Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện an dương thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.36 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ XUYẾN

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU
HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở HUYỆN
AN DƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số : 60 1405
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Nhật Thăng.

HÀ NỘI - 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vai trò của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong
việc giáo dục thế hệ trẻ trong trường hoc
Cả nhân loại đang đứng ở thế kỉ 21, một kỷ nguyên mới với bao điều trăn trở
vui mừng phấn khởi nhưng cũng đầy lo toan, một thế kỷ của nền kinh tế tri thức,
của sự bùng nổ thông tin về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đặc biệt là sự cạnh
tranh về kinh tế. Mối quan hệ giữa người với người trong từng quốc gia và toàn
cầu ngày càng sống động, đa dạng.
“Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa
là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước. Con người và sự phát
triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng


cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển” [3, tr.27].
Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã
khẳng định: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và thanh
thiếu nhi là nhân vật trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát triển con người. Xã
hội hóa công tác chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, vấn đề tập hợp giáo dục trẻ
em thông qua hoạt động của tổ chức Đội nói riêng càng trở nên quan trọng nhằm
góp phần tạo ra một lớp người phát triển toàn diện, xứng đáng là chủ nhân thế kỷ
21. Đây chính là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp
cách mạng [25].
Từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự dìu dắt của Đoàn
với sự thăng trầm của lịch sử, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã có những
bước trưởng thành vượt bậc, có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội của
mình, tổ chức Đội trong từng thời điểm cụ thể đã linh hoạt tự đổi mới, xây dựng


các nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp, tạo các sân chơi lý thú và bổ ích nhằm
tập hợp đông đảo thiếu nhi vào hoạt động, xứng đáng là lực lượng giáo dục quan
trọng trong và ngoài nhà trường, góp phần hình thành cho các em những giá trị
tâm hồn, tình cảm phong phú, tốt đẹp.
Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò, vị trí quan trọng trong trường
tiểu học, là cầu nối giữa ba môi trường: Giáo dục gia đình - Nhà trường - Xã hội
trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, đảm bảo quá trình giáo dục
được toàn diện: Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội.
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi do
các em làm chủ, tự quản trong mọi công việc, mọi hoạt động dưới sự lãnh đạo của
đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đội thu hút tất cả thiếu nhi trong độ tuổi tham gia, không phân biệt nam nữ, tôn
giáo, thành phần xuất thân, dân tộc, vùng đất, lãnh thổ... Miễn là các em có
nguyện vọng tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đội và được chi Đội biểu quyết kết

nạp.
tổ chức Đội là tổ chức giáo dục. Mọi hoạt động của Đội đều nhằm mục tiêu
giáo dục của Đảng. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm nội dung giáo dục thiếu nhi
cùng với nhà trường, gia đình và lực lượng xã hội.
Đội TNTP Hồ Chí Minh do Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập và
đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo. Đội cùng với nhà trường xhcn giáo dục
thế hệ trẻ theo đường lối quan điểm của Đảng và theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm
hình thành cho đội viên những tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, những hành vi, thói
quen phù hợp với đạo lý của dân tộc và của thời đại.
trong trường tiểu học, Đội TNTP có nhiệm vụ tập hợp đoàn kết thu hút tất cả
thiếu niên nhi đồng tham gia mọi hoạt động do nhà trường tổ chức. Xây dựng tổ
chức Đội vững mạnh, làm tốt công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường


học và trên địa bàn dân cư, không ngừng củng cố và mở rộng tình đoàn kết hữu
nghị với thiếu nhi quốc tế.
tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của
thiếu nhi theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu
học.
Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn trong công tác rèn luyện bồi dưỡng đội
viên, tạo nguồn nhân lực cho đoàn TNTP Hồ Chí Minh. [18, tr. 21- 27]
1.2. Xuất phát từ trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tạo điều kiện và phối
hợp với đội Thiếu niên Tiền phong thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn
mới
Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em hôm nay là chủ nhân của đất nước,
dân tộc Việt Nam ngày mai. Không có việc gì quan trọng hơn là xã hội phải lo cho
tương lai của mình bằng việc chăm lo cho thế hệ trẻ. Khẩu hiệu: “Hãy dành những
gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” [5, tr.2] đã có 197 quốc gia phê chuẩn, thể hiện rõ tầm
quan trọng của công tác chiến lược này.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, chăm sóc giáo dục thiếu niên

nhi đồng nói riêng là công tác quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà
nước ta luôn xem đây là một chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện, nhằm đào
tạo cho được các thế hệ thanh thiếu niên kế cận, có đức, có tài, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Giáo dục không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với
những cuộc đấu tranh xã hội” [24, tr.103]. Những vấn đề mới nảy sinh như nhu
cầu xây dựng mẫu hình con người mới, mặt trái cơ chế thị trường đòi hỏi phải mở
rộng những nội dung, hình thức sinh hoạt mới, xây dựng tổ chức Đội vững mạnh
trong trường học.


Trong lịch sử giáo dục dân tộc, chưa bao giờ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
lại đặt ra cần phát triển con người toàn diện như giai đoạn hiện nay và những năm
sắp tới .
Điều 27 Luật giáo dục đã xác định rõ:
“1/ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc”.
“2/ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các
kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”
Trách nhiệm thực hiện môi trường giáo dục tiểu học nói riêng và giáo dục phổ
thông nói chung là trách nhiệm của toàn bộ xã hội, của các thế hệ lớn tuổi. Song,
trước hết và trách nhiệm nặng nề nhất phải thuộc về các nhà quản lý giáo dục từ cơ
sở (trường học) đến ngành giáo dục đào tạo và Đội ngũ thầy cô giáo các cấp học
phổ thông.
Hiệu trưởng một trường học phải là người có trách nhiệm quản lý cao nhất

trong việc tổ chức thống nhất hành động của các lực lượng trong trường (trong đó
có Đội TNTP và đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và phát huy tối đa tiềm năng của xã
hội…
1.3. Xuất phát từ thực tế các hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức và chưa có
những biện pháp quản lý tối ưu phát huy được vai trò của Đội và Đoàn trong
công tác giáo dục học sinh
Trong lịch sử giáo dục dân tộc, chưa bao giờ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
lại đặt ra cần phát triển con người toàn diện như giai đoạn hiện nay và những năm
sắp tới.


“ Quyền tự chủ và gắn liền vào đó là sự chịu trách nhiệm trước xã hội của
nhà trường phổ thổng rất hạn chế. Hầu như hiệu trưởng các trường phổ thông rất
ít có quyền tự chủ với thực hiện quá trình đào tạo”[2].
Không ít cán bộ quản lý nhà trường chỉ quan tâm và thực hiện các biện pháp
quản lí hành chính hoạt động dạy học và giáo dục với tư cách quản lý Nhà nước.
Chưa có những biện pháp quản lý, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà
trường trong có Đội TNTP.
Xuất phát từ những lý do trên, vận dụng “Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học” [13] , tôi chọn vấn đề “ Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu
học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay ở Huyện An DươngThành phố Hải Phòng ” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lí của
hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay..
3 . Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường
tiểu học

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò
của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về quản lí của hiệu trưởng với hoạt động của Đội TNTP
Hồ Chí Minh trong trường tiểu học
- Đánh giá thực trạng những biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm phát huy
hiệu quả hoạt động của Đội ở các trường tiểu học huyện An Dương - Hải Phòng 5
năm trở lại đây
- Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm phát
huy hiệu quả hoạt động của Đội trong công tác giáo dục ở trường tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học


Vì sao Đội TNTP chưa thực sự là một lực lượng tự quản trong nhà trường tiểu
học? Chưa phát huy được vai trò trong việc tập hợp thiếu nhi thực hiện mục tiêu
giáo dục tiểu học trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay? Phải chăng trong
công tác quản lý của mình, hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ vai trò của Đội?
Chưa có những biện pháp quản lý hợp lý tạo điều kiện cho Đội hoạt động thực hiện
mục tiêu giáo dục tiểu học? Nếu xác định được cơ sở công tác quản lý của hiệu
trưởng, tạo điều kiện cho Đội TNTP hoạt động thực hiện tốt mục tiêu của Đội
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học thì chất lượng, hiệu quả giáo dục học
sinh sẽ tốt hơn.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lí của hiệu trưởng nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho
Đội TNTP ở trường tiểu học huyện An Dương phát huy hiệu quả hoạt động, thực
hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập, đọc, phân tích, xử lí tài liệu
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
7.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng toán học thống kê, phần mềm tin học.
- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để xử lí số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về công tác quản lí của hiệu trưởng trường tiểu học với
hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh


Chƣơng 2: Thực trạng quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học huyện An Dương thành phố Hải Phòng
Chƣơng 3: Biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động
của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường tiểu học trong giai đoạn
hiện nay
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG
TIỂU HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG HỒ CHÍ MINH
1.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu đề tài
1.1.1. Sơ lược luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục thế hệ trẻ
Trẻ em là bộ phận quan trọng của mỗi quốc gia và cộng đồng nhân loại, quan
trọng không phải chỉ vì trẻ em chiếm phần đông dân cư (khoảng 1/3 dân số thế giới
nhiều nước trẻ em chiếm một nửa), mà cũng bởi trẻ em sẽ là người quyết định vận
mệnh cuả mỗi quốc gia và cả thế giới trong tương lai. Do đó tương lai nhân loại
phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em

như thế nào. Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội phải đặt các vấn đề trẻ em lên
hàng đầu của các chương trình nghị sự chính trị - xã hội, và xây dựng các chính
sách, chương trình về đầu tư nguồn nhân lực, tài chính dành cho các em. Việc thiết
lập một màng lưới, hệ thống giáo dục hoàn chỉnh khép kín tạo ra môi trường lành
mạnh trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi bao gồm nhà trường – gia đình
– xã hội; các nhà chuyên môn, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
phương, các tổ chức xã hội.
Bảo vệ quyền con người trong đó có quyền trẻ em là một trong những mục tiêu
mà Liên hợp quốc hằng theo đuổi, đặc biệt là việc thông qua tuyên bố thế giới về
quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế quyền trẻ em năm 1989.


Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ bản chất sự phát triển xã hội là quan hệ con người
trong xã hội, trong sản xuất, biến ý thức xã hội thành lực lượng xã hội, tập hợp giáo
dục cho những đại diện của giai cấp công nhân mới có tri thức cũng như giác ngộ vô
sản cao. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với tương lai, Mác cho rằng : “Bộ phận
giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân nhận thức rất rõ rằng tương lai của giai cấp
họ và do đó, tương lai của xã hội loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục
các thế hệ công nhân đang lớn lên” [22, tr-3]. Cuộc đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng
ý thức xã hội mới, giáo dục trẻ em đòi hỏi bám sát điều kiện kinh tế xã hội, thời điểm
lịch sử cụ thể. Các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng giáo dục phải được tiến hành như một
quá trình thường xuyên liên tục: giáo dục trong nhà trường, giáo dục thông qua lao
động; tham gia vào đời sống xã hội, giáo dục trí dục, thể dục, kĩ thuật bách khoa.
Những tư tưởng vĩ đại của Mác về con người, giáo dục con người phần nào
trở thành hiện thực trong xu thế đấu tranh vì sự phát triển con người mà đặc biệt là
trẻ em trên toàn thế giới ngày nay. Tuyên ngôn thế giới về con người và các công
ước quốc tế về quyền con người của liên hợp quốc nhằm công bố và thoả thuận
mọi người đều có quyền được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu ra mà không bị
bất cứ sự phân biệt đối xử nào như về chủng tộc màu da, giới tính, tôn giáo, ngôn
ngữ hoặc nguồn gốc dân tộc hay xã hội…

Với tư cách là một khoa học, công tác thiếu nhi đòi hỏi gắn kết chặt chẽ giữa
lý luận và thực tiễn, nghiên cứu tìm ra những nội dung phương thức hoạt động mới
có hiệu quả hơn. Hoạt động thiếu nhi nói riêng, giáo dục nói chung sẽ là khô khan
giáo điều nếu nó chỉ bó khuôn ở các bài giảng của giáo viên trong bốn bức tường
lớp học xa rời cuộc sống thực tế. Hoạt động của thiếu nhi chỉ thật sự trở nên có ý
nghĩa khi nó theo kịp nhu cầu tâm lý của trẻ em để đưa ra những định hướng đúng,
giúp các em bước đầu hội nhập làm chủ cuộc sống. Hoạt động của thiếu nhi chỉ
thật sự trở nên có ý nghĩa khi nó theo kịp nhu cầu tâm sinh lý của trẻ em để đưa ra
những định hướng đúng, giúp các em bước đầu hội nhập làm chủ cuộc sống. Lênin


viết: “Chúng ta không tin vào việc huấn luyện giáo dục và học tập nếu những việc
đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống” [22, tr.7]. Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh là cầu nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
1.1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thiếu niên nhi đồng
Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đảng và
nhà nước Việt Nam đã thực sự coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em đối với sự phát triển bền vững của đất nước nên đã có nhiều chủ trương, chính
sách và văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên của
châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ
em (năm 1990). Các nội dung cơ bản của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
đã được chính phủ đưa vào chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Các
quyền trẻ em được ghi nhận trong hiến pháp 1992 và các đạo luật khác; luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991), luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991), luật
bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989)… Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm
thực hiện đầy đủ và có hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, chương trình
hành dộng quốc gia vì trẻ em Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn
khởi.
Đảng, Nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ của

mọi cấp, mọi ngành, mọi người. Bài học thực tiễn trong lĩnh vực này những năm
qua chính là xã hội hoá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em, gắn kết chặt chẽ
các môi trường giáo dục, giữa học với hành của các em.
Chúng ta thừa nhận rằng việc giáo dục thiếu nhi qua tổ chức Đội (với vai trò
nòng cốt) là khởi đầu của giáo dục cộng sản. Xuất phát từ nguyên tắc này, công tác
Đội và phong trào thiếu nhi được xem xét dưới hai góc độ: là một nhiệm vụ cách
mạng, là một khoa học.[9, tr.34]


Thực chất những quan điểm lý luận trên thể hiện một tầm nhìn bao quát của
chiến lược xây dựng con người.
Sinh thời, Hồ Chủ Tịch là người dành hết tâm huyết của mình cho công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành
công, Bác Hồ đã đặc biệt chăm lo cho con trẻ. Người đã gửi thư cho các em nhân
ngày khai trường đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam. Người đã lập ra Đội thiếu
niên cứu quốc (gọi tắt là Đội cứu vong) để tập hợp trẻ em tham gia hoạt động xã
hội. Người đặt hết hoài vọng của mình vào các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bác cho
rằng hoạt động thiếu nhi phải gắn liền với sự nghiệp xây dựng xã hội mới, muốn
xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục
nhà trường phải trước tiên góp phần thực hiện mục tiêu đó. Phải chăng những điều
Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng chính là phương châm và nội dung để mỗi thiếu
nhi vừa học vừa tham gia hoạt động xã hội. Thực tiễn cho thấy 5 điều Bác Hồ dạy
đã được nhiều lớp lớp thế hệ trẻ thuộc lòng và làm theo.[31]
Bác dạy rằng muốn giáo dục thiếu niên nhi đồng có hiệu quả thì phải kết hợp
tổ chức tốt đồng thời các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
“Giáo dục thiếu niên nhi đồng là trách nhiệm của các cô các chú, của gia đình,
của nhà trường, của đoàn thể, của xã hội. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy
ngược lại sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em, và kết quả là không tốt. Cho
nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã
hội phải kết hợp chặt chẽ với nhau” [23]

Bác chỉ ra quan điểm giáo dục rất khoa học là học tập gắn liền với vui chơi,
học tập, vui chơi gắn liền với lao động giúp đỡ cha mẹ, gia đình và cộng đồng
“Học gắn liền với vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thiếu
nhi… trong vui chơi cũng có giáo dục”, trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui,
trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, trong trường, trong xã hội
chúng đều vui, đều học. Vì vậy bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui


chơi, vui chơi cũng là một hình thức giáo dục. Giáo dục thiếu nhi cần phải kết hợp
cả ba yếu tố: đức dục, giáo dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: cách dạy trẻ cần
làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết giữ vệ sinh ,
giữ kỷ luật, học văn hoá”[23] .
Bác cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề xây dựng nhân cách cho thiếu nhi,
giúp các em có cả đức, cả tài:“ Đức là đạo đức cách mạng, đức là cái gốc quan
trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì cũng vô dụng”. [24,tr.9]
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân Huyện An Dƣơng. Số 25/ BCUB 2.
2. Đặng quốc Bảo. Quản lí nhà trường phổ thông trước nhiệm vụ nâng cao
chất lượng giáo dục trong hoàn cảnh hiện nay. Thông tin khoa học xã hội.
Số 9. 2004.
3. Ban tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng. Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường
công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay. Nhà xuất bản chính trị Quốc
gia. 2005.
4. Bộ giáo dục và đào tạo. Điều lệ trường tiểu học. Hà nội, 21 tháng 8 năm
2007.
5. Công ƣớc về quyền trẻ em. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.1997.
6. Chỉ thị Ban chấp hành Trung ƣơng. Số 39-CT/TW. 2004.
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng đại cương lý luận
quản lý. Hà nội -1996/2004.
8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng những quan điểm

giáo dục hiện đại . Khoa sư phạm Đại học Quốc gia Hà nội, 2001.
9. Dự án phát triển giáo viên tiểu học. Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nhà xuất bản giáo dục. 2006


10. Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Sinh lý học trẻ em. Tài liệu đào
tạo giáo viên tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội. 2006 .
11. Dự án phát triển giáo dục tiểu học. Đạo đức và phương pháp giáo dục
đạo đức. Nhà xuất bản giáo dục. 2007.
12.Dự án phát triển giáo viên tiểu học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên và đổi mới quản lí giáo dục tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục. 2004.
13.Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa
học và kĩ thuật. Hà Nội. 2005 .
14. Đề án xây dựng các trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2003 2010 của UBND Huyện An Dƣơng.Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 2001.
15. Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ CHí Minh. Nhà xuất bản thanh
niên. 2005.
16. Điều lệ và hƣớng dẫn thực hiện điều lệ Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ
Chí Minh. Nhà xuất bản thanh niên. 2004.
17. Đặng Xuân Hải. Vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục và quản lí
giáo dục. Bài giảng. Hà Nội. 2007.
18. Hội đồng Đội TW. Những điều cần biết về công tác nhà thiếu nhi. Hà
Nội. 2001.
19. Kế hoạch Số 288/KHUB của UBND Huyện An Dƣơng triển khai thực
hiện Nghị quyết số 79/NQ - BTV của Ban thường vụ huyện ủy An Dương
về phổ cập trung học và nghề, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
20. Nguyễn Thị Mĩ Lộc. Tâm lí học quản lí. Bài giảng. Khoa sư phạm Đại
học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 2003.
21. Luật giáo dục Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số
38/2005 QH11.



22. Mác - Lê nin về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nhà xuất bản Kim
Đồng. 1978.
23. Hồ Chí Minh. Thư gửi cán bộ phụ trách nhi đồng. Tháng 11/1949.
24. Hồ Chí Minh - Lê Duẩn. Giáo dục thiếu niên vì chủ nghĩa cộng sản. Nhà
xuất bản Kim Đồng. 1978.
25. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 4 khoá
VII.
26. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng. Số 10NQ/TWĐTN. Nhà xuất
bản thanh niên. 2000.
27. Nghị quyết Số 79 NQ/HU của Ban thường vụ huyện ủy An Dương về
phổ cập trung học và nghề, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
28. Nghị quyết Hội đồng nhân dân Huyện An Dƣơng. Số 13/NQHĐN
29. Những lời Bác Hồ dạy thanh thiếu niên và học sinh. Nhà xuất bản
thanh niên. Hà Nội 1995.
30. Tài liệu bồi dƣỡng công tác Đảng cho bí thƣ chi bộ và cấp ủy viên cơ
sở. 2000.
31. Hà Nhật Thăng. Đạo đức và giáo dục đạo đức, xuất bản Đại học sư
phạm, 2007.
32. Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục Quang. Thực hành hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. XBGD. 2000.
33. Hà Nhật Thăng ( chủ biên ). Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm
phát triển tâm lực, trí lực, thể lực cho học sinh. 2001.
34. Tài liệu tuyên truyền kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng Hải Phòng, Ban
tuyên giáo thành ủy Hải Phòng. 2005.
35. Thông tƣ 23/ TTLN ngày 15-01-1996 của liên nghành ban tổ chức cán bộ
chính phủ Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ tài chính.



36. Quyết định số 215 QĐ/TƢĐTN ngày 18/8/2003 của Ban thƣờng vụ
Trung ƣơng đoàn khóa VIII.
37. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Hà
Nội. 2005.



×