Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây
Lê Quang Tùng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đánh giá các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của
BIDV nói chung và Chi nhánh Hà Tây nói riêng. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tại BIDV Hà Tây thời gian qua, chỉ ra những thành công và tồn tại cùng các nguyên
nhân của chúng. Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện
hơn các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) Hà Tây thời gian tới.
Keywords: Tài chính ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Dịch vụ ngân hàng
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục qua các năm,
chính sách luật pháp luôn luôn có những thay đổi tích cực để phù hợp với tiến trình HNKTQT và
tình hình an ninh chính trị ổn định. Có thể nới, đây là tiền đề cho sự phát triển thị trường tài chính ở
Việt Nam. BIDV ngoài việc cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống như tín dụng, huy động
vốn, đã có những định hướng rõ ràng trong lộ trình phát triển như lựa chọn DVNHBL làm chiến
lược kinh doanh lâu dài nhằm đưa BIDV cơ bản trở thành NHBL hàng đầu tại Việt Nam vào năm
2015 và có quy mô ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực vào năm 2020. Những năm qua
việc mở rộng phát triển các DVNHBL tại BIDV đã có những sự thành công bước đầu như: quy mô
được mở rộng, sản phẩm - dịch vụ đa dạng, tốc độ tăng trưởng cao…. Tuy nhiên, chưa có sự
chuyển biến mạnh mẽ, các DVNHBL của BIDV rất ít được khách hàng biết đến so với những
NHTM khác.
Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động, và họ rất cần
các nguồn vốn từ các NHTM. Bên cạnh đó, các cá nhân/hộ gia đình cũng rất cần tiếp cận với các
dịch vụ công nghệ của ngân hàng. Tuy nhiên, việc phát triển DVNHBL tại BIDV Hà Tây chưa
được quan tâm đúng mức, còn chồng chéo, sơ khai và rời rạc, chưa có sự hoạch định chiến lược rõ
ràng, trong khi thị trường DVNHBL tại địa bàn chi nhánh hoạt động rất nhiều tiềm năng, cạnh tranh
diễn ra ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng khác về dịch vụ và thị phần. Vì vậy, cần phải có
những giải pháp cấp bách, đồng bộ và cần thiết để phát triển DVNHBL tại BIDV Hà Tây với mục
đích giữ vững, phát triển, mở rộng thị phần của Chi nhánh trong địa bàn, góp phần hoàn thành
chung kế hoạch kinh doanh của BIDV. Với lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Dịch vụ Ngân hàng
bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây” làm đề tài
nghiên cứu cho Luận văn của mình với hy vọng góp một phần nhỏ trong công tác hoạch định chiến
lược tại đơn vị.
2. Tình hình nghiên cứu:
Liên quan đến vấn đề “Phát triển DVNHBL tại các NHTMVN” đã có một số tác giả tiếp cận ở
các mảng nghiệp vụ và góc độ khác nhau. Một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các
nghiệp vụ trong hoạt động DVNHBL của NHTMVN trong thời gian qua như: Nghiên cứu về hình
thức thanh toán thẻ có Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Danh Lương với đề tài: “Những
giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM nhà nước ở Việt Nam” bảo vệ tại Hội đồng chấm
luận án cấp Nhà nước tại trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2003. Trong đó tác giả đã
trình bày một cách tổng quan về thẻ và hình thức thanh toán thẻ, những tồn tại về hình thức thanh
toán thẻ tại Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hình thức thanh toán
thẻ tại Việt Nam; Riêng nghiên cứu về dịch vụ NHBL có luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Minh
Thanh Nguyệt với đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Vietinbank” tại
Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010. Trong đó,tác giả có đề cập tới, tuy
nhiên luận văn của tác giả cũng mới chỉ dừng lại trong phạm vi 01 mảng dịch vụ nhỏ của 01 ngân
hàng và không tìm hiểu hết toàn bộ các vấn đề của hoạt động NHBL. Vì vậy, trong luận văn này,
tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt động bán lẻ của NHTM đó là lịch sử phát triển,
khái niệm và đặc điểm, vai trò của hoạt động bán lẻ, các hoạt động NHBL, các kênh phân phối, các
rủi ro thường gặp trong hoạt động bán lẻ của NHTM; quan điểm về phát triển hoạt động bán lẻ, các
tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động bán lẻ, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động
bán lẻ của NHTM. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động bán lẻ BIDV Hà Tây trong
thời gian qua cũng như xem xét, kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp đồng bộ, có tính thực tiễn cao nhằm phát triển DVNHBL - một mảng hoạt động mang
tính chiến lược của các NHTMVN trong thời gian tới. Đây là công trình khoa học nghiên cứu một
cách toàn diện về hoạt động bán lẻ của NHTMVN, do đó đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các
công trình đã được công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: là tập trung phân tích thực trạng và đánh giá các
DVNHBL của BIDV nói chung và Chi nhánh Hà Tây nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển và hoàn thiện hơn các DVNHBL tại BIDV Hà Tây.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: là phải trả lời được những câu hỏi: Tại sao DVNHBL là
thị trường mục tiêu của các NHTM; Cụ thể, thực trạng phát triển DVNHBL tại BIDV Hà Tây thời
gian qua tiến triển như thế nào, đã đạt được những thành công gì, còn tồn tại những vấn đề gì và tại
sao? Làm thế nào để có thể giải quyết được những mặt hạn chế, tồn tại đó và phát triển tốt hơn các
DVNHBL tại BIDV Hà Tây.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang được triển khai tại BIDV Hà Tây.
- Phạm vi nghiên cứu: BIDV Hà Tây. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động
DVNHBL trong giai đoạn từ năm 2006 - 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu dựa vào các phương pháp thống kê và thu thập số liệu, phương pháp phân tích,
so sánh và tổng hợp, và phương pháp suy luận, khái quát để đưa ra các đánh giá và kết luận. Đồng
thời, tác giả cũng sử dụng đến phương pháp chuyên gia, tức tác giả đã tự gặp đểphương pháp
chuyên gia, tự gặp để trao đổi, thảo luận và phỏng vấn các chuyên gia có liên quan, trao đổi, thảo
luận và phỏng vấn các chuyên gia có liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá lại một số vấn đề mang tính lý luận về ngân hàng, ngân hàng thương mại, và các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Phân tích thực trạng phát triển các DVNHBL tại BIDV Hà Tây, chỉ ra những thành công và tồn
tại cùng các nguyên nhân của chúng.
- Phân tích môi trường kinh doanh của BIDV Hà Tây, để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
chiến lược DVNHBL tại BIDV Hà Tây thời gian tới.
7. Kết cấu của Luận văn tóm tắt:
Ngoài phần mở đầu mở đầu, kết luận; Luận văn tóm tắt gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến Ngân hàng thương mại và
dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (Giai đoạn 2006 - 2011).
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây.
Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1. 1. Khái niệm về ngân hàng và các dịch vụ của NHTM
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng
Theo Luật các tổ chức tín dụng khoản 2 điều 4: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách,
ngân hàng hợp tác xã”.
1.1.1.2. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Theo khoản 3 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (Việt Nam) năm 2010: “Ngân hàng thương mại là
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.2. Các dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
1.1.2.4. Các hoạt động khác
1.2. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu cho
khách hàng là các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Phục vụ chủ yếu cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Giá trị từng khoản giao dịch không cao.
- Sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ vừa có sản phẩm thuộc tài sản nợ như tiết kiệm dân
cư, vừa có sản phẩm thuộc tài sản có như cho vay cá nhân.
- Chính sách, phương thức quản lý, cách thức tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực khác với
các ngân hàng bán buôn khi khách hàng là các công ty lớn.
1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.2.3.1. Vai trò của dịch vụ NH bán lẻ trong nền kinh tế
1.2.3.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.4. Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu
1.2.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn
1.2.4.2. Nghiệp vụ cho vay
1.2.4.3. Dịch vụ thẻ
1.2.4.4. Hoạt động kiều hối
1.2.4.5. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua mạng
1.3. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thƣơng
mại ngoài BIDV ở Việt Nam
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy triển vọng rất lạc quan về việc phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ tại Việt Nam. Việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phụ thuộc vào
3 lĩnh vực chính, đó là: thị trường và quản lý sản phẩm, các kênh phân phối, dịch vụ và thỏa mãn
dịch vụ. Trong những năm gần đây, dưới tác động của toàn cầu hoá, mặt bằng chung lãi suất có xu
hướng giảm - lạm phát được kiểm soát và sự phát triển kinh tế đã từng bước tạo ra sự phát triển hoạt
động ngân hàng bán lẻ tại nước ta. Yếu tố quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của
thị trường bán lẻ tại các nước có nền kinh tế mới nổi như nước ta là sự tăng trưởng liên tục của nền
kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của môi trường luật pháp, hạ tầng tài chính. Sau đây chúng ta sẽ
nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở một số ngân hàng thương mại
ngoài BIDV ở Việt Nam (Đây là những ngân hàng có định hướng và đi trước đối với lĩnh vực dịch
vụ Ngân hàng bán lẻ) bao gồm: Vietcombank, Vietinbank và ACB
Bài học kinh nghiệm cho BIDV:
• Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng:
• Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ:
• Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:
Chương 1 của Luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về dịch vụ ngân
hàng bán lẻ, phân tích vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với nền kinh tế cũng như phân tích
tính tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại một số ngân hàng thương mại ở Việt
Nam. Để phát triển chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong chương 1, tác giả cũng đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm từ việc trình bày và phân tích thực tế phát triển hoạt động dịch vụ ngân
hàng bán lẻ của một số Ngân hàng thương mại ngoài BIDV ở Việt Nam. Các nội dung trình bày ở
Chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để tác giả nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (GIAI ĐOẠN 2006
- 2011).
2.1. Giới thiệu về BIDV và BIDV Hà Tây
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.1.1. Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN: (tên gọi tắt là BIDV)
Thời kỳ từ năm 1957-1980: Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam tiền thân của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số 177/TTg
ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ - trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé
gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Từ 01/05/2012 đến nay: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
thực hiện cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành “Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam”.
2.1.1.2. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - CN Hà Tây
*) Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hà Tây:
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Tây (trước khi sáp nhập vào Hà Nội
chi nhánh có tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây) là một trong những chi
nhánh của BIDV, tiền thân là Phòng Đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày
01/06/1990. Kể từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung
và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp, dân cư, tổ chức nước ngoài,… bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay
ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
*) Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Tây:
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - BIDV Hà Tây)
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của BIDV Hà Tây
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDV Hà Tây
giai đoạn 2006 - đến 30/09/2012
Đơn vị: Tỷ đồng
ST
T
Chỉ tiêu
Nă
m
200
6
Nă
m
200
7
Nă
m
200
8
Nă
m
200
9
Nă
m
201
0
Năm
2011
30/0
9/20
12
1
Số vốn huy động bình
quân
1.1
95
1.5
88
1.8
24
2.5
29
2.7
09
2.92
0
3.38
9
2
Số vốn huy động cuối
kỳ
1.4
96
1.6
77
2.4
76
2.6
87
3.0
08
3.30
1
4.15
7
2.1
Phân theo thành phần
kinh tế
0
2000
4000
6000
Số huy động
vốn cuối kỳ
(tỷ đồng)
Nguồn vốn …
Nguồn vốn tổ …
Tổ chức kinh tế
576
816
1.4
64
1.4
78
1.4
96
1.50
2
1.39
0
Dân cư
920
861
1.0
12
1.2
09
1.5
12
1.79
9
2.76
7
2.2
Phân theo loại tiền tệ
VND
1.2
48
1.4
80
2.2
34
2.3
91
2.7
09
2.98
2
3.52
0
USD
248
197
242
296
299
319
637
2.3
Phân theo kỳ hạn
Dưới 12 tháng
1.3
91
1.5
09
2.1
82
2.0
77
2.4
66
3.00
7
3.68
0
Trên 12 tháng
105
168
294
610
542
294
477
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn huy động trong 5 năm 2006 - 2011 của Chi nhánh luôn được
giữ vững và tăng trưởng, tổng nguồn vốn huy động bình quân đến tính đến ngày 31/12/2011 đạt
2.920 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 25%. Đến thời
điểm ngày 30/09/2012, tổng nguồn vốn huy động bình quân đạt 3.389 tỷ đồng, tăng 16% so với cả
năm 2011. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2006 – ngày 30/09/2012
theo thành phần kinh tế được biểu hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 - 30/09/2012 tại BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Qua biểu đồ trên cho thấy: Tiền gửi dân cư có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, HĐV cuối
kỳ dân cư tính đến ngày 31/12/2011 đạt 1.799 tỷ đồng, tăng 96% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng
54% trong tổng nguồn HĐV, đến thời điểm ngày 30/09/2012 huy động vốn cuối kỳ dân cư là 2.767
tỷ đồng, tăng 54% so với cả năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2011 đạt
15%/năm. Tiền gửi tổ chức kinh tế, định chế tài chính năm 2011 đạt 1.502 tỷ đồng, tăng 161% so
với năm 2006, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng bình quân
25%/năm.
Hình 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2006 - 30/09/2012 tại BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Số vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng năm 2011 đạt 3.007 tỷ đồng, tăng 116% so với năm
2006, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18%/năm và chiếm 82% trong tổng nguồn vốn huy
động, trong đó tiền gửi không kỳ hạn ổn định chiếm 16%. Đến ngày 30/09/2012, tổng nguồn
vốn huy động của BIDV Hà Tây đạt 4.157 tỷ đồng (tăng 25,9% so với năm 2011), trong đó số
vốn huy động ngắn hạn là 3.680 tỷ đồng (tăng 22,4% so với năm 2011). Đây là nguồn vốn có
chi phí rẻ và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2006 - 30/09/2012
T
T
Chỉ tiêu
Đơ
n vị
Nă
m
200
6
Năm
2007
Nă
m
200
8
Nă
m
200
9
Năm
2010
Nă
m
201
1
30/
09/
201
2
1
Dư nợ TD
cuối kỳ
Tỷ
đồn
g
1.1
04
1.33
8
1.6
47
1.7
49
2.01
4
2.3
77
3.0
45
2
Dư nợ TD
bình quân
Tỷ
đồn
g
975
1.19
9
1.4
02
1.7
57
1.85
3
2.1
14
2.6
15
3
Tỷ lệ dư
nợ/Huy động
vốn
%
74
80
67
65
67
72
73
4
Tỷ lệ dư tín
dụng bán lẻ/
tổng dư nợ
%
9,2
11,0
11,
0
12,
0
15,8
4
16,
49
12,
48
5
Tỷ lệ nợ xấu
theo Điều 7
QĐ 493
%
6,5
8
2,78
1,1
6
0,6
7
0,56
0,3
6
2,3
5
6
Tỷ lệ nợ trung
dài hạn/ tổng
dư nợ
%
47,
0
43,0
39,
0
42,
0
37,0
32,
27
28,
05
7
Tỷ lệ dư nợ có
TSBĐ/ tổng
dư nợ
%
64,
0
70,0
65,
0
62,
5
65,0
67,
0
72,
0
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Qua Bảng 2.2. trên ta thấy: Dư nợ tín dụng bình quân đến ngày 31/12/2011 đạt 2.114 tỷ đồng,
tăng 117% so với năm 2006, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2011 đạt 17%/năm. Thời điểm
ngày 30/09/2012, dư nợ tín dụng của BIDV Hà Tây đạt 3.045 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2011)
và kế hoạch đến ngày 31/12/2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh đạt khoảng 15-20%,
đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung mà NHNN quy định trong năm 2012 là khoảng 17%.
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ các chỉ tiêu nhằm đảm bảo an toàn và được biểu hiện qua
Hình 2.4. sau :
Hình 2.4 : Quy mô nguồn vốn, tín dụng giai đoạn 2006 – 30/09/2012 tại BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Bên cạnh việc chú trọng tăng trưởng tín dụng, BIDV Hà Tây luôn đặt vấn đề chất lượng tín dụng lên
hàng đầu. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát và đảm bảo trong môi trường kinh tế có nhiều diễn
biến phức tạp, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1%, tỷ lệ nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 năm 2011 là :
2,35% tăng 1.9% so với năm 2006. Tỷ lệ nợ nhóm II luôn duy trì ở mức thấp (<10%). Trong điều kiện
môi trường kinh tế giai đoạn 2006 - 2011 biến động bất lợi, BIDV Hà Tây đã luôn tập trung chỉ đạo kiểm
soát và nâng cao chất lượng tín dụng, kiên quyết không để nợ xấu phát sinh, do đó kết quả hoạt động tín
dụng của BIDV Hà Tây tương đối tốt.
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2006-2011
S
T
T
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Nă
m
200
6
Nă
m
200
7
Nă
m
200
8
Nă
m
200
9
Nă
m
201
0
Nă
m
201
1
1
Thu dịch vụ ròng
Tỷ
đồng
7,8
17,
4
21,
5
28,
8
33,
8
41,
24
2
Tỷ trọng
%
Lợi nhuận BIDV Hà Tây giai đoạn 2006 - 2011
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tỷ đồng
Series1
-
Dịch vụ bảo lãnh
%
50
67
58
64
63
51
-
Dịch vụ thanh toán
và tài trợ thương
mại
%
43
26
27
25
20,
5
22
-
Kinh doanh ngoại
tệ
%
5
4
11
3
1
2
-
Dịch vụ thẻ và các
dịch vụ khác
%
2
3
4
8
15,
5
25
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây các năm)
Hoạt động dịch vụ của BIDV Hà Tây có những bước phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng thu từ
hoạt động dịch vụ luôn đạt và vượt kế hoạch được giao. Năm 2006 thu dịch vụ ròng của Chi nhánh
mới chỉ đạt 7,8 tỷ đồng thì đến năm 2007 con số này là 17,4 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần so với năm
2006), đến năm 2011 thu dịch vụ ròng tăng gấp 4,3 lần so với năm 2006. Trong giai đoạn 2006 -
2011, thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân 44%/năm.
2.1.2.4. Kết quả kinh doanh:
Chênh lệch thu chi của Chi nhánh năm 2006 đạt 39.9 tỷ đồng, năm 2007 đạt 54.7 tỷ đồng (tăng
37% so với năm 2006), năm 2008 tiếp tục tăng lên 77.1 tỷ đồng (tăng 41% so với năm 2007), năm
2009 chênh lệch thu chi của Chi nhánh giảm xuống còn 66 tỷ đồng (bằng 85.6% so với năm 2008).
Nguyên nhân giảm là do NHNN khống chế trần lãi suất cho vay trong khi lãi suất huy động liên
tiếp được đẩy lên do đó chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra ngày càng bị thu hẹp, giá trị thu nhập
ròng từ lãi suất giảm. Tuy nhiên, đến năm 2011 chênh lệch thu chi của Chi nhánh tiếp tục tăng lên
84.5 tỷ đồng (không tăng so với năm 2010 và tăng 28% so với năm 2009).
Hình 2.5: Lợi nhuận BIDV Hà Tây giai đoạn 2006 - 2011
2.1.2.5. Công tác quản trị điều hành
2.1.2.6. Về phát triển mạng lưới, nguồn nhân lực
2.2. Thực trạng triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV và BIDV Hà
Tây (Giai đoạn 2006 - 2011).
2.2.1. Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV
Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng từ mức 13,14% năm 2010 lên 18,50% năm 2011 với số dư 53.295
tỷ đồng. Mở rộng và quan hệ hợp tác toàn diện với các khác hàng. Ngoài ra, BIDV còn thiết kế các
sản phẩm huy động, dịch vụ và cho vay ưu việt phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách
hàng…
2.2.2. Quá trình triển khai và hoạt động DVNHBL tại BIDV Hà Tây.
2.2.2.1. Một số nét về tình hình kinh tế xã hội TP Hà Nội
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,2%, tổng mức
bán lẻ tăng 23,7%, kim ngạch XK trên địa bàn tăng 27,1%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,5%; an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng cao nhất
vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 31,32%, trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh
kéo dài suốt 8 tháng qua, chỉ đến tháng 9 mới có xu hướng giảm) …
2.2.2.2. Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Hà Tây
Bảng 2.4: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang triển khai tại Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam - CN Hà Tây
Stt
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1
Sản phẩm huy động vốn
2
Cho vay
3
Các dịch vụ bảo lãnh
4
Dịch vụ tài khoản
5
Dịch vụ thanh toán
6
Dịch vụ thẻ
7
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Dự định triển khai)
8
Dịch vụ kiều hối
9
Các dịch vụ khác
(Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ năm 2011 của BIDV Hà Tây)
Năm 2011 tiền gửi từ dân cư chiếm 54% trong tổng nguồn vốn huy động, tương đương 1.799
triệu đồng, tăng trưởng 96% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đạt 215 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 15% so với năm
2006. Dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2011 của đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm 42% trong tổng dư nợ tín dụng tương đương 988.000 triệu đồng. Chi nhánh đã đáp ứng nhu
cầu vốn vay kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, xây lắp, thương
mại Trong năm 2011, Chi nhánh Hà Tây thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng bá về các dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, nhất là dịch vụ thẻ ATM/POS. Số thẻ phát hành trong năm 2011 là 25.115 thẻ,
tăng trưởng 200% so với năm 2006. Tuy nhiên số lượng máy ATM để phục vụ cho khách hàng
còn ít, tính đến cuối năm 2011 có 10 máy ATM của Chi nhánh Hà Tây phục vụ cho khách hàng.
Các DNNN áp dụng trả lương qua tài khoản chưa nhiều, ngược lại các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh như: Cty CP Đầu tư và Xây dựng HUD3, Cty CP Chế tạo thiết bị Seen, Xí nghiệp may
Vietjetstar Pacific, Trường mầm non Hoa Sen,… lại có xu hướng sử dụng các dịch vụ tiện ích của
ngân hàng nhiều hơn là các doanh nghiệp nhà nước. Dịch vụ nhắn tin tự động SMS Banking:
Nguồn thu từ dịch vụ này không nhiều, chủ yếu hỗ trợ khách hàng biết thông tin về tài khoản, thông
tin về lãi suất và tỷ giá ngoại tệ chuyển đổi; Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS tăng
2.000 lượt. Doanh số thu dịch vụ còn thấp do ngân hàng chưa thực hiện thu đầy đủ các khoản phí,
chẳng hạn như phí kiểm đếm tiền mặt, phí giải ngân tiền mặt, phí gia hạn nợ, phí mở tài khoản, phí
quản lý tài khoản, phí phát hành thẻ ….
2.2.3. Phân tích tổng thể về môi trƣờng kinh doanh của BIDV Hà Tây.
2.2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài
*) Về nền kinh tế thế giới: Năm 2011 nền kinh tế thế giới vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực.
*) Yếu tố chính trị : VN là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định; môi
trường pháp luật minh bạch …
*) Về nền kinh tế trong nước: Việt Nam có những bước tiến đáng kể liên tục tăng trưởng trên
mức 6 - 8%/năm. Kinh tế vĩ mô trong những năm qua ổn định
*) Yếu tố quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO gây một tác động lớn lao đến
nền kinh tế và hệ thống NHTM.
*) Yếu tố công nghệ: Tốc độ phát triển công nghệ NH trên thế giới rất nhanh chóng tạo điều
kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng với
thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị
điều hành và kinh doanh là một nhu cầu bức xúc.
*) Yếu tố cạnh tranh
- Về thị phần kinh doanh
Bảng số 2.5: Thị phần các NHTM trên địa bàn quận Hà Đông
Đơn vị: %
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Huy
động
vốn
Tín
dụng
Dịch
vụ
1.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN Hà Tây
27,6
26,5
37,1
2.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Tây
50,4
39,5
44,6
3.Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tây +
Sông nhuệ
15,3
5,5
14,9
4.Các ngân hàng khác
6,7
28,5
3,4
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước TP Hà Nội)
Thị phần kinh doanh của Chi nhánh Hà Tây về tất cả các dịch vụ đều đứng thứ 2 sau Chi
nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây. Thị phần của Chi nhánh Hà Tây:
Tín dụng đạt 26,5%, huy động vốn đạt 27,6%, dịch vụ đạt 37,1%.
2.2.3.2. Phân tích môi trường bên trong
*) Hệ thống quản lý: Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi
kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp…
*) Hệ thống Marketing: Chưa rõ ràng và chuyên nghiệp.
*) Hệ thống thông tin: Nhìn chung là tốt và ổn định.
*) Hệ thống kiểm soát nội bộ: Đôi khi cồng kềnh.
2.3. Đánh giá hoạt động dịch vụ NHBL tại CN Hà Tây
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Mức độ tăng trưởng bình quân 25%/năm về huy động, bình quân chung của NHTM trên địa
bàn là 20%/năm.
- Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư được huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn
huy động; năm 2011 là 54%, nguồn vốn huy động từ dân cư là nền tảng tạo sự ổn định trong
nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh Hà Tây.
- Tình hình dư nợ tín dụng cuối năm 2011 tập trung chủ yếu vẫn là vào đối tượng các doanh
nghiệp lớn mặc dù tín dụng bán lẻ cũng đã có những bước chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế, tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ là 16.49%; điều này đã thể hiện được xu hướng tín dụng cũng đã
chuyển dần sang đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh…
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Trong công tác quản lý khách hàng ngân hàng chưa phân nhóm được đối tượng khách hàng
tiềm năng, điều này đã làm hạn chế nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Hà Tây.
- Về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng: Sản phẩm về cơ bản đã đầy đủ tuy nhiên thủ tục còn
rườm rà.
- Và một số những tồn tại khác.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế sự phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
BIDV Hà Tây
2.3.3.1. Những nguyên nhân khách quan
2.3.3.2. Những nguyên nhân chủ quan
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
Chương 2 của Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động của BIDV nói chung và Chi
nhánh Hà Tây nói riêng, từ thực trạng này tác giả cũng đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về hoạt
động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh Hà Tây, đồng thời Chương 2 phân tích tổng thể
môi trường kinh doanh của Chi nhánh Hà Tây để từ đó có những đánh giá về quá trình hoạt
động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Hà Tây. Thông qua việc đánh giá thực trạng triển
khai hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tác giả đã phân tích những nguyên nhân chủ quan và
khách quan, đây là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
tại Chi nhánh Hà Tây trong Chương 3.
Chƣơng 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.1. Giải pháp cho Nhà nƣớc, nghành Ngân hàng và hiệp hội ngân hàng Việt Nam
3.1.1. Xu hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ: là tất yếu trong điều kiện cạnh tranh
hiện nay; nó đóng góp đáng kể vào lợi nhuận ngân hàng và phân tán rủi ro kinh doanh …
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Phát triển hệ thống DVNH đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu
quả các DVNH truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó coi trọng DVNHBL, tiếp cận
nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính - ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ
cao. …
3.1.3. Định hƣớng và giải pháp chiến lƣợc
3.1.3.1. Hoàn thiện quy định về qui trình nghiệp vụ và DVNH
3.1.3.2. Củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp DVNHBL
3.1.3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
3.1.3.4. Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt CSKH
3.1.3.5. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ.
3.1.3.6. Chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực và thế giới.
3.2. Giải pháp, định hƣớng phát triển của BIDV
3.2.1. Định hƣớng phát triển của BIDV
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng nước ngoài không chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng
truyền thống như các NHTMVN. Các ngân hàng nước ngoài thường xây dựng dưới dạng tập đoàn
tài chính - ngân hàng do đó theo định hướng chung của BIDV là xây dựng BIDV thành tập đoàn tài
chính - ngân hàng vững mạnh. Một bước ngoặc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của
BIDV trong thời gian gần đây là xác định phát triển thị trường DVNHBL là mục tiêu hàng đầu.
Vì vậy tương lai của ngân hàng sẽ thuộc về thị trường DVNHBL vì hiện tại BIDV vẫn có uy tín
trên thị trường và có một vị thế cạnh tranh tốt. Trước các yếu tố bất lợi xảy ra, để BIDV có thể
vượt lên dẫn đầu và tạo một vị thế mạnh trong tương lai thì chiến lược phát triển thị trường bán lẻ là
phù hợp với BIDV trong thời gian tới theo hướng phù hợp với yêu cầu của NHBL hiện đại.
3.2.2. Mục tiêu và cơ sở xây dựng giải pháp phát triển DVNHBL
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngân hàng, tỷ lệ thu nhập từ các DVNHBL chiếm bình
quân từ 6-12% trong tổng thu nhập của các ngân hàng, trong khi đó tỷ lệ này đối với các nước
phát triển là 50%. Với dân số hơn 80 triệu dân của Việt Nam ngày càng có nhu cầu về
DVNHBL, thì thị trường NHBL ngày càng trở nên “màu mỡ” đối với các NHTMVN. Nắm được
xu hướng tất yếu này, BIDV đã từng bước chuyển hướng sang phát triển DVNHBL.
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ của BIDV
- BIDV cần đưa ra biểu phí dịch vụ hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh với các ngân hàng thương
mại khác.
- BIDV cần có kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ.
- BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
- Trong giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, BIDV nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên
viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống.
- Tạo hình ảnh BIDV trong lòng công chúng.
- BIDV cần hỗ trợ mở rộng mạng lưới hoạt động và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bán
lẻ.
3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Hà Tây
3.3.1. Thâm nhập thị trƣờng và thu hút khách hàng
3.3.2. Phát triển thị trƣờng và quản lý khách hàng
3.3.3. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới
3.3.4. Phát triển công nghệ công tin
3.3.5. Phát triển năng lực tài chính của ngân hàng
3.3.6. Nâng cao chất lƣợng và quản lý nguồn nhân lực
3.3.7. Tăng cƣờng hoạt động Marketing
3.3.8. Tăng cƣờng công tác chăm sóc khách hàng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3:
Trên cơ sở phân tích tổng thể môi trường kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động dịch vụ
ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Hà Tây, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân tồn tại khách quan và
chủ quan, đồng thời học hỏi kinh nghiệm về phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng thương mại
khác ngoài BIDV, trong chương III, Luận văn nđã đưa ra những giải pháp cơ bản về các mặt như
tiếp cận thị trường và quản lý khách hàng, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực
tài chính nhằm làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Hà Tây.
KẾT LUẬN
Với mong muốn những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của ngân hàng đến tay từng người dân
trong địa bàn với chất lượng cao, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng và hiệu quả kinh
doanh cao nhất cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, luận văn
đã xây dựng được các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho Chi nhánh Hà Tây trong
điều kiện phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói
riêng.
Phát triển chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
của các ngân hàng thương mại. Muốn tăng hiệu quả từ dịch vụ bán lẻ này cần phải có những nghiên
cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường. Trong điều kiện Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đang triển khai dịch vụ này, cần phải có
những giải pháp thích hợp để phát triển những dịch vụ bán lẻ một cách khoa học và hiệu quả.
Đây là một đề tài mặc dù không còn mới, nhưng luôn có tính thời sự cao, nhất là đối với địa bàn
Thành Phố Hà Nội, là nơi tập trung rất nhiều các ngân hàng có độ cạnh tranh cực kỳ khốc liệt đòi
hỏi cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn. Bản thân tác giả cũng mới làm công tác dịch vụ ngân hàng
bán lẻ trong ngành ngân hàng chưa lâu kết hợp với những kiến thức học tập ở trường và những hiểu
biết về thực tiễn xã hội, bản thân nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết đặt ra trong giai đoạn hiện
nay nên đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu, do đó đề tài không khỏi hạn chế về mặt phân
tích và và đề xuất giải pháp. Rất mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của Thầy, Cô và đồng nghiệp
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
References
1. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2006, Hà Nội.
2. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2007, Hà Nội.
3. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2008, Hà Nội.
4. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2009, Hà Nội.
5. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2010, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn
bản sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 về việc Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, một
số văn bản, quy định khác.
9. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2004), Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày
16/07/2004 về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
Hà Nội.
10. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2009), Quyết định số 3900/QĐ-QLRRTD3
ngày 09/07/2009 về việc ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các
cấp điều hành, Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (2012), Quyết định số 45999/QĐ-
NHBL2 ngày 20/11/2012 Quy định về Cấp tín dụng bán lẻ, Hà Nội.
12. Nguyễn Duệ chủ biên (2005), Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Tài (2007), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân
hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh
15. Peter Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
16. Phan Thị Cúc (2008), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
Các website:
17. www.cpv.org.vn Đảng Cộng Sản Việt Nam
18. www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
19. www.mof.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
20. www.mpi.gov.vn Bộ Tài chính
21. www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
22. www.incombank.com.vn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
23. www.vbard.com.vn Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
24. www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp
25. www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê