Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.22 KB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



UÔNG THỊ MAI TRANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



UÔNG THỊ MAI TRANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG


HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cả nhân rằng nghiên cứu “Phân tích tác động của cấu trúc
vốn đến khả năng sinh lợi trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết ở Việt
Nam” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Văn Công và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên cao học

Uông Thị Mai Trang


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Phân tích tác động của
cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết ở
Việt Nam”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đã trang bị cho em những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn
GS.TS. Nguyễn Văn Cơng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kiến
thức, cung cấp tài liệu cần thiết và giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Nhân dịp này, em xin được cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu,
thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức
của bản thân có hạn, luận văn của em không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót.

Do đó, em rất mong nhận được sự đóng góp của Q thầy cơ và bạn bè để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Uông Thị Mai Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu
BCTC
CTV
DA
FEM
GROW
GTDN
HNX
HOSE
KNSL

LDA
LIQUIDITY
OLS
OLS
REM
ROA
ROE
SDA
SIZE
TANG

Diễn giải
Báo cáo tài chính
Cấu trúc vốn
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Mơ hình tác động cố định
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Giá trị doanh nghiệp
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Khả năng sinh lợi
Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản
Tính thanh khoản
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Ước lượng bình phương nhỏ nhất
Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
Quy mô công ty

Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình

DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



UÔNG THỊ MAI TRANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích
Mã ngành: 8340301

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2020


10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp kinh doanh cao su
vẫn phải đối diện với những khó khăn đặc thù của mình. Thời tiết ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất khai thác mủ của cây cao su nhưng mấy năm gần đây thời tiết
diễn biến thất thường làm cho ngành cao su gặp nhiều khó khăn. Sản lượng khai
thác cao su thiên nhiên của nước ta so với các nước như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia... còn chênh lệch khá xa do đó các doanh nghiệp hiện khơng thể chủ
động về giá. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu lại phụ thuộc chủ yếu vào Trung
Quốc với trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Do đó, doanh thu của
ngành cao su trong nước sẽ chịu ảnh hưởng về các chính sách vĩ mơ và vi mơ từ
các biến động của thị trường.
Nghiên cứu về tác động của CTV sẽ giúp các doanh nghiệp tìm được một
hướng đi hợp lý trong việc tái CTV. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên
cứu về tác động của CTV tới KNSL của các doanh nghiệp, song nghiên cứu riêng
về tác động của CTV tới KNSL ở các công ty kinh doanh cao su niêm yết tại Việt
Nam trong thời gian gần đây thì chưa có.
Với các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích tác động của cấu trúc
vốn đến khả năng sinh lợi trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết ở Việt
Nam”.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của CTV đến KNSL tại các
công ty kinh doanh cao su niêm yết ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Nghiên cứu tập trung 02 nội dung:
+ Các lý thuyết liên quan đến CTV, KNSL của doanh nghiệp;
+ Xác định tác động của CTV đến KNSL trong các công ty kinh doanh cao
su niêm yết ở Việt Nam.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu 18 công ty kinh doanh cao su niêm yết ở



11

Việt Nam;
- Về mặt thời thời gian: Giới hạn nghiên cứu trong thời gian 5 năm, từ năm
2015 đến năm 2019.

Kết cấu của đề tài
Với tên gọi “Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi trong
các công ty kinh doanh cao su niêm yết ở Việt Nam”, ngoài phần mục lục; danh
mục từ ngữ viết tắt; danh mục bảng biểu, hình vẽ; kết luận; danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.

Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn (Capital Structure) là một thuật ngữ chun ngành của tài chính
nhằm thể hiện và mơ tả nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp để thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lý thuyết liên quan đến CTV:
-

Lý thuyết của Modigliani và Miller (M&M)

-


Lý thuyết đánh giá (Trade - off theory)

-

Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Bản chất và nội dung cấu trúc vốn
Bản chất CTV phản ánh tỷ trọng của nợ trong tổng tài sản để tài trợ cho các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; trong tổng nợ, bao gồm nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn.

Bản chất và nội dung khả năng sinh lợi
KNSL là thuật ngữ cho biết đồng vào, đồng ra mang lại lợi nhuận. Ở cấp độ
doanh nghiệp, KNSL chính là số vốn của doanh nghiệp đó nắm giữ. Tóm lại, KNSL
cần đáp ứng đủ ít nhất 02 vấn đề:
(i) Duy trì được vốn cho doanh nghiệp (đầu tư).


12

(ii) Trả được các khoản lãi vay và hoàn trả các khoản vay đúng hạn.

Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam: Một cách tiếp cận Bayes. Bài nghiên cứu đã xác định được các
yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn
2007-2019. Nếu như các nghiên cứu trước thường thực hiện bằng phương pháp tần
suất truyền thống, thì hai tác giả này thực hiện theo cách tiếp cận Bayes, một
phương pháp có độ tin cậy cao và suy diễn thống kê hiệu quả hơn so với việc kiểm

định giả thuyết bằng p-value trong nhiều trường hợp (Briggs & Hung, 2019). Dựa
trên dữ liệu báo cáo thường niên của 30 ngân hàng thương mại Cổ phần đã được
nghiên cứu, thì KNSL của các ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ vốn, tỷ lệ nợ, quy
mơ ngân hàng, tính thanh khoản, vốn cổ phần, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản. Trong
đó, hai nhân tố cuối cùng có tác động ngược chiều và các nhân tố cịn lại có tác
động cùng chiều với KNSL của ngân hàng.

Tác động của cấu trúc nguồn vốn đến khả năng sinh lợi
Khi nghiên cứu về tác động của CTV đến KNSL của doanh nghiệp, Herciu
và Ogrean (2017)) đã tiến hành phân tích cấu trúc của bảng cân đối kế toán và xác
định một số mức tối ưu để tăng lợi nhuận cho công ty. ROA và ROE được dùng để
đo lường KNSL và sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để phản ánh CTV.
Kết quả cho thấy KNSL của công ty có thể được tăng lên bằng cách sử dụng một
cấu trúc tối ưu của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.

Tác động của cấu trúc tài sản đến khả năng sinh lợi
Bên cạnh nghiên cứu về tác động của CTV đến KNSL, tác giả nghiên cứu
thêm tác động của cấu trúc tài sản đến KNSL. Vì cấu trúc tài sản phản ánh tỷ trọng
của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo Đoàn Ngọc
Phi Anh (2010) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và
hiệu quả tài chính theo phương pháp phân tích đường dẫn đã cho thấy hiệu quả
kinh doanh và cấu trúc tài chính có tác động cùng chiều đến ROE.

Tác động của cấu trúc nguồn vốn, cấu trúc tài sản
đến khả năng sinh lợi
CTV và cấu trúc tài sản có ảnh hưởng khơng nhỏ đến KNSL của doanh


13


nghiệp. Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang (2016) qua nghiên cứu của mình
đã nhận thấy CTV có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp còn cơ hội tăng trưởng tác động thuận chiều đến ROE, ROA nhưng
nghịch chiều đến chỉ số Tobin's Q. Bên cạnh đó, quy mơ doanh nghiệp cũng có
tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.

Xác lập vấn đề nghiên cứu
Đa số các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều nghiên cứu trong một
ngành
Với đề tài: “Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi
trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết ở Việt Nam” tác giả kế thừa những
nội dung, phương pháp phân tích theo lý thuyết của các sách chuyên khảo, các
nghiên cứu khoa học và những đề tài luận văn thạc sĩ kể trên, để đánh giá ảnh
hưởng của CTV đến KNSL của 18 công ty kinh doanh cao su niêm yết từ năm
2015 đến năm 2019. Từ đó, chỉ ra được những tác động tích cực cũng như tiêu
cực của CTV đến KNSL, từ kết quả nghiên cứu rút ra các hàm ý hoặc đề ra các
khuyến nghị nếu có nhằm xây dựng một CTV hợp lý, nâng cao KNSL cho các
công ty kinh doanh cao su niêm yết tại Việt Nam.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Đầu tiên tác giả tiến hành xác lập vấn đề nghiên cứu, xác định mục đích
nghiên cứu, từ đó tìm ra hướng để tiến hành nghiên cứu. Sau đó sẽ tiến hành tìm
hiểu về các lý thuyết cũng như các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trước ở trong
và ngoài nước. Từ bước này sẽ đề xuất ra được mơ hình nghiên cứu tiến tới việc xác
định được cách thức và phương pháp xử lý dữ liệu. Sau khi xác định các dữ liệu cần
thu thập sẽ tiến hành thu thập dữ liệu. Khi thu thập được dữ liệu cần thiết, tác giả sẽ
tiến hành bước tiếp theo là xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó tìm được kết quả. Khi
có kết quả nghiên cứu tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị dựa trên kết quả này. Bước

tiếp theo là trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn.

Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu


14

Mơ hình nghiên cứu của đề tài gồm một biến phụ thuộc phản ánh khả năng
sinh lợi với 2 đại diện là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu ROE; một biến độc lập phản ánh cấu trúc vốn với 3 đại diện là tỷ lệ
nợ ngắn hạn (SDA), tỷ lệ nợ dài hạn (LDA), tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) và bốn
biến kiểm soát tác động đến khả năng sinh lợi gồm quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ
lệ tài sản cố định hữu hình (TANG), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và
tính thanh khoản (LIQUIDITY). Mỗi biến khác nhau sử dụng các dữ liệu khác nhau
để tính tốn.

Thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu các công ty kinh doanh cao su niêm yết trên sàn chứng
khốn, đầu tiên tác giả chọn các cơng ty kinh doanh thuộc nhóm ngành Cao su, các
cơng ty này phải là các công ty niêm yết trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 và
có cơng bố BCTC cơng khai. Mỗi công ty sưu tầm số liệu cần thiết trong BCTC của
5 năm (2015 - 2019). Kết quả luận văn thu được dữ liệu của 18 công ty với 90
BCTC tương ứng với 90 mẫu nghiên cứu (cophieu68.com, 2020).
Các số liệu cần phải thu thập bao gồm: Lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, vốn
chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tài sản cố định hữu hình, tổng doanh thu, tài
sản ngắn hạn được lọc từ BCTC hợp nhất đã kiểm tốn của các cơng ty kinh doanh
cao su niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xử lý dữ liệu
Từ số liệu trên BCTC cần thu thập, sau đó các dữ liệu sẽ được nhập và

tính tốn bằng phần mềm excel để tính các chỉ tiêu phục vụ cho mơ hình nghiên
cứu. Sau đó số liệu trong mơ hình được xử lý trên phần mềm Stata 16 theo
phương pháp hồi quy.

Phân tích dữ liệu
Từ tổng quan nghiên cứu liên quan đến CTV và KNSL của các tác giả trong
và ngoài nước đều sử dụng mơ hình hồi quy. Các phân tích định tính được thực hiện
thơng qua phân tích, mơ tả, so sánh, đánh giá 18 công ty cao su niêm yết trên HOSE
và HNX bằng việc tiếp cận là CTV để xem xét sự tác động của nó lên KNSL. Khi
phân tích tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến. Dữ liệu được thực hiện khi phân
tích đơn biến bao gồm thống kê mơ tả, phân tích tương quan, khi phân tích đa biến
sẽ lựa chọn mơ hình xử lý dữ liệu, đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy.


15

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khái quát chung
Ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam hiện là một trong
những ngành sản xuất nông lâm nghiệp rất quan trọng của nước ta, cả về kinh tế, xã
hội và môi trường. Hiện nay, có ba nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành
bao gồm cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su, gỗ cao su và đồ gỗ được làm từ gỗ
cao su.
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên của thị trường
thế giới gia tăng, kéo theo đó ngành cao su trong nước đang trên đà phát triển .
Ngành Cao su nước ta đang hội nhập sâu rộng và thị trường thế giới, cơ hội
mở rộng thị trường xuất khẩu của các sản phẩm cao su tiếp tục được mở rộng, tuy
nhiên trong bối cảnh hiện nay, các yêu cầu của thị trường về sản phẩm cao su bền
vững ngày càng tăng, đặc biệt ở các thị trường có những yêu cầu khắt khe về chất
lượng và tính hợp pháp của sản phẩm như Châu Âu, Mỹ, Nhật…

Cao su cơ bản là một ngành sản xuất chuyên tạo ra các sản phẩm có giá trị
cho xã hội. Khi ngành cao su phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ
cho cộng đồng như lốp xe, găng tay, phụ kiện ô tô, đế giày, đệm gối, thảm lót, chỉ
thun, …. Đồng thời các sản phẩm của ngành còn tạo bước đệm cho các ngành khác
phát triển theo.
Số lượng các công ty kinh doanh cao su niêm yết trên HOSE và HNX từ năm
2015 đến năm 2019 không biến động, số lượng ổn định là 18 công ty.

Thực trạng cấu trúc vốn
Bản chất của CTV phản ánh tỷ trọng của nợ trong tổng tài sản để tài trợ cho
các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để nghiên cứu thực trạng của
CTV trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết trong giai đoạn 2015 -2019, tác
giả phân tích các chỉ tiêu phản ánh: tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA), tỷ số nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản (SDA) và tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA).


16

Các chỉ tiêu DA, SDA, LDA qua các năm không biến động nhiều. Như vậy về
cấu nợ của các công ty kinh doanh cao su niêm yết giai đoạn từ 2015 - 2019 tương
đối ổn định, nhu cầu về vốn đầu tư không lớn. Trong các công ty kinh doanh cao su
niêm yết chủ yếu là vay dài hạn, chi phí lãi vay mà các cơng ty phải trả khơng lớn.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm bớt nợ trong cơ cấu vốn
của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế dùng nợ ngắn hạn của các
doanh nghiệp trong nghiên cứu này là các chính sách điều chỉnh lãi suất từ ngân
hàng Nhà nước cũng như những kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó
tác động mạnh lên thị trường ngành kinh doanh cao su. Qua bảng ta thấy các doanh
nghiệp cao su niêm yết dùng nợ ngắn hạn vậy là rất ít và có tính ổn định. Việc dùng
nợ nhiều sẽ mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nên đa phần các doanh nghiệp

đều thận trọng và cân nhắc khi dùng nợ ở mức độ này.

Thực trạng khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh cao su
niêm yết ở Việt Nam
Từ năm 2015 đến năm 2019 chỉ tiêu ROE có biến động thất thường, trị số đạt
cao nhất vào năm 2016 (5,3%), giảm nhanh vào năm 2017 (-5,4%). Năm 2018,
2019 trị số chỉ tiêu khá thấp (0,3% đến 2,7%). Chính vì vậy, giai đoạn này các cơng
ty kinh doanh cao su khó thu hút được các nhà đầu tư.
Đối với ROA, nhìn chung các năm các trị số này đạt ở mức thấp, thấp nhất
năm 2018 (-0,2%) và cao nhất nhăm 2015 (7,8%). Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản
của các công ty cao su niêm yết ở mức thấp.

Kết quả thống kê mô tả các biến
-

Các biến phụ thuộc phản ánh KNSL là ROA và ROE:
+ ROE có giá trị trung bình (0,033), giá trị nhỏ nhất là (-2,288) và giá trị
lớn nhất là (0,651) chênh nhau với khoảng cách khá lớn. Điều này cho thấy
khoảng biến thiên của biến này lớn.
+ ROA có giá trị trung bình (0,14), giá trị nhỏ nhất là (-1,779) và giá trị
lớn nhất là (0,281) chênh nhau với khoảng cách khá lớn. Điều này cho thấy
khoảng biến thiên của biến này khá lớn.
Do đó, hiệu quả kinh doanh của các công ty cao su từ năm 2015 đến năm

-

2019 có sự khác biệt giữa các cơng ty.
Các chỉ tiêu phản ánh CTV là DA, LDA, SDA có giá trị trung bình lần lượt là



17

0,397; 0,171; 0,225. Như vậy các công ty kinh doanh cao su sử dụng nguồn vốn
-

vay tương đối thấp, trong đó chủ yếu sử dụng vay dài hạn.
Các biến kiểm soát tác động đến KNSL: Size, Liquidity, Growth và Tang có giá
trị trung bình lần lượt là: 27.7447, 0.0747919, 0.2248642, 0.2358538 thể hiện sự
tăng trưởng tương đối tốt, tuy nhiên mức độ tăng tưởng giữa các công ty chênh
lệch nhiều.

Kết quả phân tích tương quan
Mối tương quan giữa các biến trong mơ hình ROE. Kết quả các hệ số có mối
tương quan với nhau do hệ số tương quan giữa các biến đều khác 0. Mơ hình này
cũng cho thấy biến SDA và DA có tương quan lớn với nhau. Khi có tương quan
giữa các biến độc lập lớn thì khi hồi quy sẽ dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Vì
vậy, kết quả hồi quy của cả mơ hình ROA và ROE đều loại bỏ biến SDA.
Kết quả hồi quy lựa chọn mơ hình
Theo kết quả hồi quy của ước lượng ROA bằng mơ hình Fem cho thấy biến
DA, SIZE và Growth có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong đó, biến DA có ý nghĩa
ngược chiều với ROA, khi DA tăng 1 đơn vị thì ROA giảm 0,875 đơn vị. Biến SIZE
và Growth tác động cùng chiều. Khi biến SIZE tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 0,217
đơn vị và khi biến Growth tăng 1 đơn vị thì biến ROA tăng 0,031 đơn vị.
Kết quả kiểm định Hausman cho thấy Prob>Chi2 = 0.0161 nhỏ hơn 0.05.
Như vậy, bác bỏ giả thiết H0, nên chúng ta chấp nhận mơ hình FEM. Mơ hình REM
là mơ hình hiệu quả nhất khi xem xét tác động của CTV lên giá trị doanh nghiệp đại
diện bởi ROA. Sau đó tác giả tiếp tục kiểm định hiện tượng phương sai đại diện bởi
ROA. Sau đó tác giả tiếp tục kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và sự tương
quan, các kết quả kiểm định đều cho thấy rằng khơng có hiện tượng phương sai thay
đổi và sự tương quan trong mơ hình.

Prob > chibar2 = 0,0245 mơ hình có phương sai sai số thay đổi. Kết quả
kiểm định này cho thấy mơ hình Rem phù hợp hơn so với mơ hình Ols. Để khắc
phục khuyết tật của mơ hình, luận văn thực hiện hồi quy mơ hình GLS.
ROA = -0,25988 -0,13265LDA+0,01134SIZE+0,02479Growth.
Biến LDA có mối quan hệ ngược chiều với ROA. Khi LDA tăng lên 1 đơn vị
thì ROA giảm đi 0,13265 đơn vị.
Biến SIZE và Growth có mối quan hệ cùng chiều với ROA. Khi SIZE tăng 1


18

đơn vị thì ROA tăng 0,01134 đơn vị. Khi biến Growth tăng 1 đơn vị thì ROA tăng
0,02479 đơn vị.
Mơ hình cũng có ý nghĩa thống kê. Biến DA có quan hệ nghịch biến với ROE,
Khi DA tăng 1 đơn vị thì ROE giảm 1,29 đơn vị. Biến Size tăng 1 đơn vị thì ROE
tăng 0,34878 đơn vị. và biến growth tăng 1 đơn thị thì biến ROE tăng 0,05765 đơn vị.
Mơ hình Rem cũng có ý nghĩa thống kê. Theo mơ hình này, biến LDA có tác
động ngược chiều với biến ROE và biến Growth có tác động cùng chiều với ROE.


19

Biến LDA có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Khi LDA tăng lên 1 đơn vị
thì ROA giảm đi 0,26006 đơn vị.
Biến DA, SIZE và Growth có mối quan hệ cùng chiều với ROA. Khi DA
tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 0,09425. Khi SIZE tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 0,0195
đơn vị. Khi biến Growth tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 0,055778 đơn vị.

Thảo luận kết quả nghiên cứu
Về khả năng sinh lợi của các công ty cao su niêm yết

Những kết quả đạt được từ nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng nợ
ngắn hạn tác động tiêu cực lên KNSL, việc gia tăng sử dụng nợ sẽ làm cho doanh
nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn.
Kết quả này không tương đồng với lý thuyết của Modigliani & Miller, (1963) về
việc sử dụng nợ sẽ đem lại những lợi ích từ lá chắn thuế nhưng phù hợp với lý thuyết
trật tự phân hạng và tương đồng với các nghiên cứu của Ahmad et al., (2012), Hasan et
al., (2014), Kausar et al., (2014), Tifow & Sayilir, (2015), Đồn Vinh Thăng, (2016), …
Biến LDA có tác động ngược chiều lên KNSL khác với dự đoán của tác giả.
Việc sử dụng càng nhiều nợ dài hạn sẽ làm cho KNSL càng thấp hơn. …
Quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực đến KNSL. Việc mở rộng quy mô
doanh nghiệp sẽ khiến cho KNSL được cải thiện.
Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp càng nhiều thì KNSL càng
thấp. Việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều tài sản cố định hữu hình sẽ làm cho vòng
quay tài sản rất chậm.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực đến KNSL như nghiên
cứu của Pouraghajan & Malekian, (2012) Kausar et al., (2014), Tifow & Sayilir,
(2015), Phan Thanh Hiệp, (2016). Tốc độ tăng trưởng doanh thu cho thấy khả
năng phát triển của doanh nghiệp.

Về mức độ tác động của các nhân tố phản ánh cấu trúc vốn
Thứ nhất, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến giải thích trong mơ
hình.
Thứ hai, trong các mơ hình hồi quy có xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Thứ ba, qua kiểm định Hausman có thể chứng minh dạng mơ hình hồi quy là
đúng.


20

Như vậy, các kết quả phân tích hồi quy là đáng tin cậy. Các hệ số ước lượng

là các ước lượng tuyến tính, khơng chệch.
Thứ tư, kết quả về tác động của một số biến đến KNSL sau khi chạy mơ hình
hồi quy phù hợp

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Về kết quả nghiên cứu
- Thị trường kinh doanh cao su trong những năm sắp tới có tiềm năng phát
triển rất khả quan và ổn định. Do vậy các doanh nghiệp cao su cần nâng cao giá trị
gia tăng và khả năng cạnh tranh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cao su thiên
nhiên đáp ứng thị trường, chế biến sâu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và
thân thiện môi trường, đảm bảo chất lượng, uy tín, xây dựng thương hiệu quốc gia
và quốc tế để hướng đến phát triển bền vững.
- Các doanh nghiệp trong ngành trong giai đoạn từ 2015 - 2019 sử dụng
khơng nhiều nợ, tỷ lệ dùng nợ ngắn hạn ít hơn so với nợ dài hạn.
- Từ kết quả các giả thiết nghiên cứu cho thấy nợ ngắn hạn có tác động
ngược chiều với ROE và ROA. Do vậy doanh nghiệp cần cân nhắc việc sử dụng nợ
ngắn hạn để tăng KNSL cho doanh nghiệp những năm tiếp theo.
- Phân tích nợ dài hạn lại cho thấy có dấu hiệu có sự tác động cùng chiều với
ROE và ROA.
Kết quả hồi quy cũng đạt được những kết quả khá tương đồng với phân tích
định tính, Theo đó, CTV có mức ý nghĩa rất cao cho tác động tới KNSL. Kết quả
này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cho thấy được sự tác động rất
lớn của CTV đến KNSL thể hiện qua việc biến này có hệ số tác động cao nhất trong
tất cả các biến.

Khuyến nghị
Thiết lập cấu trúc vốn hợp lý
Các doanh nghiệp muốn tăng KNSL thì phải thường xun phân tích cơng nợ
phải trả để có kế hoạch trả nợ theo đúng lộ trình phù hợp.
Để tăng hiệu quả sử dụng vốn thì các doanh nghiệp hạn chế vay nợ, khi nền

kinh tế khó khăn, thay vì vay ngắn hạn thì các doanh nghiệp nên vay dài hạn để tăng


21

ROE.
Các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh cao su muốn tăng KNSL thì phải
tìm cách giảm bớt nợ ngắn hạn, nợ dài hạn bằng cách tăng thêm vốn chủ sở hữu.
Đối với nợ ngắn hạn, các doanh nghiệp nên giảm nợ vay và thuê tài chính
ngắn hạn. Đây là khoản vay có phát sinh chi phí lãi, việc giảm tỷ lệ này sẽ giúp
doanh nghiệp giảm bớt một phần chi phí.
Các nhà quản trị nên lưu tâm đến vấn đề quản trị nợ, chi phí lãi vay, rủi ro lãi
suất, rủi ro thanh khoản để không làm cho việc dùng nợ ảnh hưởng quá lớn đến KNSL.
Đối với nợ dài hạn, các doanh nghiệp này có thể xem xét đến việc huy
động thêm vốn cổ phần để thay thế bớt vốn nợ và giảm bớt các áp lực từ lãi
suất. Doanh nghiệp cũng có thể dùng nguồn vốn bên trong từ lợi nhuận giữ lại
để tái cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp mình.
Ngồi huy động thêm vốn cổ phần, vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp
cũng có thể lựa chọn hợp tác với nhau để tăng thêm vốn, kinh phí hoặc chia sẻ các
hạng mục hợp tác để khơng gia tăng thêm áp lực về tài chính cho doanh nghiệp dẫn
đến việc vay mượn nợ quá nhiều.
Cần có sự điều chỉnh và lựa chọn phù hợp các công ty cùng loại để so sánh,
phân tích, đánh giá hiệu quả của nhóm thơng qua sử dụng kết quả phân tích BCTC
như phương pháp trong nghiên cứu này để điểu chỉnh chiến lược CTV, tìm ra
CTV tối ưu để nâng KNSL mình trong từng giai đoạn, thời kỳ đặc thù.

Đổi mới quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu
Các công ty có thể kêu gọi đầu tư nước ngồi có trình độ cao và nhiều kinh
nghiệm trong hoạt động điều hành tham gia vào hội đồng quản trị hay ban giám đốc
điều hành cơng ty. Tuy nhiên bên cạnh đó, cơng ty có thể đào tạo trình độ chun

mơn, điều hành quản lý cho các cán bộ quản lý, ban giám đốc điều hành người bản
địa, hoặc bố trí ban giám đốc điều hành, hội đồng quản trị vừa có người nước ngồi,
vừa có người bản địa sẽ giúp phối hợp tốt về mặt chuyên môn, điều hành quản lý và
đặc biệt là sự am hiểu văn hoá địa phương nhằm đem lại kết quả tối ưu nhất trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tăng cường kiểm sốt chi phí
Để tăng KNSL thì các doanh nghiệp cần kiểm sốt tốt các loại chi phí ngồi


22

sản xuất như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng.


23

Kết luận
Về những đóng góp của đề tài
Kết quả sau khi phân tích dữ liệu cho thấy có sự tương quan giữa các biến và
hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.
Mơ hình nghiên cứu với biến đại diện cho KNSL là ROA cũng được xử lý
tương tự với mô hình đại diện bởi ROE. Kết quả hồi quy ước lượng FEM được lựa
chọn cho trường hợp này và có hiện tượng phương sai thay đổi nhưng khơng có
hiện tượng tự tương quan.

Về những hạn chế của đề tài
Đề tài chỉ được nghiên cứu đối với 18 doanh nghiệp ngành cao su niêm yết
từ năm 2015-2019 nên chưa đại diện được cho tổng thể toàn ngành ở Việt Nam và
giai đoạn nghiên cứu cịn ngắn khơng phản ánh được tình hình thực tế của sự thay

đổi trong nền kinh tế Việt Nam.
Các dữ liệu thu thập được vẫn còn chứa những thông tin chưa được rõ ràng,
minh bạch.
Nghiên cứu này chủ yếu tập trung đến các vấn đề CTV. Tuy nhiên, nghiên
cứu này chỉ mới đề cập đến một số đặc điểm của vốn nợ, tỷ suất sinh lời , chưa
nghiên cứu đến một số đặc điểm khác như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, điều kiện của thị
trường chứng khoán, điều kiện thị trường nợ, các nguồn vốn khác từ lợi nhuận giữ
lại, vốn ưu đãi…
Nghiên cứu chỉ sử dụng chỉ số ROA, ROE để đo lường KNSL, tuy nhiên vẫn
còn nhiều các chỉ số khác được sử dụng để đo lường KNSL KNSL của vốn, của tài
sản, chỉ số lợi nhuận thuần, lợi nhuận trong một khoản thời gian, biên lợi nhuận
gộp… có thể phản ánh được KNSL theo một góc tiếp cận khác.

Về hướng nghiên cứu tương lai của đề tài
Tăng thêm thời gian nghiên cứu, tăng thêm mẫu để thấy được nhiều biến động
của ngành hơn qua thời gian từ đó sẽ nhận được kết quả càng đặc thù và sai số nhỏ
hơn.
Các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng thêm các doanh nghiệp cổ
phần niêm yết trên sàn chứng khốn và có thể thực hiện trong khoảng thời gian dài


24

hơn.
Nghiên cứu tiếp theo cần xem xét đến một số đặc điểm khác của CTV ngoài
DA, SDA và LDA. Dùng các chỉ số đo lường KNSL khác.
Các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng thêm chỉ số Tobin's q, EPS
hoặc ROS đại diện cho KNSL của doanh nghiệp.

Kết luận

Một là, luận văn đã tổng hợp mối quan hệ giữa CTV và KNSL của doanh
nghiệp bằng các lý thuyết của các nhà nghiên cứu, đồng thời cung cấp các bằng
chứng thực nghiệm trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa CTV và KNSL doanh
nghiệp, đây là là cơ sở để đưa ra mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu cho các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khốn.
Hai là, luận văn đã đề xuất các mơ hình và giả thuyết nghiên cứu về mối
quan hệ giữa CTV và KNSL. Đồng thời cung cấp nguồn dữ liệu để thực hiện
phân tích hồi quy cũng như kiểm định các giả thuyết với các mơ hình này.
Ba là, luận văn đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động CTV đến
KNSL doanh nghiệp bằng sử dụng phần mềm phân tích stata 16.
Bốn là, luận văn đã khuyến nghị thiết lập CTV hợp lý, đổi mới quy mô
doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu.
Cuối cùng, luận văn cũng đưa ra những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



UÔNG THỊ MAI TRANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN
Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

HÀ NỘI, 2020


×