Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG CỦA CÔNG TYTNHH-TMDV TÂN HIỆP PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.62 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG CỦA CÔNG TY
TNHH-TMDV TÂN HIỆP PHÁT
THÀNH VIÊN NHÓM B
+
: GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
Nguyễn Văn Anh Quân
Bùi Quang Tiến Th.s Lê Thị Ngọc Anh
Trần Thị Mỹ Hồi
Đặng Thị Thu Thuỷ
Trương Văn Quang
Huế, tháng 11 năm 2011
Lời cảm ơn
Trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận được những
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và những lời góp ý, động viên chân thành của nhiều
người để có được kết quả như ngày hôm nay.
Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Ngọc Anh
- người hướng dẫn đã giảng dạy trong thời gian học tập và trong quá trình làm đề tài
nghiên cứu. Cô đã cung cấp đầy đủ những hướng dẫn chi tiết nhất về Đề tài nghiên cứu,
tài liệu liên quan, cách thức tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.
Tiếp đến, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ để cho
chúng tôi có cơ hội phát huy vốn kiến thức, kỹ năng tiếp thu được vào các lĩnh vực trong
cuộc sống.
Xin cám ơn tập thể lớp K43B QTKD TH Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên trong quá trình nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.


Chúng tôi kính mong quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài và bạn bè tiếp tục có
những ý kiến đóng góp giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn !
MỤC LỤC
Phần I. Giới thiệu về công ty 1
1. Giới thiệu chung 1
2. Lịch sử hình thành và phát triển 1
3. Các hoạt động của công ty 4
4. Thành tựu đạt được 5
II. Phần II: Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp 8
1. Tầm nhìn 8
2. Sứ mạng 9
3. Mục tiêu 10
4. Logo của công ty 11
5. Các sản phẩm của công ty 11
III. Phân tích môi trường bên ngoài 14
1 Môi trường vĩ mô
14
1.1 Môi trường kinh tế
14
1.1.1 Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số giá
tiêu dùng (CPI)
14
1.1.2 Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế
15
1.1.3 Cán cân thanh toán quốc tế
17
1.1.4 Xu hướng của tỷ giá hối đoái
18
1.1.5 Lạm phát

19
1.2 Môi trường chính trị- pháp luật 19
1.2.1 Môi trường chính trị- pháp luật trong nước
19
1.2.2 Môi trường chính trị- pháp luật quốc tế
20
1.3 Môi trường dân số 23
1.3.1 Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh
24
1.3.2 Thu nhập bình quân đầu người cả nước
24
1.3.3 Dân số trẻ nhưng phải đối mặt với xã hội già hóa trong
tương
lai gần 24
1.4 Môi trường tự nhiên 25
1.4.1 Vị trí địa lý
25
1.4.2 Khí hậu 26
1.5 Môi trường văn hoá- xã hội 27
1.5.1 Thị hiếu, trào lưu
27
1.5.2 Phong cách sống
28
1.5.3 Phong tục, tập quán, truyền thống
29
1.6 Môi trường công nghệ 30
2. Môi trường cạnh tranh 32
2.1 Áp lực cạnh tranh của khách hàng 32
2.2 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng 34
2.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh hiện tại 36

2.3.1 Thị trường bia
36
2.3.2 Thị trường nước giải khát
38
2.4. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 41
2.5. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 43
Phần IV. Phân tích môi trường nội bộ 44
1. Chuỗi giá trị của tập đoàn Tân Hiệp Phát 44
1.1 Các hoạt động tạo giá trị chủ yếu 44
1.1.1 Nghiên cứu và phát triển
44
1.1.2 Sản xuất
44
1.1.3 Marketing 45
1.1.4 Bộ phận dịch vụ khách hàng
45
1.2 Các hoạt tạo giá trị hỗ trợ 45
1.2.1 Cơ sở hạ tầng của công ty
45
1.2.2 Hệ thống thông tin
46
1.2.3 Bộ phận quản lý vật tư
46
1.2.4 Bộ phận nguồn nhân lực
47
2. Ma trận Swot của tập đoàn Tân Hiệp Phát 47
3. Ma trận EFE của tập đoàn Tân Hiệp Phát 51
Phần V. Chiến lược tập trung theo hướng khác biệt hoá của tập đoàn Tân Hiệp
Phát: 51
1. Nền tảng và phạm vi của chiến lược 51

1.1 Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm 51
1.1.1 Nhu cầu khách hàng
51
1.1.2 Sự khác biệt hóa sản phẩm
52
1.2. Nhóm khách hàng 53
1.3. Khu vực địa lý 54
1.4. Năng lực phân biệt 55
2. Chiến lược tập trung theo hướng khác biệt hoá 56
2.1 Lý do cần phải tập trung 56
2.2 Các lĩnh vực cần tập trung 57
3. Chiến lược tập trung theo hướng khác biệt hoá 59
Lời mở đầu
Kinh doanh trên nền kinh tế trị trường, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với
nhiều vấn đề phải giái quyết. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày nay, sự biến động của môi
trường kinh doanh diễn ra rất nhanh chóng từ bình diện quốc tế đến nền kinh tế và môi
trường ngành kinh doanh. Trong quá trình biến động của môi trường và xu hướng thay đổi
nhu cầu của giới tiêu thụ, luôn luôn xuất hiện những cơ hội mới và những nguy cơ đe dọa
đối với doanh nghiệp. Các nhà quản trị kinh doanh muốn thành công đòi hỏi phải có chiến
lược kinh doanh đúng đắn, đó chính là công việc đầu tiên và khó khăn nhất mà một nhà
quản trị phải làm. Có một chiến lược kinh doanh đúng đắn chưa đủ, điều quan trọng là phải
biết quản trị chiến lược đó để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong xu thế xã hội đang phát triển như hiện nay, nền kinh tế không chi ở riêng Việt
Nam có nhiều biến chuyển mà còn chịu ảnh hưởng sự thay đổi của nền kinh tế thế giới. Các
doanh nghiệp là bộ phận trực tiếp phải chạy đua cùng với sự thay đổi đó. Có những lí do mà
dẫn đến sự rủi ro, phá sản hay là sự giảm sút về mặt thị phần của bất kì doanh nghiệp nào.
Trong đó, việc nghiên cứu chiến lược về sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng.
Với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt các doanh nghiệp trước
một cuộc cạnh tranh gay gắt, việc kinh doanh bị một sức ép lớn từ nhiều phía trên thị
trường. Muốn tồn tại và phát triển, bản thân các doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp

tích cực để có thể phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và chỗ
đứng trên thị trường. Nhưng điều đầu tiên họ cần làm gì để phải biết mình đang có vị trí ở
đâu?. Nên đánh vào những mặt hàng nào, nên nghiên cứu phát triển sản phẩn sản phẩm theo
hướng nào?. Tất cả những cái đó chính là kế hoạch chiến lược.
Nhằm hiểu rõ những vấn đề về quản trị chiến lược, cũng như tìm hiểu, nghiên cứu về
chiến lược kinh doanh của một tổ chức, nhóm em đã chọn Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp
Phát để phân tích, ứng dụng thực tiễn vào môn học Quản Trị Chiến Lược.

Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
Phần I. Giới thiệu về công ty
1. Giới thiệu chung
- Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
( TAN HIEP PHAT BEVERAGE GROUP)
- Tên giao dịch quốc tế: Tan Hiep Phat
- Tên viết tắc: THP GROUP
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: Bia; nước giải khát; sữa; bao bì
- Trụ sở chính: 219 Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương, Việt
Nam. Có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110000m
2
với các thiết bị dây chuyền công
nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bất nhất Đông Nam Á.
- Cơ sở hạ tầng: diện tích đã xây dựng: văn phòng ( 6.037 m
2
), nhà máy ( 77.511m
2
),
kho (45.552 m
2
) với các trang thiết bị phục vụ sản xuất và kiểm soát, hệ thống quản lí môi
trường.

- Điện thoại: 0650 755 161
- Fax: 0650 755056
- Email: hoặc
- Website: www.thp.com.vn
- Người sáng lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh
- Năm thành lập: 1994
- Ngành kinh doanh: Đồ uống và thực phẩm
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Tiền thân của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là Xưởng nước giải khát Bến
Thành, thành lập vào đầu những năm 1990.
- Năm 1994: Hình thành phân xưởng nước giải khát Bến Thành sản xuất nước ngọt,
nước giải khát hương vị bia. Sản xuất mẻ bia đầu tiên mang thương hiệu Bến Thành với 02
loại bia: bia hơn, bia chai, hình thành mạng lưới phân phối khắp các tỉnh thành miền Nam.
- Năm 1995: Sản xuất sữa đậu nành.
- Năm 1996: Đầu tư dây chuyền chiết bia tươi Krones hiện đại của Đức và cho ra đời
bia tươi Flash được đông đảo khách hàng tin dùng.
- Năm 1999: Thành lập nhà máy bia và nước ngọt, nước giải khát Bến Thành, sản
xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.
1
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
- Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng
nhận ISO 9002-1994, do cơ quan quản lý chất lượng Quốc tế Det Norske Veritas( Hà Lan)
chứng nhận vào ngày 23.3.2000.
- Năm 2001: Xây dựng nhà máy sản xuất và Văn phòng tại 219, Quốc lộ 13, xã Vĩnh
Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Chuẩn bị quảng cáo chiến dịch quảng cáo “ Number 1
sắp có mặt tại Việt Nam” và chuẩn bị cho ra đời sản phẩm mang tính cạnh tranh: nước tăng
lực Number 1.
- Năm 2002: Tung sản phẩm nước tăng lực Number 1 tạo một hiện tượng mới trong
thị trường nước giải khát trong nước, được khách hàng tin dùng và vinh dự đứng vào hàng

topten các sản phẩm nước ngọt, nước giải khát khu vực Đông Nam Á. Tháng 12.2006, nước
tăng lực Number 1 đã phủ khắp thị trường miền Bắc, sản phẩm Number 1 có mặt ở 60 tỉnh
thành trong cả nước.
- Năm 2003: Tháng 3/2003, nhà máy được Cơ quan Quản lý Chất lượng Quốc tế Det
Norske Veritas ( Hà Lan ) đánh giá tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001: 2000. Tháng
12.2003, nhà máy và văn phòng Công ty tại Bình Dương được khánh thành, với diện tích
5ha tại số 219, Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Đột phá công nghệ
với dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất Đông nam Á. THP cho ra đời sản phẩm lần đầu
tiên có mặt tại Đông Nam Á là “ Bia tươi đóng chai Laser”, mở ra một trang sử mới cho
ngành bia Việt Nam.
- Năm 2004: Ban hành sơ đồ tái cấu trúc, cải tổ cơ cấu quản lý nhân sự mới thích
nghi với giai đoạn phát triển mở rộng của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát. Sản xuất
sữa đậu nành và nước tinh khiết Number 1. Sữa Number 1 đã được khẳng định là loại sữa
có thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
- Năm 2005: Tung sản phẩm mới “ Bia Gold-Bến Thành” rất gần gũi với người tiêu
dùng. Sản phẩm mang ý nghĩa đồng hành cùng may mắn, sự thành công, sự chia sẻ trong
cuộc sống của mọi giới khách hàng.
- Năm 2006: Nhà máy sản xuất bao bì khởi động, sản xuất và đóng gói sữa đậu
nhành hộp giấy, trà xanh không độ với các hương vị chanh, mật ong, không đường; nước
tăng lực Number 1 dâu và nước uống vận động Number 1 Active. Sản xuất các sản phẩm
bao bì đầu tiên và đưa vào phục vụ các sản phẩm như nước tinh khiết Number 1 , trà xanh
Không Độ. Tung sản phẩm Bia Gold-Draught.
- Năm 2007: Tháng 01/2007, đón nhận 03 chứng chỉ tích hợp ISO 9001:2000. ISO
2
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
14001: 2004 và HCCP do cơ quan Quốc tế Det Norske Veritas(Hà Lan) cấp. Đây là đơn vị
ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt thành tích vẻ vang này, đánh dấu quyết tâm cao độ
trong việc hoàn thiện và cải tiến triệt để hệ thống sản xuất kinh doanh và quản trị kinh
doanh, tạo nền móng vững chắc trong sứ mệnh góp phần thỏa mãn nhu cầu thức uống của

người tiêu dùng toàn cầu bởi những sản phẩm hoàn hảo và thực hiện hoài bão trở thành một
Tập đoàn cung cấp thức uống hàng đầu Châu Á, sản xuất Trà bí đao Không độ, nước cam
ép Number 1 Chino và trà Barley Không độ.
- 19.04.2008 : Cup Vàng “Vì phát triển cộng đồng “ cho Tân Hiệp Phát.
- 26.04.2008 : THP đạt danh-hiệu 2 Nhãn hàng nổi tiếng Quốcgia: Number 1 & Trà
Xanh không độ.
- 15.10.2008 : Lễ Khánh thành Nhà máy Bao bì Thái Bình dương và Lễ ra mắt sản
phẩm trà thảo mộc Dr Thanh.
- 29.11.2008 : “FRUIT TEA’S DAY “, tổng Bán hàng, giới thiệu sản phẩm Trà Trái
Cây.
- 28.12.2008 : Lễ diễu hành phối hợp cùng Đoàn Moto Show giới thiệu Trà thảo mộc
DrThanh đi qua Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà RịaVũng Tàu.
- 15.11.2009 : Ra mắt VIP CAFÉ toàn TPHCM và Bình Dương
- 11.01.2010 : VietNam Economic Times với chươngtrình TIN & DÙNG 2009
chứng nhận sản phẩm giải khát “ TRÀ của THP đạt danh hiệu Sản phẩm Tin & Dùng
ViệtNam
- 20.01.2010: Biểu chương ”1.000 năm Thăng Long-Hà nội” TopTen Doanh nghiệp
vì sự phát triển cộng đồng
- 30.01.2010: THP nhận huy chương Ngôi Sao Vàng Việt Nam,“vinh danh doanh
nghiệp hội nhập WTO” & Biểu tượng Rồng Việt.
- 28.04.2010: Hiêp Hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp THP tổ
chức Hội thảo “Xu hướng sử dụng Trà Thảo mộc có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam”.
- 19.06.2010: Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Chương trình Nhãn Hiệu VIỆT chứng
nhận : TGĐ Trần Quí Thanh của Công ty THP là TOP 20 Doann nhân tiêu biểu Việt Nam”
với thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển nhãn hiệu nổi tiếng “ . Cục Sở hữu Trí
tuệ Chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng “Trà Thảo mộc Dr Thanh”, “Trà xanh Không độ “,
“Nước tăng lực Number 1 “.
3
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát

- 25.07.2010 : Bảng Vàng GIẢI THƯỞNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ tặng
Công ty THP-Đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong Hội nhập Kinh tế Quốc tế.
- 27.07.2010 : Bộ Trưởng Bộ Công Thương tặng:Bằng Khen Công Ty Tân Hiệp Phát
“Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ Kế họach 5 năm
2005-2009 “ (số 3947/QĐ-BCT ngày 27.07.2010.)
- 15.11.2010: Lễ ra mắt sản phẩm trà xanh có ga Ikun (vị chanh và dâu)
- Tháng 1/2011: Tái tung sản phẩm nước tăng lực dâu với công thức và bao bì mới.
- Tháng 4/ 2011: Đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ công nhận đơn vị và
cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xâu dựng CNXH và bảo
vệ Tổ quốc.
3. Các hoạt động của công ty:
Từ khi thành lập đến nay, với trên 13 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất phục vụ
các tầng lớp người tiêu dùng, công ty TNHH- TM Tân Hiệp Phát đã được khách hành tin
cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty đơn vị đạt liên
tục 10 năm liền(1999 – 2008) danh hiệu ”hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng
bình chọn”, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Đầu năm 2007, công ty TNHH – TM Tân Hiệp Phát chính thức được cục sở hửu trí
tuệ cấp giây chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công
ty cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên của công ty tại Việt Nam( quyết định số
1105/QĐ- SHTT cấp ngày 24/1/2007)
Hiện tại công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được cục an toàn vệ sinh thực phẩm bộ y
tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lảnh thổ Việt Nam. Có tất cả 37 nhản hiệu
hàng hóa do công ty TNHH- TM Tân Hiệp Phát sản xuất đả được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại Singapore
và Australia.
Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn mạng lưới phân phối
rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với các chi nhánh đại diện và đại lí phân phối đảm
bảo khả năng phân phối nhanh chống và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giải khát đóng
chai đến mọi nơi có nhu cầu,với giá cả hợp lí.
Công ty TNHH – TM Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nổ lực cố gắn

trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị mới hiện đại
phục vụ cho sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, được nhiều tổ chức, cơ quan quản lí
4
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
nhà nước tặng bằng khen, giấy khen, kỉ niệm chương… về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
chăm sóc khách hàng
Công ty TNHH – TM Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng. Tháng
1/2007, Công ty TNHH – TM Tân Hiệp Phát được cơ quan pháp lý chất lượng quốc tế Det
Norske Veritas (Hà Lan) đánh đặt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000, 14001 vệ sinh
an toàn thực phẩm HACCP
Công ty TNHH – TM Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng
trước, trong và sau bán hàng có chất lượng tốt nhất, thể hiện văn hóa văn minh thương
nghiệp cao nhất trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ
khoa học kỹ thuật, nhiệt tình có trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu phục vụ của
khách hàng.
4. Thành tựu đạt được:
Trải qua 16 năm, với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, đến nay, tập
đoàn THP đã tạo dựng được 1 cơ ngơi với đầy đủ tiện nghi cùng thiết bị dây chuyền sản
xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á. Hiện tại, công ty THP đang chiếm phần lớn thị
phần bia và nước giải khát của thị trường trong nước với các nhãn hiệu tiên phong như nước
tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr Thanh, Sữa đậu nành Number 1
Soya, nước ép trái cây Number 1 Juicie, Trà xanh có ga Ikun, nước uống vận động Number
1 Active, bia Bến Thành….tạo tiếng vang trên thị trường.
Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng khó tính, nếu như các nhà sản xuất không
có điểm khác biệt thì khó có thể thành công. Với quan niệm “không cung cấp cho thị trường
những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần”; để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng, THP không bao giờ dừng lại và thoả mãn trong thành công, mà càng quyết
tâm hơn nữa để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng, dịch vụ tốt nhất,
khẳng định sự nghiêm túc và tâm huyết của nhà sản xuất trong từng sản phẩm. Do đó, THP

đã xây dựng 1 phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trong tương lai sẽ phát triển
thành 1 trung tâm phát triển sản phẩm mới. Như vậy, việc hình thành trung tâm nghiên cứu
giúp THP thành 1 đơn vị luôn tiên phong trên thị trường với những thương hiệu dẫn đầu, giá
cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tại THP đã ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại ERP – Enterprise Resource
Planning. Sự tăng trưởng không ngừng của THP trong những năm qua khiến công ty nghĩ
5
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
tới 1 giải pháp quản trị doanh nghiệp có nền tảng đủ mạnh, linh hoạt, đáng tin cậy và luôn
sẵn sàng cho phép công ty có thể mở rộng kinh doanh bất kể khi nào.
Cùng với việc đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh… THP mong muốn nâng cao
công tác quản trị điều hành và tái cấu trúc để trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3
lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm nhanh, bao bì nhựa…Giải pháp ứng dụng
phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung của 1 tổ chức vào trong 1 hệ thống duy
nhất. Theo đó, toàn bộ các mảng kinh doanh của tập đoàn THP bao gồm nhà máy sản xuất
nước giải khát, nhà máy đóng gói bao bì sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại này. Sau khi ERP
đưa vào sử dụng, quy trình và hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất sẽ mang lại hiệu quả
đáng kể. Chi phí hoạt động được giảm thiểu trong khi năng lực sản xuất gia tăng, chất lượng
sản phẩm được nâng cao. Mặt khác, khả năng tiết kiệm năng lượng và tính linh hoạt của hệ
thống cũng gia tăng đáng kể. Nhờ hệ thống này, THP có thể triển khai thực hiện kế hoạch
mở rộng hoạt động kinh doanh tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai mà vẫn đảm
bảo đựơc tỷ lệ thu hồi vốn ở mức cao.
+ Về công tác marketing, xúc tiến thương mại
THP đã đầu tư vào truyền thông để quảng bá hình ảnh và lợi ích của sản phẩm. Lãnh
đạo THP rất quan tâm và trực tiếp tham dự vào việc xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền
thông của các nhãn hàng, làm việc sâu sát với các cộng sự trong bộ phận marketing để phát
triển ý tưởng sản phẩm, thiết lập mục tiêu nhận biết về nhãn hàng, dùng thử và thói quen sử
dụng nhãn hàng. THP đã nhận định để chinh phục thị trường nội địa không phải chỉ cần có
kênh phân phối tốt là đủ mà phải có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp, có sự khác biệt trong

chiến lược marketing và khác biệt trong dòng sản phẩm của chính mình.
+ Về hoạt động xã hội
Suốt 16 năm qua, đồng hành với sự lớn mạnh không ngừng của THP là sự chung tay
góp sức vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Như quan niệm củ lãnh đạo công ty, mỗi
thành công của doanh nghiệp phải luôn luôn gắn kết với lợi ích chung của cộng đồng.
Là nhà tài trợ vàng cho chương trình gây quỹ từ thiện “Sức mạnh nhân đạo” năm 2009 của
Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, tích cực trong các hoạt động nhân đạo, THP tâm
niệm mình ở vị trí là đại diện của khách hàng cùng chia sẻ khó khắn với những mảnh đời
kém may mắn, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” đầy nghĩa tình tốt đẹp của dân tộc
+ Tài trợ thể thao
Một trong những chương trình hành động truyền thống của THP trong hơn 16 năm
6
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
qua là gắn bó với các hoạt động thể thao. THP là đơn vị đồng hành cùng nhiều chương trình
hoạt động thể dục thể thao trên cả nước như: cúp bóng đá vô địch quốc gia V-League, cúp
xe đáp truyền hình HTV, cúp bóng đá quốc tế Number 1, tặng thưởng cho vận động viên đạt
huy chương vàng kỳ đại hội SEA GAMES 24, giải sinh viên văn thể mỹ U-league 2010….
Với chương trình chinh phục đỉnh Everest năm 2008, 1 chiến lược tiếp thị quan trọng
được hoạch định khá lâu, chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản, sự kiện mang đến niềm tự hào hãnh
diện cho VN khi lần đầu đưa các thành viên người VN đến được nóc nhà của thế giới. Nhờ
phối hợp với giới truyền thông, công ty tổ chức sự kiện chuyển tải gần 300 chương trình
tường thuật trực tiếp, gián tiếp về các hoạt động của đoàn trên truyền hình, báo chí. Sự kiện
được phần lớn công chúng theo dõi và hưởng ứng Chương trình thành công ngoài mong
đợi.
Với quan niệm “những điều lớn lao là tập hợp từ những điều nhỏ”, mỗi năm THP tài
trợ cho nhiều giải thể thao từ lớn đến nhỏ, từ chuyên nghiệp đến phong trào, từ lễ hội thể
thao hiện đại đến truyền thống. Công ty luôn xác định với mỗi lễ hội thể thao đều có 1 đối
tượng khán giả, mỗi khán giả là mỗi đối tượng khách hàng riêng. Tuỳ theo quy mô, vị trí địa
lý, thời gian của từng giải mà công ty sẽ có những phương thức tiếp cận khác nhau và quảng

bá sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát chú trọng đầu tư đáng kể cho nghiên cứu chế
tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp,
ngoài các sản phẩm mới tiên tiến và hiện đại.
Bên cạnh đó, Bảo vệ môi trường là phần quan trọng gắn liền với phương án sản xuất,
kinh doanh của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát, phương án bảo vệ môi trường của
Công ty đã được Sở Khoa học và Môi trường tỉnh Bình Dương kiểm tra và công nhận, Công
ty cũng là đơn vị có nhà máy xử lý nước thải công nghiệp được chọn làm mô hình tiêu biểu
cho toàn tỉnh Bình Dương.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn sản
xuất đến từng bộ phận trực thuộc nhà máy, trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy
nổ, bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các dây chuyền sản xuất,
kinh doanh.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng
trước, trong và sau bán hàng có chất lượng tốt, thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp
cao nhất trong kinh doanh. Đội ngũ Cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ khao
7
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
học kỹ thuật, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, sẵn sang đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọi
khách hàng.
Với những thành công đã đạt được, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát cam kết
tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ người tiệu
dùng, xây dựng và phát triển thương hiệu, Công ty rất mong nhận được sự quan tâm và hỗ
trợ một cách tích cực của các tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ trong nước và Quốc tế.
Đến nay, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát tự hào là một trong những đơn vị
trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất Việt Nam như
dây chuyền chiếc lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền sản xuất có những bước phát triển
mạnh mẽ cùng với việc đầu tư mạnh mẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc trang
thiết bị hiện đại và trụ sở điều hành, quản lý tại tỉnh Bình Dương, Công ty Tân Hiệp Phát

( gọi tắt là Tân Hiệp Phát ) đã đầu tư rất nhiều tài chính và công sức để đầu tư một trong
những dây chuyền sản xuất bia và nước giải khát hiện đại nhất Đông Nam Á, tạo công ăn
việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đều được đào
tạo chuyên nghiệp, là những người có khả năng điều hành sản xuất và quản lý hiệu quả các
hoạt động kinh doanh của Công ty trên toàn quốc.
Tân Hiệp Phát còn là Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng nhận tích hợp ISO
và HCCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực thực phẩm, bao gồm:
1 - Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
2 - Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004
3 - Hệ thống Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP
II. Phần II: Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp:
1. Tầm nhìn: “Xây dựng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế”
+ Tương lai được mường tượng:
- Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát với mong muốn là xác lập vị trí trên
thị trường quốc tế. Để làm được như vậy, công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để tạo được một
thương hiệu vững chắc trên thị trường quốc tế, một thị trường đầy hiểm nguy và thách thức.
+ Hệ tư tưởng cốt lõi:
- Với tinh thần làm chủ doanh nghiệp trong công việc, các thành viên trong
công ty luôn chủ động, linh hoạt và kết hợp với nhau trong công việc để tạo nên một tổ chức
vững mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
8
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
- Trở thành đối tác được tin cậy: Đối với các đối tác, Công ty TNHH TMDV
Tân Hiệp Phát tạo ra sự uy tín để cùng nhau phát triển lâu dài và bền vững, không chỉ với
đối tác trong nước mà còn ngoài nước, đảm bảo sự hợp tác khi công ty bước ra thị trường
quốc tế.
- Định hướng theo tinh thần cao nhất của gia đình: Đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách mọi lúc mọi nơi, phù hợp với nền giá trị văn hóa truyền thống của xã hội, các sản
phẩm của công ty không những đảm bảo sức khoẻ tốt cho con người mà còn xây dựng một

thương hiệu được ưa chuộng trong lòng khách hàng.
- Chất lượng tiêu dùng quốc tế: Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về
những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, các công nghệ sản xuất, quy trình sản
xuất được nhập khẩu từ những nước có nền công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế
- Với phương châm: “ Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng
ngày mai”: Công ty phải luôn được cải tiến và luôn phát triển về mọi mặt trong tương lai,
tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong thị trường quốc tế.
2. Sứ mạng:
Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe
người tiêu dùng châu Á, có mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời liên tục thỏa
mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng để xứng danh là nhà cung cấp hoặc đối tác được ưa
chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác
+ Khách hàng: là những người tiêu dùng châu Á, bao gồm người tiêu dùng đủ mọi
lứa tuổi, ví dụ như: Trà xanh có ga Ikun sản phẩm dành cho tuổi teen, với sự đột phá về
hương vị trà thảo mộc Dr.thanh và trà xanh O
O
phù hợp vơi giới trẻ
+ Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty: đó là các sản phẩm có mùi vị thích hợp, đạt
tiêu chuẩn quốc tế và tốt cho sức khoẻ, sản phẩm của công ty gồm có 3 loại:
- Sản xuất kinh doanh rượu
- Sản xuất kinh doanh bia
- Nước giải khát
+ Thị trường: là khách hàng ở thị trường châu Á, bao gồm:
- Thị trường trong nước: cá nhân, hộ gia đình, tập thể mua sản phẩm
- Thị trường quốc tế: khách hàng nước ngoài, người tiêu dùng, nhà phân phối, đối tác
nước ngoài
9
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
+ Công nghệ: sử dụng công nghệ sản xuất dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đảm bảo

tiêu chuẩn, an toàn, vệ sinh môi trường, ví dụ như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic,
dây chuyền sản xuất bia hoàn toàn tự động của Đức…
+ Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển khả năng sinh lợi: với mục tiêu tạo
ra các sản phẩm thức uống tốt nhất đến người tiêu dùng, đó là yếu tố giúp công ty tồn tại và
phát triển cho đến hiện tại.
+ Triết lý của công ty: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người
tiêu dùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, liên tục thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng.
+ Tự đánh giá về mình: với những giá trị vượt trội, quan tâm mở rộng phạm vi ra thị
trường thế giới. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đủ tầm để thực hiện khác vọng về
một thương hiệu Việt đặt đẳng cấp quốc tế, xứng danh là nhà cung cấp hoặc đối tác được ưa
chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác.
+ Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: sức khỏe người tiêu dùng luôn là vấn đề
được quan tâm nhất trong sứ mạng của công ty, đó phải là những sản phẩm tốt cho sức khỏe
người tiêu dùng châu Á, có mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời liên tục thỏa
mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có những hoạt động cộng đồng
như: trao thưởng cho khách hàng xuất sắc nhất trong năm, tổ chức tham quan nhà máy,
vào ngày 15.10 hằng năm( ngày thành lập THP Group)
3. Mục tiêu
Mục tiêu của công ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát là tạo ra những sản phẩm thức
uống tốt nhất qua nhiều thương hiệu như Number One, Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc
Dr Thanh, …đến với người tiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64
tỉnh thành ở Việt Nam.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát nỗ lực để trở thành một thương hiệu vững
mạnh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế
đáp ứng nhu cầu cao nhất cho người tiêu dùng trong nước ( 64 tỉnh thành). Với mục tiêu
như vậy, công ty luôn cố gắng thiết lập hệ thống phân phối rộng khắp, tạo thuận lợi cho
người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm của công ty, cho dù người tiêu dùng đang ở bất kì
nơi nào.
Công ty luôn cải tiến sản phẩm được thành công trong tâm trí khách hàng như
thương hiệu Number 1, Trà xanh không độ, Trà thảo mộc Dr Thanh, để chiếm được sự

trung thành của khách hàng đối với hình ảnh của công ty.
10
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
Mục tiêu dài hạn của công ty TN HH TM- DV Tân Hiệp Phát là trong một tương lai
không xa Tân Hiệp Phát sẽ trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á, trong 3 lĩnh vực kinh doanh
chính: ngành thức uống, thực phẩm ăn liền và bao bì nhựa.
4. Logo của công ty
- THP: chữ viết tắt tên công ty
- Hai bàn tay: sức mạnh của sinh lực, nghị lực
- Hai ngón cái: trở thành tập đoàn Việt Nam cung cấp
thức uống số một ở Việt Nam và có tầm cỡ châu Á
- Màu xanh nước biển: sự thịng vượng, hoà bình
- Màu xanh lá cây: sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng
5. Các sản phẩm của công ty:
Các sản phẩm của THP Group liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng
cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh thương hiệu Quốc gia năm 2010, cùng nhiều
giải thưởng có giá trị khác, được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng
và bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000(1999), hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004(2006) và hệ thống vệ sinh an toàn thưc phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (2006).
Hiện đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường Bia và nước giải khát của thị trường trong
nước với các nhãn hiệu tiên phong như Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà
thảo mộc Dr.Thanh, Sữa đậu nành Number 1 Soya, Nước ép trái cây Number 1 juice, Trà
xanh có ga I-kun, Nước uống vận động Number 1 active, Bia Bến Thành
Hiện nay công ty Tân Hiệp Phát đã có hơn 29 mặt hàng được bộ y tế cấp giấy phép
sản xuất và lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam. Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hoá do công ty
sản xuất đả được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Một số nhãn hiệu đem lại thành công cho công ty TN HH TM- DV Tân Hiệp Phát:
+ Trà thảo mộc Dr Thanh:

Trải nghiệm từ công dụng của 9 loại trà thảo mộc quý, trà thảo mộc Dr Thanh đặt
mục tiêu chinh phục người tiêu dùng ở vị trí thức uống giải khát có khả năng thanh nhiệt và
thanh lọc cơ thể:
- Kim ngân giúp thanh can hoá, mát gan, tiêu độc
- Hoa mộc miên tiết nhiệt, thanh máy
11
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
- Sứ có vị ngọt tính bình
- Sương sáo mát ngọt, trong lành
- Cúc vàng thanh nhiệt, giải độc
- Bung lai giải trừ các tác nhân gây nhiệt
- Kim ngân kháng khuẩn, giải độc, thanh sạch
- Cam thảo ôn trung, hạ nhiệt
- La hán quả giả khát sảng khoái.
+ Bia Bến Thành:
Bế Thành- là một loại bia truyền thống được mọi người ưa chuộng. Bia Bến Thành
được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, được nhật khẩu và trực tiếp
lắp đặt bởi Krones và Huppman nổi tiếng thế giới.
Bia Bến Thành với nguồn nguyên liệu hảo hạng từ Úc tạo nên một hương vị tuyệt
hảo, là phần thưởng xứng đáng sau một ngày làm việc mệt mõi, là chất men thắct chặt tình
hữu.
Bia Bến Thành
Thành phần: - Nước, Lúa mạch, Houbon, Gạo
- Độ cồn 4.3 %
+ Nước tăng lực Number One:
Xuất phát từ những thành phần dinh dưỡng như: đường, Taurine, Inositol, vitamin
B3, Number 1 có tác dụng bổ sung và giải phóng năng lượng, hoà tan các vitamin trong
thức ăn, hỗ trợ cho các chức năng của hệ thần kinh, não và cơ bắp trong cơ thể, tăng cuờng
12

Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
trí nhớ.Với khả năng cung cấp năng lượng ngay lập tức và hương vị thơm ngon, đã khát,
Number 1 trở thành lựa chọn thường xuyên cho nhiều người tiêu dùng
Nước tăng lực Number One
Thành phần: - Nước, đường, Gluco, Taurine,
- Caffein, Inositol, Vitamin PP,
- Vitamin C, màu thực phẩm, hương
liệu tự nhiên
+ Trà xanh Không Độ:
Được chiết xuất từ những đọt trà xanh tươi, bằng công nghệ hiện đại Nhật Bản, giúp
giữ lại cao nhất hàm lượng chất chống oxy hoá EGCG, giúp chống lão hoá, giảm stress,
ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng và làm đẹp da, Trà xanh Không Độ cho bạn
cảm giác sảng khoái, tươi mát và sẵn sàng cho cuộc sống mới
Trà xanh Không Độ
Thành phần: - Nước, trà xanh, đường, fructose,
- vitamin C, chất điều chỉnh độ chua,
- hương mật ong.
Ngoài ra, công ty TN HH TM- DV Tân Hiệp Phát còn có nhiều sản phẩm khác như:
-Soya Bắp
-Trà xanh dâu
13
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
-Trà bí đao
-Trà xanh chanh
-Trà Barley
-Nước cam ép
-Active chanh muối
-Nước khoáng number 1

-Trà thảo mộc

14
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
III. Phân tích môi trường bên ngoài:
1. Môi trường vĩ mô
1.1 Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong
những năm gần đây, đó là yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tấc cả các nhà quản
trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động so với các
yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của các ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành giải khát để phục vụ cho nhu
cầu của người dân và nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, những diễn biến của
môi trường kinh tế bao giờ cũng tiềm ẩn và chứa đựng những đe doạ khác nhau đối với từng
doanh nghiệp trong ngành kinh doanh nước giải khát và thực phẩm. Các yếu tố đó ảnh
hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải có những
chiến lược để thích nghi với môi trường kinh tế để tồn tại và phát triển lâu dài. Sau đây là
các yếu tố của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
1.1.1 Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng
(CPI):
Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy: Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2010 đạt 1,98 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng
104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12/2010), nhiều hơn so với năm 2009
khoảng 13 tỷ USD. So với năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay
đạt khoảng 6,78%, cao hơn gần 0,3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt đầu năm.
Tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần đều theo các quý và cao nhất vào quý IV (khoảng 7,3%).
Năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 tháng đầu năm tăng khoảng 5,57% so với
cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%. Trong đó, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,9%; khu

vực dịch vụ chiếm 37,33%.
Theo tin từ Tổng cục thống kê, CPI cả năm 2010 tăng 11,75% so với tháng 12/2009.
Theo cách tính CPI bình quân, chỉ số CPI năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009, so với
tháng 11/2010, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, 3,31%, đây là dấu hiệu tích
cực cho thị trường về thực phẩm nước giải khát đang phát triển . Về chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) 6 tháng đầu năm 2011 vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Cụ thể, CPI
tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2010 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm trước.
15
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
Như vậy, tính bình quân 6 tháng, chỉ số CPI tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ năm
ngoái.
Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu
người, dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng cao, được cải thiện và nâng cao
hơn. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu về cuộc sống cũng như nhu cầu về ăn uống của người dân
được nâng cao hơn. Chính điều này đã tác động làm cho tốc độ tăng trưởng của thị phần ở
Việc Nam trong tương lai là khá cao.

CPI cả năm 2010 tăng 11,75%
1.1.2 Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế :
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2010 đã vượt mục tiêu 25%
và tăng tới 29,81% so với cuối năm 2009, trong đó tín dụng bằng VND tăng 25,3%, tín
dụng ngoại tệ tăng 49,3%. Tiền mặt trong lưu thông tăng khoảng 15%, tỷ trọng tiền mặt lưu
16
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
thông so với tổng phương tiện thanh toán khoảng 14%. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân
hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5% tổng dư nợ cho vay, nếu tính cả số
nợ xấu của Vinashin thì tỷ lệ nợ xấu khoảng 3,2%.
Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền

tệ linh hoạt của NHNN cuối năm 2010, lãi suất huy động và cho vay VND của các NHTM
đã giảm dần với lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm; lãi suất cho vay bình
quân 15,27%/năm. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình
quân VND chỉ còn khoảng 2,5%/năm, thấp hơn so với mấy năm trước (con số này là
4,62%/năm năm 2008; 4,45%/năm trong năm 2007; 4,63%/năm trong năm 2006 và
3,42%/năm trong năm 2005). Riêng lãi suất huy động và cho vay bằng USD đến tháng
12/2010 đã tăng khoảng 0,5%/năm so với cuối năm 2009, cụ thể, lãi suất huy động bình
quân ở mức 4,08%/năm và lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,26%/năm. Theo NHNN, lãi
suất huy động VND vẫn đảm bảo nguyên tắc lãi suất thực dương, song kém hấp dẫn so với
lãi suất USD và chịu sức ép tăng từ biến động của lạm phát (lãi suất thực dương cuối năm
2010 khoảng 1,47%/năm, thấp hơn so với mức 1,91%/năm năm 2009 và mức 2,23%/năm
2006).
Những tháng đầu năm 2011, Theo NHNN, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế
khoảng 18,3%/năm (tăng 3%/năm so với cuối năm 2010). Trong đó, lãi suất cho vay của
nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn
và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm);
nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất
17
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đề tài: Chiến lược tập trung của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm). Lãi suất
cho vay trên thị trường liên ngân hàng từ giữa tháng 5 đến nay có xu hướng giảm so với
cuối tháng trước. Hiện lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở
mức 15%/năm, lãi suất cho vay 2 tuần - 1 tháng ở mức 18%/năm. NHNN, tổng phương tiện
thanh toán đến 19/5 ước tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 1,57% so với cuối năm
2010. Trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 1,37% so với tháng
trước và so với cuối năm trước tăng 2,59%. Để chủ động kiểm soát tín dụng phù hợp với chỉ
đạo của Chính phủ, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất
tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ mức
13%/năm lên 14%/năm và lãi suất tái chiết khấu từ mức 12%/năm lên mức 13%/năm kể từ

ngày 1/5. Bên cạnh đó, NHNN còn điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối
lượng và lãi suất hợp lý (điều chỉnh tăng lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 13% lên 14% - 15%/năm)
nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ…
Như vậy, xu hướng lãi suất biến động không theo một quy luật nào, nhưng được sự
điều chỉnh của nhà nước, 5 tháng đầu năm 2011, lãi suất cho vay trên thị trường ngân hàng
đến nay có xu hướng giảm, điều này tác động rất lớn đến thị phần của doanh nghiệp, đó là
nhu cầu tiêu dùng xu hướng tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra, lãi suất giảm cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các chiến lược của mình và mức lời của doanh
nghiệp được đảm bảo.
1.1 3 Cán cân thanh toán quốc tế:
Năm 2010, nhập siêu năm đạt khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 19,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Con số này thấp hơn 500 triệu USD so với kết quả dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trước đó. Nguyên nhân được ghi nhận là do xuất khẩu tăng thêm tương ứng, ước đạt 68 tỷ
USD, trong khi nhập khẩu giữ nguyên mức 81,5 tỷ USD. Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20%
kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm
2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu
vẫn trên 23%. Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP.
Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc
gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt
ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển
kinh tế trong những năm tới đây. Cán cân tổng thể vẫn được giữ ở mức thâm hụt khoảng
18
Nhóm B+ Trường Đại Học Kinh Tế Huế

×