Phần một
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hiện nay, chất lượng giáo dục đang ngày càng được coi trọng, đặc
biệt là tại các trường đại học và cao đẳng. Sinh viên tại các trường hiện nay không chỉ
đơn thuần là những người theo học mà còn được xem là khách hàng của các trường.
Tại Hà Nội, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB) đã tổ chức hội thào “Đổi mới cơ
chế tài chính cho giáo dục – các vấn đề liện quan trong khu vực châu Á”. Tại buổi hội
thảo đó, đại diện WB, ông Eduardo Velez nhấn mạnh, tài chính cho giáo dục là vấn đề
nhiều nước trong khu vực quan tâm và cũng khuyến nghị “đầu tư cho giáo dục phải
được coi trọng như là một ngành hàng hóa đặc biệt”. Dĩ nhiên, khách hàng của ngành
kinh doanh đó chính là học sinh và sinh viên tại các trường hiện nay. Hiện nay, học
sinh và sinh viên không chỉ có nhu cầu đối với việc giảng dạy mà còn cần sự hỗ trợ
khác từ phía nhà trường đề công việc học tập được tốt hơn. Vì thế để thu hút sinh viên
vào trường mình, các trường đại học cần phải có các hoạt động thu hút sinh viên và hỗ
trợ sinh viên. Khi mà ở các trường đại học và cao đẳng, phần lớn kinh phí hoạt động
của trường đều dựa vào học phí của sinh viên trong trường. Hơn nữa, chất lượng và uy
tín của trường đều được đánh giá dựa trên khả năng và trình độ của sinh viên trường
đó. Do vậy, việc đưa ra các dịch vụ hỗ trợ sinh viên là rất cần thiết.
Trong các Dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học nói chung và trường
Đại học Kinh tế Huế nói riêng thì Dịch vụ thư viện là Dịch vụ có sự ảnh hưởng trực
tiếp đến việc học của sinh viên tại trường. Dịch vụ thư viện có tác động rất tích cực
đến hiệu quả học tập của sinh viên, sinh viên bổ sung được rất nhiều kiến thức liên
quan đến môn học và có thể học tập tại thư viện trường. Trong Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho
phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể
trường đại học, thư viện là một trong những cơ sở vật chất bắt buộc đối với các trường
Đại học (Điểu 6, khoản 1, điểm d). Qua đó, một điều dễ nhận thấy đó là Thư viện là rất
quan trọng đối với sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên tại Trường Đại
học Kinh tế nói riêng.
1
Hàng năm, nhà trường đều đầu tư thêm để nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của sinh viên. Nhu cầu của sinh viên thì đa dạng ,trong khi đó nhà trường không
thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mỗi sinh viên. Với nguồn lực có hạn, nhà
trường chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu chung nhất của sinh viên và thỏa mãn đa số
sinh viên trong trường. Do đó, việc hiểu rõ các nhu cầu của sinh viên đối với nhu cầu
của sinh viên là rất quan trọng – đó là cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư mang lại
hiệu quả cao nhất cho đại đa số sinh viên trong trường.
Với tầm quan trọng của việc tìm hiểu các nhu cầu của sinh viên trong trường, cũng
như sự đa dạng về nhu cầu đối với Dịch vụ thư viện của mỗi học sinh trong trường,
nhà trường cần có sự đánh giá về nhu cầu của sinh viên bằng các cuộc nghiên cứu. Các
cuộc nghiên cứu sẽ đưa ra được các kết luận khách quan liên quan đến nhu cầu của
sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành với mục đích
đó. Và việc tiến hành các cuộc nghiên cứu là cần thiết để có được định hướng lâu dài
cho việc đầu tư cải thiện Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế. Sau một
thời gian chú trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, nhà trường nên quan tâm hơn đến các
Dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên. Từ cuộc nghiên cứu, nhà trường sẽ có được các kết luận
làm cơ sở cho việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về Dịch vụ thư viện của sinh
viên với hiệu quả cao nhất.
Dịch vụ thư viện đối với các sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ càng
thêm quan trọng khi mà việc học chủ yếu phải dựa vào sự tìm tòi và khám phá của
sinh viên. Vì vậy mà để học tốt sinh viên phải tìm kiếm và đọc nhiều sách tham khảo.
Cũng vì lý do này nên nhóm nghiên cứu tập trung vào nhu cầu của các sinh viên đang
được đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Kinh tế Huế. Tuy nhiên, đây là một
tổng thể lớn bao gồm rất nhiều sinh viên. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên
nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào sinh viên khóa 42 tại trường. Đây là khóa đầu tiên
được đào tạo theo học chế tín chỉ. Kết quả của cuộc nghiên cứu không thể suy rộng
cho tổng thể sinh viên trong trường Đại học Kinh tế Huế nhưng sẽ tạo cơ sở cho các
nghiên cứu sau này.
Với những lý do trên và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu nhóm chúng tôi đã
chọn đề tài: NGHIÊN CỨU NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ THƯ VIỆN SINH VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ.
2
1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu
các đặc điềm về nhu cầu đối với Dịch vụ thư viện của sinh viên trường Đại học Kinh
tế Huế. Từ cuộc nghiên cứu sẽ rút ra đươc các nhu cầu chung nhất và cấp thiết nhất
của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Và dựa trên những kết quả đó, đưa ra một
số kiến nghị và giải pháp nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó.
Câu hỏi nghiên cứu.
− Sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế có những nhu cầu nào đối với Dịch
vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế?
Mục tiêu nghiên cứu.
− Tình hình về nhu cầu sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học
Kinh tế Huế.
− Khảo sát nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại trường Đại học
Kinh tế Huế:
+ Các nhu cầu nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có.
+ Các nhu cầu mở rộng thêm các dịch vụ mới.
− Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại
trường Đại học Kinh tế Huế.
− Các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại
trường đại học Kinh tế Huế.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các nhu cầu về
Dịch vụ thư viện của đối tượng sinh viên của trường Đại học Kinh tế Huế.Về tổng
thể nghiên cứu, do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành
nghiên cứu tổng thể sinh viên khóa 42 và khóa 43 trường Đại học Kinh tế Huế.
Trong thời gian tiến hành điều tra ở trường nhóm nghiên cứu đã không thể khảo sát
được các sinh viên khóa 41 và khóa 44. Khóa 41 thì được nghỉ học ở trường còn
khóa 44 thì đi học quân sự. Vì thế mà đối tượng nghiên cứu là sinh viên các khóa 42
và 43 tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế. Với lý do là không điều tra hết toàn
bộ các sinh viên trong tổng thể nghiên cứu, nhóm chúng tôi sẽ điều tra trên tổng thể
mẫu đã lựa chọn ngẫu nhiên và kết luận cho tổng thể nghiên cứu là sinh viên khóa 42
và khóa 43 trường Đại học Kinh tế Huế. Mức độ suy rộng các kết luận cho sinh viên
trong trường là không cao.
3
Thời gian nghiên cứu, nghiên cứu được tiến hành tại trường trong khoảng thời
gian từ tháng 11 đến giữa tháng 12.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu lựa chọn, để có thể thực hiện tốt việc nghiên cứu nhu cầu
của sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế. Nhóm nghiên
cứu tiến hành thu thập các dữ liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Các dữ liệu
thứ cấp chủ yếu là các khái niệm và các lý thuyết liên quan đến Dịch vụ thư viện và
nhu cầu. Bên cạnh đó, nhằm nghiên cứu được nhu cầu của sinh viên tại trường, nhóm
nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi. Bảng hỏi nêu lên yêu cầu
chung của sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tài trường Đại học Kinh tế Huế và dữ
liệu thu thập được đó là thái độ đánh giá của sinh viên về các mục hỏi đó.
Thiết kế nghiên cứu được áp dụng là phương pháp thống kê mô tả kết hợp với
tiến hành kiểm định các biến quan sát nhằm xác định được chính xác nhu cầu của sinh
viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế. Với phương pháp thống
kê mô tả nhóm nghiên cứu tìm hiểu được đặc điểm nhu cầu của sinh viên.
Đối với loại dữ liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đã tìm kiểm các khái niệm và
thông tin về kỹ năng mềm và các khóa đào tạo kỹ năng mềm, phỏng vấn các chuyên
gia Tâm Việt Group, lý thuyết về nhu cầu của Maslow và các khái niệm liên quan đến
nhu cầu trong sách Giáo trình Marketing căn bản (Trần Minh Đạo). Bên cạnh đó,
nhóm nghiên cứu còn tham khảo các công trình nghiên cứu có những điểm tương đồng
với đề tài nghiên cứu của nhóm, đó là
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp làm cơ sở và định hướng cho đề tài nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp rất quan trọng đối
với đề tài nghiên cứu của nhóm bởi vì các dữ liệu thứ cấp đặc biệt là các công trình
nghiên cứu tham khảo không đưa ra được các kết luận chính xác đối với vấn đề nghiên
cứu cụ thể tại trường Đại học Kinh tế Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua bảng hỏi
và kết quả đánh giá của sinh viên đối với từng biến quan sát sẽ được sử dụng để phân
tích và rút ra được các kết luận.
4
Nhóm nghiên cứu phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Với phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thì dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát sinh viên tại trường
Đại học Kinh tế Huế có thể dùng để tiến hành các kiểm định cần thiết. Đầu tiên, nhóm
nghiên cứu đã hỏi ý kiến của cán bộ quản lý tại thư viện về số sinh viên trung bình đến
thư viện mỗi ngày và số lượng mà cán bộ làm việc tại thư viện ước lượng là khoảng
300 sinh viên mỗi ngày. Với kích cỡ mấu điều tra là 151 sinh viên, nhóm nghiên cứu
dự định tiến hành khảo sát ba ngày trong tuần vào tháng 11 là buổi sáng thứ Hai, thứ
Tư và chiều thứ Sáu, mỗi buổi khảo sát sẽ phát 55 bảng hỏi. Như vậy tổng số bảng hỏi
phát ra là 165 bảng hỏi và phát bảng hỏi theo bước nhảy k = 300/55 6. Nhóm nghiên
cứu bố trí 2 thành viên quan sát ở mỗi đầu cầu thang dẫn lên thư viện và cứ 6 sinh viên
lên thư viện sẽ phát bảng hỏi cho một sinh viên và đề nghị đối tượng khảo sát trả lời
các câu hỏi ngay tại chỗ. Đối với nhóm đông sinh viên thì nhóm nghiên cứu phát bảng
hỏi ngẫu nhiên cho một người trong nhóm và các đối tượng còn lại vẫn được đếm vào
bước nhảy. Đối tượng mà nhóm nghiên cứu khảo sát đó là các sinh viên lên thư viện
trong thời gian tiến hành khảo sát, trước khi phát bảng hỏi cho đối tượng khảo sát,
nhóm nghiên cứu hỏi xem thử họ đã trả lời bảng hỏi này chưa, nếu đã trả lời bảng hỏi
rồi thì nhóm nghiên cứu sẽ bỏ qua và khảo sát đối tượng kế tiếp.
Trước khi tính kích cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu xác định các hệ số cần thiết để đưa
vào công thức tính cỡ mẫu. Đối với mức độ tinh cậy, đây là một đề tài nghiên cứu về
lĩnh vực kinh tế - xã hội nên nhóm nghiên cứu cho rằng độ tin cậy 95% là mức độ có
thể chấp nhận được, từ đó nhóm nghiên cứu xác định được hệ số tín cậy z ứng với độ
tin cậy 95% là 1.96. Tiếp đến, nhóm nghiên cứu xác định mức độ sai số cho phép (e)
là ở mức 8%. Việc xác định được độ lệch chuẩn là rất khó khăn nên nhóm nghiên cứu
đã sử dụng hệ số tỷ lệ p, với p = 0.5 thì kích cỡ của mẫu là lớn nhất. Sau khi xác định
được các hệ số cần thiết, nhóm nghiên cứu dựa vào công thức và đưa ra được kích cỡ
mẫu cần thiết là 151 sinh viên
Khi thu các bảng hỏi điều tra về và tiến hành tổng hợp dữ liệu, nhóm nghiên cứu
đã kiểm tra các bảng hỏi và kiểm tra các bảng hỏi xem thử các bảng hỏi đã hợp lệ hay
5
chưa, có một số bảng hỏi không hợp lệ vì đối tượng trả lời chọn rất nhiều đáp án “Bình
thường”. Sau đó tiến hành mã hóa bảng hỏi bằng phần mềm SPSS, bảng mã được
thống nhất và sử dụng để nhập dữ liệu chung cho tất cả các bảng hỏi để đàm bảo các
câu trả lời được mã hóa đúng và khi phân tíc dữ liệu sẽ cho kết quả đúng. Trong bảng
hỏi dùng để khảo sát chủ yếu là bao gồm 2 loại biến đó là norminal và scale. Đối với
các câu hỏi định danh thì mỗi lựa chọn được mã hóa ứng với một số cố định. Đối với
các câu hỏi điều tra bằng thang đo Likert 5 điểm thì 1 ứng với “Rất không cần thiết”
cho đến 5 ứng với “Rất cần thiết”. Đa số các biến quan sát là các biến được mã hóa
trước và thuộc kiểu numeric, chỉ có một biến quan sát “Khác” là kiểu biến String. Đối
với các lựa chọn đều được mã hóa trong bảng mã còn mã hóa giá trị khuyến (missing
value) là giá trị tiếp theo sau lựa chọn cuối cùng, ví dụ câu trả lời có 4 lựa chọn thì giá
trị khuyết được gán là với giá trị 5 còn đối với thang đo Likert thì giá trị khuyết là 6
có nghĩa là “Không trả lời” cho các câu hỏi bị bỏ trống.
Sau khi đã có được bảng hỏi thống nhất, các thành viên trong nhóm tiến hành
nhập dữ liệu vào máy tính. Dữ liệu trên bảng hỏi được nhập vào máy tính bằng bàn
phím và mỗi bảng hỏi ứng với 1 dòng trong trang Data View. Bảng hỏi được đánh số
thứ tự trước khi nhập dữ liệu để tiện cho việc điều chỉnh nếu phát hiện ra sai sót. Các
câu lựa chọn được nhập ứng với giá trị đã được gán từ trước bằng số. Phương pháp
nhập dữ liệu mà nhóm áp dụng đó là nhập toàn bộ dữ liệu 2 lần do 2 người thực hiện.
Đề đảm bảo là các dữ liệu được nhập vào là chính xác, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
làm sạch dữ liệu sau khi công việc nhập dữ liệu hoàn tất. Nhóm nghiên cứu làm sạch
dữ liệu bằng cách sử dụng bảng chéo (Crosstab) kết hợp biến giới tính và các biến
khác, trong một vài trường hợp thì kết hợp biến “Khoa” với các biến khác và kiểm tra
lần lượt từng biến quan sát.
Phương pháp phân tích số liệu bao gồm thống kê mô tả các biến quan sát và tiến
hành các kiểm định cần thiết. Trước khi điều tra chính thức thì nhóm nghiên cứu đã
tiến hành điều tra thử 30 mẫu để phân tích thử số liệu đăc biệt là tiến hành kiểm định
thang đo xem thử thang đo có đủ độ tin cậy hay không. Kiểm định độ tin cậy của thang
đo được sử dụng là kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo được chấp nhận khi có hệ
số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6.
6
Dữ liệu cuộc khảo sát chính thức được dùng để phân tích thống kê mô tả một
biến đối với hầu hết các biến quan sát. Kiểm tra phân phối chuẩn các biến quan sát
Đánh giá chung là các lựa chọn cuối cùng của câu hỏi 6, 7 để xem thử có đủ điều kiện
tiến hành kiểm định hay không. Các biến quan sát đánh giá chung sau khi đảm bảo
tuân theo quy luất phân phối chuẩn thì tiến hành kiểm định Giá trị trung bình một tổng
thể ( One Sample T – Test) bằng phần mềm SPSS với các giả thiết nghiên cứu:
− Sự cần thiết của việc cải thiện chức năng phòng đọc và nơi học tập ở mức độ
cần thiết ( M = 4)
− Sự cần thiết của việc cải thiện chức năng cho mượn tài liệu của thư viện ở
mức độ cần thiết (M = 4)
− Sự cần thiết của việc mở rộng các chức năng mới ở mức độ cần thiết (M = 4)
7
Phần hai
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết.
1.1.1 Lý thuyết về nhu cầu.
1.1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên
cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm
thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild,
William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện
tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì
sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc
điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách
giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định
nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu
là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó
phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt
đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình
thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của
nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là
hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và
nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống
là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình
thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa.
Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi
một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu
nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm
8
thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu
có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall viết
rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. Về vấn đề cơ bản của khoa học
kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu
không có giới hạn.
1.1.1.2 Cấu trúc nhu cầu cá nhân
Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự
phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta
quen với việc phân nhu cầu thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tinh thần". Ngoài ra
còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.
Trọng tâm chú ý của các nhà khoa học là xếp đặt nhu cầu theo một cấu trúc thứ
bậc. Ý tưởng về thứ bậc của nhu cầu bắt đầu nảy sinh từ đầu thế kỉ trước. Benfild viết:
“Quan điểm đầu tiên của luận thuyết về nhu cầu nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu bậc
thấp trong thang độ nhu cầu sẽ sinh ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bậc cao
hơn”. Trong số các công trình nghiên cứu hiện đại có thể kể đến kết quả phân loại như
K. Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao; D. Mc Clelland: thành quả, tham dự, quyền
lực; V. Podmarcow: đảm bảo, khuynh hướng, uy tín; V. Tarasenko: tồn tại, phát triển;
A. Maslow: sinh lý, an toàn, tham dự, (được) công nhận, tự thể hiện Năm cấp bậc
nhu cầu theo phân loại của A. Maslow được xếp theo hình bậc thang hay hình chóp
kim tự tháp với thứ tự liệt kê như trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn nhu cầu
theo thứ tự từ dưới lên. Người ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa mãn nhu cầu không
nhất thiết phải tuân theo quy luật đó.
Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục
đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự.
Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm:
1) Giàu có về vật chất;
2) Quyền lực và danh vọng;
3) Kiến thức và sáng tạo;
4) Hoàn thiện tinh thần.
9
Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện
nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai
đoạn khác nhau trong đời.
Tất cả các cách thành lập cấu trúc nhu cầu cá nhân từ trước đến nay có những hạn
chế nhất định. Nếu số nhóm nhu cầu ít (gồm hai nhóm) thì phân loại nặng tính ước lệ,
giảm ý nghĩa phân tích. Nếu số nhóm nhu cầu nhiều thì phân loại không đáp ứng được
tính bao trùm, nghĩa là khi đó còn nhiều dạng nhu cầu nằm ngoài các nhóm, ví dụ như
nhu cầu về tín ngưỡng, tự do. Kết luận của các nhà khoa học là: sự cản trở việc phân
loại chính là không thể xác định được giới hạn của nhu cầu.
Cách phân loại mới dựa vào phân tích bản chất của nhu cầu. Trên quan điểm mỗi
nhu cầu được hình thành từ hình thức biểu hiện và nhu yếu nên có thể thực hiện phân
loại theo hai thành phần đấy.
Hình thức biểu hiện được phân loại thông qua đối tượng của nhu cầu. Chúng chính
là tất cả những gì có ý nghĩa đối với đời sống con người. Đối tượng của nhu cầu có thể
là những sự vật cụ thể trong thế giới xung quanh, có thể là những yếu tố của tư duy.
Nhận thức của con người và xã hội càng cao thì phạm vi đối tượng có ý nghĩa càng
rộng. Như vậy đối tượng của nhu cầu được phân loại theo các lĩnh vực hoạt động của
con người: xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, môi trường, tôn giáo, y tế, văn hóa-giáo
dục-khoa học, đời sống cá nhân. Ranh giới của các lĩnh vực này không hoàn toàn rõ
nét vì có sự đan xen. Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực hoạt động có sự định hình mối liên
kết đặc biệt giữa các đối tượng, tạo nên những "hệ thống giá trị" mà vai trò của chúng
là điều hòa sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu khác nhau. Đôi khi chính những hệ thống
giá trị này gây cản trở sự tiếp cận những đối tượng mới. Hệ thống giá trị có thể bị phá
vỡ hoặc có sự thay đổi bổ sung tùy vào sự thay đổi của môi trường sống.
Nhu yếu được phân loại thành nhu yếu tuyệt đối và nhu yếu phát triển. Nhóm thứ
nhất liên quan trực tiếp đến các hành vi bản năng và vô thức. Hình thức biểu hiện, hay
đối tượng tương ứng, của chúng là không thể thay thế. Sự không đáp ứng các nhu yếu
này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sống. Nhu yếu phát triển là những
nhu yếu mang tính phức tạp, là kết quả kết hợp của những nhu yếu tuyệt đối và sự bổ
sung những "đam mê bẩm sinh" (về mùi vị, màu sắc, âm nhạc, sự chuyển động v.v.).
10
Nhu yếu phát triển được chia thành ba nhóm dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của
hành vi. Những đặc điểm này, cũng giống như các nhu yếu tuyệt đối, không phụ thuộc
vào tính chất của môi trường sống, vào thời điểm lịch sử, vào các giá trị xã hội; chúng
đặc trưng cho mọi sinh vật, mọi cơ thể sống và nói lên sự tương tác qua lại của cá thể
với môi trường. Những nhu yếu đấy là:
• Nhu yếu nhập thế: là sự cần thiết tiếp nhận các đối tượng có ích cho cá thể. Đặc
điểm của nó là hướng nhu cầu vào những đối tượng với mục đích tiếp nhận
chúng ở dạng chúng có;
• Nhu yếu xuất thế: là sự cần thiết tác động vào các đối tượng bên ngoài và đôi
khi ngay chính cơ thể của bản thân. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào các
đối tượng với mục đích làm thay đổi trạng thái của chúng bằng phương pháp
nào đó và theo một ý tưởng định sẵn (ý tưởng định sẵn: kết quả tổng hợp của tư
duy từ thông tin về những sự vật thực tế);
• Nhu yếu vị thế riêng: là sự cần thiết tạo vị trí của cá thể trong thế giới xung
quanh. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào các đối tượng với mục đích củng
cố vị thế mà cá thể xác định một cách có ý thức đối với những cá thể khác hoặc
hoàn cảnh bên ngoài. Nói cách khác, nhu yếu này bắt chủ thể phải xác định vị
trí và định hướng hoạt động của mình sao cho phù hợp với sự thay đổi của thế
giới xung quanh.
Nhu yếu nhập thế và nhu yếu xuất thế phản ánh một đặc tính nổi bật của con người
là sự mong muốn nhận thức thế giới. Chúng khác nhau ở chỗ nhu yếu thứ nhất thể
hiện tính thụ động, còn nhu yếu thứ hai thể hiện tính chủ động. Trong đời sống thực tế
một nhu cầu thường có chung ba đặc điểm kể trên, chúng bổ sung cho nhau theo mối
quan hệ “mục đích – phương tiện”, nhưng một trong các nhu yếu đó nổi trội hơn cả
(mục đích). Và vì thế có thể gọi những nhu cầu theo tên của nhu yếu tương ứng nổi
trội đó. Nhu yếu phát triển hướng tới những đối tượng mới và thay đổi dần những giá
trị cũ để phù hợp với sự thay đổi thường xuyên của môi trường.
Phân tích trên cho thấy tuy đối tượng của nhu cầu là vô hạn, song những nhu yếu
phát triển cơ bản chỉ tồn tại ở ba dạng kể trên.
11
Cấu trúc nhu cầu cá nhân theo cách phân loại trên cho phép hình dung một hệ
thống nhu cầu được xắp xếp như một tế bào mà nhân của nó là các nhu yếu tuyệt đối,
thân là các nhu yếu phát triển và vỏ ngoài cùng là các đối tượng được kết dính bởi
những hệ thống giá trị. Cấu trúc nhu cầu thể hiện mối quan hệ hữu cơ và thống nhất
giữa các thành phần trong hệ thống nhu cầu cá nhân
1.1.1.3 Thuyết nhu cầu Maslow.
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)
.
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn
có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu
cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu
này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc
sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ,
địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc
cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm đến
các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng
12
Chi tiết nội dung tháp nhu cầu
(Nguồn: wikipedia)
Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được
liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp
ứng đầy đủ
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) -
thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
13
- Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
- Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia
đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy
- Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác
được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng
- Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn
sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và
được công nhận là thành đạt.
1.1.1.4 Các học thuyết nhu cầu khác.
- Tâm lý học hiện sinh về vấn đề nhu cầu:
Clack Hull với thuyết xung năng theo hướng tiếp cận sinh học cho rằng: các nhu
cầu sinh lý chi phối đời sống con người. Ông không phủ định sự có mặt của những
nhu cầu, động cơ khác nhưng theo ông, chúng kết hợp và bị chi phối bởi nhu cầu thể
chất, thúc đẩy hoạt động của con người.
Về bản chất, thuyết xung năng đã sinh vật hoá nhu cầu của con người. Xem nhu cầu
như là xung năng mang tính sinh vật, nảy sinh từ sự thiếu hụt thức ăn, nước uống,
không khí, nguy hiểm…qua đó phủ nhận tính xã hội, bản chất xã hội của nhu cầu. Quy
gán: nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do yếu tố sinh vật tạo ra.
- Phân tâm học về nhu cầu:
Thuyết phân tâm do Freud (1856 – 1939) xây dựng nên. Trong quá tình nghiên cứu
của mình, ông cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản
năng của con người”. Ông khẳng định, Phân tâm học coi trọng nhu cầu tự do cá nhân
như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu cầu tình dục
sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng,
kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. “Khát dục
trong Phân tâm học không có ý nói đến việc thoả mãn những khát khao thông thường
mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khát khao mãnh liệt. Những mong muốn này được
thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng
14
thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu. Khi một khát vọng nào đó chưa được
thoả mãn thì sự căng thẳng về mặt tâm lý lên đến tột đỉnh” (Freud và Phân tâm học)
1.1.2 Đánh giá nhu cầu đạo tạo dịch vụ
1.1.2.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo (Training needs assessment - TNA) – Quá trình phác thảo
chương trình đào tạo, phân tích công việc, nhận biết sự thiết hụt KSAO (Knowledge
Skills, Abilities and Other characteristics) (Bảng chú giải thuật ngữ BUFORD)
Đánh giá nhu cầu đào tạo là quy trình có tính hệ thống được sử dụng để tập hợp
các thông tin thích hợp nhằm xác định chính xác các vấn đề và xem xét việc đào tạo là
đúng đắn hay không.
(Christine Jaszay, Paul Dunk – Thiết kế đào tạo cho ngành công nghiệp Du lịch –
theo Thomson Delmar, 2003)
Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) nhằm xác định mục đích và mục tiêu học tập của
chương trình đào tạo hoàn toàn thích hợp trong các tổ chức. Quá trình này giúp hình
thành cơ sở của trọng tâm thiết kế và đánh giá khóa đào tạo. Sơ đồ Đánh giá nhu cầu
đào tạo bao gồm các bước dẫn đến việc tìm ra nhu cầu đào tạo, nó được thực hiện song
song với quá trình phân tích của tổ chức giống như kết cấu và hệ thống.
15
1.1.2.2 Hình thức đánh giá nhu cầu
Nhu cầu cá nhân là kiến thức, kĩ năng, thái độ và động cơ mà một cá nhân đặt ra
cho một vị trí.
Nhu cầu tổ chức được xác định bởi nhiệm vụ, mục tiêu và triết lý của một công ty.
Nó chứa đựng toàn bộ tổ chức và có thể bao gồm cả những vấn đề như giảm doanh số,
khuyến khích hành động theo nội quy và tăng năng suất lao động. Nếu nhu cầu của
nhân viên trái ngược với nhu cầu của tổ chức thì mối quan hệ đó sẽ không thỏa đáng
với cả hai bên.
Nhu cầu theo vị trí xác định trên cơ sở thái độ cần thiết cho công việc và được xác
định thông qua việc phân tích công việc, khi các công việc hay trách nhiệm riêng biệt
được tách ra thành các bước khác nhau. (Christine Jaszay, Paul Dunk – Thiết kế đào
tạo cho ngành công nghiệp Du lịch – theo Thomson Delmar, 2003)
1.1.3 Lý thuyết về dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp
cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có
thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là
phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên
hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa
sản phẩm hàng hóa-dịch vu. Dịch vụ có các đặc tính sau:
• Tính đồng thời (Simultaneity): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;
• Tính không thể tách rời (Inseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không
thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;
• Tính chất không đồng nhất (Variability):không có chất lượng đồng nhất;
• Vô hình (Intangibility): không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi
tiêu dùng;
• Không lưu trữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.
Mặc dù đối với các nhà hoạch định chính sách, dịch vụ mang tính vô hình nhưng
nó lại đóng vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy mọi mặt hoạt động của nền kinh tế.
16
Những dịch vụ hạ tầng cơ sở như dịch vụ công ích, vận tải, viễn thông, dịch vụ tài
chính có tác dụng hỗ trợ cho tất cả các loại hình kinh doanh. Giáo dục, đào tạo, dịch
vụ y tế và nghỉ ngơi giải trí có ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của tổ chức. Dịch
vụ hỗ trợ và dịch vụ chuyên ngành cung cấp các kỹ năng chuyên môn để nâng cao
hiệu quả hoạt động. Chất lượng dịch vụ Chính phủ cung cấp quyết định hiệu quả
tương đối của môi trường kinh doanh cho các tổ chức hoạt động
Vai trò của ngành dịch vụ hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và sự phát triển của mỗi tổ chức nói riêng. Tăng trưởng của ngành dịch vụ
vẫn tiếp tục dẫn đầu trong nền kinh tế, một phần là do công nghệ thông tin và viễn
thông phát triển nhanh chóng hỗ trợ cho cung ứng dịch vụ. Đặc biệt quan trọng là
ngành dịch vụ Giáo dục và đào tạo để đảm bảo đào tạo một lực lượng lao động đủ
chuyên môn. Nhiều nền kinh tế đang phát triển đang bị hạn chế lớn do không có một
đội ngũ lao động tay nghề cao, do hệ thống giáo dục phần lớn chỉ cung cấp những kiến
thức cũ của chương trình đạo đạo vốn rất hạn chế. Kết quả là làm giảm hiệu quả kinh
doanh bới không có được người lao động có trình độ kỹ thuật và các kỹ năng cần thiết
để đáp ứng. Nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ không những phải có kỹ thuật chuyên
môn mà còn phải có trình độ giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề. Điều này dẫn đến
đòi hỏi cấp thiết phải có các dịch vụ đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các cá nhân để
tăng hiệu quả trong việc hoạt động và làm việc với tổ chức.
1.1.3.1 Lý thuyết về dịch vụ thư viện
a. Các hoạt động của dịch vụ thông tin thư viện
- Dịch vụ cho mượn tài liệu
- Dịch vụ tài liệu tham khảo
- Dịch vụ dịch thuật
- Dịch vụ Internet
- Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc
- Các dịch vụ trao đổi thông tin
- Dịch vụ photo và in ấn
b. Các yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ thông tin thư viện
* Năng lực của người thực hiện dịch vụ hay các kĩ năng cần có
17
Trong thư viện trường đại học ngày nay, năng lực chuyên môn của người thực hiện
dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của nó. Có thể hiểu một cách nôm na đó
là các kỹ năng mà người thực hiện cung cấp thông tin phải có, đó là:
- Được đào tạo chuyên môn
- Biết trò chuyện với khách hàng
- Khả năng ngoại ngữ
- Khả năng sử dụng các nguồn thông tin (nguồn tin trên giấy, nguồn tin không
phải là sách (nonbook material), v.v…
- Khả năng sử dụng trang thiết bị hiện đại để khai thác các nguồn tin
- Có khả năng tư vấn/hướng dẫn, và v.v…
Cán bộ thông tin thư viện là cán bộ khoa học và đặc tính lao động của họ về cơ bản
cũng mang tính sáng tạo. Tuy nhiên, vai trò của thông tin và cán bộ thông tin thư viện
có được coi trọng đúng với chức năng, nhiệm vụ của họ hay không là vấn đề cần phải
bàn.
* Trang thiết bị kỹ thuật/ công cụ công nghệ hỗ trợ:
Thông tin ngày càng trở nên quá tải, nhu cầu thông tin của người dùng tin cũng
ngày càng đòi hỏi nhiều hơn và ở mức độ chất lượng cao hơn (chất lượng, chính xác
và kịp thời), chỉ có trang thiết bị hiện đại mới có để thực hiện việc truyền tải thông tin,
và các thiết bị được trang bị đó trong cơ quan thông tin /thư viện phải đòi hỏi phải
mang tính đồng bộ.
Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, các công cụ hỗ trợ để cung cấp thông tin cho
người dùng tin cũng cần phải quan tâm đến, đó là các phần mềm ứng dụng chuyên biệt
cho hệ thống cơ quan thông tin – thư viện.
18
Chương II:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ NHU CẦU CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế là đơn vị trực thuộc
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại
học Kinh tế có chức năng và nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ Thông tin, Tư liệu, Tài
liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học
Kinh tế.
Về cơ sở vật chất:
Hiện nay, Trung tâm có diện tích sử dụng gần 500 m2, bao gồm:
- 01 Kho tài liệu mở, 6.000 bản in, với gần 100 chỗ ngồi
- 01 Kho tài liệu kín, với gần 15.000 bản in, 5.000 tựa đề về Kinh tế, Quản lý, Kế
toán, Tài chính, Hệ thống thông tin
- 02 Phòng truy cập Internet và thực hành máy tính với 76 máy
Trong tương lai gần, Trung tâm sẽ xây dựng và đưa vào phục vụ Cơ sở dữ liệu điện
tử ngoại văn phục vụ bạn đọc.
Về dịch vụ:
Hiện nay, Trung tâm đang phục vụ bạn đọc một số dịch vụ sau:
- Dịch vụ làm mới và làm lại Thẻ bạn đọc
- Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà
- Dịch vụ cho mượn tài liệu tại chỗ
- Dịch vụ truy cập Internet tìm kiếm tài liệu trên mạng.
- Tự học
Trong tương lai gần, Trung tâm sẽ xây dựng và đưa vào phục vụ bạn đọc một số
dịch vụ sau:
- Tra cứu tài liệu của Trung tâm Thông tin – Thư viện trên mạng
- Tìm kiếm và cung cấp Thông tin – Tư liệu – Tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc.
- Trích xuất thông tin theo yêu cầu của bạn đọc
- Cung cấp giáo trình, bài giảng phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên
19
Hi n nay Th vi n tr ng ã v ang ph c v cho sinh viên d ch v photocopy,ệ ư ệ ườ đ à đ ụ ụ ị ụ
ây l d ch v r t c các b n sinh viên trong tr ng mong i, b i nó áp ngđ à ị ụ ấ đượ ạ ườ đợ ở đ ứ
c nhu c u r t c n thi t c a sinh viên l in sao t i li u ngay t i th vi n. i uđượ ầ ấ ầ ế ủ à à ệ ạ ư ệ Đ ề
n y s l m gi m thi u r t nhi u chi phí i l i, c ng nh th i gian c a các b nà ẽ à ả ể ấ ề đ ạ ũ ư ờ ủ ạ
sinh viên trong vi c in sao nh ng t i li u c n thi t, h n n a, vi c m d ch vệ ữ à ệ ầ ế ơ ữ ệ ở ị ụ
photocopy ngay t i th vi n c ng t o nhi u thu n ti n cho nh ng b n sinh viên ạ ư ệ ũ ạ ề ậ ệ ữ ạ ở
các t nh khác, hay tân sinh viên m i v o tr ng trong vi c tìm ki m m t c sỉ ớ à ườ ệ ế ộ ơ ở
photocopy uy tín v ch t l ng.à ấ ượ
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của sinh viên và giáo viên, hiện nay Ban
điều hành trang Web của Trường Đại học Kinh tế Huế đang triển khai xây dựng thư
viện điện tử của trường. Dự kiến chương trình sẽ đưa vào hoạt động đầu năm học mới.
Trước mắt thông tin của Thư viện sẽ bao gồm danh mục các giáo trình, tài liệu, sách
tham khảo Bên cạnh đó, danh mục các đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học, cao học,
các công trình nghiên cứu cấp Trường, cấp Bộ cũng sẽ được cập nhật. Thư viện điện
tử ra đời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giáo viên trong việc tra cứu, tìm
kiếm tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
Hiện nay, nhu cầu học tập của sinh viên tại thư viện rất cao, điều này đã làm cho số
lượng sinh viên đến thư viện tìm kiếm tài liệu, làm nơi học tập, trao đổi cũng như trau
dồi kiến thức tăng lên đáng kể. Thư viện trường Đại học Kinh tế thành lập trong thời
điểm này rất thích hợp, đáp ứng được những đòi hỏi cũng như nhu cầu của sinh viên
về không gian học tập và nguồn tài liêu.
Tuy nhiên, đa phần sinh viên vẫn cho rằng vị trí của thư viện hiện nay là chưa phù
hợp lắm, thư viện ở quá cao trong khi nhà trường lại không cho phép sinh viên đi
thang máy. Đây cũng chính là một diều hạn chế của thư viện, làm cho hứng thú học
tập của sinh viên bị giảm xuống đáng kể, do mất nhiều thoài gian và công sức mới có
thể lên được thư viện.
Về cơ sở vật chất, do trường Đại học Kinh tế Huế mới đưa vào sử dụng dãy nhà B
nên cơ sở vật chất của thư viện có thể được đánh giá là khá mới, có chất lượng tốt so
với một thư viện mới thành lập còn non trẻ.
20
Nhìn chung, thư viện trường Đại học Kinh tế Huế được thành lập vào năm 2010. Đã
đáp ứng phần nào nhu cầu của sinh viên về nơi học tập cũng như là nguồn tài liệu, tuy
nhiên, do mới thành lập, nên vẫn còn một số thiếu sót về mặt cơ sở vật chất, tài liệu,
kinh nghiệm quản lý thư viện. Những điều này sẽ được đề cập sâu hơn trong những
phần nghiên cứu sau của nhóm
2.2 Kết quả và thảo luận
2.2.1 Tình hình hoạt động tại trường Đại học Kinh tế Huế
2.2.1.1 Đặc điểm của tổng thể mẫu điều tra.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên toàn bộ sinh viên Đại học Kinh tế
Huế, thông qua kết quả thu được cũng như phân tích, có thể dễ dàng nhận thấy, mẫu
nghiên cứu có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Trong số các sinh viên được khảo sát toàn trường, đã có 147 sinh viên cho biết
thông tin về giới tính của mình, trong đó có 43.5% là nam, còn lại 56.5% là nữ.
Sự chênh lệch giữa nam và nữ là 13%.
(Nguồn: số liệu điều tra)
Bảng 1: Cơ cấu giới tính của mẫu
- Ngoài ra, dựa theo kết quả khảo sát trên tổng số sinh viên toàn trường, thì có
57.4% là sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh, 14.2% là Khoa Kinh tế phát
triển, 13.5% là Khoa Kế toán tài chính, 10.1% là Khoa Kinh tế chính trị, còn lại
4.7% là Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế. Do Khoa Quản trị kinh doanh là
Khoa có số lượng sinh viên lớn nhất trong tổng số sinh viên toàn trường, nên số
lượng sinh viên được khảo sát của Khoa Quản trị kinh doanh nhiều nhất cũng là
điều hợp lý. Số lượng sinh viên các Khoa khác được khảo sát cũng phản ánh
21
Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ
Nam 64 42.4 43.5
Nữ 83 55.0 56.5
Không trả lời 4 2.6
Tổng 151 100.0
được tỷ lệ thích hợp này, trong đó, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế có ít sinh
viên nhất, chỉ chiếm 4.7%.
22
(Nguồn: số liệu điều tra)
Bảng 2: Cơ cấu sinh viên các khoa
2.2.1.2 Tình hình sử dụng thư viện của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế.
Thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả ở bản tần số (Frequencies) và
biểu đồ (charts) ta có thể đưa ra được những kết luận và đánh giá chung về mức độ sử
dụng thư viện của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế như sau:
Nhìn vào bảng 1, ta thấy: số lần đến thư viện trung bình mỗi tuần của sinh viên
trường đại học kinh tế huế là gần bằng 2 (tức là trung bình 2 lần mỗi tuần). Và trong
151 bạn sinh viên được điều tra thì số lần đến thư viện trung bình mỗi tuần nhiều nhất
là 4, và ít nhất là 1.
Tần suất % tỷ lệ
Ít hơn 1 lần 58 38.4
1 đến 2 lần 56 37.1
3 đến 4 lần 29 19.2
Từ 5 lần trở lên 8 5.3
Tổng cộng 151 100.0
23
Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ
Quản trị kinh doanh 85 56.3 57.4
Kế toán tài chính 20 13.2 13.5
Kinh tế phát triển 21 13.9 14.2
Hệ thống thông tin
kinh tế
7 4.6 4.7
Kinh tế chính trị 15 9.9 10.1
Không trả lời 3 2.0
Tổng 151 100.0
(Nguồn: số liệu điều tra)
Bảng 3: Mức độ thường xuyên đến thư viện trung bình mỗi tuần
Căn cứ vào số liệu của bảng 2, ta thấy: Trong 100% các sinh viên được hỏi (tương
đương 151 người) thì có 75,5% sinh viên đến thư viện khoảng 2 lần một tuần (tương
đương 56 người), và có 19.2% các bạn sinh viên đến thư viện từ 3 đến 4 lần một tuần
(tương đương 29 người), và chiếm tần suất ít nhất là 5% trong số các bạn sinh viên
được hỏi là đến thư viện trường 5 lần một tuần (tương đương 8 người).
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Biểu đồ 1: Mức độ thường xuyên đến thư viện trung bình mỗi tuần
Căn cứ vào số liệu điều tra được thì ta có biểu đồ về số lần đến thư viện trung bình
mỗi tuần như ở biểu đồ 1. Trong 151 bạn được hỏi thì có 58 bạn có số lần đến thư viện
ít hơn 1 lần một tuần, chiếm số lượng lớn nhất. Tiếp theo là có 56 bạn đến thư viện từ
1 đến 2 lần một tuần, và có số lượng nhiều thứ ba là 29 bạn với tần suất đến thư viện là
từ 3 đến 4 lần một tuần. Chiếm số lượng ít nhất trong số các bạn sinh viên được hỏi là
8 bạn với số lần đến thư viện trung bình mỗi tuần là từ 5 lần trở lên.
Ngoài việc đến thư viện để họp nhóm, đọc sách báo tại chỗ thì việc mượn sách cũng là
một nhu cầu thiết yếu đối với các bạn sinh viên, bởi vì tại thư viện của trường luôn có
những đầu sách chuyên ngành có giá trị khoa học cao và rất hữu ích cho các bạn sinh
viên trong việc tham khảo nhằm nâng cao kiến thức của mình.
24
Do đó việc điều tra số sách mượn trung bình mỗi tuần ở thư viện cũng được nhóm đưa
vào. Tuy nhiên trong số 151 bạn được hỏi thì có 1 bạn không trả lời câu hỏi này, vì
vậy số liệu thống kê chỉ căn cứ trên số mẫu là 150 bạn.
Bằng phương pháp thống kê ý kiến của 150 bạn sinh viên trả lời câu hỏi thì ta có số
liệu như sau: số sách trung bình mỗi tuần được mượn nhiều nhất là 4, trung bình là gần
bằng 2, và ít nhất là 1 cuốn mỗi tuần.
25