Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng ngoại thương lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 233 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là
trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác
giả công bố trên tạp chí, khơng trùng với bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận án

Diengkham Sengkeomysay


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Hồng Minh, PGS.TS. Phạm Văn Hùng đã nhiệt tình hết sức tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, và đồng hành cùng tác giả trong suất q trình hồn
thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu trong quá trình học tập,
thu thập tài liệu cũng như các hoạt động liên quan khác. Tác giả cũng xin cảm
ơn các đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đặc biệt Khoa Đầu
tư và phòng Đào tạo sau đại học đã hỗ trợ tìm kiếm tài liệu cũng như góp ý
cho Tác giả sửa chữa Luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Lào-Việt Nam đặc
biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam-Lào đã tạo điều kiện hỗ trợ về mặt
thời gian và vật chất cho Tác giả hồn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng ngoại thương Lào và
càc đồng nghiệp trong phòng tổ chức, văn phịng điều hành và phịng tín dụng
đã hỗ trợ tìm kiếm tài liệu...cho Tác giả hồn thành Luận án


Xin trân trọng cảm ơn Ban thống đốc Ngân hàng nhà nước Lào và các
đồng nghiệp đặc biệt là vụ quản lý Phi ngân hàng, vụ tổ chức, vụ Văn
phòng... đã tạo điều kiện hỗ trợ về mặt thời gian và vật chất cho Tác giả hồn
thành khóa học
Xin được bày tỏ tình cảm tới bạn bè, đồng nghiệp – những người đã
ln quan tâm, động viên, khích lệ cho Tác giả thêm động lực phấn đấu hồn
thành tốt khóa đào tạo Tiến sỹ
Cuối cùng, Tác giả xin gửi lòng tri ân sâu sắc và muốn bày tỏ sự cảm
ơn tới bố mẹ anh em trong gia đình đã ln kề cận, động viên, giúp đỡ cả về
mặt vật chất và tinh thần trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành Luận
án này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả Diengkham SENGKEOMYSAY


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .......................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................ 8
1.1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........ 8

1.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư .................................................. 8
1.1.2. Mục đích, bản chất và vai trò của thẩm định dự án đầu tư ............. 9

1.1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại .............................................. 13
1.1.4. Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn ........ 15
1.2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 16

1.2.1. Lập hồ sơ dự án đầu tư để nghị vay vốn tại Ngân hàng thương
mại ........................................................................................................... 18
1.2.2. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại........ 19
1.3. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN .......................... 21

1.3.1. Thẩm định bản thân dự án vay vốn ............................................... 22
1.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư) ................................ 31
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN ........ 33

1.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự ............................................ 33
1.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu .................................................... 34
1.4.3. Phương pháp dự báo ...................................................................... 35
1.4.4. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án ................................... 37
1.4.5. Phương pháp giảm thiểu rủi ro ...................................................... 38


iv
1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ...................................................................................................................... 38

1.5.1. Các nhân tố chủ quan .................................................................... 39
1.5.2. Các nhân tố khách quan................................................................. 44
1.6. KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................. 46

1.6.1. Kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam ..................................................................................... 46
1.6.2. Kinh nghiệm thẩm định dự án của Ngân hàng Thế giới ............... 52
1.6.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thẩm định tại
ngân hàng và các tổ chức tín dụng quốc tế ............................................. 56
Kết luận chương 1 ................................................................................................ 58
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO GIAI ĐOẠN 2000
- 2011 ........................................................................................................................ 59
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG LÀO ................................................................................................... 59

2.1.1. Những kết quả trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn
tại Ngân hàng ngoại thương Lào ............................................................. 59
2.1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hướng đến công tác thẩm định
dự án tại Ngân hàng ngoại thương Lào ................................................... 61
2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO .............. 65

2.2.1. Giới thiệu ngân hàng Ngoại thương Lào ....................................... 65
2.2.2. Đặc điểm của Ngân hàng ngoại thương Lào ảnh hưởng đến
công tác thẩm định dự án đầu tư ............................................................. 67


v
2.2.3. Khái qt về q trình hồn thiện các văn bản pháp lý liên
quan đến thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại

thương Lào thời gian qua ........................................................................ 70
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO .............................................. 72

2.3.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng ngoại
thương Lào............................................................................................... 72
2.3.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại thương
Lào ........................................................................................................... 75
2.3.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại thương
Lào ........................................................................................................... 80
2.3.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại
thương Lào............................................................................................... 83
2.3.5. Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng ngoại thương Lào ............ 86
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO ................................................... 92

2.4.1. Những mặt đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay
vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào ...................................................... 92
2.4.2. Những mặt hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay
vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào .................................................... 103
2.4.3. Những nguyên nhân của các hạn chế trong công tác thẩm định
dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào ........................ 106
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 110
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO ......................................................................... 111
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
LÀO ĐẾN NĂM 2020 ....................................................................................... 111



vi
3.1.1. Cơ hội và thách thức của Ngân hàng ngoại thương Lào khi
chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa .............................................. 112
3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng ngoại thương Lào đến
2020 ....................................................................................................... 113
3.2. HỆ THỐNG CÁC QUAN ĐIỂM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
LÀO .................................................................................................................... 116

3.2.1. Quan điểm: Gắn hoạt động thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
Ngân hàng ngoại thương Lào với việc đổi mới công tác quản lý đầu
tư và hệ thống văn bản của Ngân hàng ngoại thương Lào .................... 116
3.2.2. Quan điểm: Sử dụng thiết bị và hệ thống thông tin hiện đại
trong thẩm định dự án đầu tư ................................................................ 117
3.2.3. Quan điểm: Gắn công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
Ngân hàng ngoại thương Lào với đổi mới quy trình, nội dung và
phương pháp thẩm định ......................................................................... 118
3.2.4. Quan điểm: Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng
ngoại thương Lào phải đảm bảo yêu cầu khách quan và hiệu quả........ 121
3.3. NỘI DỤNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO ....................... 122

3.3.1. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư ...................... 122
3.3.2. Hồn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân
hàng ngoại thương Lào .......................................................................... 124
3.3.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định và các tiêu chí thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào .................................. 126
3.3.4. Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
Ngân hàng ngoại thương Lào ................................................................ 128

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO ........ 129


vii
3.4.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên thẩm định dự án
đầu tư ..................................................................................................... 129
3.4.2. Tăng cường thiết bị công nghệ và ứng dụng công nghệ thông
tin cho công tác thẩm định .................................................................... 131
3.4.3. Tăng cường nguồn kinh phí cho cơng tác thẩm định dự án ........ 133
3.4.4. Tăng cường cơng tác kiểm sốt chất lượng thẩm định dự án
đầu tư vay vốn ....................................................................................... 138
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO.......... 139

3.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ............... 139
3.5.2. Kiến nghị đối với chủ đầu tư ....................................................... 142
3.5.3. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại Lào .................... 142
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 144
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 148
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 156


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHỮ CÁI VIẾT TẮT


ĐƯỢC HIỂU LÀ
Danh mục tiếng Việt
CHDCND : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
DAĐT
: Dự án đầu tư
KHCB
: Khấu hao cơ bản
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHNT
: Ngân hàng ngoại thương
NHTM
: Ngân hàng thương mại
TD
: Tín dụng
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TĐDA
: Thẩm định dự án
VLĐ
: Vốn lưu động
Danh mục tiếng Anh
ANZ
: Australia and New Zealand Bank Group Limited
B
: Benefit - Thu nhập lợi nhuận
C
: Cost - Chi phí
CF
: Cash Flow - Dịng tiền

CIB
: Center information bank
EBIT
: Earnning Before Interest & Tax
IBPS
: Inter Bank Playment System
Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng
IRR
: Internal-Rate of-Return - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
LC
: Letter of credit
MIS
: Management information system
NPL
: Non payment loan
NPV
: Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng
PME
: Pan Mekong Exploration Pty Limited
ROA
: Return of Assete - Tỷ suất về khả năng sinh lợi của tài sản
ROCE
: Return On Capital Employed
ROE
: Return of Equity
Tỷ suất về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
T(PP)
: Pay back Period - Thời gian thu hồi vốn



ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng: Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................... 6
Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án ................................................. 17
Bảng 2.1: Số lượng dự án đầu tư trung-dài hạn đã thẩm định trong giai đoạn
2000-2011 ...................................................................................... 59
Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo loại khách hàng năm 2000-2011 .............. 69
Bảng 2.3: So sánh thời gian thẩm định dự án đầu tư ...................................... 92
Bảng 2.4: Số lượng dự án trung - dài hạn theo ngành từ năm 2000-2011 ...... 95
Bảng 2.5: Tình hình cho vay của Ngân hàng ngoại thương Lào (2000-2011)98
Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng của NHNT Lào .............................................. 99
Bảng 2.7: Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế ......................... 102
Bảng 3.1: Định hướng một số chỉ tiêu đến năm 2020.................................. 115
Bảng 3.2: So sánh thời gian thẩm định dự án đầu tư .................................... 125
Bảng 3.3: Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư ............................................ 136
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: So sánh tình hình nợ xấu với tổng dư nợ từ năm 2000-2011 ..... 96
Biểu đồ 2.2: So sánh tình hình cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn từ năm
2000-2011 .................................................................................... 96
Biểu đồ 2.3: So sánh tình hình nợ xấu, nợ quá hạn với tổng dư nợ từ năm
2000-2011 .................................................................................. 100
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn .................... 17
Sơ đồ 1.2: Quá trình thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại ............. 19
Sơ đồ 2.1: Các chủ thể liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội
sở chính Ngân hàng ngoại thương và chi nhánh Lào .................... 74
Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể tổ chức thẩm định dự án đầu tư .......................... 75
Sơ đồ 2.3: Bước thẩm định dự án .................................................................... 79

Sơ đồ 3.1: Quy trình mới rút ngắn tổ chức thẩm định dự án ........................ 124
Sơ đồ 3.2: Bước thẩm định dự án .................................................................. 126


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết thẩm định dự án luận án Ngân hàng thương mại
Hiện nay, NHNT Lào là một Ngân hàng đứng đầu trong số các NHTM
Lào về cho vay nhiều dự án lớn như: Nhà máy điện, khai thác mỏ khoảng sản,
nhà máy xi măng và các dự án sản xuất khác... Tuy nhiên trong quá trình hoạt
động, NHNT Lào cịn có một số hạn chế đặc biệt là trong cơng tác TĐDA. Vì
cơng tác thẩm định DAĐT có vai trị quan trọng trong q trình hình thành và
thực hiện DAĐT, là cơ sở để quyết định việc lựa chọn hay bác bỏ dự án.
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, cơng tác thẩm định DAĐT là hết sức
quan trọng giúp nhà tài trợ hoặc người cho vay và chủ dự án đã được sáng lọc
lựa chọn DAĐT tối ưu, Vì vậy NHNT Lào đã quan tâm đến việc thẩm định
DAĐT đặc biệt khi có dự án mới. Vấn đề nâng cao và hoàn thiện công tác
TĐDA đối với NHNT Lào là rất cần thiết trong điều kiện Lào là một trong
những nước đang phát triển theo hướng cơ chế kinh tế thị trường.
Hội đồng Quản trị NHNT Lào đã ban hành Quyết định số: 07/NHNTL,
ngày 19/02/2004 về việc áp dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng bản hồn
thiện và thơng tư số 001/NHNT-2007 hướng dẫn về việc trình xin vay, bước
phê duyệt tín dụng và quyền trong việc phê duyệt tín dụng, nội dung khá rõ
ràng, nhưng khi tiến hành thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là dự án
lớn (trên 5 tỷ kíp) và dự án Nước ngồi, ngồi ra NHNT Lào chưa có phịng
thẩm định riêng.
Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào” làm đề tài luận án Tiến sỹ
kinh tế. Trong luận án này tác giả sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng cơng tác

thẩm định DAĐT, các kết quả đạt được, các nguyên nhân, các mặt hạn chế
trong q trình thẩm định DAĐT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng thẩm định DAĐT vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào.


2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Nhìn chung, vấn đề thẩm định DAĐT là đối tương nghiên cứu của
nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước. Hàng trăm bài báo, luận án, luận văn
và các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố. Có thể kể ra một số cơng trình
nghiên cứu gần nhất có liên quan như:
* Luận án tiến sỹ liên quan đến đề tài thẩm định DAĐT của Lào
+ “Phân tích dự án phát triển kinh tế” của Phetsay Phiathep (1996).
Tác giả đã tập trung vào các bước lập dự án phát triển nông thôn và nông
nghiệp về việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA có sự đóng góp
của vốn nhân dân. Ơng chủ trọng về việc đặt kế hoạch quy trình dự án hoặc
các bước viết dự án bao gồm: (a) Việc quy định dự án-giáo dục trước đầu tư;
(b) việc phân tích dự án; (c) công việc xây kiểu mẫu cái đề nghị dự án; (d)
việc thẩm định-phê chuẩn dự án đã áp dụng ba chỉ tiêu như: NPV, B/C ratio
và IRR; (e) công việc thực hiện theo dự án và (f) việc theo dõi-thẩm định kết
quả dự án.
Nội dung phân tích dự án của Ơng là bao gồm: (a) phân tích khả năng
cung cấp cung cầu của dự án; (b) phân tích về mặt thiết kế kỹ thuật của dự án;
(c) phân tích về mặt kinh tế; (d) phân tích về mặt tài chính của dự án bao
gồm: dự kiến về mặt tài chính của dự án, phân tích khả năng sinh lợi của dự
án, thẩm định kết quả bù đắp về mặt tài chính của dự án, nguồn vốn đầu tư
của dự án và khả năng trả nợ và (e) phân tích về mặt hành chính của dự án.
Ơng đề xuất một số giải giáp như: công việc quy định đường lối chính
sách-đặt kế hoạch chiến lược trong việc phát triển, việc xây chương trình phải
dựa vào đường lối chính sách phát triển đặt ra, công việc quy định làm các dự

án để phục vụ mục đích và đối tượng của kế hoạch và sắp xếp ưu tiên, công
việc xây kế hoạch ngân sách đầu tư của Nhà nước phải dựa vào kinh tế vĩ mô
khả năng của ngân sách thu nhập, vốn hỗ trợ và vốn vay nước ngoài và các
Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương phải hợp tác phối hợp nhau và phân
chia trách nhiệm rõ ràng.


3
Những điểm còn tranh luận, những điểm chưa được nêu ra như: Việc
áp dụng hệ thống thông tin, năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định dự án, chủ đầu
tư, kinh phí thẩm định, các văn bản về thẩm định dự án cịn ít và quản lý dự
án [60]
* Luận án tiến sỹ liên quan đến đề tài thẩm định DAĐT của Việt
Nam:
+ “Thẩm định dự án đầu tư” của Vũ Công Tuấn (1998). Tác giả đã tập
trung nhiều vào kỹ thuật phân tích, đánh giá DAĐT và các văn bản pháp luật
có liên quan. Theo ơng, thẩm định DAĐT là một trong những kỹ thuật để
phân tích, đánh giá dự án. Quan niệm về thẩm định dự án của ông cũng đồng
nghĩa với quan niệm của các nước trên thế giới khi tiến hành thẩm định.
Thẩm định dự án gắn liền với kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án trong đó đặc
biệt là phân tích chi phí và lợi ích của dự án, từ đó tác giả đề xuất các giải
pháp chủ yếu để nâng cao kỹ thuật thẩm định DAĐT về mặt tài chính [38].
+ “Hồn thiện phương pháp thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt
động cho vay của NH TM Việt Nam trong điều kiện hiện nay” Nguyễn Hòa
Nhân (2002). Trong luận án tác giả đề cập đến kỹ thuật phân tích nội dung,
phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư và phân tích thực hành tài
chính dự án đầu tư để quyết định cho vay, từ đó tác giả để ra các giải pháp để
hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định DAĐT tại ngân hàng [25].
+ “Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác

lập và thẩm định DAĐT ngành công nghiệp đồ uống của VN” Nguyễn Hồng
Minh (2003). Trong luận án tác giả tập trung chủ yếu vào các dự án sản xuất
đồ uống từ hoa quả và đề cập đến nội dung, cơng trình, phương pháp lập và
thẩm định dự án đầu tư ở tầm vĩ mô trong ngành cơng nghiệp chế biến đồ
uống, từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác
lập và thẩm định các DAĐT trong ngành đồ uống [19].
+ “Nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại NHĐT & PT VN”


4
Nguyễn Đức Thắng (2007). Tác giả xem xét công tác nghiên cứu tình hình
hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng từ năm 2001- 2006, từ đó tác
giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định
DAĐT tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam [35].
+ “Hồn thiện cơng tác thẩm định DAĐT thuộc các tổng công ty xây
dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay” Trần Thị Mai Hương
(2007) xem xét tồn diện cơng tác thẩm định dự án để ra quyết định đầu tư ở
tầm vi mơ-doanh nghiệp trong ngành xây dựng với vai trị là chủ đầu tư đặc
biệt là ngoài vốn ngân sách nhà nước mà cập đến phương diện công tác thẩm
định DAĐT như: căn cứ thẩm định, quy trình thẩm định, đội ngũ cán bộ thẩm
định, phương pháp thẩm định, vấn đề phân cấp thẩm định, từ đó tác giả đã đề
xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định DAĐT thuộc các tổng
công ty xây dựng ở Việt Nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư và
chuyển đổi mơ hình hoạt động [16].
* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài thẩm định DAĐT
của nước ngoài:
+ “Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính” Lumby Stephen
(1994). Tác giả tập trung vào kỹ thuật phân tích lợi ích và chi phí của dự án
đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định đầu tư truyền
thống như: Phương pháp hoàn vốn, phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, cách

tiếp cận dịng tiền chiết khấu. Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án phục vụ cho
việc ra các quyết định tài chính, từ đó tác giả đề ra mốt số giải pháp để hồn
thiện phương pháp thẩm định về việc phân tích tài chính của dự án [94].
+ “Đầu tư và thẩm định dự án” Hassan Hakimina & Er hun Kula
(1996). Cho rằng thẩm định DAĐT là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án. Nhìn
chung, các cơng trình nước ngồi nghiên cứu về thẩm định DAĐT thường tập
trung vào kỹ thuật phân tích đánh giá lợi ích và chi phí phục vụ mục đích tối
đa hố lợi nhuận (tối đa hố lãi cổ tức cho các cổ động) hoặc tiến hành phân
tích đánh giá lợi ích và chi phí đối với dự án, chương trình thuộc lĩnh vực


5
cơng cộng, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng
thẩm định DAĐT về mặt tài chính thuộc lĩnh vực cơng cộng [87].
Tóm lại, có thể nói, cho đến nay đề tài nghiên cứu về thẩm định DAĐT
ở Việt Nam và quốc tế được rất nhiều người quan tâm. Trong các nghiên cứu
đó họ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác thẩm
định DAĐT. Tuy nhiên, dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ, các giải pháp để
nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT của Việt Nam và quốc tế thường chỉ
được trình bày như là một phần nội dung trong các cơng trình nghiên cứu về
thẩm định DAĐT, chứ chưa trở thành nội dung duy nhất, một cách có hệ
thống và cập nhật của một cơng trình riêng biệt. Như vậy, chưa có Luận án
nào có nội dung trùng lặp với đề tài “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
Ngân hàng ngoại thương Lào” như Luận án này.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn
về thẩm định DAĐT vay vốn tại NHNT Lào.
- Đánh giá thực trạng thẩm định DAĐT vay vốn tại NHNT Lào thời
gian qua và đưa ra các vấn đề tồn tại cần phải tiếp tục hoàn thiện.
- Đề xuất hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác

thẩm định DAĐT vay vốn của NHNT Lào đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác thẩm
định DAĐT vay vốn tại NHNT Lào.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án đi sâu nghiên cứu tình hình thẩm định
DAĐT vay vốn tại NHNT Lào sẽ được đề cập đến trong những vấn đề có liên
quan nghiên cứu trong giai đoạn năm 2000-2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp,
phỏng vấn, phân tích thống kê, có sử dụng kết hợp các bảng, biểu để tính
tốn, minh họa, so sánh và rút ra kết luận. Ngoài ra, tác giả sẽ sử dụng


6
phương pháp phân tích các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trong nước và
quốc tế về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bảng: Sơ đồ nghiên cứu
Nội dung nghiên

Các phương pháp ứng dụng

cứu
Khái quát tình

Thu thập dữ liệu các luận án, luận văn, đề tài khoa học

hình nghiên cứu

liên quan, đánh giá và tìm khoảng trống nghiên cứu


Lý luận về thẩm

- Tham khảo các tài liệu liên quan, điều tra, khảo sát

định dự án tại

các văn bản pháp quy, các hướng dẫn công việc tại

ngân hàng thương

NHNN Lào, NHNT Lào và các NHTM của Lào, thực

mại

hiện hoạt động thẩm định tại Việt Nam

Đánh giá thực

- Phỏng vấn, điều tra, khảo sát thực tế tại NHNT Lào,

trạng thẩm định

so sánh, đối chiếu với các quy định của NHNN Lào,

dự án tại Ngân

các NHTM khác tại Lào

hàng ngoại thương - Áp dụng các phương pháp thống kê để tổng kết,
Lào


đánh giá thực trạng

Để xuất giải pháp - Áp dụng phương pháp phân tích SWOT và dự báo để
hoàn thiện

làm cơ sở cho đề xuất giải pháp

6. Những đóng góp mới của luận án
- Thứ nhất, hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ
bản về thẩm định DAĐT vay vốn tại NHNT Lào.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thành cơng và hạn chế về công tác
thẩm định DAĐT vay vốn tại NHNT Lào, phân tích các nguyên nhân ảnh
hưởng đến thành cơng và hạn chế đó, để hồn thiện về công tác thẩm định
DAĐT vay vốn của NHNT Lào đến năm 2020.
- Thứ ba, đề xuất những quan điểm giải pháp phù hợp nhằm hồn thiện
cơng tác thẩm định DAĐT vay vốn tại NHNT Lào trong những năm tới, trong
đó có một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị có tính đột phá về tư duy
quan điểm và trình độ thực hiện.


7
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 147 trang với sự tham khảo 100 tài liệu tham khảo trong
và ngoài nước, sử dụng các bảng biểu, các phụ lục khác có liên quan.
Tên đề tài: "Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Ngoại
thương Lào".
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 3 chương như
sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư vay vốn

tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân
hàng Ngoại thương Lào giai đoạn 2000-2011.
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định dự
án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào.


8

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định DAĐT tại NHTM là quá trình thẩm định DAĐT do khách
hàng lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, dựa trên quản điểm
của ngân hàng. Nhiệm vụ của nhân viên tín dụng khi TĐDA là phát hiện
những điểm sai sót, những điểm đáng nghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng
của dự án và cùng với khách hàng thảo luận, làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá
chính xác và trung thực được thực chất của dự án. Để có sự phối hợp tốt với
khách hàng, nhân viên tín dụng cần nắm vững quy trình lập và thẩm định
DAĐT của khách hàng. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động
đầu tư có hiệu quả. Nếu xem xét DAĐT theo quá trình từ chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư, vận hành khai thác dự án khi đó cơng tác thẩm định DAĐT
sẽ được tiến hành với nhiều công việc từ thẩm định DAĐT để ra các quyết
định đầu tư, theo nội dung chi tiết xem xét một cách toàn diện trên các nội
dung của dự án từ pháp lý; thị trường, kỹ thuật cơng nghệ; tổ chức quản lý;
thẩm định tài chính dự án: thẩm định tổng mức vốn đầu tư, khả năng huy
động vốn, tỷ suất “r” thẩm định dòng tiền, thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài

chính, thẩm định rủi ro.
Theo luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam (2005):
là có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tùy theo mục tiêu đầu tư
tính chất của dự án, chủ thể có quyền thẩm định, tùy theo luật đầu tư và chính
sách đầu tư của nước đó [27].
Theo mục tiêu đầu tư, “Thẩm định dự án đầu tư” được hiểu là quá trình
một cơ quan chức năng (nhà nước hoặc tư nhân) xem xét một dự án có đạt
được các mục tiêu kinh tế và xã hội đã đề ra và đạt được những mục tiêu đó
một cách có hiệu quả hay khơng? Theo Ngân hàng thế giới (WB) thì cơng tác
thẩm định DAĐT nhằm giúp đưa dự án đi theo đúng hướng, tạo nền móng


9
cho việc thực hiện DAĐT có hiệu quả [40].
Theo Luật đầu tư của Nhà nước, “Thẩm định dự án” có nghĩa là việc
đánh giá về mặt phù hợp, kết quả, hiệu quả, tác động và bền vững của dự án
trước ghi dự án vào kế hoạch đầu tư của Nhà nước [47]
Theo tính chất đầu tư, “Thẩm định dự án đầu tư” là quá trình một cơ
quan chức năng (Nhà nước hoặc tư nhân) thẩm tra, xem xét một cách khách
quan, khoa học và toàn diện về mặt pháp lý, các nội dung cơ bản ảnh hưởng
đến hiệu quả, tính khả thi, tính hiện thực của dự án, để quyết định đầu tư hoặc
cấp giấy phép về đầu tư hay quy định về đầu tư, đứng trên góc độ tổng quát,
tác giả cho rằng “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn của Ngân hàng thương
mại là việc Ngân hàng tổ chức kiểm tra, đánh giá, xem xét lại dự án đầu tư
trình vay vốn, một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên các nội dung
cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án đầu tư có hiệu quả
trong tương lai và có định hướng phát triển, để ra quyết định cho vay vốn”.
1.1.2. Mục đích, bản chất và vai trị của thẩm định dự án đầu tư
1.1.2.1. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư
Mục đích của thẩm định DAĐT của ngân hàng là đánh giá một cách

chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết
định cho vay. Thẩm định DAĐT là một trong những khâu rất quan trọng trong
tồn bộ quy trình dự án vay vốn. Với phương châm nhằm mục đích bảo đảm
khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, thì thẩm định dự án là một biện pháp để
đạt được mục đích đó. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc
DAĐT mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
- Thẩm định và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định
cho vay
- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn
quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định
cho vay: (1) cho vay một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt


10
1.1.2.2. Bản chất của thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng
thương mại
Hoạt động thẩm định DAĐT (kết quả của nó là báo cáo thẩm định) là
hoạt động rất quan trọng, nó là bộ phận khơng thể tách rời trong tổng thể hoạt
động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng. Về mặt nghiệp vụ, hoạt động
này giúp cho Ngân hàng có thể đưa ra những đánh giá về tính hợp lý, tính
hiệu quả và tính khả thi của dự án theo quy định của ngân hàng.
Thực chất, của công tác thẩm định DAĐT là quá trình kiểm tra đánh
giá tồn diện nội dung của dự án trên cơ sở các tiêu chuẩn, quyết định, của
NHNN. Những kết luận về tính khả thi của DAĐT sau khi được thẩm định sẽ
là cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Việc thẩm định các
DAĐT là rất cần thiết, một mặt đối với chủ đầu tư, nó khẳng định lại ý tưởng
đầu tư ban đầu là hiện thực hay không ? Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu
tư, mặt khác, đây cũng là công cụ để chủ đầu tư tiến hành huy động vốn cũng
như để trình lên các cấp có thẩm quyền để thông qua dự án, cho phép DAĐT

hoạt động. Như vậy, việc thẩm định DAĐT là cần thiết cho chủ đầu tư, cho
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác...
Cơng tác thẩm định sẽ đi sâu phân tích, làm rõ các khía cạnh, các chi
tiết của dự án, giúp cho việc lựa chọn, phân tích tốt nhất, mang lại hiệu quả
cao nhất hay thậm chí có thể đưa đến việc loại bỏ tất cả các phương án và đưa
ra các phương án khả thi hơn.
Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn,
các tổ chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để
ngăn chặn sự đổ bể lãng phí vốn đầu tư, thì phải thẩm tra lại tính hiệu quả,
tính khả thi và tính hiện thực của dự án. Với tư cách là nhà tài trợ hoặc là nhà
cung cấp vốn cho dự án, điều mà Ngân hàng quan tâm nhất là sự an toàn vốn.
Ngân hàng sẽ chỉ đầu tư khi biết chắc dự án có hiệu quả, có khả năng hồn trả
(gốc và lãi) đúng thời hạn. Vì vậy, cơng tác thẩm định DAĐT đối với Ngân
hàng là không thể thiếu. Mặt khác, công tác thẩm định DAĐT là cơ sở để
Ngân hàng xác định tương đối chính xác số tiền cho vay, thời gian cho vay.


11
Như vậy, công tác thẩm định DAĐT giúp cho Ngân hàng ra quyết định có nên
tài trợ vốn hoặc cho dự án vay vốn hay khơng ? Nếu có thì theo phương thức
như thế nào?.
Thẩm định DAĐT đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vốn của Ngân
hàng an toàn và có hiệu quả, hạn chế được rủi ro đến mức thấp mà vẫn thu
được lợi nhuận. Năng lực thẩm định của các cán bộ tín dụng được coi là một
trong những yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân
hàng. Vì nếu cán bộ người trách nhiệm việc thẩm định có năng lực chun mơn
nghề nghiệp sâu, rộng sẽ giúp việc thẩm định DAĐT vay vốn của Ngân hàng
có chất lượng cao, có tính chun mơn, chính xác khi ra quyết định cho vay.
1.1.2.3. Vai trị của thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương
mại

Thẩm định DAĐT trong công tác hoạt động của Ngân hàng chính là
một trong những biện pháp cơ bản nhằm phịng ngừa rủi ro trong q trình
cho vay vốn đầu tư tại Ngân hàng. Như vậy trên góc độ người tài trợ, Ngân
hàng, tổ chức tài chính đánh giá dự án chủ yếu trên phương diện khả thi, hiệu
quả tài chính và xem xét khả năng thu nợ của Ngân hàng. Với các nhà đầu tư
TĐDA được xem xét và đánh giá trên góc độ có khả năng huy động vốn và
hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Vì vậy việc thẩm định DAĐT đứng trên
gọc độ nào cũng không thể thiếu được.
Thực tế người TĐDA sẽ tiến hành kiểm tra phân tích đánh giá từng
phần và tồn bộ các mặt, các vấn đề có trong bản nghiên cứu tiền khả thi và
nghiên cứu khả thi (thường chỉ với bản nghiên cứu khả thi, hay còn gọi là
luận chứng kinh tế kỹ thuật) trong mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp
chủ dự án và các giả thiết về mơi trường trong đó dự án sẽ hoạt động.
Để có thể giảm thiểu đến mức thập nhất những khoản nợ tồn đọng và
đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng
trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối
với các khoản nợ.
Trong quan hệ tín dụng, vấn đề cơ bản mà Ngân hàng phải quan tâm để


12
đưa ra quyết định cho vay hoặc tài trợ vốn cho DAĐT đều phải tiến hành
thẩm định DAĐT là căn cứ giúp đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn như:
Thứ nhất, thẩm định DAĐT giúp Ngân hàng lượng định chính xác các
tham số cơ bản liên quan đến q trình vận hành những DAĐT cụ thể: Quy
mơ, cơ cấu vốn đầu tư, dòng tiền đầu vào, đầu ra, thời hạn thu hồi vốn, hiệu
quả đầu tư, rủi ro ...
Thứ hai, thẩm định DAĐT giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín
dụng và hoạt động kinh doanh tốt việc cho vay theo dự án nói chung (lựa
chọn được dự án tốt, từ chối dự án tồi).

Thứ ba, thẩm định DAĐT giúp cho Ngân hàng phân loại được các dự
án do khách hàng mang tới, tìm được các dự án phù hợp với định hướng đầu
tư của Ngân hàng trong tương lai. Vì DAĐT là việc dự kiến về hành động bỏ
vốn trong tương lai, nên nó ln bao gồm những yếu tố bất trắc, nguy cơ rủi
ro bên cạnh các kết quả có thể thu được. Do đó, mối quan tâm cơ bản trong
thẩm định DAĐT là phải: Xác định được phương án phù hợp nhất trong tất cả
các phương án có thể trong điều kiện bất trắc chiếm ưu thế. Phải xác định
được các biến số quan trọng và các chiến lược có thể có nhằm quản lý và
kiểm tra rủi ro; và đặc biệt là phải xác định được các luồng tài chính cần thiết
trong khi đầu tư, vận hành thử và hoạt động, xác định được các nguồn vốn rẻ
nhất cho thời gian cần thiết và sử dụng theo cách hiệu quả nhất.
Thứ tư, thẩm định DAĐT của Ngân hàng góp phần quan trọng vào việc
hỗ trợ các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, hỗ trợ khách hàng trong việc xây
dựng và thực hiện DAĐT. Đặc trưng của hoạt động đầu tư là phải bỏ vốn
nhiều, thời gian dài và không thu được kết quả ngay lập tức. Vì thuộc nhu cầu
về từng loại sản phẩm nhất định thường biến động mạnh, chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như: Thị hiếu, tâm lý tiêu dùng, sự xuất hiện hoặc biến mất của
các sản phẩm tương tự... Do đó, hoạt động đầu tư trung dài hạn thường có
mức độ mạo hiểm lớn hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác (ngắn hạn).
Thẩm định hiệu quả DAĐT trung dài hạn ngồi vai trị nêu trên, cịn có vai trị
hạn chế đến mức tối đa cho phép độ mạo hiểm của quá trình đầu tư. Từ đó,


13
Ngân hàng có quyết định đầu tư hay khơng? Đầu tư từng giai đoạn thế nào
(bao nhiêu)? Và hiệu quả tài chính của từng thời điểm khi dự án bắt đầu đi
vào khai thác? Tuổi dự án? Điểm hoà vốn? Thời gian cần thiết cho dự án?...
Thẩm định DAĐT có tầm quan trọng như vậy, nên việc thẩm định DA
ĐT tại Ngân hàng là rất cần thiết để có thể thực hiện hoạt động tín dụng có
hiệu quả cao, giữ vững bền và nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách

hàng trong và ngoài nước, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường với sự có mặt của nhiều
Ngân hàng, tổ chức tài chính có nội dung hoạt động tương tự.
1.1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thẩm định dự án đầu
tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân
hàng thương mại
Thẩm định DAĐT được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi
nguồn vốn. Tuỳ theo quy mơ và hình thức. Khi dự án đó muốn vay vốn tại
ngân hàng. Tuy nhiên yêu cầu của công tác thẩm định đối với các dự án này
cũng khác nhau nhưng phải đảm bảo tính khách quan: Khi xem xét một dự án
phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, làm tốt công tác dự báo, nhìn nhận
nội dung một cách bao qt tồn diện, độc lập. Dự án phải được xem xét trên
phương diện lợi ích, có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đội ngũ tổ chức thực
hiện phải nhận thức rõ được vai trị của cơng tác TĐDA, phải có trình độ
chuyên môn về ngành nghề lĩnh vực của dự án được thẩm định, bên cạnh đó
cán bộ thẩm định cũng phải cập nhật nắm bắt được các quy định của ngân
hàng; công tác thẩm định phải đảm bảo thời gian và chi phí tối ưu nhất. Để
đảm bảo việc TĐDA có hiệu quả cao và an tồn, người trách nhiệm công tác
thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nắm vững chiến lược phát triển của ngân hàng, của ngành, của địa
phương, và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây
dựng hiện hành của nhà nước có liên quan đến dự án.
- Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình


14
hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm
vững tình hình sản xuất - kinh doanh, các số liệu tài chính của doanh nghiệp,
các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụng của doanh nghiệp (hoặc của chủ đầu

tư khác), với ngân hàng và ngân sách nhà nước.
- Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (hoặc
của chủ đầu tư), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động
chung của doanh nghiệp (hoặc của chủ đầu tư), từ đó có thêm căn cứ vững
chắc để quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư.
- Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan
trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ
tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho
việc thẩm định.
- Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các chủ quan chun mơn, các chun gia trong và
ngồi ngành có liên quan ở trong và ngồi nước.
- Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ.
- Thường xun hồn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy
được trí tuệ tập thể.
1.1.3.2. Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn
tại Ngân hàng thương mại
Khi TĐDA là phát hiện những điểm sai sót, những điểm đáng nghi ngờ
hay những điểm chưa rõ ràng của dự án và cùng với khách hàng thảo luận,
làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá chính xác và trung thực được thực chất của
dự án. Để có sự phối hợp tốt với khách hàng, người thẩm định cần nắm vững
quy trình lập và phân tích DAĐT của khách hàng.
Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác TĐDA là nhằm phục vụ cho việc ra
quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ thẩm định và lãnh đạo Ngân
hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, TĐDA cần
đạt được các mục tiêu sau:
+ Có quyết định chủ trương bỏ vốn đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu


15

quả vay vốn.
+ Phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo tính khả thi cao
cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế và giảm bớt các yếu tố rủi ro.
+ Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối
tượng đã cam kết trong hợp đồng
+ Có cơ sở tương đối vũng chắc để xác định hiệu quả của DAĐT cũng
như khả năng hoàn vốn hoặc khả năng trả nợ của DAĐT.
Bên cạnh đó, thẩm định DAĐT giúp Ngân hàng xác định được sự lợi
hại của DAĐT khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh: Cơng nghệ, vốn, ô
nhiễm môi trường và các lợi ích kinh tế-xã hội khác. Nhưng mục đích của
việc TĐDA đầu tư vay vốn. Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về
DAĐT của ngân hàng.
1.1.4. Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn
1.1.4.1. Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn xét về
phía nhà đầu tư (người xin vay vốn)
Thông thường, khi xảy ra quyết định đầu tư một dự án, chủ đầu tư phải
cân nhắc giữa nhiều sự lựa chọn khác nhau, nghĩa là nhiều dự án khác nhau
trong cùng một giai đoạn. Mặt khác, tuy nắm vững những vấn đề, những chi
tiết kỹ thuật... của dự án nhưng đôi khi khả năng thu thập nắm bắt những
thông tin mới của doanh nghiệp bị hạn chế, nhất là đối với xu thế kinh tế,
chính trị, xã hội mới. Điều đó làm giảm tính chính xác trong phán đốn của
họ. Công tác thẩm định DAĐT sẽ đi sâu vào làm rõ các vấn đề này, giúp
doanh nghiệp lựa chọn phương án tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất hoặc
đưa ra những ý kiến xác đáng gợi ý cho chủ đầu tư để dự án có tính khả thi
cao hơn.
Một dự án dù có được chuẩn bị kỹ càng đến mấy cũng vẫn mang tính
chủ quan của người soạn thảo, bời vì người soạn thảo thường đứng trên góc
độ hẹp để nhìn nhận vấn đề. Để đảm bảo tính khách quan cần phải thẩm định,
việc thẩm định thực hiện độc lập với quá trình soạn thảo để cho phép chủ đầu
tư nhìn nhận lại dự án của mình một cách khách quan hơn, từ đó thấy được



16
những thiếu sót trong q trình soạn thảo để bổ sung kịp thời. Nhờ vậy, chủ
đầu tư có thể khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn. Ngồi hiệu
quả dự án, mục đích thẩm định cịn xem xét đến những rủi ro, những trở ngại
có thể gặp phải khi thực hiện dự án nhằm có đối pháp quản lý.
1.1.4.2. Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn xét về
phía Ngân hàng (người cho vay)
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chun “đi vay để cho
vay”. Do đó khi quyết định cho vay DAĐT có nghĩa Ngân hàng đã đem tiền
của những tiết kiệm giao cho người đi vay đồng thời lãnh lấy trách nhiệm
nặng nề là khả năng rủi ro ln ln rình rập. Sự thành cơng hay thất bại đều
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín
dụng, vì vậy cơng tác thẩm định DAĐT nhằm các mục đích sau:
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả
năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định đồng ý hoặc
từ chối cho vay.
- Thông qua những thông tin và kinh nghiệm đúc kết được trong quá
trình thẩm định nhiều dự án khác nhau, NHTM chủ động tham gia góp ý cho
chủ đầu tư nhằm bổ sung, điều chỉnh những nội dung cịn thiếu sót trong dự
án, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ
hợp lý, đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, vừa có khả năng thu hồi vốn đã cho vay đúng hạn (cả gốc và lãi).
1.2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế
và xây dựng cho mình một quy trình thẩm định DAĐT riêng. Hầu hết các

NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình TĐDA cụ thể, bao gồm nhiều
bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi như sau: [18]


×