những dịng giới thiệu về nhân vật chính: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất
Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng Bắc
vẫn khen là người cương trực”. Tiếp đến là sự kiện Ngô Tử Văn đốt đền tà và những tình tiết
xoay quanh việc đốt đền thể hiện bản tính cương trực, cứng cỏi của Ngô Tử Văn. Và kết thúc
bằng việc Bách hộ họ Thôi bi đày vào ngục Cửu u, mồ bị phá tung. Hay Chuyện người con gái
Nam Xương cũng có diễn biến cốt truyện tương tự. Sau đơi dịng khái quát về nhân vật Vũ
Nương: “Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp…” là
những sự việc khắc họa phẩm chất hiếu thảo, thủy chung của Vũ Nương cùng nỗi oan tình của
nàng: sự kiện mẹ chồng bệnh rồi mất, việc nàng trỏ bóng mình bảo là cha bé Đản, việc Trương
23
Sinh nghi ngờ nàng thất tiết khiến nàng phải trầm mình tự vẫn. Kết thúc bằng sự kiện Vũ Nương
được giải oan, và sống sung sướng dưới thủy cung. Cùng kiểu kết cấu này có thể kể đến Chồng
dê (Thánh Tơng di thảo ), Ơng tiên ăn mày, Lan quận cơng phu nhân (Lan Trì kiến văn lục)…
Nói truyện truyền kì gần với văn học dân gian cịn bởi vì có thể bắt gặp trong truyện truyền kì
những mơtip ta vẫn thường gặp trong truyện cổ dân gian: mô tip người lấy vật, mô tip về sự thụ
thai hay ra đời thần kì, mơ tip nằm mộng, được điềm báo, mô tip vợ bị cướp, mô tip xuống thủy
cung, âm ti, hay lên thiên tào, cõi tiên… Motip người lấy vật có thể kể đến những truyện:
Chồng dê, Duyên lạ xứ Hoa (Thánh Tơng di thảo ), Chuyện kì ngộ ở trại Tây (Truyền kì mạn
lục). Motip về sự thụ thai thần kì có: Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Truyền kì mạn lục), Vân
Cát thần nữ (Truyền kì tân phả). Mơ tip nằm mộng, được điềm báo có thể thấy trong rất nhiều
truyện truyền kì: Duyên lạ xứ Hoa (Thánh Tông di thảo), Câu chuyện ở đền Hạng Vương,
Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Truyền kì mạn lục), Tháp
Báo Ân (Lan Trì kiến văn lục),…
2.2.3. Nhân vật trong truyện truyền kì:
Chịu ảnh hưởng chung của thi pháp văn học trung đại khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự
sự, nhân vật trong truyền kì thường được xây dựng khá đơn giản, tính cách nhân vật thể hiện
qua hành động, ngơn ngữ, ít khi các tác giả đi sâu vào phân tích tâm lí, miêu tả sâu sắc diễn biến
tâm trạng nhân vật, nội tâm nhân vật thường ít có sự xung đột, mâu thuẫn. Đây là điểm khác
biệt lớn giữa truyện truyền kì với những sáng tác tự sự hiện đại.
Để làm bật lên tính cách đoan chính, thủy chung, hết lòng yêu thương chồng con của nàng Nhị
Khanh (Chuyện người nghĩa phụ Khối Châu – Truyền kì mạn lục), Nguyễn Dữ đặt nhân vật
trong những hoàn cảnh khác nhau, từ thái độ, ngôn ngữ của nhân vật mà bộc lộ vẻ đẹp phẩm
chất của nàng. Khi Trọng Quỳ, chồng nàng, quyến luyến vợ mà có ý chần chừ khơng muốn đi
cùng cha khi cha phải công cán ở vùng Nghệ An, Nhị Khanh ngăn bảo: “Nay nghiêm đường vì
tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến
chốn hùng phiên, bề trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm,
lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm
hơm săn sóc, khơng kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê
tình mà lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng
thắc mắc bận lòng đến chốn hương khuê”. Lời lẽ của nàng rõ ràng là lời lẽ của một người phụ
nữ hiểu đạo nghĩa, một người con dâu hiếu thảo khi phân tích cho Trọng Quỳ thấy những khó
khăn mà cha chồng sẽ gặp phải, nhắc lại đạo hiếu tử để khuyên chồng theo chăm sóc cha già.
Khi biết bà cơ Lưu thị định ép gả mình cho tướng quân họ Bạch, Nhị Khanh lo lắng, sợ hãi. Thế
nhưng, nói về nỗi lo lắng của nhân vật, Nguyễn Dữ chỉ ghi lại trong một câu: nghe nói sợ hãi,
mất ngủ quên ăn đến hàng tháng, mà không đi sâu miêu tả diễn biến nội tâm, những trăn trở
dằn vặt của nhân vật bằng những câu độc thoại, độc thoại nội tâm như ta hay thấy trong truyện
hiện đại. Tấm lòng thủy chung của Nhị Khanh được khẳng định qua việc chờ chồng sáu năm
24
trời, khơng mảy may thay lịng dù phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc; qua việc nàng nhờ người
bõ già đi tìm Trọng Quỳ, cũng như việc chọn cái chết khi bị phụ bạc chứ kiên quyết không làm
vợ kẻ khác dù kẻ ấy giàu có, quyền thế. Đến khi mất, Nhị Khanh vẫn hiện về hướng chí cho hai
con. Những sự việc, lời nói của nhân vật khắc họa được vẻ đẹp nội tâm của nhân vật này. Trong
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để xây dựng Ngô Tử Văn như một nhân vật tiêu biểu cho
khí phách cứng cỏi, cương trực, nhân nghĩa, Nguyễn Dữ cũng thông qua thái độ, ngôn ngữ của
nhân vật mà làm hiển hiện khí phách ấy. Đốt đền tà vì ngơi đền nổi tiếng là linh ứng nay lại có
yêu ma tác quái, hành động ấy đã cho thấy tinh thần dũng cảm vì dân trừ hại của Tử Văn. Trước
khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa đốt đền, và trong khi mọi người
đều lắc đầu lè lưỡi lo sợ thay cho chàng, Tử Văn vẫn vung tay khơng cần gì cả. Hành động và
thái độ đó của Tử Văn đã cho thấy bản lĩnh cứng cỏi, tin vào việc mình làm, khơng chút e dè, sợ
hãi trước yêu ma của chàng Ngô Soạn. Ta thử xem xét một truyện trong Lan Trì kiến văn lục,
truyện Chuyện tình ở Thanh Trì. Tác phẩm đã cho thấy cái nhìn trân trọng của Vũ Trinh đối với
người phụ nữ, ở đây là một người phụ nữ thủy chung, mang một mối tình son sắt. Nhà văn
khẳng định tình cảm sâu nặng của người con gái họ Trần chỉ bằng một vài câu kể ngắn gọn:
thấy mặt chàng rồi nàng không làm sao quên được, nàng nhờ con hầu đem khăn tay đến tặng,
dặn con hầu bảo chàng rằng sớm nhờ người qua mai mối. Chúng ta khơng đọc thấy những dịng
văn kể lại những suy nghĩ, ưu tư, những câu miêu tả tâm trạng nhớ nhung bồi hồi của nhân vật.
Tấm lòng son sắt thủy chung của cô gái được biểu hiện qua hành động táo bạo: trộm trăm lạng
vàng của cha sai người mang đến tặng người u để dùng làm đồ sính lễ. Nói về nỗi đau khổ
của nàng khi tình yêu bị ngăn cản, Vũ Trinh cũng không đi vào kể sâu, tả kĩ. Ta cảm nhận và
cảm thông với nỗi đau của nhân vật qua lời kể súc tích của tác giả: nàng âm thầm đau khổ chẳng
thể cùng ai giãi bày, chỉ biết ngắm bóng mình mà nuốt lệ. Dần dần nàng sinh bệnh, chân tay rời
rã, vóc dáng gầy mịn. Mối u tình lắng đọng thành khối đá trong lịng, thuốc men chạy chữa bao
nhiêu cũng vô hiệu. Kể ngắn gọn, không đi sâu khắc họa nội tâm đau đớn của nhân vật, nhưng
với những dòng văn ấy, nỗi đau của nhân vật vẫn hiện lên chân thật, sâu sắc, từ đó mà tấm lịng
thủy chung của nàng tỏa sáng.
2.3.
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KHÁC CỦA TRUYỆN TRUYỀN KÌ:
Bố cục truyện truyền kì thường là mở đầu giới thiệu nhân vật, tên họ, q qn, tính tình phẩm
hạnh. Kế đó là kể các chuyện kỳ ngộ lạ lùng, tức là phần trung tâm của truyện. Phần kết kể lý do
kể chuyện. Ví như truyện Lý Oa ghi: “Cơng Tá chắp bàn tay ào tai lắng nghe, sai ta làm
truyện, bèn cầm bút viết, ghi lại để biết”. Hya như Truyện Nhậm Nhị thị: “Năm thứ hai niên
hiệu Kiến Trung Ký Tế làm tả thập di ở chỗ tướng quân Bùi Dực,ban ngày yến tiệc, đêm nghe
kể chuyện, thu thập các chuyện lạ. Các quân tử nghe chuyện Nhậm thị đều cảm thán kinh hãi,
nhân đó bảo Ký Tế làm truyện để ghi chuyện lạ”. Vậy là người kể chuyện nhân danh tác giả Ký
Tế mà kể. Đây là đặc điểm truyền kì đời Đường. Về phong cách, tuyện truyện kì dùng văn xi
để kể, đến chỗ tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường
25