Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÁO CÁO Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.68 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BẢN BÁO CÁO
NHÓM: 04
Nhận xét nhóm: 01
Lớp: TMA 301.1
Giảng viên: TS. Vũ Hoàng Việt
Họ và tên: 1. Lưu Hồng Thuận MSSV:0951010576
2. Nguyễn Thị Xuân 0951010271
3. Lê Bích Ngọc 0951010518
4. Ngô Xuân Quyền 0951010320
5. Lưu Phi Khanh 0951010123
6. Trịnh Thị Hồng Liên 0951010476
Họ tên: Lưu Hồng Thuận
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
Mã sinh viên: 0951010576
Nhóm: 04
BÁO CÁO
Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Câu hỏi số 4 – Chương 9:
Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010: Căn cứ để đề ra
chính sách? Nội dung của chính sách?
I. Lời mở đầu:
Chính sách nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế
của một quốc gia, được xây dựng phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước ta trong từng giai đoạn là khác nhau. Vì vậy, chính
sách nhập khẩu phải được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Chính sách nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2001 – 2010 chắc chắn khác với chính sách
nhập khẩu trong thời kì chiến tranh hay trong giai đoạn từ 1986 – 2000. Dựa vào căn cứ nào
để Nhà nước đưa ra chính sách nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2010 cũng như nội dung của nó là
những vấn đề mà bất kỳ một ai nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu cũng cần lưu ý.


II. Nội dung:
1. Câu trả lời của bạn Dương Thị Dung nhóm 1:
- Căn cứ đề ra chính sách: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta( điều kiện về kinh
tế, xã hội) để đề ra chính sách.
- Nội dung của chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010:
+ Trước mắt dành một lượng ngoại tệ nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phục vụ sản
xuất trong nước. Về lâu dài, một số nguyên liệu có thể tự lực cung cấp bằng nguồn trong nước
như xăng dầu, phân bón, bông sợi.
+ Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ mới phục vụ cho việc thực hiện
những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho tăng trưởng xuất khẩu. Chú
ý nhập khẩu dụng cụ phụ tùng thay thế đúng chủng loại.
+ Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và sản
xuất hàng tiêu dùng để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu.
+ Dành một tỷ lệ ngoại tệ thích hợp để nhập khẩu tư liệu tiêu dùng thiết yếu.
+ Bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa.
2. Câu hỏi phụ:
Bảo hộ chính đáng là gì?
Bạn trả lời: Bảo hộ chính đáng là bảo hộ có chọn lọc, có thời gian và có mức độ.
3. Nhận xét:
Câu trả lời của bạn cho câu hỏi phụ và câu hỏi về nội dung của chính sách nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 là ngắn gọn, đầy đủ và chính xác. Còn lại, về căn cứ đề
ra chính sách, bạn mới chỉ trả lời được một ý đúng là căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Tuy nhiên, sau khi được thầy gợi ý, bạn đã hoàn thiện câu trả lời của mình như sau:
Căn cứ đề ra chính sách nhập khẩu:
+ Dựa vào điều kiện cụ thể của nước ta.
+ Dựa vào chiến lược phát triển ngoại thương
+ Dựa vào cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
+ Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu
+ Dựa vào cam kết trong các hiệp định ký kết với các tổ chức trong khu vực và trên thế giới.
VD: ASEAN, WTO,…

III. Kết luận:
Giai đoạn 2001 – 2010 là giai đoạn đầu thực hiện đẩy mạnh công nghiệp trong tiến
trình công nghiệp hóa của đất nước ta. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế nước ta ngày càng
liên kết sâu rộng và gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế thế giới. Để thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa đồng thời tranh thủ được lợi ích hội nhập mang lại đồng thời không làm tổn hại
đến lợi ích dân tộc, tất yếu đòi hỏi phải có các chính sách phát triển kinh tế phù hợp của Nhà
nước. Chính sách nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2010 của Việt Nam hài hòa với các điều kiện
trong nước cũng như quốc tế, là kim chỉ nam định hướng cho các hoạt động xuất nhập khẩu
của đất nước.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương - GS, TS. Bùi Xuân Lưu -
PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân
Mã sinh viên: 0951010271
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
Nhóm: 4
BẢN BÁO CÁO
Môn: Chính sách thương mại quốc tế
Bộ câu hỏi số: 8
Câu hỏi 5 (chương IX): Nêu các biện pháp hạn chế nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
Biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu hỏi bổ sung: Hạn chế lớn nhất khi dùng thuế để quản lý nhập khẩu là gì?
1. Trình bày câu trả lời của bạn Tống Văn Hoàn (nhóm 1)
* Biện pháp hạn chế nhập khẩu chủ yễu của nước ta
Bao gồm: Thuế quan, hạn chế định lượng, biện pháp tương đương thuế, quyền kinh
doanh của các doanh nghiệp, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, hàng rào kỹ
thuật, quản lý nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ, biện pháp quản lý hành chính, biện
pháp bảo vệ thương mại tạm thời.
* Biện pháp quan trọng nhất
Đó là thuế

* Vì sao?
Vì ngoài việc làm tăng thu cho ngân sách nhà nước, thuế còn rõ ràng, minh bạch và
mang tính chất khách quan.
* Câu hỏi bổ sung
Hạn chế lớn nhất đó là thuế mang lại mất không xã hội.
2. Nhận xét câu trả lời
Câu trả lời của bạn không chính xác. Bạn đã liệt kê tất cả các biện pháp hạn chế nhập
khẩu bao gồm cả những biện pháp Việt Nam ít hoặc không sử dụng. Ví dụ: Việt Nam không
sử dụng hạn ngạch nhập khẩu trong hạn chế định lượng nữa, hay không sử dụng phụ thu…
Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng ít được sử dụng.
Biện pháp quan trọng nhất, vì sao bạn trả lời đúng.
Câu hỏi bổ sung trả lời sai.
3. Bổ sung, hoàn thiện câu trả lời
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu chủ yếu của nước ta là: thuế quan, hạn chế định lượng
(cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hoá, hạn ngạch thuế quan), hàng rào kỹ thuật.
Hạn chế lớn nhất của việc dùng thuế để quản lý nhập khẩu là bị ràng buộc tức là khả
năng các quốc gia áp dụng biện pháp thuế ngày càng bị hạn chế do những cam kết trong các
hiệp định, quyết định của tổ chức về việc giảm thuế. Ví dụ như Việt Nam, trong quy định khi
tham gia WTO thì phải đồng ý với lộ trình cắt giảm thuế, tiến tới gỡ bỏ hàng rào thuế quan,
thực hiện tự do hoá thương mại. Như vậy thì về lâu dài khó có thế áp dụng được biện pháp
thuế quan để hạn chế nhập khẩu.
Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế ngoại thương, Trường đại học ngoại thương –
GS.TS.Bùi Xuân Lưu, PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải.
Họ tên: Lê Bích Ngọc
Lớp : TAM301(1-1112).1_LT
Mã sinh viên : 0951010518
Nhóm : 04
BẢN BÁO CÁO
Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Câu hỏi 6 - Chương IX:

Thuế nhập khẩu: Khái niệm? Mục đích?
I. Lời mở đầu
Khi một quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, bên cạnh việc thúc đẩy và tạo những ưu
đãi cho hoạt động xuất khẩu thì việc quản lý và điều hành nhập khẩu cũng rất cần được chú
trọng. Ngoài quản lý nhập khẩu qua ngoại tệ và các biện pháp phi thuế quan, các quốc gia
thường sử dụng thuế nhập khẩu như là một công cụ để bảo hộ và phát triển các ngành sản
xuất trong nước. Nắm vững khái niệm cũng như mục đích của thuế quan xuất nhập khẩu
cũng là điều mà các nhà xuất nhập khẩu cần lưu tâm để bảo vệ quyền lợi của mình.
II. Nội dung
1. Câu trả lời của bạn Vũ Mạnh Hùng nhóm 1
Khái niệm
Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép
nhập khẩu khi đi qua khu vực hải quan của một nước.
Theo góc độ kinh tế đơn thuần thì đó là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho
cơ quan hải quan nước có hàng hóa đi qua khu vực hải quan của nước đó.
Mục đích
- Góp phần vào việc phát triển và bảo hộ sản xuẩt
+ Một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu sẽ cạnh tranh với hàng hóa trong nước và
làm giá cả trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu dùng, tăng sản xuất
trong nước, giảm nhập khẩu. Đây là công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sản xuất trong
nước.
+Thông thường thuế nhập khẩu đánh theo giá trị hàng hóa ghi trong đơn. Tuy nhiên để đề
phòng việc ghi giá thấp hơn giá trong hóa đơn, một số chính phủ đánh thuế căn cứ vào giá
được ghi trong biểu giá tính thuế.
+Nhìn chung thuế gián thu không phân biệt đối xử hàng sản xuất trong nước với hàng nhập
khẩu. Tuy nhiên sự phân biệt bằng thuế nội địa cũng là một công cụ bảo hộ sản xuất của chính
phủ.
+Đánh thuế thấp hoặc không thu thuế các đầu vào nhập khẩu là biện pháp bảo hộ hữu hiệu
sản xuất nội địa, khuyến khích xuất khẩu.
- Hướng dẫn tiêu dùng trong nước

Ví dụ: Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô tăng làm cho giá ô tô trong nước tăng, giá ô tô
tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng ô tô của người tiêu dùng nội địa, từ đó khuyến khích người
dân sử dụng các loại phương tiện khác.
- Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách
+Là nguồn đóng góp chính cho ngân sách nhà nước
+Tỷ suất thuế và thu nhập thuế tồn tại quan hệ hàm số
+Khi thuế suất bằng không, sản xuất phát triển nhưng thu nhập của chính phủ bằng không.
Khi thuế suất tăng, thu nhập tăng đến một mức nào đó rồi giảm. Thuế suất bằng 100% sẽ làm
cho sản xuất ngừng trệ, thu nhập sẽ bằng không. Vì vậy chính phủ sẽ phải bằng mọi cách tìm
tra điểm thu thuế tốt nhất sao cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế luôn thay đổi.
- Là công cụ điều tiết quan hệ đối ngoại của một quốc gia
+Các quốc gia tham gia vào các tổ chức thương mại tìm cách giảm dần rồi tiến tới xóa bỏ
rào cản thương mại.
+Tuy nhiên thuế quan vẫn được phép sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước trong những
điều kiện nhất định.
- Thuế góp phần thực hiện chính sách mặt hàng, chính sách thanh toán và cam kết quốc tế.
2. Câu hỏi của thầy: Lấy ví dụ tác động hướng dẫn tiêu dùng của thuế
Câu trả lời của bạn: Việt Nam đánh thuế cao vào mặt hàng ô tô nhập khẩu làm ảnh hưởng đến
quyết định mua của người tiêu dùng. Thay vì sử dụng ô tô, nhiều người sẽ dùng những
phương tiện khác như xe máy, xe đạp hay xe buýt.
Nhận xét: câu trả lời đúng, đây là một điển hình cho tác động hướng dẫn tiêu dùng của thuế.
3. Nhận xét:
Câu trả lời của bạn đã đầy đủ hai ý: khái niệm và mục đích theo đúng yêu cầu của câu hỏi.
Bạn trả lời ngắn gọn và tương đối súc tích.
Tuy nhiên, trong phần khái niệm, bạn cần làm rõ hơn một số thuật ngữ như “thuế gián thu”
(thuế đánh vào người tiêu dùng nhưng người nộp thuế lại là các nhà nhập khẩu, họ thu lại
được tiền thuế thông qua việc bán sản phẩm) hay “lãnh thổ hải quan” (thường không trùng
khớp với lãnh thổ địa lý của một quốc gia).
III. Kết luận
Nói chung, thuế quan nhập khẩu là một trong hai công cụ quan trọng trong quản lý, điều hành

nhập khẩu. Hiểu rõ về khái niệm thuế quan cũng như mục đích của thuế quan giúp cho các
nhà nhập khẩu, xuất khẩu cân đối được hoạt động xuất nhập khẩu của mình một cách hiệu quả
nhất; đồng thời giúp cho các nhà nước đề ra được những chính sách phù hợp để vừa đảm bảo
sản xuất trong nước phát triển, tăng thu ngân sách vừa tuân thủ được luật chơi chung trên
trường quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương - GS,TS.Bùi Xuân Lưu -
PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải.

Họ tên: Ngô Xuân Quyền
Lớp : TAM301(1-1112).1_LT
Mã sinh viên : 0951010320
Nhóm : 04
BẢN BÁO CÁO
Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Câu hỏi 7 - Chương IX:
Phân tích lợi ích và chi phí của thuế quan?
I. Lời mở đầu
Khi một quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, bên cạnh việc thúc đẩy và tạo những ưu
đãi cho hoạt động xuất khẩu thì việc quản lý và điều hành nhập khẩu cũng rất cần được chú
trọng. Nếu ngành sản xuất trong nước bị thua thiệt trong cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì tỷ
lệ thất nghiệp do mất việc làm sẽ tăng lên cũng như sự suy giảm thu nhập từ các loại thuế
khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới một bộ phận kinh tế nào đó của quốc gia, thuế nhập
khẩu là một công cụ được sử dụng để hạn chế khả năng này. Thuế quan đem lại những lợi ích
cho nền sản xuất trong nước nhưng cũng mang nhiều tác động xấu trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới
II. Nội dung
4. Câu trả lời của bạn Bùi Hoàng Linh nhóm 1
Ta giả thiết tương quan giữa cung và cầu của sản phẩm đưa ra phân tích đã được xác định
và bất biến. Về phía cầu, thị hiếu , giá bán các sản phẩm khác, lợi tức của người tiêu thụ đều

cố định. Về phía cung, sự thay đổi kỹ thuật, những yếu tố ngoại sinh, hay những thay đổi khác
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cũng không xảy ra. Đạc biệt chúng ta tạm thời giả định không
có thuế quan đánh vào nguyên liệu để sản xuất sản phẩm đó.
Giả thiết, số cung của thế giới có chi phí sản xuất cố định, nghĩa là nhà cung cấp nước
ngoài sẵn sang bán theo giá bất biến với bất kỳ số cầu thực nào của người tiêu thụ trong nước
P
Q
S
D
Q
1
Q
3
Q
4
Q
2
0
P
0
P
2
P
1
a
b
c
d
S và D là các đường cầu trong nước. Khi không có nhập khẩu, giá bán bình quân trong
nước là OP

o
.
Khi có tự do nhập khẩu, OP1 là giá bán bất biến của nhà cung cấp ngoại quốc. Do tự do
buôn bán, nhà sản xuất trong nước không thể bán cao hơn mức giá đó. Giá bán trong nước là
OP1, sản lượng của nhà cung cấp trong nước sẽ là OQ1. Do nhu cầu trong nước là OQ2 nên
lượng nhập khẩu là Q1Q2 .
Khi có thuế quan, giá cung lúc này sẽ là OP2, nhà sản xuất trong nước có thể sản xuất ở
một mức chi phí cận biên cao hơn, sản lượng tăng lên thành OQ3, thay thế một phần nhập
khẩu.
Phí tổn sản xuất đơn vị cao hơn do sự gia tăng do sản xuất trong nước được phản ánh
trong hình có diện tích a+b+c+d, đây chính là mất mát do thus quan đem lại.
5. Câu hỏi của thầy:
Phần ảnh hưởng của thuế quan đến sản xuất, tiêu dùng, nhà nước và xã hội.
Câu trả lời của bạn:
-Phần sản xuất tăng thêm: a
-Phần tiêu dùng mất đi: a+b+c+d
-Phần thuế nhà nước thu được: c
-Phần mất không của xã hội: b+d
Nhận xét: câu trả lời đúng, ảnh hưởng của thuế quan đến sản xuất, tiêu dung, nhà nước và
xã hội.
6. Nhận xét:
Câu trả lời của bạn chính xác, đầy đủ, phân tích đúng lợi ích và chi phí của thuế quan, ảnh
hưởng của thuế quan đến nền kinh tế và xã hội
III. Kết luận
Thuế quan nhập khẩu là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để phát triển và bảo hộ nền
sản xuất trong nước, khi có khả năng khó cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên,
thuế quan cũng mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, giá cả tăng làm tiêu dùng
trong nước giảm, trong khi một bộ phận nhà sản xuất kém hiệu quả tham gia vào nền sản
xuất. Đồng thời thuế quan cũng làm mất không một phần phúc lợi xã hội, làm giảm hoặc mất
hẳn những lợi ích do phân công lao động xã hội mang lại khi áp dụng trong thời gian quá dài.

Các nhà quản lý kinh tế cần sử dụng thuế nhập khẩu một cách hợp lý để có thể vừa bảo vệ nền
kinh tế nhưng cũng vừa hội nhập mạnh mẽ và hiệu quả vào kinh tế thế giới.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương - GS,TS.Bùi Xuân Lưu -
PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải.
Họ và tên: Lưu Phi Khanh
Mã sinh viên: 0951010123
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
Nhóm: 4
BẢN BÁO CÁO
Môn: Chính sách thương mại quốc tế
Bộ câu hỏi số: 8
Câu hỏi 8 (chương IX): Các loại thuế suất trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện
nay?
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế quan nhập khẩu là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để phát triển và bảo hộ nền sản
xuất trong nước, khi có khả năng khó cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên không
vì thế mà chúng ta được tự ý đặt ra các mức thuế cho các mặt hàng nước ngoài mà phải tuân
theo những quy định cụ thể của Nhà nước, phải phụ thuộc vào từng loại đối tượng được quy
định để đánh thuế. Vậy có những loại thuế suất nào trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam
hiện nay?
I.Câu hỏi trong giáo trình
1.Tóm tắt câu trả lời của đại diện nhóm 1, bạn Đỗ Thị Thùy Linh:
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam hiện hành quy định áp dụng 3 loại thuế suất đối
với hàng nhập khẩu:
- Thuế suất thông thường: được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước
không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ với Việt Nam. Thuế
suất thông thường được áp dụng cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi.
- Thuế suất đặc biệt: được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc
khối nước có thỏa thuận đối xử Tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước
hoặc khối nước mà Việt Nam và họ có thỏa thuận đặc biệt về thuế quan nhập khẩu
theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho
giao lưu thương mại biên giới.
2. Nhận xét và bổ sung
Ngoài 3 loại thuế suất đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, nhập
khẩu của Việt Nam hiện hành (Luật số 45/2005/QH-11) mà bạn đã trình bày, do thời gian hạn
chế nên thầy đã dừng phần trả lời của bạn tại đây. Em xin bổ sung thêm nội dung về trị giá
tính thuế:
Hiện nay theo Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 quy định chi tiết thi hành luật thuế
nhập khẩu 2005 thì:
- Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng
(FOB) không bao gồm phí vận tải và phí bảo hiểm được xác định theo quy định của
luật pháp về trị giá hải quan.
- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập khẩu đầu tiên theo giá hợp đồng, được xác định theo quy định của pháp luật về
trị giá hải quan
Trong thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu,
nhập khẩu năm 2005 có quy định cụ thể về cách xác định trị giá tính thuế theo 6 cách mà hiệp
định trị giá hải quan (ACV) của WTO quy định.
II.Câu hỏi phụ
1.Câu hỏi
- Câu hỏi 1: Thuế suất ưu đãi còn gọi là thuế gì?
Bạn đã không trả lời được câu hỏi này
- Câu hỏi 2: Mức thuế suất cơ sở trong biểu thuế ở Việt Nam là mức thuế suất gì?
Trả lời: Đó là mức thuế suất ưu đãi
2.Nhận xét và bổ sung:
- Bạn đã không trả lời được câu hỏi 1. Đáp án của câu hỏi này là thuế MFN (tối huệ
quốc)
- Bạn đã trả lời đúng câu hỏi số 2, nhóm em không có bổ sung gì thêm.

KẾT LUẬN
Dựa vào các quy định cụ thể về các loại thuế suất trong biểu thuế của Việt Nam hiện nay mà
các cơ quan thuế có thể phân loại được các mặt hàng nhập khẩu dựa theo nguồn gốc xuất xứ,
từ đó đưa ra chính xác giá trị tính thuế cho mặt hàng đó, không để xảy ra hiểu nhầm từ phía
người xuất khẩu hay gây khó khăn cho người nhập khẩu trong quá trình trao đổi thương mại
giữa hai bên. Một sự rõ ràng trong cách tính thuế chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy thương
mại quốc tế phát triển.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương - GS,TS.Bùi Xuân Lưu -
PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải.
Họ và tên: Trịnh Thị Hồng Liên
MSSV: 0951010476
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
Nhóm 4
BẢN BÁO CÁO
Môn Chính Sách Thương Mại
Bộ câu hỏi số 8
Câu hỏi 9 (chương IX): Thế nào là bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR)?. Công thức
tính. Cho ví dụ
1. Trình bày câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Thảo (nhóm 1)
Bảo hộ danh nghĩa thuế quan cho ta biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là như thế nào
nếu không có hạn chế về số lượng, không có buôn lậu và những nhân tố khác có thể
làm cho thuế nhập khẩu trở nên méo mó (thừa hoặc thiếu)
Công thức tính:
Btq=
Pw
tPw )1.(
+
- 1
Ví dụ: Để bảo hộ ngành sản xuất xe đạp, Chính phủ đánh thuế nhập khẩu xe đạp

thường là 50% theo trị giá nhập khẩu. Một chiếc xe đạp nữ nhập khẩu trị giá là
600.000đ, sẽ được bán ở thị trường nội địa ít nhất là 900.000đ
Tỷ lệ bảo hộ cho sản xuất xe đạp sẽ là: =
000.600
)5,01(000.600
+
- 1 = 0,5 hay 50%
2. Nhận xét câu trả lời.
Câu trả lời của bạn Thảo đã khá hoàn chỉnh vè mặt kiến thức, tuy nhiên còn thiếu định
nghĩa về bảo hộ danh nghĩ thuế quan là gì.
3. Bổ sung, hoàn thiện câu trả lời:
Bảo hộ danh nghĩa của thuế quan là hệ số phản ánh mức độ bảo hộ của chính phủ,
được tính bằng tỷ giá giữa giá trong nước với giá quốc tế của sản phẩm đầu ra hay đầu
vào.
Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế ngoại thương, Trường đại học Ngoại
Thương. GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải

×