Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hoạt động xúc tiến của ngành du lịch việt nam ở khu vực ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.9 KB, 18 trang )



Hoạt động xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam
ở khu vực ASEAN

Phạm Mạnh Cường


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Lê Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Khái quát một số vấn đề lý luận về xúc tiến quảng bá du lịch: khái niệm cơ bản
về du lịch, marketing du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, những nội dung cơ bản của hoạt
động xúc tiến quảng bá du lịch cũng như kinh nghiệm của một số nước trong xúc tiến
quảng bá du lịch. Với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng của hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch Việt Nam ở một số thị trường ASEAN thời gian qua. Nhằm thúc đẩy
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam hướng tới khai thác khách ở một số thị
trường trọng điểm khu vực ASEAN là Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và
Thái Lan, đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, với
ngành du lịch, với địa phương và các doanh nghiệp

Keywords: ASEAN; Du lịch; Dịch vụ; Xúc tiến du lịch; Việt Nam


Content
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên du lịch cả trong tự nhiên và nhân văn, có môi trường


chính trị xã hội ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm phát triển, có
nguồn nhân lực trẻ, dồi dào dễ thích nghi với điều kiện mới, có vị thế uy tín và đang được tạo lập
vững chắc trong quan hệ quốc tế. Đồng thời với kết quả của 20 năm thực hiện chính sách đổi
mới, hình ảnh về một “Việt Nam - chiến tranh” dần dần được thay thế bằng một “Việt Nam - đổi
mới kinh tế”. Những yếu tố này đã và đang là những điều kiện rất quan trọng để Việt Nam phát
triển ngành Du lịch.
Tuy nhiên, trong thực tế còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát triển du lịch nhận
khách còn hạn chế. Cụ thể việc cần khai thác tài nguyên, phát triển cơ sở vật chất, tạo dựng
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, xây dựng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu


thực tế ngành. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh về điểm đến - Việt Nam ra nước
ngoài là cơ sở để thu hút khách quốc tế từ những thị trường tiềm năng còn nhiều vấn đề cần phải
cải thiện. Du lịch Việt Nam đã xác lập một số thị trường trọng điểm trong đó có thị trường
ASEAN. Tuy nhiên việc khai thác các thị trường này còn chưa thực sự như mong muốn. Với dân
số hơn 400 triệu người, thị trường khách du lịch từ khu vực ASEAN là một thị trường lớn đầy
tiềm năng đối với du lịch Việt Nam. Tuy nhiên lượng khách du lịch hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 11% - 16% so với khách du lịch vào Việt Nam. Một trong nguyên nhân đó là công tác
xúc tiến quảng bá du lịch của ngành hướng tới thị trường này còn nhiều hạn chế. Với bối cảnh
như vậy, ngoài việc khẳng định thương hiệu, hình ảnh cho khách hàng truyền thống, vấn đề đổi
mới tư duy trong chiến lược xúc tiến quảng bá sản phẩm của ngành nhằm chủ động thu hút
khách du lịch tiềm năng từ các thị trường ASEAN là rất cần thiết.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, lĩnh vực marketing trong du lịch, đặc biệt là lĩnh vực xúc tiến quảng bá du lịch
đóng vai trò quan trọng và được nhiều nhà nghiên cứu khoa học du lịch quan tâm, đã có nhiều
nghiên cứu trong nước quan tâm triển khai nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp tăng
cường cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngành hướng tới thị trường quốc tế trọng điểm trên
cơ sở đánh giá thực tiễn để thu hút khách. Đối với thị trường ASEAN, Viện nghiên cứu phát
triển du lịch (2000) đã xác định được đặc điểm thị trường và định hướng khai thác. Tuy nhiên
chưa có đề tài nào nghiên cứu về xúc tiến quảng bá hướng vào thị trường ASEAN, một thị

trường trong tương lai gần sẽ là thị trường tiềm năng với rất nhiều lợi thế cho việc khai thác
khách. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động xúc tiến của ngành Du lịch Việt Nam ở
khu vực ASEAN”.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích
Tìm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam hướng tới thị
trường khách ở khu vực ASEAN.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu có ba nhiệm vụ sau đây:
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và xúc tiến du lịch.
+ Phân tích thực trạng tình hình triển khai các hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam hướng
tới thị trường khách ở khu vực ASEAN trong những năm qua.
+ Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm góp phần tăng cường xúc tiến Du lịch
Việt Nam hướng tới thị trường khách ở khu vực ASEAN.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến Du lịch Việt
Nam.
4.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu


Hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành Du lịch hướng tới khai thác khách ở một số thị
trường trọng điểm khu vực ASEAN. Những thị trường chủ yếu là: Malaysia, Indonesia,
Philippines, Singapore và Thái Lan.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các yêu cầu do đề tài đặt ra, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp như sau
đây
+Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Phương pháp tổng hợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quả
nghiên cứu có trước. Các cơ sở thu thập tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Tổng cục Du

lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hiệp hội du lịch ASEAN, trang website của tổ chức Du
lịch Thế giới, báo chí, sách nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Tác giả đã xử lý, phân
tích, tổng hợp các thông tin để rút ra nhận định đánh giá thực trạng công tác xúc tiến quảng bá du
lịch vào thị trường ASEAN làm cơ sở để đưa ra giải pháp.
+Phương pháp điều tra xã hội học
- Nội dung điều tra (xem phụ lục phiếu điều tra): tìm hiểu nhu cầu khách trong khu vực
ASEAN về điểm đến, các loại hình du lịch, mong muốn, yêu cầu về thông tin sản phẩm du lịch,
cách xúc tiến quảng bá du lịch của ngành Du lịch Việt Nam, cho ý kiến về về sự cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch vào thị trường ở khu vực ASEAN.
- Đối tượng điều tra: là thông qua các hãng lữ hành quốc tế. Tổng số mẫu là 100 mẫu,
trong đó tại Hà Nội là 70 mẫu, Tại Đà Nẵng 10 mẫu và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 20 mẫu.
- Phương pháp điều tra: hình thức điều tra theo bảng câu hỏi được xây dựng trước. Phiếu
điều tra được thực hiện bằng gửi tới các doanh nghiệp lữ hành một cách trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
- Xử lý phiếu điều tra: thông tin từ phiếu điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm
microsoft excel và phần mềm xử lý số liệu điều tra SPSS. Kết quả điều tra được thể hiện ở các
báo cáo.
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tác giả phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về lĩnh vực này. Bao gồm chuyên gia của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch, chuyên gia của Cục Quan hệ quốc tế và Xúc tiến du lịch, một số
lãnh đạo của các doanh nghiệp lữ hành.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về lý luận
+ Hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du lịch.
6.2. Về thực tiễn
+ Nghiên cứu thị trường trọng điểm khu vực ASEAN.
+ Phân tích, đánh giá và chỉ ra được những mặt mạnh, yếu và nguyên nhân của hoạt động
xúc tiến Du lịch Việt Nam hướng tới khai thác khách ở một số thị trường trọng điểm khu vực
ASEAN.



+ Nghiên cứu kết quả tác động của xúc tiến
+ Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam hướng tới
khai thác khách ở một số thị trường trọng điểm khu vực ASEAN.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục gồm 3 chương
Chương 1: Xúc tiến quảng bá du lịch - Một số vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ở một số thị
trường ASEAN.
Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam
hướng tới khai thác khách ở một số thị trường ASEAN.












CHƢƠNG 1
XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN

1.1. THỊ TRƢỜNG DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm thị trƣờng du lịch
“Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung phản ánh toàn bộ mối quan hệ

trao đổi hàng hoá và dịch vụ du lịch giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu, và toàn bộ
các mối quan hệ thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn các mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” [10,
tr 23].
1.1.2. Chức năng của thị trƣờng du lịch
Thị trường du lịch có ba chức năng: chức năng thừa nhận; chức năng thực hiện; chức năng
thông tin.
1.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng du lịch


Đối tượng mua bán còn bao gồm những giá trị tiềm ẩn trong sản phẩm du lịch như những
giá trị nhân văn, giá trị của tài nguyên du lịch , đây cũng là đặc tính riêng có của thị trường du
lịch.
1.1.4. Cung và cầu trong thị trƣờng du lịch
1.1.4.1. Cầu trong thị trường du lịch
Cầu trong du lịch thường được hình thành bởi hai nhóm sản phẩm riêng rẽ và có mối liên
hệ khăng khít với nhau, đó là các dịch vụ du lịch (sản phẩm không có hình thái cụ thể) và các
hàng hoá vật chất (sản phẩm hữu hình).
1.1.4.2. Cung trong du lịch
Có thể hiểu cung du lịch là khả năng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của con người những
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch do những doanh nghiệp du lịch cung ứng cho thị trường.
1.1.5. Phân loại thị trƣờng du lịch
1.1.5.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Thị trường nội địa, thị trường quốc tế
1.1.5.2. Phân loại theo đối tượng phục vụ, bao gồm
Thị trường cho du khách du lịch công vụ, thị trường khách du lịch đi thăm thân, thăm bạn
bè, thị trường khách du lịch thuần tuý
1.1.5.3. Phân loại theo mục đích của khách du lịch
Du lịch nhằm khám phá và tận hưởng cảm giác mạnh, du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, du lịch
vì các mục đích khác
1.1.5.4. Phân loại theo chiến lược phân đoạn thị trường

Thị trường trọng điểm, thị trường không trọng điểm, thị trường mục tiêu
1.1.5.5. Phân loại theo loại hình các dịch vụ du lịch
Thị trường các cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú, vận chuyển khách du lịch; thị trường vui
chơi, giải trí; thị trường hội nghị, hội thảo; thị trường kinh doanh kết hợp với du lịch.
1.2. MARKETING DU LỊCH
Marketing du lịch có thể được hiểu là một triết lý quản trị
1.3. XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH
1.3.1. Khái niệm và bản chất của xúc tiến quảng bá du lịch
“Xúc tiến quảng bá du lịch là những nỗ lực của một doanh nghiệp, một địa phương, một vùng
một miền hay ngành du lịch một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm du lịch có lợi
cho việc kinh doanh của mình trước công chúng ở thị trường mục tiêu ” [10, tr 20].
1.3.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của xúc tiến quảng bá du lịch
Xúc tiến quảng bá là cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch thông qua các
hoạt động nghiệp vụ đặc trưng.
1.4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU
LỊCH
Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng quảng bá


Xác định công cụ phục vụ cho công tác xúc tiến quảng bá.
Thông tin (information), Quan hệ công chúng (public relation), Quảng cáo (advertising)
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH.
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc xúc tiến quảng bá ra nƣớc
ngoài
1.5.1.1 Kinh nghiệm của Malaysia
1.5.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.5.1.3. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho ngành Du lịch Việt Nam
1.5.2.1. Bài học về nghiên cứu thị trường
1.5.2.2. Bài học về xây dựng thương hiệu điểm đến

1.5.2.3. Bài học về vận dụng linh hoạt các công cụ xúc tiến
1.5.2.4 Bài học về thiết lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài
Tóm tắt chƣơng 1
Chương I đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về thị trường du lịch, thị trường
trọng điểm, thị trường mục tiêu và xúc tiến quảng bá du lịch. đồng thời chương I tập trung
nghiên cứu về kinh nghiệm xúc tiến quảng bá của Malaysia, Nhật bản và Tây Ban Nha, trên cơ
sở đó rút ra 4 bài học để xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ra các thị trường trên thế giới.



CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM Ở
MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG ASEAN

2.1. THỊ TRƢỜNG DU LỊCH VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát về ngành Du lịch Việt nam.
Giai đoạn từ 1960 đến 1989, Du lịch Việt Nam hình thành và phát triển nhưng mang nặng
dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Hầu như giai đoạn này chưa có khái
niệm về xúc tiến quảng bá du lịch.
Thời kỳ từ năm 1990 đến 1999, Du lịch Việt Nam đã chuyển biến với những bước tiến
đáng kể. Tháng 10/1992 Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc
Chính phủ.
Do có sự chỉ đạo và định hướng phù hợp của Đảng và Nhà nước, Du lịch Việt Nam đã đổi
mới và từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng
nhanh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 1990 nước ta đón được 250.000 lượt
khách quốc tế. Đến năm 1999, chúng ta đón được 1.78 triệu lượt, tăng trung bình hàng năm
26,5%. Thu nhập từ du lịch tăng nhanh, từ 2.940 tỷ đồng năm 1990 lên gần 15.600 tỷ đồng năm


1999. Việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng từ 17.000 người năm 1990 lên 150.000

người năm 1999 [23, tr 45].
Từ năm 2000 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam trước vận hội mới của sự phát triển và hội
nhập với du lịch toàn cầu và khu vực, du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Tháng 8/2007, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII đã sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ
Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
2.1.2. Thị trƣờng khách du lịch của Việt Nam
2.1.2.1. Thị trường trong nước
2.1.2.2. Thị trường quốc tế
a. Tình hình khai thác khách du lịch nước ngoài của Du lịch Việt Nam những năm qua
Theo bảng trên đây, tổng số khách quốc tế vào Việt Nam năm 2000 là 2.140.100 lượt khách
năm 2001 tăng lên 8,88 %, năm 2002 tăng lên so với 2000 là 22,8%, với 2001 là 12,79%. Tuy nhiên,
đây là mức tăng trưởng chậm so với khu vực. Có một số nguyên nhân như ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 1997 - 1998, sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, chiến tranh tại I rắc Năm
2003, do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS và dịch cúm gia cầm ở các nước châu Á và Việt Nam nên
lượng khách du lịch đến Việt Nam có giảm đi. Đặc biệt, là các tháng đầu năm 2003. Tuy nhiên, nhờ
các biện pháp phòng chống và xử lý kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và các Bộ
ban ngành ngăn chặn sự lây lan bệnh dịch, tích cực tuyên truyền quảng bá Việt Nam - điểm đến an
toàn và thân thiện, nên lượng khách thời gian sau có chiều hướng gia tăng. Năm 2004, Việt nam đã
đón được 2.927.876 lượt khách quốc tế và tháng 11/2005 chúng ta đã đón người khách thứ 3 triệu
sớm hơn so với dự kiến [15, tr 9].
b. Thị trường khách quốc tế theo vực
Với các khu vực, thị trường khác nhau, lượng khách quốc tế đến Việt nam hoàn toàn khác
nhau. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là khu vực Đông Bắc Á là 44,67% năm 2006, tiếp đến là EU và
ASEAN.
+ Thị trường các nước khu vực Châu Á
- Thị trường khu vực ASEAN
Tuy nhiên, trong năm qua lượng khách từ thị trường ASEAN tăng trưởng nhanh trong năm
gần đây. Thị trường ASEAN chiếm khoảng 11% đến 16 % so với lượng khách quốc tế đến du lịch
Việt Nam và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ nhất là khách du lịch Thái Lan, năm 2005 tăng
62,4% so với năm 2004, tiếp đến là Singapore (61%) và Malaysia (44,6%). Thị trường ASEAN

tăng mạnh có sự đóng góp của nhiều yếu tố trong đó có sự thông thoáng trong thủ tục cấp visa cho
khách đi trong ASEAN.
Nhưng trong tương lai, ASEAN sẽ là một thị trường tiềm năng lớn của Du lịch Việt Nam.
Thị trường này sẽ được quan tâm khai thác thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành
Du lịch.





(Nguồn : Tổng cục Du lịch)
Biểu đồ 2.3 Lượng khách du lịch ASEAN đến Việt Nam từ năm 2004 đến 2006

Bảng 2.4. Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam theo thị trường
Đơn vị tính: lượt khách, %
Thị trường
2004
2005
2006
Slượng
Tỷ lệ
Slượng
Tỷ lệ
Slượng
Tỷ lệ
Indonesia
18.500
6,0
23.093
4,0

21.315
4,0
Malaysia
55.717
19,0
80.579
15,0
105.558
18,0
Philippines
30.293
9,0
31.808
6,0
27.355
5,0
Singapore
50.942
15,0
82.035
15,0
104.947
18,0
Thái Lan
53.682
16,0
87.180
16,0
123.804
22,0

Các thị
trường
khác
121.276
37,0
243.783
44,0
188.591
33,0
Tổng số
khách
330.410
100,0
548.478
100,0
571.566
100,0
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006
Kh¸ch quèc tÕ Kh¸ch ASEAN



2.2 . ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỊ TRƢỜNG TIỀM NĂNG ASEAN
2.2.1. Đặc điểm chung thị trường khách du lịch từ các nước ASEAN
2.2.1.1. Sơ lược về khu vực ASEAN
Bao gồm Việt Nam, Lào, Capuchia, Thái lan và Myanmar, Philippines, Brunei, Indonesia,
Malaysia, Singapore và Đông Timor. Đây là vị trí có ý nghĩa chiến lược cả kinh tế lẫn quân sự.
Ngày 08/08/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước các quốc gia Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN. Sự ra đời
ASEAN nhằm liên kết các nước trong khu vực để đối phó với những thách thức về kinh tế, chính
trị và xác định mục tiêu thúc đẩy hợp tác khu vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Tháng 7/1995 Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã có ý nghĩa lớn với Việt Nam và các nước trong
khu vực.
2.2.2.2. Một số thị trường tiềm năng khu vực ASEAN đến Việt Nam.
a. Thị trường khách du lịch Indonesia
Năm 2006, khách Indonesia đến Việt Nam tăng nhanh, theo bảng 2.4 là 21.315 lượt khách
chiếm khoảng 0,4% trong tổng số khách du lịch ASEAN. Do đó Việt Nam cần tập trung khai
thác có hiệu quả thị trường khách Indonesia. Số liệu phân tích so sánh lượng khách Indonesia
đến Việt Nam với các thị trường khác tại bảng 2.9.
b. Thị trường khách du lịch Malaysia
Năm gần đây, lượng khách Malaysia đến Việt Nam tăng nhanh. Năm 2005, tăng 44,6 % so
với năm 2004. Đây là thị trường lớn, khách du lịch có mức chi trả lớn, Việt Nam cần có chiến
lược để xúc tiến quảng bá thu hút khách tại thị trường này. Số liệu phân tích so sánh lượng khách
Malaysia đến Việt Nam so với các thị trường khác tại bảng 2.10.
c. Thị trường khách du lịch Philippines
Lượng khách Philippines đến Việt Nam không nhiều, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng
chậm. Theo thống kê, năm 2006 lượng khách Philippines đến Việt Nam là 27.355 người chiếm
khoảng 5% so với lượng khách ASEAN đến Việt Nam. Nhưng đây là thị trường tiền năng cần
tập trung khai thác. Để trong giai đoạn tới lượng khách Philippines tăng mạnh.
e. Thị trường khách du lịch Singapore

Lượng khách Singapore đến Việt Nam tăng mạnh trong năm gần đây. Năm 2005 tăng 61%
so với năm 2004. Đồng thời đây là loại khách có mức chi trả cao. Lợi nhuận thu được từ khách
Singapore rất hấp dẫn. Một thị trường trẻ, đầy tiềm năng để du lịch Việt Nam khai thác trong
những năm tới. Số liệu cụ thể phân tích lượng khách Singapore đến Việt Nam so với các thị
trường khác bảng 2.11.
d. Thị trường khách du lịch Thái Lan
Những năm gần đây, khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Năm
2005 tăng 62,4% so với năm 2004. Đây thực sự là thị trường mà ngành Du lịch cần quan tâm
khai thác. Số liệu cụ thể phân tích số lượng khách Thái Lan đến Việt Nam so với các thị trường
khác bảng 2.12.


2.3. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI VÀ ASEAN.
2.3.1. Hệ thống chính sách, văn bản pháp lý và cơ quan quản lý hoạt động xúc tiến Du lịch
Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến quảng bá trước đây là Cục Xúc tiến, trực thuộc Tổng
cục du lịch.
2.3.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành Du lịch Việt Nam
2.3.2.1. Báo chí, phát thanh, truyền hình
Trên Đài truyền hình Trung ương, trên các bài báo viết có lượng phát hành lớn
2.3.2.2. Tài liệu thông tin du lịch và biểu ngữ
Sách giới thiệu du lịch, tờ rơi, tờ gấp, biểu tượng du lịch, khẩu hiệu, đĩa CD, video, internet,
trung tâm thông tin du lịch
2.2.3.3. Tổ chức các sự kiện xúc tiến trong nước và ngoài nước
Tổ chức các sự kiện trong nước, tổ chức các sự kiện ở ngoài nước. Số liệu cụ thể phân tích
bảng 2.14.
2.2.3.4. Tổ chức các Fam trip, Press trip

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hình 2.1. Biểu trưng của chương trình hàng động quốc gia về du lịch 2000 - 2001


(Nguồn: Tổng cục Du lịch)
Hình 2.2. Biểu trưng của chương trình hành động quốc gia về du lịch 2005 - 2010

2.3.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá hƣớng tới thị trƣờng ASEAN.
2.3.3.1. Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá vào thị trường ASEAN của ngành Du lịch.


a.Hoạt động trong nước
b. Hoạt động ở nước ngoài
Theo số liệu bảng 2.16, số lần tổ chức hội chợ tổ chức tại ASEAN chiếm khoảng 16%,
chương trình giới thiệu điểm đến chiếm khoảng 10% so với tổng số lần tổ chức sự kiện xúc tiến
quảng bá du lịch ra nước ngoài.
2.3.3.1. Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá vào thị trường ASEAN của doanh nghiệp lữ
hành.
Theo đánh giá nói chung về xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam trong năm gần đây là
tương đối tích cực. Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến an toàn thân thiện. Du lịch Việt
Nam là điểm đến mới nổi trong khu vực và trên thế giới. Nhưng các hãng lữ hành Việt Nam
đánh giá về hoạt động xúc tiến quảng bá hướng tới khai thác khách ở thị trường ASEAN ở thời
điểm hiện tại là ở mức độ trung bình (65%).
2.3.4. Những hạn chế và nguyên nhân của công tác xúc tiến quảng bá vào thị trường ASEAN
2.3.4.1 Những hạn chế: Còn nhiều hạn chế như: thông tin, tài liệu ấn phẩm, các thức tổ chức các
hội chợ, sự kiện du lịch.
2.3.4.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan, Nguyên nhân khách quan
Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 đã trình bày tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của ngành Du lịch Việt
Nam từ khi thành lập đến nay. Sau đó, luận văn đánh giá hiện trạng lượng khách từ thị trường này

đến Việt Nam trong năm qua là khiêm tốn so với các nước trong nội vùng ASEAN. Một nguyên
nhân chủ yếu là công tác xúc tiến quảng bá vào thị trường này chưa chú trọng. Thông qua việc điều
tra các doanh nghiệp lữ hành đang khai thác khách từ thị trường ASEAN, kết quả điều tra cho thấy
doanh nghiệp còn thụ động, phụ thuộc vào ngành Du lịch trong xúc tiến quảng bá vào thị trường
ASEAN. Kết quả điều tra các doanh nghiệp lữ hành về “sự cần thiết” và “tính khả thi” của công
tác xúc tiến quảng bá vào thị trường trọng điểm để là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá hướng tới khai thác khách ở một số thị trường ASEAN trong
chương 3


CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM
HƢỚNG TỚI KHAI THÁC KHÁCH Ở MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG ASEAN

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010
ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010 xác định đưa Việt Nam trở thành một
trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể

(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
Biểu đồ 3.1 Hiện trạng và dự báo khách du lịch đến Việt Nam đến 2020
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
HƢỚNG TỚI KHAI THÁC KHÁCH Ở MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG ASEAN
3.2.1. Định hƣớng chung cho công tác xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam đến năm 2020
Định hướng thị trường: ngành Du lịch phải thu hút, khai thác các thị trường xa như: Pháp,
Mỹ, Đức, Anh, Australia. Cùng với đó, ngành Du lịch thu hút các thị trường gần như: Nhật, Hàn
Quốc, Trung Quốc. Đồng thời ngành du lịch phải tiếp cận, nghiên cứu và có chính sách thu
hút thị trường ASEAN. Ngành Du lịch tổ chức nghiên cứu một số thị trường mới nổi

như: Nga, Bắc Âu
3.2.2. Các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ở một số thị trường
ASEAN
3.2.2.1. Nhóm các giải pháp chungcho tất cả các thị trường
a. Giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam.
b. Giải pháp chính sách ưu tiên đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm
hiện tại và trong tương lai.
c. Giải pháp tăng cường năng lực cho công tác xúc tiến
d. Giải pháp tăng cường phối hợp - hợp tác trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
2140100
3467757
5500000
10000000
11200000
15500000
25000000
35000000
0
5000000
10000000
15000000
20000000
25000000
30000000
35000000
40000000
45000000
50000000
N¨m 2000 N¨m 2005 N¨m 2010 N¨m 2020
Kh¸ch quèc tÕ Kh¸ch néi ®Þa



e. Triển khai thực hiện chiến dịch “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” - 3.2.2.2 Các giải pháp cụ thể cho
một số thị trường ở khu vực ASEAN.
a. Phối hợp với các nước ASEANtrong xúc tiến quảng bá nói chung
b. Các thị trường cụ thể
- Thị trường Indonesia
Biện pháp xúc tiến quảng bá tới khách Indonesia là tổ chức họp báo, hội thảo, tiếp xúc
doanh nghiệp, xúc tiến qua hiệp hội du lịch ASEAN. Trong năm qua, ngành Du lịch Việt Nam
chưa tham gia hoặc tổ chức chương trình giới thiệu điểm đến tại Indonesia. Trong thời gian tới,
ngành du lịch cần phải thực hiện. Ngành Du lịch hoàn thiện trang website, liên kết trang website
của ngành Du lịch với trang website của hiệp hội du lịch ASEAN.
- Thị trường Malaysia
Để tiếp cận khách Malaysia có hiệu quả thông qua các Hội chợ du lịch chuyên nghiệp
AHETE - Malaysia. Trong thời gian tới, ngành Du lịch Việt Nam cố gắng duy trì mỗi năm tham
gia hội chợ một lần. Ngành phải tiến hành xúc tiến quảng bá thị trường tại chỗ, hội thảo tiếp xúc
doanh nghiệp. Trong giai đoạn này tiến hành mở văn phòng hoặc trung tâm du lịch tại Malaysia
để khai thác có hiệu quả nhất khách du lịch.
- Thị trường Philippines
Hoạt động xúc tiến thị trường này chủ yếu tổ chức họp báo, hội thảo, tiếp xúc doanh
nghiệp, xúc tiến qua hiệp hội du lịch ASEAN. Ngành Du lịch sử dụng hình ảnh trong các ấn
phẩm là trận địa, chiến trường xưa: Đường 9 Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị Tập trung tuyên
truyền với khách Philippines đã sang Việt Nam để họ là hạt nhân sau đó sẽ quảng bá cho hình
ảnh Việt Nam đến với bạn bè, người thân.
- Thị trường Singapore
Thứ nhất, ngành Du lịch Việt Nam tiến đến mở văn phòng đại diện du lịch tại Singapore và
phụ trách cả thị trường Indonesia.
Thứ hai, hàng năm tham dự các hội chợ chuyên ngành du lịch tại Singapore, hoặc tổ chức
các roadshows. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức hội thảo, tiếp xúc doanh nghiệp
Thứ ba, ngành Du lịch tích cực quảng cáo trên truyền hình (biểu tượng, địa chỉ trang

website), quảng cáo trên báo chí Hoàn thiện trang website, liên kết với trang web của Hiệp hội
du lịch ASEAN.
Thú tư, ngành Du lịch chuẩn bị ấn phẩm, sách hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng Trung
Quốc để xúc tiến quảng bá sâu rộng vào thị trường Singapore.
- Thị trường Thái Lan
Thứ nhất, ngành Du lịch Việt Nam mở văn phòng đại diện tại Thái Lan. Có thể lựa chọn địa
điểm tại vùng Đông Bắc Thái Lan - nơi có nhiều kiều bào Việt Nam sinh sống.
Thứ hai, ngành Du lịch tích cực tham dự các hội chợ chuyên ngành du lịch tại Thái Lan như
TTM, IT&CMA, hoặc tổ chức các roadshows. Thường xuyên tổ chức hội thảo, tiếp xúc doanh
nghiệp để doanh nghiệp


Thứ ba, ngành Du lịch tích cực quảng cáo trên truyền hình (biểu tượng, địa chỉ trang
website), quảng cáo trên báo chí Hoàn thiện trang website, liên kết với trang website của Hiệp
hội du lịch ASEAN.
Thứ năm, ngành Du lịch chuẩn bị ấn phẩm, sách hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng Thái
để xúc tiến quảng bá sâu rộng vào thị trường Thái Lan.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng
Thứ nhất, Chính phủ đẩy mạnh và cụ thể hóa cơ chế phối hợp liên ngành trong xúc tiến
quảng bá du lịch.
Thứ hai, Chính phủ cho phép và tạo điều kiện cho ngành Du lịch được mở các văn phòng
đại diện ở nước ngoài.
Thứ ba, Chính phủ cần tăng cường kinh phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
Thứ tư, Chính phủ tăng cường đăng cai nhiều hội nghị quốc tế lớn của thế giới cũng như
của ASEAN.
Thứ năm, Chính phủ cần sớm đưa ra những biện pháp tích cực hơn nhằm trực tiếp hoặc
gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch như bỏ Visa, đơn giản hoá các thủ tục
nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu.
Thứ sáu, ngành Hàng không cần mở thêm một số chuyến bay quốc tế trực tiếp đến các

nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore Đề nghị ngành
Hàng không tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch được quảng bá trên chuyến bay.
Thứ bảy, ngành Văn hoá tăng cường các biện pháp bảo quản, bảo trì, trùng tu, phục chế
các di sản văn hoá và bảo vệ di sản thiên nhiên để thu hút khách du lịch.
3.3.2. Đối với ngành Du lịch
Trước hết, ngành Du lịch cần tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc đầu tư cho công tác
xúc tiến quảng bá của ngành cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật tới chuyên môn giữa các đơn vị trong
ngành và hợp tác quốc tế.
Thứ hai, ngành Du lịch có bộ phận chức năng chịu trách nhiệm cụ thể cho những thị
trường mục tiêu xác định là các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines.
Thứ ba, ngành Du lịch cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp với
định hướng trong chiến lược Du lịch Việt Nam và cụ thể cho từng khu vực, từng vùng, địa
phương.
Thứ tư, ngành Du lịch tạo điều kiện thuận lợi về mặt hành chính, thủ tục cho việc tham gia
các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ra nước ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường
tại nước ngoài.
Thứ năm, ngành Du lịch hoàn thiện bộ máy xúc tiến du lịch từ Trung ương đến địa
phương, nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý Nhà nước về xúc tiến quảng bá du lịch.
3.3.3. Đối với địa phƣơng


Thứ nhất, các địa phương cần tăng cường sự phối hợp với ngành Du lịch trong việc xúc
tiến du lịch tại địa phương.
Thứ hai, các địa phương vận động người dân tham gia công tác tuyên truyền, vận động cho
phát triển du lịch bền vững, tự giác thực hiện nếp sống văn minh du lịch, bảo vệ môi trường và
bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch quý giá của đất nước.
Thứ ba, địa phương kết hợp ngành Du lịch và các doanh nghiệp quy hoạch vùng du lịch,
xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phục vụ du khách ở mỗi điểm có tài nguyên du lịch.
3.3.4. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp trong ngành Du lịch nhằm phát huy tính tự chủ và sáng tạo

trong xúc tiến quảng bá.
Thứ hai, cần nắm bắt thông tin thị trường đầy đủ hơn và có các hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch có hiệu quả nhất trong từng giai đoạn cụ thể.
Tóm tắt chƣơng 3
Việc tìm ra những giải pháp cần thiết cho xúc tiến quảng bá du lịch vào một số thị trường ở
khu vực ASEAN là góp phần thiết thực đẩy mạnh quảng bá Du lịch Việt Nam ra nước ngoài nói
chung trong chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam. Những kiến nghị đối với Chính phủ
về việc xây dưng cơ chế phối hợp liên ngành trong xúc tiến quảng bá, tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành du lịch mở các văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường ở khu vực ASEAN, tăng
cường kinh phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá và giảm bớt những thủ tục phiền hà cho khách
du lịch từ khu vực ASEAN vào Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, thu thập tài liệu và nghiên cứu luận văn, tác giả đã nêu ra một số quan
điểm lý luận về xúc tiến du lịch, các loại công cụ, các kênh trong xúc tiến quảng bá. Bằng việc
nghiên cứu kinh nghiệm xúc tiến quảng bá du lịch của một số nước như: Malaysia, Nhật bản và
Tây Ban Nha để đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Du lịch Việt Nam trong xúc tiến quảng bá
hình ảnh điểm đến. Đồng thời khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành Du lịch
Việt Nam. Luận văn tập trung vào nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói
chung và ASEAN nói riêng, đưa ra số liệu so sánh lượng khách du lịch ASEAN đi nước ngoài và
thực trạng đến Việt Nam. Từ đó có nhật xét đánh giá và tìm nguyên nhân lượng khách ASEAN
đến Việt Nam chưa cao. Bằng số liệu thứ cấp và các số liệu sơ cấp do bản thân tác giả điều tra đã
đánh giá bức tranh toàn cảnh về thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá đối với các thị
trường khách du lịch ở khu vực ASEAN. Từ bức tranh toàn cảnh đó, trên cơ sở phân tích xu
hướng hợp tác kinh tế quốc và phát triển du lịch quốc tế, luận văn đã mạnh dạn đưa ra nhóm giải
pháp chung về cơ chế chính sách tài chính, ưu tiên, tăng cường năng lực và phối hợp hợp tác
trong các hoạt động xúc tiến quảng bá. Đồng thời đưa ra các giải pháp riêng cho từng thị trường
trọng điểm trong khu vực ASEAN.



Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì
vậy, muốn đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch vào thị trường ASEAN, luận văn đưa ra
một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan, chính
quyền địa phương và doanh nghiệp.



References
Tiếng Việt
1. A.M. Morrison, (Tổng cục Du lịch - biên dịch) (2005), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và
khách sạn, Hà Nội.
2. D.L.FOSTER, (M.A Phạm Khắc Thông, BA. Trần Đình Hải - biên dịch) (2001), Công nghệ
du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội
4. PGS-PTS Trần Minh Đạo (2005), Giáo trình Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB
Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động -
xã hội, Hà Nội
6. TS. Đỗ Thanh Hoa (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch.
7. Hoàng Văn Hoàn (2004), Đẩy mạnh quảng bá Du lịch Việt Nam vào một số thị trường trọng
điểm thuộc liên minh châu Âu ( EU), Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Thương Mại, Hà
Nội
8. IPK (1998).– Giám sát Du lịch thế giới.
9. PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing, Trường đại học Kinh
tế Quốc dân, NXB Thống kê.
10. TS. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Ths. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2000), Marketing Du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
12. TS. Vũ Phương Thảo (2005), Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.


13. TS. Vũ Phương Thảo (2005) , Giáo trình nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
14. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000
- 2005.
15. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của
ngành Du lịch Việt Nam,.
16. Tổng cục Du lịch (2005), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXB Chính trị
quốc gia Hà nội.
17. Tổng cục Du lịch (2000), Pháp lệnh Du lịch.
18. Tổng cục Du lịch (2001), Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch giai đoạn 2002-
2005.
19. Tổng cục Du lịch (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.
20. Tổng cục Du lịch (2006), Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia Hà nội
21. Lê Anh Tuấn (1999), Một nghiên cứu về hoạt động xúc tiến quảng bá của Việt Nam hướng
tới thị trường Nhật Bản - So sánh với Thái Lan và Malaysia, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc
thường niên của Viện nghiên cứu Nhật Bản.
22. Lê Anh Tuấn (2004), Du lịch nhận khách và công tác xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế của
Thái Lan, Tạp chí nghiên cứu sau đại học của Khoa du lịch Trường Đại học Rikyo,
Tôkyô, Nhật bản,
23. Nguyên Anh Tuấn (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Khoa kinh tế, Đại học Quốc gia.
24. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam(2001), NXB
Chính trị quốc gia,
25. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2000), Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác

của du lịch Việt Nam.


Tiếng Anh
26. ASEAN - Japan Centre (2002), Statiscal Pocketbook
27. Michael M. Coltman (2006), Tourism marketing, Van nostrand reinhold


28. Philip Kotler, Swee Hoon Ang, Siew Meng Leong, Chin Tiong Tan (2006), Marketing
Management, First published by Prentice Hall, Singapore 159965.
29. Thierry Libaert (2003) - Le plan de communication

Trang Website

30. www.asean.or.jp
31. dangcongsan.vn
32. europa.eu.int
33. vietnamtourism.com
34. vietnamtourism.gov.vn
35. vnn.vn
36. world-tourism.org

















×