2
Hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo
hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Lê Hoàng Oanh
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trúc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư tài chính
của doanh nghiệp bảo hiểm. Nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Công ty
bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trên các phương diện huy động, tạo lập
và sử dùng vốn đầu tư. Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động đầu tư tài
chính của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Keywords: Tài chính; Ngân hàng đầu tư; Hoạt động đầu tư; Bảo hiểm
Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động bảo hiểm giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế không chỉ góp phần phòng chống, hạn
chế, khắc phục các thiệt hại, tổn thất cho nền kinh tế mà còn đóng vai trò là một trong những tổ chức đầu tư lớn
trên thị trường tài chính. Thực tế kinh doanh bảo hiểm trên thế giới đã chứng tỏ rằng kết quả kinh doanh của
phần lớn các công ty bảo hiểm là nhờ vào hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư tài chính nói
riêng có vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào.
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong
những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công
ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao do tỷ trọng đầu tư chưa cao,
phạm vi quá bó hẹp, quá thuần tuý, tính chuyên nghiệp trong quản lý chưa đồng bộ, mức độ tập trung hóa, đa
dạng hóa còn thấp. Khi nền kinh tế đang phát triển ngày một sôi động đòi hỏi Tổng công ty bảo hiểm ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cần phải nâng cao hoàn thiện hóa đồng bộ các hoạt động đầu tư để đem
lại khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Để thực hiện được công việc này thì đòi hỏi phải có
những phân tích, đánh giá quá trình hoạt động đầu tư tài chính tại công ty. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Hoạt
động đầu tƣ tài chính của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây vấn đề hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm đã được
nghiên cứu và đề cập ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Một số chủ đề được nêu ra trong các công trình
nghiên cứu vào những năm gần đây như:
“Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty Bảo Việt” của Thạc sĩ Bùi Đức Thịnh (2001).
“Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” của
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tú (2008).
“Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm dầu
khí Việt Nam” của Thạc sĩ Ngô Thị Kim Liên (2001).
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm
trong giai đoạn nghiên cứu và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính
tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau và mỗi công ty với những đặc điểm riêng lại có những
chiến lược kinh doanh riêng để phù hợp với tình hình thực tế. Do đó tác giả chọn nghiên cứu tình hình đầu tư
tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo
hiểm.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam trên các phương diện huy động, tạo lập và sử dùng vốn đầu tư.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Công ty bảo hiểm Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Về mặt
lý luận là các vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Về mặt thực tiễn, phân
tích và đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất định hướng giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại
của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các bảng số liệu để
minh họa. Phương pháp nghiên cứu tình huống và nghiên cứu điển hình lấy Tổng công ty bảo hiểm ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở so sánh với toàn hệ thống
các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả các công trình khoa
học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hệ thống hóa các quan niệm về đầu tư, từ đó làm rõ bản chất hoạt động đầu tư tài chính tại
các doanh nghiệp bảo hiểm. Luận văn đưa ra ba nguyên tắc đầu tư cơ bản đối với doanh nghiệp bảo hiểm là:
4
nguyên tắc an toàn, nguyên tắc sinh lời và nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên trên cơ sở
phân tích nguồn vốn đầu tư.
Luận văn trình bày có hệ thống các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm: đầu tư tiền gửi, đầu
tư chứng khoán, góp vốn, đầu tư bất động sản, cho vay thế chấp… Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu
tư và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bằng số liệu cụ thể, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của BIC trong
những năm gần đây trên các mặt: tổ chức hoạt động đầu tư; nguồn vốn đầu tư; quy mô, cơ cấu danh mục đầu tư
và hiệu quả hoạt động đầu tư. Thông qua phân tích, luận văn rút ra một số thành quả đạt được và những hạn
chế cần khắc phục đối với hoạt động đầu tư của BIC.
Trên cơ sở đánh giá thị trường và các mục tiêu cơ bản đối với hoạt động đầu tư của BIC, chương 3
của luận văn đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy phát triển hoạt động đầu tư tại BIC trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam (BIC)
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam
CHƢƠNG 1
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng với các nguồn lực khác trong
hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Mục đích cuối
cùng của các hoạt động đầu tư là thu được những kết quả nhất định lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra.
1.1.2. Phân loại hoạt động đầu tư
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân loại hoạt động đầu
tư thành: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính: Là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ
có giá để hưởng lãi suất cố định trước hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
phát hành.
Đầu tư thương mại: Là loại hình đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hóa và sau đó bán
với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và bán.
Đầu tư phát triển: Là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao
động, trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng, bồi
dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản
này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
5
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư tài chính
Hoạt động đầu tư tài chính không tạo ra sản phẩm mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng giá trị tài sản
chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Đầu tư tài chính có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các trung gian
tài chính.
1.1.4. Vai trò của hoạt động đầu tư tài chính
Vai trò nổi bật nhất của hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư cung cấp một nguồn vốn quan
trọng cho đầu tư phát triển. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu
chuyển một cách dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng thông qua việc chuyển nhượng, mua bán các
công cụ tài chính trên thị trường tài chính, điều này đã khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư.
1.2. Hoạt động đầu tƣ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm
Theo điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam ban hành năm 2000 kinh doanh bảo hiểm được
hiểu là “Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp
nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm”. Cũng theo điều 3 khoản 5, doanh nghiệp bảo hiểm là “doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và
hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để
kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm”. Công ty bảo hiểm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, công ty bảo hiểm là doanh nghiệp chuyên ngành.
Thứ hai, công ty bảo hiểm là trung gian tài chính.
Thứ ba, công ty bảo hiểm thường không vay vốn phục vụ kinh doanh bảo hiểm.
Thứ tư, hoạt động của công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thứ năm, hoạt động của công ty bảo hiểm được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.
1.2.2. Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.2.1. Đặc điểm hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu là hành động chi dùng vốn nhàn rỗi từ vốn
chủ sở hữu và phí bảo hiểm thu được nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp. Hoạt
động đầu tư được phân thành hai loại chính là đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính. Trong khuôn khổ của luận
văn, tác giả chỉ đề cập nghiên cứu đến hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm mang những đặc điểm chung của quá trình
đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính của doanh
nghiệp bảo hiểm có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bao gồm những nguồn vốn hình thành từ
vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước bằng hệ thống những
văn bản quy định hình thức và tài sản được phép đầu tư.
Thứ ba, nguyên tắc đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc đảm bảo những nguyên tắc
chung còn phải tuân thủ những nguyên tắc riêng.
6
1.2.2.2. Nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Đầu tiên là nguyên tắc an toàn: hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm phải đảm bảo độ an toàn
cho nguồn vốn một cách cao nhất. Nguyên tắc này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư, bảo
toàn nguồn vốn sử dụng. Việc đảm bảo nguyên tắc đầu tư vốn an toàn là rất quan trọng, đảm bảo cho doanh
nghiệp thực hiện các cam kết với khách hàng trong các hợp đồng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nguyên tắc thứ hai cần đảm bảo là nguyên tắc sinh lời. Nguyên lý đầu tư là rủi ro đầu tư càng cao thì
tỷ suất lợi nhuận đầu tư càng cao và ngược lại. Do đó, nhà quản lý quỹ đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
cần lựa chọn một cơ cấu danh mục cân đối để đảm bảo cả nguyên tắc an toàn và nguyên tắc sinh lời.
Nguyên tắc thứ ba cần đảm bảo là nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên.
1.2.2.3. Vai trò của hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Hoạt động đầu tư ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm. Tỷ suất
lợi nhuận đầu tư cao sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí bảo hiểm, đóng góp quan trọng
vào sự tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp,
tăng cổ tức cho cổ đông, tăng quỹ phúc lợi và thu nhập cho người lao động. Đối với xã hội, vai trò của hoạt
động đầu tư được thể hiện rõ nét nhất thông qua vị trí của doanh nghiệp bảo hiểm trong cấu trúc của hệ thống thị
trường tài chính. Ngoài ra, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm còn có tác động không nhỏ đến sự
phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn
định xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước và tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.
1.2.3. Các phương thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm là hoạt động đầu tư tài chính và chủ yếu được thực
hiện thông qua thị trường tài chính, bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
1.2.3.1. Đầu tư tiền gửi
Đầu tư tiền gửi là việc doanh nghiệp bảo hiểm gửi tiền có kỳ hạn tại các Tổ chức tín dụng (ngân
hàng thương mại, công ty tài chính…) để hưởng lãi theo lãi suất đã thỏa thuận tại các hợp đồng tiền gửi,
chứng chỉ tiền gửi…
1.2.3.2. Đầu tư chứng khoán
Hai công cụ chính trên thị trường chứng khoán là trái phiếu và cổ phiếu.
Đầu tư trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ,
xác nhận nghĩa vụ trả nợ (gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái
phiếu. Nhìn chung trái phiếu là một loại đầu tư lớn nhất trong danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo
hiểm trên thế giới vì nó là một khoản đầu tư tương đối an toàn.
Đầu tư cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một
hoặc một số cổ phần của công ty đó. Có 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Ngoài ra, để đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm cũng
thực hiện đầu tư vào các công cụ tài chính khác như các hợp đồng quyền chọn mua, quyền chọn bán, các hợp
đồng kỳ hạn…
7
1.2.3.3. Góp vốn
Góp vốn là hình thức doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn thành lập hoặc mua lại phần vốn góp tại
công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết.
1.2.3.4. Đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản mang lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm khoản thu nhập dưới dạng thu nhập
cho thuê bất động sản và cơ hội tăng giá của khoản đầu tư. Trong trường hợp cho thuê được bất động sản,
đây sẽ là một nguồn thu nhập cao, thường xuyên, khá ổn định.
1.2.3.5. Cho vay thế chấp
Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cho vay như một trung gian tài chính, đem đến cho công chúng
một sự lựa chọn tài chính khác bên cạnh các tổ chức tín dụng. Hình thức cho vay phổ biến thường được các
doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện là repo trái phiếu - tức là cho vay có bảo đảm bằng trái phiếu.
Ngoài những hình thức đầu tư cơ bản kể trên, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư ở một số
hình thức khác tùy theo quy định của từng nước và sự phát triển của thị trường tài chính như các chứng
khoán phái sinh, vàng, ngoại tệ.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Tỷ suất
lợi nhuận đầu tư
=
Lợi nhuận đầu tư tài chính
(1)
Tiền & tài sản đầu tư bình quân trong kỳ
Trong đó:
Tiền & tài sản đầu tư bình
quân trong kỳ
=
Tiền & tài sản đầu tư đầu kỳ + cuối kỳ
2
Tài sản đầu tư
=
Đầu tư tài chính ngắn
hạn
+
Đầu tư tài chính dài hạn
+
Ký quỹ, ký cược dài
hạn
1.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên vốn
chủ sở hữu
=
Lợi nhuận đầu tư
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Trong đó:
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + cuối kỳ)/2
1.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên
tổng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Trong đó:
Tổng tài sản bình quân trong kỳ = (Tổng tài sản đầu kỳ + cuối kỳ)/2
1.2.4.4. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận đầu tư tài chính( ĐTTC)
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
ĐTTC
= [
Lợi nhuận ĐTTC kỳ báo cáo
- 1]
x 100(%)
Lợi nhuận ĐTTC kỳ liền trước
8
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan
a. Các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
Nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm gồm nghĩa vụ đối với khách hàng và nghĩa vụ đối với
cổ đông.
b. Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm
Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu danh mục đầu tư. Các doanh
nghiệp bảo hiểm lớn, sẽ có phạm vi lựa chọn đầu tư rộng hơn, có khả năng đa dạng hóa danh mục tốt hơn.
c. Quan điểm đầu tư
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm chịu tác động của nhiều nhân tố, nhưng suy cho cùng,
quyết định đầu tư vào đâu, giá trị đầu tư bao nhiêu… là do người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư
quyết định trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
d. Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện đầu tư
Cán bộ thực hiện đầu tư phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm
thì mới có thể tối đa hóa hiệu quả danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở lựa chọn những
phương án đầu tư có độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý.
1.2.5.2.Các nhân tố bên ngoài
a. Chính sách thuế
Để khuyến khích tăng đầu tư cho nền kinh tế, các chính phủ thường ưu đãi không đánh thuế hoặc giảm
thuế đối với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nếu lợi nhuận được đem tái đầu tư. Doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ tăng giá trị đầu tư vào những lĩnh vực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
được nhà nước khuyến khích thông qua việc giảm thuế.
b. Các điều kiện của thị trường tài chính
Quy mô và mức độ phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn đầu tư của
các nhà đầu tư nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Tại các thị trường tài chính phát triển,
doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều sự lựa chọn hình thức đầu tư và ngược lại.
c. Các ràng buộc về mặt pháp lý đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Việc doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào những lĩnh vực nào, giá trị đầu tư là bao nhiêu
thông thường đều bị pháp luật các nước khống chế.
1.3. Kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm ở một số nƣớc
1.3.1. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tư
Kinh nghiệm của các nước cho thấy [1, tr.26-27] các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới phổ biến
áp dụng các mô hình quản lý đầu tư sau:
Mô hình 1: Thành lập phòng đầu tư thuộc công ty bảo hiểm.
Mô hình 2: Thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư do
công ty bảo hiểm sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối
Mô hình 3: Mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác.
9
1.3.2. Nội dung quản lý
Quản lý đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Xây dựng kế hoạch
đầu tư trên cơ sở huy động vốn đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu; Lập các dự án đầu tư
cụ thể và lựa chọn những dự án đầu tư phù hợp nhất và nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép; Quản lý
quá trình thực hiện đầu tư bằng cách cử cán bộ chuyên trách theo dõi, kiểm tra thường xuyên;Đánh giá kết
quả và hiệu quả đầu tư.
1.3.3. Quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Tham khảo luật bảo hiểm của các nước [1, tr.32-39] thì các quy định này đều có một số điểm chung:
Đều nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau: (1) các tài sản đầu tư phải đảm bảo có mức độ rủi ro thấp nhất
có thể chấp nhận được; (2) Danh mục đầu tư phải được đa dạng hóa ở mức đủ để làm giảm thiểu rủi ro thua lỗ
và có đủ tính thanh khoản để đáp ứng nhu cầu lưu chuyển tiền ngắn hạn phát sinh; Đều nằm trong quy định
của Luật kinh doanh bảo hiểm hoặc những văn bản dưới luật; Đều có sự thay đổi thường xuyên cho phù hợp
với điều kiện của thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính luôn biến động; Đều quy định những hạn chế
pháp luật chủ yếu áp dụng đối với đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ và ít hạn chế hơn đối với vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, ở một số nước vẫn quy định hạn chế đầu tư vì suy cho cùng đây cũng là nguồn vốn để đảm bảo khả
năng thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng chỉ bị hạn chế ở phần vốn pháp định; Đều bao gồm các
quy định chủ yếu sau: quy định danh mục đầu tư, quy định giới hạn tối đa/tối thiểu cho từng loại tài sản đầu
tư, quy định giới hạn tối đa /tối thiểu cho từng khoản đầu tư và quy định về đầu tư ra nước ngoài.
1.3.3.1. Kinh nghiệm của cộng hòa Pháp
Pháp là một trong những thị trường bảo hiểm lâu đời ở Châu Âu và nằm trong khối EU. Vì vậy có thể coi
Pháp là một ví dụ điển hình cho một thị trường bảo hiểm phát triển để xem xét vận dụng kinh nghiệm. Theo Luật
bảo hiểm của Pháp, hoạt động đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm không những chịu ràng
buộc pháp luật, còn đối với hoạt động đầu tư các quỹ dự phòng nghiệp vụ phải tuân theo các quy định sau:
- Nguyên tắc đầu tư: an toàn, sinh lời và khả năng thanh toán thường xuyên.
- Danh mục đầu tư cho phép bao gồm 5 loại: Trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, cho vay và tiền gửi.
- Giới hạn tối đa đối với từng loại tài sản đầu tư như sau:
+ Cổ phiếu và trái phiếu công ty không được quá 65% quỹ dự phòng nghiệp vụ
+ Bất động sản không được quá 40% quỹ dự phòng nghiệp vụ
+ Cho vay có thế chấp không quá 10% quỹ dự phòng nghiệp vụ
+ Trái phiếu chính phủ, tiền gửi vào các tổ chức nhận tiền gửi: không hạn chế
- Hạn chế đối với từng khoản đầu tư:
+ Không quá 5% quỹ dự phòng nghiệp vụ vào cổ phiếu niêm yết và trái phiếu của một công ty.
+ Không quá 10% quỹ dự phòng nghiệp vụ vào một bất động sản
+ Không quá 0.5% quỹ dự phòng nghiệp vụ vào cổ phiếu chưa niêm yết
1.3.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia
Malaysia là một nước trong khu vực Đông Nam Á, có mức độ phát triển thị trường bảo hiểm tương
đối giống Việt Nam, nên có thể coi Malaysia là một kinh nghiệm tốt để vận dụng.
Theo Luật bảo hiểm của Malaysia, những hạn chế đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo
hiểm được áp dụng với cả đầu tư vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nghiệp vụ, cụ thể như sau:
10
- Nguyên tắc đầu tư: an toàn, sinh lời và khả năng thanh toán thường xuyên.
- Danh mục đầu tư cho phép bao gồm 7 loại: trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng và các tổ chức
tín dụng, cổ phiếu bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết, quỹ tín thác đầu tư, cho vay bao gồm cả trái phiếu
công ty, bất động sản, cho vay theo đơn bảo hiểm.
- Giới hạn đối với mỗi loại tài sản đầu tư:
+ Trái phiếu Chính phủ: Tối thiểu không dưới 25% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Không hạn chế
+ Cổ phiếu: tối đa không quá 20% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp bảo hiểm.
+ Quỹ tín thác đầu tư: tối đa không quá 10% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Cho vay bao gồm cả trái phiếu công ty: tối đa không quá 30% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Bất động sản: tối đa không quá 20% tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp bảo hiểm.
+ Cho vay theo đơn bảo hiểm: Không hạn chế
11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN
HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIC)
2.1. Khái quát về Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập ngày 27/12/2005 theo
quyết định số 292/QĐ-HĐQT, và đi vào hoạt động chính thức ngày 01/01/2006.
Tên Việt Nam: Công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Tên viết tắt: BIC
Tên tiếng anh: BIDV Insurance company
BIC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006 với hình thức pháp lý là công ty nhà nước. Với
xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, BIC cũng đã có bước chuẩn bị quan trọng để chào bán cổ
phiếu lần đầu ra công chúng và chính thức chuyển hình thức kinh doanh từ Công ty nhà nước thành công ty
Cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ Phần Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam kể từ
ngày 1/10/2010. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, BIC đã hoạt động trên thị trường bảo hiẻm phi nhân thọ
được 7 năm từ 2006 đến 2012, với nhiều thành tích đáng kể.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIC
Mô hình tổ chức cũng như phân cấp quản lý sẽ quyết định tới việc ra quyết định đầu tư, nhất là trong lĩnh
vực đầu tư vào tài sản tài chính. Việc phân cấp quản lý và quyết định đầu tư giúp cho từng bộ phận có thể chủ
động đưa ra các quyết định kịp thời, do đó việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là rất quan trọng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC
2.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm mà công ty cung cấp
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, có
chức năng kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, và hoạt động đầu tư tài chính. Bên
cạnh các lĩnh vực chính trên, BIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: đại lý giám định tổn
thất, đại lý xét giải quyết bồi thường…
2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
BIC đi vào hoạt đông được 7 năm, từ đầu năm 2006 đến nay. Qua 4 năm hoạt động với tư cách là
công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển và từ tháng 10 năm 2010 thì BIC đã chuyển đổi mô hình
thành công ty cổ phần, BIC đã thực hiện được một số các vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất: Đó là phải kể đến việc chuyển giao thành công từ mô hình một công ty liên doanh sang
công ty một thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển mà không gây xáo trộn thị trường,
vẫn duy trì được một lượng khách hàng ổn định và tăng trưởng nhanh.
Thứ hai: Trong 6 năm vừa qua, công ty không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo
hiểm là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trên thị trường hiện nay.
Thứ ba: Công ty đã không ngừng triển khai thêm mạng lưới đại lý và chi nhánh trên cả nước. Đến năm
2011, BIC đã triển khai trên tất cả 111 chi nhánh BIDV trên toàn quốc và đã có hơn 1000 đại lý chuyên nghiệp.
Thứ tư: Công ty đã ổn định được mặt nhân sự, đảm bảo được sự phát triển cho công ty, bên cạnh đó
công ty cũng không ngừng đào tạo và tuyển dụng nhân viên.
12
Thứ năm: Công ty đã sơ bộ hoàn thiện về khung pháp lý cho công ty, xây dựng tương đối đồng bộ
các quy định cho công ty.
Thứ sáu: Công ty đã thực hiện việc nâng tổng số vốn điều lệ lên 660 tỷ năm 2010 để đáp ứng yêu
cầu kinh doanh và thỏa mãn quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ: năm 2006 vốn điều lệ của BIC là 200 tỷ, đến năm 2007 công ty tăng vốn pháp định lên
500 tỷ và đến năm 2010 sau khi cổs phần hóa thì vốn điều lệ của BIC đã tăng lên đến 660 tỷ đồng. Ngoài ra
các chỉ tiêu tài chính khác của BIC như: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng
doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế và thị phần bảo hiểm gốc cũng không ngừng tăng lên (Bảng 2.4)
Bảng 2.4: Chỉ tiêu tài chính của BIC giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
1
Tổng tài sản
1.746.106
1.813.015
2.498.436
1.870.011
2
Vốn chủ sở hữu
443.440
518.681
680.274
749.898
3
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ
158.812
177.138
252.42
298.102
4
Tổng doanh thu
409.383
623.272
875.108
1.068.553
5
Doanh thu phí bảo hiểm
296.37
406.703
553.067
689.576
6
Doanh thu đầu tư tài chính
71.023
141.305
251.93
289.943
7
Tổng lợi nhuận trước thuế
-76.879
80.68
31.548
100.521
8
ROE
-17,34%
15,0%
5,3%
11,98%
9
Thị phần bảo hiểm gốc
2,5%
2,7%
3%
3,1%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIC từ năm 2008 - 2011
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
Trong giai đoạn 2008 - 2011, bên cạnh thành công trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, BIC
cũng đã thành công với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Bảng 2.5: Bảng phân chia phí tái bảo hiểm của BIC giai đoạn 2008 - 2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
1
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
269.262
370.082
505.448
623.821
2
Phí nhượng tái bảo hiểm
140.782
221.371
221.750
273.632
3
Tỷ lệ phí nhượng tái bảo hiểm
52.3%
59.8%
43.7%
43.9%
4
Phí nhận tái bảo hiểm
27.107
36.620
47.617
65.754
5
Tỷ lệ phí nhận tái bảo hiểm
21.1%
24.6%
16.8%
18.78%
6
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
28.778
63.886
129.523
199.830
7
Chi bồi thường tái bảo hiểm
0.752
3.8
20.456
19.575
8
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
40.857
69.030
59.891
69.310
9
Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm
7.563
10.986
13.809
18.777
10
Doanh thu hoạt động tái bảo hiểm
96.889
169.536
237.031
334.894
11
Chi phí tái bảo hiểm
149.097
232.357
256.015
311.984
12
Lợi nhuận hoạt động tái bảo hiểm
-52.208
-62.821
-18.984
22.94
13
Cơ cấu doanh thu từ hoạt động tái bảo hiểm
35.9%
45.8%
46.9%
53.7%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIC 2008 - 2011)
13
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ tài chính của Công ty Bảo hiểm Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
2.2.1. Tổ chức hoạt động đầu tư tài chính của BIC
2.2.1.1. Quy chế đầu tư tài chính của BIC
Theo điều 1 quy chế đầu tư tài chính của BIC được ban hành kèm theo quyết định số 047/QĐ - HĐQT ngày
08/3/2011 của Hội đồng quản trị thì đầu tư tài chính là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIC, sử
dụng các nguồn vốn hợp pháp hợp lệ để đầu tư theo danh mục được pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép, phù hợp
định hướng phát triển của BIC nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Theo điều 2 của quy chế này thì nguyên tắc đầu tư
của BIC quan trọng nhất là an toàn và phát triển vốn sau đó là đảm bảo yêu cầu thanh toán thường xuyên, tuân thủ các
quy định trong Điều lệ, quy chế tài chính và các quy định Pháp luật trong hoạt động đầu tư tài chính và cuối cùng là
phải hỗ trợ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nguồn vốn đầu tư là vốn điều lệ đã góp, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại được phép sử dụng cho hoạt
động đầu tư, nguồn vốn khấu hao tài sản cố định chưa sử dụng, vốn nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật, vốn vay (nếu có) và vốn khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1.2. Tổ chức hoạt động của Ban đầu tư tài chính
Ban đầu tư là ban phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty. Bộ máy nhân sự của Ban Đầu tư gồm có 1
Giám đốc và 5 nhân viên được phân công vào hai phòng chuyên môn : Phòng quản lý dự án ngắn hạn và
phòng quản lý dự án dài hạn. Đội ngũ cán bộ của ban đầu tư phần lớn là cán bộ trẻ, năng động và có trình độ
học vấn. Về cơ sở vật chất, BIC đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ở cập độ toàn công ty nói
chung và ban đầu tư nói riêng khá sớm.
2.2.1.3. Quy trình thực hiện hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư tài chính do Trụ sở chính Tổng công ty thực hiện và quản lý tập trung. Các đơn vị
thành viên chỉ được thực hiện theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng quám đốc.
Sơ đồ 2.3: Quy trình đầu tư tài chính tại ban Đầu tư
(Nguồn: Quy chế đầu tư BIC)
Cán bộ nghiệp vụ
Cán bộ nghiệp vụ
Lãnh đạo Ban đầu tư
Phụ trách lĩ nh vực có liên quan
Lãnh đạo ban đầu tư
Lãnh đạo tổng công ty
Cán bộ nghiệp vụ
Cán bộ nghiệp vụ
Thu thập thông tin
Đánh giá thẩm đị nh
Xem xét
Cho ý kiến đánh giá
Xét duyệt
Xét duyệt
Thực hiện, theo dõi, đánh giá
Thanh lý thanh toán
14
2.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.2.1. Nguồn hình thành vốn đầu tư
Qua số liệu trên báo cáo tài chính của BIC từ năm 2008 đến năm 2011 ta có bảng 2.6 về nguồn hình
thành vốn đầu tư của BIC trong 4 năm cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Nguồn hình thành vốn đầu tƣ của BIC
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
1.Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)
443.440
518.681
680.273
749.898
2.Các khoản dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng)
158.812
177.138
252.420
298.101
3. Nguồn khác
1,014.351
827.437
1,322.724
524.822
4.Tổng nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)
1,616.603
1,523.256
2,237.402
1,572.821
5. Tỷ trọng VCSH trong tổng vốn đầu tư (%)
27.4
34.1
30.4
47.7
6.Tỷ trọng DPNV trong tổng vốn đầu tư (%)
9.8
11.6
11.3
19
7. Tỷ trọng nguồn khác trong tổng vốn đầu tư (%)
62.8
54.3
58.3
33.3
8.Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư (%)
-
(5.8)
46.9
(29.7)
(Nguồn báo cáo tài chính của BIC từ 2008-2011)
a/Nguồn vốn chủ sở hữu
Hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của BIC.
Do điều kiện cạnh tranh của thị trường đòi hỏi việc tăng vốn điều lệ qua các năm làm tăng nguồn vốn chủ sở
hữu. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân qua các năm tại BIC đạt khoảng 18%. Riêng tốc độ tăng vốn chủ
sở hữu của năm 2010 so với 2009 là lớn nhất đạt 31% do năm 2010 là năm mà BIC cổ phần hóa thành công và
nâng cao vốn chủ sở hữu của mình.Tại 31/12/2011, tổng vốn chủ sở hữu đạt 749.898 tỷ đồng, chiếm tới 47.7%
tổng vốn đầu tư.
b/ Dự phòng nghiệp vụ
Quỹ quỹ dự phòng nghiệp vụ được trích lập nhằm chi trả cho những trách nhiệm sẽ phát sinh trong
tương lại từ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Với kết quả kinh doanh bảo hiểm đáng ghi nhận với tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu phí bình quân của BIC 30%. Vì vậy, quỹ quỹ dự phòng nghiệp vụ của BIC tăng nhanh
chóng đạt gần 1048 tỷ đồng vào năm 2011.
Các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay bắt buộc phải trích lập 03 quỹ quỹ dự phòng nghiệp
vụ là dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn. Tình hình trích lập chi tiết
của các loại dự phòng như sau:
Bảng 2.7. Quỹ DPNV của BIC giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
%
DP phí
85.37
53.76
99.978
56.44
159.3
63.11
190.128
63.78
DP bồi
thường
63.489
39.98
58.167
32.84
64.586
25.59
67.332
22.59
DP dao
động lớn
9.953
6.27
18.993
10.72
28.534
11.30
40.641
13.63
Tổng
DPNV
158.812
100
177.138
100
252.42
100
298.101
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIC)
15
Bảng 2.7 cho thấy cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu phí bảo hiểm, quỹ dự phòng
nghiệp vụ của BIC cũng liên tục tăng. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chỉ
được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đầu tư. Phần vốn này tối đa là 75%
tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ. Phần còn lại (tối thiểu là 25%) dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên
trong kỳ và chỉ được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Tuy việc sử dụng nguồn vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bị các giới hạn rất chặt chẽ của pháp luật nhưng đây là một nguồn vốn đầu tư vô
cùng quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm.
c/ Nguồn khác
Giai đoạn 2008 - 2011, nguồn từ ủy thác đầu tư chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư,
mà ủy thác này là do Ngân hàng BIDV ủy thác đầu tư. Theo bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng của nguồn này chiếm
gần 2/3 tổng nguồn đầu tư năm 2008 và có xu hướng giảm dần, đến năm 2011, tỷ trọng chỉ còn lại trên 30%.
Điều này cũng dễ hiểu vì một khi BIC đã đi vào hoạt động bình thường, thì nguồn từ ủy thác cũng phải được
BIDV giảm dần, thay vào đó là các nguồn khác như từ vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nghiệp vụ.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư của BIC
a. Giá trị đầu tư thực tế của BIC
Bảng 2.8: Giá trị đầu tƣ thực tế trở lại nền kinh tế của BIC
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
1. Giá trị đầu tư trở lại (tỷ đồng)
1,250.306
1,424.106
2,040.906
1,422.214
2. Tổng nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)
1,616.603
1,523.256
2,237.402
1,572.821
3. Tốc độ tăng của giá trị đầu tư trở lại (%)
-
21.9
33.9
(25.9)
4. Tỷ lệ giá trị ĐT trở lại/Tổng NVĐT (%)
77.3
93.4
91.2
90.4
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC)
Số liệu bảng 2.8 cho thấy, giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của doanh nghiệp tăng, giảm không đều qua
các năm, tuy nhiên giá trị này có xu hướng tăng lên. Bảng 2.8 cũng cho thấy nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh
tế của BIC đạt cao nhất là 93%. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
b. Cơ cấu đầu tư
Chúng ta thấy danh mục đầu tư tại BIC được phân bổ đa dạng vào các hình thức quy định, mỗi hình
thức chiếm tỷ trọng đáng kể theo bảng 2.9.
Xét về cơ cấu danh mục đầu tư theo loại hình tài sản
Trong những năm gần đây BIC tập trung vào hình thức gửi tiền ngân hàng và mua trái phiếu chính
phủ. Hai hình thức đầu tư gián tiếp này có độ rủi ro thấp vì tính thanh khoản cao đáp ứng kịp thời nhu cầu
chi trả thường xuyên của doanh nghiệp bảo hiểm. Tỷ lệ gửi tiền tại ngân hàng của BIC đạt từ 67% - 83% qua
các năm, bên cạnh hình thức gửi ngân hàng, BIC còn tập trung vào mua trái phiếu cả chính phủ và của các
công ty có uy tín. So với tiền gửi ngân hàng thì trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty có lãi suất cao hơn,
độ thanh khoản đang dần được cải thiện nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua 4 năm
2008 - 2011, ta thấy tỷ lệ đầu tư vào cả 2 loại trái phiếu chiếm bình quân khoảng 10% tổng số tiền đầu tư.
Đây là một tỷ lệ khá an toàn đối với BIC. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay tính thanh khoản của trái phiếu
chính phủ còn thấp. Đối với các doanh nghiệp mua trái phiếu chủ yếu để giải quyết tình trạng ứ đọng vốn
hoặc đầu tư dài hạn. Do thị trường tiền tệ Việt Nam chưa phát triển nên việc mua bán trái phiếu chính phủ và
trái phiếu công ty đem lại hiệu quả chưa cao. Cho vay và uỷ thác đầu tư cũng được BIC lựa chọn tuy với tỷ
trọng không lớn. Năm 2008 đạt cao nhất là 4.5%. Cũng từ năm 2008, BIC bắt đầu tham gia loại hình góp vốn
16
đầu tư, đây cũng là hình thức đầu tư chiếm tỷ trọng không nhỏ đối với BIC. Năm 2008, tỷ trọng hình thức
này chiếm lớn nhất đạt trên 7%, các năm khác giữ ở mức bình quân 5% mỗi năm và có xu hướng giữu tỷ
trọng ổn định. Loại hình này có khả năng sinh lời cao nhưng mức độ rủi ro cũng không nhỏ đòi hỏi khâu thu
nhập thông tin và thẩm định dự án phải được thực hiện kỹ lưỡng với trình độ chuyên môn cao. Tính đến cuối
năm 2011 BIC đã góp vốn đối với công ty cổ phần Vinaconex - Viettel, Công ty TNHH kinh doanh và dịch
vụ năng lượng BIDV đặc biệt góp vốn vào Liên doanh Việt Lào với tư cách cổ đông sáng lập, với tổng số
vốn là 71 tỷ đồng, cao nhất là năm 2009 với gần 98 tỷ đồng. Các dự án đầu tư góp vốn của BIC chủ yếu tập
trung vào các đối tác cũng như công ty của BIDV, độ phân tán rủi ro và đa dạng hóa các dự án đầu tư cũng
chưa cao. Điều này cũng dễ hiểu về BIC là một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh
vực đầu tư còn chưa có nên BIC lựa chọn những phương thức đầu tư an toàn. Cuối cùng là cổ phiếu. Đây là
hình thức đầu tư chứng khoán quan trọng nhưng BIC cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam khác
còn đầu tư với tỷ trọng chưa lớn. Mặc dù, đối với các nước phát triển đây là loại hình đầu tư được các doanh
nghiệp bảo hiểm rất chú trọng (đầu tư chứng khoán của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Mỹ chiếm trên 60%
tổng nguồn vốn) trong cơ cấu danh mục đầu tư của BIC tỷ trọng đầu tư cổ phiếu cao nhất đạt 9% năm 2008,
sau đó thì giảm mạnh các năm tiếp theo và có xu hướng tăng nhẹ năm 2011. Đến năm 2011, tỷ trọng của
hình thức đầu tư cổ phiếu chiếm khoảng 5% tống vốn đầu tư. Điều này được giải thích bởi sự biến động thất
thường của thị trường chứng khoán còn non trẻ ở Việt Nam. Chỉ số VN Index trong thời gian qua cho thấy
mức độ rủi ro rất lớn khi kinh doanh cổ phiếu. Hy vọng trong thời gian tới BIC sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa
để tham gia tích cực hơn trên thị trường cổ phiếu. BIC cho đến nay chưa hề kinh doanh bất động sản nguyên
nhân cơ bản là vì thị trường bất động sản nước ta trong những năm vừa qua thị trường bất động sản biến
động thất thường không đảm bảo nguyên tắc an toàn. Thị trường bất động sản Việt Nam có 70% lượng giao
dịch trên thị trường phi chính thức bởi việc hợp thức hoá bất động sản gặp khó khăn, thuế và phí chuyển
nhượng quá cao, thủ tục rườm rà, thông tin thị trường thiếu minh bạch. Vì vậy, BIC cũng như các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam rất dè dặt đầu tư vào bất động sản.
Xét về cơ cấu danh mục đầu tư theo thời hạn đầu tư
Trong bảng 2.9 ta thấy, BIC chủ yếu tập trung vào gửi tiền ngân hàng và đây là loại hình đầu tư ngắn
hạn, còn các loại hình khác chiếm tỷ trọng bé. Qua bảng 2.9, chúng ta có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ đầu tư
ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng bình quân đạt xấp xỉ 90% và có xu hướng tăng lên. Trong khi đó tỷ
trọng đầu tư tài chính trung và dài hạn lại có xu hướng giảm đi. Điều này cho ta thấy khả năng đầu tư của
BIC còn chưa có kinh nghiệm nên chỉ tập trung vào việc đầu tư ngắn hạn nhằm đảm bảo tính thanh khoản,
đồng nghĩa với nó là tỷ suất sinh lời sẽ thấp hơn các hình thức đầu tư dài hạn.
Tóm lại, qua việc phân tích danh mục đầu tư của BIC, chúng ta thấy đây là một danh mục có phạm
vi khá rộng, đáp ứng được các hình thức đầu tư mà Bộ tài chính quy định. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn đầu
tư của các doanh nghiệp còn quá tập trung vào hình thức gửi tiền ngân hàng và trái phiếu chính phủ còn rất
dè dặt trong đầu tư cổ phiếu. Điều này đòi hỏi cả về phía BIC cũng như chính phủ phải có chính sách phù
hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhàn rỗi.
17
Bảng 2.9. Bảng cơ cấu danh mục đầu tƣ của BIC
Đơn vị : Tỷ đồng
TT
Nội dung
31/12/2009
31/12/2010
31/12/2011
Giá trị (VND)
Tỷ
trọng
Giá trị (VND)
Tỷ
trọng
Giá trị
(VND)
Tỷ trọng
I
Đầu tƣ ngắn hạn
1,197.268
84.07%
1,842.075
90.26%
1,300.607
91.45%
1
Cổ phiếu niêm yết
42.858
3.01%
31.561
1.55%
36.341
2.56%
2
Cổ phiếu chưa niêm yết
54.641
3.84%
50.982
2.50%
37.758
2.65%
4
Tiền gửi VNĐ
1,099.768
77.23%
1,704.000
83.49%
1,139.499
80.12%
5
Tiền gửi USD
7.733
0.23%
39.573
2.78%
6
Trái phiếu công ty ngắn hạn
62.625
3.07%
69.790
4.91%
7
Dự phòng giảm giá chứng
khoán
(11.826)
-0.58%
(22.353)
-1.57%
II
Đầu tƣ dài hạn
226.838
15.93%
198.831
9.74%
121.607
8.55%
1
Trái phiếu dài hạn chưa niêm
yết
100.000
7.02%
129.790
6.36%
50.000
3.52%
2
Đầu tư vào công ty liên
doanh
25.756
1.81%
19.041
0.93%
21.607
1.52%
3
Đầu tư, góp vốn cổ phần
khác
101.082
7.09%
50.000
2.45%
50.000
3.52%
Tổng cộng danh mục
1,424.106
100%
2,040.906
100%
1,422.214
100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC )
2.2.2.3. Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại BIC
Để đánh giá về hiệu quả đầu tư của BIC luận văn xem xét sự đóng góp của hoạt động đầu tư vào
tổng lợi nhuận và đánh giá hiệu suất sinh lời của đồng vốn đầu tư.
Qua bảng số liệu 2.10 cho thấy, trong những năm gần đây lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đóng vai
trò quan trọng và chiếm tối ưu trong tổng lợi nhuận của BIC. Năm 2008 là năm hoạt động thua lỗ của BIC
trong tất cả các hoạt động từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đến hoạt động đầu tư tài chính. Đến năm
2009, lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm bị thua lỗ và lợi nhuận của toàn công ty là do đầu tư tài
chính. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính so với tổng lợi nhuận tăng đều qua các năm, đạt
đỉnh điểm vào năm 2011 là 1,52 lần. Qua đó chúng ta thấy vai trò tuyệt đối của hoạt động đầu tư đối với
sự phát triển của doanh nghiệp, đầu tư tài chính là nguồn chính tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp
doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính của mình, đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp
bảo hiểm hiện nay. Có thể nói hoạt động đầu tư đã mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm
góp phần nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, trong một số trường hợp còn bù đắp
những tổn thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm xảy ra tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm tăng năng
lực ký kết hợp đồng và giảm phí bảo hiểm. Điều này đòi hỏi BIC phải sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả
hơn nữa để tồn tại và phát triển trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Qua việc phân
tích kết quả của hoạt động đầu tư tài chính tại BIC, chúng ta thấy nó đóng góp vai trò lớn trong việc tạo
nên nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 2.10. Kết quả đầu tƣ của BIC năm 2008-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
ST
T
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh bảo hiểm
(37.782
)
(5.807)
-7.20
(7.055)
-22.36
(52.020
)
-51.75
2
Lợi nhuận hoạt động đầu tư
tài chính
(39.300
)
-
89.678
111.15
37.215
117.96
152.64
4
151.8
5
2.1
Lợi nhuận hoạt động tài
chính
(39.300
)
89.678
111.15
43.929
139.25
150.07
9
149.3
0
2.2
Lợi nhuận từ hoạt động đầu
tư vào công ty liên doanh
-
(6.715)
-21.28
2.565
2.55
liên kết
3
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động khác
0.203
(3.191)
-3.96
1.389
4.40
(0.103)
-0.10
4
Tổng lợi nhuận trƣớc thuế
(4=1+2+3)
(76.879
)
-
80.680
100
31.548
100
100.52
1
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIC 2008 - 2011)
Trong phần này để đánh giá hiệu suất sinh lời của vốn đầu tư luận văn sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận đầu tư bình quân. Qua bảng số liệu 2.11 cho thấy các tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả đầu tư
của BIC từ 2008-2011 tăng qua các năm nhưng với tốc độ không đều.
Bảng 2.11: Bảng tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ của BIC trong tƣơng quan so sánh với số liệu ngành và tỷ
lệ lạm phát từ 2008-2011
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
I
Số liệu của BIC
1
Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính
39.300
89.678
37.215
152.644
2
Vốn đầu tư bình quân
500.000
500.000
580.000
660.000
Số đầu năm
500.000
500.000
500.000
660.000
Số cuối năm
500.000
500.000
660.000
660.000
3
Vốn chủ sở hữu bình quân
481.897
481.061
599.468
715.086
Số đầu năm
520.354
443.440
518.661
680.274
Số cuối năm
443.440
518.681
680.274
749.898
4
Tổng tài sản bình quân
1,233.064
1,779.561
2,157.029
2,185.527
Số đầu năm
720.020
1,746.107
1,813.015
2,501.042
Số cuối năm
1,746.107
1,813.015
2,501.042
1,870.011
5
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư = (1)/(2)
7.86%
17.94%
6.42%
23.13%
6
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH = (1)/(3)
8.16%
18.64%
6.21%
21.35%
7
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = (1)/(4)
3.19%
5.04%
1.73%
6.98%
8
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
-
128.19%
-58.50%
310.17%
II
Số liệu trung bình DNBHPNT
1
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
7.86%
8.05%
7.25%
2
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
10.26%
11.02%
9.41%
3
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
5.27%
5.47%
4.89%
III
Tỷ lệ lạm phát
19.89%
6.52%
11.75%
18.13%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIC 2008-2011,Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008-2011 và số liệu từ Cục QL và
GS bảo hiểm - BTC và Tổng cục thống kê)
Năm 2009, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt giải pháp kích cầu nhằm khôi phục lại nền kinh tế.
Với sự phục hồi của thị trường chứng khoán thì năm 2009 là một năm thành công của BIC trong hoạt
động đầu tư tài chính. Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính đạt 89.678 tỷ đồng, tăng 128.19% so với năm
2008. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư đạt 17.94% trong khi số liệu trung bình của các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ chỉ đạt 8.05% và tỷ lệ lạm phát là 6.52%. Đây là năm mà các doanh nghiệp bảo hiểm đều hoạt
động đầu tư tài chính hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận đầu tư thuần (đã tính yếu tố lạm phát) đều dương và BIC đã
đạt hiệu quả rất cao. Năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối ảm đạm, ảnh hưởng tới hiệu
quả của hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và BIC nói riêng. Mặc dù,
doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 251.93 tỷ đồng tăng 78% so với năm 2009 nhưng lợi nhuận chỉ đạt
37.215 tỷ giảm 58.5% so với năm 2009. Bên cạnh các yếu tố bất lợi về thị trường thì việc BIC cổ phần hóa
và thực hiện bàn giao doanh nghiệp vào tháng 10/2010 cũng ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận từ đầu tư tài
chính do việc hạch toán, tính toán lại giá trị các khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp. Do những
yếu tố đó tỷ suất lợi nhuận đầu tư năm 2010 của BIC giảm xuống 6.42% thấp hơn số liệu trung bình của các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 7.25%, đây là năm mà hoạt đồng đầu tư tài chính của BIC đạt hiệu quả
thấp. Năm 2011 là năm đầu tiên BIC hoạt động với mô hình Tổng Công ty Cổ phần. Trong bối cảnh nền
kinh tế có nhiều khó khăn và thách thức, việc trở thành Công ty đại chúng, đặc biệt là sau sự kiện niêm yết
cổ phiếu trên sàn Chứng khoán tập trung từ ngày 6/9/2011 với các yêu cầu minh bạch, công khai mọi thông
tin hoạt động, bảo đảm tối đa quyền lợi cổ đông thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và giữ được
giá cổ phiếu là áp lực lớn, buộc BIC phải thay đổi chính sách kinh doanh một cách mạnh mẽ. Nhờ sự linh
hoạt và nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình thị trường, đặc biệt là xu hướng lãi suất tiền gửi tăng cao
trong năm 2011, hoạt động đầu tư và dịch vụ tài chính của BIC đã thu được thành công ngoài dự kiến. Lợi
nhuận từ hoạt động đầu tư và dịch vụ tài chính đạt 152.644 tỷ đồng, hoàn thành 158% kế hoạch cả năm,
tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Mức lợi nhuận này cũng được đóng góp đáng kể từ các nguồn cổ tức của
các khoản đầu tư dài hạn và cơ cấu lại các khoản đầu tư dài hạn. Nhờ đấy tỷ suất lợi nhuận năm 2011 đạt
mức cao nhất từ trước đến nay 23.13%. Tuy nhiên năm 2011 tỷ lệ lạm phát tương đối cao 18.13% nên tỷ
suất lợi nhuận đầu tư thuần chỉ đạt 5%. Đây là một tỷ lệ không cao, điều này đòi hỏi BIC phải nỗ lực hơn
nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nhằm tăng khả năng sinh lời của vốn đầu tư để tồn tại và phát
triển trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tƣ tài chính tại BIC
2.3.1. Kết quả đạt được
Hoạt động đầu tư của BIC bắt đầu được thực hiện từ năm 2006. Cho đến nay, hoạt động này đã
không ngừng lớn mạnh ước tính đến hết hết năm 2011, nguồn vốn đầu tư đạt trên 1,422 tỷ đồng, nguồn
vốn đầu tư duy trì khá đều đạt cao nhất 2,040 tỷ đồng, lợi nhuận đầu tư luôn là lợi nhuận chủ yếu của
BIC. Đây cũng là thành quả rất đáng khích lệ và có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế quốc
dân, đối với việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam, với khách hàng được bảo hiểm và cả với BIC.
Với quy mô vốn đầu tư gia tăng qua các năm, BIC đã và đang đầu tư vào rất nhiều ngành và lĩnh
vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và đang hướng tới đầu tư dài
hạn phục vụ mục đích cung cấp vốn cho nền kinh tế qua đó góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh
tế chung của đất nước.
Đối với khách hàng bảo hiểm, hoạt động đầu tư của BIC đã đảm bảo nguồn tài chính vững chắc
để đảm bảo thực hiện các cam kết đối với khách hàng và ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu của các tổ chức và dân cư.
Đối với bản thân BIC, hoạt động đầu tư vốn mang lại nguồn thu đáng kể cho Tổng công ty, góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của Tổng công ty, giúp Tổng công ty thực hiện các cam kết, nghĩa vụ
đối với khách hàng và Nhà nước, góp phần đưa BIC trở thành một trong 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ hàng đầu Việt Nam. Hoạt động đầu tư của BIC được đánh giá là đạt được các kết quả chủ yếu
sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư đã tuân thủ quy định của pháp luật và luật kinh doanh bảo hiểm, đáp
ứng yêu cầu an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán.
Thứ hai, hoạt động đầu tư ngày càng đước sự quan tâm hơn của lãnh đạo Tổng công ty, mô hình
hoạt động đầu tư từng bước được hoàn thiện trong quá trình xây dựng công ty với việc cổ phần hóa năm
2010 đã hoàn thiện Ban Đầu tư của BIC nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, BIC cũng bước đầu hoạch định được các chính sách, chiến lược và quy trình đầu tư
nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lợi với chủ trương đúng đắn tập trung vốn về Tổng công ty để
đầu tư, tránh đầu tư manh mún và dễ dàng hơn cho công tác kiểm tra, kiểm soát đối với nguồn vốn các
công ty thành viên; để tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư BIC chuyển dần từ dự trữ phương tiện thanh
toán sang đầu tư sinh lời.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của BIC, bên cạnh những kết quả đạt
được BIC cần khắc phục những hạn chế sau:
Thứ nhất, danh mục đầu tư của BIC khá rộng tương đương như danh mục đầu tư ở các nước. Tuy
nhiên, cơ cấu danh mục đầu tư chưa hợp lý quá tập trung vào hình thức tiền gửi ngân hàng và các hình
thức đầu tư ngắn hạn, đầu tư chứng khoán còn ít. Với cơ cấu đầu tư không hợp lý này đã phần nào làm
giảm hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp BIC.
Thứ hai, cơ cấu đầu tư theo thời gian của BIC chủ yếu tập trung vào đầu tư ngắn hạn nhằm đảm
bảo tính an toàn và khả năng thanh toán.
Thứ ba, tỷ suất lợi nhuận đầu tư thực tế đạt kết quả âm cho thấy việc xác định hình thức đầu tư
chưa phù hợp, bên cạnh đó BIC cũng chưa đánh giá được thực tế lạm phát của thị trường để có phương án
đối phó.
Bên cạnh những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả đầu tư kể trên thì một nguyên nhân chủ
quan quan trọng nữa, đó là BIC cung chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hoạt động đầu tư mà
mới chỉ chú trọng khi thác và mở rộng thị trường bảo hiểm. Như vậy, tuy là một doanh nghiệp bảo hiểm
được thành lập mới và có ưu thế là công ty bảo hiểm của tập đoàn tài chính lớn là BIDV nhưng có thể nói
cơ cấu danh mục chưa phù hợp, hiệu quả đầu tư chưa có thì hoạt động đầu tư chưa thực sự là một hoạt
động quan trọng đóng vai trò chiến lược đối với một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như BIC.
Trong Chương 2, chúng ta đã phân tích thực trạng hoạt động đầu tư của BIC trên các mặt huy
động và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư. Trên cơ sở phân tích đó, chương 3 sẽ đưa ra những giải
pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động đầu tư tài chính của BIC.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO
HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIC)
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động đầu tƣ tài chính của BIC
BIC là một trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ phát triển cao trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, BIC đã đưa ra định hướng phát triển cho
hoạt động đầu tư tài chính của mình trong thời gian tới như sau:
Giai đoạn từ 2011 đến 2012 củng cố BIC theo mô hình Tổng công ty cổ phần bảo hiểm hoạt động
kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính.
Từ 2012 đến 2015 BIC sẽ tập trung mở rộng hình thức đầu tư, mở rộng thị trường ra các nước
thuộc bán đảo Đông Dương.
Trong xu hướng mở cửa và hội nhập như hiện nay, với lợi thế là một đơn vị thành viên thuộc hệ
thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) BIC có thể tận dụng uy tín và nguồn khách hàng
dồi dào cũng như kinh nghiệm đầu tư và quản lý của BIDV trong tập trung các tiềm lực (nhất là vốn). Đây
là lợi thế cạnh tranh của BIC so với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như ngoài nước. Hơn nữa,
trong thời gian tới BIC hướng đến việc tăng cường hợp tác với các ngân hàng thương mại khác ngoài hệ
thống BIDV nhằm phân tán rủi ro tốt, tìm kiếm thêm nguồn khách hàng và tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt
động đầu tư.
Ngoài ra, BIC cũng hướng tới việc đổi mới môi trường đầu tư và phát triển đội ngũ nhân viên
chuyên trách nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động đầu tƣ tài chính BIC
3.2.1. Giải pháp tăng cường quy mô và tính ổn định đầu tư tài chính của BIC
Để tiến hành hoạt động đầu tư có hiệu quả thì điều kiện đầu tiên là phải có quy mô vốn tương ứng
với mức đầu tư. Vì vậy, quy mô nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư. Để đảm bảo và
nâng cao hiệu quả đầu tư, BIC cần thực hiện một số vấn đề sau:
Đầu tiên là phải đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn đầu tư. Tính ổn định của nguồn vốn đầu tư
được xem xét trên các khía cạnh: năng lực huy động nguồn vốn thông qua hoạt động bảo hiểm, danh mục
đầu tư hợp lý, năng lực xây dựng kế hoạch dự báo luồng tiền
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của BIC
Bên cạnh việc phát triển quy mô, BIC cũng cần nâng cao nâng cao chất lượng của hoạt động đầu
tư một cách nghiêm túc. Những vấn đề chính cần thực hiện:
- Xác định cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý trên cơ sở giới hạn quy định của Luật kinh doanh bảo
hiểm và Chiến lược phát triển của công ty trong từng thời kỳ nhằm gia tăng mức sinh lợi và đảm bảo an
toàn trong hoạt động. Trong giai đoạn trước mắt, cơ cấu đầu tư có thể tập trung nhiều vào các công cụ có
thu nhập cố định như trái phiếu, sau đó dần có sự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để
đảm bảo có một cơ cấu đầu tư hợp lý giữa cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các lĩnh vực đầu tư khác.
- Xây dựng quy trình phân tích đầu tư theo phương pháp từ trên xuống, từ phân tích vĩ mô nền
kinh tế đến phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp. Phân tích rủi ro và ra quyết định đầu tư; theo dõi
đánh giá và quản lý sau đầu tư. Trong quy trình đầu tư cần đặc biệt lưu ý đến việc phân tích rủi ro vì đây
là vấn đề quan trọng khi xác định giá cả của các công cụ tài chính đầu tư và hạn chế, phòng ngừa các rủi
ro có thể phát sinh.
- Xây dựng bộ máy chuyên nghiệp trong quản lý đầu tư. Cán bộ quản lý đầu tư phải là chuyên gia
có kiến thức sâu về chứng khoán và đầu tư tài chính. Từng bước chuyển Ban đầu tư thành Công ty quản lý
đầu tư. Phạm vi của công ty này không chỉ thực hiện quản lý đầu tư từ chính nguồn vốn của BIC mà còn có
thể cung cấp dịch vụ quản lý cho các quỹ đầu tư chứng khoán khác. Ngoài ra cần nghiên cứu và xúc tiến
việc thành lập công ty quản lý tài sản.
Qua các vấn đề chính cần thực hiện trên chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như: hoàn
thiện công tác tổ chức hoạt động đầu tư tài chính; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ; tăng cường công tác
đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính; đa dạng hóa danh mục đầu tư và phát triển các hoạt động hỗ trợ cho
hoạt động đầu tư tài chính.
3.2.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động đầu tư tài chính
Về mặt cơ cấu tổ chức thì BIC cần áp dụng cơ chế quản lý phù hợp với hoạt động đầu tư. Về mặt
nhân sự, đầu tư tài chính là hoạt động đòi hỏi tính chuyên nghiệp và kiến thức cao. Do vậy chất lượng
quản lý và điều hành hoạt động đầu tư của BIC phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn của các cán
bộ, nhất là cán bộ quản lý. BIC cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tâm huyết, giỏi chuyên môn và ngoại
ngữ, am hiểu về các lĩnh vực kinh tế đầu tư, các luật lệ và tập quán quốc tế về hoạt động đầu tư. Về mặt
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, BIC cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ. Đặc biệt là cán bộ
quản lý điều hành để có thể thực hiện tốt hoạt động đầu tư. BIC nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo
đội ngũ cán bộ về chuyên môn và cả về mặt sử dụng thành thạo các công cụ đo lường trong hoạt động
liên quan đến công việc phân tích, thực hiện và đánh giá các hoạt động đầu tư của mình. Định kỳ, BIC
cần tổ chức nhưng buổi trao đổi kinh nghiệm làm việc trong toàn công ty giúp nhân viên có thể trao đổi,
rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Ngoài ra, việc nâng cao chất
lượng nhân sự không chỉ trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mà còn ở việc đánh giá thực hiện công việc và các
chế độ thưởng phạt nhằm khuyến khích động viên cán bộ trong công việc cụ thể. Việc đánh giá hiệu quả
công việc với cán bộ đầu tư không chỉ đơn thuần ở khía cạnh hiệu quả sinh lời từ hoạt động đầu tư do họ
quản lý mà cần đánh giá một cách toàn diện so với mặt bằng chung của toàn công ty và thị trường.
3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ của hoạt động đầu tư tài chính
Trong tình hình trước mắt, hoạt động đầu tư của BIC vẫn thực hiện tập trung tại Tổng công thì
việc xây dựng được các quy chế, quy trình nghiệp vụ hợp lý, khoa học là một trong những biện pháp cơ
bản để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Do vậy, cần hoàn thiện, bổ sung các quy chế, quy trình
nghiệp vụ theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu, có sự
phân công, phân cấp cụ thể. Những giải pháp đó cụ thể là:
- Áp dụng quy trình quản lý danh mục đầu tư linh hoạt và theo từng loại nguồn vốn. Xác định rõ
ràng nhiệm vụ cho hoạt động đầu tư về cả thời hạn và mức sinh lời. Trong đó, mức sinh lời phải được xác
định trên cơ sở chi phí vốn của hoạt động đầu tư. Chi phí này được xác định là lãi kỹ thuật dùng trong
thiết kế sản phẩm bảo hiểm và các chi phí liên quan như chi phí tập trung vốn, chi phí quản lý vốn
- Về quy trình đầu tư luôn có quan hệ mật thiết với các quy trình khác như quy trình thiết kế sản
phẩm, quy trình thiết lập các kế hoạch tài chính nên BIC cần chuẩn hóa cả hệ thống chứ không nên chỉ
riêng một quy trình đầu tư.
3.2.2.3. Tăng cường công tác đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính
Hiện nay BIC có tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư qua các chỉ tiêu nhưng chất lượng
hoạt động này còn thấp, sử dụng các chỉ tiêu không đầy đủ hoặc nếu có sử dụng cũng chỉ ở mức độ hình
thức, chưa thực sự coi trọng các chỉ tiêu. Hệ thống đánh giá chỉ tiêu hiệu quả đầu tư có một vai trò to lớn
trong hoạt động đầu tư, nó vừa là cơ sở vừa là thước đo chất lượng quản lý và điều hành hoạt động đầu tư
của một doanh nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả, BIC cần
sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu khi phân tích đánh giá hiệu quả của mình như:
- Chỉ tiêu đánh giá về quản lý
+ Mức độ tăng trưởng của hoạt động đầu tư
+ Mức độ uy tín của BIC trên thị trường
- Chỉ tiêu về an toàn và đảm bảo các quy định
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng giá trị quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
+ Vốn điều lệ thực tế so với mức trong giấy phép.
+ Giá trị vốn đầu tư 10 khách hàng lớn nhất so với tổng giá trị đầu tư.
+ Khả năng thanh toán.
- Chỉ tiêu về chất lượng đầu tư.
+ Tổng vốn đầu tư trên tổng nguồn vốn được dành cho đầu tư.
+ Tổng doanh thu trên tổng giá trị đầu tư.
+ Giá trị đầu tư không thu hồi được trên tổng giá trị đầu tư.
+ Tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn.
+ Số vốn đầu tư trung bình do 1 nhân viên quản lý
- Hiệu suất đầu tư trên tổng tài sản cố định.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư:
+ Lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động đầu tư trên tổng tài sản có
+ Lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động đầu tư trên vốn tự có.
Để hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên hoạt động một cách hiệu quả và chính xác thì yêu cầu đầu tiên
đặt ra là số liệu phải đầy đủ và chính xác Vì vậy, cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán
theo hướng gọn nhẹ nhưng chính xác, kịp thời. Nên ứng dụng công nghệ thông tin tập trung trong lĩnh
vực kế toán, đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán theo hướng tiếp cận với hệ thống các phần mềm kế toán
hiện đại. Ngoài ra, hệ thống số liệu mẫu biểu báo cáo cần được thống nhất và chuẩn hoá. Thực tế hiện nay
cho thấy, công tác đối chiếu, khớp số liệu giữa Ban đầu tư với Ban tài chính kế toán có lúc gặp khó khăn
do mỗi nơi sử dụng một mẫu bảng, biểu khác nhau. Vì vậy, cần thiết lập ràng buộc mối quan hệ giữa bộ
phận đầu tư và bộ phận kế toán tài chính của Tổng công ty để có thể phối kết hợp và trao đổi các thông tin
về tình hình hoạt động đầu tư. Để thực hiện nhiệm vụ này, BIC có thể xây dựng một hệ thống các phần
mềm chuyên dụng bao gồm phần mềm quản lý và dự báo dòng tiền, phần mềm trợ giúp quản lý ngân quỹ.
Các phần mềm này phải có khả năng liên thông với nhau, cho phép truy xuất dữ liệu lẫn nhau để kiểm tra
chéo.
Bên cạnh đó, BIC cũng cần hoàn thiện công tác kế toán hoạt động đầu tư để cung cấp thông tin
đầy đủ và chính xác cho hoạt động phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư, để đề ra được các chính sách đầu
tư hợp lý. Công tác kế toán hoạt động đầu tư không làm ảnh hưởng đến kết quả thực của hoạt động đầu
tư, nhưng tuỳ theo cách thể hiện mà nó có thể gây ra sự đánh giá khác nhau về cùng một kết quả. Kế toán
hoạt động đầu tư cũng cần phải ghi nhận lãi theo thời điểm phát sinh, tức là lãi của thời kỳ nào phải được
tính vào thời kỳ ấy, không được coi toàn bộ lãi của nhiều thời kỳ là lãi của thời kỳ thu được và ghi nhận
toàn bộ vào thời kì đó. Công tác kế toán cũng đòi hỏi phải có tính chủ động, tức là ghi nhận doanh thu và
chi phí theo khối lượng công việc tiến hành đầu tư thực tế chứ không chờ thu chi tiền mới ghi nhận.
Muốn vậy, cần thiết lập một kênh thông tin giữa bộ phận thực hiện đầu tư và bộ phận kế toán để có cập
nhật được các thông tin về kỳ hạn, điều khoản của các khoản mục đầu tư. Những việc làm này không
những đảm bảo đúng nguyên tắc kế toán mà còn giúp BIC củng cố tính chặt chẽ trong quản lý đầu tư.
Bên cạnh việc đánh giá bằng hệ thống chỉ tiêu, công tác kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện trong
toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư của BIC, từ khâu đầu tiên khi soạn thảo các chế độ, chính sách cho đến
khâu cuối cùng kiểm tra, kiểm soát. BIC cần phải áp dụng nhiều các hình thức kiểm tra kiểm soát như kiểm tra
từ xa, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, thông tin báo cáo định kỳ.
3.2.2.4. Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Đa dạng hoá và mở rộng hoạt động đầu tư là một nội dung quan trọng trong quá trình nâng cao
hiệu quả đầu tư của BIC. Hoạt động này không thể thiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phân tán
rủi ro và đem lại lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Để làm được điều này, BIC cần
xem xét tách bạch rõ vốn đầu tư từ nguồn nào để có thể đánh giá đúng cho hoạt động đầu tư. Đồng thời,
cần căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể để lựa chọn cơ cấu danh
mục hợp lý, có hiệu quả. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu có thể ưu tiên lựa chọn các hình thức đầu tư dài
hạn, có mức độ mạo hiểm cao hơn để tìm lợi nhuận cao. Đối với nguồn vốn đầu tư từ quỹ dự phòng
nghiệp vụ do đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn ngắn, vì thế hướng ưu
tiên là thực hiện các hoạt động đầu tư ngắn hạn trong một cơ cấu hợp lý so với đầu tư dài hạn.
3.2.2.5. Phát triển các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động đầu tư tài chính
Hoạt động đầu tư tài chính muốn có hiệu quả không chỉ cần đến sự phân tích đánh giá đầu tư
chính xác mà còn phải có sự phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ. Những hoạt động hỗ trợ đầu tư chủ yếu