Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng hoạt động đàu tư và quản lý đầu tư của tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 60 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ
KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM 3
1.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam 3
1.1.1 Quá trình hình thành 3
1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí ( PVEP ) 4
1.1.3. Nhiệm vụ và chiến lược của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác
Dầu khí 5
1.2 Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Thăm dò và Dầu Khí Việt
Nam 5
1.2.1 Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí 5
1.2.2 Hoạt động đầu tư 8
1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Việt Nam 9
1.4 Lực lượng lao động của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí 11
1.5 Thành tích và mục tiêu của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác
Dầu khí Việt Nam 13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU
KHÍ VIỆT NAM 19
2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty Thăm dò
và Khai Thác dầu khí ( PVEP ) 19
2.1.1 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển 19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
2.2 Thực trạng hoạt động Lập dự án của PVE 24


2.2.1 Quy trình lập dự án đầu tư 24
2.2.2 Nội dung lập dư án đầu tư: 25
2.2.3 Kết quả hoạt động lập dự án của PVEP 26
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án 27
2.3. Thực trạng quản lý dự án của PVEP 28
2.3.1 Quy định về quản lý các hoạt đông của dự án dầu khí 28
2.3.2 Nội dung về quy định quản lý dự án 29
2.4 Thực trạng về công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu của PVEP. .32
2.4.1 Tổng quan về công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu của PVEP 32
2.4.2 Nội dung Quy trình tổ chức đấu thầu của PVEP 35
2.5 Thực trạng thẩm định dự án của PVEP 36
2.5.1 Qui trình thẩm định dự án đầu tư của PVEP 36
2.5.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư của PVEP 38
2.5.3 Kết quả thẩm định dự án của PVEP 39
2.6 Thực trạng quản lý rủi ro của PVEP 39
2.6.1 Qui trình đánh giá rủi ro khi xem xét đến kinh tế đề án giai đoạn
thăm dò 39
2.6.2 Nhận diện các rủi ro thường gặp phải trong dự án dầu khí 41
2.7 Thực trạng hoạt đông chuyển giao công nghệ của PVEP 43
2.7.1 Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài của PVEP 43
2.7.2 Chuyển giao công nghệ 43
2.8 Đánh giá về hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của
PVEP 44
PHẦN 3 : CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ 46
3.1 Giải pháp chung 46
3.1.1 Giải pháp về đầu tư 46
3.1.2. Giải pháp về tài chính 46
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
3.1.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý và điều hành 47

3.1.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 48
3.2 Giải pháp riêng 48
3.2.1 Giải pháp cho hoạt động đàu tư phát triển 48
3.2.2 Giải pháp cho hoạt động lập dự án 50
3.2.3 Giải pháp cho hoạt động quản lý dự án 51
3.2.4 Giải pháp cho hoạt động tổ chức đấu thầu và tham gia dự thầu của
tổng công ty PVEP 52
3.2.5 Giải pháp cho hoạt động thẩm định dự án 53
3.2.6 Giải pháp cho hoạt động quản lý rủi ro 54
3.2.7 Giải pháp cho hoạt động chuyển giao công nghệ 55
KẾT LUẬN CHUNG 57
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỞ ĐẦU
Dầu và khí vẫn luôn là nguồn năng lượng chiến lược và quan trọng nhất
trong nửa đầu thế kỉ 21. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam được
bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng hoạt động tìm kiếm thăm dò
thực sự được triển khai mạnh mẽ từ khi thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí
đốt Việt Nam vào những năm 1975. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, nhất là
từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành( 20/12/1987), đến
nay ngành dầu khí đã kí hơn 60 hợp đồng thăm dò khai thác thu hút được
hàng chục công ty dầu khí thế giới đầu tư vào thăm dò dầu khí với số vốn đầu
tư cho thăm dò khai thác trên 7 tỷ USD và hơn 48 hợp đồng đang có hiệu lực.
Phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới, sản lượng khai thác dầu khí tăng nhanh, đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
kinh tế cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 và đưa Việt Nam vào danh sách các
nước xuất khẩu dầu trên thế giới.
Thực hiện tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản
Việt Nam phấn đấu đưa ngành dầu khí Việt Nam trở thành một ngành mũi
nhọn của đất nước và sánh ngang tầm với các nước trong khu vực, Tổng Công

ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị thành viên thay mặt Tập
đoàn dầu khí Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quan trọng và khó khăn này. Từ
khi thành lập Tổng Công ty đã có những sự tiến bộ vượt bậc, thực hiện thắng
lợi nhiều nhiệm vụ chiến lược do Tập đoàn giao phó. Tổng Công ty đã và
đang triển khai có hiệu quả hàng loạt dự án thăm dò trong và ngoài nước,
trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư vào nhiều dự án mới.
Theo chương trình đào tạo cử nhân ngành kinh tế - Khoa Đầu Tư- trường
Đại học Kinh tế quốc dân, các sinh viên được bố trí đi thực tập tốt nghiệp 15
tuần ( từ ngày 05/12/2008 đến ngày 18/04/2009). Để làm quen với công tác
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
sản xuất – kinh doanh, hiểu biết rõ cách thức quản lý – tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động , tổ chức tiền lương; thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật -
tài chính của doanh nghiệp; trực tiếp thực hành các nghiệp vụ kinh tế và thu
thập số liệu cần thiết để làm Luận văn tốt nghiệp.
Em được bố trí thực tập tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
Khí, kết quả của thời gian đầu đợt thực tập được phản ánh qua báo cáo thực
tập Tổng hợp, bao gồm nội dung sau:
- Chương 1: Giới thiệu về Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng hoạt động đàu tư và quản lý đầu tư của Tổng
công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam
- Chương 3: Các giải pháp đối với hoạt động đàu tư của Tổng công ty
Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Đầu tư, đặc biệt Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên, CBCNV Ban Dự án mới–
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đã tạo mọi điều kiện về thời gian
và số liệu cần thiết để em có thể thực hiện tốt Báo cáo tổng hợp này trên cơ sở
dữ liệu của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
2

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ
KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam.
1.1.1 Quá trình hình thành
Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ nhằm thu hút các
Công ty dầu khí quốc tế đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam, ngay
từ năm 1987 Tổng cục Dầu khí (sau là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và
nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã ra quyết định thành lập Công
ty PV-II. Ngày 17/11/1988 Tổng cục Dầu khí đã ra Quyết định số 1195/TC-
DK thành lập Công ty Petrovietnam I (PV-I), là tiền thân của Công ty Thăm
dò - Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí
(PIDC) với nhiệm vụ giám sát các hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển
khai tại thềm lục địa phía Bắc (PV I) và phía Nam Việt Nam (PV II). Trong
giai đoạn 1990 - 1992, số lượng các hợp đồng chia sản phẩm (PSC) được ký
kết tăng cao (thời điểm cao nhất lên tới gần 40 hợp đồng), quy mô và phạm vi
hợp đồng có nhiều thay đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát
các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng
Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên Công ty PV-I thành Công ty
Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) và công ty PV II thành Công ty
Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).
Với mục tiêu đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nước ngoài, ngày
14/12/2000 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có Quyết định số 2171/QĐ-
HĐQT thành lập Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ
chức lại Công ty PVSC.
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Ngày 04/05/2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ra quyết
định số 1311/QĐ-DKVN thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Thăm dò

Khai thác Dầu khí trên cơ sở tổ chức lại hai công ty PVEP và PIDC. Tổng
Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con, trong đó Công ty mẹ - Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên do Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc thành lập Tổng Công
ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Hiện nay PVEP đang giám sát, quản lý, tham gia góp vốn 48 đề án thuộc
phạm vi các hợp đồng PSC, JOC, BC; đề án khai thác dầu khí tự lực cũng như
các nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò khác theo phân công của tập đoàn.
1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí ( PVEP )
Tầm nhìn
Xây dựng Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trở thành Tổng
Công ty với nguồn lực mạnh, điều hành, tham gia nhiều dự án ở trong và
ngoài nước, có khả năng cạnh tranh với các công ty dầu khí trong khu vực và
trên thế giới, có uy tín hợp tác quốc tế, nhằm phát triển không ngừng nguồn
vốn và lợi nhuận, tăng cường nguồn thu cho Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí,
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước.
Sứ mệnh
Thực hiện thăm dò khai thác dầu khí một cách hiệu quả song song với
trách nhiệm bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng và
tất cả người lao động.
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.3. Nhiệm vụ và chiến lược của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí
Nhiệm vụ:
- Triển khai với qui mô và nhịp độ đầu tư lớn hơn trong hoạt động thăm
dò khai thác trên địa bàn cả nuớc, đồng thời tích cực mở rộng địa bàn và đẩy

mạnh đầu tư ra nuớc ngoài;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và quản lý đạt tầm
quốc tế;
- Phát triển kinh doanh song trùng với bảo vệ môi truờng
Chiến lược:
Xây dựng Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí trở thành Tổng
Công ty với nguồn lực mạnh, điều hành, tham gia ở nhiều dự án, có khả năng
cạnh tranh với các công ty dầu khí trong khu vực, có uy tín hợp tác kinh
doanh quốc tế nhằm phát triển không ngừng nguồn vốn và lợi nhuận, tăng
cuờng nguồn thu cho Nhà nuớc và Tập đoàn Dầu khí, và góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nuớc.
1.2 Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Thăm dò và Dầu Khí Việt Nam
1.2.1 Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của PVEP hiện tại đang diễn ra sôi
động ở cả trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, PVEP có hoạt động thăm
dò khai thác ở các bể trầm tích gồm Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn,
Malay Thổ chu, Trường Sa. Ở nước ngoài, PVEP đang có dự ở 13 nước thuộc
các khu vực có tiềm năng dầu khí như Trung Đông, Bắc và Trung Phi, Mỹ La
tinh, Đông Nam Á. Các hoạt động bao gồm:
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
• Khảo sát nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí các khu vực
mà Tổng Công ty quan tâm và các khu vực được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
giao thực hiện;
• Tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại các khu vực theo hợp đồng dầu khí, các
dự án được Tập đoàn giao thực hiện, bao gồm các hoạt động khảo sát địa
chất, địa vật lý, khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và phân tích, minh giải,
đánh giá trữ lượng và khả năng thương mại của phát hiện dầu khí;
• Phát triển khai thác các mỏ dầu khí;
• Tham gia thực hiện và đầu tư các dự án liên quan nhằm tăng hiệu quả

công tác phát triển khai thác mỏ dầu khí;
• Xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các công trình thăm dò, khai
thác dầu khí;
• Xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị, tài liệu, mẫu vật phục vụ các dự án
thăm dò khai thác dầu khí, các hợp đồng dầu khí;
• Xuất, nhập khẩu dầu thô thuộc quyền định đoạt của Tổng Công ty
trong các dự án khai thácdầu khí, các hợp đồng dầu khí;
• Đầu tư, mua, bán, chuyển nhượng, ký kết các dự án, hợp đồng dầu khí,
các tài sản dầu khí;
• Cung ứng lao động, nhân lực, chuyên gia tìm kiếm thăm dò khai thác
dầu khí (không bao gồm môi giới, giới thiệu, tuyển dụng và cung ứng lao
động cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
• Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
• Kinh doanh dịch vụ khai thuê hải quan;
* Qui trình hoạt dộng thăm dò và khai thác dầu khí
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền thăm dò khai thác một mỏ dầu khí
7
Đánh giá sơ
bộ triển
vọng lô hợp
đồng
Chọn vùng
cấu tạo triển
vọng
Tính trữ
lượng
Thẩm lượng Nghiên cứu

kết quả khoan
và đánh giá
phát hiện
Khoan thăm

Khảo sát
ĐVL nghiên
cứu địa chất
Đánh giá
đối tượng và
chọn vị trí
khoan
Nghiên cứu
vỉa
Lập kế
hoạch phát
triển, khai
thác thử
Thu gom,
xử lý, tang
trữ
Vận hành
thử
Lắp đặt
phương tiện,
thiết bị
Khoan khai
thác
Kế hoạch
phát triển,

khai thác
thử
Thiết kế, gọi
thầu chế tạo
phương
tiện , thiết bị
GIAI ĐOẠN KHAI THÁC
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỎ
Hoạt động
khai thác
thứ cấp
Đo đếm và
giao bán sản
phẩm
Vận hành
bảo trì giêng
GIAI ĐOẠN THĂM DÒ
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.2.2 Hoạt động đầu tư
* Xây lắp chuyên ngành dầu khí
- Thiết kế, thi công, bảo dưỡng và sửa chữa các giàn khoan, chân đế, bồn
bể, tháp, hệ thống ống công nghệ của ngành dầu khí trên đất liền và trên
biển.
- Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và gia công ống công nghệ, ren ống, khớp
nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí.
- Đóng tàu vận tải dầu, khí và hoá chất.
- Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng và thiết bị phục vụ ngành dầu khí
* Xây dựng công nghiệp:
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí, đóng tàu, xi măng,
VLXD

- Khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công hệ thống máy móc, thiét bị công
nghệ, thiết bị điều khiển trong xây dựng công nghiệp.
- Đầu tư, thiết kế và tổng thầu các dự án hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đê
kè, bến cảng
- Xây dựng nhà máy Khí - Điện, nhiệt điện, lắp đặt hệ thống đường dây
tải điện
* Xây dựng dân dụng:
- Đầu tư, tư vấn, thiết kế, tổng thầu EPC xây dựng văn phòng, khách sạn
và chung cư cao cấp; đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao
tầng
* Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.
* Đầu tư bất động sản; kinh doanh văn phòng, siêu thị và nhà ở.
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt
Nam
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là doanh nghiệp nhà nước,
trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bộ máy quản lý và điều hành của PVEP được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến
chức năng. Các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc hoạt động dưới sự
điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc Tổng Công ty trên cơ sở các quy định tại
điều lệ tổ chức bộ máy giúp việc và quy chế các đơn vị thành viên. Các phòng ban
chức năng có trách nhiệm tư vấn, cố vấn cho Tổng giám đốc Tổng Công ty các
vấn đề thuộc chức năng chuyên môn của mình. Trưởng phòng trực tiếp lãnh đạo
các công việc trong phòng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng Công ty
về các công việc liên quan đến trách nhiệm của phòng mình. Giám đốc các xí
nghiệp và các trưởng chi nhánh, liên doanh điều hành và văn phòng đại diện có
trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các công việc được giao.
Với cơ cấu tổ chức như trên giúp các đơn vị thành viên chủ động hơn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy ý thức tự giác, có

trách nhiệm với công việc được giao.
Bộ máy tổ chức của PVEP bao gồm:
- Trụ sở TCT PVEP: Gồm 18 Ban chức năng và Văn phòng
- Chi nhánh PVEP tại TP.HCM
- Văn phòng Đại diện PVEP trong nước: Tại TP Vũng Tàu
- Văn phòng đại diện PVEP tại nước ngoài: CHLB Nga, Venezuela
- Công ty thành viên: 10 (hoạt động ở trong nước: 4/ hoạt động ở nước
ngoài: 6)
- Công ty liên doanh: 10 (hoạt động ở trong nước: 9/ hoạt động ở nước
ngoài: 1) .
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
10
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của PVEP:
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.4 Lực lượng lao động của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Với nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng,
phát triển và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước, địa bàn hoạt động của
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trải rộng trong cả nước và trên thế
giới với nhiều loại hình tổ chức và lao động.
Tính đến tháng 10 năm 2008, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
có một lực lượng lao động hơn 1.700 người, làm việc trong 46 dự án trong và
ngoài nước, gồm các đội ngũ sau:
- Đội ngũ lao động làm việc trong Bộ máy điều hành Tổng Công ty,
hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế
độ, quy chế áp dụng cho Bộ máy điều hành Tổng Công ty do Hội đồng thành
viên PVEP ban hành;
- Đội ngũ lao động làm việc cho các Dự án Dầu khí ở nước ngoài và các
Chi nhánh ở nước ngoài của Tổng Công ty (gồm các Công ty TNHH 1 Thành
viên - Công ty con - như PVEP Algeria, PVEP Cuba, PVEP Mekong…; Chi

nhánh Venezuela) hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo
Chính sách nhân viên làm việc cho các Dự án Dầu khí ở nước ngoài do Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành.
- Đội ngũ lao động biệt phái làm việc cho các liên doanh điều hành ở
trong nước (các JOC) hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo
Chính sách nhân viên biệt phái làm việc cho các Liên doanh điều hành ở
trong nước do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành.
- Đội ngũ lao động làm việc cho các Công ty TNHH 1 Thành viên ở
trong nước (PVEP Sông Hồng, Công ty Dầu khí Đại Hùng) hưởng các khoản
lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của
từng Đơn vị theo sự phê duyệt của PVEP.
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Đội ngũ lao động ký hợp đồng trực tiếp với các Đơn vị thành viên của
PVEP (các JOC, các Công ty con trong và ngoài nước) hưởng các khoản
lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của
từng Đơn vị.
Do đặc điểm của lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và
khai thác dầu khí, phần lớn lao động của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác
Dầu khí đều là những người có trình độ Đại học và trên Đại học, tốt nghiệp từ
các Trường Đại học chuyên ngành trong và ngoài nước với các số liệu thống
kê sơ bộ như sau:
- Số lượng Tiến sỹ: Chiếm khoảng 3%.
- Số lượng Thạc sỹ: Chiếm khoảng 10%.
- Số lượng Kỹ sư, Cử nhân: Chiếm khoảng 70%.
Stt Trình độ Số lượng (người)
Năm 2007 Năm 2008
1 Trên đại học 151 219
2 Đại học 854 1180
3 Trung cấp, cao đẳng 13 152

4 Công nhân 75 84
5 Lao động phổ thông 163 51
Tổng 1256 1686
Bảng 1: phân loại theo trình độ lao động
Đây chính là một nguồn lực dồi dào để xây dựng và phát triển những đội
ngũ lao động có số lượng và chất lượng đủ để thực hiện nhiệm vụ chính trị
của Tổng Công ty.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
[[ơ

Hình 3: Biểu đồ phân loại trình độ lao động
1.5 Thành tích và mục tiêu của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí Việt Nam
* Thành tích của PVEP
- Tổng công ty Thăm dò và Khai Thác dầu khí Việt Nam đã đóng góp
khoảng 30% vào ngân sách Nhà nước trong năm 2008, giải quyết gần 2000
việc làm cho người lao động. Xây dựng nhièu công trình công cộng dân dụng,
cải thiện cảnh quan môi trường, là đơn vị đi đầu và góp phần to lớn vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Doanh thu
Với giá dầu cao (có lúc tăng lên tới hơn 140 USD/thùng) trong hơn nửa
đầu năm 2008 và đi vào sụt giảm vào cuối năm (giá bán trung bình cả năm là
~ 95 USD/thùng), tốc độ tăng trưởng của PVEP ở mức khá cao, đóng góp
nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và Tập đoàn:
- Tổng doanh thu năm 2008 của PVEP ước tính là 30.700 tỷ VND, đạt
101% kế hoạch (30.368 tỷ VND) được giao, tăng 40,3% so với năm 2007.
13
Năm 2007
Năm 2008

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Nộp ngân sách Nhà nước ước tính là 10.423 tỷ VNĐ, đạt 106% kế hoạch
được giao cả năm, tăng 92% so với năm 2007.
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA PVEP NĂM 2008
Bảng 2: Chỉ tiêu tài chính của PVEP năm 2008
- Trong năm 2008, PVEP đã có nhiều hoạt động từ thiện như:
Tại Việt Nam:
- Tháng 8/2008, CĐPVEP ủng hộ 400.000.000đ cho 02 tỉnh Bắc Kạn và
Thái Nguyên bị thiệt hại do cơn bão số 4 gây ra.
- Công đoàn các công ty trực thuộc, các công ty liên doanh của PVEP
cũng đã chủ động triển khai các hoạt động xã hội rất có ý nghĩa, kịp thời đến
với những địa phương, nhân dân gặp khó khăn do thiên tai, các gia đình chính
sách, đóng góp cho các chương trình an sinh xã hội với số tiền hàng chục
ngàn USD, điển hình là các đơn vị như Cửu Long JOC (ủng hộ 10,000USD
cho tỉnh Phú Thọ xây 4 nhà bị thiệt hại do cơn bão số 4), Hoàn Vũ JOC (ủng
hộ tổng cộng gần 200.000USD cho Hội chữ thập đỏ các tỉnh miền Trung, phía
Nam), Công ty Dầu khí Đại Hùng (ủng hộ hàng trăm triệu cho các trường trẻ
em khuyết tật, trại thương binh An Hải – Vũng Tàu…)
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Tháng 6/2008, CĐPVEP chuyển 2,5 tỉ đồng hỗ trợ xây 250 nhà Đại
đoàn kết cho 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Bình.
- Tháng 4/2008, CBCNV toàn Tổng Công ty đóng góp 02 ngày công lao
động (trị giá trên 225 triệu đồng) ủng hộ đồng bào miền núi phía Bắc mua
trâu bò sau đợt rét đậm, rét hại.
- Tháng 3/2008, CĐ PVEP xây tặng Nhà Đại đoàn kết cho 02 hộ nghèo
dân tộc S’Tieng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Dương với tổng trị giá gần 40 triệu
đồng.
- tháng 4/2008, đã đóng góp 240 triệu đồng ủng hộ các chiến sỹ đảo xa
trong phong trào “Hướng về Trường Sa” và “Nước ngọt cho Trường Sa”.

- Tháng 10/2007, ủng hộ trên 300 triệu đồng và 20 thùng quần áo, cho
đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt trên địa bàn các tỉnh miền Trung, miền núi phía
Bắc, hỗ trợ sửa chữa 01 trường mẫu giáo.
- Nhân các dịp kỷ niệm, những ngày lễ của dân tộc, cùng với Đảng uỷ
TCT, Công đoàn và Đoàn TN PVEP đã thường xuyên thăm hỏi, tặng quà các
địa phương có nhiều đóng góp, các gia đình chính sách trên khắp các địa bàn
hoạt động và quê hương cách mạng trên cả nước.
Tại nước ngoài:
- Ủng hộ 37.500USD cho nhân dân Cuba anh em khắc phục hậu quả bão
Gustav và Ike.
- Ủng hộ 10.000USD xây dựng trường cấp II Nguyễn Du cho con em
Việt kiều tại Viêng Chăn, Lào.
- Ủng hộ 30.000USD cho nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả bão
Nargis.
- Ủng hộ 50.000USD cho
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
* Mục tiêu thăm dò và khai thác dầu khí của PVEP:
Thăm dò
Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn là đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò,
gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng nước sâu,
xa bờ, vùng chồng lấn, tranh chấp; mở rộng địa bàn và tích cực triển khai hoạt
động đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài.
Cụ thể hoá mục tiêu chiến lược của Tập đoàn, PVEP đã xây dựng mục
tiêu chiến lược tìm kiếm thăm dò trong và ngoài nước theo đó giai đoạn 2008-
2010 phấn đấu gia tăng thu hồi đạt 82 triệu tấn qui dầu năm, giai đoạn 2011-
2015 đạt 110 triệu tấn thu hồi qui dầu năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 200 tr
iệu tấn thu hồi qui dầu năm.
Trong bối cảnh những khu vực lô mở còn lại trong nước và những khu
vực thăm dò khai thác trên thế giới còn tiềm ẩn rủi ro cao về địa chất, để đạt

được mục tiêu to lớn nêu trên định hướng công tác tìm kiếm thăm dò được
khái quát như sau:
Công tác tìm kiếm thăm dò trong nước cần tập trung vào lựa chọn một số
vùng có triển vọng dầu khí cao ở các lô còn mở và vùng/bể trầm tích mới để
tự đầu tư và điều hành. Tiếp tục tăng cường các hoạt động TKTD nhằm gia
tăng trữ lượng dầu khí tại các lô đã có HĐDK và các lô còn mở/đã hoàn trả ở
các bể Sông Hồng, Phú khánh, Tư Chính-Vũng Mây, Cửu Long, Nam Côn
Sơn và Malay-Thổ Chu trong đó ưu tiên các vùng nước sâu, nhạy cảm. Tăng
cường công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản ở các khu vực mới và tìm kiếm
thăm dò các bẫy phi cấu tạo.
Giai đoạn 2008-2010 phấn đấu gia tăng trữ lượng thu hồi 32 triệu tấn
quy dầu năm. Giai đoạn 2011-2015 phấn đấu gia tăng 30 triệu tấn quy dầu
năm. Giai đoạn 2016-2025 phấn đấu gia tăng 50 triệu tấn quy dầu năm.
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Công tác tìm kiếm thăm dò nước ngoài cần hướng đầu tư vào các khu
vực trọng điểm có tiềm năng ở Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, các
nước Liên Xô cũ và Trung/Nam Mỹ. Theo đó, đặc biệt ưu tiên mua tài sản
gồm các mỏ đang phát triển khai thác. Tích cực tìm giải pháp farm-in vào các
hợp đồng có tiềm năng cao đang trong giai đoạn thăm dò/thẩm lượng.
Giai đoạn 2008-2010 phấn đấu đạt mục tiêu gia tăng 50 triệu tấn thu hồi
quy dầu năm. Giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đạt 80 triệu tấn quy dầu năm.
Giai đoạn 2016 – 2025 các diện tích thăm dò đã bị thu hẹp cộng với rủi ro
tăng cao nên có nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng của các dự án thăm dò sẽ
giảm so với giai đoạn trước. Do vậy, để đạt mức tăng trữ lượng là 150 triệu
tấn vào năm 2025 thì tiếp tục áp dụng các giải pháp nêu trên ngoài ra còn cần
phải triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học để giảm thiểu rủi ro và tăng hệ số
thu hồi dầu khí.
Trong những năm tới, công tác thăm dò nhằm đảm bảo kế hoạch chiến
lược gia tăng trữ lượng ngày càng cao sẽ phải đối mặt với những thách thức

rất lớn về nhu cầu nhân lực, nguồn vốn, sự cạnh tranh quốc tế và tiến bộ khoa
học công nghệ. Điều này đòi hỏi Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
phải không ngừng vươn lên để có thể chiến hữu những tầm cao mới.
Khai thác
Kế hoạch khai thác năm 2008 của PVEP do Tập Đoàn giao trên 7 triệu
tấn dầu/condensate và trên 6 tỷ m
3
khí. Tính đến hết tháng 9 năm 2008, PVEP
đã hoàn thành trên 90% sản lượng dầu và khí kế hoạch giao cùng kỳ của Tập
Đoàn.
Về công tác phát triển mỏ, hiện nay PVEP đang tham gia triển khai công
tác phát triển khai thác ở 12 mỏ dầu, 2 mỏ khí-condensate và 3 mỏ khí cả
trong và ngoài nước. Trong năm 2008 đã có thêm 4 mỏ được đưa vào khai
thác, trong đó các mỏ dầu bao gồm: mỏ Cá Ngừ Vàng được đưa vào khai thác
ngày 25/07/2008 với lưu lượng dầu hiện nay trên 13000 thùng/ngày, mỏ
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Phương Đông được đưa vào khai thác ngày 24/08/2008, hiện nay đang cho
khai thác với dòng dầu lưu lượng trung bình 4000 - 6000 thùng/ngày, mỏ
Bunga Orkid được đưa vào khai thác ngày 28/07/2008 cho dòng khí với lưu
lượng trung bình 40 triệu bộ khối/ngày/giếng, mỏ Sư Tử Vàng được đưa vào
khai thác 14/10/2008 với dòng dầu lưu lượng hiện nay trên 30000 thùng/ngày.
Dự kiến từ nay đến cuối năm mỏ Sông Đốc sẽ được đưa vào khai thác. Hiện
nay, PVEP cùng các Nhà thầu đang tích cực nghiên cứu tìm giải pháp nâng
cao sản lượng khai thác và khai thác an toàn các mỏ để hoàn thành đạt mức
sản lượng cao nhất do Tập Đoàn giao.
Trong giai đoạn 2009- 2010, 07 mỏ mới dự kiến sẽ được đưa thêm vào
khai thác, bao gồm các mỏ Nam Rồng-Đồi Mồi, Pearl, Bunga Orkid (dầu),
D30, Dana sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2009 và các mỏ Sư Tử Đen
Đông Bắc và Topaz trong năm 2010. Sản lượng khai thác dự kiến khoảng 15

triệu tấn dầu qui đổi vào năm 2009 và trên 20 triệu tấn dầu qui đổi năm 2010.
Ngoài ra, một số mỏ khác đang trong giai đoạn chuẩn bị phát triển để
đưa vào khai thác trong và sau các năm 2011, bao gồm: Sư Tử Trắng, Sư Tử
Nâu, Tê Giác Trắng, Hải Sư Trắng, Diamond, Lan Đỏ, Hải Thạch - Mộc
Tinh, Kim Long-Ác Quỷ-Cá Voi và một số mỏ khác ở trong và ngoài nước.
Chiến lược của PVEP sẽ mở rộng khai thác dầu và khí cả trong và ngoài
nước, dự kiến đến năm 2015 sẽ có tổng cộng trên 40 mỏ dầu, khí được đưa
vào khai thác. Sản lượng khai thác dự báo trong giai đoạn 2009-2010 là trên
20 triệu tấn dầu và trên 10 tỷ m
3
khí, trong giai đoạn 2011-2015 tổng sản
lượng dầu khí khai thác qui đổi dự kiến trên 130 triệu tấn và trong giai đoạn
2016-2025 tổng sản lượng dầu khí khai thác qui đổi dự kiến trên 400 triệu tấn.
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI
THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty Thăm dò và
Khai Thác dầu khí ( PVEP )
2.1.1 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển
* Đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản:
Đầu tư cho xây dựng cơ bản là hoạt động tái tạo tài sản cố định của
doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và
mua săm máy móc thiết bị.
Đối với PVEP, việc đầu tư cho xây dựng cơ bản là hết sức quan trọng.
Tổng công ty làm việc trong tòa nhà 18 Láng Hạ, một trong 10 toà nhà đẹp và
hiện đại nhất Thủ đô Hà Nội, với hệ thống trang thiết bị kĩ thuật như: máy
tính, mạng internet, máy quét, máy in cơ sỏ vật chất thuận tiện cho công
việc của cán bộ công nhân viên. Hàng năm, tổng công ty bỏ ra khoảng 700

triệu VNĐ cho việc mua sắm mới và tu sửa trang thiết bị, đặc biệt Tổng công
ty có hẳn một phòng chuyên viên kĩ thuật chuyên sửa chửa và cài đặt phần
mêm cho hệ thống máy tính, điều này chứng tỏ việc Đầu tư XDCB được tổng
công ty hết sức quan tâm.
* Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của PVEP
- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của PVEP:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của lãnh đạo Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. PVEP thực
hiện nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đào
tạo trong nước và ngoài nước, đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ, đào tạo
kèm cặp và tự đào tạo Tổng Công ty cũng khuyến khích và hỗ trợ tài chính
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
cho CBCNV tự xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển về chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phù hợp với công việc của mình.
PVEP đang triển khai kế hoạch tiến hành xác định nhu cầu đào tạo và
phát triển cho mỗi kỹ sư, chuyên viên, sau đó sẽ áp dụng hình thức học trực
tuyến trên mạng (e-Learning) để có thể thực hiện công tác đào tạo cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, tạo nên một môi trường học tập năng động trong toàn
Tổng Công ty
- Chế đọ và chính sách phát triển nguồn nhân lực của PVEP:
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí luôn cập nhật, hoàn thiện và
nâng cao các chế độ, chính sách dành cho người lao động, thể hiện trách
nhiệm của lãnh đạo PVEP cũng như sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu
khí duy trì hệ thống lương cơ bản theo quy định của Chính phủ tại Nghị định
số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 theo đó hệ số lương cơ bản chủ yếu
dựa theo số năm công tác và mức lương cơ bản được lĩnh được tính theo mức
lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Song song với hệ thống lương cơ bản, PVEP xây dựng hệ thống lương
chức danh trên nguyên tắc làm công việc nào hưởng lương công việc đó.
Tổng Công ty cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn chức danh
nhằm chuẩn hóa những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, tin học cho mỗi bậc lương chức danh, nhằm xác định trả lương đúng
người, đúng việc, tạo điều kiện và mạnh dạn giao cho lực lượng lao động trẻ
có năng lực, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đảm nhận những công việc
khó khăn phức tạp và được hưởng mức lương tương xứng.
Đặc biệt trong hệ thống lương chức danh, ngoài các ngạch lương thông
thường như nhân viên, cán sự, chuyên viên/kỹ sư, còn có ngạch lương chức
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
danh chuyên gia với mức tương đương ngạch lương dành cho các vị trí quản
lý cao nhất của Tổng Công ty nhằm tạo điều kiện cho những chuyên viên/kỹ
sư có trình độ chuyên môn xuất sắc được hưởng mức lương thỏa đáng để toàn
tâm toàn ý cho công tác chuyên môn.
Hệ thống lương chức danh của PVEP được sửa đổi, bổ sung hàng năm
nhằm tiếp cận dần và tiến tới có tính cạnh tranh trên thị trường lao động khu
vực và châu lục.
PVEP còn có chế độ trả thưởng đi đôi với chế độ trả lương. Ngoài các
khoản thưởng theo luật định vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh …,
tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh CBCNV còn có những khoản thưởng
vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập Tổng Công ty, đón mừng
phát hiện mỏ dầu mới, đón mừng khai thác dòng dầu đầu tiên v.v… Đặc biệt
PVEP có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đồng thời với chế độ tiền lương, tiền thưởng, PVEP còn xây dựng hệ
thống các chính sách phúc lợi cho bản thân CBCNV và các thành viên gia
đình, bao gồm các chế độ phúc lợi hàng tháng như phụ cấp ăn trưa, đi lại,
cước phí điện thoại … và các chế độ phúc lợi hàng năm như phụ cấp trang

phục, chỗ ở, trợ cấp giáo dục cho con CBCNV.
Ngoài các chế độ phúc lợi cho mỗi CBCNV, Tổng Công ty còn có các
chế độ phúc lợi cho tập thể lao động, khuyến khích các hoạt động giao lưu
theo nhóm ngoài giờ làm việc, trong nội bộ các Ban/Đơn vị hoặc giữa các
Ban/Đơn vị với nhau để tạo điều kiện thiết lập và tăng cường những mối quan
hệ đồng nghiệp, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau làm việc vì lợi ích chung
* Đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển hoạt động thăm do và khai
thác dầu khí
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ái Liên
Tổng công ty luôn rất quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí như: hàng năm cử cán bộ nhân viên di học
hỏi bổ sung kiến thực tại các nước tiên tiến, thành lập các phòng ban nghiên
cứu, tìm kiếm và thăm dò, và tìm mua các công nghệ mới, hiện đại. Với tính
chất đặc thù của công việc thăm dò và khai thác các dự án dầu khí ở khắp các
lục địa, thì máy móc thiết bị là mối quan tâm hàng đầu của Tổng công ty, có
máy móc và thiết bị tối tân thi công tác thăm dò và khai thác mới chính xác,
tăng hiệu quả kinh tế. Hàng năm, tổng công ty bỏ ra gần 200 triệu USD cho
việc đấu thầu, mua sắm và tu sửa máy móc thiết bị. Ví dụ như mua các tàu địa
chấn 2D, 3D nhằm đạt các mục tiêu: thực hiện chiến lược, kế hoạch tự chủ
tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; tham
gia cung cấp dịch vụ thu nổ địa chấn ngoài khơi cho các nhà thầu dầu khí
trong và ngoài nước và phát triển năng lực kỹ thuật, nguồn nhân lực cho
ngành dịch vụ thu nổ địa chấn. Và thực tế việc đầu tư vào các tàu địa chấn đã
thu được các thành tích về thu nổ địa chấn như :
Tính đến 31/12/2008, PVEP đã/đang thực hiện 15 dự án (đã kết thúc 07
dự án 2D và 07 dự án 3D, đang triển khai 01 dự án) với số lượng thu nổ
38.862 km 2D và 6.815 km
2
3D, trong đó:

Các dự án/HĐ dầu khí do PVEP điều hành và điều hành chung:
- Địa chấn 2D: 16.498 km (trong nước 9.749 km, nước ngoài 6.749 km),
- Địa chấn 3D: 6.815 km
2
(trong nước 6.590 km
2
, nước ngoài 225 km
2 )
Dự án thu nổ địa chấn không độc quyền (TGS-Nopec và PGS)
- Địa chấn 2D trong nước: 18.923 km.
Dự án thu nổ ban biên giới (CSL-08):
- Địa chấn 2D đạt 3.441 km.
Trong năm 2008, ước thực hiện đầu tư cho hoạt động TDKT của PVEP
như sau (triệu USD):
22

×