Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chế độ ăn cho bé từ 1 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.17 KB, 9 trang )

Chế độ ăn cho bé từ 1 - 2 tuổi
15-09-201214:00:07 |BS. Đặng Thu Hiền - TTVN
Ở lứa tuổi này, trong ngày (24 giờ) bé chỉ cần khoảng 500ml
sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi… phù
hợp với lứa tuổi và 3 - 4 bữa cháo (600ml/ngày).
• Các kỹ năng quan trọng của bé 1-4 tuổi
• Gợi ý mẹ chọn sữa tươi cho bé trên 1 tuổi
Bé nhà em là con trai, vừa tròn 12 tháng, nặng 10,5 kg, cao 78cm. Mỗi ngày bé ăn 3 bát cháo,
bữa sáng khoảng nửa bát ăn cơm cháo, trưa và chiều mỗi bữa là gần 1 bát ô tô nhỡ cháo.
Nhưng bé uống sữa không nhiều, cả ngày khoảng 300 - 400ml sữa chia làm 3 lần.
Bây giờ em muốn chuyển cho bé sang uống sữa tươi thì không biết là cần bao nhiêu ml sữa 1
ngày là đủ? Và bé nhà em uống ít sữa như thế thì có vấn đề gì không ạ? Em định cho bé uống
sữa tươi vào lúc 10h tối trước khi đi ngủ thì có được không? (Phương Nga -
ngabeo @gmail.com)
Trả lời:
Bạn Phương Nga thân mến!
Con trai của bạn tăng trưởng cân nặng, chiều cao hơi nhanh so với chuẩn (trung bình 12 tháng
tuổi bé trai nặng 9,6kg, cao 75,7cm) và cân nặng tăng nhanh hơn so với chiều cao. Hiện bé có
chiều cao tương đương với trẻ 14 tháng và cân nặng của trẻ 16 tháng, như vậy có thể nói chế độ
ăn hiện tại là giúp bé tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm để khẩu phần ăn của bé cân đối và phù hợp với lứa tuổi hơn, vì
tăng trưởng nhanh nhất là cân nặng có thể khiến bé gặp nhiều bất lợi.
Như vậy bạn cần kiểm tra xem bé đã được ăn bổ sung đúng cách và phù hợp với lứa tuổi chưa?
Ở lứa tuổi này cho đến tròn 24 tháng tuổi trong ngày (24 giờ) bé chỉ cần khoảng 500ml sữa (sữa
mẹ là tốt nhất, sữa mẹ không đủ có thể thêm sữa công thức) và các sản phẩm từ sữa như sữa
chua, sữa tươi… phù hợp với lứa tuổi và 3 - 4 bữa cháo (600ml/ngày) đầy đủ 4 nhóm thực phẩm,
tổng tăng dần từ khoảng 120 - 150g gạo tẻ trắng, 100 - 120g thịt (tôm, cá… cách ngày 1 quả
trứng gà cả lòng trắng), 20 - 30g dầu (mỡ), 50 - 100g rau xanh, 200g quả chín
Bạn cần lưu ý nên thay đổi cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bé nhà bạn ăn hơi ít sữa và
nhiều cháo so với nhu cầu. Bạn nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn
trên.


Sữa tươi và sữa chua nên ăn trong ngày là tốt nhất, bạn lưu ý không nên cho bé ăn sữa tươi hoàn
toàn.
Có thể hiện tại khẩu phần ăn của bé hiện đang dư so với nhu cầu lứa tuổi, bạn nên xem xét lại
theo hướng dẫn trên, nếu bé tiếp tục tăng cân nhiều, cân nặng không phù hợp với chiều cao, bạn
nên đưa bé tới gặp bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể hơn!
Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Các tiêu chuẩn phát triển bình thường của trẻ 1 tuổi
Những em bé tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là trẻ 1 tuổi. Ở lứa tuổi này, bé cần tăng trung
bình mỗi tháng 200-300 g. Trẻ 12 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường nếu
cân nặng gấp 3 lần lúc sinh.
Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ
huynh cũng đừng quá lo lắng vì ở lứa tuổi này, tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1
tuổi. Nhưng nếu liên tục trong 2-3 tháng bé không tăng hoặc sụt cân thì nên đưa
đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh dưỡng.
Cân nặng trung bình ở trẻ 1 tuổi:
Tháng
tuổi
Cân nặng bé trai
(kg)
Cân nặng bé gái
(kg)
12 8,1-12,4 7,4-11,6
Cân nặng và chiều cao của
bé tăng nhanh trong 2 năm
đầu.
18 9,1-13,9 8,5-13,1
24 9,9-15,2 9,4-14,5
Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển khác ở trẻ 1 tuổi
1. Chiều cao
Bé mới sinh thường có chiều dài 48-52 cm. Chiều cao trung bình của bé lúc tròn 12 tháng là 75 cm, lúc 24

tháng là 85 cm (chiều cao lúc trưởng thành thường gấp đôi so với lúc 2 tuổi). Trong 2 năm đầu đời, chiều cao
của bé tăng rất nhanh: năm thứ nhất trung bình tăng 25 cm, năm thứ hai tăng khoảng 10 cm. Việc chăm sóc tốt
trong thời gian này sẽ tạo được tiền đề tốt cho sự phát triển chiều cao của bé lúc trưởng thành.
Chiều cao trung bình của bé 1 tuổi:
Tháng
tuổi
Chiều cao bé trai
(cm)
Chiều cao bé gái
(cm)
12 70,7-81,5 68,6-80
18 76,3-88,5 74,8-87,1
24 80,9-94,4 79,9-93
2. Răng
Bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Sau đó, số răng được tính bằng cách lấy số tháng tuổi trừ đi 4
(chẳng hạn, bé 18 tháng tuổi sẽ có 14 răng). Đến 24 tháng, bé có đủ bộ răng sữa 20 cái. Một số em bé chậm
mọc răng, có thể do suy dinh dưỡng hay còi xương. Một số bé tuy mọc răng chậm (có thể do di truyền) nhưng
vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường so với lứa tuổi.
Các bậc phụ huynh nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho bé (mỗi ngày 15-20 phút) để cơ thể tổng hợp
vitamin D, đồng thời cho uống sữa ít nhất 500 ml/ngày để cung cấp đủ canxi. Chế độ ăn của bé cũng cần phù
hợp với số răng; bé chỉ có thể ăn cơm khi răng nhai (răng hàm) đã mọc.
3. Vận động
Khi được 10-12 tháng, bé bắt đầu biết đứng chựng, 15 tháng biết đi bộ một mình và bò lên cầu thang. Lúc 18
tháng tuổi, bé biết chạy (nhưng dáng chạy chưa được uyển chuyển), có thể leo lên cầu thang nếu được người
lớn dắt tay, tự ngồi được trên ghế nhỏ và rất thích lục lọi ngăn kéo hoặc giỏ rác.
Đến 24 tháng, bé chạy tốt, lên xuống cầu thang từng bước một, biết nhảy, biết tự leo lên bàn ghế và tự mở cửa.
4. Ngôn ngữ
Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi "ba", "mẹ" hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. Đến 18 tháng, bé nói được
trung bình 10 từ, xác định một hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24 tháng, bé biết xếp 3 từ lại thành câu.
Bên cạnh những bé biết nói và nói sõi rất sớm, có một số bé lại rất chậm nói. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy bé

phát âm được vài từ, hiểu và làm được hầu hết các yêu cầu của người lớn thì chắc chắn bé sẽ nói được.
5. Tâm lý và xã hội
Khi được 15 tháng, bé biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản, biết chỉ tay để biểu hiện các đòi hỏi của mình,
biết ôm chặt ba hoặc mẹ để bày tỏ sự thương yêu.
Lên 18 tháng, bé thích tự ăn một mình hoặc tự làm một số việc, chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp rắc rối. Bé có
thể giải thích khi bị ướt hoặc bị bẩn và đã biết ôm hôn ba mẹ.
Bé 24 tháng đã cầm thìa tốt, biết phụ mẹ cởi quần áo, biết nói về những điều vừa trải qua và lắng nghe các câu
chuyện đơn giản.
BS Nguyễn Thị Ngọc Hương, Sức Khỏe & Đời Sống
Tác hại khi cho trẻ xem tivi quá sớm
21-09-201216:02:00 |Gia Linh - TTVN
Bạn nghĩ cho bé xem tivi là cách dỗ con hiệu quả, trẻ sẽ ngồi
yên và không quấy khóc. Nhưng thực tế, đây là điều hoàn
toàn không có lợi!
• Khi trẻ nghiện xem tivi
• Trẻ nghiện tivi dễ rối loạn thiếu tập trung
• Tác hại của ti vi với sự phát triển của bé
Để trẻ xem TV quá sớm sẽ gây ra rất nhiều điều không có lợi cho bộ não và gây ảnh hưởng đến
sự phát triển trí tuệ. Các nhà tâm lý học hàng đầu của Anh đã chỉ ra được một vài “tác dụng phụ”
có hại khi để trẻ dưới 3 tuổi xem tivi.
1. Ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và hệ thần kinh
Trước 3 tuổi, não của trẻ mới chỉ phát triển được khoảng 80%. Giai đoạn này, nếu trẻ thường
xuyên xem tivi thì não sẽ bị ức chế và không phát triển được. Giải thích điều này, các chuyên gia
tâm lý cho rằng, việc xem tivi và việc đọc rất khác nhau. Khi đọc, trẻ phải vận động não kết hợp
với trí tưởng tưởng. Khi xem truyền hình, trẻ chỉ tiếp nhận một thông tin cụ thể và não thì không
có thời gian để suy nghĩ. Vì thế, nếu xem tivi thường xuyên, não sẽ bị chứng lười vận động.
Nếu bố mẹ muốn hạn chế con xem tivi, hãy dành thời gian trò chuyện với con để kích thích trẻ
suy nghĩ và tưởng tượng.
2. Trẻ ngủ không ngon giấc
Ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ cần có nhiều thời gian để ngủ. Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể trẻ khỏe

mạnh, đầu óc minh mẫn. Hơn nữa, trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ tiết ra chất melatonin, chất này
không những đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ ngon mà nó còn kích thích não trẻ phát triển.
Khi trẻ thường xuyên xem tivi, cơ thể sẽ ức chế sự tiết melatonin khiến trẻ mất ngủ, hay giật
mình trong giấc ngủ. Chính vì vậy, người lớn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui
chơi giải trí hơn là để con ngồi trước tivi quá lâu.
3. Dễ bị bệnh tim mạch
Nghiên cứu của trường Đại học Sydney, Australia đã chứng minh rằng những đứa trẻ thường
xuyên xem tivi thì khi lớn lên chúng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với những
đứa trẻ khác.
4. Trẻ dễ bị trầm cảm
Nhiều bậc cha mẹ thường bận rộn với công việc nên không có thời gian chơi với con, vì thế họ
để trẻ ngồi xem tivi hàng giờ và nghĩ rằng làm như vậy con sẽ không cô đơn. Đây là một sai lầm,
bởi lẽ trẻ ngồi xem tivi quá nhiều sẽ mất đi cơ hội để giao tiếp với bạn bè cùng tuổi.
Việc tiếp nhận hình ảnh thông qua truyền hình sẽ khiến trẻ không có nhận thức đúng sai về cuộc
sống thực tế. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy trẻ em thường xuyên xem truyền
hình hay cáu kỉnh và gặp khó khăn trong giao tiếp.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng người lớn không nên để tivi trong phòng ngủ, tránh tạo
thói quen vừa nằm vừa xem tivi cho trẻ. Trong bữa ăn, cũng không nên dùng tivi để “dụ” bé ăn.
Bạn có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện, khuyến khích trẻ dùng ngôn từ của mình để kể lại và
cùng trẻ phân tích câu chuyện. Đây là cách giúp trẻ phát triển trí não và đặc biệt có lợi cho trẻ.
Xem ti vi có thể giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, làm giàu thêm
hiểu biết… nhưng cũng có không ít điều bất lợi.
1. Làm suy giảm thị lực
Theo quan sát của các nhà khoa học, các bé thường hay nghiêng đầu, nhìn
chăm chú vào màn hình và giữ nguyên một tư thế khi xem ti vi. Làm như vậy
một thời gian dài sẽ khiến mắt bé bị hiếng, lé và suy giảm thị lực.
Đặc biệt với bé dưới 2 tuổi, cơ quan thị giác chưa phát triển hoàn thiện nên
việc xem ti vi đã được các bác sỹ nhi khoa khẳng định ảnh hưởng bất lợi cho
sự phát triển thị lực của bé.
Ngoài ra, do khả năng điều tiết của thị giác chưa được hoàn thiện nên đối với

sự kích thích trực tiếp của nguồn sáng phát ra từ ti vi, mắt bé rất khó điều tiết
phù hợp và kịp thời. Vì vậy, xem ti vi nhiều khiến bé dễ bị tật cận thị và lóa
mắt.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các bé thường bị thu hút bởi những chương
trình có nhiều hình ảnh sinh động, thay đổi liên tục và có màu sắc, hiệu ứng
hấp dẫn như các chương trình quảng cáo. Chính vì vậy mà khi bé đang xem
ti vi, bạn rất khó có thể bảo bé ăn cơm, uống sữa hay làm việc khác. Khả
năng “điều đình” với bé để chuyển sang chương trình khác xem ra cũng rất
thấp.
2. Có thể dẫn đến bệnh tự kỷ
Các nhà khoa học đã chứng minh những kinh nghiệm về ánh sáng, âm thanh
“học” được bằng mắt thấy, tai nghe trong 6 tháng đầu đời của bé sẽ là nền
tảng hình thành nên hành vi của bé khi lớn lên. Nếu để bé tiếp xúc quá sớm
với kích thích từ âm thanh và ánh sáng của ti vi thì não bé sẽ phát sinh phản
ứng với tiếng động cơ giới của máy móc, dần dần bé sẽ ít phản ứng với tiếng
nói của bố mẹ. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên
chứng tự kỷ của trẻ em.
Việc xem ti vi còn “đánh cắp” năng lực suy nghĩ, ảnh hưởng tới sự phát triển
của trí thông minh của bé. Bởi khi xem ti vi bé thường rất lười động não mà
chỉ biết tiếp nhận bị động. Vì vậy những bé quá say mê các chương trình ti vi
thường thiếu tính chủ động trong cuộc sống. Bé cũng không chú ý đến đồ
chơi và bạn bè của mình, không muốn giao lưu, kết bạn. Từ đó hình thành
thói quen cô độc, thích ở một mình, không muốn giao tiếp với người khác.
3. Gây ra chứng béo phì
Không ít bé rất thích vừa ăn vừa xem ti vi. Người lớn vì muốn bé ăn nhiều, ăn
nhanh để còn làm việc khác nên dễ dàng chiều theo ý thích này của bé.
Nhiều người còn chủ động bật ti vi cho con xem khi đến giờ ăn.
Bé được làm theo ý thích nên rất vui vẻ chăm chú nhìn vào màn hình, hoàn
toàn không chú ý mình đang ăn gì, vị ngon ra sao, đã ăn no chưa. Vì vậy mà
bé thường ăn quá nhiều hơn mức cần thiết, lâu dài dẫn đến bệnh béo phì.

Bên cạnh đó, vừa ăn vừa xem ti vi cũng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa,
khiến chất dinh dưỡng của thức ăn không được hấp thụ một cách tốt nhất
vào cơ thể.

×