Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân là một trong những
doanh nghiệp kinh doanh về các mặt hàng sàn ván gỗ chất lượng cao trên cả
nước. Các sản phẩm của công ty vô cùng phong phú và đa dạng, hàng năm đã
mang lại cho công ty nhiều lợi nhuận cao.
Trong thời gian thực tập tại công ty em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths.
Đậu Thị Bích Phượng cùng các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp
đỡ và tạo điểu kiện cho em trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin về
công ty cũng như các nghiệp vụ kế toán mà công ty đang áp dụng.
Nội dung báo cáo thực tập của em bao gồm 05 phần:
PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TÂN
PHẦN II: NỘI QUY, QUY CHẾ TẠI CÔNG TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ THIÊN TÂN
PHẦN III: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TÂN
PHẦN VI: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TÂN
PHẦN V: TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TÂN
PHẦN VI: ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM TRONG HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
Tuy nhiên, thực tế kinh doanh đôi khi không giống như kiến thức trong nhà
trường mà em đã được học và nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình tìm hiểu,và đánh giá về công ty nên em rất mong được sự
đóng góp của thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
1
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN I:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TÂN
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Thiên Tân
Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh ngay cả trên
thị trường nội địa. Vì thế, yếu tố sống còn không chỉ là chất lượng và giá cả mà còn là
khả năng thay đổi để tạo ra thị trường mới và có được những sản phẩm mới đáp ứng
những thay đổi ngày càng nhanh của khách hàng. Sự cạnh tranh này sẽ tăng lên trong
những năm tới khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trước những
vấn đề đó Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân đã có những thay đổi để
khẳng định vị trí của mình trên thị trường và ngày càng phát triển đi lên bằng sự nỗ lực
phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty và đặc biệt là phương pháp
quản lý có hiệu quả của Ban giám đốc.
Tên công ty: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân
Tên tiếng anh: NEW SKY TRADING ANH SERVICE COMPANY LIMITED
Địa chỉ: P106 nhà D5 Nguyễn Phong Sắc kéo dài – Cầu Giấy- Hà Nộ
Vốn điều lệ : 3.000.000.000 (Ba tỷ triệu đồng chẵn)
Giám đốc: Vũ Trí Dũng
Mã số thuế: 0101409141
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân được thành lập dựa trên
Luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật
định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số
vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được
mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển đến nay công ty đã đứng vững
trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi, doanh thu ngày càng
lớn, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu
người ngày càng tăng.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
2
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.2 Tình hình hoạt động của công ty.
Công ty là một đơn vị kinh doanh , tổ chức bán buôn, bán lẻ các mặt hàng về gỗ
ván sàn và một số mặt hàng khác… . Trong đó bán lẻ là chủ yếu thực hiện chức năng
cuối cùng của khâu lưu thông là đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Với hệ thống các cửa hàng có quy mô nhỏ nằm rải rác trên địa bàn thành phố để
thực hiện khâu bán buôn,bán lẻ thì có thể nêu ra một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu
của công ty là:
- Gỗ ván sàn cao cấp các loại
- Hàng điện máy và đồ điện gia dụng
- Hàng dụng cụ và đồ dùng gia đình.
- Hàng văn phòng, đồ dùng học sinh và các mặt hàng xa xỉ phẩm khác.
Với các mặt hàng trên thì thị trường chủ yếu của công ty hiện nay chủ yếu là
trong địa bàn thành phố Hà Nội và các phân phối tới một số tỉnh lân cận như: Hải
Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh…. Và các bạn hàng chủ yếu của công ty là các đại lý,cửa
hàng tư nhân, các cơ sở tổ chức có nhu cầu về mặt hàng mà công ty có thể đáp ứng
được.
Bên cạnh việc duy trì quan hệ với các bạn hàng cũ, tiến tới công ty sẽ mở rộng
thị trường và tạo quan hệ làm ăn với các bạn hàng mới. Cụ thể là những năm tới, ngoài
thị trường trên thì công ty còn có kế hoạch mở rộng thị trường xuống phía Nam. Đây
là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để công ty hướng mục tiêu kinh doanh của
mình đầu tư vào thị trường này. Đây cũng là mục tiêu kinh doanh của công ty trong
những năm tới.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân là một doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, cơ cấu tổ chức được thiết kế theo kiểu tinh gọn. Do vậy, mỗi phòng ban của
công ty đảm nhiệm nhiều chức năng có liên quan đến nhau
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
3
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN II
NỘI QUY VÀ QUY CHẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ THIÊN TÂN
2.1. Các căn cứ và những quy định chung tại công ty TNHH thương
mại và dịch vụ Thiên Tân
2.1.1 Các căn cứ.
- Căn cứ Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung được thông qua vào ngày
02/04/2004
- Căn cứ vào điều kiện và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân
- Căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Thiên Tân ban hành. Nội quy lao động áp dụng thống nhất trong toàn bộ
công ty.
2.1.2 Quy định chung của công ty
- Nội quy lao động bao gồm những quy định mà Người lao động phải tuân
thủ, chấp hành bao gồm: Thời gian làm việc ,nghỉ ngơi, trật tự trong công ty, an
toàn lao động và vệ sinh lao động . các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách
nhiệm vật chất.
- Nội quy lao động được áp dụng đối với tất cả người lao động làm việc tại
công ty theo các hình thức hợp đồng lao động, kể cả người đang học nghề, đang
tập sự, đang thử việc tại công ty.
2.2 .Thời gian làm việc và nghỉ ngơi tại công ty TNHH Thương mại và
dịch vụ Thiên Tân
CBCNV làm việc tại công ty phải chấp hành những quy định của công ty
về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không làm việc riêng trong giời làm
việc và gây trở ngại cho những đồng nghiệp khác.
2.2.1. Thời gian làm việc
-Mỗi ngày làm việc 8 giờ, mỗi tuần làm việc 06 ngày, từ thứ 2 đến thứ 7,
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
4
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chủ nhật được nghỉ.
- Giờ làm việc:
+ Sáng : Từ 08h00 đến 12h00
+ Chiều : Từ 13h00 đến 17h00
+ Nghỉ trưa : Từ 12h00 đến 13h00
+ Riêng chiều thứ Bảy làm việc đến 15h00, từ 15h00 đến 17h00 dành thời
gian cho hoạt động ngoại khác: sinh hoạt văn hóa, thể thao, vệ sinh môi
trường,
Ngoài các ngày, giờ quy định trên, trong trường hợp cần thiết công ty có
thể thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ theo quy định của Luật lao
động.
Trong trường hợp làm thêm giờ, tiền lương được tính như sau:
Làm thêm giờ vào ngày thường : 150% lương
Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: 200% lương
Làm thêm giờ các ngày Lễ, Tết: 300% lương
2.2.2. Thời gian nghỉ có lương
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương các ngày sau đây:
- Nghỉ Lễ - Tết:
Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
Tết âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch).
Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch).
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch).
Ngày Quốc tế Lao Động: 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch).
Ngày Quốc Khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch).
Nếu ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Nhân viên sẽ
được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
- Nghỉ phép:
Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty được nghỉ phép hàng
năm hưởng nguyên lương theo quy định là 12 (mười hai) ngày làm việc;
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
5
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Số ngày nghỉ phép hàng năm được tăng lên theo thâm niên làm việc tại
Công ty, cứ hai (02) năm thâm niên làm việc được nghỉ thêm 01 (một) ngày;
Số ngày phép của năm sẽ được tính từ tháng đầu của năm tài chính đến
tháng cuối của năm tài chính.
Nhân viên có thời hạn dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm
được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc;
Nhân viên có thời gian làm việc đủ 12 tháng trong năm tài chính và chưa
nghỉ hết phép năm thì số ngày phép còn lại này sẽ được bảo lưu thêm 03 tháng
kể từ khi kết thúc năm tài chính, quá thời hạn trên số ngày phép còn lại này sẽ
không còn giá trị.
+ Người lao động kết hôn: được nghỉ 03 ngày
+ Con kết hôn : được nghỉ 01 ngày
+ Bố mẹ ( kể cả hai bên chồng hoặc vợ ) chết , vợ hoặc chồng , con chết:
được nghỉ 03 ngày.
2.2.3 Chế độ ốm đau - Thai sản - Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp
- Chế độ ốm đau:
+ Nhân viên làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng trợ cấp ốm
đau như sau:
+30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm.
+ Mức trợ cấp ốm đau bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
trước khi nghỉ. Trường hợp Nhân viên bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày nhưng
sau thời gian 180 ngày còn phải tiếp tục điều trị thì thời gian điều trị thêm được
hưởng trợ cấp bằng 70 % mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ
nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên và bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ
đóng BHXH trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 30 năm
- Chế độ thai sản:
+ Nhân viên nữ có thai, sinh con được hưởng trợ cấp thai sản;
+Khi mang thai được nghỉ việc để khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày;
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
6
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Được nghỉ thai sản 4 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con
thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày;
+ Trường hợp sẩy thai thì được nghỉ việc 20 ngày nếu thai dưới 03 tháng,
30 ngày nếu thai từ 03 tháng trở lên;
+Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ bằng 100% mức tiền lương
đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ và được trợ cấp 1 tháng lương đóng
BHXH (tức mức lương chính ký kết HĐLĐ), trợ cấp thai sản do cơ quan BHXH
chi trả.
Bên cạnh chế độ thai sản Nhân viên nữ còn được hưởng trợ cấp để chăm
sóc con ốm như sau:
20 ngày trong 1 năm, đối với con dưới 3 tuổi;
15 ngày trong 1 năm, đối với con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
- Nhân viên bị tai nạn trong các trường hợp sau đây hưởng trợ cấp:
+ Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ
theo yêu cầu của Công ty.
+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của
Công ty.
+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
và được hưởng chế độ tử tuất không phụ thuộc thời gian tham gia BHXH.
2.3. Trật tự, an toàn và vệ sinh lao động tại công ty TNHH thương mại
và dịch vụ Thiên Tân
2.3.1 Trật tự tại công ty
- CBCNV phải tuân thủ đúng thời gian, giờ làm việc theo đúng quy định.
- Luôn hòa nhã với đồng nghiệp. Nghiêm cấm các hành vi gây mất đoàn
kết, chia rẽ nội bộ như: đánh nhau, gây lộn , lập bè phái
- Nghiêm cấm mọi hình thức cờ bạc tại bộ phận trong công ty. Không uống
rượi. Bia trong giờ làm việc. Không hút thuốc trong khu vực cấm.
2.3.2 . Tác phong làm việc
- Phải mặc đồng phục, đeo thẻ nhân viên theo quy định. Cư xử đúng mực,
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
7
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
có văn hóa khi giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp
Không được làm việc riêng trong giờ làm việc, khi có việc đột xuất cần ra
ngoài phải được sự chấp thuận của cấp trên trực tiếp , nếu không xem như nhân
viên đó tự ý nghỉ việc mà không xin phép.
2.4. Các hình thức kỷ luật tại công ty
- Khiển trách hoặc cảnh cáo
- Kéo dài thời hạn tăng lương hoặc điều chuyển công tác
- Sa thải,
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
8
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN III:
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ THIÊN TÂN
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân là công ty hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thông qua quá trình kinh doanh công ty
nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn vốn , đáp ứng nhu cầu cuả thị trường về
phát triển doanh nghiệp, tăng tích lũy cộng cho ngân sách cải thiện đời sống cho
công nhân viên , phục vụ cho nhu cầu của thị trường theo nguyên tắc kinh doanh
có lãi thực hiện tốt nghĩa vụ có thuế và các khoản nộp ngân sách , hoạt động
kinh doanh theo luật pháp, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống của công
nhân viên trong toàn Công ty quan tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện , góp
phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động,
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định cuả Pháp luật.
Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiên những hợp đồng kinh doanh.
Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ kinh
doanh của công ty theo quy định của phát luật hiện hành.
Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập , tự chủ về tài chính, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
9
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN IV:
CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ THIÊN TÂN
Công ty TNHH thương mại va dịch vụ Thiên Tân là một doanh nghiệp có
quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức được thiết kế theo kiểu tinh gọn. Do vậy, mỗi
phòng ban của công ty đảm nhiệm nhiều chức năng có liên quan đến nhau.
Trong đó:
3.1 Ban giám đốc: Giám đốc kinh doanh, giám đốc phụ trách tài chính vừa
làm vừa tham mưu cho giám đốc, thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt
động kinh doanh giúp giám đốc có quyết định sáng suốt nhằm lãnh đạo tốt công
ty. Giám đốc tổ chức đảm nhận chức năng tham mưu cho tổng giám đốc trong
việc tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lãnh đạo hợp lý,
chính sách tuyển dụng, phân công lao động, phân công công việc phù hợp với
khả năng, trình độ chuyên môn của từng người để có được hiệu suất công việc
cao nhất.
3.2 Phòng kinh doanh: đảm nhiệm chức năng nghiên cứu thị trường , tìm
kiếm khách hàng , thực hiện hợp đồng và lưu kho, bảo quản hàng hóa. Tuy
không phân chia công việc một cách tuyệt đối bởi các nhân viên phòng kinh
doanh thường chia sẻ công việc với nhau khi cần thiết nhưng cụ thể mỗi công
việc thường được phụ trách bởi những bộ phận nhất định.
- Bộ phận nghiên cứu thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu và khai thác
nguồn hàng mà chủ yếu là là hàng nhập khẩu. bộ phận này gồm 04 người phụ
trách và thực hiện các công việc liên quan đến duy trì nguồn hàng cũ, nghiên
cứu và tìm hiểu nguồn hàng mới nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm, gia
tăng sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ và giám sát việc thực hiện các hợp
đồng đã được kí kết. Đồng thời nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách
XNK, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy
định. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục NK đúng quy định cũng như theo dõi tình
hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
10
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Bộ phận kinh doanh: gồm 06 người chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường
và giám sát việc thực hiện hợp đồng. Cụ thể chi tiết công việc như sau:
+ Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh
kinh doanh. Đề xuất ban Tổng giám đốc công ty các chủ trương, chính sách phù
hợp với tình hình thực tế.
+ theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu
hàng hóa để tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đàm phán tiến tới kí kết
các hợp đồng kinh tế.
+ Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và các
hình thức thanh toán.
+ Duy trì các mối quan hệ hiện có, nhận đơn đặt hàng, thiết lập các mối
quan hệ mới qua việc lập kế hoạch và tổ chức các lịch công tác hàng ngày.
+ Giải quyết những phàn nàn của khách hàng qua việc điều tra các vấn đề
rắc rối, tìm cách giải quyết, đưa ra những biện pháp tới ban giám đốc.
Ngoài ra, các nhân viên bán hàng tại các quầy hàng của công ty cũng thuộc
sự quản lý của phòng kinh doanh. Các nhân viên này có nhiệm vụ duy trì các
báo cáo hàng ngày lên phòng kinh doanh.
- Bộ phận lưu kho và bảo quản: bộ phận này có nhiệm vụ lưu kho và bảo
quản hàng hóa đầu vào, thực hiện xuất hàng hóa theo yêu cầu của bộ phận kinh
doanh cùng sự phê duyệt của các nhà quản lý.
3.3 Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về tài
chính, thu thập và cung cấp đầy đủ các mắt hoạt động tài chính và thông tin kinh
tế,chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách Nhà nước về quản lý kinh tế tài
chính, lãng phí, vi phạm kỷ luật tài chính. Cụ thể:
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiêm vụ tổ chức công tác kế toán tài
chính thống kê và bộ máy kế toán công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh
doanh của công ty. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước công ty, các cơ
quan cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của
mình, lập báo cáo tài chính. Là người báo cáo trực tiếp các thông tin kinh tế tài
chính với giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền khi họ yêu cầu.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
11
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Kế toán tồng hợp: tập hợp chi phí và tính giá vốn hàng hóa , định kỳ tham
gia kiểm kê số lượng sản phẩm tồn kho. Kế toán tổng hợp kiểm tra tính đúng
đắn của các chứng từ, các biểu mẫu kế toán do các bộ phận kế toán thực hiện,
đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán , xác định tính đúng đắn hợp lệ của
các chứng từ số liêụ, khi phát hiện sai sót báo cho kế toán viên kiểm tra lại.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ thanh toán lương và BHXH và các
khoản phụ cấp theo lương , lập và phân bổ tiền lương. Trích nộp BHXH cho cơ
quan chức năng, theo dõi chi tạm ứng và thanh toán các khoản thanh toán nội
bộ theo đúng quy định của công ty đề ra như: tạm ứng, công tác phí, chi tiếp
khách, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu nội bộ như tiền điện, nước…
- Kế toán TSCĐ vật tư hàng hóa: lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản TSCĐ
hàng quý, năm. Đăng ký kế hoạch khấu hao cơ bản với cục quản lý vốn và tài
sản Nhà nước tại các doanh nghiệp cục thuế. Theo dõi sự biến động về số lượng,
chất lượng và địa điểm sử dụng của TSCĐ trong công ty. Tham gia kiểm kê
định kỳ TSCĐ theo chế độ quy định, tham gia đánh giá lại TSCĐ theo yêu cầu
của Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của công ty, tham gia nghiệm thu các
TSCĐ mới mua, cải tạo nâng cấp và sửa chữa lớn hoàn thành. Phối hợp với các
phòng liên quan làm thủ tục thanh lý TSCĐ.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình
thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả. Sau khi
kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu
chi ( đối với tiền mặt ), séc, ủy nhiệm chi…( đối với tiền gửi ngân hàng) hàng
tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ
ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định của lãnh đạo và thu
tiền vay vốn của các đơn vị, theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính
xác tình hình tăng giảm và tiền tồn tại quỹ. Cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác cho kế toán trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm soát, điều chỉnh vốn bằng
tiền từ đó đưa ra những quyết định thích hợp.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
12
Trng H Cụng nghip H Ni Khoa K toỏn Kim toỏn
- Ti cỏc ca hng: cỏc nhõn viờn bỏn hng thc hin cụng vic ghi chộp
phỏt sinh ti ca hng hng ngy gi v cụng ty.
Cỏc b phn, phũng ban phi hp cựng nhau xõy dng phng ỏn, k
hoch, chin lc kinh doanh phự hp vi s phỏt trin ca cụng ty trong tng
giai on.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH thng mi v dch v
Thiờn Tõn
* Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty áp dụng:
H thng ti khon k toỏn ca cụng ty ỏp dung thng nht vi h thng ti
khon k toỏn doanh nghip va v nh ban hnh kốm theo quyt inh s
48/2006/Q-BTC ngy 14/09/2006 ca B Ti Chớnh.
Sv: Lờ Th Thựy Hng Bỏo cỏo thc tp tt nghip
Lp: CH K toỏn 44- K5
Kế toán trởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
Tin
lng
Kế toán
TSC
vt t
Kế toán
Thanh
toỏn
Th qu Cỏc ca
hng
13
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN V:
TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TÂN
4.1. Đặc điểm doanh thu của công ty
Trong doanh thu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân thì
doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn còn doanh thu từ các
hoạt động khác không đáng kể và không thường xuyên. Do vậy khi nói đến
doanh thu của công ty em chỉ xin đề cập đến doanh thu từ hoạt động bán hàng.
* Khái niệm về bán hàng.
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại. thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hóa được thực hiện, vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ
hình thái hiện vật là hàng hóa sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu
hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích lũy để mở rộng kinh
doanh.
Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dich vụ, ( lợi nhuận thuần hoạt động
tiêu thụ ) trong doanh nghiệp thương mại chính là kết quả hoạt động kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ. kết quả đó được đo bằng phần chênh lệch giữa doanh thu
thuần về tiêu thụ hàng hóa với các khoản chi phí kinh doanh và được xác định
bằng công thức sau:
Tăng doanh thu bán hàng là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới,
nhưng toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp nói chung đều hướng tới mục
tiêu cuối cùng là kết quả kinh doanh và đối với doanh nghiệp thương mại nói
riêng thì đó là kết quả bán hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện số tiền thu
được từ hoạt động bán hàng, và hoạt động khác của doanh nghiệp. trong đó hoạt
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
Kết quả
bán hàng
=
=
Doanh thu
bán hàng
Giá vốn
hàng bán
Chi phí
BH
- - -
Chi phí
QLDN
14
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
động bán hàng là hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất và chiếm phần lớn
doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong đó kết quả bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng, là một
phần trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó phản ánh hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong kỳ có hiệu quả hay không. Thông qua việc kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình thực
hiện kế hoạch về doanh thu của mình đến đâu, từ đó có thể tự đánh giá được
hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa
ra những đề xuất nhằm phát huy những thuận lợi hiện có và khắc phục được
những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại.
* Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong Công ty
Về đối tượng phục vụ: là người tiêu dùng bao gồm các cá nhân, các đơn vị
sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan tổ chức xã hội.
Về phạm vi hàng hóa đã bán: hàng hóa được coi là đã hoàn thành việc bán
trong doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu bán hàng phải bảo đảm các điều
kiện nhất định theo quy định hiện hành.
*. Yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
Trong tình hình hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình chính sách sản phẩm, chính sách
tiêu thụ đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường để tăng hiệu
quả kinh doanh, do vậy quản lý quá trình bán hàng cần phải tuân theo những yêu
cầu cơ bản sau:
- Quản lý sự vận động và số liệu hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hóa
theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng.
- Quản lý theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng phù hợp và có các
chính sách, dịch vụ sau bán hàng tốt nhằm không ngừng tăng doanh thu, giảm
chi phí các hoạt động.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
15
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và
các chi phí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận. xác định đúng và tập hợp,
phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng bán ra
trong kỳ nhằm xác định kết quả kinh doanh chính xác.
* Nhiệm vụ của kế toán bán hàng:
Trong điều kiện hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, nhất là
khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO, điều đó đã làm cho sự khác biệt giữa thị trường trong nước và thị trường
ngoài nước ngày càng mờ nhạt. Điều đó đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp
trong nước có thể mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng cũng đặt ra không ít những
thách thức cho chúng ta, bởi các đối thủ cạnh tranh vì thế sẽ ngày càng nhiều
hơn và mạnh hơn. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa
chọn cho mình những loại sản phẩm hàng hóa, chính sách tiêu thụ đúng đắn,
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường để tăng hiệu quả kinh
doanh. Do đó, việc quản lý của doanh nghiệp đối với quá trình bán hàng ngày
càng trở nên khắt khe và phải tuân theo những yêu cầu quản lý nhất định mang
tính bắt buộc và có hiệu quả cao.
Từ những yêu cầu chung của quá trình quản lý kinh tế, khi tổ chức công tác
kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng được khoa học, hợp lý thì sẽ
cung cấp những thông tin có ích, đầy đủ, kịp thời cho nhà quản lý trong việc ra
các quyết định tiêu thụ hàng hóa phù hợp, có hiệu quả. Muốn vậy, kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng phải thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản
sau:
Một là, phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và sự biến
động của từng loại hàng hóa theo các chỉ tiêu số lượng , chất lượng, chủng loại
và giá trị, đặc biệt cần chú trọng khối lượng hàng hóa bán ra và tiêu thụ nội bộ,
tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng bán, các khoản doanh thu bán hàng, các
khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác nhằm xác
định đúng đắn kết quả bán hàng.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
16
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Hai là, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, đồng thời
thường xuyên theo dõi và đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, các
khoản phải thu của khách hàng ( theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng,
số tiền khách nợ).
Ba là, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân
phối kết quả kinh doanh.
Bốn là, cung cấp các thông tin kế toán một cách trung thực, đầy đủ về tình
hình bán hàng và xác định kết quả bán hàng nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo
tài chính, quản lý doanh nghiệp và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan
đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả, từ đó đưa ra những biện
pháp thúc đẩy bán hàng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
* Thời điểm ghi nhận doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ( chuẩn mực 14 ) doanh thu bán hàng
của công ty cũng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện sau:
- Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua.
- Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Người bán đã thu được hoặc sễ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng.
Như vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu ( tiêu thụ ) là thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu về hàng hoá, lao vụ từ người bán sang người mua. Nói cách khác,
thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận nợ
về lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán chuyển giao.
Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do bán hàng. Công ty áp dụng tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng không bao gồm
thuế GTGT. Ngoài ra doanh thu bán hàng còn bao gồm các khoản phụ thu.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
17
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
4.2. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa tại công ty.
Đặc điểm về doanh thu của công ty phụ thuộc vào các phương thức tiêu thụ
hàng hóa mà công ty sử dụng. Phương thức tiêu thụ cũng là một vấn đề hết sức
quan trọng trong khâu bán hàng, để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, ngoài việc nâng
cao chất lượng, cải tiến mẫu mã… lựa chọn cho mình những phương pháp tiêu
thụ hàng hóa sao cho có hiệu quả là điều tối quan trọng trong khâu lưu thông,
hàng hóa đến được người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. việc áp
dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ góp phần thực hiện được kế hoạch tiêu
thụ của doanh nghiệp. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân sử dụng
kết hợp nhiều phương thức tiêu thụ trong bán hàng nhưng một cách khái quát
nhất thì bao gồm hai phương pháp là bán buôn và bán lẻ.
Trong bán buôn công ty sử dụng những hình thức sau:
- Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức xuất kho gửi hàng đi bán:
Theo phương thức này, công ty xuất hàng ( hàng hóa ) gửi đi bán cho
khách hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
Khi xuất hàng gửi đi bán thì hàng chưa được xác định tiêu thụ, tức là chưa
được hạch toán khi khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được kí kết, bên mua cử cán bộ đến nhận
hàng tại kho của công ty. Khi nhận hàng xong, người nhận đăng kí xác nhận vào
hóa đơn bán hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ và được hạch toán vào
doanh thu.
Chứng từ bán hàng trong phương thức này cũng là phiếu xuất kho kiêm hóa
đơn bán hàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng.
- Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán hàng giao thẳng ( không qua
kho) :
Theo phương thức này, công ty mua hàng của người cung cấp bán thẳng
cho khách hàng không qua kho của công ty. Như vậy, nghiệp vụ mua và bán xảy
ra đồng thời. trong phương thức này, có thể chia thành hai trường hợp:
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
18
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Trường hợp bán thẳng cho người mua: tức là khi gửi hàng đi bán thì hàng
đó chưa được xác định là tiêu thụ ( giống như phương thức xuất kho gửi hàng đi
bán).
+ Trường hợp bán hàng giao tay ba: tức là cả bên cung cấp ( bên bán),
doanh nghiệp và người mua cùng giao nhận hàng mua bán với nhau. Khi bên
mua hàng nhận hàng và ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng thì hàng đó được xác
định là tiêu thụ. Chứng từ bán hàng trong phương thức này là hóa đơn bán hàng
giao thẳng.
- Phương thức bán lẻ
Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ không
tham gia vào quá trình lưu thông, thực hiện hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hóa. Tùy từng trường hợp bán hàng theo phương thức này mà doanh
nghiệp lập hóa đơn bán hàng. Nếu doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng thì cuối
ca hoặc cuối ngày người bán hàng sẽ lập Bảng kê hóa đơn bán hàng và lập báo
cáo bán hàng. Nếu không lập hóa đơn bán hàng thì người bán hàng căn cứ vào
số tiền bán hàng thu được và kiểm kê hàng tồn kho, tồn quầy để xác định lượng
hàng đã bán ra trong ca, trong ngày để lập báo cáo bán hàng. Báo cáo bán hàng
và giấy nộp tiền bán hàng là chứng từ để hạch toán sau này của kế toán.
4.3. Phương thức thanh toán.
Tại công ty áp dụng các phương thức thanh toán đối với khách hàng là thu
tiền ngay, chuyển khoản và trả chậm. với khách hàng thường xuyên, có tín
nhiệm , công ty thường hỗ trợ khách hàng bằng phương thức thanh toán chậm
theo thời hạn được thỏa thuận qua từng lần lấy hàng , cồn những khách hàng
không thường xuyên mmua hàng nhỏ lẻ thì phải thanh toán đầy đủ mới được
nhận hàng. Đối với các bạn hàng là các công ty hay các doanh nghiệp nhà nước
thì công ty thực hiện bán hàng theo hợp đồng của từng lần lấy hàng và thanh
toán qua tài khoản ngân hàng của công ty tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Về các loại tiền giao dịch tại công ty thì công ty chấp nhận
thanh toán bằng tiền Việt Nam, Đôla Mỹ , Séc. Phương thức thanh toán của
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
19
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
công ty cũng rất đa dạng, điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên theo
hợp đồng kinh tế đã ký. Việc thanh toán có thể được thực hiện ngay hoặc sau
một thời gian nhất định. Công ty luôn muốn tạo điều kiên thuận lợi cho khách
hàng , do đó hình thức thanh toán chủ yếu hiện nay lad thanh toán chậm. Tuy
nhiên, công ty cũng không muốn làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh của
mình nên luôn phải giám sát chặt chẽ các khoản phải thu của khách hàng, phân
tích các mối nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Về phương thức giao hàng, công ty thường giao hàng trực tiếp tại kho và
khách hàng tự vận chuyển về hoặc công ty sẽ giao hàng tại địa điểm mà khách
hàng yêu cầu và chi phí vận chuyển được thỏa thuận tùy theo từng bạn hàng hay
từng lần bán hàng nếu các khoản chi phí phát sinh công ty phải chịu sẽ được
hạch toán vào tài khoản 641 ( chi phí bán hàng)
* Chính sách giá cả
Giá bán của hàng hóa tại công ty được xác định dựa trên những căn cứ sau:
giá trị hàng mua vào, chi phí bán hàng, giá cả thị trường và mối quan hệ của
công ty với khách hàng. Đối với khách hàng thường xuyên, khách mua đối với
khối lượng lớn,công ty có một chính sách bán hàng giá cực tốt để duy trì mối
quan hệ với bạn hàng đó. Còn đối với những khách lẻ , khách hàng vãng lai,
khách hàng có mối quan hệ không thường xuyên hay lấy hàng với số lượng ít thì
tùy theo từng khách hàng mà công ty có những chính sách giá riêng miễn là
không vượt quá khung giá tối thiểu mà Ban giám đốc đề ra. Nhờ thực hiện
chính sách giá cả linh hoạt như vậy mà công ty đã thu hút được khách hàng, uy
tín của công ty ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
* Các khoản giảm trừ
Công ty có chính sách giá mềm dẻo, áp dụng các phương thức thanh toán
linh hoạt, nên thường chỉ có khoản hàng bán bị trả lại mới làm giảm trừ doanh
thu của công ty. Khi bán hàng cho khách, nếu như xảy ra sự cố gì mà nguyên
nhân thuộc trách nhiệm của công ty như: vi phạm hợp đồng, hàng kém phẩm
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
20
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
chất hoặc không đúng chủng loại, quy cách đã ghi trong hợp đồng thì công ty
cho phép khách hàng trả lại một phần hay toàn bộ số hàng đã mua tùy theo mức
độ vi phạm.
4.4 Đặc điểm chi phí của công ty
Chi phí của Công ty bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
* Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán phản ánh giá trị gốc của hàng hoá đã thực sự tiêu thụ
trong kỳ, ý nghĩa của giá vốn hàng bán chỉ được sử dụng khi xuất kho hàng bán
và tiêu thụ. Khi hàng hoá đã tiêu thụ và được phép xác định doanh thu thì đồng
thời giá trị hàng xuất kho cũng được phản ánh theo giá vốn hàng bán để xác
định kết quả. Do vậy xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng vì
từ đó doanh nghiệp xác định đúng kết quả kinh doanh.Và đối với các Công ty
thương mại thì còn giúp cho các nhà quản lý đánh giá được khâu mua hàng có
hiệu quả hay không để từ đó tiết kiệm chi phí thu mua.
* Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh là những chi phí liên quan đến hoạt động tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá và những hoạt động quản lý diều hành doanh nghiệp
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý: Tại Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Thiên Tân việc tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng cho
khối lượng hàng hóa tiêu thụ do kế toán tồng hợp đảm nhận. Khi có nghiệp vụ
phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (nếu là chi phí tiền lương và bảo
hiểm xã hội của bộ phận bán hàng thì chứng từ gốc là bảng chấm công, bảng
lương, nếu là chi phí khấu hao TSCĐ thì chứng từ gốc là bảng tính khấu hao,
nếu là các chi phí khác thì chứng từ gốc là hóa đơn của nhà cung cấp)
+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu có liên quan đến bán hàng như
vật liệu bao gói, vật liệu dùng cho sửa chữa quầy hàng, và những vật liệu xuất
dùng cho công tác quản lý như: Giấy, mực, bút
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
21
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Chi phí công cụ đồ dùng: Phản ánh giá trị dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho
bán hàng và cho công tác quản lý.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng
cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp như: Xe chở hàng, nhà
cửa làm việc của các phòng ban, máy móc thiết bị.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài
như: Tiền thuê kho bãi, cửa hàng, tiền vận chuyển bốc xếp hàng tiêu thụ, tiền
điện, tiền nước, tiền điện thoại
+ Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí phát sinh khác như: Chi phí tiếp
khách, chi phí hội nghị khách hàng, công tác phí.
4.5. Chứng từ kế toán liên quan đến tiêu thụ hàng hóa tại công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Tân
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến quá tình tiêu thụ hàng hóa kế
toán sử dụng nhiều loại chứng từ khác nhau. Các chứng từ được sử dụng phải
tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, Các
chứng từ có thể được sử dụng như phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa
đơn kiêm phiếu xuất kho, giấy báo của ngân hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa,
công văn cho hưởng chiết khấu hay giảm giá hàng bán Việc sử dụng hóa đơn
bán hàng là tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để phù hợp với quy trình kinh doanh hàng hóa của mình Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Thiên Tân đang áp dụng các chứng từ kế toán liên quan
đến việc tiêu thụ hàng hóa là phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT.
Hóa đơn bán hàng có kèm thuế GTGT là chứng từ chứng minh cho nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, dùng để theo dõi số lượng, chất lượng, và giá trị của hàng
hóa xuất bán. Hóa đơn bán hàng có thuế GTGT cũng là căn cứ để kế toán lập
báo cáo doanh thu bán hàng và chứng từ cơ sở để kế toán khai nộp thuế GTGT
đầu ra và vào sổ theo dõi công nợ cho từng khách hàng. Hóa đơn này được lập
thành 3 liên:
- Liên 1: Lưu tại phòng kế toán ( màu tím)
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
22
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Liên 2: Giao cho khách hàng ( màu đỏ)
- Liên 3: Dùng để thanh toán( màu xanh)
Căn cứ vào hóa đơn xuất bán, kế toán lập các bảng và các loại sổ :
- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng.
- Tờ khai thuế GTGT
- Sổ chi tiết của khách hàng
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết VL, Sp ,HH
- Bảng tổng hợp nhập, xuất ,tồn kho hàng hóa
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Sổ cái các Tài khoản
- Sổ nhật ký chung
- Báo cáo kết quả tiêu thụ
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
23
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN VI
ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
1.Ưu điểm
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ đã cung cấp được
những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của Công ty. Kế toán đã
ghi chép đầy đủ tình hình thanh toán tiền hàng đối với khách hàng, tình hình
nhập, xuất, tồn hàng hóa, cung cấp các số liệu giúp cho hoạt động kinh doanh
của công ty đạt hiệu quả nhất định.
Bộ máy kế toán được tổ chức một cách phù hợp :Hệ thống bộ máy kế toán
của Công ty rất gọn nhẹ không kồng kềnh nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt
một khối lượng công việc lớn
Sổ kế toán và hình thức ghi sổ : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký
chung. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh và bộ máy kế
toán của Công ty.
Các chứng từ : Bộ chứng từ gốc và sổ sách kế toán đều được tuân thủ theo
đúng chế độ kế toán.Các chứng từ gốc được công ty mua trực tiếp từ bộ tài
chính. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp Nhật kí chung rất
phù hợp với quy mô điều kiện của công ty
Về hạch toán chi tiết: Kế toán tiêu thụ hàng hóa cũng đã đảm bảo theo dõi
sát sao tình hình tiêu thụ, đồng thời phản ánh chính sách, kịp thời doanh thu bán
hàng cùng các khoản làm giảm trừ doanh thu khác.
2.Nhược điểm
- Công ty không sử dụng tài khoản 159 dự phòng giảm giá hàng tồn
kho: Tài khoản 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là một tài khoản cần
thiết phải có đối với một đơn vị kinh doanh thương mại. Việc Công ty không
mở tài khoản này sẽ gây lúng túng cho cho Công ty khi có tình huống bất
thường xảy ra.
Sv: Lê Thị Thùy Hương Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: CĐĐH Kế toán 44- K5
24