Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

NHTM1 huy động vốn MBBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

Đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MB BANK)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Bích Ngọc
Nhóm thực hiện:

Nhóm 6

Lớp học phần: 2166BKSC2011

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

1


BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
STT

Mã SV

Họ và tên

Phân cơng nhiệm vụ

1



19D18023

Trần Thị Thùy Linh

Thực trạng huy động vốn tại MB

7
2

19D18023

bank
Nguyễn Hữu Luân

Thực trạng huy động vốn tại MB

8
3

19D18016

bank
Dương Thị Hiền Lương

Giải pháp tăng cường huy động vốn

Trần Thị Ngọc Ly

Chiến lược huy động vốn, kiến nghị


Phan Đức Mạnh

Tổng quan về ngân hàng TMCP

9
4

19D18023
9

5

19D18003
0

6

19D18024

Quân đội
Nguyễn Thành Nam

Cơ sở lý thuyết

Đặng Thu Nga

Thực trạng huy động vốn tại MB

0

7

19D18017
1

8

19D18017

bank
Lê Thị Kim Ngân

Thuyết trình

Hồng Thảo Ngọc

Làm powerpoint, chỉnh sửa word

Ngơ Thị Hồng Ngọc

Nhóm trưởng, cơ sở lý thuyết, làm

2
9

19D18024
2

10


19D18003
2

word

2

Đánh giá


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự đổi mới và đi lên của đất nước thì khơng thể phủ nhận vai trị đóng
góp của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn
cho nền kinh tế. Trong khi đó vốn là một trong những yếu tốn đầu vào cơ bản của quá
trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Với phương châm của Đảng và Nhà
nước ta “Coi nguồn vốn trong nước là quyết định,vốn ngoài nước là quan trọng”
nhưng trong điều kiện tài chính chỉ mới phát triển ở mức độ hạn chế thì việc cung ứng
vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước chủ yếu phải dựa vào hệ
thống NHTM. Do vậy,làm thế nào để tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn
trong Ngân hàng đản bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn luôn là vấn đề thường
xuyên được các Ngân hàng quan tâm. Vì vậy nhóm 6 chúng em đã nghiên cứu và lựa
chọn đề tài:“ Tìm hiểu hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội”.

 Trước hết, em xin cảm ơn cơ Nguyễn Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo

truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu để hiểu rõ thêm về bộ mơn Quản
trị ngân hàng thương mại 1. Đề tài nhóm chúng em đã cố gắng hồn thiện, nhưng
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô và bạn
bè để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

3


Mục lục

4


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Tổng quan về thị trường tài chính, trung gian tài chính
Thị trường tài chính thể hiện rất nhạy cảm mọi hoạt động của các thị trường
hàng hoá và dịch vụ. Thị trường tài chính ra đời đã làm đa dạng hoá và phức tạp hoá
mọi hoạt động tài chính. Thị trường tài chính khơng chỉ chịu ảnh hưởng của nền kinh
tế mà nó cịn gây ra nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, nó có vai
trị nhất định đối với sự vận hành kinh tế và trở thành công cụ đắc lực giúp nhà nước
quản lý có hiệu quả nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan hệ
cung cầu về hàng hố mà cịn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất
hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, chủ yếu
diễn ra trên thị trường tài chính. Thuật ngữ “thị trường tài chính” được sử dụng để
phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khốn (tài sản tài chính) với
các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,...).
Nếu “thị trường hàng hố hữu hình” mua bán các loại sản vật cụ thể, nhìn thấy
được, sờ được (lúa, gạo, cà phê,...), nghĩa là đó là thị trường hữu hình. Cịn thị trường
tài chính là nơi mua bán các loại hàng hố theo đúng tên gọi đặc trưng của nó: đó là tài
chính. Đây là loại tài sản vơ hình với giá trị của nó khơng liên quan gì đến đặc tính và
vật thể của hàng hố đó, giá trị của nó dựa vào trái quyền hợp phát trên một lợi ích

tương lai nào đó. Hàng hố của thị trường tài chính là những loại hình thay thế tiền
mặt.
Để có nó, người ta đem tiền mặt đi đổi bằng các hình thức như: mua, ký gửi,
cho vay,... Sở dĩ người ta làm như vậy là vì nó tạo ra lãi suất mà tiền mặt khơng làm
được. Khi thị trường tài chính phát triển, người ta dễ dàng đem chuyển đổi những loại
hàng hố đó trở thành tiền mặt. Xã hội ngày càng phát triển thì người ta càng thích cất
giữ những loại hàng hố thay cho tiền mặt bởi lẽ nó cũng là tiền nhưng lại sinh lãi
trong mỗi ngày. Như vậy, ta có thể rút ra được khái niệm về thị trường tài chính: Thị
trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài chính.
Đối tượng của thị trường tài chính: là những nguồn cung cầu về vốn trong xã
hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức.

5


1.1.2. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm
mục tiêu lợi nhuận.
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
* Hoạt động huy động vốn:


Nhận tiền gửi:
+ Nhận tiền gửi tại các tổ chức kinh tế.
+ Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội.
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng .




Huy động vốn thơng qua việc phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm trái phiếu, chứng



chỉ tiền gửi.
Nguồn vay NHTW, các tổ chức tín dụng khác.

* Hoạt động tín dụng:
Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là điều kiện để ngân hàng tồn tại và
phát triển. Huy động được vốn bốn ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn
sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Chỉ có lãi thu được từ hoạt động tín dụng mới bù
đắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý. Khi nền
kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng vốn tăng lên các doanh nghiệp tìm đến với ngân
hàng như một chỗ dựa.
* Hoạt động trung gian:
Các nghiệp vụ trung gian bao gồm: thanh toán hộ, chuyển tiền, thu hộ, bảo
lãnh, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp, quản lý hộ
tài sản,.. các nghiệp vụ này được thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng trên cơ
sở thích hàng có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng. Những nhiệm vụ này cũng mang
lại trong ngân hàng một khoản thu nhập dưới dạng chi phí dịch vụ điều đó có ý nghĩa
lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nhu cầu phát triển
cũng như cạnh tranh của ngân hàng

6


1.2. Nguồn vốn huy động của NHTM
1.2.1. Nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn trong NHTM là toàn bộ tài sản bên có trong bảng cân đối kế tốn
của ngân hàng. Nó bao gồm: vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay, trong đó nguồn vốn

đi vay là chủ yếu và quan trọng hơn bởi nguồn này tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Các nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM:


Tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân: Tiền gửi của doanh nghiệp, Tiền tiết








kiệm của cá nhân.
Tiền gửi của các tổ chức tài chính.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Vay ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
Các khoản phải trả khác.
Nguồn khác.
Vốn chủ sở hữu: Vốn điều lệ, Các quỹ và lãi chưa phân phối.

1.2.2. Vai trò của nguồn vốn đối với NHTM:
Nguồn vốn là cơ sở cần thiết chỉ sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Bất kỳ
thì một ngân hàng nào nếu một tiến hành hoạt động ảnh đều phải có số lượng vốn đủ
lớn đảm bảo số vốn ban đầu giúp ngân hàng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách
hàng thực hiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ như: bảo
lãnh, mua bán ngoại tệ,..... Trong quá trình hoạt động nguồn vốn của ngân hàng khơng
ngừng tăng lên vượt qua số vốn tự có của ngân hàng.
Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh
và uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động và

phát triển của nó. Chính vì thế các ngân hàng khơng ngừng cạnh tranh nhau để thu hút
được lượng vốn lớn hơn trên thị trường, bằng nhiều chiến lược khác nhau. Mỗi một
ngân hàng có những lợi thế và chiến lược riêng trong việc huy động vốn, cơ cấu này
ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng.
Tóm lại, nguồn vốn đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng.
1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM
1.3.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi
1.3.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn

7


Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng mà khách hàng khơng có thoả
thuận trước về thời gian rút tiền. Ngân hàng phải trả một mức lãi suất thấp hoặc không
phải trả một lãi cho số tiền gửi này. Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại:
* Tiền gửi thanh toán
Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng để thực hiện các khoản thanh
toán về tiền mua hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh tốn khác phát sinh trong q
trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đứng trên góc độ là khách hàng thì đây là
tiền khách hàng gửi vào ngân hàng để sử dụng các cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt: Séc, thẻ thanh tốn, uỷ nhiệm chi... Đứng trên góc độ ngân hàng thì ngân hàng
coi đây là một khoản tiền mà họ phải có trách nhiệm hồn trả cho khách hàng bất kỳ
lúc nào.
* Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý
Là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm bảo đảm an
toàn về tài sản. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cũng là tài sản của người ký thác, họ
có quyền rút bất kỳ lúc nào, ngân hàng luôn luôn phải đảm bảo có thể thanh tốn, lãi
suất tiền gửi khơng kỳ hạn thuần tuý cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán.
1.3.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn

Là loại tiền có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ
hạn, lãi suất của khoản tiền gửi đó. Do có sự rõ ràng về kì hạn nên nguồn tiền gửi này
có sự ổn định cao và ngân hàng có thể vay với kì hạn tương ứng hoặc có thể chuyển
đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để vay trung và dài hạn.
1.3.1.3. Tiền gửi tiết kiệm
Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi. Khi khách
hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng cấp cho khách hàng một cuốn sổ, khách hàng
phải quản lý và mang theo mỗi khi đến ngân hàng giao dịch và là một dạng đặc biệt để
tích luỹ tiền tệ thay cho hình thức cất trữ vàng, hàng hố. Tiền gửi tiết kiệm có ba loại:
* Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn
Là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các
công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Số dư tiền gửi này khơng lớn, nhưng ít
biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các Ngân hàng thương mại thường trả lãi
suất cao hơn với tiền gửi thanh tốn.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất
cao hơn so với tiền gửi khơng kỳ hạn. Loại hình tiết kiệm này khá quen thuộc ở Việt

8


Nam, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường huy động tiết kiệm với thời hạn
phong phú từ ba tháng đến một năm.
* Tiết kiệm dài hạn
Đây là loại tiền gửi phổ biến ở một số nước công nghiệp. Loại tiết kiệm này có
tính ổn định cao bởi vì thời gian gửi tiền từ một năm trở lên, do đó ngân hàng chủ
động sử dụng nguồn vốn này, nó tạo cho ngân hàng có tính chủ động sử dụng vốn cho
mục đích vốn dài hạn. Để thu hút vốn này, ngân hàng thường phải trả lãi suất cao.
1.3.2. Huy động theo đối tượng huy động vốn
* Tiền gửi của dân cư

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến, họ
có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết
kiệm. Để thu hút nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi
thói quen tích trữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động,
đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn…
* Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các đơn vị
này thường gửi một khối lượng tiền lớn vào ngân hàng để hưởng các tiện ích trong
thanh tốn.
NHTM là một trung gian tài chính, do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và
các khoản phải thanh tốn nên ngân hàng ln tồn tại một số dư tiền gửi nhất định,
điều này lí giải cho việc ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh
vực này, có chi phí thấp và được sử dụng cho vay khơng chỉ ngắn hạn mà cịn cả trung
hạn. Tuy nhiên hạn chế là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mơ, loại hình của
doanh nghiệp.
1.3.3. Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác
* Vay vốn từ các tổ chức tín dụng: Đây là nguồn các NHTM vay mượn lẫn nhau và
vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng.
Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM được tiến hành theo nguyên
tắc “đi vay và cho vay”, và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn
vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố, hay NHTM đi vay có thể xin NHNN bảo
lãnh để vay vốn các ngân hàng khác. Các ngân hàng đi vay phải áp dụng đầy đủ các
quy chế dự trữ bắt buộc và an tồn vốn, phải có tiền gửi thanh tốn hoạt động thường
xuyên tại NHNN.

9


* Vay NHNN: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của
NHTM. Hình thức cho vay chủ yếu là tái chiết khấu.

NHTM hay NHNN thực hiện việc mua lại các giầy tờ có giá chưa đến hạn
thanh toán và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn. Các thương phiếu đã
được NHTM chiết khấu hoặc tái chiết khấu trở thành tài sản của ngân hàng. Khi cần
tiền, NHTM mang theo những thương phiếu này lên tái chiết khấu với NHNN, việc
này làm cho thương phiếu của ngân hàng giảm và dự trữ tiền mặt hoặc tiền gửi tăng
lên.
Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho vay dưới hình thức tái cấp
vốn theo hạn mức tín dụng nhất định, là hính thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM.
1.3.4. Huy động vốn từ các nguồn khác
* Nguồn uỷ thác: Ngân hàng nhận làm đại lý uỷ thác đầu tư cho các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của
NHTM, để nhận được khoản vốn này, các NHTM phải lập ra các dự án cho từng đối
tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp đối với khoản vay.
* Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động thanh
tốn khơng dùng tiền mặt như séc trong q trình chi trả, tiền ký quỹ,… Quá trình thực
hiện các nghiệp vụ trung gian, NHTM cũng tạo ra một khoản vốn gọi là vốn trong
thanh toán như vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản séc bảo chi và các khoản
tiền phong toả do ngân hàng chấp nhận hối phiếu thanh toán.
* Nguồn khác: các khoản nợ như thuế chưa nộp, lương chưa trả, tiền khấu hao
tài sản nhưng chưa dùng, … là các nguồn vốn khác mà ngân hàng đang tạm thời chiếm
dụng, khơng có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn vốn cũng như hoạt động của ngân hàng
thương mại.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.4.1. Các nhân tố khách quan
* Pháp luật và chính sách của nhà nước
Các ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều luật lệ, chính sách và quy định
của Chính phủ và NHNN như luật các TCTD, luật kinh tế, luât dân sự,… Huy động
vốn của ngân hàng cũng chịu sự chi phối của các quy định về tỷ lệ tiền gửi, tiền vay và
vốn khác so với vốn chủ sở hữu, so với tổng tài sản, quy định về phát hành trái phiếu,


10


cổ phiếu. Ngồi ra, huy động vốn cịn chịu sự tác động mạnh mẽ của chính sách tiền tệ
quốc gia do NHNN thực hiện.
* Môi trường kinh tế - xã hội
Mơi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
NHTM. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao tạo điều kiện cho ngân hàng tăng số
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và người dân. Ngồi ra, chính sách huy động vốn
của NHTM còn chịu tác động của tỷ lệ lạm phát, tỷ giá của đồng tiền. Lạm phát tăng,
người dân phải chi tiêu nhiều hơn, phải rút tiền nhiều hơn làm hoạt động huy động vốn
của ngân hàng gặp khó khăn.Tỷ giá giảm người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm bằng
đồng nội tệ nhiều hơn, ngân hàng sẽ thuận lợi trong huy động vốn nội tệ nhưng gặp
khó khăn trong huy động vốn ngoại tệ làm cho cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý.
* Môi trường cạnh tranh
Sự canh tranh gay gắt làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng gặp khó
khăn, địi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa
ra các sản phẩm, dịch vụ tốt nhằm phục vụ khách hàng
* Tâm lí thói quen của người gửi tiền
Thói quen tiết kiệm của người dân cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn
của ngân hàng. Nếu người dân có thói quen tích trữ vàng hoặc tiền mặt thì ngân hàng
sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn. Ngược lại khi người dân có nhu cầu đảm bảo an
tồn và sinh lời cho tài sản, họ sẽ có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng, tạo thuận lợi cho
ngân hàng huy động vốn.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng, do đó việc huy động vốn
có thể mở rộng hoặc thu hẹp, chi phí huy động vốn có thể tăng hoặc giảm. Nếu có
chiến lược đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác tối đa thì cơng tác huy động vốn sẽ

đạt hiệu quả cao.
* Các hình thức huy động vốn, chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp và hệ
thống mạng lưới
Việc đa dạng hố hình thức huy động vốn tác động không nhỏ đến khối lượng
vốn huy động của ngân hàng. Đa dạng hố thời hạn theo mục đích gửi tiền của khách
hàng sẽ làm tăng khả năng chủ động gửi tiền của khách hàng. Chính sách sản phẩm
dịch vụ là chính sách trọng điểm trong cơng tác huy động vốn của các NHTM. Ngoài

11


ra việc có một mạng lưới ngân hàng rộng khắp sẽ tối đa được nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư.
* Chính sách lãi suất huy động của ngân hàng
Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong cơng
tác huy động vốn. Để có thể vừa thu hút được vốn, vừa đảm bảo được sự cạnh tranh
với các ngân hàng khác thì các NHTM phải thường xuyên theo dõi thông tin, đặc biệt
là sự biến động của lãi suất trên thị trường để có thể điều chính lãi suất kịp thời.
* Cơ sở vật chất, cơng nghệ và cán bộ nhân viên của ngân hàng
Để thu hút được nhiều khách hàng, các NHTM phải không ngừng hiện đại hố
cơng nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
nhân viên. Công nghệ cao giúp ngân hàng đẩy nhanh tốc độ giao dịch, đảm bảo độ
chính xác và an tồn cho khách hàng. Nhân viên có trình độ nghiệp vụ thì các thao tác
trong quá trình giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.
Ngồi ra thái độ phục vụ nhiệt tình, giao tiếp lịch sự để lại ấn tượng tốt cho khách
hàng, góp phần thu hút thêm khách hàng đến gửi tiền ngày càng tăng.
* Mức độ thâm niên và uy tín của ngân hàng
Những ngân hàng đã tạo dựng được hình ảnh riêng cho mình là một lợi thế lớn
trong việc thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng. Sự tin tưởng của khách hàng
giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí

huy động, giúp ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh.
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM QUÂN ĐỘI (MB)
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng quân đội MB
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là một ngân hàng thương mại cổ phần
của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, MB đã khẳng định được thương
hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. MB có các hoạt động dịch vụ
và sản phẩm đa dạng trên nền tảng quản trị rủi ro vượt trội, hạ tầng CNTT hiện đại,
phát triển mạnh mẽ mở rộng hoạt động trên các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị
trường truyền thống của một NHTM. Sau hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, hiện
nay MB được đánh giá là một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an tồn
bền vững, có uy tín cao.

12


Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi
nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố.
2.1.2. Mơ hình tổ chức

2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ của MB Bank
Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, MB đã khẳng định được thương
hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Ngân hàng MB có các hoạt
động dịch vụ và sản phẩm đa dạng trên nền tảng quản trị rủi ro vượt trội, hạ tầng công
nghệ thông tin hiện đại, phát triển mạnh mẽ mở rộng hoạt động trên các phân khúc thị
trường mới bên cạnh thị trường truyền thống của một ngân hàng thương mại.
* Sản phẩm tiết kiệm ngân hàng MB

* Sản phẩm ngân hàng số MB Bank



Gói sản phẩm Gia Đình Tơi u



App MB Bank



Vay siêu nhanh từ thẻ tín dụng



Vay siêu nhanh bằng sổ tiết kiệm số



Vay siêu nhanh không cần Tài sản đảm bảo

13




SMS Banking



MB BankPlus




eMB
* Sản phẩm cho vay

* Sản phẩm thẻ ngân hàng MB

Và còn rất nhiều sản phẩm khác như: Dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo hiểm,ký
quỹ,… Sau hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay MB được đánh giá là một
định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an tồn bền vững, có uy tín cao.,…
2.1.4. Kết quả kinh doanh trong những năm qua
Năm 2018, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ, chỉ tiêu kinh doanh đề ra từ đầu năm.
Cụ thể, tính đến ngày 31-12-2018, theo báo cáo riêng lẻ, tổng tài sản của MB
đạt hơn 352 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017; vốn điều lệ đạt hơn 21 nghìn tỷ
đồng tăng 19% so với năm 2017; huy động vốn đạt gần 250 nghìn tỷ đồng tăng 11% so
với năm 2017. Dư nợ đạt khoảng 210 nghìn tỷ đồng.

14


MB duy trì trong Top các ngân hàng hàng đầu về hiệu quả hoạt động (ROE đạt
18,73%, ROA đạt 1,72%). Nợ xấu quản trị chặt chẽ ở mức 1,21%, thấp hơn rất nhiều
so với mức bình quân ngành. Số điểm giao dịch của toàn hệ thống đạt gần 300 điểm
trên toàn quốc với hai chi nhánh nước ngoài (Lào và Campuchia) và một văn phòng
đại diện tại Nga.
Năm 2018, MB cũng hoàn thành xuất sắc các mục tiêu lớn đặt ra gồm: triển
khai chiến lược giai đoạn 2017-2021; chuyển dịch ngân hàng số với 2,6 triệu người
dùng (users) đang hoạt động với sản phẩm là ứng dụng App ngân hàng MB Bank; thay

đổi nhận diện hình ảnh cho 100% điểm giao dịch, triển khai quyết liệt các dự án chiến
lược; tăng trưởng đột phá thu dịch vụ (tăng 78%), do đó tỷ trọng thu dịch vụ trong
tổng thu nhập cũng tăng cao.
Năm 2019, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Quân Đội
(MB) đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Báo cáo tài chính của MB cho thấy, tổng tài sản
của ngân hàng đạt gần 400.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2018. Tài sản
sinh lời tăng trưởng 13%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 ở mức rất cao,
vượt 10.000 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018 và vượt 5% kế hoạch. Kết thúc năm
2019, MB chính thức gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiệp trên 10 ngàn tỷ lợi nhuận.

Các chỉ tiêu kinh doanh khác của ngân hàng cũng hoàn thành vượt mức kế
hoạch đề ra đầu năm. Cụ thể, tính đến 31-12-2019, dư nợ cho vay khách hàng đạt gần
240.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15,5% so với năm 2018. MB tiếp tục đẩy mạnh tăng
trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo định hướng phát triển hoạt động ngân
hàng bán lẻ, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng 23%, gấp 1,5 lần tốc độ
tăng trưởng chung của ngân hàng.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các chỉ tiêu, hoạt động huy động vốn của
ngân hàng cũng có sự tăng trưởng tốt. Huy động vốn của MB đạt mức 275.000 nghìn
tỷ đồng, tăng trưởng 14,2% so với cuối năm 2018. Huy động vốn không kỳ hạn tăng
trưởng cao trong quý 4 với tỷ lệ tăng từ 33,4% thời điểm cuối quý 3 lên 38,2%.

15


Năm 2019, MB ghi nhiều dấu ấn trong hoạt động kinh doanh nhờ tiếp tục triển
khai đồng bộ và quyết liệt các dự án chiến lược thuộc 4 chuyển dịch then chốt bao
gồm Ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro vượt trội, nâng cao
hiệu quả hoạt động cơng ty thành viên, trong đó nổi bật nhất là chuyển dịch mạnh ngân
hàng số: hoàn thiện các tính năng trên App MB Bank, ra mắt hệ sinh thái số dành cho
doanh nghiệp (Biz app).

Năm 2020, với dấu ấn chuyển đổi số mạnh mẽ Ngân hàng TMCP Quân đội
(MB) một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam, vừa tiên
phong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua Covid-19, vừa thực hiện có hiệu
quả các chiến lược kinh doanh với trọng tâm là chuyển dịch số.
Theo đó, MB đã có 5 đợt giảm lãi suất với số tiền lợi nhuận trích ra để hỗ trợ
Covid-19 là khoảng 2.000 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời hơn 105.000 khách hàng có dư nợ
hơn 75.000 tỷ đồng được giảm lãi suất với mức giảm từ 0,5% đến 1,5%. Tỷ lệ nợ xấu
tập đoàn ở mức 1,09%. Trích lập dự phịng rủi ro được thực hiện đầy đủ nhằm phòng
ngừa những tác động của dịch bệnh. Tỷ lệ bao phủ dự phòng/nợ xấu ở mức 160%.
Trong bối cảnh đó, MB cũng triển khai cắt giảm chi phí hoạt động với chỉ số chi phí
trên doanh thu (CIR) giảm gần 2% so với năm 2019. Tích cực chia sẻ trách nhiệm
cộng đồng trong giai đoạn Covid-19, song hoạt động kinh doanh của MB vẫn duy trì
có hiệu quả. Tổng tài sản hợp nhất đạt 495.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm
2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ngân hàng đạt 10.688 tỷ đồng, vượt 18,9% so với
kế hoạch năm.
Năm 2020 cũng chứng kiến hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ MB với hàng
loạt sản phẩm số nổi bật như: App MB Bank, Biz MB Bank, mơ hình giao dịch tự
động SmartBank, Smart RM. MB tăng trưởng đột phá về số lượng khách hàng, đạt 90
triệu giao dịch điện tử, gấp 3 lần so với 2019 và 84,4% giao dịch trên kênh số. Hạn
mức giao dịch qua App của MB cao nhất thị trường, lên đến 15 tỷ đồng nếu khách
hàng sử dụng Digital OTP của ngân hàng. Việc MB đẩy mạnh chuyển đổi số trong
năm vừa qua đóng vai trị tích cực trong thúc đẩy mức tăng trưởng không kỳ hạn của
khách hàng cá nhân gấp đôi năm 2019.

16


Năm 2021, MB cho biết doanh thu hợp nhất 6 tháng đạt hơn 22.900 tỷ đồng,
tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó riêng doanh thu trước dự phịng rủi ro của ngân
hàng mẹ đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. LNTT đạt gần 8.000 tỷ

đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, riêng lợi nhuận ngân hàng mẹ đạt 7.038 tỷ, tăng 55%
so với cùng kỳ.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, MB đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cao
trích lập dự phịng rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 6 của MB chỉ ở mức 0,76%,
trong đó riêng ngân hàng là 0,58% - thấp nhất từ trước tới nay và cũng thấp nhất hệ
thống tính đến thời điểm hiện tại. Tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu lên tới 311%, gấp
đôi so với mức cuối năm 2020.
Từ đầu năm tới nay, MB còn ghi nhận nhiều sản phẩm, dịch vụ nổi trội liên
quan chuyển đổi số như ngân hàng tự động thông minh MB SmartBank; ngân hàng
đầu tiên ra mắt số tài khoản trùng số điện thoại mở ngay trên app; chuyển tiền quốc tế
chiều đi ngay trên App…Dự kiến trong năm nay MB sẽ ghi nhận 5 triệu user sử dụng
App mới, cao gấp 3 lần so với số lượng user mới của năm 2020.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng MB bank
Vốn có tầm quan trọng rất lớn trong các ngân hàng thương mại cũng như MB
bank, công tác huy động vốn rất được ngân hàng chú trọng. Bởi muốn hoạt động kinh
doanh, cho vay và đầu tư, Ngân hàng chủ yếu lấy từ hoạt động huy động vốn. MB
bank đã thực hiện tốt phương hướng hoạt động, liên tục đạt kết quả cao. Thực hiện
hoạt động huy động vốn thông qua các hình thức sau: Huy động từ các tổ chức kinh tế,
huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, phát hành kỳ phiếu và nguồn vốn khác.
2.2.1. Quy mô, cơ cấu vốn huy động của ngân hàng MB Bank
Quy mô và tỷ trọng huy động trên Interbank đã tăng liên tục trở lại kể từ năm
2014, sau khi lãi suất thị trường được ổn định. MB Bank là ngân hàng có vị thế trên thị
trường 2 nên hoạt động giao dịch hưởng chênh lệch lãi suất trên thị trường này khá

17


lớn, đặc biệt khi lợi suất TPCP liên tục giảm đến giữa năm 2018 tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động này. Tuy nhiên với việc lợi suất đang ở trong xu hướng tăng trở lại sau

khi chạm đáy và xu hướng phân bổ vốn nhiều hơn cho hoạt động tín dụng, nhiều khả
năng hoạt động thị trường 2 của MB Bank sẽ được thu hẹp từ năm 2019.
Bên cạnh đó, quy mơ huy động từ kênh giấy tờ có giá cũng tăng liên tục trong 2
năm gần đây, tương ứng với mức tăng dư nợ tại MCredit.

* Về quy mô
Huy động vốn theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VNĐ thường chiếm tỷ lệ lớn hơn
ngoại tệ và có mức tăng trưởng tốt. Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ chịu tác
động của lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là
tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC (thư tín dụng), chuyển tiền thanh tốn các hợp
đồng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân
cư. Ngoại tệ huy động được chủ yếu là USD.
Huy động theo kỳ hạn: Lợi thế của Ngân hàng là lượng tiền gửi không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất
thấp hơn sẽ giảm chi phí cho hoạt động huy động vốn tăng tính hiệu quả. Lãi suất tiền
gửi khơng kỳ hạn chỉ vào khoảng 2-3%. Do tính chất khơng ổn định của tiền gửi
khơng kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào.
* Về cơ cấu
Cơ cấu huy động vốn của mỗi ngân hàng thương mại không giống nhau, bên
cạnh nguồn vốn chính là tiền gửi của khách hàng thì ngân hàng cịn có nhiều nguồn
huy động khác như vay trên thị trường liên ngân hàng, đẩy mạnh phát hành giấy tờ có
giá... để đảm bảo thanh khoản và bổ sung nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng tín dụng

18


Nhưng đối với bất kỳ ngân hàng nào, nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn
là kênh quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn huy động.

Về đối tượng huy động, nhìn chung, nhóm KH doanh nghiệp vẫn là nguồn tiền

gửi quan trọng nhất của MB Bank với những KH quân đội lớn như Viettel, Vinacomin,
Saigon New Port. Đây khơng phải một cơ cấu điển hình trong xu thế chuyển dịch sang
ngân hàng bán lẻ hiện nay trên toàn ngành với tỷ trọng huy động từ nhóm KH cá nhân
chiếm tỷ trọng chủ đạo. Tuy nhiên, đây là một lợi thế đặc biệt của MB Bank mà khơng
phải ngân hàng nào cũng có đươc. Việc tập trung xây dựng các hệ thống giao dịch và
quản lý tiền tốt nhất cho nhu cầu của nhóm này, với sự hỗ trợ công nghệ từ Viettel là
đủ để giúp MB Bank duy trì lợi thế này.

2.2.2. Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng MB Bank
Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động chịu tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, diễn biến lãi suất thay đổi có tác động xấu đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Trước tình hình đó các ngân hàng phải huy động có kỳ hạn
với mức lãi suất đến 16-18%/ năm, trong khi đó lãi suất đầu ra bị NHNN khống chế ở
mức tối đa là 18-21%/năm.

19


Hiện nay, trong tình trạng thị trường tiền tệ biến đổi mạnh, lãi suất ln thay đổi
Ngân hàng cần có hướng điều chỉnh huy động kỳ hạn linh hoạt với lãi suất thấp. Một
chỉ số cần lưu tâm khi phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng là CASA
(Current Account Savings Account), cịn gọi là tiền gửi khơng kỳ hạn. Khi
khách hàng đến ngân hàng mở tài khoản (tài khoản vãng lai) để nộp/rút tiền, chuyển
khoản, nhận lương, mở thẻ ATM… thì chính là bạn đã góp phần làm tăng tỷ
lệ CASA cho ngân hàng. Chỉ số này sẽ cho biết liệu ngân hàng có đang thu hút được
các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của mình hay khơng, qua đó thấy được những
tiềm năng trong tương lai.
Vào năm 2018, nhờ những nỗ lực của mình, MB bank đã giữ vị trí số 1 về tỷ
trọng CASA trên tiền gửi KH, tăng trưởng ổn định so với 2017 và dần bỏ xa hơn các
đối thủ xếp sau. Nếu tính cả lượng tiền gửi ký quỹ với lãi suất chỉ khoảng 2 – 4%,

lượng vốn chi phí thấp chiếm khoảng 40% tổng tiền gửi KH, mức rất cao trong ngành.
Lượng tiền gửi khách hàng Quý 2 năm 2020 đi ngang, giảm 1% so với cùng kì
năm trước, đạt 257,379 tỷ đồng tuy nhiên tỉ lệ CASA đã phục hồi trở lại giúp hỗ trợ
biên lợi nhuận, được cải thiện lên 32.6% trong Quý 2 so với 29.9% Quý 1 và 25.7%
cùng kì. Tiền gửi từ khách cá nhân của MB bank tăng đều trong 5 quý gần nhất.
Cũng trong quý 2 này, số dư tiền gửi khách hàng cá nhân là 132,265 tỷ đồng,
trong khi đó, tiền gửi từ khách doanh nghiệp giảm 18% so với đầu năm sau khi ghi
nhận mức tăng 9% trong Quý 4/2019. Mặc dù tiền gửi khách hàng doanh nghiệp có
biến động mạnh giữa các quý và có dấu hiệu phục hồi trong Quý 2 so với Quý 1 nhưng
mức giảm 12% trong Quý 1 có thể coi là là lớn nhất trong 16 quý gần đây. Và trái
phiếu là kênh huy động được tận dụng tốt khi số dư danh mục phát hành giấy tờ có giá
trên bảng cân đối của MB tính đến cuối Quý 2 đã đạt 33,302 tỷ đồng chủ yếu do phần
tăng chứng chỉ tiền gửi dưới 12 tháng (tăng lên gần gấp đôi từ cuối năm 2019). Tính từ
đầu năm 2020, MB phát sinh vị thế vay ròng trên thị trường liên ngân hàng.

20


Đại dịch xảy ra năm 2020 khiến xã hội phải thực hiện giãn cách trong một số
khoảng thời gian và nhiều chuỗi sản xuất trong nền kinh tế bị đứt gãy, nhưng tại MB,
Ngân hàng không chỉ vững vàng trong mọi mối quan hệ kết nối với thị trường, mà còn
hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn đại dịch. Trong năm,
Ngân hàng có 5 đợt giảm lãi suất với số tiền doanh thu trích ra để hỗ trợ Covid-19 là
khoảng 2.000 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời hơn 105.000 khách hàng có dư nợ hơn 75.000 tỷ
đồng được giảm lãi suất với mức giảm từ 0,5% đến 1,5%.
Dù đẩy mạnh huy động cá nhân nhưng thực tế lượng tiền gửi nhóm doanh
nghiệp vẫn là nguồn quan trọng nhất, với tỷ trọng ln duy trì từ 58 – 65%. Kết thúc
năm 2020 thì MB Bank vẫn lọt top 3 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất. Cụ thể là năm
2020, tiền gửi của khách hàng tăng 14%, ghi nhận 310.960 tỷ đồng, trong đó, lượng
tiền gửi không kỳ hạn tại MB tăng 25% so với đầu năm, ghi nhận 115.194 tỷ đồng.


MB bank cũng đặt ra mục tiêu trong năm 2021, ngân hàng lên kế hoạch tăng
trưởng huy động vốn tương ứng với mức độ tăng tín dụng, tập trung vào tăng tiền gửi
khơng kỳ hạn (CASA), phấn đấu vào Top 1, Top 2 thị trường về CASA, tăng tốc hơn

21


nữa ngân hàng số, phát triển khách hàng mới. Mục tiêu của MB là năm 2021 phát triển
thêm 3 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 10 triệu khách hàng.
2.2.3. Phân tích chi phí hoạt động huy động vốn của ngân hàng MB Bank
Nguồn vốn huy động hiệu quả không những đáp ứng được nhu cầu kinh doanh
của ngân hàng mà cịn phải là nguồn vốn có chi phí huy động thấp. Chi phí huy động
bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí phát hành giấy tờ có
giá, chi phí quản lý trong đó chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi phát hành
giấy tờ có giá.

Thơng qua bảng, ta có thể thấy chi phí sử dụng vốn qua các năm tằng đều
nhưng từ năm 2019 – 2020 thì chỉ có sự giảm nhẹ cho thấy được sự ảnh hưởng của
tình hình dịch bệnh đồng thời ngân hàng còn giảm lãi suất với số tiền doanh thu trích
ra để hỗ trợ COVID -19.
Khi nhắc đến chi phí của ngân hàng khơng thể khơng nhắc tới hệ số NIM. Hệ
số NIM (Net Interest Margin) được hiểu là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi
và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng
chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.

NIM của quý 3/2020 đạt 5.1%, tăng 0.2% điểm nhờ lãi suất đầu ra bình quân
đạt 8.46%, tăng 0.09% điểm nhờ tăng dư nợ cho vay khách hàng và chứng khoán; lãi
suất đầu vào bình quân quý 3/2020 đạt 3.7%, giảm 0.1% điểm nhờ tỷ lệ CASA hồi
phục tốt sau khi giảm mạnh vào quý 1/2020 đạt 36.1%, tăng 1.2% điểm cùng với diễn

biến hạ lãi suất huy động của toàn hệ thống.

22


2.3. Chiến lược huy động vốn của ngân hàng MB Bank
Với phương châm đi vay để cho vay, MB Bank đã xác định được tầm quan
trọng của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu
vốn cho các thành phần kinh tế trên thị trường. Để mở rộng mạng lưới hoạt động, MB
Bank tích cực chủ động trong khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, đưa ra nhiều hình thức
huy động vốn phù hợp với mọi tầng lớp dân cư như: huy động tiền gửi tiết kiệm kì
hạn, tiết kiệm có kì hạn ngắn nhất là 1, 2, 3 tuần, 1, 3, 6, 9, 12 tháng,… tiết kiệm dự
thường và phát hành giấy tờ có giá. Lãnh đạo ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có
chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ
quan đơn vị có tài khoản thanh tốn mở tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều cá
nhân, hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua ngân hàng.
MB Bank là ngân hàng sở hữu tài khoản thanh tốn lương của tồn bộ lực
lượng vũ trang quân đội Việt Nam. Đây là một trong những ngun nhân khiến số dư
tiền gửi thanh tốn khơng kì hạn tại đây ở mức cao, là một trong những ngân hàng có
tỉ lệ CASA cao nhất hệ thống.

2.3.1. Phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi vốn là một kênh huy động vốn ngắn hạn nhưng phần nào có
chi phí rẻ hơn so với trái phiếu, đặc biệt là khi các “khách hàng tổ chức” của MB Bank
cho thấy họ rất sẵn tiền để mua vào.
Giấy tờ có giá do MB Bank phát hành đã tăng tới 116% trong 9 tháng đầu năm
2019 lên 24.088 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đã phát hành thêm hơn 13.800 tỷ đồng
chứng chỉ tiền gửi, có lãi suất chỉ từ 4,1-7,2%/năm. Đầu năm 2021 với lãi suất dao
động từ 2,4% đến 4,2%/năm, Ngân hàng TMCP Quân đội vừa huy động thành công
khoản vốn gần 8.000 tỷ đồng từ phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Kết quả phát hành chứng chỉ tiền gửi 4 tháng đầu năm 2020 của MB Bank

23


2.3.2. Chiến lược giá cả và vốn vay ưu đãi
Ngân hàng TMCP Quân đội đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp
nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh
doanh và thực hiện huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nhiều
kênh khác nhau. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng lưới quản
lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối CIB (Doanh nghiệp lớn và các định chế tài
chính), khối SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khách hàng cá nhân đã đem lại những
hiệu quả nhất định.
Huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp

• Lãi suất tiền gửi của MB thả nổi điều chỉnh vào cuối kỳ và lãi suất linh hoạt theo
số tiền gửi và kỳ hạn gửi tiền nên hấp dẫn nhiều khách hàng cá nhân.

• Ngân hàng MB cịn cung cấp gói tiết kiệm đặc trưng của ngân hàng quân đội, đó là
gói tiết kiệm dành cho quân nhân với mức lãi suất hấp dẫn.
• Các gói tiết kiệm của MB chú trọng vào những khách hàng các nhân là người đi
làm và người sắp về hưu, người cao tuổi – những người có nhu cầu tiết kiệm tiền
cho những dự định trong tương lai hay tiết kiệm cho tuổi già, nên chúng được các
khách hàng ủng hộ.
• Ngân hàng MB cịn phát triển dịch vụ gửi tiền tiết kiệm mọi lúc mọi nơi với mức
lãi suất ưu đãi thơng qua dịch vụ BankPlus.
• Bên cạnh các gói tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, ngân hàng MB còn cung
cấp cho khách hàng cá nhân gói dịch vụ Tài khoản điện tử, giúp cho các khách
hàng cá nhân có thể chuyển tiền trên Tài khoản điện tử thông qua dịch vụ ngân
hàng trực tuyến eMB của MB bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu


24


Trước những biến động của thị trường, một số ngân hàng đã hạn chế cho vay
hoặc tạm ngưng cho vay. Ngân hàng MB cũng đảm bảo và cam kết cung ứng vốn cho
những khách hàng có nhu cầu, đặc biệt là các dự án phục vụ những lĩnh vực kinh tế
trọng điểm, những dự án phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài trợ
thương mại hàng đầu cho doanh nghiệp đặc biệt xuất khẩu và cung cấp các dịch vụ
trọn gói cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hiện tại, MB đang cố gắng đảm bảo lợi ích cho các khách hàng lâu năm và
khách hàng tiềm năng bằng cách cho phép các chi nhánh thỏa thuận lãi suất và giảm
lãi suất. Qua đó nhằm hỗ trợ tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhu cầu vốn của khách
hàng, các điều kiện vay vốn vẫn giữ tính nhất quán trên toàn hệ thống. Đồng thời,
ngân hàng đang triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí để đảm bảo lãi suất đầu ra
hợp lý nhất, lãi suất đầu ra tuy có tăng lên nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép và
tăng không đáng kể so với trước đó.
2.3.3. Chiến lược Marketing đỉnh cao thu hút khách hàng
Đánh vào tâm lý khách hàng thích được quan tâm, khi khách hàng được quan
tâm họ sẽ cảm thấy mình được coi trọng và là VIP khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ
tại đó. MB Bank là đơn vị đầu tiên, tiên phong cho dịch vụ mở số tài khoản số đẹp cho
khách hàng theo ý muốn. Ví dụ như 4 số cuối là 8888 hoặc 9999 hay 6789,… Giai
đoạn đầu là để kinh doanh “bán” số tài khoản đẹp nhưng sau này thì thậm chí cho
khơng để thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản mới.
Cùng với đó là dịch vụ phát hành thẻ VIP, cung cấp nhiều quyền lợi cho khách
hàng. Đây chính là sợi dây níu kéo khách hàng sử dụng dịch vụ một cách trung thành
và chẳng muốn thay đổi sang chỗ khác. Chiến lược này vừa thu hút được thêm nhiều
khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng cũ, từ đó việc huy động nguồn vốn
thông qua các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×