Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.44 KB, 24 trang )

Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt
Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại Thế giới

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Bích Loan
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. Làm rõ những ảnh
hưởng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến các doanh nghiệp
nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. Phân tích, đánh giá năng lực
cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty
giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Keywords: Kinh tế chính trị; Tổ chức thương mại thế giới; Doanh Nghiệp; Năng
lực cạnh tranh

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành giấy có nhiều tiềm năng phát triển như thoả mãn nhu cầu tiêu dùng giấy
cho hơn 80 triệu dân; hiện mức tiêu dùng giấy đầu người bình quân ở Việt Nam mới đạt
18,4 kg/năm, trong khi đó một số nước trong khối ASEAN đạt từ 30-50 kg/năm, các
nước kinh tế phát triển là 200 kg/năm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lợi thế về diện tích
rừng tự nhiên lớn và nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nên rất phù hợp phát triển cây nguyên
liệu giấy. Tuy vậy, thời gian qua năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của Tổng công


ty giấy còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Điều này đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn để phát
triển, song cũng đặt tổng công ty giấy Việt Nam trước những và thách thức lớn của sân
chơi toàn cầu. Ngay sau khi lộ trình gia nhập AFTA được thực hiện kể từ ngày 1/7/2003
với việc thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 20%, sản xuất giấy trong nước gặp phải
sự cạnh tranh khốc liệt của giấy ngoại nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc…
ngay trên thị trường nội địa. Thách thức ngày càng lớn hơn khi Việt Nam chính thức gia
nhập WTO vào ngày 7/11/2006 làm mức thuế nhập khẩu các loại giấy giảm xuống chỉ
còn 20-25%. Để tồn tại và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam không còn con đường
nào khác là phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Xuất
phát từ nhận thức này, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh như:
- Hoàng Thế Đông (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy
Tissue Sông Đuống - Tổng công ty giấy Việt Nam, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh
tế, ĐHQGHN.
- Vũ Dương Hiền (1995), Nâng cao chất lượng sản phẩm Giấy của Công ty
giấy Hải Phòng trong cơ chế thị trường, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân.
- Đặng Văn Long (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty lắp
máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị
trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Dương Thị Hồng Nhung (2001), Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ khoa Kinh tế - ĐHQGHN.
- Trung Trường (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Thống kê.

Đề tài “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới” sẽ tập trung vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố
bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của tổng công ty. Từ đó phân
tích đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế một cách hiệu quả dưới góc
độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt
Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng.
- Làm rõ những ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
đến các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng.
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau
khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Tổng công ty giấy Việt Nam đặt trong sự tác động của
các nhân tố đến sự phát triển, cũng như năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt
Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới.
+ Về không gian: Tổng công ty giấy Việt Nam
+ Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như:

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại Tổng
công ty giấy Việt Nam, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn
và kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trước đây liên
quan đến đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong bối cảnh hội nhập.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt nam gia nhập Tổ chức
thương mại Thế giới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới.
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam
sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương
mại Thế giới.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. Những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chúng ta có thể hiểu: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh
tế trên thị trường nhằm giành được điều kiện có lợi về sản xuất, về tiêu thụ hàng hóa,
chiếm lĩnh thị trường và giành được nhiều khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu quả của sự kết hợp các yếu tố cấu

thành về chất tạo nên sức mạnh cạnh tranh kinh tế của doanh nghiệp trước các đối thủ
cạnh tranh trong một giai đoạn nhất định thuộc môi trường cạnh tranh lành mạnh, được
thể hiện qua các tiêu chí khác nhau như: tính hiệu quả của các hoạt động, thị phần, tỷ suất
lợi nhuận, sức mạnh thương hiệu, tỷ giá cổ phiếu…
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó
có thể kể đến các yếu tố như: môi trường kinh doanh bao gồm luật pháp; các chính sách
kinh tế của Nhà nước và sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành; quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế; các nhân tố thuộc về doanh nghiệp như mô hình doanh nghiệp; chiến
lược kinh doanh; tiềm lực tài chính; khoa học công nghệ; nguồn nhân lực và năng lực tiếp
cận thị trường.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có rất nhiều tiêu chí, trong đó
chủ yếu tập trung vào các tiêu chí như: thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường; khả
năng đổi mới và tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp; khả năng tiếp cận và
khai thác có hiệu quả các nguồn lực; khả năng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp
khác và hội nhập kinh tế quốc tế; uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm của
doanh nghiệp đó.
1.2. Tổ chức thƣơng mại Thế giới và tác động của Việt Nam gia nhập WTO
đến doanh nghiệp
Tổ chức thương mại thế giới hiện nay bao gồm 150 nước, lãnh thổ thành viên,
chiếm khoảng 95% thương mại toàn cầu. Tổ chức thương mại thế giới hoạt động trên hệ
thống nguyên tắc như: không phân biệt đối xử; thương mại ngày càng được tự do hơn
thông qua đàm phán; dễ dự đoán; tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; dành
cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm tiếp cận thị
trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại
quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển kinh tế. Gia nhập WTO đã giúp các doanh
nghiệp Việt Nam có những cơ hội lớn được thể hiện như là có được vị thế bình đẳng với
các doanh nghiệp ngoài nước trong quan hệ kinh tế quốc tế; được bình đẳng về hoạch

định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh
tế mới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam khá am hiểu thị trường trong nước và có
mạng lưới các nhà cung cấp và phân phối sản phẩm rộng khắp nên nguồn nguyên liệu ổn
định và việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước ổn định, chiếm được lòng tin
của khách hàng, mở rộng thương hiệu trên phạm vi cả nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu
những lợi thế của các doanh nghiệp là định hướng và mục tiêu rõ rệt của Nhà nước.
Thông qua việc mở cửa các thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, giảm hàng rào thuế
quan và phi thuế quan, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO đặc biệt là việc cắt giảm các
loại thuế nhập khẩu giúp chúng ta giảm giá thành sản phẩm cũng như giá thành các yếu
tố đầu vào. Việt Nam gia nhập WTO còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
được tiếp cận và có cơ hội thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ từ nhiều nước. Mặt
khác sự kiện Việt Nam gia nhập WTO còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nước thâm nhập thị trường nước ngoài; gia nhập WTO các rào cản tiếp cận thị
trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang vấp phải sẽ dần dần được dỡ bỏ và nhờ
đó đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp này phát triển và tiếp cận với các thị trường mới.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO không chỉ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong
nước phát triển mà nó còn đặt các doanh nghiệp trước những thách thức. Cụ thể, thực tế
số lượng các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến WTO còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung
vào các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho doanh nghiệp khi mà những rào cản về thị trường
ngày càng được dỡ bỏ theo những cam kết của Việt Nam. Thách thức thứ hai các doanh
nghiệp phải đối mặt là trước một hệ thống các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt
khe. Gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt của các doanh nghiệp nhập khẩu cùng một mặt hàng của các quốc gia khác. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước thách thức là việc áp dụng công
nghệ mới. Khi gia nhập WTO các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến
hiện đại của các nước trên thế giới. Với việc đồng bộ và sử dụng hệ thống máy móc công
nghệ hiện đại đòi hỏi nhu cầu về vốn là rất lớn trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó
khăn về vốn kinh doanh…
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn sản xuất

giấy tại Indonesia và bài học cho Tổng công ty giấy Việt Nam
Từ thực tế nghiên cứu năng lực sản xuất của tập đoàn sản xuất giấy APP và
APRIL của Indonesia và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty giấy Việt
Nam: Một là, nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong sự
phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành giấy nói riêng. Hai là, tập
hợp những doanh nghiệp giấy nhỏ lẻ trong nước lại thành tập đoàn giấy vững mạnh, có
chính sách và cơ chế bán hàng chung trong cả nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ba là, tập
trung phát triển lâm nghiệp bền vững… Để không bị ảnh hưởng khi nền kinh tế có nhiều
biến động, tỷ giá ngoại tệ lên xuống, giá nguyên liệu không ổn định, lạm phát tăng tổng
công ty giấy cần chủ động trong xây dựng chiến lược về nguồn cung ứng nguyên liệu
trong tương lai bằng cách chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY
VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
2.1. Những nhân tố mới ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của Tổng công
ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Đối với ngành giấy, khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết cắt giảm hoặc ràng
buộc ở mức thuế suất hiện hành của khoảng 230 dòng thuế liên quan đến mặt hàng bột
giấy và các sản phẩm giấy. Cụ thể là cam kết cắt giảm thuế đối với khoảng 110 dòng thuế
suất liên quan đến sản phẩm giấy đồng thời ràng buộc ở mức thuế suất trần và không tăng
thuế so với mức hiện hành đối với khoảng 120 dòng. So với mức cam kết giảm thuế trung
bình của toàn bộ biểu cam kết thuế quan của Việt Nam, ngành giấy là một trong những
ngành có mức thuế suất giảm theo cam kết tương đối lớn; ngoài ra tỷ lệ nhóm cam kết
giảm thuế so với nhóm cam kết không tăng thuế lớn (chiếm 50% trong khi các ngành
khác chỉ khoảng 30%). Vì vậy với mức giảm thuế mạnh theo như cam kết gia nhập WTO
làm cho cạnh tranh sản phẩm giấy nội địa với hàng nhập khẩu rất gay gắt. Trong lộ trình
hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập AFTA và WTO thì phải đến năm 2015, thuế
nhập khẩu giấy in, viết vào nước ta từ các nước ASEAN (CEPT/AFTA) mới giảm từ 5%
xuống còn 0%; thuế nhập khẩu giấy từ các nước khác theo lộ trình WTO sẽ giảm

3%/năm thì đến năm 2018 giảm đến 0%. Nhưng do thời điểm năm 2008, giá bột giấy và
giấy trên thế giới tăng khoảng 40% đã tạo ra áp lực nhu cầu giấy cho các nhà in trong
nước trong khi năng lực sản xuất giấy của Tổng công ty chưa đáp ứng đủ. Vì vậy Chính
phủ đã cho phép cắt giảm ngay thuế nhập khẩu giấy in, viết từ 5% xuống còn 0% đối với
khu vực AFTA và từ 29% xuống 20% đối với khu vực WTO. Việc này đã ảnh hưởng
nặng nề tới tình hình sản xuất và kinh doanh giấy trong nước, khiến Tổng công ty giấy
phải chịu áp lực lớn về các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, tổng công ty giấy phải chịu áp lực lớn về phía đối thủ cạnh tranh.
Tham gia vào thị trường giấy tại Việt Nam bao gồm rất nhiều công ty, doanh nghiệp
trong và ngoài nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đối thủ cạnh tranh trực
tiếp của tổng công ty giấy Việt Nam chủ yếu là các nhà sản xuất giấy in, giấy viết trong
nước, các công ty sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu giấy.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam từ
năm 2007 đến nay
* Mô hình doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 5/6/2011 phê duyệt
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam do nhà nước làm chủ sở
hữu, đến nay về cơ bản loại hình tổ chức là công ty TNHH một thành viên - Tổng công ty
giấy Việt Nam. Mô hình của tổng công ty giấy Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần
nâng cao hoạt động sản xuất, khả năng cạnh tranh, nó đã phản ánh thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chính Vinapaco trên thị trường, bên cạnh
những ưu điểm mô hình này cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm.
* Chiến lược kinh doanh
Với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giấy, tổng công ty giấy Việt Nam
đã thực sự trở thành doanh nghiệp giấy hàng đầu trong nước. Trải qua từng giai đoạn phát
triển, đến nay với sứ mệnh trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh về sản xuất bột giấy và
giấy tại Việt Nam cũng như trong khu vực, tổng công ty giấy Việt Nam không ngừng đổi
mới trong cách thức hoạt động và tìm ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp
với sự phát triển.
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2010
2011
2012
(Ƣớc)
Giá trị SXCN
Tỷ đồng
2.966
3.129
2.534
3.303
4.385
5.312
Doanh thu
Tỷ đồng
4.569
5.375
4.298
5.960
7.300
9.600
Giấy các loại
Tấn
285.840
315.606
234.363

338.000
503.000
698.000
Trồng rừng
Ha
5.576
6.905
6.106
6.600
7.000
7.000
Khai thác gỗ
Tấn
375.692
329.181
312.400
267.000
290.000
290.000
Nộp Ngân
sách
Tỷ đồng
184
272
115
167
204
252
Lợi nhuận
Tỷ đồng

170,6
252
100,3
200
300
350
Thu nhập
BQĐN
Tr/ng/thg
2,8
3,5
3,8
4,3
4,5
4,8
Nguồn: Văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty giấy Việt Nam, tr20.
* Tiềm lực tài chính
Bảng 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu của VINAPACO
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
Nguồn vốn chủ sở hữu
1.196
3.890
4.120
4.769

5.640
Nguồn: Báo cáo tài chính
Bảng 2.3. Số vốn góp của Vinapaco tại các doanh nghiệp khác tới ngày 31/12/2011
Đơn vị: VNĐ
TT
Tên đơn vị
Số tiền (đồng)
Tỷ lệ (%)
I
Các công ty con
54,632,985,642


Cty TNHH một thành viên NLG Miền Nam
21,965,185,642
100,00
CTy CP VPP Hồng Hà
32,667,800,000
51,92
II
Các công ty Liên kết
275,035,460,00
0


CTy CP giấy Việt Trì
13,630,000,000
29,00
Cty cổ phần Công Đoàn Bãi Bằng
1,000,000,000

39,12
Cty cổ phần Diêm Thống Nhất
4,429,830,000
22,15
Cty cổ phần Giấy Bãi Bằng
43,500,000,000
21,75
Cty cổ phần in Phúc Yên
1,750,000,000
25,00
Cty cổ phần tập đoàn Tân Mai
202,605,630,00
0
25,95
Công ty cổ phần Sắn Sơn Sơn
8,120,000,000
29,00
III
Đầu tƣ vào công ty liên doanh
617,566,928


Công ty Việt Thái Hà - Hà Nội
617,566,928
20,6
IV
Đầu tƣ dài hạn khác
102,777,895,94
1



Cty CP Chứng khoán TM và CN Việt Nam
16,400,000,000
4,69
Cty CP Giấy Thanh Hoá
35,613,595,941
6,00
Cty CP May Diêm Sài Gòn
27,764,300,000
8,68
Cty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ
6,250,000,000
5,00
Công ty CP Tân Mai Lâm Đồng
1,000,000,000
0,5
Công ty CP Tân Mai Miền Trung
8,250,000,000
2,5
Công ty CP Tân Mai Miền Đông
1,000,000,000
0,5
Công ty CP Tân Mai Tây Nguyên
5,500,000,000
2,5
Cty CP Xây dựng TM Châu Giang Sóc Đăng
1,000,000,000
20,00

Tổng cộng

433,063,908,51
1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinapaco năm
2011.
* Nguồn nhân lực
Hầu hết số lao động làm việc trong tổng công ty đều được qua đào tạo, tuy nhiên
còn một lượng không nhỏ lao động có chuyên môn kém hoặc không có chuyên môn kỹ
thuật tập trung ở các công ty lâm nghiệp do những lao động này làm chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm mà chưa được qua đào tạo chính thức. Tuy vậy số lao động có chuyên môn,
tay nghề tại tổng công ty nếu như trước đây được đánh giá cao nhưng hiện nay khi công
nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ cùng với
phương pháp mới thì vấn đề đào tạo những lao động từ trước đã trở nên lạc hậu, không
còn phù hợp.
* Trình độ khoa học công nghệ
Hiện nay, các trang thiết bị của tổng công ty giấy Việt Nam được xem là hiện đại
nhất nước so với các doanh nghiệp giấy trong nước. Tuy nhiên so với các nước trên thế
giới còn thua kém, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như chất lượng
giấy.
Bảng 2.4. Tỷ lệ mua sắm trang thiết bị, máy móc nội địa và nhập khẩu
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
Tỷ lệ nội địa (%)
14,9
19
22,5

25,7
49,7
Tỷ lệ nhập khẩu(%)
85,1
81
77,5
74,3
50,3
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinapaco năm 2007-2011.
* Năng lực tiếp cận thị trường
Việc xúc tiến tiếp cận thị trường trong và ngoài nước đã dần theo kịp những biến
động của thị trường thế giới, tổng công ty giấy đã nghiên cứu và phân tích thống kê đầy
đủ các nhu cầu tiêu dùng giấy của thị trường trong và ngoài nước trong những năm qua,
qua từng sản phẩm chủng loại giấy đồng thời phân tích những yếu tố tác động tới thị
trường đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bảng 2.5. Tiêu dùng giấy các loại tại Việt Nam
Đơn vị: Tấn
Năm
2009
2010
2011
Giấy in báo
100,000
107,500
105,000
Giấy in. viết
426,302
425,000
399,500
Testliner

920,000
930,000
945,000
Medium
524,000
720,000
720,000
Giấy tissue
112,000
135,000
135,000
Giấy vàng mã
263,400
270,000
285,000
Tổng cộng
2,345,702
2,587,500
2,589,500
Tăng trưởng tiêu dùng
126.55%
110.31%
100.08%
Dân số (ngàn người)
85,000
87,000
89,000
Tiêu dùng giấy các loại (kg/người)
27.60
29.74

29.10
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan (xuất nhập khẩu), Trung tâm thông tin bộ công
thương (sản xuất).
Bảng 2.6. Sản lƣợng giấy in, viết tại Việt Nam
Đơn vị: tấn
Sản lƣợng giấy in, viết sản xuất tại Việt Nam
STT
TÊN CÔNG TY
Năm 2011
Miền Nam –Miền Trung
Miền Bắc
1
Tổng công ty giấy Việt Nam
68.000
96.000
2
Công ty giấy trường xuân
-
10.000
3
Công ty giấy xương giang
9.000
6.000
4
Cty giấy việt thắng
11.000
7.000
5
Công ty giấy vạn điểm
6.300

3.200
6
Công ty giấy phong khê
-
4.000
7
Công ty giấy thành dũng
-
2.000
8
Công ty giấy hùng hưng
14.000
-
9
Công ty giấy hưng thịnh
10.000
-
10
Các máy xeo nhỏ khác
5.000
3.000
11
Giấy nhập khẩu
42.500
22.500
Tổng cộng
165.800
153.700
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinapaco năm 2011.
Tổng lượng sản xuất giấy in, viết đạt 164.000 tấn cao nhất trong nước, tiếp đó là

giấy nhập khẩu đạt 65,000 tấn còn lại là các đơn vị sản xuất giấy nhỏ lẻ. Năm 2011 giấy
Bãi Bằng xuất khẩu được 2.000 tấn, 407.000 tấn dăm mảnh. Doanh thu xuất khẩu ước đạt
trên 36 triệu USD, nộp ngân sách 128,5 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch năm. Lợi nhuận
dự kiến đạt 76,5 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch năm và bằng 106% so với thực hiện năm
2010.
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt
Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2.3.1. Những thành quả đạt được:
Một là: thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của Vinapaco lớn








Biểu đồ thị phần giấy in viết Việt Nam 2010
26%
2%
3%
4%
5%
2%
2%
2%
0%
16%
4%
2%

1%
1%
30%
Tổng công ty giấy việt nam
Công ty cp giấy việt trì
Công ty giấy trường xuân
Công ty giấy xương giang
Cty giấy việt thắng
Công ty giấy vạn điểm
Công ty giấy phong khê
Công ty giấy thành dũng
Công ty giấy thành Đạt
Công ty cp tập đòan giấy tân mai
Công ty giấy hùng hưng
Công ty giấy hưng thịnh
Công ty giấy Xuân Đức
Các máy xeo nhỏ khác
Giấy nhập khẩu













Biểu đồ thị phần giấy in,viết Việt Nam 2011
24%
3%
4%
5%
5%
2%
2%
1%
5%
12%
4%
3%
2%
1%
27%
Tổng công ty giấy việt nam
Công ty cp giấy việt trì
Công ty giấy trường xuân
Công ty giấy xương giang
Cty giấy việt thắng
Công ty giấy vạn điểm
Công ty giấy phong khê
Công ty giấy thành dũng
Công ty giấy thành Đạt
Công ty cp tập đòan giấy tân mai
Công ty giấy hùng hưng
Công ty giấy hưng thịnh
Công ty giấy Xuân Đức
Các máy xeo nhỏ khác

Giấy nhập khẩu









Bảng 2.1. Biểu đồ thị phần giấy in, viết Việt Nam 2010-2011-2012
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinapaco năm 2010-2011-
dự tính 2012
Hai là: khả năng đổi mới và tính hiệu quả trong hoạt động của tổng công ty phù
hợp với quá hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là: uy tín và danh tiếng của tổng công ty và sản phẩm được người tiêu dùng
biết đến nhiều. Tổng công ty giấy Việt Nam với 30 năm xây dựng và phát triển không chỉ
là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất giấy trong nước đã đạt được nhiều
thành tích như “Hàng Việt Nam Uy tín - Chất lượng”, “Cúp vàng Thương hiệu Công
nghiệp hàng đầu Việt Nam”, “Quả cầu vàng”, “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” Sản
phẩm giấy của tổng công ty được người tiêu dùng biết đến từ trước khi có sự xuất hiện
giấy ngoại nhập, như thương hiệu giấy Bãi Bằng (Gbb), giấy tissiue Water silk Trong
năm 2011 thương hiệu Giấy Bãi Bằng đã được tôn vinh trong Top 100 giải thưởng Sao
Vàng Đất Việt, Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng, Top 100 sản phẩm dịch vụ được tin dùng,
đoạt huy chương vàng thương hiệu giấy Photocoppy Clever Up và nhiều danh hiệu cao
quý khác.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.1.1. Những hạn chế
Thứ nhất, bộ máy tổ chức cồng kềnh, cơ chế quản lý còn mang tư tưởng bao cấp
nên không phát huy hết khả năng sở trường của những cán bộ giỏi.

Thứ hai, công cụ cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam còn hạn chế. Từ khi
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO

Biểu đồ thị phần giấy in,viết Việt Nam 2012 (f)
25%
2%
4%
4%
5%
2%
1%
1%
4%
13%
4%
2%
1%
1%
31%
Tổng công ty giấy việt nam
Công ty cp giấy việt trì
Công ty giấy trường xuân
Công ty giấy xương giang
Cty giấy việt thắng
Công ty giấy vạn điểm
Công ty giấy phong khê
Công ty giấy thành dũng
Công ty giấy thành Đạt
Công ty cp tập đòan giấy tân mai
Công ty giấy hùng hưng

Công ty giấy hưng thịnh
Công ty giấy Xuân Đức
Các máy xeo nhỏ khác
Giấy nhập khẩu
với các quy tắc hiệp định thương mại, các sản phẩm giấy nhập khẩu ngày càng nhiều gây
nên áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối với Vinapaco khiến công cụ cạnh tranh bị hạn
chế như chất lượng, mẫu mã, hoạt động marketting…
Thứ ba, khả năng tiếp cận và thu hút các nguồn lực nội tại của Vinapaco còn hạn
chế.
Thứ tư, khả năng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài và hội nhập kinh
tế quốc tế còn yếu. Tổng công ty giấy Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất giấy trong
nước chưa có gắn kết chặt chẽ với nhau và với các doanh nghiệp nhập khẩu giấy ngoại
nên dẫn đến hiện tượng triệt tiêu năng lực chung của nhau, cạnh tranh gay gắt lẫn nhau.
2.3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
 Dưới góc độ vĩ mô
Thứ nhất, sự ra đời ngày càng nhiều của các đơn vị sản xuất và kinh doanh giấy
nhỏ lẻ dẫn tới tình trạng Nhà nước không quản lý được hết, nhiều trường hợp ảnh hưởng
xấu tới thị trường giấy khi xuất hiện tình trạng bán giấy giá thấp, nạn hàng nhái, hàng giả
kém chất lượng.
Thứ hai, chính sách tài chính tín dụng tuy đã được sửa đổi và bổ sung nhưng vẫn
còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Thứ ba, cơ chế bồi dưỡng đào tạo tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý,
kỹ sư có chuyên môn cao chưa đáp ứng được yêu cầu.
 Dưới góc độ vi mô
Thứ nhất, yếu kém trong công tác tổ chức quản lý, trình độ cán bộ còn thiếu kinh
nghiệm, lúng túng. Hầu hết các cán bộ quản lý, lãnh đạo đều có chuyên môn cao trong
lĩnh vực, tuy nhiên như vậy chưa đủ mà đòi hỏi bộ phận lãnh đạo phải có khả năng lãnh
đạo, quản trị tốt đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của khoa
học công nghệ và trong công tác quản lý.

Thứ ba, thiết bị sản xuất mặc dù đã đuợc đầu tư nâng cấo những vẫn chưa theo kịp
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngành giấy dẫn tới chất lượng và năng suất sản xuất giấy
của tổng công ty còn gặp nhiều hạn chế.


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM
GIA NHẬP WTO
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy
Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
3.1.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
giấy Việt Nam
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công trên toàn cầu kéo dài từ
2007 đến nay, đã tác động trực tiếp đến các nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tại Việt Nam, năm 2011 lạm phát tăng cao, thị trường tài chính tín dụng bị siết chặt, lãi
suất tăng cao, nhập khẩu bị hạn chế và giá trị của tiền đồng Việt Nam luôn trong tình
trạng mất giá. Chính những nguyên nhân trên đã tác động tiêu cực đến tình hình tiêu thụ
giấy tại Việt Nam, có thể nói năm 2011 là năm trầm lắng nhất của ngành giấy từ sau năm
1998 tới nay. Nhập khẩu giấy các loại năm 2011 đạt 1,06 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm
2010. Ngành giấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng quá chậm so với tốc độ tăng của thị
trường và so với các nước trong khu vực. Mặc dù thị trường Việt Nam còn nhỏ bé so với
các nước trong khu vực và thế giới, nhưng tốc độ tăng trường tiêu dùng tương đối cao từ
15-16%/năm. Nhu cầu tiêu thụ giấy trong cả nước tăng trưởng khoảng 9-12%/năm trong
khi khả năng sản xuất giấy nội địa còn hạn chế, giấy ngoại nhập vào nước ta ngày càng
tăng lên.
Mặt khác theo nhận định của các chuyên gia kinh tế sự phát triển của ngành giấy
sẽ tập trung mạnh tại các khu vực có nền kinh tế mới nổi như Đông Âu, Nam Mỹ, Châu
Phi và Châu Á (trừ Nhật Bản), trong đó phát triển mạnh nhất là Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil, Argentia, Nga, Indonesia và Thái Lan. Các dự án sẽ tập trung tại những khu vực

có lợi thế về rừng, quy mô về sản lượng của các nhà máy thường được đầu tư với công
suất lớn. Tiêu dùng giấy in báo sẽ bão hòa hoặc giảm tại các nước phát triển, nhưng sẽ
tăng mạnh tại những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trước bối cảnh chung của thị trường giấy trong nước và trên thế giới, tổng công ty
giấy Việt Nam cần phải nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh để
đối phó với áp lực cạnh tranh đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đáp ứng
với yêu cầu phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện mới.
3.1.2. Một số phương hướng chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty giấy Việt Nam
Thứ nhất, khẩn trương thực hiện tái cơ cấu sắp xếp lại doanh nghiệp, nâng cao uy
tín đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu của tổng công ty giấy Việt Nam. Toàn cầu hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, tốc độ đổi mới của khoa học công nghệ, sự
phát triển của nền kinh tế, tổng công ty cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.
Thứ hai, chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ, phương hướng để chủ động
nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty đó là khuyến khích đổi mới, phát triển khoa học
công nghệ bằng việc tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, các đối tác nhằm từng bước
thay thế và nâng cấp các dây chuyền sản xuất lạc hậu, nâng cao sản lượng và chất lượng từ đó
nâng cao và phát triển sức mạnh thương hiệu.
Thứ ba, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thị trường giấy
ngày càng đa dạng và phát triển khi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ cạnh tranh
trong và ngoài nước. Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng không có nghĩa là bất chấp
tất cả các biện pháp không lành mạnh mà phải gắn với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là những nguyên tắc và cam kết mà WTO đưa ra.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mặc dù tổng công ty giấy Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp sản
xuất giấy nhỏ lẻ trong nước, tuy nhiên năng lực cạnh tranh còn thấp so với các doanh nghiệp
nước ngoài. Vì vậy phương hướng trong thời gian tới nên chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác
với các doanh nghiệp trong nước, mở rộng giao lưu trao đổi và học tập kinh nghiệm của các
nước trên thế giới, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các nước trên thế giới.
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng

công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
3.2.1. Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam
Trước hết Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể chế qua đó
tạo dựng môi trường pháp lý ổn định nằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty.
Cần xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định và phù hợp nhằm tạo dựng một môi
trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân,
qua đó doanh nghiệp Nhà nước cũng phải chịu áp lực cạnh tranh như các doanh nghiệp tư
nhân. Các doanh nghiệp tư nhân phải có các nghĩa vụ như doanh nghiệp Nhà nuớc. Từ đó
doanh nghiệp Nhà nước sẽ tự chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, nâng cao
khả năng cạnh tranh để tồn tại. Để thúc đẩy cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của
các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng trong quá
trình hội nhập, phải rà soát sửa đổi lại những quy định cũ nếu không phù hợp thì loại bỏ
để điều chỉnh nhưng luôn luôn phải bám sát với các quy định tiêu chuẩn của môi trường
kinh doanh quốc tế đặc biệt là WTO.
Bên cạnh đó Nhà nước tiếp tục điều chỉnh chính sách đầu tư, giảm thuế nhập khẩu
nguyên liệu giấy, áp dụng chính sách thuế và lệ phí hợp lý tạo điều kiện cho tổng công ty
giảm giá thành tăng sức cạnh tranh. Đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống thuế quan và
các hàng rào phi thuế quan nhưng vẫn phải đảm bảo những cam kết, quy định của Tổ
chức thương mại Thế giới.
Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ ngành giấy trong nước phát triển mạnh hơn
thông qua việc xây dựng thương hiệu Quốc gia cho các sản phẩm giấy trong nước đã có
uy tín từ lâu như thương hiệu Gbb của tổng công ty giấy Việt Nam. Đồng thời tiếp tục
mở cửa thị trường nói chung và ngành giấy nói riêng để xâm nhập vào thị trường quốc tế.
Hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất giấy trong nước phát triển thông qua đầu tư vốn vào
các dự án trồng rừng, khai thác gỗ để làm nguyên liệu giấy…
3.2.2. Sắp xếp cải tổ bộ máy tổ chức của tổng công ty giấy Việt Nam một cách
hợp lý
Về bản chất tổng công ty giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, nên tư tưởng
và hoạt động còn mang tính bao cấp, chưa thực sự linh hoạt sáng tạo trong cơ chế thị

trường hiện nay. Cần khẩn trương thực hiện tiến độ cổ phần hóa tổng công ty giấy Việt
Nam, tiến hành cổ phần hóa tổng công ty giấy là mục tiêu mà đã đề ra từ năm 2009, song
thực tiễn tiến độ diễn ra còn chậm chạp do còn nhiều vướng mắc trong việc cổ phần hóa
đất lâm nghiệp. Cổ phần hóa tổng công ty giấy Việt Nam tạo ra những cơ hội giúp tổng
công ty từng bước thay đổi tư duy bao cấp, bảo thủ trong công việc, tổng công ty có thể
chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình trong đó Nhà nước chỉ kiểm soát ở góc độ vĩ mô
3.2.3. Xây dựng hệ thống công cụ cạnh tranh hiệu quả
Tổng công ty giấy cần hoàn thiện chiến lược sản phẩm, chọn những sản phẩm có
thể mạnh để tập trung cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày
càng phát triển Bên cạnh việc xác định được sản phẩm có thế mạnh, tiếp tục nâng cao
chất lượng sản phẩm bằng nhiều biện pháp như lựa chọn nguyên liệu đầu vào tốt để tạo ra
sản phẩm có chất lượng kết hợp với việc tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, đặc biệt là
công tác quản lý máy móc, trang thiết bị tránh những lỗi không đáng xảy ra trong quá
trình sản xuất. Chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt đòi hỏi tổng công ty cần phải
có những lợi thế nổi bật mà các đối thủ cạnh tranh không có hoặc có những không thể so
sánh được. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh chiến lược marketting, chiến lược marketting
hiệu quả sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và khu vực.
Bên cạnh đó cần chú trọng phát triển thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu hàng
hóa mạnh là một trong những giải pháp cơ bản giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị
trường, đặc biệt sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì vấn đề phát triển thương
hiệu càng trở nên quan trọng hơn. Để có thương hiệu mạnh đã khó, giữ vững được
thương hiệu càng khó hơn vì vậy vấn đề quan trọng là duy trì và tạo ra những sản phẩm
có chất lượng tốt thông qua kiểm soát chất lượng sản phẩm qua các khâu từ quá trình sản
xuất đến khi kết thúc quá trình.
3.2.4. Nâng cao khả năng tiếp cận và thu hút có hiệu quả các nguồn lực nội tại
của tổng công ty giấy Việt Nam
* Nâng cao trình độ đội ngũ người lao động
Hiện nay, số lao động trong tổng công ty đều được qua đào tạo tuy nhiên có đến
45% lao động được đào tạo ở mức độ trung cấp và không còn phù hợp với công nghệ

hiện đại và sự phát triển của khoa học công nghệ. Trước hết cần nâng cao tay nghề cho
người lao động trực tiếp, hàng năm tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện kỹ thuật mới
cho đội ngũ lao động ở trình độ thấp, đồng thời khuyến khích tuyên dương khen thưởng
lao động giỏi để họ chia sẻ kinh nghiệm cho công nhân khác. Cử những kỹ sư trẻ đi học ở
các nước, để tiếp thu những kiến thức mới ở các nước tiên tiến góp phần xây dựng và
phát triển tổng công ty sau này. Bên cạnh đó tổng công ty phải xây dựng đội ngũ kinh
doanh chuyên nghiệp, có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng đối ngoại, giao tiếp với
khách hàng.
* Đẩy mạnh đầu tư công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại
Việc đầu tư công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh là giải pháp
mang tính chiến lược nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm trong hiện tại và tương
lai, cho ra đời những sản phẩm mới chất lượng tốt hơn thay thế sản phẩm cũ đồng thời hạ
giá thành sản phẩm. Để đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ hiện đại trong hoạt động sản
xuất của Vinapaco, cần phải chú trọng đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và phát
triển bằng cách liên kết với các trường đại học công nghệ, các viện nghiên cứu. Đồng
thời có chiến lược tổng thể về khoa học kỹ thuật, khuyến khích khen thưởng cho những
phát mình, sáng chế có giá trị cao trong việc đổi mới quy trình sản xuất, có chế độ ưu đãi
đối với các chuyên gia giỏi. Tuy nhiên không phải cứ công nghệ cao, hiện đại là tốt và
hiệu quả mà điều quan trọng đó là tổng công ty cần lựa chọn cho mình công nghệ phù
hợp với điều kiện sản xuất, đặc thù sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động nhằm
tối ưu hóa việc kết hợp các nguồn lực để đạt hiệu quả cao.

* Huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả
Thực trạng về vấn đề đầu tư của tổng công ty cho thấy tình trạng đầu tư ngoài
ngành chiếm tỷ trọng không nhỏ, song mức độ hiệu quả chưa cao. Tổng công ty cần thực
hiện chiến lược đầu tư thích hợp, nghiên cứu tìm hiểu kỹ các dự án trọng điểm và có lợi
nhuận tránh tình trạng đầu tư dàn trải mà hiệu quả mang lại kém. Tổng công ty cần chú
trọng đầu tư có trọng điểm vào những nhà máy có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt đem
lại hiệu quả cao, những sản phẩm có doanh số và lợi nhuận đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Chuyển hướng sản xuất hoặc thoái vốn tại những đơn vị làm ăn không hiệu quả.

3.2.5. Nâng cao khả năng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài và
đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế
Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài và đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế là vấn đề mang tính chiến lược, là giải pháp về lâu dài. Vì vậy trong thời gian tới,
tổng công ty giấy Việt Nam cần nỗ lực nâng cao vị thế trên thị trường trong nước và quốc
tế về chất lượng sản phẩm, danh tiếng của tổng công ty, về năng lực cạnh tranh Trước
hết. Vinapaco cần có chiến lược trong việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản
xuất giấy trong nước để có thể hợp tác xây dựng thành tập đoàn sản xuất giấy vững
mạnh, có cơ chế chung về bán hàng. Điều này làm nền tảng vững chắc để tổng công ty
giấy Việt Nam có thể liên kết với doanh nghiệp nước ngoài cũng như đưa sản phẩm ra
nước ngoài một cách nhanh chóng và tiềm năng.

KẾT LUẬN
Trước xu hướng phát triển của nền kinh tế và đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập
WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói
riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển bền vững. Qua
3 chương luận văn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam rút
ra những kết luận:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. Đồng thời làm rõ những ảnh hưởng khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến tổng công ty giấy Việt Nam.
2. Dựa trên số liệu thống kê qua từng năm và số liệu điều tra để phân tích đánh giá
năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trong
nước và trên thế giới dưới ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới. Hoạt động sản xuất kinh doanh tổng công ty giấy Việt Nam đã có những bước
phát triển như hiệu quả hoạt động được cải thiện, tăng trưởng đều hàng năm, năng suất
lao động có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy
Việt Nam chưa cao, chưa theo kịp với xu hướng phát triển chung của thời đại.
3. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của tổng công ty giấy Việt Nam. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty
giấy Việt Nam cần có các giải pháp từ phía Nhà nước và nội bộ tổng công ty. Nhà nước
cần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng với những quy định, chính
sách khung pháp lý phù hợp với yêu cầu hội nhập tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó tổng công ty cần xây dựng chiến
lược kinh doanh dài hạn, xây dựng hệ thống công cụ cạnh tranh hiệu quả hơn đồng thời
chủ động đổi mới, đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại kết hợp với việc đào tạo nguồn lực
chất lượng cao có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được với yêu cầu của hội nhập.

References
1. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt
Nam (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010).
2. Hồ Anh Cương (2003), Trung Quốc những chiến lược lớn, Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
3. Dự án VIE 01/2005 (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, Nxb Giao
thông vận tải.
4. Bùi Hữu Đạo (2005), “Hệ thống quản lý chất lượng - Công cụ để nâng cao sức
cạnh tranh của Doanh nghiệp”, Tạp chí thương mại ( 17), tr 16-18.
5. Hoàng Thế Đông (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty giấy
Tissue Sông Đuống – Tổng công ty giấy Việt Nam, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Vũ Dương Hiền (1995), Nâng cao chất lượng sản phẩm giấy của công ty giấy
Hải Phòng trong cơ chế thị trường, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Vũ Thị Thu Hiền (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ
phần dệt may Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
8. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc Gia.
9. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa - những bài học kinh
nghiệm, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Kỷ (2008), “Vai trò của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong
phát triển kinh tế và củng cố Quốc phòng nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế
Chính trị, trường HVCT Quân sự.
12. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
13. Trần Tố Linh (2008), “Xây dựng các tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều
kiện hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (131). tr 24-27.
14. Đặng Văn Long (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty lắp
máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
15. Võ Đại Lược (1997), Đổi mới DNNN ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
16. Võ Đại Lược (2007), Kinh tế Việt Nam đổi mới và hội nhập, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
17. Lê Quang Mạnh - Nguyễn Lê Trung (2008), “Tiếp tục hoàn thiện môi trường
kinh doanh để đổi mới, phát triển doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (1), tr 15-19.
18. Phạm Quang Minh (2006), Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, Khóa luận tốt
nghiệp, trường Đại học Ngoại Thương.
19. Hồ Quang Minh, Hội nhập kinh tế, đổi mới và phát triển trong điều kiện gia
nhập tổ chức Thương mại Thế giới.
20. Nghiên cứu của Viện Kinh tế Chính trị học (2006), Các nhân tố cấu thành
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
21. Đoàn Nghiệp (2005), “Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp theo hướng nào để nâng
cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN,
Kinh tế - Luật, T.XXI, (2), tr 16-19
22. Dương Thị Hồng Nhung (2002), DNNN Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế Quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
23. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO.

24. Quy chế của WTO.
25. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn
cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
26. Nguyễn Quang Thái (2008), Doanh nghiệp Việt Nam qua các cuộc điều tra
gần đây, Tạp chí Kinh tế và dự báo ( số 8).
27. Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2009 – 2010.
28. Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2010 – 2011.
29. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, Nxb Thế Giới, HN.
30. Bùi Quang Trung (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc
sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
31. Trung Trường (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
nam trong quá trình hội nhập, Nxb Thống kê.
32. Văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty giấy Việt Nam.
33. Xí nghiệp Quản lý và sức cạnh tranh (1991), Viện Nghiên cứu và quản lý
trung ương, trung tâm thông tin – tư liệu.
34. Mai Thị Thanh Xuân (2005), Tập bài giảng Kinh tế Nhà Nước, trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Website:
35. Website:
36. Website:
37. Website:
38. Website:
39. Website:
40. Website:
41. Website:
42. Website:
43. Website:
44. Website: chongbanphagia.vn


×