Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tổ hợp khẩu phần dinh dưỡng cho đà điểu châu Phi_Sản xuất thức ăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.35 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y



BÀI THU HOẠCH
SẢN XUẤT THỨC ĂN

Sinh viên thực hiện: Võ Phạm Danh
MSSV: 17111020

Thành phố Thủ Đức
01/2021
Thành phố Thủ Đức
01/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y



BÀI THU HOẠCH
SẢN XUẤT THỨC ĂN
GVHD:

PGS. TS. Nguyễn Quang Thiệu

Tên sinh viên: Võ Phạm Danh


MSSV:

17111020

Lớp:

Chiều thứ 4 tiết 10, 11, 12

Thành phố Thủ Đức
01/2021

Võ Phạm Danh

Page 2


MỤC LỤC

Võ Phạm Danh

Page 3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, mơ hình ni đà điểu châu Phi được nhân rộng và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Một trong những vấn đề rất được
quan tâm là thức ăn, vì thức ăn chiếm phần lớn chi phí trong sản xuất (65-70%) và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Thực tế, trong tự nhiên thức ăn của đà điểu rất khác
nhau và đa dạng: cây cỏ, hạt, châu chấu, tắc kè, … Bên cạnh đó, nhờ có hệ vi sinh vật
ở manh tràng phát triển giúp đà điểu có thể tiêu hố xơ thơ tới 60%. Trong q trình

thuần hóa, để dễ dàng cho việc chăm sóc, đà điểu được cho ăn thức ăn viên. Vì vậy,
thức ăn thương phẩm sẽ được tổ hợp từ các loại thức ăn chăn nuôi phổ biến và có thể
chế biến dưới dạng viên, đồng thời cho ăn bổ sung thêm rau, cỏ xanh để chim vẫn tăng
trưởng bình thường. Thức ăn xanh cho đà điểu có thể dùng như lá bắp cải già, cỏ
alfalfa, cỏ ba lá (trifolium), cỏ voi non, rau muống, …
Một điều lưu ý khác là việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần sẽ làm giảm
hiệu xuất chuyển hoá thức ăn. Thức ăn xanh cồng kềnh sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa,
hấp thu thức ăn tinh dẫn đến tăng trọng thấp. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu (0 - 9 tuần
tuổi), hệ miễn dịch kém, hệ thống tiêu hóa chưa hồn thiện. Vì vậy nguồn thức ăn của
chúng phải dễ tiêu, tươi mới, khô ráo và không có nấm mốc. Trong thực tế, người chăn
ni thường sử dụng cám viên của gà, vịt, chim cút để cho đà điểu con ăn. Tuy nhiên
nhu cầu dinh dưỡng từng loại vật nuôi là khác nhau, nếu đà điểu con cũng được cho ăn
cám viên chuyên dụng sẽ giúp đà điểu con tăng trưởng tốt hơn vì được cung cấp đúng
nhu cầu và dễ hấp thu.
Cùng với niềm yêu thích chăn nuôi đà điểu châu Phi và khoa học về dinh
dưỡng, em quyết định chọn chủ đề cho bài thu hoạch lần này là: “Tổ hợp khẩu phần
cho đà điểu con giai đoạn khởi đầu 0 – 9 tuần tuổi đầu”.
Qua đây, em xin gửi lời cám ơn tới thầy Nguyễn Quang Thiệu đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo trong q trình thực hiện tính tốn. Cảm ơn những bài học bổ ích mà thầy
đã mang lại.

Võ Phạm Danh

Page 4


Võ Phạm Danh

Page 5



GIỚI THIỆU
I.

Đặc điểm sinh học của đà điểu châu Phi (Ostrich)
Phân loại khoa học:






Lớp:
Bộ:
Họ:
Chi:
Loài:

Aves
Struthioniformes
Struthionidae
Struthio
S. camelus

Đà điểu Châu Phi là loài chim chạy lớn nhất trên Trái đất, có nguồn gốc từ châu
Phi. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến
65 km/giờ, cơ quan tiếp đất gồm 2 chân với 2 ngón khỏe đặc trưng. Trong một năm
đầu đời, con trống và mái có màu lơng xám như nhau. Sau đó, màu sắc lơng thay đổi
theo tính biệt, con trống biểu hiện màu lơng đen tuyền ở thân, cịn lông cánh và lông
đuôi màu trắng kèm theo sự rực rỡ màu chân và mỏ chuyển thành đỏ tươi. Con mái thì

ngược lại vẫn giữ nguyên màu xám tro để chúng dễ ẩn mình khi đẻ cũng như khi ấp
trứng.

Đà điểu trưởng thành con trống đứng cao 2,1 - 2,75 m, nặng 120 - 145 kg có
khi nặng tới 150 kg; con mái cao 1,75 - 1,90 m nặng 95 - 125 kg. Kích thước lớn là kết

Võ Phạm Danh

Page 6


quả của sự tiến hóa để phù hợp với đặc tính khơng biết bay khi ở mơi trường đồng cỏ
Châu Phi có nhiều động vật ăn thịt săn đuổi.
Trong điều kiện hoang dã, đà điểu thành thục về tính từ 3 - 4 năm tuổi, khi đã
thuần hóa hoặc ni tại trang trại tuổi thành thục sớm lúc 2 - 3 năm, đà điểu mái thành
thục sớm hơn trống từ 5 - 6 tháng tuổi.
Đà điểu một năm có thể đẻ 40 - 60 trứng, mỗi trứng nặng 1,2 - 1,5 kg. Con nở
ra cân nặng 0,8 - 1,0 kg sau 10 - 12 tháng tuổi nuôi đạt khối lượng 100 - 110 kg/con.
Qua thực tế cho thấy một năm từ 01 mái mẹ có thể sản sinh 20 - 25 con non sau 10 12 tháng nuôi đạt 2.000 - 2.500 kg thịt hơi. Nếu so sánh với bò, lợn hoặc gia cầm thì
hiệu suất sản xuất thịt hơi từ 01 mái mẹ ở đà điểu đạt cao nhất. Thời gian khai thác đà
điểu mái từ 40 - 50 năm và cho được 90 - 110 tấn thịt trong khi đó 01 đời bị chỉ sản
xuất được 2,1 - 2,5 tấn thịt và 01 đời gà 240 kg thịt hơi, 01 đời lợn 4,5 - 7,7 tấn.
II.
Sản phẩm từ đà điểu châu Phi
1. Thịt
Thịt đà điểu mềm có hàm lượng dinh dưỡng cao, màu đỏ xẫm hơn thịt bò bởi vì
có hàm lượng sắc tố cao nhưng đặc biệt hầu như khơng có gân; giàu Protein (20,5 21%); Cholesterol rất thấp 58 mg/100 g; khoáng tổng số 1,14%; mỡ trong cơ chỉ có
0,48% được đánh giá là “thịt sạch của thế kỷ XXI” với giá bán trên thị trường quốc tế
25 - 30 USD/kg.
2. Da

Ngồi sản phẩm chính là thịt, tất cả các bộ phận cơ thể của đà điểu đều là sản
phẩm sử dụng có ích cho con người đặc biệt phải kể đến da vì nó đẹp và bền hơn da cá
sấu. Cấu trúc da đà điểu có chứa một loại mỡ đặc biệt nên khơng bị gãy, nứt, cứng và
khô... Do vậy, giá 1 m2 da đà điểu lên tới 400 USD. Tại thị trường Mỹ, 01 tấm da rộng
1,2 - 1,4 m2 giá 550 - 580 USD, 01 đôi giày bằng da đà điểu giá 2.000 USD. Lông tơ
đà điểu không chỉ là loại trang sức mà còn dùng cho mốt quần áo cao cấp.
3. Lông

Võ Phạm Danh

Page 7


Tại Châu Âu, 1 kg lông thô giá 100 USD, 1 kg lông tơ giá 2.000 USD. Lông đà
điểu không tạo thành dịng tĩnh điện vì vậy nó đang được sử dụng nhiều trong công
nghệ tin học làm bàn chải lau chùi máy vi tính và các thiết bị chính xác khác.
4. Các sản phẩm khác
Ngoài các sản phẩm kể trên, vỏ trứng, móng vuốt có thể làm đồ trang sức và tác
phẩm nghệ thuật.
III.

Đặc điểm tiêu hóa của đà điểu châu Phi
Đà điểu có ruột dài đến 14m giúp hấp thu càng nhiều dưỡng chất càng tốt, thức

ăn đi qua ruột kéo dài khoảng 36 giờ. Chim lớn thường nuốt cát, sỏi, đá và mề để giúp
nghiền thức ăn, khơng có túi mật, có lỗ huyệt (cloaca) bài tiết nước tiểu, phân và sinh
sản. Đà điểu có thể sống chỉ nhờ nguồn nước trong thức ăn dù vẫn uống nước khi có
nước.

Võ Phạm Danh


Page 8


Hình: Đường tiêu hóa của một con đà điểu 35kg (P = dạ dày thật; G = mề; S1 = tá
tràng; S2 = không tràng và hồi tràng; Ca = manh tràng, L1 = kết tràng; L2: trực tràng
gần; L3: trực tràng xa). Nguồn: Swart et al.
Hệ tiêu hóa của đà điểu châu Phi khác các loài gia cầm khác là khơng có diều
để dữ trữ thức ăn. Tuy nhiên, đà điểu có dạ dày thật (proventriculus) và mề tương đối
lớn có khả năng lưu trữ thức ăn đáng kể. Ở đà điểu khơng có túi mật, tất cả mật tiết ra
đều đổ thẳng vào tá tràng. Đà điểu có manh tràng lớn chứa nhiều vi sinh vật nên khả
năng tiêu hóa chất xơ nhiều hơn so với gà, vịt, …
Bảng 1: So sánh chiều dài đường ruột của đà điểu châu Phi, đà điểu Úc và gà

IV.

Yêu cầu dinh dưỡng
Chế độ ăn của đà điểu trong nghiên cứu sử dụng ME của gà, giá trị năng lượng

thực tế cho đà điểu thấp hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với đà điểu trưởng thành.
Một thách thức trong tương lai là cần thiết lập giá trị ME cho đà điểu, điều quan trọng
là phải cẩn thận khi đánh giá và xây dựng chế độ ăn tăng trưởng, sinh sản và duy trì
cho đà điểu về năng lượng thực tế và tỷ lệ các chất dinh dưỡng.
Tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp khi đà điểu con 3 tuần tuổi, nhưng tăng tuyến tính cho
đến 10 tuần tuổi với mức tăng đáng kể ở mỗi độ tuổi (p < 0.05). Sau 10 tuần tuổi, khả
năng tiêu hóa xơ của đà điểu tiếp tục tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn, đạt mức ổn định
ở 17 tuần tuổi. Tỷ lệ tiêu hóa NDF (xơ trung tính) thu được là 61.6%. Do đó, ở giai
đoạn bắt đầu, nên cho đà điểu ăn lượng xơ vừa phải, đà điểu trưởng thành có thể sử
dụng chế độ ăn giàu chất xơ hơn.


Võ Phạm Danh

Page 9


Tỷ lệ tiêu hóa chất béo thấp (44.1%) ở đà điểu 3 tuần tuổi, trong khi gà tây 2
tuần tuổi, tỷ lệ tiêu hóa béo lên tới 80%. Sự cải thiện đáng kể (p < 0.05) về khả năng
tiêu hóa béo ở đà điểu 6 tuần tuổi và 17 tuần tuổi. Khả năng tiêu hóa chất béo ở đà
điểu trưởng thành tương tự như ở gia cầm trưởng thành.
Hệ số chuyển đổi thức ăn cho một kg tăng trọng của đà điểu châu Phi là 4:1.
Bảng 2: Giá trị năng lượng trao đổi và khả năng tiêu hóa NDF và chất béo của đà
điểu ở các độ tuổi khác nhau. Theo: Mazuri.

Đã có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho đà điểu, tuy nhiên hiện nay vẫn
chưa có một khẩu phần tối ưu, do trong thiên nhiên thức ăn của đà điểu rất đa dạng và
khác nhau, bao gồm phần lớn là thực vật tươi. Dạng thức này khó chế biến ở dạng
viên.
Võ Phạm Danh

Page 10


Các dưỡng chất cần thiết:
1.
2.
3.
4.
5.
6.


Nước
Carbohydrate
Protein
Lipid
Vitamin
Khống
Các dưỡng chất có trong mỗi lồi thực vật đều khác nhau, do đó thức ăn thương
phẩm gồm hỗn hợp các loại thức ăn có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng cho đà điểu. Thức ăn cho đà điểu con 0 – 9 tuần tuổi: protein
22%, xơ 6 – 8%. Thành phần protein trong thức ăn cần đầy đủ cho sự phát triển. Tỷ lệ
xơ cao nhằm giảm nguy cơ viêm ruột do vi khuẩn. Tuy nhiên khẩu phần nên hạn chế
xơ cho đà điểu con giai đoạn đầu (0-3 tuần tuổi) < 6%, sau khi đà điểu lớn hơn cho ăn
bổ sung thêm rau xanh, các loại cỏ như alfalfa, cỏ ba lá, … để chim tăng cường khả
năng sử dụng xơ. Bảo quản thức ăn tốt để đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc
hoặc nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Đà điểu thường ăn các hạt sỏi, sạn để giúp dạ dày nghiền nát thức ăn. Cần quan
tâm đến calcium, đầy đủ vitamin E và selenium, ngừa loạn dưỡng cơ.

Võ Phạm Danh

Page 11


NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA ĐÀ ĐIỂU CHÂU PHI
I.

Những yếu tố cần quan tâm trong tính tốn khẩu phần
Các khuyến nghị về mức protein cao hơn so với các loài gia cầm khác. Axit amin giới hạn đầu tiên là methionine, một axit

amin chứa lưu huỳnh cần thiết cho sự phát triển của lông. Lysine được coi là axit amin hạn chế thứ hai đối với khẩu phần. Chất xơ

không được coi là chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng được khuyến khích ở mức tương đối cao đối với đà điểu để duy trì hệ vi sinh
đường ruột và nhu động tối ưu.
Canxi và phốt pho là những khoáng đa lượng cần thiết cho quá trình tạo xương cũng như nhiều chức năng mô mềm khác. Hầu
hết các khẩu phần gia cầm đều khuyến nghị tỷ lệ Ca: P trong khẩu phần là 2: 1 trong giai đoạn đang phát triển. Khoảng 2/3 tổng
lượng phospho cho nhu cầu của các lồi dạ dày đơn là phospho khơng phytate. Các khống chất khác cần bổ sung vào khẩu phần cho
đà điểu bao gồm natri và các khoáng vi lượng, đồng, kẽm, mangan, iốt và sắt. Đồng và mangan được đặc biệt quan tâm vì hàm lượng
Ca và P cao có thể ảnh hưởng đến tính khả dụng của chúng. Các loại vitamin chính cần bổ sung bao gồm vitamin A, D, E, K, B12,
axit pantothenic, axit folic, biotin, pyridoxine, niacin, thiamin, riboflavin và choline. Vitamin E được đặc biệt quan tâm vì khả năng
hấp thụ kém ở đà điểu con mới nở và vitamin này phải được bổ sung ở mức cao hơn mức bình thường được tìm thấy trong hầu hết các
hỗn hợp vitamin gia cầm.

Võ Phạm Danh

Page 12


II.

Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu châu Phi giai đoạn khởi đầu 0 – 9 tuần tuổi
Bảng 3: Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu châu Phi theo từng giai đoạn

(Nguồn: Ames. 1997. Nutrition Guidelines for Ostriches and Emus. Iowa State University, lưu ý: 1lbs = 0.4536 kg).
Võ Phạm Danh

Page 13


TỔ HỢP KHẨU PHẦN
I.


Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu được sử dụng để tính khẩu phần
Bảng 4: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu được sử dụng trong thức ăn của đà điểu châu Phi
Dry
matter

Metabolizabl
e energy

(%)
86.3

(kcal/kg)
3090

CASSAVA
TUBERS
DEHYDRATE
D1
Fish meal

87.6

3161

2.54

3.42

0.52


0.15

0.05

0.026

0.1

0.04

0.08

3750

92.2

3370

69

0

9.1

3.11

2.29

0.919


5.2

1.92

2.5

35000

MEAT AND
BORN MEAL1

95.8

2702

52.6

1.52

8.72

9.68

4.66

0.72

2.63

0.68


1.26

9750

FEATHER
POWDER1
Copra meal

92

2720

78.9

1.3

8.5

1.17

0.77

0.121

1.8

0.55

4.15


11000

80.2

939.2

22.3

10.5

0

1.63

0.12

0

0.89

0.4

0.4

5300

Duckweed
Dried


80.2

939.2

22.3

10.5

0

1.63

0.12

-

0.89

0.4

-

375

DDGS

88.3

2210


24.6

7.4

4.5

0.21

0.63

0.427

0.73

0.46

0.96

5700

Maize
grain/corn

Võ Phạm Danh

Crude
protein

Av.
Sodi

Lysin Methioni Met
Phosphoru um
e
ne
+
s
cys
------------------------------------------(%)-------------------------------------------7.6
2.3
3.6
0.04
0.06
0.003 0.23
0.16
0.35

Page 14

Crude
fiber

Crud
e fat

Calciu
m

Giá

VND

5500


Broken rice

87.6

3260

8.1

0.6

1.1

0.04

0.1

0.03

0.3

0.19

0.33

6000

Shrimp meal


91.7

2290

39.5

13

4.7

10.5

1.3

0.848

2

0.87

1.23

10800

Premix

95

-


-

-

-

-

-

-

-

-

37500

Nguồn: INRAE-CIRAD-AFZ Feed tables.
1

Feedipedia.

2

CVB-feed table 2018. Tên gọi khác của cassava là tapioca.

Giá nguyên liệu: Viện chăn nuôi, Tạp chí chăn ni, Các đại lý bán ngun liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Người quen, …
II.

Tổ hợp khẩu phần cho đà điểu châu Phi giai đoạn khởi đầu 0 - 9 tuần tuổi
1. Cánh tính tốn
Phần mềm sử dụng Winfeed 2.8.
Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu châu Phi giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi.
Bước 2: Tìm giá trị dinh dưỡng hiện hữu trên thức ăn. Chia làm các nhóm lớn: cung năng lượng, cung đạm, cung khoáng đa
lượng, premixvitamin, khoáng. Nhập vào thư viện Feed Store trên Winfeed, chọn những nguyên liệu mong muốn.

Võ Phạm Danh

Page 15


Bước 3: Thống nhất đơn vị, dễ sử dụng.
Bước 4: Giới hạn các nguyên liệu sử dụng theo khuyến nghị từ Feedipedia và giảng viên.
Bước 5: Cho các giới hạn nhu cầu hợp lý và chạy công thức. Sau khi hoàn thành, lưu kết quả.

Võ Phạm Danh

Page 16


Nhận xét: Dựa vào bảng nhu cầu cho đà điểu châu Phi giai đoạn khởi đầu 0 – 9 tuần tuổi, năng lượng trao đổi ME khá thấp vì
giai đoạn đầu đà điểu con cần nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt cơ thể ổn định và cho tăng trọng. Trong tính tốn xơ, chỉ lựa
chọn một loại để tính khẩu phần hoặc là xơ thơ (CF) hoặc xơ trung tính (NDF). Tỷ lệ xơ thơ 6 – 8% là quá cao, không tốt cho thú non.
Võ Phạm Danh

Page 17


Do đó xơ thơ trong khẩu phần nên được giảm xuống để phù hợp với đà điểu con. Tuy nhiên, đà điểu châu Phi là lồi có thể tiêu hóa

xơ tốt nhờ hệ vi sinh vật manh tràng nên sau đó có thể tập cho đà điểu ăn thêm rau cỏ và tăng dần lượng xơ bổ sung. Có thể băm nhỏ
rau xanh, cỏ cho lên bề mặt thức ăn tinh.
Nhờ sự góp ý của thầy Nguyễn Quang Thiệu, sau khi chọn những nguyên liệu theo điều kiện sẵn có, hiệu chỉnh cho tỷ lệ xơ
thô giảm xuống dưới 4%, cùng với đó nâng cao mức năng lượng ME, tỷ lệ Ca:P = 2:1, kết quả có được:

Võ Phạm Danh

Page 18


Nhận xét: Khẩu phần tổ hợp sử dụng các nguyên liệu: bắp, bã sắn, bột cá, bột thịt xương, bột lông vũ, bèo tấm sấy khô, bã rượu
khô (DDGS), tấm, bột đầu tôm với tỷ lệ phù hợp đã cho ra thức ăn với thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của đà điểu con 0 – 9
tuần tuổi. Đồng thời giá đã giảm hơn so với lúc trước 210.43 VNĐ.

Võ Phạm Danh

Page 19


2. Kết quả
Bảng 5: Khẩu phần cho đà điểu châu phi 0 – 9 tuần tuổi

Võ Phạm Danh

Page 20


1

2


3

4

Ingredients

Số
lượng
(%)

ME
(kcal/kg)

Crude
protein
(%)

2465

22

Nhu cầu

5

6

7


8

9

10

11

12

Calcium
(%)

Av.
Phosphorus
(%)

Sodium
(%)

Lysine
(%)

Methionine
(%)

Met
+ Cys
(%)


Giá
(VND)

6-8

1.5

0.75

0.2

0.9

0.37

0.7

Crude
fiber
(%)

Maize
grain/corn

20

-

-


-

-

-

-

-

-

5500

Cassava
tubers
dehydrated

10

-

-

-

-

-


-

-

-

3750

3.81

-

-

-

-

-

-

-

-

35000

Meat and
born meal


8

-

-

-

-

-

-

-

-

9750

Feather
powder

5.41

-

-


-

-

-

-

-

-

11000

Copra meal

8.42

Duckweed
dried

4.45

DDGS

8

5700

Broken rice


25.56

6000

Shrimp meal

5.84

10800

Fish meal

5300
-

Võ Phạm Danh

-

-

-

-

-

-


-

375

Page 21

Premix

0.5

-

-

-

-

-

Tổng cộng

100

2727

22

4


1.7

0.698

0.2

-

-

-

37500

0.9

0.372

0.798

7456.22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[]

Võ Phạm Danh. 2019. Sổ giống động vật. Trang 45.

[]


Võ Đình Sơn. 2018. Đại cương về chăn ni và phịng trị bệnh động vật hoang

dã. Trang 108.
[]

C. Roselina Angel, Ph.D. Purina Mills, Inc. 1993. Published in Proceedings

of the Association of Avian Veterinarians. Age Changes in Digestibility of Nutrients in
Ostriches and Nutrient Profiles of Ostrich and Emu Eggs as Indicators of Nutritional
Status of the Hen and Chick. Follow: Mazuri.com
[]

Sheila E. Scheideler. 1997. Iowa State University. Nutrition Guidelines for

Ostriches and Emus.
[]

Nguyễn Quang Thiệu. 2020. Bài giảng sản xuất thức ăn.

Võ Phạm Danh

Page 22



×