Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

tiểu luận KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG CAO SU TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.13 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------------------------

BÁO CÁO
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
MẶT HÀNG CAO SU TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
GVHD

: Bùi Huỳnh Ngun

Lớp học phần : 45K23.3
Nhóm

: Disney

SVTT

: Hồng Thái Thùy Trang
Nguyễn Duy Uyên
Trần Thị Như Uyển
Lê Thị Hoa Quỳnh
Nguyễn Thủy Tiên
Đoàn Thùy Tố Uyên

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 11 năm 2021
1


Mục lục:
I.



Dựa vào chỉ số tự do chính trị, nhận dạng và giải thích hệ thống chính trị của quốc gia.......3

1. Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ là chế độ dân chủ..............................................................3
1.1. Giới thiệu về chỉ số dân chủ...................................................................................................3
1.2. Nhận xét..................................................................................................................................3
2. Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ đề cao chủ nghĩa cá nhân:.................................................4
II. Dựa vào chỉ số tự do kinh tế, nhận dạng và giải thích hệ thống kinh tế của quốc gia............5
1. Nền pháp quyền................................................................................................................6
2. Quy mô chính phủ............................................................................................................. 6
3. Hiệu quả điều tiết.............................................................................................................. 6
4. Thị trường tự do...............................................................................................................7
III. Dựa vào chỉ số bảo vệ các quyền sở hữu tài sản, tìm hiểu mức độ thực thi đối với quyền sở
hữu trí tuệ của quốc gia..............................................................................................................8
IV. Dựa trên các khía cạnh văn hóa của Hofstede, nhận dạng và giải thích hệ thống văn hố của
quốc gia.................................................................................................................................... 11
1. Điểm số khoảng cách quyền lực.......................................................................................11
2. Điểm số chủ nghĩa cá nhân – tập thể...............................................................................12
3. Điểm số né tránh rủi ro...................................................................................................12
4. Điểm số cặp thiên hướng dài hạn – thiên hướng ngắn hạn...............................................12
5. Điểm số cặp nam tính – nữ tính.......................................................................................12
6. Điểm số cặp hoan hỉ và kiềm chế (IND)...........................................................................13
V. Từ những phân tích trên về hệ thống kinh tế chính trị và văn hóa, sinh viên hãy dự đốn các
Lợi ích/ Chi phí/ Rủi ro khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại quốc gia này....................14
1. Tình hình chung hoạt động kinh doanh cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế ............14
2. Lợi ích khi kinh doanh mặt hàng cao su tại thị trường Hoa Kỳ.......................................15
3. Chi phí khi kinh doanh mặt hàng cao su tại thị trường Hoa Kỳ.......................................17

2



I. Dựa vào chỉ số tự do chính trị, nhận dạng và giải thích hệ thống chính trị của quốc gia:
1. Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ là chế độ dân chủ:
1.1.

Giới thiệu về chỉ số dân chủ:

Phương pháp luận: Chỉ số dân chủ là chỉ số dựa trên câu trả lời của 60 câu hỏi, mỗi câu có 2 - 3
câu trả lời được phép. Các câu hỏi được nhóm thành 5 loại: quy trình bầu cử và đa nguyên,
quyền tự do dân sự, hoạt động của chính phủ, sự tham gia của chính trị. Mỗi câu trả lời được
chuyển đổi thành điểm (0 hoặc 1) hoặc cho các câu hỏi ba câu trả lời (0, 0,5 hoặc 1). Năm chỉ
số danh mục, được liệt kê trong báo cáo, sau đó được tính trung bình để tìm điểm tổng thể cho
một quốc gia nhất định. Cuối cùng, điểm số được làm tròn đến hai số thập phân, quyết định
việc phân loại chế độ của đất nước: Dân chủ hoàn toàn, Dân chủ khiếm khuyết, Chế độ kết hợp,
Chế độ độc tài.
1.2.

Nhận xét:

Bảng
sau
đây
cho
thấy năm thông số tạo nên điểm số của Hoa Kỳ vào năm 2020 và những thay đổi đã xảy ra kể
từ năm 2019.

- Quy trình bầu cử và đa nguyên (9.17 điểm); Hoạt động của Chính phủ (6.79 điểm); Sự tham
gia của Chính phủ (8.89 điểm); Văn hóa chính trị ( 6.25 điểm); Quyền tự do dân sự (8.53 điểm)
và tổng điểm trung bình cuối cùng là 7.92 điểm.
=> Vì 7.92 thuộc trong vùng điểm 6.01 - 8 nên Hoa Kỳ thuộc chế độ dân chủ và rõ ràng

hơn là chế độ dân chủ khiếm khuyết.

- Nền dân chủ tại Hoa Kỳ còn được thể hiện qua:
 Hoa Kỳ có hệ thống dân chủ tổng thống, thông thường được thể hiện qua cách bỏ phiếu
trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ – đây là hệ thống dân chủ của chính phủ, trong đó người
đứng đầu chính phủ cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo một nhánh hành pháp,
tách biệt với nhánh lập pháp. Hệ thống chính phủ này tồn tại ở Hoa Kỳ dưới hình thức các sáng
kiến bỏ phiếu và trưng cầu ý dân. Một số bang còn cho phép công dân của họ quyền sử dụng
biện pháp này để thay đổi hoặc bãi bỏ luật.
3


 Quyền lực có giới hạn của chính phủ
 Hiến pháp Hoa Kỳ chia sẻ quyền lực chính trị nhất định với các bang khác nhau. Trong văn
kiện thành lập của đất nước, Hiến pháp cũng đảm bảo rằng tiếng nói của người dân thúc đẩy
chính phủ, quy định nhiều quyền khác nhau cho Quốc hội như quyền đánh thuế và thu thuế để
trả nợ, cung ứng phương tiện quốc phòng và phúc lợi chung cho nước Mỹ, xây dựng và bảo trì
cơ sở hạ tầng.
 Cấp chính phủ liên bang thường chịu trách nhiệm cho an ninh quốc phòng và việc nghiên
cứu, từ đó thơng thường sẽ dẫn đến sự phát triển của những sản phẩm mới, tiến hành khám phá
vũ trụ, xây dựng và duy trì hầu hết hệ thống đường cao tốc. Các thành phố đóng vai trò tiên
phong trong việc tài trợ và vận hành các trường học công. Chính quyền địa phương chủ yếu
chịu trách nhiệm về cảnh sát và cứu hỏa, có các đạo luật trợ giúp người cao tuổi và quỹ tài trợ
giáo dục liên bang.
 Quyền sở hữu tư nhân được đề cao khi chính phủ muốn thu mua hay trưng dụng tài sản tư
nhân, cho dù đó là vì mục đích cộng đồng, đều bắt buộc phải đảm bảo sự bồi thường công bằng
mới được phép thu mua hay trưng dụng.
Kết luận: Các cuộc đàn áp chính trị và khủng hoảng an ninh liên quan đến sự cai trị độc tài
thường khiến hoạt động kinh doanh bị loại bỏ, chuỗi cung ứng và khoản đầu tư gặp rủi ro,
ngồi ra cịn gây ra lo ngại về vấn đề uy tín và pháp lý cho các cơng ty nước ngồi có liên quan

đến Hoa Kỳ . Do đó, mặc dù trở thành một quốc gia dân chủ không phải là yếu tố duy nhất cấu
tạo nên một nền kinh tế Hoa Kỳ có hiệu quả tốt, nhưng nó lại cung cấp sự ổn định về chính trị
lâu dài, tạo nền tảng cho đầu tư an toàn và tăng trưởng ổn định, mang lại tính đảm bảo cho các
nhà đầu tư nước ngồi khi quyết định đầu tư vào Hoa Kỳ.
2. Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ đề cao chủ nghĩa cá nhân:

- Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân nhất trên thế
giới. Người dân và chính phủ Hoa Kỳ ln chú trọng và ưu tiên bản thân cá nhân hơn tập thể,
luôn coi trọng sự độc lập, tự chủ của mỗi một cá nhân. Từ đó, những giá trị của chức năng
thông tin giao tiếp được Hoa Kỳ chú trọng nhiều hơn, trong khi những nước theo chủ nghĩa tập
thể như các nước Trung Đông sẽ đặt giá trị lớn hơn vào chức năng quan hệ. Và khi chủ nghĩa
cá nhân được nhấn mạnh, giá trị của người lao động Hoa Kỳ được bảo đảm, xã hội không bỏ
mặc sự quan tâm của bất kỳ ai.

4


- Trong chủ nghĩa cá nhân, người lao động Hoa Kỳ có khả năng tự mình khắc phục sự cố mà
khơng cần dựa vào người khác. Điều đó giúp họ nâng cao trí óc, sự năng động và phát triển bản
thân mỗi người trong cách tiếp cận giải quyết những thách thức hàng ngày, với sự gan dạ và
quyết tâm. Và thước đo phần thưởng trong xã hội chủ nghĩa cá nhân phụ thuộc vào sự đóng
góp của mỗi người, theo nghĩa đó, tất cả các nhân cơng Hoa Kỳ đều được đối xử công bằng
trong mọi hoạt động, giá trị cá nhân của mỗi người trong lực lượng lao động được đề cao, thúc
đẩy sự cống hiến, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Điều đó đã quyết định sức mạnh
của nền kinh tế Mỹ từ đó đóng góp cho các phúc lợi xã hội, thu hút được nhiều vốn đầu tư và
họ yên tâm hơn khi đầu tư vào một thị trường toàn bộ người lao động đều có năng lực giải
quyết cơng việc theo xu hướng độc lập như vậy.

- Chi tiêu của chính phủ được sử dụng trong các chương trình để giúp người lao động phát
triển được kỹ năng nghề nghiệp và tìm được việc làm (bao gồm cả giáo dục cao hơn).


- Một đặc điểm của nền kinh tế Hoa Kỳ là có truyền thống hoan nghênh đầu tư nước ngồi,
cho phép khu vực tư nhân tự do đóng góp phần lớn vào các quyết định kinh tế trong cả việc
quyết định quy mơ nền kinh tế Mỹ. Chính phủ liên bang thường khơng có khuyến khích đặc
biệt đối với các dịng đầu tư và thường không can thiệp vào quyết định của các công ty tư nhân
về đầu tư quốc tế, cùng với đó là một hệ thống tòa án bảo vệ quyền tài sản của cá nhân và đảm
bảo thực hiện hợp đờng. Chính phủ liên bang dành sự đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tư
nước ngoài; có nghĩa là, chính phủ Hoa Kỳ đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài giống như các
nhà đầu tư của Mỹ.
Kết luận: Các quan điểm theo chủ nghĩa cá nhân tập trung vào lợi ích của cá nhân, trong khi
chủ nghĩa tập thể lại mong đợi các cá nhân phải phù hợp với mục tiêu chung của tất cả mọi
người. Với nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân, Hoa Kỳ đã thúc đẩy mỗi doanh nghiệp, công ty
tư nhân và mỗi cá nhân có thể độc lập, tự do đưa ra quyết định dựa trên những gì có lợi nhất
đối với doanh nghiệp mình và khơng cần phải chịu trách nhiệm hay bị trừng phạt cho những
hành động sai trái của người khác.
II. Dựa vào chỉ số tự do kinh tế, nhận dạng và giải thích hệ thống kinh tế của quốc gia:
Các chỉ số tự do kinh tế là một chỉ số hàng năm để đo lường mức độ tự do kinh tế ở các quốc
gia trên thế giới. Bảng xếp hạng cho điểm các khía cạnh của tự do kinh tế từ 0 đến 100, với 0
nghĩa là "khơng có tự do kinh tế" và 100 nghĩa là "hoàn toàn tự do kinh tế". Chỉ số tự do kinh tế
được tính dựa trên 12 thành phần tự do kinh tế, chia thành 4 nhóm:
5


1. Nền pháp quyền: Được thể hiện qua 3 tiêu chí

- Quyền tư hữu: Đánh giá mức độ tự do mà khung pháp lý của một quốc gia cho phép các cá
nhân tư hữu tài sản, được đảm bảo bởi những quy định rõ ràng và được chính phủ thực thi một
cách hiệu quả. Điểm năm 2021: 79.7

- Hiệu lực tư pháp: Để bảo vệ các quyền của công dân khỏi những hành vi bất hợp pháp của

người khác cần thiết phải có những khung pháp lý hiệu quả. Hiệu quả tư pháp đòi hỏi các hệ
thống tư pháp phải có tính hiệu quả và cơng bằng để đảm bảo luật pháp được tôn trọng một
cách tuyệt đối. Điểm năm 2021: 72.4

- Tính liêm chính của Chính phủ: Tham nhũng làm xói mịn tự do kinh tế thơng qua việc đem
đến sự ép buộc và bất ổn vào các mối quan hệ kinh tế. Mối quan tâm lớn nhất ở đây chính là sự
tham nhũng mang tính hệ thống của các cơ quan chính phủ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết
định thông qua tham ô, hối lộ, mua chuộc, tống tiền, gia đình trị, sự thân hữu, nâng đỡ. Điểm
năm 2021: 76.8
2. Quy mơ chính phủ:

- Phản ánh mức thuế suất biên trên thu nhập cá nhân lẫn doanh nghiệp, và mức thuế chung
(bao gồm các loại thuế gián thu và trực thu được áp bởi các cấp chính quyền) dưới dạng tỷ lệ
phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Điểm năm 2021: 76

- Chi tiêu chính phủ: Chi tiêu chính phủ thể hiện mức độ chi tiêu của chính phủ tính theo phần
trăm GDP, bao gồm việc tiêu thụ và điều động ngân sách. Điểm năm 2021: 62.2

- Chi tiêu chính phủ: Chi tiêu chính phủ thể hiện mức độ chi tiêu của chính phủ tính theo phần
trăm GDP, bao gồm việc tiêu thụ và điều động ngân sách. Điểm năm 2021: 34.9
3. Hiệu quả điều tiết:

- Tự do kinh doanh: Thành phần tự do kinh doanh đo lường mức độ các môi trường pháp lý và
cơ sở hạ tầng làm hạn chế sự hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm các yếu
tố ảnh hưởng đến việc thành lập, vận hành và giải thể doanh nghiệp. Điểm năm 2021: 82.5

- Tự do lao động: Thành phần tự do lao động xem xét các khía cạnh khác nhau của khung quy
định và pháp lý trong thị trường lao động của một quốc gia, bao gồm các quy định về tiền
lương tối thiểu, các luật ngăn chặn sa thải lao động, thủ tục thôi việc, các quy định ràng buộc về


6


tuyển dụng, và giờ làm việc và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (nhằm thể hiện cơ hội việc
làm trong thị trường lao động). Điểm năm 2021: 87.1

- Tự do tiền tệ: Đánh giá mức độ can thiệp vi mơ của chính phủ nhằm kiểm sốt giá cả và lạm
phát. Điểm năm 2021: 81.1
4. Thị trường tự do:

- Tự do thương mại: Tự do thương mại đo lường mức độ các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan ảnh hưởng đến việc xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Điểm năm 2021: 80.4

- Tự do đầu tư: Một quốc gia tự do về kinh tế sẽ khơng có những hạn chế đối với dòng vốn
đầu tư. Các cá nhân và doanh nghiệp được phép tự do lưu thông các nguồn tài nguyên trong
những hoạt động cụ thể, bất kể phạm vi trong và ngoài lãnh thổ quốc gia, mà khơng có bất cứ
sự hạn chế nào. Điểm năm 2021: 85

- Tự do tài chính: Là một chỉ báo về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như là
một thước đo sự độc lập khỏi việc kiểm sốt và can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực tài
chính. Điểm năm 2021: 80

=> Sau khi tính tốn 4 nhóm, ta có thể tính được chỉ số tự do kinh tế của Hoa Kỳ là 74.8. Nền
kinh tế của nước này trở thành nền kinh tế tự do thứ 20 trong Chỉ số năm 2021. Điểm tổng thể
của nó đã giảm 1,8 điểm, chủ yếu là do sức khỏe tài khóa suy giảm.

- Hoa Kỳ ln coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể và chính vì vậy, nhiều doanh
nghiệp và thị trường ở Hoa Kỳ sẽ được tự do mà ít chịu sự kiềm chế của Nhà nước. Nền kinh tế
của Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp, trong đó các chủ doanh nghiệp tư nhân và cơng nhân chính
phủ đều cố gắng thỏa mãn những mong muốn kinh tế của người dân. Hệ thống kinh tế này của

Hoa Kỳ bảo vệ một số tài sản tư nhân và mặc dù ủng hộ nguyên tắc thị trường tự do, nó vẫn
7


phải dựa vào chính phủ để giải quyết các vấn đề mà khu vực tư nhân bỏ qua, từ giáo dục đến
môi trường nhằm đạt được mục tiêu xã hội và lợi ích cơng cộng.

III. Dựa vào chỉ số bảo vệ các quyền sở hữu tài sản, tìm hiểu mức độ thực thi đối với quyền
sở hữu trí tuệ của quốc gia:
Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), thuật ngữ "tài sản trí tuệ" "đề cập đến sáng tạo
của tâm trí, chẳng hạn như phát minh; tác phẩm văn học nghệ thuật; kiểu dáng; và các ký hiệu,
tên và hình ảnh được sử dụng trong thương mại. Chỉ số Bảo vệ các quyền sở hữu tài sản của
Hoa Kỳ năm 2020 là 8.05 điểm, đứng thứ nhất thế giới.

- Chỉ mục phụ về quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ giảm -0,088 xuống 8,693 với điểm số là
7,828 về mức độ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, 9,75 về Bảo vệ bằng sáng chế và 8,5 về Bảo vệ
bản quyền.

- Chỉ mục phụ về quyền sở hữu vật chất của Hoa Kỳ giảm -0.115 xuống 8.229 với điểm số là
7,6 về mức độ Bảo vệ quyền tài sản, 9,523 về mức độ đăng ký tài sản và 7,563 về mức độ dễ
tiếp cận các khoản vay.

- Chỉ mục chính trị và pháp lý của Hoa Kỳ giảm -0.254 xuống 7.229 với số điểm là 7.038 về
Độc lập tư pháp, 7.907 về Pháp quyền, 6.324 về Ổn định chính trị và 7.646 về Kiểm sốt tham
nhũng.

8


- Điểm IPRI của Hoa Kỳ giảm -0,153 xuống còn 8,05, xếp thứ nhất ở khu vực Bắc Mỹ và thứ

13 trên thế giới. Hoa Kỳ được IMF xếp vào nhóm các nền kinh tế tiên tiến và Ngân hàng Thế
giới là nước có thu nhập cao.

- Ở Hoa Kỳ, có một số loại sở hữu trí tuệ, bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản
quyền và bí mật thương mại.

- Nhãn hiệu thương mại cho phép chủ sở hữu của chúng truyền đạt nguồn gốc hoặc xuất xứ
của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng.

- Bản quyền cung cấp cho chủ sở hữu của chúng khả năng xác định ai có thể sao chép hoặc
phân phối một tác phẩm, một cách công khai biểu diễn và trưng bày một tác phẩm, hoặc chuẩn
bị các tác phẩm phát sinh.

- Bí mật thương mại bảo vệ thơng tin bí mật của doanh nghiệp.
Một số khái niệm về các loại sở hữu tại Hoa Kỳ:

- PATENTS - Quyền phát minh
 Bằng sáng chế hữu ích bảo vệ một quy trình mới và hữu ích, máy móc, vật phẩm sản xuất
hoặc thành phần của vật chất, hoặc bất kỳ cải tiến mới và hữu ích của chúng. Bằng sáng chế
cho phép chủ sở hữu của chúng xác định ai có thể chế tạo, sử dụng hoặc bán một sáng chế.

 Để có được bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, nhà phát minh phải nộp đơn đăng ký bằng sáng chế
với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), bao gồm (1) tài liệu bằng văn bản
bao gồm mô tả và tuyên bố, (2) bản vẽ khi cần thiết, (3) lời tuyên thệ hoặc tuyên bố, và (4) nộp
đơn, tìm kiếm và lệ phí thi.

 Ở Hoa Kỳ, bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cũng được cung cấp theo hệ thống bằng
sáng chế và trên các hồ sơ quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT)(bao gồm các bằng
sáng chế), và Thỏa thuận La Haye (bao gồm các thiết kế).


- TRADE MARKS - Nhãn hiệu thương mại
 Nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ là một từ, cụm từ, ký hiệu hoặc thiết kế, hoặc
sự kết hợp của chúng, nhằm xác định và phân biệt nguồn hàng hóa hoặc dịch vụ của một bên
với nguồn của những bên khác.

 Có thể thiết lập chung quyền của pháp luật đối với nhãn hiệu chỉ dựa trên việc sử dụng nhãn
hiệu đó trong thương mại Hoa Kỳ; tuy nhiên, nhãn hiệu thương mại được liên bang đăng ký
cung cấp những lợi thế đáng kể.
9


 Nhãn hiệu thương mại của Hoa Kỳ thường tồn tại miễn là nhãn hiệu đó tiếp tục được sử
dụng và được bảo vệ chống lại sự vi phạm. Để giữ cho đăng ký nhãn hiệu tồn tại, chủ sở hữu
phải nộp các tài liệu bảo trì cần thiết vào một khoảng thời gian đều đặn.

- COPYRIGHT - Bản quyền
 Bản quyền ở Hoa Kỳ bảo vệ “tác phẩm gốc có quyền tác giả” kể từ thời điểm tác phẩm được
tạo ra ở dạng cố định.

 Đơn đăng ký bản quyền có thể được gửi trực tuyến tới Văn phịng Bản quyền Hoa Kỳ (the
U.S. Copyright Office).

 Mặc dù không cần đăng ký để được bảo vệ, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích. Đó là bạn sẽ có
hồ sơ công khai về khiếu nại bản quyền, bằng chứng sơ bộ về tính hợp lệ của bản quyền khi
đăng ký được thực hiện trước hoặc trong 5 năm xuất bản và khả năng phục hồi các thiệt hại
theo luật định cũng như phí và chi phí luật sư trong kiện tụng vi phạm bản quyền thành công
cho các đơn nộp kịp thời.

 Để đăng ký một tác phẩm, bạn phải gửi đơn đăng ký đã điền đầy đủ thông tin, lệ phí nộp đơn
áp dụng và một bản sao khơng thể tái bản hoặc các bản sao của tác phẩm sẽ được đăng ký.


 Nói chung, thời hạn bản quyền là tuổi thọ của tác giả cộng thêm 70 năm sau khi tác giả qua
đời (hoặc cái chết của tác giả cuối cùng còn sống nếu một tác phẩm chung). Đối với các tác
phẩm được làm để cho thuê và ẩn danh hoặc tác phẩm có bút danh sẽ có thời hạn bản quyền là
95 năm kể từ khi xuất bản hoặc 120 năm kể từ khi sáng tạo, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn
(Các tác phẩm được tạo ra trước ngày 1 tháng 1 năm 1978, có quy định đặc biệt về thời hạn).

- TRADE SECRETS - Bí mật thương mại
 Bí mật thương mại được bảo vệ ở Hoa Kỳ miễn là thơng tin đó là bí mật, có giá trị thương
mại và có các bước hợp lý được thực hiện để bảo vệ thông tin. “Nỗ lực hợp lý” để bảo vệ bí
mật thương mại có thể khác nhau tùy thuộc vào bản chất của thông tin bạn muốn bảo vệ. Đối
với các doanh nghiệp, việc triển khai một chính sách bí mật thương mại hiệu quả ln được
khuyến khích.

- RECORDATION WITH CUSTOMS - Ghi nhận với Hải Quan
 Một nhãn hiệu thương mại hoặc bản quyền của Hoa Kỳ đã đăng ký liên bang có thể được ghi
lại trực tuyến thông qua một ứng dụng điện tử với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa
Kỳ (CBP).
10


 Việc ghi lại có thể hữu ích trong việc phát hiện vi phạm hàng hóa đến hơn 300 cảng của Hoa
Kỳ.

 Biểu phí ghi âm, cùng với hướng dẫn nộp hồ sơ bằng điện tử, có sẵn tại trang web của CBP.
- ENFORCEMENT OF IP RIGHTS - Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
 Luật pháp Hoa Kỳ quy định việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ ở biên giới, hình sự và dân
sự. USPTO và các cơ quan đối tác cung cấp các công cụ và thông tin trực tuyến về cách bảo vệ
và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng quyền chủ sở hữu nên tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ
một luật sư được cấp phép.


 Ở Hoa Kỳ, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chịu trách nhiệm thực thi dân sự các quyền của
mình. Nó cũng có thể báo cáo trộm IP trực tuyến thông qua Trung tâm điều phối quyền sở hữu
trí tuệ quốc gia.

 Biểu mẫu báo cáo có thể được tìm thấy tại đây, cùng với nhiều thơng tin hơn.
IV. Dựa trên các khía cạnh văn hóa của Hofstede, nhận dạng và giải thích hệ thống văn hố
của quốc gia:

Thơng qua 5 cặp giá trị văn hóa đối lập của Hofstede, chúng ta có thể rút ra được một vài đặc
điểm văn hóa được thể hiện tại nơi làm việc:
1. Điểm số khoảng cách quyền lực: Tương đối thấp là 40 điểm

- Người Hoa Kỳ coi trọng tính cơng bằng và sự tự do trong mọi khía cạnh của xã hội, ngay cả
trong hệ thống chính quyền.

- Trong tổ chức, hệ thống phân cấp của người Hoa Kỳ hướng đến sự thuận tiện, cơ cấu tổ chức
phẳng hơn; nhà quản trị cần sự hỗ trợ, nhân viên cấp thấp có chun mơn cao.
11


- Việc trao đổi thông tin giữa cấp trên và cấp dưới khơng q khắt khe, khơng câu nệ tính sang
trọng và thường được diễn ra trực tiếp mặt đối mặt.

- Các nhà quản lý thường quan tâm đến nhân viên trong tổ chức và cho phép họ tham gia, góp
ý nhiều hơn vào việc ra quyết định trong cơng việc.

- Trong tổ chức, mối quan hệ cấp trên và cấp dưới phát triển theo chiều ngang hơn là chiều
dọc: nhân viên sẽ dễ dàng tiếp cận với người quản lý.


- Hoa Kỳ là một đất nước có mức độ dịch chuyển địa lý tương đối cao, vì vậy người Hoa Kỳ
được xem là rất giỏi trong việc thích nghi với những điều mới lạ. Họ thường quen với việc kinh
doanh và hợp tác với những đối tác đến từ những quốc gia khác nhau nên họ không ngần ngại
tiếp cận các đối tác tiềm năng để học hỏi cũng như tìm kiếm thơng tin.

2. Điểm số chủ nghĩa cá nhân – tập thể: Rất cao là 91 điểm

- Trong môi trường kinh doanh, nhân viên luôn phải tự đề cao bản thân và thể hiện năng lực
của mình để được tuyển dụng, thăng tiến trong công việc.

- Các cá nhân mong đợi đạt được các mục tiêu của riêng họ, vì vậy họ sẵn sàng thực hiện các
nghĩa vụ theo hợp đồng. Các nhà quản lý cũng mong nhân viên thực hiện các điều khoản của
hợp đồng.

- Trong tổ chức, sự cạnh tranh cá nhân được cho phép, nhân viên có quyền theo đuổi các mục
tiêu của riêng mình, miễn là chúng phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.
3. Điểm số né tránh rủi ro: Đạt 46 điểm, dưới mức trung bình là 53 điểm

- Trong kinh doanh, người Mỹ có thể chấp nhận những ý tưởng mới, sản phẩm sáng tạo và sẵn
sàng để thử một cái gì đó mới và khác nhau ở một mức độ hợp lý.

- Họ tán thành việc tự do ngôn luận và rất chịu khó lắng nghe những ý kiến cũng như quan
điểm của người khác. Có thể nói, so với những nền văn hóa khác, người Mỹ ít bộc lộ cảm xúc
biểu cảm hơn.

- Trong tổ chức, đối với người quản lý, chỉ thiết lập các quy tắc hay quy định khi thực sự cần
thiết bởi vì đối với họ hầu hết các vấn đề đều có thể giải quyết mà không cần các quy tắc
nghiêm ngặt.

- Khi các vấn đề xảy ra thì khơng phải lúc nào cũng là do người cấp trên đứng ra giải quyết, có

thể là cấp dưới họ có chun mơn và năng lực có thể giải quyết vấn đề đó.
12


4. Điểm số cặp thiên hướng dài hạn – thiên hướng ngắn hạn: Khá khiêm tốn là 26 điểm,
thấp hơn so với mức trung bình 27 điểm, chứng tỏ Mỹ là một quốc gia theo thiên hướng ngắn
hạn.

- Điểm số này cho thấy người Mỹ rất coi trọng sự thật, chân lý, họ ln phân tích mọi việc
“đúng” hay “sai”, “tốt” hay “xấu”. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp Mỹ thường đánh giá
hiệu suất trên cơ sở ngắn hạn thông qua hàng loạt những báo cáo lợi nhuận và thua lỗ tiến hành
hàng quý. Điều này đã thúc đẩy các cá nhân trong doanh nghiệp phấn đấu thực hiện hoàn tất
cơng việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. Điểm số cặp nam tính – nữ tính: Khá cao là 62, trên mức trung bình 9 điểm, điều này cho
thấy Mỹ là một quốc gia “nam tính”

- Kết hợp với số điểm rất cao của chủ nghĩa cá nhân, văn hóa Mỹ thể hiện những đặc điểm
sau: Trong cuộc sống, học tập, cũng như công việc, người Mỹ đều hết sức nỗ lực, với phương
châm “người chiến thắng có tất cả”, người Mỹ rất thích phơ trương và thảo luận về những
thành công, những thành tựu mà họ đạt được.

- Trong quốc gia có nền văn hóa nam tính thì thường áp lực cao tại nơi làm việc; thời gian cho
công việc nhiều hơn thời gian cho đời sống riêng; công việc ảnh hưởng đời sống riêng; nhân
viên nhiều tham vọng, ít hài lịng cơng việc.

- Nhiều hệ thống đánh giá của Mỹ đều dựa vào việc thiết lập mục tiêu chính xác, qua đó nhân
viên Mỹ có thể thể hiện tốt cơng việc của mình dựa trên sự hồn tất các mục tiêu đề ra.

- Người Mỹ có khuynh hướng tin rằng con người ln ln có khả năng để làm việc tốt hơn.
Thông thường, người Mỹ "sống để làm việc" và luôn phấn đấu để được tăng lương, thăng chức

dựa trên năng lực thực tế của mình. Khi được tăng lương, thăng chức người Mỹ thường hướng
đến cuộc sống vật chất tốt hơn.

- Để trở thành “kẻ chiến thắng”, tất yếu phải có xung đột, cạnh tranh, điều này đã dần dẫn đến
sự phân cực trong văn hóa Mỹ, dẫn đến những bất công ngày càng tăng, và chênh lệch giữa các
tầng lớp xã hội, làm suy yếu dần tiền đề "tự do và công bằng cho tất cả" của Mỹ.
6. Điểm số cặp hoan hỉ và kiềm chế (IND): Đạt số điểm tương đối cao là 68 điểm

- Trong công việc người Mỹ làm việc rất chăm chỉ nhưng khi tham gia các cuộc vui họ cũng
chơi hết mình. (VD: Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc chiến chống ma túy và vẫn rất bận rộn trong
làm như vậy, tuy nhiên tỷ lệ nghiện ma túy ở Hoa Kỳ cao hơn ở nhiều quốc gia giàu có khác).
Kết luận: Từ những phân tích về văn hóa làm việc của Mỹ ở trên, chúng ta có thể rút ra một
vài lưu ý khi thực hiện kinh doanh với người Mỹ:

13


- Cách ứng xử trong giao tiếp: Họ thường bắt tay khi gặp đối tác và họ thích sự tự tin khi giao
tiếp bằng ánh mắt. Mặc dù họ có tính thực tế nhưng vẫn tạo khơng khí thoải mái, thân thiện và
dễ chịu cho đối tác của mình.

- Thời gian: Đối với doanh nhân Mỹ, thời gian là tiền bạc nên bạn phải luôn đúng giờ trong
mọi trường hợp. Sự trễ hẹn và cẩu thả được xem là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng và sẽ làm
cho đối tác khơng hài lịng.

- Danh thiếp, q tặng: Theo văn hóa kinh doanh của người Mỹ, danh thiếp chỉ là hình thức
trao đổi địa chỉ hoặc số điện thoại của các đối tác. Đối với quà tặng thì đây là một điều khơng
được chấp nhận về mặt văn hố vì họ xem những khoản quà tặng có liên quan đến nạn tham
nhũng. Doanh nhân Mỹ coi nó là một hành vi hối lộ và làm ăn gian dối, không đúng đắn thậm
chí nếu bị phát hiện thì các bên liên quan sẽ phải đối diện với luật pháp Mỹ, đôi khi cịn phải ra

tịa. Do đó, nên lưu ý việc này khi hợp tác với những công ty Mỹ để tránh những điều đáng tiếc
xảy ra.

- Phong cách làm việc: Doanh nhân người Mỹ ít chú trọng đến nghi lễ, họ thường đi thẳng vào
vấn đề và muốn có kết quả nhanh. Trong văn hóa kinh doanh của người Mỹ thì khi đàm phán
họ thường xác định trước và rõ ràng những mục tiêu cần đạt được, chiến lược và dùng số liệu
để chứng minh cho các luận điểm của mình. Chính vì vậy, các doanh nhân Mỹ sẽ ưu tiên quan
tâm đến hiệu quả khi xem xét một vấn đề hợp tác, vì họ cho rằng chỉ những hoạt động thực tiễn
và có lợi nhuận mới thực sự có giá trị. Bên cạnh đó, họ cũng thích nói thẳng, rõ ràng và dễ
hiểu, khơng thích kiểu nói vịng vo, xa xơi hoặc ví von. Họ sẽ làm việc tích cực và quyết tâm để
đạt được mục đích của bản thân.
V. Từ những phân tích trên về hệ thống kinh tế chính trị và văn hóa, sinh viên hãy dự đốn
các Lợi ích/ Chi phí/ Rủi ro khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại quốc gia này:
1. Tình hình chung hoạt động kinh doanh cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế:

- Hiện nay, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là 3 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt
Nam.

- Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ với 23.510 tấn, trị giá 41,87 triệu
USD (Tăng 61% về lượng và tăng 92,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020). Đây là thị
trường có mức tăng trưởng cao nhất trong top các thị trường cung cấp chính cao su cho Mỹ.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 2,6%, tăng so với
mức 1,6% của 5 tháng đầu năm 2020.
14


- Trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho
Mỹ, đạt 19.530 tấn, trị giá 34 triệu USD, tăng 51,2% về lượng và tăng 76,3% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ
chiếm 5,2%, tăng so với mức 3,8% của 5 tháng đầu năm 2020.


- Dựa trên kết quả này, các chuyên gia thương mại dự báo xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ sẽ
tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2021.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2019 - 2021 (ĐVT: USD/tấn)

 Tình hình xuất khẩu chung của cao su Việt Nam qua các nước lớn trên thế giới tăng dần đều qua các năm

- Trong đó, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 77% về lượng và 124,3% về giá
trị.

- Có thể thấy, Mỹ là một thị trường tiềm năng để kinh doanh mặt hàng cao su.
15


2. Lợi ích khi kinh doanh mặt hàng cao su tại thị trường Hoa Kỳ:

- Cung và cầu cao su đều đang phục hồi nhanh chóng. Trong đó, cầu phục hồi mạnh mẽ hơn
nhiều so với cung, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá cao su thiên nhiên tăng trong thời gian tới. Thị
trường cao su thế giới khởi sắc giúp xuất khẩu cao su của thị trường Việt Nam tăng mạnh.

- Có thể nói, Mỹ ln là thị trường hấp dẫn đối với các công ty xuất khẩu không chỉ Việt Nam
mà trên tồn thế giới. Thế nhưng, để có một “vé” trong “sân chơi” này không phải là điều dễ
dàng. Nguyên nhân xuất phát từ những yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của đối tác Mỹ là khá
cao, nhất là đối với với mặt hàng cao su thì sự cạnh tranh càng gay gắt.

- Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho doanh nghiệp. Mỹ là quốc gia yêu cầu cao về
chất lượng và độ đạt chuẩn của hàng hóa khi gia nhập vào thị trường này. Nếu chúng ta kinh
doanh thành công mặt hàng cao su tại thị trường Mỹ, điều đó đồng nghĩa với chất lượng cao su
của chúng ta đã làm hài lịng một trong những khách hàng khó tính nhất thế giới. Từ đó, chất

lượng cao su của doanh nghiệp được khẳng định, nâng tầm uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên
trường thế giới, thu hút sự quan tâm của các quốc gia khác (Đức, Nga, Ấn Độ, thị trường Châu
Âu,...) → Tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

- Mỹ là điểm đến hấp dẫn của các cơng ty, tập đồn lớn trên tồn cầu, mơi trường kinh doanh
hội nhập quốc tế cao, thị trường kinh doanh rất rộng. Đây là một cơ hội rất lớn cho doanh
nghiệp, là bước đà để gia nhập vào thị trường kinh doanh mang tầm thế giới → Hoạt động kinh
doanh cao su sang thị trường Mỹ là một giải pháp bền vững, lâu dài.

- Mỹ là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Việc thực hiện kinh doanh tại một nước
có nền kinh tế phát triển ổn định như Mỹ sẽ làm tăng doanh thu bán hàng quốc tế và tăng lợi
nhuận một cách đáng kể cho doanh nghiệp.

- Cơ hội để tiếp cận các nguồn lực nước ngồi, tạo uy tín và hình ảnh trên thị trường quốc tế.
- Tạo nền tảng vững chắc, phát triển lâu bền, đủ sức cạnh tranh đa ngành nghề, đảm bảo an
sinh cho đội ngũ lao động trong doanh nghiệp nói riêng, đóng góp vào sự phát triển cho nền
kinh tế Việt Nam nói chung.

- Hoạt động xuất khẩu cao su thơ sang thị trường Mỹ sẽ góp phần tạo nguồn vốn cho nhập
khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

- Tạo cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao từ các nước phát triển trong
cả khâu chế biến, trồng đến khâu khai thác ở Việt Nam → Tăng khả năng mở rộng thị trường
16


tiêu thụ cao su, tạo ra những sản phẩm cao su chất lượng cao, nâng giá trị gia tăng, giảm tỷ lệ
kinh doanh cao su thô.

- Khi nhu cầu về cao su của Mỹ ngày càng lớn, lượng xuất khẩu của doanh nghiệp chúng ta

ngày càng tăng. Về lâu dài, doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ việc xuất khẩu
sẽ phục vụ cho việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nhằm đáp ứng những nhu cầu
ngày càng đổi mới và khắt khe hơn từ thị trường Mỹ.

- Mở rộng kinh doanh hàng hóa tại thị trường Mỹ là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
quốc tế, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Mặt khác, tạo tiền đề cho
việc mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm.

- Bên cạnh đó, kinh doanh cao su tại thị trường tiềm năng như Mỹ không chỉ đóng vai trị chất
xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó cịn trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề
thuộc nội bộ kinh tế như: Vốn, lao động, kỹ thuật, nguồn tiêu thụ, thị trường,…

- Có cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn tài trợ của các tổ chức tài
chính thế giới như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế,...

- Mở rộng thị trường kinh doanh cao su của doanh nghiệp tại Mỹ, thay vì chỉ kinh doanh nội
địa, được xem là bước ngoặt quan trọng trên lộ trình đưa sản phẩm của doanh nghiệp tham gia
vào q trình tồn cầu hóa, đưa sản phẩm ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, đây
còn là cơ hội để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, cũng như chất lượng của sản phẩm
trên thị trường trong và ngoài nước.
Kết luận: Cung cấp sự ổn định về chính trị lâu dài, tạo nền tảng cho đầu tư an tồn và tăng
trưởng ổn định, mang lại tính đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào
Hoa Kỳ.
3. Chi phí khi kinh doanh mặt hàng cao su tại thị trường Hoa Kỳ:

- Chi phí chuẩn bị cho hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam:

17



- Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng, đây là khoản phí thu trên
mỗi container hàng để bù đắp lại phần chi phi cho các hoạt động tại cảng như: Xếp dỡ, tập kết
container ra cầu tàu,… Khoản phí này được cảng thu các hãng tàu, sau đó các hãng tàu sẽ thu
lại đối với khách hàng (Cnee và Shipper) với tên phí gọi là THC.

- Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí AWB (Airway Bill fee) – Phí chứng từ (Documentation
fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lơ hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu /
Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc
Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không).

- Phí Seal: Phần chi phí này là là chi phí cho phần niêm phong container khi lơ hàng đã được
đóng hàng xong và xuất đi. Nhằm đảm bảo trách nhiệm hàng hóa cịn ngun tình trạng đến lúc
người nhận hàng mở container. Phần chi phí này giao động vào khoản $10.

- Phí Bill Telex Release: Là một loại phí hình thức giao hàng bằng mà không cần nhận bill
gốc. Khi khách hàng gửi xuất hàng đi nước ngoài mà toàn bộ chi phí tiền hàng của bên mua đã
thanh tốn cho bên bán xong thì bên bán sẽ ủy quyền xuất Telex Release để bên nhận hàng có
thể lấy hàng mà khơng cần phải dùng bill gốc.

- Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) - Phụ phí biến động giá nhiên liệu cho tuyến Châu
Âu: Là khoản phụ phí (ngồi cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh
do biến động giá nhiên liệu.

18


- Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và
một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu
để chở đến USA, Canada…Mức chi phí này thường thu vào khoảng $25 / Bill of lading.


- Giá cước vận tải hàng hóa.
- Cần một lượng vốn lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bao
gồm chi phí trang thiết bị, máy móc hiện đại.

- Thuế quan.
4. Rủi ro khi kinh doanh mặt hàng cao su tại thị trường Hoa Kỳ:

- Gia nhập vào thị trường Mỹ là một bước ngoặt mới mẻ và đầy khó khăn. Trước hết phải nói
đến những yêu cầu, tiêu chuẩn của Mỹ về chất lượng sản phẩm là khá cao. Để sản xuất được lô
hàng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của đối tác Mỹ ngay trong lần thử sức đầu tiên là việc làm
khơng dễ, địi hỏi một quy trình hết sức nghiêm ngặt.

- Với những doanh nghiệp lần đầu dấn thân vào thị trường Mỹ thì có thể điều mà doanh
nghiệp nhận lại không phải là những đơn hàng đầu tiên, mà thay vào đó là những cái lắc đầu
của các nhà nhập khẩu Mỹ vì họ chưa biết đến uy tín và chất lượng sản phẩm của cơng ty. Rơi
vào tình huống này, doanh nghiệp khơng chỉ tổn thất về tiền bạc và đơi khi có thể đánh mất uy
tín mà mình đã dày cơng vun đắp.

- Với sự khắt khe của Mỹ, thị trường này thường sẽ đặt một đơn hàng nhỏ để kiểm tra chất
lượng sản phẩm trước khi ký kết hợp đồng lâu dài. Với mức độ kiểm sốt chất lượng gắt gao,
rất có thể thị trường Mỹ sẽ cho chuyên gia sang tận nơi tư vấn. Nếu doanh nghiệp không thể
đáp ứng yêu cầu mà vị khách khó tính Mỹ đề ra, thì chúng ta sẽ mất đi một đối tác lớn, mất đi
cơ hội để đem sản phẩm của chúng ta ra thị trường thế giới một cách an toàn và chất lượng
nhất, mất đi lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế (vì Mỹ là một nền kinh tế lớn, tiếng
tăm và rất uy tín, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững,...).

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp hạn hẹp, cơng nghệ, máy móc trang thiết bị, kỹ thuật
sản xuất còn hạn chế.

- Thị trường Mỹ là một thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là đối với mặt hàng cao su. Việt

Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ → Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay
gắt với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia đi trước, chiếm thị phần dẫn đầu trong việc xuất
khẩu cao su sang Mỹ (Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc,...). Chỉ với một sơ suất nhỏ về chất
19


lượng hay các yếu tố khác, doanh nghiệp sẽ đối diện với nguy cơ mất thị phần kinh doanh tại
Mỹ.

- Việc kinh doanh một mặt hàng bất kỳ trên thị trường quốc tế sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải
những tác động của những tác nhân kinh tế bên ngoài. Những tác động này vừa có thể là tác
động tích cực, là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, nhưng đồng thời đó cũng có thể là tác
động tiêu cực làm ảnh hưởng, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
→ Chẳng hạn như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vào tháng 9/2018 là một trong
những nguy cơ, rủi ro, tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh quốc tế của
doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngày 13/09/2018, Tổng thống Mỹ quyết định
tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỷ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc,
bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Mức thuế này sẽ gây nhiều khó khăn
cho ngành cao su Việt Nam nói chung, và doanh nghiệp cao su nói riêng. Với mức thuế cao
được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công
nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực. Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung
Quốc kéo dài khiến ngành cao su Việt Nam bị tác động bởi danh sách các mặt hàng của Trung
Quốc nhập khẩu vào Mỹ chịu thuế bổ sung 10% có cả lốp xe ôtô. Đây là ngành hàng sản xuất
khá mạnh của Trung Quốc và sử dụng nhiều cao su.

- Có thể đối diện với những rào cản kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ theo các cam kết quốc tế.
- Giá cả xuất khẩu cao su bất thường, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường dầu mỏ
thế giới.


- Rủi ro chính trị sẽ dẫn đến rủi ro kinh tế → Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Rủi ro về hợp đồng và quyền sở hữu.
- Rào cản thuế quan.
- Có thể gặp trục trặc liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh → Ảnh hưởng tới chất lượng của
cao su (Do thời gian thực hiện thủ tục hải quan trì trệ, kéo dài,...).

Nguồn tra cứu thơng tin:
1. />20


2. />3. />4. />5. />6. />
21



×