Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với sự hình thành và phát triển của các Chaebol và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.39 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ





NGUYỄN THỊ CẨM VÂN





Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với sự hình
thành và phát triển của các Chaebol và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam



LUÂN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ






Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Phương Thảo






Hà nội – 2005




1
MỤC LỤC

Trang
CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN
KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ 9
1.1.Những vấn đề chung về tập đoàn kinh tế………………… 9
1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế …….…………………………. 9
1.1.2. Các phương thức hình thành tập đoàn kinh tế …………… 12
1.1.3. Vai trò của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh
tế của nền kinh tế quốc dân……………………………………… 13
1.2. Vai trò của Chính phủ với sự hình thành và phát triển
của các tập đoàn kinh tế…………………………………………. 15

CHƢƠNG 2 : CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CHAEBOL
TRONG QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 18
2.1 Đặc điểm của các chaebol Hàn Quốc………………………. 18
2.1.1. Đặc điểm về qui mô ……………………………………… 20
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu sở hữu ………………………………
21
2.1.3. Đặc điểm về lĩnh vực và thị trường hoạt động kinh doanh ….

21
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ………………… 22
2.2. Các chính sách của chính phủ và tác động của chúng đến sự
hình thành và phát triển của các chaebol trong quá trình phát

2
triển công nghiệp …………………………………………………… 23
2.2.1.Khái quát quá trình phát triển công nghiệp của
Hàn Quốc …………………………………………………………. 23
2.2.2. Các chính sách của chính phủ đối với các chaebol………… 34
2.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1997
…………………………………… 34
2.2.2.2. Giai đoạn sau 1997 đến nay…………………………………….41
2.2.3. Tác động của chính sách đối với sự hình thành và phát triển
của các chaebol ……………………………………………………. 43
2.2.3.1 Giai đoạn trước năm 1997
……………………………………43
2.2.3.2 . Giai đoạn 1997 đến nay ……………………………….………50
2.3. Đánh giá những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc đối
với việc hình thành và phát triển của các chaebol ……………….54

CHƢƠNG 3 : VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC
VÀO VIỆC XÂY DỰNG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM 58
3.1. KháI quát về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam……… ………… 58
3.2. Những nét tƣơng đồng của Việt Nam và Hàn Quốc và
Quan điểm vận dụng các bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc… . 62
3.2.1.Những nét tương đồng của Việt Nam và Hàn Quốc …………
62
3.2.2.Quan điểm vận dụng các bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc 67

3.3. Một số giải pháp về chính sách nhằm thúc đẩy quá trình
hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam ……. 69

3
KẾT LUẬN………………………………………………………. …… 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO






































4
LỜI MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.
Chaebol là tên của các tổ hợp công nghiệp có quy mô lớn thuộc sở
hữu của các gia đình hoặc nhóm gia đình ở Hàn Quốc. Các chaebol Hàn
Quốc là các conglomerat gia đình trong đó các thành viên của gia đình giữ
vai trò là chủ sở hữu đồng thời là người quản lý. Về bản chất, các chaebol là
các doanh nghiệp gia đình kiểu phong kiến phát triển dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa. Khác với các tập đoàn kinh tế ở một số nước khác trên thế giới,
các chaebol Hàn Quốc ra đời và phát triển chủ yếu nhờ vào những hỗ trợ
của chính phủ, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi trong thời kỳ công
nghiệp hoá. Các chaebol đã đạt được những thành công trên thị trường
trong nước và thị trường quốc tế. Chúng đã có những tác động tích cực đến
sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Những thành công của các chaebol
khẳng định sự cần thiết và vai trò của chính phủ đối với của sự hình thành
và phát triển của các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng kinh tế

năm 1997 với sự phá sản hàng loạt của các chaebol, mặt trái của những
chính sách ưu đãi của của chính phủ đối với các chaebol trở thành vấn đề
được giới nghiên cứu quan tâm. Trên diễn đàn lý luận, có nhiều tác giả cho
rằng bên cạnh những tác động tích cực, sự hỗ trợ của chính phủ dù được
thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp đã tạo ra những hậu quả xấu đối
với bản thân các chaebol cũng như toàn bộ nền kinh tế và quan hệ đặc biệt
giữa chính phủ và giới Chaebol là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
phá sản của nhiều chaebol vào cuối những năm 1997
Trong xu thế hội nhập và phát triển, để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, việc sớm hình thành các tập đoàn kinh
té được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển và nâng

5
cao năng lực cạnh tranh của của nền kinh tế Việt Nam. Từ sau đại hội 7,
Đảng và chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế
mạnh trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện chủ chương này hàng loạt các tổng công ty 90 &91 theo mô hình
tập đoàn kinh tế đã ra đời. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo làm
thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty
90 & 91. Đây được xem là một trong những định hướng cơ bản của cải cách
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển các tập
đoàn kinh tế nhà nước là một vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam cả trên giác
độ lý luận và thực tiễn. Do đó, nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với
sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế, để từ đó định hướng cho
những giải pháp của chính phủ nhằm xúc tiến việc hình thành các tập đoàn
kinh tế nhà nước là một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay của Việt
Nam. Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm tương đồng, đặc biệt là Việt
Nam và Hàn Quốc có điểm xuất phát khi chuyển bước sang thời kỳ thực
hiện chính sách công nghiệp hoá hướng ngoại gần giống nhau nếu xét trên
phương diện trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội nên những kinh

nghiệm của Hàn Quốc có thể là những gợi ý tốt cho các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối
với sụ hình thành và phát triển của các chaebol và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính
trị xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ở Hàn Quốc, vấn đề vai trò của chính phủ đối với việc hình thành và
phát triển các Chaebol Hàn Quốc hay mối quan hệ của chính phủ và giới
Chaebol đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công

6
trình được công bố trên các các tạp chí và các hội thảo. Từ sau khủng hoảng
kinh tế năm 1997, vấn đề này lại một lần nữa được giới nghiên cứu đặt ra và
tranh luận với mục đích tìm một đơn thuốc thích hợp để điều trị những căn
bệnh của các Chaebol trong quá trình cải tổ. Trên diễn đàn lý luận ở Hàn
Quốc hiện nay, tồn tại các quan điểm đối lập nhau về vấn đề này. Boo
(2001) cho rằng chính những ưu ái của chính phủ đối với các chaebol là
nguyên nhân của sự phá sản của các chaebol. Vì vậy, để giải quyết những
vấn đề của chaebol cần xoá bỏ cái gọi là “chủ nghĩa tư bản thân quen”,
chuyển mạnh sang định hướng thị trường. Một số tác giả khác lại cho rằng
các biện pháp cải tổ mà hiên nay chính phủ đang thực hiện đối với các
chaebol là sai lầm. Chính phủ cần tiếp tục duy trì quan hệ giữa chính phủ
và các chaebol như trước đây.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có những công trình nghiên cứu sâu về
các chaebol Hàn Quốc nói chung và mối quan hệ của chaebol đối với chính
phủ trong qua trình phát triển công nghiệp nói riêng. Vấn đề chính phủ Việt
Nam cần làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy quá trình hình thành và phát
triển các tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty 90 và 91 đã
được Viện Quản lý kinh tế Trung Ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

nghiên cứu trong khuôn khổ dự án VIE 01/025 về hình thành và phát triển
kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả của dự án này mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng tập đoàn kinh tế nhà nước từ các doanh
nghiệp nhà nước có qui mô lớn ở Trung Quốc. Vấn đề quan hệ của Nhà
nước và các tập đoàn kinh tế Nhà nước hay các cơ chế hỗ trợ cho các tổng
công ty để các tổng công ty này có thể trở thành các tập đoàn kinh tế Nhà
nước có năng lực cạnh tranh mạnh chưa được đề cập một cách cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu

7
- Luận giải trên phương diện lý luận và thực tiễn về vai trò của chính phủ
đối với quá trình hình thành và phát triển của các chaebol Hàn Quốc.
- Nghiên cứu các chính sách của chính phủ đối với các chaebol qua các
thời kỳ phát triển công nghiệp và đánh giá tác động của những chính sách
này đến sự hình thành và phát triển của các chaebol cũng như sự phát triển
của kinh tế Hàn Quốc.
- Trên cơ sở những kinh nghiệm của chính phủ Hàn Quốc trong việc hỗ
trợ cho sự ra đời và phát triển của các Chaebol, đưa ra những gợi ý cho các
nhà hoạch định chính sach Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các
tập đoàn kinh tế nhà nước từ các tổng công ty 90 và 91.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các chính sách của chính phủ đối với các
chaebol qua từng giai đoạn trong thời kỳ từ khi bắt đầu thực hiện quá trình
công nghiệp hoá cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả
sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp dụng trong nghiên
cứu khoa học kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp phân tích so sánh. Các dữ liệu được sử dụng đề phân tích là
các

dữ liệu thứ cấp.
6. Những đóng góp chính của luận văn
- Khẳng định vai trò của chính phủ đối với quá trình hình thành và
phát triển của các Chaebol Hàn Quốc.

8
- Làm rõ thực chất của các chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối
với các Chaebol qua các thời kỳ và đánh giá những tác động của chúng đối
với sự hình thành và phát triển của các chaebol.
- Đề xuất một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng được
trong việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1 : Những vấn đề chung về tập đoàn kinh tế và vai trò của
chính phủ đối với việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế
Chương 2 : Chính sách của chính phủ đối với sự hình thành và phát
triển của các chaebol trong qúa trình phát triển công nghiệp
Chương 3 : Vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc vào việc xây dựng
các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.









9




Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế xuất hiện từ cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi
chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền. Cho
đến nay các Tập đoàn kinh tế trên thế giới tồn tại dưới nhiều hình thức kinh
doanh theo kiểu các nhóm công ty, xí nghiệp lớn hoạt động trên phạm vi
quốc gia hoặc xuyên quốc gia. Chúng là những công ty có tiềm lực tài chính
mạnh mẽ với doanh số hàng năm từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ USD.
Các tập đoàn này có nhiều chi nhánh, gồm các công ty con, cháu và
có thể hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng. Tùy
từng quốc gia và giai đoạn lịch sử mà chúng được gọi bằng những tên khác
nhau như : Cartel, Holding company, Chaebol, Zaibatsu.
Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau song có thể khái quát rằng tập
đoàn kinh tế là một tổ hợp các liên kết pháp nhân kinh doanh thông qua
nhiều mô hình và phương thức họat động khác nhau nhằm phát triển khoa
học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi thế về tập trung
sản xuất và tính chất độc quyền trong khuôn khổ luật pháp. Nó hoạt động ở
một hay nhiều ngành khác nhau trong phạm vi một nước hoặc nhiều nước,

10
trong đó có “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các

“công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng khi phân công
lao động xã hội phát triển thì qui mô sản xuất kinh doanh trong các thực thể
công ty ngày càng cao. Đến cuối thế kỷ XIX qui mô sản xuất kinh doanh đã
phát triển đến mức rất lớn, hình thành các tổ chức kinh tế mang tính tập
đoàn. Cho đến nay, Tập đoàn kinh tế vẫn luôn phát triển không ngừng và trở
thành một xu thế tất yếu của lịch sử và thời đại vì những nguyên nhân cơ
bản sau :
Tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao tất yếu đưa đến sự hình
thành các Tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế ra đời là kết quả phát triển lâu dài của nền sản xuất
xã hội, của chế độ trao đổi thị trường và của quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng
bắt nguồn từ tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dẫn đến việc hình thành độc
quyền trong nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển dần lên của hiệp
tác giản đơn, từ các xưởng thợ thủ công đến công trường thủ công, từ công
xưởng công nghiệp đến xí nghiệp công thương hiện đại, đến các loại hình
công ty với nhiều hình thức khác nhau, trong đó Tập đoàn kinh tế ra đời và
phát triển.
Xí nghiệp công thương hiện đại được hình thành vào nửa sau của thế
kỷ XIX, bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất qui mô khu vực quốc gia và
quốc tế vào trong một công ty đơn nhất (trong xí nghiệp bao gồm nhiều hoạt
động từ sản xuất công nghiệp đến thương mại, dịch vụ, tài chính, tín dụng).
Nó hình thành và phát triển qua hai kiểu liên kết dọc và ngang : xí nghiệp
liên kết theo chiều ngang, phần lớn là những xí nghiệp qui mô tương đối nhỏ
của gia tộc hay cá nhân. Để khống chế sản lượng, nâng cao giá cả, các xí
nghiệp này cùng tiến hành hợp nhất hoặc liên kết với nhau. Xí nghiệp liên

11
kết theo chiều ngang phần lớn thuộc các ngành khác nhau. Xí nghiệp liên kết
dọc, thường là những xí nghiệp dùng phương thức sản xuất hàng loạt các xí

nghiệp dịch vụ phân phối, tiêu thụ sản phẩm đặc thù, tức là các xí nghiệp
theo ngành dọc. Thực tế cho thấy, để tiếp tục phát triển về qui mô thì cần
thiết phải gia tăng liên kết dọc cả hướng lên trên và xuống dưới, do vậy liên
kết dọc là con đường chủ yếu hình thành xí nghiệp công thương hiện đại. Xí
nghiệp công thương hiện đại có khả năng chuyển một bộ phận phân công xẫ
hội do thị trường tổ chức, thành phân công trong nội bộ xí nghiệp để khắc
phục sự mất hiệu quả của thị trường do dùng kỹ thuật mới hoặc sản xuất sản
phẩm mới gây nên.
Xí nghiệp công thương hiện đại đã từng bước thay thế cho tổ chức xí
nghiệp đơn nhất truyền thống và trở thành hình thức điển hình, thích ứng với
sự phát triển kỹ thuật hiện đại và đặc điểm thị trường được quốc tế hóa ngày
càng mở rộng.
Về qui mô, mức độ phức tạp trong quản lý và phạm vi phân công
trong nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại thì không có bất cứ loại xí
nghiệp nào trước đó có thể so sánh được. Phạm vi phân công lao động của
nó ngày càng mở rộng sang rất nhiều lĩnh vực sản xuất sản phẩm có liên
quan hoặc không có liên quan với nhau, thậm chí trái ngược nhau hình thành
một cơ cấu phân công nội bộ theo kiểu đa ngành, hỗn hợp. Từ đó có thể
khẳng định : xí nghiệp công thương hiện đại là cơ sở hình thành và phát triển
các Tập đoàn kinh tế.
Khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương
hiên đại vượt quá biên giới quốc gia thì hình thành nên các Tập đoàn Kinh tế
xuyên quốc gia khổng lồ và có tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc gia và
thế giới.

12
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác dẫn đến sự hình thành các
xí nghiệp công thương hiện đại và phát triển các Tập đoàn kinh tế :
Một là, cạnh tranh, liên kết, tối đa hóa lợi nhuận
Cạnh tranh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận dẫn đến hai xu hướng:

Thứ nhất, các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thu hút
các doanh nghiệp bị dánh bại làm cho qui mô của doanh nghiệp ngày càng
mở rộng về mọi mặt. Hiện trạng này diễn ra thường xuyên liên tục trong
suốt tiến trình phát triển của Chủ nghĩa Tư Bản và đặc biệt phát triển mạnh
từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay. Các công ty họat động có hiệu
quả và chiến thắng trong cạnh tranh thực hiện các biện pháp mua lại, sáp
nhập các công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc có nguy cơ phá sản. Quá
trình đó tất yếu hình thành các mô hinh kinh doanh kiểu tập đoàn ngày càng
lớn mạnh về mọi mặt.
Thứ hai, nếu cạnh tranh kéo dài mà không phân thắng bại thì các
doanh nghiệp sẽ liên kết với nhau hoặc tìm kiếm các đối tác khác liên kết
nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Quá trình liên kết giữa các thực thể kinh tế
có thể diễn ra theo các hình thức liên kết ngang, liên kết dọc hoặc liên kết
hỗn hợp.

1.1.2. Các phương thức hình thành tập đoàn kinh tế
Qua nghiên cứu các hình thức tập đoàn kinh doanh như đã phân tích ở
trên, ta thấy có 3 phương thức thành lập truyền thống là :
- Hình thành do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty
Đây là các thức hình thành tập đoàn dựa trên sự mở rộng quy mô của
công ty tiến tới tách ra thành một số công ty hoạt động trên một lĩnh vực
nhất định. Giữa các công ty mới được thành lập và công ty ban đầu (công ty

13
mẹ) tồn tại các mối liên kết kinh tế – tài chính chặt chẽ. Nhiều tập đoàn của
Nhật Bản được hình thành theo phương thức này.
- Các công ty lớn, mạnh thôn tính các công ty nhỏ, yếu thông qua sáp
nhập, mua lại. Nhờ hoạt động có hiệu quả, công ty lớn thôn tính các công ty
khác dưới hình thức mua các công ty con. Họ có thể mua toàn bộ hoặc mua
cổp hần với khối lượng lớn đủ để nắm quyền kiểm soát trong Hội đồng quả

trị công ty và buộc các công ty bị thôn tính đi theo quỹ đạo của minh. Lúc
này các công ty con phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
phương hướng chiến lược của tập đoàn và của các công ty mẹ. Hầu hết các
tập đoàn kinh doanh tư bản được hình thành theo kiểu “ cá lớn nuốt cá bé”
như vậy. Thực tế này diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình phát
triển của Chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- Các công ty tự nguyện đàm phán, tự nguyện sáp nhập, hợp nhất
thành một công ty mới lớn hơn hoặc liên kết xung quanh một công ty lớn
hơn được tôn sùng là công ty đầu đàn. Trong sự hợp nhất, sáp nhập này có
sự tham gia góp vốn lẫn nhau giữa các công ty thành viên và công ty đầu
đàn. Có thể nói đây là quá trình sáp nhập tự nguyện do tác động của nhiều
nguyên nhân. Các công ty thành viên nhận thấy nguy cơ bị thôn tính do sức
ép cạnh tranh của các công ty lớn hơn khác nếu tồn tại một cách biệt lập, vì
vậy họ phải tự ngồi lại với nhau để đàm phán ký kết hợp đồng hoặc thoả ước
liên kết dưới các hình thức bên ngoài. Có thể là các thoả ước về phân chia
thị trường sản phẩm, nguyên liệu, qui định giá cả hoặc cùng góp vốn đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh. Các thoả thuận có thể lá thoả thuận ngầm
hoặc công khai. Thực trạng trên thế giới cho thấy sự đa dạng phong phú
trong việc hình thành các tập đoàn kinh doanh. Ví dụ như : hình thành các
tập đoàn kinh doanh tại Nhật Bản bao gồm các công ty mẹ và hàng chục
công ty con được hình thành trên cơ sở tư nhân hoá. Hoặc hầu hết các tập

14
đoàn mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối ở Trung Quốc được hình thành trên
cơ sở các tổng công ty Nhà nước.
1.1.3. Vai trò của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế
của nền kinh tế quốc dân
Có thể nói trải qua thực tế hoạt động, các tập đoàn kinh tế đã và đang
giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều nước cũng như
của nền kinh tế toàn cầu. Xét về mặt lịch sử, từ khi xuất hiện cho đến nay,

mức độ ảnh hưởng và vai trò của các tập đoàn có những thay đổi nhất định
do điều kiện kinh tế-xã hội của từng thời kỳ. Xét về mặt địa lý, ở các nước
khác nhau vai trò của những tập đoàn cũng khác nhau, tùy theo cấu trúc kinh
tế, hệ thống chính trị xã hội của mỗi nước và những yếu tố khác. Tuy nhiên
có thể đánh giá tổng quan vai trò của Tập đoàn kinh tế như sau :
- Làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả tập đoàn
cũng như từng công ty thành viên. Tập đoàn kinh tế cho phép các nhà kinh
doanh huy động được nguồn lực vật chất cũng như con người và vốn trong
xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ
cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, qui mô lớn có tiềm lực kinh
tế lớn. Việc hình thành tập đoàn một mặt sẽ cho phép hạn chế đến mức tối
đa sự cạnh tranh giữa các công ty thành viên, mặt khác nhờ mối liên kết chặt
chẽ giữa các công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng thống nhất phương
hướng chiến lược trong phát triển kinh doanh chống lại cạnh tranh của các
tập đoàn khác, đặc biệt là các tập đoàn tư bản nước ngoài. Thực tế cho thấy
các Tập đoàn kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất
nước, khi đạt tới qui mô hoạt động nhất định, nó còn có tác động trực tiếp
đến cả chính sách đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng, quốc gia.

15
- Thành lập tập đoàn kinh doanh còn là giải pháp hữu hiệu, tích cực
cho đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới
vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Do là hoạt động, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới đòi hỏi một khối lượng lớn tiền vốn
mà mỗi một công ty riêng rẽ không có khả năng huy động được. Tập trung
điều hoà vốn sẽ có tác động tích cực trong việc tạo điều kiện cần thiết cho
triển khai, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.
Đồng thời các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lớn cũng đòi
hỏi phải có sự hợp lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu lớn và thiết bị phong

phú. Trên cơ sở liên kết các công ty sẽ tạo ra tiềm năng nghiên cứu khoa học
đó. Sự hợp tác nghiên cứu này cũng cho phép các công ty thành viên có khả
năng đưa ra nhanh những kết quả nghiên cứu, ứng dụng và thu hồi vốn
nhanh.

1.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Có thể thấy rằng, có hai tác nhân chính tham gia vào quá trình tăng
trưởng là Nhà nước và doanh nghiệp, mỗi tác nhân đều có quyền lợi và trách
nhiệm của mình về theo đuổi mục tiêu tăng trưởng. Lợi ích của Nhà nước
được đảm bảo bằng sự tăng trưởng của nền kinh tế. Với tư cách quản lý vĩ
mô nền kinh tế, Nhà nước phải xác định được tầm nhìn dài hạn cho quốc gia
phát triển có hiệu suất cao, giữ vai trò chủ đạo xúc tác trong việc thiết lập
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các chính
sách của Nhà nước cũng giống như các đầu vào về vốn và lao động, là một
yếu tố quyết định tăng trưởng bằng nội lực của đất nước.
Xét tổng thể, trong mọi giai đoạn phát triển của các nền kinh tế trên
thế giới, ở những mức độ khác nhau đều có vai trò Nhà nước trong hướng

16
dẫn, điều tiết quá trình kinh tế và sự hoạt động của doanh nghiệp trong đó có
Tập đoàn kinh tế nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, duy trì phát triển
kinh tế ổn định và bền vững. Vai trò đó được thể hiện ở những khía cạnh sau
- Tạo tiền đề cho sự ra đời các Tập đoàn kinh tế bằng cách “cấy” các
“tác nhân” kinh tế, tạo lực hút tự nhiên liên kết các doanh nghiệp, những tác
nhân này trở thành những vật cản mà các doanh nghiệp đơn lẻ hoặc qui mô
nhỏ không thể vượt qua. Ví dụ : những qui định, những sắc lệnh của Chính
phủ : lệnh cấm, lệnh trừng phạt, xung quanh vấn đề giấy phép xuất nhập
khẩu, bản quyền phát minh sáng chế để hình thành các tập đoàn kinh tế đủ
sức mạnh vượt qua các rào cản đó.

- Duy trì ổn định xã hội, ban hành luật pháp, xây dựng môi trường
kinh tế vĩ mô, dảm bảo môI trường bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau.
- Can thiệp vào các hoạt động tác nghiệp của các tập đoàn kinh tế ở
những mức độ nhất định với vai trò như là “bà đỡ” cho sự ra đời và lớn
mạnh của các tập đoàn nội địa, đủ sức đương đầu với các tập đoàn kinh tế
hùng mạnh trên thế giới. Từ việc ra các chính sách tài chính, tiền tệ… đến
việc hỗ trợ về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực nhằm thúc đẩy quá trình tích
tụ và tập trung vốn.
- Nhà nước còn đảm nhận đầu tư vào các ngành ít hoặc không có lợi
nhuận nhưng có vai trò quan trọng đối với quốc kế dân sinh, như xây dựng
cơ sở hạ tầng : điện, đường giao thông, trường học, bệnh viện, thông tin liên
lạc. Mặt khác, chính phủ các nước như Anh, Mỹ, Đức còn chủ động điều
tiết, sáp nhập các công ty nhỏ thành các công ty lớn để tăng thị phần (tất
nhiên làm tăng tính độc quyền) trong một số ngành như : hàng không, ngân
hàng

17
-Nhà nước còn có vai trò định hướng phát triển làm tiền đề cho quyết
định của các tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác hoạt động có hiệu quả.
Trên thực tế, khi chính phủ định hướng chiến lược phát triển ở đâu thì
ở đó có các Tập đoàn phát triển mạnh. Ta có thể thấy rõ rệt điều này qua
việc phát triển của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc của một
số nước châu Á khác như : Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản.
Vai trò của Nhà nước ở các nước khác nhau là không đồng nhất. Ví
dụ, mặc dù Mỹ rất coi trọng sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn những
chính phủ chỉ tác động như một chất xúc tác chứ không chi phối sự hoạt
động phát triển của chúng (tức là giảm thiểu sự can thiệp vào tiến trình phát
triển của các tập đoàn kinh tế). Trong khi chính phủ ở các nước thậm chí chi
phối cả chiến lược hoạt động của các tập đoàn kinh tế, vì những mục tiêu

phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, từ các phân tích trên
đây, có thể thấy vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng đối với sự hình
thành của các tập đoàn kinh tế.













18












Chương 2


CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CHAEBOL
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CHAEBOL HÀN QUỐC
Như trên chúng ta đã biết về sự hình thành và phát triển của các tập
đoàn kinh tế lớn tại mỗi quốc gia và cũng tại mỗi quốc gia nó được gọi với
những tên khác nhau, tại Hàn Quốc các tập đoàn kinh tế lớn được biết đến
với tên là Chaebol. Các chaebol hầu hết đều có nguồn gốc từ kinh doanh gia
đình quy mô nhỏ, trong một ngành công nghiệp cụ thể. Cùng với tiến trình
phát triển mạnh lên của các chaebol, để duy trì quyền lực kiểm soát gia đình,
cá nhân sáng lập đã đưa ngày càng nhiều hơn số lượng, các thành viên trong
gia đình vào các vị trí quan trọng của các hoạt động sản xuất kinh doanh

19
(điều mà sau này phương Tây gọi là “Chủ nghĩa Tư bản thân thiện kiểu châu
Á”). Như vậy chính trong quá trình phát triển công nghiệp, các tập đoàn
kinh doanh lớn (gọi là những Chaebol) được hình thành. Hàn Quốc coi đây
là những đầu tàu kéo nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện cho
nước này vươn lên khai thác và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới.
Chaebol là tên của các tổ hợp công nghiệp thuộc sở hữu của các nhóm
gia đình của Hàn Quốc, các Chaebol Hàn Quốc thực chất là các cônglômerát
gia đình, trong đó các thành viên của một gia đình đóng vai trò chủ đạo. Về
bản chất chúng vẫn là những doanh nghiệp kiểu gia đình phong kiến. Các
dòng họ sáng lập bắt đầu từ những tộc trưởng tạo dựng công ty dựa trên cơ
cấu đẳng cấp của tập đoàn.Để có thể hiểu rõ hơn về các chaeol chúng ta có
thể xem xét chúng dưới các giác độ sau :
2.1.1. Đặc điểm về qui mô
Tiềm lực của các chaebol lớn mạnh đến mức họ có thể kiểm soát cả
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và nhiều lĩnh vực phi kinh tế khác. Đầu

thập kỷ 90, 30 chaebol lớn nhất Hàn Quốc chiếm tới 90% GDP của nước
này và 4 chaebol lớn nhất là Hyundai, Samsung, LG và Daewoo chiếm tới
84% GDP và 60% giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc.Xét về qui mô, các
chaebol không chỉ gây ảnh hưởng trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Ngay thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, nhiều chaebol đã vươn ra thị
trường quốc tế và khẳng định vai trò và vị trí của chúng. Ví dụ : Huyndai có
45 công ty chi nhánh ở nước ngoài, số tài sản 54,6 tỷ USD, doanh số kinh
doanh 75 tỷ USD (1995) là một tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhâts, đóng tàu
lớn nhất và là một trong những công ty xây dựng hàng đầu của Hàn Quốc;
còn Samsung là một tập đoàn lớn thứ 12 trên thế giới, có 140 chi nhánh ở
nước ngoài và sản xuất trên 3 nghìn mặt hàng khác nhau, là công ty sản xuất
chất bán dẫn, đIện tử, thương mại, bảo hiểm lớn nhất Hàn Quốc; Daewoo có

20
khoảng 1 nghìn chi nhánh ở nước ngoài hiện chiếm khoảng 10% thị phần
các sản phẩm điện tử, ô tô trên thị trường thế giới và phát mạnh ở khắp các
châu lục khác nhau.
Nếu so sánh số lượng các công ty chi nhánh của chaebol với Keiretsu
(Nhật Bản) và Jitianque (Đài Loan) một loại tổ hợp công nghiệp lớn có
những đặc điểm tương tự như loại hình chaebol của Hàn Quốc, ta thấy 10
chaebol lớn nhất của Hàn Quốc có tổng số 294 chi nhánh ở trong nước,
trung bình mỗi chaebol có 29 chi nhánh. Như vậy tính trung bình có 41 chi
nhánh chaebol và có mựt ở tất cả các ngành công nghiệp khác nhau. Trong
khi đó, số công ty chi nhánh thuộc Keiretsu trung bình là 33, còn mỗi
Jituanque trung bình là 8 Sáu Keiretsu lớn nhất của Nhật Bản trung bình có
112 chi nhánh. Mười Jituanque lớn nhất Đài Loan trung bình có 18 chi
nhánh. Qua sự so sánh trên cho thây, quy mô hoạt động của các chaebol có
số chi nhánh ít hơn so với Keiretsu của Nhật Bản, nhưng quy mô hoạt động
của chúng lại rộng hơn và số lượng chi nhánh cũng nhiều hơn so với các
Jituanque của Đài Loan.


Bảng 1 : Mức độ đa dạng hoá của 10 chaebol hàng đầu (1982)

Tên Chaebol
Số công ty chi
nhánh
Số lượng các
ngành công nghiệp
chaebol hoạt động
Chỉ số đa dạng
hoá (H*)
Samsung
42
57
0,940
Hyundai
37
33
0,847
LG
59
57
0,688
Deawoo
28
56
0,866

21
Sunkyung

20
21
0,464
Ssangyung
21
15
0,667
Korean
Explosive
26
23
0,771
Hanjin
16
33
0,844
Daelim
13
28
0,777
LoHle
32
26
0,860
Tổng
294


Trung bình
29

35
0,772

H* : tính từ 0-1 : số càng cao, mức độ đa dạng hoá càng rộng
Nguồn : Korea Observer, 1994
Các chaebol hầu hết đều có nguồn gốc từ kinh doanh gia đình quy mô
nhỏ, trong một ngành công nghiệp cụ thể. Các nhà kinh doanh Hàn Quốc với
quan niệm rằng mỗi chaebol có ít chi nhánh mà lại có mặt ở tất cả các ngành
công nghiệp thì phạm vi quốc tế hóa sẽ rộng hơn rất nhiều so với các
chaebol có nhiều chi nhánh mà tập trung vào một số ngành công nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu sở hữu :
Các công ty thuộc chaebol có cơ cấu sở hữu khác với các công ty
không thuộc chaebol. Cơ cấu sở hữu của các chaebol được duy trì theo chế
độ “sở hữu theo dòng máu”(tức là do các nhà kinh doanh sáng lập ra nó và
con cháu ông ta quản lý, kiểm soát và chi phối). Hiện nay 65% các công ty
kinh doanh Hàn Quốc đều do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân
theo hình thức “cha truyền con nối”. Tức là chaebol được biết đến chủ yếu
một phần do tập trung quyền kiểm soát vào tay của các gia đình sở hữu.
Nhưng so với các nước Đông Á khác thì Hàn Quốc vẫn đứng đâu đó ở giữa,

22
xét về mức độ tập trung của hiện tượng gia đình trị. Nếu nhìn vào tỷ lệ phần
trăm tổng mức vốn hóa thị trường do 5 gia đình lớn nhất kiểm soát, thì con
số này là 29% ở Hàn Quốc, trong khi đó cao hơn nhiều là ở Inđônêsia (41%,
Philippin (43%), TháI Lan (32%). Tỉ trọng này khá thấp ở Singapore (20%,
ĐàI Loan (15%) và Malaysia (17%), còn ở Nhật Bản con số này là chưa đầy
2%. Chỉ khi chúng ta nhìn vào tỉ trọng của gia đình đứng đầu thì Hàn Quốc
mới bắt đầu trông giống Inđônêsia hoặc Philippines hơn : gia đình Chung
Ju-Yung của hãng Hyundai là gia đình lớn nhất không chỉ có tài sản sở hữu
ở Hàn Quốc mà còn có ở tất cả Đông Á, với tài sản sở hữu trị giá 48 tỉ đôla.

2.1.3. Đặc điểm về lĩnh vực và thị trường hoạt động kinh doanh
Phạm vi hoạt động của các chaebol là vô cùng rộng lớn và đa dạng, nó
hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế, sản xuất, kinh doanh từ những sản phẩm
nhỏ nhất như :cái kim, sợi chỉ đến những ngành công nghiệp bậc cao, các
ngành công nghiệp điện tử, hàngk hông, vũ trụ đến các ngành tài chính bảo
hiểm Các chaebol thực hiện chiến lược đa dạng hoá nhanh chóng lớn mạnh
và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế vượt bực của Hàn Quốc trong
vài thập kỷ qua. Có thể nói sự phát triển theo định hướng đa dạng hoá từ rất
sớm khi mà các chaebol thu nhận về tay mình các công ty thuộc sở hữu nhà
nước trong quá trình tư nhân hoá và mua các công ty tư nhân yếu kém. Cho
đến nay các chaebol vẫn tiếp tục định hướng đa dạng hoá, không ngừng mở
rộng hoạt động kinh doanh bằng chính chiến lược đa dạng hoá của mình.Với
đặc điểm sản xuất kinh tế hướng vào xuất khẩu, các chaebol chính là hình
thức tổ chức sử dụng công nghệ hiện đại nước ngoài để phát triển kinh tế.
Ngày nay các sản phẩm của các chaebol chiếm được vị trí đáng kể trên thị
trường thế giới và 4 chaebol Hàn Quốc đều nằm trong số 50 công ty lớn nhất
trên thế giới.
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

23
Mỗi chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng. Cho dù tên gọi
khách nhau, các cơ quan này đều chung một chức năng : giúp chủ tịch tập
đoàn phối hợp hoạt động của công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính
đầu tư. Bằng việc hùn vốn, phân bổ nhân sự, tư bản, các cơ quan điều hành
góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các công ty riêng lẻ
nói riêng. Việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ của chaebol được thực hiện
thông qua Hội đồng chủ tịch. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch chaebol có vai
trò chi phối các thành viên khác của Hội đồng. Vấn đề không nhất trí không
xuất hiện ở Hội đồng chủ tịch chaebol, nơi tồn tại vị trí đứng đầu là chủ tịch
hội đồng. Cho dù các thành viên có đồng ý giải quyết xung đột theo hướng

đó hay không, chủ tịch vẫn có quyền giải quyết bằng mệnh lệnh. Do đó có
thể thấy rõ rằng Hội đồng chủ tịch chaebol mang tính độc đoán và đạt kết
quả cao trong giả quyết tranh chấp.
Qua một số đặc điểm trên của các chaebol, xét về mặt tích cực, có thể
thấy các chaebol chính là bộ xương sống quy mô lớn, tiếp thu công nghệ từ
các quốc gia tiên tiến (chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản) và được sự giúp đỡ
của chính phủ, các chaebol đã có sức cạnh tranh quốc tế trong một số ngành
công nghiệp phát triển nhất định. Với đặc đIểm sản xuất kinh tế hướng vào
xuất khẩu, các chaebol chính là hình thức tổ chức sử dụng công nghệ hiện
đại nước ngoài để phát triển kinh tế. Ngày nay, sản phẩm của các chaebol
chiếm được vị trí đáng kể trên thị trường thế giới và 4 chaebol lớn nhất Hàn
Quốc đều nằm trong số 50 công ty lớn nhất thế giới và đã gia nhập OECD
năm 1996. Sự thành công của chaebol cũng như những đóng góp của
chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc là không thể chỗi cãi. Tuy nhiên sự
phát triển nhanh, mạnh mẽ của các chaebol đã làm khuynh đảo nền kinh tế
Hàn Quốc, đưa mô hình công nghiệp hóa đất nước này vừa mang tính độc
đáo, vừa mang tính khắc nghiệt.

24

2.2. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÚNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
CHAEBOL TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp của Hàn Quốc.
Hàn Quốc trở thành con rồng châu Á từ một nền kinh tế bị tàn phá
nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong cuộc nội chiến Nam-Bắc
Triều Tiên. Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc xuất phát từ một nước
công nghiệp nghèo nàn, có thu nhập đầu người chỉ đạt 80 USD vào năm
1960, thấp hơn mức 94 USD của Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng
1/11 lần của Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ trong vòng ba thập kỷ kể từ năm 1950,

Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại, với GDP đầu người
gấp 4 lần và xuất khẩu vượt 3 lần Thái Lan. Tính đến cuối năm 1996 Hàn
Quốc đã trở thành quốc gia có nền công nghiệp lớn thứ 11 trên thế giới. Với
thu nhập đầu người đạt 11.000 USD.
Tất cả các thành công đạt được là bởi sự thay đổi, sau khi Tổng Thống
Pắc Chung Hy lên cầm quyền, Hàn Quốc mới bắt đầu có chiến lược phát
triển công nghiệp rõ rang thông qua một loạt kế hoạch 5 năm. Chính sách
phát triển công nghiệp của Hàn Quốc được chia thành các giai đoạn khác
nhau.Quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc được bắt đầu kể từ năm
1962, kể từ đó con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đều tuân
thủ theo các nguyên tắc chủ đạo của các kế hoạch 5 năm. Kế hoạch lần thứ
nhất nhằm hướng tới xây dựng một cơ cấu công nghiệp tự chủ, không mang
khuynh hướng tiêu dùng và phụ thuộc như trong những năm 1950. Kế hoạch
lần thứ hai (1967-1971) nhằm hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp bằng việc
xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu như sắt thép, cơ khí,
hóa chất. Kế hoạch lần thứ ba (1972-1976) nhằm xây dựng một cơ cấu công
nghiệp hướng về xuất khẩu thông qua thúc đẩy công nghiệp nặng và hóa

×