Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

RỦI RO CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM- VẤN ðỀ ðẶT RA CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.73 KB, 18 trang )


1

RỦI RO CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM- VẤN ðỀ
ðẶT RA CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

TS. Nguyễn Kim Anh
và nhóm nghiên cứu ñề tài Nhánh 3
thuộc ñề tài cấp Nhà nước mã số KX.01.19/06-10
(Tiếp theo số 98 – tháng 7/2010)

2. THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO HỆ THỐNG CỦA CÁC
TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
2.1. Thực trạng rủi ro trong hệ thống các trung gian tài chính
Sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng các ngân hàng và sự ña dạng về các loại hình sản
phẩm dịch vụ khiến cho hoạt ñộng của ngành Ngân hàng Việt Nam trong những năm qua
trở nên sôi ñộng hơn bao giờ hết. Môi trường hoạt ñộng của ngân hàng ngày càng có sự
cạnh tranh gay gắt, hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng mở rộng, các nghiệp vụ ngày
càng phong phú, ñồng thời các loại rủi ro cũng phát sinh ngày càng phức tạp.
(1) Rủi ro về sự gia tăng chi phí huy ñộng vốn
Biểu ñồ 2. Cơ cấu huy ñộng vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nguồn: NHNN và tác giả tổng hợp từ báo cáo của các TCTD.
ðặc ñiểm huy ñộng vốn tại hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là sự chiếm lĩnh thị
trường của một số NHTMNN và một vài NHTMCP ngoài quốc doanh (khoảng 70%). Như
vậy, bất lợi sẽ ñến với các ngân hàng khác với thị phần huy ñộng vốn thấp khi các ngân
hàng chiếm thị phần lớn có những ñộng thái tăng lãi suất huy ñộng, buộc các ngân hàng nhỏ
khác phải tăng theo dẫn tới chi phí trên quy mô tăng cao và làm cho lợi nhuận giảm xuống.
Một ñiểm bất lợi nữa với các ngân hàng có thị phần vốn huy ñộng thấp là sự khó khăn trong
việc tiếp cận vốn vay liên ngân hàng vì có quá ít chứng từ có giá làm bảo ñảm trong dự trữ.
Với một cơ cấu huy ñộng vốn như trên thì rủi ro hệ thống chính là sự xuất hiện của các


cuộc chạy ñua lãi suất giữa các ngân hàng và tính bất bình ñẳng trong việc sở hữu các giấy

2

tờ có giá do NHNN phát hành như tín phiếu NHNN qua các phiên ñấu thầu. Thực tế, rủi ro
này ñã từng xảy ra giữa năm 2008 khi các ngân hàng nhỏ không có cơ hội nhận ñược sự hỗ
trợ thanh khoản từ phía NHNN qua nghiệp vụ thị trường mở nên ñành phải ñi vay lại trên
thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, thậm chí rất cao.
Một ñiểm nữa trong việc ñánh giá rủi ro ở hoạt ñộng huy ñộng vốn của các ngân hàng Việt
Nam, ñó là việc NHNN duy trì mức lãi suất trần huy ñộng vốn (10,5%) khiến cho các ngân
hàng ñều tìm cách “lách luật” ñể huy ñộng ñược nhiều vốn hơn. Trên thực tế, các NHTM
ñã ngầm ñẩy mức lãi suất này cao hơn mức trần theo qui ñịnh bằng các biện pháp ngoài lãi
suất, do vậy chi phí huy ñộng vốn thực tế của các TCTD sẽ tăng lên.
(2) Rủi ro về thanh khoản của hệ thống các TCTD
- Nguồn vốn của một số TCTD phụ thuộc vào thị trường II: Do gặp khó khăn trong việc
huy ñộng vốn từ dân cư, một số ngân hàng ñã tìm ñến thị trường liên ngân hàng như một
nguồn ñể cho vay trên thị trường cấp 2. ðiều này ñặc biệt nguy hiểm cho tính thanh khoản
của ngân hàng khi không khớp ñược kỳ hạn giữa khoản huy ñộng rất ngắn hạn và cho vay
với thời hạn dài hơn.
Năm 2009, nguồn vốn huy ñộng từ thị trường II (gồm cả vay NHNN và tiền gửi của
kho bạc) của hệ thống ngân hàng có số dư 710.344,5 tỷ ñồng. Trong các tháng cuối
năm, nhu cầu vốn gia tăng, trong khi tình hình thanh khoản của các ngân hàng ñang
gặp khó khăn. Vì vậy, nguồn vốn huy ñộng từ thị trường II tăng 71,39% so với cuối
năm 2008, trong ñó nguồn vốn vay từ NHNN là cứu cánh quan trọng cho nhiều
NHTM. Cụ thể:
+ Vay NHNN: 98.169,7 tỷ ñồng, tăng 459,08% so với cuối năm 2008, trong ñó, tăng
mạnh ở tất cả các khối TCTD (trừ các TCTD hợp tác) và nhu cầu vốn từ NHNN càng
tăng mạnh hơn trong các tháng cuối năm.
+ Tiền ñi vay từ TCTD khác: 555.849,8 tỷ ñồng, một con số khá lớn, tiềm ẩn rủi ro hệ
thống rất ñáng lưu tâm cho các nhà quản lý Tài chính- ngân hàng.

Như vậy, rủi ro từ việc huy ñộng vốn tại hệ thống các TCTD Việt Nam chính là sự bất ổn
ñịnh các nguồn vốn huy ñộng. Các cuộc ñua lãi suất, sự cạnh tranh không lành mạnh khiến
cho các luồng vốn huy ñộng chạy vòng quanh qua các ngân hàng, thậm chí là các kênh ñầu
tư khác tạo ra sự ñe dọa thanh khoản ñối với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Một số TCTD sử dụng tương ñối nhiều nguồn vốn huy ñộng ngắn hạn ñể cho vay trung-
dài hạn: Rủi ro về thanh khoản phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy
ñộng ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn và ñây là một trong các rủi ro rất quan trọng
trong hoạt ñộng ngân hàng.
Rủi ro thường xảy ra nếu như các khoản huy ñộng về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả
theo yêu cầu của người gửi tiền, ñặc biệt trong giai ñoạn khủng hoảng thì người gửi
tiền sẽ rút tiền ra nhanh hơn việc người ñi vay sẵn sàng trả nợ. Và rủi ro này thường có
hiệu ứng dây chuyền, thành rủi ro hệ thống. Do vậy, rủi ro thanh khoản thường trực

3

trong hoạt ñộng kinh doanh của các ngân hàng. Thực tế trong thời gian qua cho thấy
hầu hết các TCTD Việt Nam ñã sử dụng gần ñạt tới mức tối ña theo Quyết ñịnh
457/Qð-NHNN là 40% nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn. Trong ñó
có những TCTD ñã sử dụng ñến 69%, 89%, 99% và thậm chí 100% nguồn vốn huy
ñộng ngắn hạn ñể cho vay trung- dài hạn (số liệu cuối năm 2009). Nếu thực sự có sự
biến ñộng, các ngân hàng phải ñối mặt với sự mất cân ñối giữa thời hạn huy ñộng vốn
và thời hạn các khoản sử dụng vốn. Sự mất cân ñối này sẽ ảnh hưởng bất lợi ñến bảng
cân ñối tài chính của ngân hàng khi lãi suất tăng cao, nếu tình trạng kéo dài ngân hàng
có thể bị lỗ và ảnh hưởng xấu hơn nữa là khiến cho các ngân hàng lâm vào tình trạng
mất khả năng thanh khoản mang tính hệ thống.
Mặt khác, trong năm 2009, toàn hệ thống có tốc ñộ tăng trưởng dư nợ tín dụng (38%) nhanh
hơn nhiều tốc ñộ huy ñộng vốn từ nền kinh tế (hơn 28%). Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn
huy ñộng của toàn hệ thống tăng từ 85,9% (tháng 12/2008) lên 92,2% (tháng 12/2009) là
dấu hiệu về nguy cơ rủi ro thanh khoản của các TCTD.
(3) Rủi ro trong hoạt ñộng tín dụng

Thứ nhất là vấn ñề tăng trưởng tín dụng nóng trong 5 năm gần ñây ñã tạo ra các “bong
bóng” tài sản. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2009, tốc ñộ tăng là 37,87%
so với năm 2008 là 24,2%. Tuy nhiên, so sánh với hai năm 2004 và 2007 thì tốc ñộ này
cũng chưa phải là mức cao nhất (Biểu ñồ 3a). Theo thông cáo báo chí của NHNN, tăng
trưởng tín dụng chậm lại trong quý I/2010, ñạt 2,95% (tín dụng bằng VND tăng 0,57%,
ngoại tệ tăng 14,07%) trong khi huy ñộng vốn tăng 1,45%, tổng phương tiện thanh toán
tăng 2,3% so với cuối năm 2009.
Tác nhân thúc ñẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 phải kể ñến chính sách tiền tệ nới
lỏng của NHNN, một bộ phận quan trọng triển khai chính sách kích thích kinh tế của Chính
phủ, nhằm thúc ñẩy nhu cầu tín dụng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,32% so với mức
6,23% năm 2008. Một tỷ lệ lớn các khoản tín dụng ñược hỗ trợ lãi suất của Chính phủ ñã
ñược các ngân hàng cấp trong năm 2009 là 447 nghìn tỷ ñồng trong tổng số 505 nghìn tỷ
ñồng, chiếm 89%.
Biu ñ 3. Một số chỉ tiêu tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng


Bi

u ñ


3a
: Tăng trư

ng toàn h


th

ng



Tiền gửi
Tỷ lệ vay trên
vốn huy ñộng
Tín dụng
Tăng trưởng GDP
Biểu ñồ 3b. Tăng trưởng từng ngân hàng
Agribank
VCB
ACB
Bình quân ngành


4

Thứ hai là vấn ñề kỳ hạn và lĩnh vực cho vay trong hoạt ñộng sử dụng vốn của các NHTM.
Như phần trên ñã ñề cập, những năm gần ñây, cho vay trung và dài hạn (chủ yếu kỳ hạn
trên 2 năm và phần lớn ở lĩnh vực bất ñộng sản) của hệ thống ngân hàng Việt Nam thường
chiếm 40% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nguồn vốn huy ñộng trung và dài hạn của hệ thống chỉ
chiếm dưới 20% tổng vốn huy ñộng. Như vậy, giữa nguồn và cho vay có sự mất cân ñối lớn
về kỳ hạn, ñang là vấn ñề ñáng quan tâm, nhất là khi khả năng quản lý rủi ro thanh khoản
của các NHTM là khá yếu.
Nông nghiệp và công nghiệp, mỗi khu vực ñóng góp 26% và khu vực thương mại ñóng góp
19% dư nợ tín dụng toàn hệ thống vào thời ñiểm cuối tháng 6/2009 trong khi tín dụng khu
vực xây dựng và kinh doanh bất ñộng sản chiếm 13%. Tuy nhiên, rủi ro mà ngân hàng phải
ñối mặt với sự phát triển của thị trường xây dựng và bất ñộng sản tăng lên do các hoạt ñộng
ngoại bảng và việc nắm giữ tài sản thế chấp là bất ñộng sản. Khu vực khác có sự thay ñổi
ñáng kể khi tăng từ 7% vào năm 2007 lên 11% vào cuối năm 2009.


Thứ ba, chất lượng các khoản tín dụng nhiều TCTD là ñáng báo ñộng.
Bảng 11. Nợ xấu của các TCTD
ðơn vị: tỷ ñồng
NỢ XẤU
Năm 2008 Năm 2009
TÊN TỔ CHỨC
TÍN DỤNG
Năm 2007
Giá trị
Tăng so
với năm
2007 (%)
Giá trị
Tăng so
với năm
2008 (%)
NHTMNN 11.429,75 18.272,17 59,87 19.807,59 8,40
NHTMCP 2.656,71 6.352,92 139,13 7.458,20 17,40
NHLD, NN 412,22 816,23 98,00 1.639,93 100,92
CtyTC, CTyCTTC 1.003,9 1.412,74 40,73 5.770,92 308,49
Hệ thống QTDND 152,45 219,52 43,99 268,51 22,32
Toàn hệ thống 15.655,03 27.073,57 72,94 34.945,14 29,07
Nguồn: NHNN và tác giả tổng hợp từ báo cáo của các TCTD.
Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống các TCTD năm 2009 là
1,99% (tháng 12/2008 là 2,13%). Khối Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính có
nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trên dư nợ (9,42%), trong ñó có một số công ty ñang ở trong tình
Biểu ñồ 4. Cơ cấu cho vay của khu vực ngân hàng

5


trạng “báo ñộng ñỏ”. Tính ñến cuối năm 2009, có 12 TCTD có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
trên 4% và 25 TCTD có tốc ñộ tăng nợ xấu trên 50% so với cuối năm 2008, chủ yếu là
các NHTMCP.
Nợ nhóm 4, 5 ñều tăng mạnh so với cuối năm 2008, trong ñó nợ nhóm 4 tăng 22,9%
(tăng chủ yếu ở khối NHLD, chi nhánh nước ngoài 234,8% và khối CTTC, cho thuê
tài chính 189%); nợ nhóm 5 tăng 71,2% (tăng mạnh nhất là khối NHTMCP 164%, và
khối CTTC, cho thuê tài chính 761,2%).
Trong hệ thống các TCTD Việt Nam thì các công ty CTTC là có chất lượng tín dụng
rất thấp (Biểu ñồ 5).
Biu ñ 5. Tỷ lệ nợ xấu của các công ty CTTC
0%
2%
4%
6%
8%
10%
N

X

u
N

X

u
2,10% 2,70% 6,80% 7,30% 9,42%
2002 2004 2007 2008 2009

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của từ các công ty cho thuê tài chính.

Nếu nhìn vào tỷ lệ nợ xấu có thể thấy: Tỷ lệ nợ xấu chung của các công ty CTTC có sự gia
tăng khá nhanh, các năm 2002 và 2004 tỷ lệ này chỉ là 2,1% và 2,7%, nhưng ñến năm 2007,
2008 và 2009, tỷ lệ này lần lượt là 6,8%, 7,3% và 8,8%. ðiều này cho thấy chất lượng các
khoản cho thuê của các công ty CTTC ñang có chiều hướng xấu và công tác quản trị rủi ro
cũng kém ñi trong một số năm gần ñây.
Nhìn một cách tổng quát, có thể nhận thấy, hiệu quả kinh doanh của các công ty CTTC Việt
Nam những năm qua là không ổn ñịnh và tương ñối thấp, thể hiện ở các chỉ số ROE và
ROA khá thấp. ðặc biệt trong các năm 2007 và 2008, dưới tác ñộng tiêu cực của cuộc
khủng hoảng tài chính quốc tế, hiệu quả hoạt ñộng của những công ty này bị suy giảm
nghiêm trọng.
Tuy nhiên, quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hiện nay của Việt
Nam chưa hoàn toàn theo ñúng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS (International
Financial Reporting Standards). Vì vậy, chất lượng tín dụng và mức ñộ dự phòng tổn thất
theo báo cáo của các ngân hàng chưa ñược ñánh giá ñúng thực chất. Việc tăng trưởng tín
dụng mạnh năm 2009 có thể gây ra những bất ổn trong chất lượng tín dụng trong tương lai
do các tiêu chuẩn cấp tín dụng sẽ bị xem nhẹ khi các ngân hàng mở rộng cho vay. Khả năng
chất lượng khách hàng vay vốn bị suy giảm một khi các chính sách hỗ trợ kinh tế kết thúc,

6

lãi suất tăng lên và trường hợp ñồng nội tệ bị giảm giá trị mạnh. Thêm nữa, việc thị trường
bất ñộng sản có nhiều biến ñộng khó lường cũng là một vấn ñề ñáng quan tâm. Cộng hưởng
các nhân tố cho thấy, các TCTD Việt Nam sẽ phải ñối mặt với những thử thách thực sự ñối
với vấn ñề bảo ñảm chất lượng tài sản có.
2.2. Rủi ro ñối với các trung gian tài chính hoạt ñộng trên thị trường chứng khoán
Kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức ñáy ñược thiết lập ở mốc 235 ñiểm của chỉ
số Vn-Index vào tháng 2/2009, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ñã có những
phục hồi tương ñối khả quan. Nhà ñầu tư cả trong và ngoài nước ñã quay lại với thị trường,
niềm tin của nhà ñầu tư vào viễn cảnh nền kinh tế ñược thể hiện bằng dòng tiền mạnh ñổ
vào thị trường, khi mà có những giai ñoạn giá trị giao dịch mỗi ngày lên tới nửa tỷ ñôla trên

cả hai sàn Tp.HCM và Hà Nội (tháng 9/2009). Tuy nhiên, ñi cùng với những ñợt phục hồi
của thị trường là những ñợt ñiều chỉnh tương ñối mạnh mà nguyên nhân có thể ñến từ cả nội
tại nền kinh tế trong nước lẫn các tác ñộng của kinh tế thế giới.

Quan sát trên ñồ thị, ta có thể thấy từ tháng 2/2009 ñến nay, VN-Index ñã tăng 120%, trong
ñó có hai lần ñiều chỉnh tương ñối mạnh vào tháng 6 và tháng 11/2009 cùng hai ñợt ñiều
chỉnh nhẹ trong năm 2010. Trong thời gian tới, diễn biến thị trường có thể tiếp tục ở trong
trạng thái ñi lên với tốc ñộ chậm khi mà tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn ñịnh
và kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc hơn. Trong môi trường kinh doanh ñầy khó khăn,
các công ty chứng khoán (CTCK) ñã bộc lộ khá nhiều rủi ro trong hoạt ñộng.
Thứ nhất là rủi ro nghiệp vụ. Với sự gia tăng nhanh chóng của các CTCK cũng như
công ty quản lý quỹ cho thấy sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt ñộng
của các chủ thể này ñang gặp phải rủi ro lớn, ñặc biệt là rủi ro do hoạt ñộng tự doanh.
Hoạt ñộng tự doanh là hoạt ñộng nổi bật ở các CTCK trong giai ñoạn 2004- 2008 và
hoạt ñộng kinh doanh chủ yếu của các quỹ ñầu tư, bao gồm cả tự doanh trái phiếu, cổ
phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Bên cạnh mặt tích cực là mang lại nguồn thu ñáng
kể, hoạt ñộng này cũng mang lại rủi ro rất lớn cho các CTCK và quỹ ñầu tư chứng
Biu ñ 6.
Ch
ỉ số VN Index


7

khoán. Nhiều CTCK, quỹ ñầu tư ñã xác ñịnh không ñúng thời ñiểm ñầu tư nên giá trị
danh mục tự doanh cổ phiếu ñã thua lỗ lớn, thể hiện rõ nét nhất là trong năm 2007 và
2008.
Bảng 12. Lợi nhuận của một số CTCK qua các năm
ðơn vị: Tỷ VNð
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

BVS
346

563

6604

10038

50893

214591

452401

174469
FSC 1578

1329

11433

3578

17861

39309

12624


HPC
0

- - 1246

20381

65416

-119801

12603
HSC 0

2149

5688

7869

90970

132145

23543

KLS
0

- - - 5065


129532

-347442

352042
MSC
0

-1927

-1042

-1043

5857

13219

-31145

SSI
544

108

13653

25353


242030

855764

259300

BSC
504

668

6949

14526

52279

114319

-516363

436736
Nguồn: Báo cáo tài chính của các CTCK.
Thứ hai là rủi ro tài chính. Bên cạnh rủi ro từ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh,
CTCK ñối mặt với rủi ro tài chính, chỉ tiêu nợ/vốn chủ sở hữu (VCSH) luôn chiếm tỷ
trọng lớn, nhiều CTCK có tỷ lệ nợ lớn hơn 6 lần VCSH, vượt quá mức quy ñịnh, ñiển
hình là ARSC, BSC. Các CTCK triển khai các mảng nghiệp vụ như repo, ứng trước
tiền bán, cầm cố, giao dịch trước ngày T+3 thường là CTCK có cơ cấu nợ vay và rủi ro
tín dụng lớn. Do phần lớn các giao dịch này liên quan ñến trái phiếu, nên giá trị giao
dịch thường là rất lớn, thậm chí có giao dịch ñến hàng ngàn tỷ ñồng. Các giao dịch này

có thể phải quay vòng mua ñi bán lại giữa các CTCK cũng như giữa khách hàng
CTCK với nhau trên cơ sở hợp ñồng, nếu xảy ra rủi ro trong mắt xích của chuỗi giao
dịch về việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như ñã cam kết trong hợp ñồng, dễ
dẫn ñến rủi ro thanh toán cho cả hệ thống các CTCK theo phản ứng dây chuyền. Một
rủi ro nữa có thể phát sinh chính là tranh chấp giữa các bên mua và bán về trái tức chi
trả trong kỳ ñối với các trái phiếu, mặc dù về bản chất số trái tức này thuộc về bên bán.
Bảng 13. Tỷ lệ nợ /Vốn chủ sở hữu của một số CTCK
ðơn vị: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Bình quân
643.37
516.74
362.74
523.08
171.94
86.68
KLS
4485.97 211.25 33.82

ARSC
294.64 953.83 1270.17

3272.97 753.93 745.49

BSC
155.15 583.62 855.23

816.31 410.27 1756.35

IBS

795.39 242.38 366.58

855.48 107.08 84.63

VCBS
1148.81 878.57 997.41

721.92 438.93 415.67

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của các CTCK.
Thứ ba là rủi ro hoạt ñộng. Rủi ro hoạt ñộng là những rủi ro phát sinh do yếu tố con
người (cẩu thả, gian lận…) hoặc do sự sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu
kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ; hoặc từ những thay ñổi bất
thường các yếu tố bên ngoài (cơ chế, chính sách của nhà nước, thiên tai, ñịch họa) ảnh

8

hưởng trực tiếp ñến công ty. Một số rủi ro hoạt ñộng có thể kến ñến là:
- Rủi ro liên quan ñến quy trình nghiệp vụ: Hầu hết các CTCK ñều có các quy trình tác
nghiệp cho các hoạt ñộng nghiệp vụ cơ bản như môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo
lãnh phát hành, tư vấn, nhưng một mảng hoạt ñộng rất quan trọng các CTCK vẫn chưa
chú ý ñến là công tác quản lý rủi ro. Hiện nay, việc kiểm soát rủi ro mới dừng lại ở
việc kiểm soát việc tuân thủ quy trình tác nghiệp do bộ phận kiểm soát nội bộ thực
hiện. Tuy nhiên, công tác ñánh giá, ño lường rủi ro, ñề xuất giải pháp hạn chế rủi ro
chưa ñược CTCK chú trọng. Hầu hết các CTCK chưa xây dựng mô hình tổ chức, quy
trình cho hoạt ñộng này cũng như cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong công
tác quản trị rủi ro. ðiều này sẽ gây rủi ro tiềm ẩn khá lớn cho các CTCK.
- Rủi ro liên quan ñến ñạo ñức nghề nghiệp: Từ khi TTCK Việt Nam ra ñời vào năm
2000, hoạt ñộng kinh doanh chứng khoán ñã ñược coi là một nghề. Tuy nhiên, tính
chuyên nghiệp của người hành nghề lại là vấn ñề phải bàn, nhất là khi chúng ta ñã gia

nhập WTO- một sân chơi toàn cầu, nơi sàng lọc và tôn vinh tính chuyên nghiệp của
các thành viên tham gia. Từ năm 2006, với sự giúp ñỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam ñã xây dựng và ban hành Bộ quy
tắc ứng xử thường gọi theo chuẩn mực quốc tế là Quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp dành
cho người hành nghề chứng khoán. Bộ quy tắc này ñã ñược ñưa vào giảng dạy trong
các cơ sở ñào tạo ñể cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, cũng như một
số lớp học nâng cao kỹ năng cho các thành viên thị trường. Thời kỳ TTCK bùng nổ,
nhiều CTCK tập trung lo xử lý công việc kinh doanh hàng ngày nên thiếu quan tâm
ñến ñạo ñức nghề nghiệp của người hành nghề chứng khoán. Vì vậy, ñã xảy ra sự ñối
xử không công bằng với khách hàng, chèn lệnh mua bán cho cá nhân, cho người thân,
mua bán khống, lập chứng từ khống ñể mua bán… của nhân viên CTCK. Gần ñây, ñợt
kiểm tra của UBCKNN ñã phát hiện và cảnh cáo, kỷ luật khá nhiều nhân viên và
CTCK vì những sai phạm dạng này. ðây là một thực trạng ñáng báo ñộng trong hoạt
ñộng kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.
Bảng 14. Một số lỗi vi phạm của các CTCK
Ngày vi
phạm
Công ty vi phạm

Nội dung vi phạm
14/8/2007 TAS, ACBS Nhập lệnh mua và bán chứng chỉ PRUBF1 trong cùng phiên giao dịch.
28/6/2007 SSI Thông ñồng trong giao dịch CK nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.
28/6/07 VCBS
Vi phạm quy ñịnh về quy trình nhận lệnh khách hàng và quy ñịnh ưu tiên lệnh
khách hàng trước lệnh tự doanh.
25/2/2008 SBS
Tự ý dùng CK trong tài khoản của khách hàng ñể kinh doanh và ghi sai số tài
khoản của khách hàng.
21-24/03/08 VCBS Tự ý dùng CK trong tài khoản của khách hàng ñể kinh doanh.
27/2/08 VietSC, DNSC Hủy lệnh trong cùng ñợt khớp lệnh ñịnh kỳ

11/11/08
TM&CN Việt Nam
Hủy lệnh trong cùng ñợt khớp lệnh ñịnh kỳ
Nguồn: Hsx.vn

9

Vì gắn với ñồng tiền của nhà ñầu tư, sức khoẻ của các doanh nghiệp nên TTCK càng
phát triển, ñạo ñức của người hành nghề kinh doanh chứng khoán càng phải ñược coi
trọng. Nhiều CTCK lặng lẽ cho thôi việc những nhân viên vi phạm pháp luật, nhưng
sau ñó, những người này lại chuyển sang CTCK khác làm việc gây ra sự suy giảm
lòng tin của nhà ñầu tư.
- Rủi ro liên quan ñến công nghệ: Mặc dù nhiều CTCK ñã có sự ñầu tư công nghệ
thông tin nhưng hiệu quả ñạt ñược chưa mấy khả quan. Trong nền kinh tế phát triển và
ñặc biệt là trong bối cảnh hội nhập thì hầu hết các giao dịch ñều ñược thực hiện qua
mạng máy tính. Tuy nhiên, chi phí ñầu tư cho công nghệ rất tốn kém và an ninh mạng
ñiện tử chưa ñủ mạnh nên công nghệ của nhiều CTCK chưa ñược hoàn thiện và còn
nhiều lỗi hệ thống máy tính, phần mềm. Hệ thống nhận lệnh và hình thức nhận lệnh
của nhiều CTCK còn ít, nhiều CTCK chưa có hình thức nhận lệnh qua mạng internet,
truy vấn số dư tự ñộng Hơn thế, việc ñặt lệnh qua ñiện thoại hay Internet trở nên phổ
biến, nhưng nhiều CTCK sử dụng công cụ này nặng về hình thức, vì khi thị trường hơi
sôi ñộng là xuất hiện tình trạnh nghẽn mạng ở tổng ñài nhận lệnh mua bán qua ñiện
thoại hoặc mạng internet không truy cập ñược, ñã hạn chế cho các CTCK trong cung
cấp các dịch vụ ña dạng. Ngoài ra, do hệ thống công nghệ thông tin của TTCK Việt
Nam chưa ổn ñịnh, thống nhất nên nhiều CTCK gặp trở ngại trong việc hoạch ñịnh
chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Do ñó, cần có sự ổn ñịnh từ hệ thống của
TTCK Việt Nam các CTCK mới có thể hoạch ñịnh chiến lược phát triển bền vững cho
phát triển công nghệ thông tin của các CTCK.

-

Rủi ro liên quan ñến an ninh mạng: Năm 2007 có khoảng 33 triệu lượt máy tính bị
nhiễm virus, sang năm 2008, virus vẫn không có dấu hiệu giảm. Virus máy tính vẫn là
vấn ñề gây trở ngại nhiều nhất ñối với người sử dụng máy tính. Hiện, các hệ thống an
ninh mạng của cơ quan, doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng vẫn còn có nhiều
lỗ hổng. Sự liên kết giữa hacker và một số ñối tượng chơi chứng khoán nhằm trục lợi
bằng cách thay ñổi thông tin kết quả giao dịch, sửa chỉ số chứng khoán, ñưa các thông
tin thất thiệt về thị trường… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. ðiều này sẽ ảnh hưởng rất
lớn ñến quyền lợi của nhà ñầu tư và hoạt ñộng kinh doanh của CTCK.

2.3. Rủi ro ñối với hoạt ñộng của các trung gian tài chính trên thị trường bảo hiểm
Việc ñánh giá mức ñộ an toàn của TTBH Việt Nam có thể dựa trên hệ thống chỉ tiêu giám
sát tài chính (ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 153/Qð-BTC ngày 22/09/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính) và các tiêu chuẩn ñối chiếu, so sánh thích hợp. Các tiêu chuẩn có thể
xây dựng dựa trên số liệu thực tế của TTBH Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn quản lý thị
trường khác có ñiều chỉnh phù hợp hoặc các tiêu chuẩn ñược ñưa ra bởi các tổ chức xếp
hạng, ñánh giá tài chính chuyên nghiệp có phạm vi hoạt ñộng quốc tế như Standard &
Poor’s; A.M Best; Moody’s.



10

Bảng 15. Một số chỉ tiêu ñánh giá mức ñộ an toàn trên TTBH Việt Nam
Kết quả khảo sát
Chỉ tiêu
2006 2007
Tiêu chuẩn (tham khảo)
Tỷ lệ bồi thường 49% 54% 80%
Tỷ lệ chi phí 35% 44% 20%
Tỷ lệ kết hợp 84% 98% 95-105%

Lợi nhuận trên vốn (ROE) 7% 17% >5%
Tỷ lệ lãi ñầu tư 6% 7%
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu 14% 13%
Công nợ/TS có tính thanh khoản 88% 98% < 105%
Tỷ lệ giữ lại 66% 65% > 50%
Tỷ lệ dự phòng nghiệp vụ/Vốn 132% 158%
Tỷ lệ DP nghiệp vụ/Phí giữ lại 83% 83%
Tỷ lệ phí gộp / Vốn 243% 294% < 900
Tỷ lệ phí thuần / Vốn 159% 189% < 300
Tăng trưởng doanh thu gốc 13% 15% -33% < hoặc > 33%
Tăng trưởng phí giữ lại 23% 17% -33% < hoặc > 33%
Tăng trưởng lợi nhuận 5% 9%
Tăng trưởng vốn 12% 12% -10% < hoặc > 50%
Nguồn: “Báo cáo của Hợp phần 4: Kế toán- Bảo hiểm- ETV2”, Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật
Châu Âu cho Việt Nam (ETV2), 2007.
Số liệu từ Bảng 15 cho thấy, ña phần các chỉ tiêu các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam
ñến năm 2007 ñều chưa ñạt so chuẩn mực chung của quốc tế. ðiều này cũng có nghĩa rằng
các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam hoạt ñộng với mức ñộ an toàn không cao.
Trong giai ñoạn từ năm 2008 ñến nay, có thể nhận thấy một số nét nổi bật trong rủi ro của
các doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, rủi ro bảo hiểm (từ việc nhận bảo hiểm). Mức ñộ rủi ro này của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam là rất cao. Vì các lý do như tình trạng sử dụng các biện pháp
cạnh tranh không lành mạnh (hạ phí, giảm mức khấu trừ, mở rộng phạm vi bảo hiểm). Quy
trình, phương pháp xét nhận bảo hiểm không chuyên nghiệp, năng lực ñội ngũ chuyên viên
xét nhận bảo hiểm hạn chế, thụ ñộng trong tái bảo hiểm Theo số liệu công bố của Hiệp
hội bảo hiểm Việt Nam, trong bảo hiểm xe cơ giới- loại bảo hiểm có doanh thu phí lớn nhất
của TTBH phi nhân thọ, số tiền bồi thường chiếm 58% doanh thu phí bảo hiểm. Ước tính tỷ
lệ bồi thường tính theo số phí thực hưởng cho năm tài chính 2008 sẽ vượt xa mốc an toàn
tối ña 80%.
Thứ hai, về rủi ro tín dụng, theo nhiều ñánh giá, rủi ro này ở mức ñộ cao vì tình trạng

chiếm dụng phí bảo hiểm bởi ñại lý bảo hiểm, khách hàng nợ phí.
Thứ ba, rủi ro về tái bảo hiểm. Rủi ro phát sinh các hậu quả từ việc không có ñược chương
trình tái bảo hiểm phù hợp vẫn là ñáng kể vì những tác ñộng của các rủi ro khác như rủi ro
vận hành, rủi ro xét nhận bảo hiểm. Thực tế, sự thụ ñộng trong quan hệ tái bảo hiểm vẫn
phổ biến, thậm chí sau khi ñã ký kết hợp ñồng bảo hiểm rất lớn vượt xa năng lực bảo hiểm
của mình, doanh nghiệp bảo hiểm mới loay hoay tìm sự bảo vệ của các nhà nhận tái bảo
hiểm. Phải thu từ tái bảo hiểm cũng tiềm ẩn rủi ro cao khi quy ñịnh quản lý nhà nước chỉ ñặt
ra các yêu cầu về mức xếp hạng tín nhiệm ñối với nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Thông
tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính quy ñịnh “Doanh nghiệp ñứng
ñầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm

11

của mỗi hợp ñồng tái bảo hiểm phải ñược xếp hạng tối thiểu "BBB" theo Standard &
Poor's, “B
++
” theo A.M.Best, “Baa” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương ñương
tại năm tài chính gần nhất so với thời ñiểm giao kết hợp ñồng tái bảo hiểm”. Bản thân quy
ñịnh “kết quả xếp hạng tương ñương tại năm tài chính gần nhất so với thời ñiểm giao kết
hợp ñồng tái bảo hiểm” chưa thật sự hạn chế ñược loại rủi ro này ñối với những loại nghiệp
vụ bảo hiểm có trách nhiệm kéo dài.
Thứ tư, về rủi ro vận hành, mức ñộ rủi ro này ñối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam là là khá cao- xuất phát từ hạn chế về năng lực quản lý, các hệ thống, quy trình và hệ
thống kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Thứ năm, về rủi ro ñầu tư, khả năng gánh hậu quả của các rủi ro ñối với nhiều doanh
nghiệp là khá lớn vì sự hạn chế trong năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp trong
hoạt ñộng ñầu tư của bản thân một số doanh nghiệp. Mặt khác, rủi ro còn liên quan ñến sự
phát triển chưa ổn ñịnh của các yếu tố thị trường, môi trường ñầu tư, môi trường pháp lý.
Chẳng hạn, Nghị ñịnh 46/2007/Nð-CP mới chỉ quy ñịnh những hạn chế về tỷ lệ vốn ñầu tư
tối ña ñối với từng danh mục mà chưa có các quy ñịnh khống chế tỷ lệ ñầu tư cụ thể ñối với

từng loại tài sản ñầu tư như tỷ lệ hay mức ñầu tư cổ phiếu không bảo lãnh tại một doanh
nghiệp, ñối với mỗi lần phát hành, ñối với mỗi loại, hoặc tỷ lệ hay mức cho vay tối ña ñối
với một khách hàng, Thậm chí ñối với bảo hiểm nhân thọ, tỷ lệ ñầu tư vào cổ phiếu, trái
phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh ñược phép tới 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp
vụ, trong khi tính thanh khoản của cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp còn thấp, mức thay ñổi
giá cả lớn. Nghị ñịnh 46/2007/Nð-CP cũng chưa có các quy ñịnh phân biệt giữa trái phiếu,
cổ phiếu doanh nghiệp ñược niêm yết, mua bán trên TTCK và trái phiếu, cổ phiếu doanh
nghiệp mua bán trên thị trường không chính thức. Nếu như việc quy ñịnh chặt chẽ các tỷ lệ
vốn ñầu tư một cách hợp lý hơn thì sẽ có thể phát huy tác dụng giảm bớt loại rủi ro này tốt
hơn cho các công ty bảo hiểm.
Thứ sáu, về rủi ro thanh khoản, các doanh nghiệp bảo hiểm bị chi phối bởi rủi ro ñầu tư nói
trên và sự phát triển chưa ổn ñịnh của các yếu tố thị trường liên quan nên vẫn là mối nguy
hiểm lớn ñối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cho dù khoản mục tiền gửi ngân
hàng ñang chiếm tỷ trọng ñáng kể trong cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp.
Thứ bảy, về rủi ro không tương xứng giữa Nợ phải trả và Tài sản liên quan chặt chẽ với các
rủi ro ñầu tư, rủi ro về tính thanh khoản. Mặt khác, vấn ñề quản lý tài sản/nợ vẫn là vấn ñề
rất mới ở Việt Nam. Mức ñộ rủi ro này vì thế có thể ñánh giá là rất cao.
Thứ tám, rủi ro về chi phí, rủi ro hủy bỏ hợp ñồng bảo hiểm. Rủi ro này có thể ở mức ñộ
tương ñối, chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí giành dịch vụ bảo hiểm và rủi ro hủy bỏ
hợp ñồng bảo hiểm. Mức ñộ rủi ro hủy bỏ hợp ñồng bảo hiểm là ñáng kể, nhất là trong bảo
hiểm nhân thọ. Vì bị chi phối bởi mức ñộ cao của các loại rủi ro nội tại khác như rủi ro chấp
nhận bảo hiểm, rủi ro vận hành và rủi ro hệ thống như rủi ro lạm phát, biến ñộng lãi suất.
Theo số liệu của bản tin “Số liệu thị trường bảo hiểm năm 2008” của Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam thì tổng số hợp ñồng bảo hiểm khai thác mới trong năm là 552.304; tổng số hợp

12

ñồng bảo hiểm hủy bỏ trước hạn trong năm là 508.652 tăng 26,78% so với năm 2007; số
lượng hợp ñồng bị hủy bỏ năm thứ nhất là 99.998 tăng 8,83% so với năm 2007.
Thứ chín, rủi ro về lập dự phòng. ðây là loại rủi ro cần có sự ñặc biệt chú ý vì có thể phát

sinh từ các hạn chế nội tại của các doanh nghiệp- năng lực ñội ngũ chuyên viên tính toán, hệ
thống công nghệ thông tin, thậm chí tư duy kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp bảo
hiểm và khiếm khuyết của các quy ñịnh quản lý liên quan. Các doanh nghiệp bảo hiểm ở
Việt Nam hiện nay ñược lựa chọn một trong những phương pháp trích lập dự phòng nghiệp
vụ ñã ñược hướng dẫn trong Thông tư 156/2007/TT-BTC (20/12/2007). Tuy nhiên những
phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ mà Thông tư 156/2007/TT-BTC ñưa ra vẫn còn
nhiều hạn chế. Các phương pháp trích lập dự phòng bồi thường ñược tính toán dựa trên
những số liệu trong quá khứ, ñiều này ñã làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khó áp dụng
ngay ñược, vì hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm ñều mới ñi vào hoạt ñộng và chưa chú
trọng tới công tác thống kê. Hơn nữa, phần dự phòng bồi thường ñược trích lập theo các
phương pháp hướng dẫn mới chỉ là dự phòng bồi thường thuần, nghĩa là dự phòng ñủ ñể
thanh toán cho những tổn thất ñã xảy ra trong năm tài chính nhưng ñến cuối năm tài chính
chưa ñược giải quyết, chứ chưa tính ñến chi phí quản lý ñối với các tổn thất ñó. Về phương
diện kỹ thuật, ñiều này ñã làm cho quy mô dự phòng bồi thường bị thiếu hụt. Nghị ñịnh
46/2007/Nð-CP (27/03/2007) quy ñịnh: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập
dự phòng dao ñộng lớn từ phí bảo hiểm giữ lại. ðiều này là không phù hợp với bản chất của
dự phòng dao ñộng lớn. Trong hướng dẫn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ còn
nhiều ñiểm thiếu sót, không rõ ràng, dẫn ñến những cách hiểu khác nhau, những quan ñiểm
không thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ
quan chức năng. Chính ñiều này ñã làm cho việc trích lập dự phòng nghiệp vụ giữa các
doanh nghiệp bảo hiểm còn tuỳ tiện, theo ý muốn của doanh nghiệp và chưa thống nhất.
Cùng những cơ sở số liệu tương tự nhau, song số dự phòng nghiệp vụ ñược trích lập ở các
doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau lại quá khác biệt nhau.
Bảng 16. Tương quan giữa phí bảo hiểm giữ lại và dự phòng nghiệp vụ trích trong năm 2007 của một
số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
ðơn vị: tỷ VND
Doanh nghiệp Phí giữ lại Dự phòng phí Dự phòng bồi thường
Dự phòng
dao ñộng lớn
Tổng số

1 2 3 4 5 6=3+4+5
QBE
39,0 9,9 3,3 1,2 14,4
Bảo Long
156,6 12 1,7 0,8 14,5
Bảo Việt
1897 104 40,8 65,4 210,2
PJICO
722,2 109,1 11,9 0,7 121,7
PTI
236,6 5,1 21,3 11,8 38,2
PVI
531,6 89,6 2,5 26,6 118,7
GIC
56,6 27,2 1,2 0,57 28,9
BIC
83 35,2 17,6 0,83 53,63
AAA
111,9 82,3 3,9 7,8 94
Viễn ðông
138,1 30,6 7 3,9 41,5
Nguồn: Bộ Tài chính.
Bảng 16 cho thấy: Dự phòng phí ñược trích lập trực tiếp từ phí bảo hiểm giữ lại song các

13

doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như Bảo Việt, PJICO mặc dù có phí bảo hiểm giữ lại
rất khác biệt nhau (1.897 tỷ VND và 722 tỷ VND) nhưng vẫn có số dự phòng phí trích lập
gần bằng nhau (104 tỷ VND và 109 tỷ VND). Khác với dự phòng phí, dự phòng dao ñộng
lớn ñược các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trích lập hàng năm dựa trên phí giữ lại và

ñược cộng dồn lại. Song ñiều rất khó lý giải là tỷ lệ trích lập của các công ty lại có sự chênh
lệch ñáng kể: PVI phí giữ lại chỉ là 531,6 tỷ VND nhưng ñã trích lập dự phòng dao ñộng
lớn tới 26,6 tỷ VND, trong khi ñó PJICO phí giữ lại 722 tỷ VND lại chỉ trích 0,7 tỷ VND,
Công ty Bảo Long có phí giữ lại là 156,6 tỷ, lập dự phòng dao ñộng lớn là 0,8 tỷ VND.
Liệu có phải doanh nghiệp bảo hiểm ñã sử dụng việc trích lập dự phòng nghiệp vụ như
chiếc “van ñiều chỉnh” kết quả hoạt ñộng kinh doanh của mình?
2.4. Một số nhận xét về rủi ro và quản lý rủi ro của hệ thống trung gian tài chính Việt
Nam
Thứ nhất, xuất hiện rủi ro mang tính hệ thống từ sự liên thông giữa các bộ phận của thị
trường tài chính, từ ñó gây ảnh hưởng tới nền kinh tế thực tương tự như mô hình “cạn kiệt
nội sinh” của Mishkin mà chúng tôi ñã ñề cập. Có thể thấy, sức hấp dẫn mạnh mẽ của thị
trường Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO ñã thu hút các luồng vốn ñổ vào hệ
thống tài chính khiến Việt Nam liên tục ñạt mức thặng dư vốn cao trong vài năm trở lại ñây.
Năm 2007, mặc dù mức thâm hụt vãng lai là khá lớn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn thu
hút ñược lượng ngoại tệ ròng lên ñến 9 tỷ USD, vào khoảng 13- 14% GDP. Khi luồng vốn
quốc tế ồ ạt ñổ vào dẫn ñến một vài hệ quả không mong muốn như ñầu tư thái quá và dư
thừa năng lực sản xuất; chênh lệch tiền tệ trong bảng tổng kết tài sản, giá tài sản tài chính và
chỉ số chứng khoán tăng ảo; tăng trưởng tín dụng lớn hơn rất nhiều lần tăng

trưởng GDP;
khả năng sinh lời của vốn giảm trong khu vực thực.
Những ảnh hưởng tiêu cực bắt ñầu thể hiện rõ nét trong năm 2008. Hiệu ứng ñầu tư quá
mức có tác ñộng mạnh ñến một số lĩnh vực (ñặc biệt là bất ñộng sản và xây dựng) và tăng
trưởng GDP bị chậm lại. Chất lượng các khoản tín dụng của các ngân hàng cũng ñã bị suy
giảm. Sự nguy hiểm ở ñây cũng ñược thể hiện qua sự liên thông giữa luồng vốn từ ngân
hàng với TTCK và thị trường CTTC. Tại TTCK, trong giai ñoạn phát triển nóng của VN-
Index, hoạt ñộng tài chính của các ngân hàng Việt Nam ñã góp phần không nhỏ vào sự gia
tăng của các chỉ số chứng khoán. Các danh mục ñầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn
trong các bảng tài sản dường như chủ yếu tập trung tại các NHTMCP nhỏ, trong khi ñó các
NHTMNN nhìn chung ñều cho vay ñầu tư chứng khoán ở mức thấp hơn nhiều so với mức

trần 3%. Tại thị trường CTTC, sự nguy hiểm thể hiện qua tính liên thông vốn từ ngân hàng
mẹ ñến các công ty CTTC trực thuộc mà ở ñó chất lượng tín dụng ñược ñánh giá là khá yếu
(Biểu ñồ 5) .
Những nghiên cứu thực tiễn cho thấy, chưa thực sự xảy ra rủi ro bắt nguồn từ sự liên thông
giữa các trung gian tài chính, ñặc biệt là sự liên thông về rủi ro thanh khoản giữa các
NHTM với nhau. Bên cạnh ñó, sự liên thông giữa hoạt ñộng ngân hàng với hoạt ñộng bảo
hiểm (tương tự cuộc khủng hoảng tại Mỹ) cũng chưa thực sự rõ ràng. Những rủi ro phần

14

lớn bắt nguồn từ nội tại của các trung gian tài chính. Tuy nhiên, ñã bắt ñầu xuất hiện những
rủi ro của sự liên thông giữa các NHTM với các công ty chứng khoán. ðiều này sẽ trở nên
nguy hiểm khi thị trường tài chính Việt Nam ñược phát triển ñầy ñủ các sản phẩm tài chính
mới như: ABS (Asset Backed Security- chứng khoán có bảo ñảm bằng tài sản tài chính),
MBB (Morgage Back Bond), MBS (Mortgage Backed Security- chứng khoán có bảo ñảm
bằng thế chấp), CMO (Collateralized Mortgage Obligation), CDS (Credit Default Swap) và
các sản phẩm tài chính phái sinh mới khác.
Thứ hai, khả năng ñối phó với rủi ro của các trung gian tài chính Việt Nam còn
nhiều hạn chế
- Như phân tích, trong giai ñoạn 2006 ñến nay, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có
nhiều biến ñộng. Sự sụt giảm tốc ñộ tăng trưởng GDP, biến ñộng lãi suất, lạm phát gia
tăng là những minh chứng cho rủi ro hệ thống. ðáng chú ý là những rủi ro hệ thống
này ñã làm bộc lộ rõ những yếu kém của các trung gian tài chính Việt Nam trong việc
dự báo và ñưa ra các chiến lược ứng phó trước những biến ñổi của môi trường kinh
doanh. Những biến ñộng của nền kinh tế ñã tác ñộng tới tất cả các trung gian tài chính
tại Việt Nam, từ các NHTM, công ty CTTC, công ty chứng khoán, quỹ ñầu tư ñến các
công ty bảo hiểm.
- Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng quá nhanh không tương xứng với năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của các NHTM và công ty CTTC.
- Năng lực quản trị rủi ro thanh khoản của hầu hết các NHTM cùng với tình trạng ñôla hóa

làm xuất hiện những khả năng Việt Nam phải hứng chịu các “cú sốc ngoại sinh”. Trên thực
tế, các nhà ñầu tư quốc tế mất lòng tin trước tình trạng hệ số nợ/thu nhập tăng cao. Trong
giai ñoạn 2008- 2009, ñã xuất hiện tình trạng nhà ñầu tư rút vốn làm cho giá tài sản giảm và
ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng trong ñảm bảo khả năng thanh khoản, trong ñó có
khả năng thanh khoản ngoại tệ. Hơn thế, tình trạng ñôla hóa cao của Việt Nam có thể làm
tăng mức ñộ trầm trọng khi xảy ra các “cú sốc ngoại sinh”. Theo một số nghiên cứu của
World Bank, sẽ có sự mất cân ñối về kỳ hạn khá lớn giữa các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ
(thường tương ñối ngắn hạn) và các khoản cho vay bằng ngoại tệ (có thể có thời hạn rất dài,
từ 12 ñến 15 năm). Như vậy, hệ thống tài chính Việt Nam sẽ phải ñối mặt với nguy cơ
thanh khoản bằng ngoại tệ khá cao. Trong mọi hệ thống tài chính bị ñô la hóa, khả năng của
ngân hàng trung ương (NHTW) trong việc ñiều tiết nguy cơ thanh khoản bằng ngoại tệ luôn
ñược nhấn mạnh. Nếu NHTW gặp khó khăn trong hỗ trợ tình hình căng thẳng của các
khoản nợ ñô la hóa tại các NHTM thì hệ quả là khi tiền gửi bằng ñô la bị rút ra ồ ạt, việc
ñiều chỉnh thường ñược tiến hành bằng cách phá giá ñồng nội tệ và ñiều này có thể gây ra
nhiều hậu quả rất lớn khi nền kinh tế tích tụ nhiều rủi ro hối ñoái.
- Các trung gian tài chính còn quá ít kinh nghiệm trong quản trị rủi ro hoạt ñộng nội tại của
chính mình. Thể hiện rõ nét nhất là trong hoạt ñộng của các công ty bảo hiểm (với cả

9 loại
rủi ro ñặc thù ngành bảo hiểm), các công ty chứng khoán (với 7 loại rủi ro ñặc thù ngành
chứng khoán) và các công ty cho thuê tài chính.

15

Thứ ba
,

thiếu một ñội ngũ nhân lực chất lượng cao cho hoạt ñộng ñiều hành kinh
doanh và quản lý rủi ro.


Trong một số ngành, như chứng khoán

và bảo hiểm,
t
rình ñộ
quản lý, ñặc biệt là quản lý rủi ro, của một số công ty còn nhiều bất cập. ðội ngũ cán
bộ tuy có trình ñộ và ñược ñào tạo bài bản song kinh nghiệm thực tế, cọ sát thị trường
chưa nhiều nên xử lý nghiệp vụ chưa linh hoạt. Cán bộ giỏi ñể thực hiện các hoạt ñộng
quản lý công ty còn hạn chế. Chẳng hạn, so với các ñối thủ nước ngoài thì trình ñộ kỹ
thuật nghiệp vụ của các CTCK nói chung còn non kém, tụt hậu. Công tác nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới chỉ dừng lại ở sáng kiến, kinh doanh tự phát phục vụ nhu
cầu trước mắt, ít ñầu tư chiều sâu.

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Các kiến nghị hạn chế rủi ro xuất phát từ “cạn kiệt nội sinh”
ðể hạn chế các rủi ro xuất phát từ “cạn kiệt nội sinh”, hệ thống tài chính Việt Nam cần thực
hiện ñồng bộ các giải pháp sau ñây:
Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của hệ thống các trung gian tài chính: Từ các
NHTM, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, các công ty CTTC, các công ty chứng
khoán, quỹ ñầu tư, công ty quản lý quỹ tới các công ty bảo hiểm ñều cần ñảm bảo lộ trình
phù hợp trong nâng cao năng lực quản trị rủi ro cũng như sức mạnh nội tại của tổ chức. ðặc
biệt ñáng chú ý là nâng cao năng lực quản trị rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản. Riêng với
NHTM, cần nhấn mạnh trọng tâm quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ hai, xây dựng mô hình giám sát tài chính hiệu quả: Xây dựng hệ thống giám sát tài
chính ñảm bảo mục tiêu thị trường tài chính hiệu quả, ổn ñịnh, có khả năng cạnh tranh và có
khả năng phát hiện sớm các rủi ro tại các trung gian tài chính cũng như cảnh báo sớm các
rủi ro hệ thống và mức ñộ biến ñộng của kinh tế vĩ mô trong mối quan hệ của luồng vốn
quốc tế. Theo quan ñiểm của chúng tôi, với thực trạng rủi ro của các trung gian tài chính
Việt Nam, mô hình hệ thống giám sát tài chính phù hợp có thể tham khảo nghiên cứu của
PGS. TS Tô Ngọc Hưng và nhóm nghiên cứu “ðề tài KX/01-19/06-10: Hệ thống giám

sát tài chính Qu
ốc gia
”. Theo ñó, Việt Nam có thể xây dựng hệ thống luật giám sát
theo chức năng và bổ sung quyền giám sát hợp nhất cho Ủy ban Giám sát tài chính
ñồng thời với tổ chức hệ thống giám sát theo ngành dọc với vai trò chỉ ñạo của Ủy ban
Giám sát trực thuộc Chính phủ. Với mô hình này, những công việc cụ thể cần thực
hiện gồm:
- Vẫn giữ nguyên mô hình giám sát hiện hành nhưng thay ñổi cơ chế giám sát theo
chức năng ñể ñảm bảo mỗi tổ chức giám sát chuyên ngành có thể giám sát hoạt ñộng
chuyên ngành không phân biệt nó ñược thực hiện bởi loại hình trung gian tài chính
nào. Trước mắt mô hình này không dẫn tới thay ñổi lớn vì ngân hàng chiếm tỷ trọng
lớn trong hệ thống tài chính.
- Hoàn thiện bộ luật theo hướng giám sát chức năng.

16

- Bổ sung chức năng cho Ủy ban Giám sát tài chính gồm: (i)
Chức năng làm ñầu
mối xây dựng Bộ luật giám sát và giám sát hợp nhất, Luật bảo vệ người tiêu dùng các
sản phẩm tài chính; (ii) Chức năng giám sát hợp nhất.
- Xây dựng cơ chế vận hành của hệ thống giám sát với vai trò chủ ñạo của Ủy ban
Giám sát theo ngành dọc. Theo hướng này, mỗi cơ quan giám sát chuyên ngành sẽ làm
việc trong mối quan hệ với các bộ chức năng ñồng thời trong mối quan hệ với Ủy ban
Giám sát như là cơ quan cấp trên, chỉ ñạo về chính sách, mục tiêu và ñối tượng giám
sát.
Thứ ba, quản lý hiệu quả sự phát triển của các sản phẩm tài chính mới và các luồng vốn
quốc tế: Việc quản lý hiệu quả sự phát triển các sản phẩm tài chính mới cũng như các luồng
vốn quốc tế cần ñược thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). ðây thực sự
là một thách thức ñối với không chỉ NHNN mà còn là của khối NHTW Asean. Theo ñó,
NHNN cần xây dựng ñề án thiết lập hệ thống quản lý các sản phẩm tài chính mới và các

luồng vốn quốc tế. Vấn ñề ñặc biệt cần lưu ý là việc quản lý các sản phẩm tài chính liên
quan ñến sự “liên kết” giữa hoạt ñộng ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm như: CDO,
CMO, ABS và CDS. Bên cạnh ñó, quản lý các luồn vốn quốc tế cần lưu ý sự nguy hiểm bắt
nguồn từ hoạt ñộng của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như những luồng vốn
ñầu tư gián tiếp qua TTCK.
3.2. Các kiến nghị hạn chế rủi ro xuất phát từ “cú sốc ngoại sinh”
Một là, hạn chế tình trạng ñôla hóa. Những “cú sốc ngoại sinh” luôn liên quan ñến sự
phức tạp của dòng lưu chuyển vốn. Tại một quốc gia có tình trạng ñôla hóa, những “cú sốc
ngoại sinh” càng dễ có cơ hội xảy ra. Thông thường, mức ñộ ñô la hóa thường ñược ño
lường bằng tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một nước mới nổi có thị
trường tài chính chưa phát triển, lượng ñô la nắm giữ ngoài hệ thống ngân hàng là rất lớn.
Tình trạng ñôla hóa dẫn ñến những rủi ro thanh khoản tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng khi
có những ñợt rút vốn bất thường của các nhà ñầu tư nước ngoài. Chính vì thế, ñể hạn chế
nguy cơ xảy ra rủi ro bắt nguồn từ các “cú sốc ngoại sinh”, cần giảm bớt tình trạng ñô la hóa
bằng các giải pháp sau:
(1) Tạo môi trường ñầu tư trong nước có khả năng hấp thụ ñược số vốn ngoại tệ hiện có
trong dân và thu hút ñược từ nước ngoài, vì thực tế cho thấy việc hấp thụ kém các nguồn
vốn này là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tình trạng ñô la hoá:
+ Thúc ñẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các
thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân
hàng.
+ Phát triển các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, ña dạng hoá các danh mục ñầu tư
trong nước; thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế bằng việc
mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước, huy ñộng vốn ngoại tệ ở trong dân.
(2) Thay cho việc chỉ gắn với ñồng USD như trước ñây, tỷ giá ngang giá nên gắn với một
"rổ" tiền tệ (bao gồm một số ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và một số ñồng

17

tiền của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc ), các ñồng tiền này tham gia

vào "rổ" tiền tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và ñầu tư với Việt Nam. Việc xác ñịnh tỷ
giá như trên nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của VND vào USD và phản ánh xác thực hơn quan
hệ cung cầu trên thị trường trên cơ sở có tính ñến xu hướng biến ñộng các ñồng tiền của các
nước bạn hàng lớn.
(3) Các ngân hàng chỉ ñược phép cho vay USD ñối với những ñối tượng có doanh thu trực
tiếp và có khả năng trả nợ bằng USD. Còn tất cả các doanh nghiệp trong nước khác vay các
NHTM trong nước ñều thực hiện bằng ñồng bản tệ, khi cần ngoại tệ ñể thanh toán với quốc
tế thì mua ngoại tệ tại thị trường hối ñoái ñể mở LC thanh toán.
Giảm mức ñộ ñô la hóa là việc cần thiết nhưng phải lưu ý xử lý mặt trái vấn ñề. Rủi ro lớn
có thể xảy ra là khi chống ñô la hóa, hệ thống thanh toán chỉ cho phép dùng ñồng nội tệ và
phải thu gom USD về. Trong quá trình chuyển hóa USD sang VND, xử lý không khéo sẽ
tạo áp lực tăng tiền mặt và lập tức gây lạm phát tiền tệ. ðây là bài học ñã gặp phải năm
2007 khi ta nhập về hơn 9 tỉ USD.
Hai là, xây dựng giải pháp phù hợp cho tự do hóa tài chính: Các “cú sốc ngoại sinh”
thường bắt nguồn từ sự nhạy cảm trong kỳ vọng của các nhà ñầu tư quốc tế và sẽ khó
quản lý hơn khi một quốc gia thực hiện tự do hóa tài chính. Vấn ñề ñặt ra là tự do hóa
tài chính là xu thế tất yếu của các quốc gia trong ñó có Việt Nam. Tự do hóa tài chính
ñược hiểu là quá trình nới lỏng những hạn chế về các quyền tham gia, cũng như tiếp
cận dịch vụ trên TTTC cho các bên kiếm tìm lợi ích trong phạm vi kiểm soát ñược của
Pháp Luật. Tự do hóa tài chính do ñó trước hết luôn gắn chặt với năng lực minh bạch
và khả năng kiểm soát lưu thông tiền tệ, khả năng thanh tra giám sát các dòng chu
chuyển vốn trong nền kinh tế cũng như chu chuyển vốn giữa trong nước với nước
ngoài của NHTW ñể thúc ñẩy nền kinh tế nói chung, các chủ thể kinh tế nói riêng
ngày càng phát triển một cách vững chắc. ðiều ñó cũng có nghĩa: không thể có cái gọi
là tài chính tự do hoàn toàn ở bất kỳ quốc gia hay tổ chức kinh tế quốc tế nào. Trong
xu thế tự do hóa tài chính ñồng thời tránh tối ña “những cú sốc ngoại sinh”, Việt Nam
cần chủ ñộng thực hiện các giải pháp sau:
(1) Minh bạch hoá mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa
(CSTK), làm cho cả 2 chính sách này ngày càng lành mạnh bằng cách trao nhiều
quyền lực cho NHTW trong việc hoạch ñịnh và thực thi CSTT. NHTW phải ñủ sức và

ñủ công cụ ñể bảo ñảm ổn ñịnh sức mua của VND, ñủ sức kiểm soát và làm chủ các
nghiệp vụ chính của NHTW như ñiều hành thị trường tiền tệ; ñiều hành và kiểm soát
toàn bộ hệ thống thanh toán quốc gia; ñảm bảo trên ñất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt
Nam và nhanh chóng thực hiện lộ trình tự do chuyển ñổi cho VND; ñổi mới cơ chế và
quyền lực trong hoạt ñộng thanh tra- giám sát hoạt ñộng ngân hàng của mọi loại ñịnh
chế tài chính
(2) Mọi hoạt ñộng có tính chất ñầu tư của khu vực tài chính công phải thực hiện thống
nhất theo cơ chế thị trường, ñều phải bị ñiều chỉnh thống nhất bởi Luật chuyên ngành

18

về Ngân hàng. Hạn chế dần và có kỷ cương minh bạch, công khai về các hoạt ñộng tín
dụng chính sách ñối với khu vực thuộc ñối tượng chính sách ưu ñãi của Nhà nước;
thống nhất một mạng thanh toán quốc gia ñối với mọi pháp nhân có quan hệ thanh
toán với ngân hàng, kể cả khu vực ngân sách Nhà nước và khu vực tài chính Nhà nước
ngoài ngân sách Nhà nước.
(3) Cần phải ñứng trên lợi ích của Nhà nước ñể dẫn dắt thị trường bằng cách có chính
sách “dãn” rộng hơn khoảng cách giữa các lần cổ phần hoá từng NHTMNN hay từng
doanh nghiệp Nhà nước, nếu không, một bộ phận tài sản của Nhà nước sẽ có xu hướng
rơi vào tay cá nhân các nhà ñầu cơ.
(4) ðào tạo và từng bước phổ cập kiến thức phổ thông về cung ứng và “mua” các dịch
vụ tiện ích từ ngân hàng. Mở rộng việc chuyển quan hệ tín dụng trực tiếp giữa cá nhân
với ngân hàng sang quan hệ tín dụng gián tiếp thông qua các công ty, nhà máy chế
biến, tập ñoàn công nghiệp, tập ñoàn thương mại ñồng thời có chính sách khuyến
khích phát triển mạnh mẽ việc mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng của cả pháp
nhân và thể nhân ñể cùng với các giải pháp công nghệ nhanh chóng nhất thể hóa thẻ
thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam
Như vậy, mức ñộ tự do hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản trị, công nghệ, kiểm
soát rủi ro và tính minh bạch trong các quan hệ theo Luật pháp liên quan ở trong nước
và thông lệ quốc tế từng thời kỳ phát triển. Mặt khác, tự do hoá tài chính cũng là một

xu thế khách quan không thể nhẫn nại “ngồi chờ” sự hoàn thiện năng lực và môi
trường luật pháp của từng quốc gia. Vì vậy, nhất thiết Việt Nam phải chủ ñộng và tích
cực tiếp cận với tự do hoá tài chính bằng một thái ñộ kiên quyết và cẩn trọng cần thiết
nhất có thể ñược.

Tài liệu tham khảo:
- PGS., TS. Tô Ngọc Hưng, Hệ thống giám sát tài chính quốc gia- Các bài học kinh nghiệm và
khuyến nghị, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hội nhập tài chính quốc tế và những vấn ñề ñặt ra
cho hệ thống giám sát tài chính Việt Nam”, NXB Thống kê, 2009.
- ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Thực trạng hoạt ñộng giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ñối với Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng số 21+22/2009.
- PGS., TS. Tô Kim Ngọc, Một số kiến nghị về mô hình Giám sát tài chính quốc gia ở Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hội nhập tài chính quốc tế và những vấn ñề ñặt ra cho hệ
thống giám sát tài chính Việt Nam”, NXB Thống kê, 2009.
- Các báo cáo thường niên của NHNN và các NHTM.

×