Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến,
Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng
tiếp cận thi pháp
Phạm Thị Thu Hiền
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Giải quyết một số vấn đề lý luận về thi pháp học, thi pháp thơ trung đại,
thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương. Tìm hiểu thực trạng dạy
học tác phẩm thơ trung đại. Đề xuất phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi
pháp. Thiết kế thể nghiệm giáo án bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ
của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp.
Keywords. Phương pháp dạy học; Ngữ văn; Thi pháp; Thơ
Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học có vị trí quan trọng đặc thù trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách
học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện
- Mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú,
tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời
diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Văn học bồi đắp cho học
sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ... Thời nào cũng vậy,
tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm người
“gần người hơn”. Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay
đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh khơng thích học mơn Ngữ văn. Chất lượng mơn Văn
ngày càng đi xuống ở tình trạng báo động.
Để góp phần nâng cao hứng thú học văn và nâng cao chất lượng dạy học văn, ngoài đổi
mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Hiện
nay, trong các nhà trường phổ thông đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học một cách
tích cực trong đó việc dạy học văn từ hướng tiếp cận thi pháp đang diễn ra phổ biến và rộng
rãi và bước đầu đã có những kết quả. Từ những vấn đề trên, kết hợp khát khao muốn khám
phá cái hay, cái đẹp trong văn học trung đại qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú
Xương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú
Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp. Với đề tài này, chúng tơi muốn
tìm đến một cách dạy thích hợp, mang tính khoa học và nghệ thuật, góp phần nâng cao hiệu
quả một giờ giảng dạy văn chương, hình thành khả năng cảm thụ văn chương một cách tồn
diện, từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình u đối với mơn học này, chúng tơi mong muốn đề
tài sẽ góp một phần nhỏ vào q trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Là hai tác gia trào phúng xuất sắc, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến
và Tú Xương đã trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học, phê bình văn học và lí
luận văn học. Qua q trình phân tích, tổng hợp, chúng tơi có thể kể đến những cơng trình
nghiên cứu về con người cũng như sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều
mang tính khoa học cao và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung hiện
thực, trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Ở đó con người và tác phẩm của
Nguyễn Khuyến và Tú Xương được khẳng định và phân tích. Các cơng trình, bài viết nghiên
cứu đã giúp tơi có định hướng để tiếp tục nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thành đề tài có chất
lượng hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay, luận văn xin đề xuất phương
pháp: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo
hướng tiếp cận thi pháp nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn, nâng cao
hiệu quả giảng dạy qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình u đối với văn học của học
sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tơi xác định đề tài có những nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về thi pháp học, thi pháp thơ trung đại, thi pháp thơ
Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ trung đại
- Đề xuất phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp.
- Thiết kế thể nghiệm giáo án dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú
Xương theo hướng tiếp cận thi pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thi pháp văn học trung đại, thi pháp Nguyễn Khuyến và
thi pháp Tú Xương.
+ Định hướng đổi mới dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp.
+ Vận dụng vào dạy Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay
và định hướng đổi mới từ hướng tiếp cận thi pháp
Chương 3: Thực nghiệm dạy bài “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) và “Thương vợ” ( Tú Xương)
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về thi pháp học
1.1.1. Khái niệm về thi pháp học
Từ những định nghĩa của V. Girmunxki, Ts. Todorop, V.V . Vinogradop, Trần Đình
Sử, Từ điển thuật ngữ văn học, ta có thể thống nhất cách hiểu về thi pháp học như sau: thi
pháp học là một bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp, tức nghiên cứu các phương
tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngơn từ trong sự thống nhất tồn vẹn của nó
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học
Từ cách hiểu về thi pháp học như trên, vậy dạy một tác phẩm văn học theo hướng thi
pháp học cần chú ý 6 bình diện thi pháp trong sáng tạo văn học:
1.1.2.1. Thi pháp nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba
khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật miêu tả nhân
vật.
1.1.2.2. Thi pháp không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Mỗi
tác phầm có một khơng gian do tác giả lựa chọn và miêu tả. Là một hiện tượng nghệ thuật,
khơng gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm xúc. Không gian nghệ thuật gồm
có: Khơng gian sự kiện, khơng gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện .
1.1.2.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thời gian kể chuyện gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời gian), và
thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời gian, cần quan tâm ý
nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời gian của các nhân vật… Tìm hiểu
thời gian trần thuật, cần lưu ý cấp độ thời gian như : trật tự kể với thời gian sự kiện, thời lưu
(độ dài các sự kiện được tính bằng câu), tần xuất (số lần lặp lại). Các thủ pháp thời gian như:
trì hỗn, gián cách, đảo tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước..
1.1.2.4. Thi pháp kết cấu văn bản
Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện, dòng
đời. Bố trí điểm nhìn cho cơng chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng và chiều sâu của câu
chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con ngưởi.
Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và cũng phụ thuộc vào thể loại (riêng đối với thơ
luật thì cịn phải theo kết cấu định sẵn ví dụ thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. v.v…
Sự tích cực chủ động sáng tạo của nhà văn làm phong phú nhiều kiểu kết cấu thú vị.
1.1.2.5. Thi pháp chi tiết nghệ thuật
Chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì khơng có ý nghĩa, nhưng khi kết
lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm. Chi tiết chính là điểm nhìn, thể hiện quan niệm
nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với đối tượng đó. Các chi tiết nghệ thuật bao gồm các loại
màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường nét, chất liệu…tạo thành các thế giới nghệ thuật khác nhau
về chất.
1.1.2.6. Thi pháp lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đặc biệt, được chưng cất từ hiện thực ngơn ngữ của
tồn dân. Các phương diện của lời văn nghệ thuật là ngữ âm, từ vựng, cú pháp, biện pháp tu
từ.
1.2. Thi pháp văn học trung đại
1.2.1. Tính ước lệ
Ước lệ là một quy ước của cộng đồng người. Trong nghệ thuật đó là quy ước chung của
nghệ sĩ và độc giả. Đó là huynh hướng lí tưởng hố để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng
khác với đời sống thực tại. Cái có thật đi vào nghệ thuật được cách điệu hoá cao độ. Trong sự
cách điệu hố đó, thiên nhiên chính là chuẩn mực, là khn vàng thước ngọc để đánh giá vẻ
đẹp. Vì vậy, các nhà văn đều lấy thiên nhiên để so sánh với con người để tôn vinh vẻ đẹp.
1.2.2. Tính quy phạm
Khi sáng tác, các tác giả cũng vay mượn đề tài, cốt truyện, mơtip, có khi cải biên cốt
truyện để tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu sẵn có
đó thành cơng thức.
1.2.3. Tính phi ngã
Thời phong kiến ý thức cá nhân chưa phát triển. Vì thế, trong văn học, yếu tố cá nhân
cũng bị dấu đi, khiến văn chương có tính phi ngã khơng có dấu ấn cái tơi cá nhân, họ thường
sử dụng các cơng thức có sẵn để sáng tác.
1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại
Trong văn chương xưa, thiên nhiên là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trị hết sức quan
trọng trong việc biểu lộ tình cảm, ý chí của con người. Từ đó dẫn đến việc miêu tả thiên
nhiên theo bút pháp đặc biệt là tả cảnh ngụ tình.
1.2.5. Khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại
1.2.5.1 Thời gian nghệ thuật
Từ kinh nghiệm quan sát trực cảm thế giới người ta có hai nhận thức về thời gian: Thời
gian của đời người, của cuộc sống hàng ngày là thời gian tuyến tính, một đi khơng trở lại và
thời gian của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ là thời gian chu kỳ, tuần hoàn, phi thời gian. Người
xưa thường đặt hai loại thời gian này trong thế đối sánh để làm nổi bật những nỗi niềm, triết
lí, hoặc bi kịch của đời người.
1.2.5.2. Khơng gian nghệ thuật
Trong thơ ca bác học, không gian trở nên trừu tượng hoặc ước lệ. Đó là khơng gian
vũ trụ vơ tận mà cõi trần chỉ là nhỏ bé chật hẹp.
1.2.6. Con người trong văn thơ trung đại
Người xưa quan niệm con người là một phần của thế giới trong trục thiên – địa – nhân.
Vì thế cá nhân được thể hiện trong quan hệ với vũ trụ hơn là trong quan hệ với xã hội. Ngoài
ra, toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tơn giáo đạo đức nên chú ý
đến con người xã hội hơn con người tự nhiên, chú ý đạo đức hơn trí tuệ và bản năng. Con
người do Trời sinh và chịu sự chi phối của Trời về “tính” và “mệnh”.
1.3. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xƣơng
1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến
1.3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Nguyễn Khuyến trong thơ vẫn thể hiện quan niệm thẩm mĩ về con người của thơ ca
trung đại. Đó là con người có tầm vóc vũ trụ. Con người ấy ln ln ấp ơm ước mơ, hồi
bão, lí tưởng kẽ sĩ Nho học. Con người thân danh mà chuẩn mực là trung quân. Thế nhưng,
sau khi về Yên Đổ, nhà thơ đã có một quan niệm nghệ thuật về con người ẩn dật.
1.3.1.2. Không gian nghê ̣ thuật
Không gian nghệ thuật trong thơ ông trước hết là không gian vũ trụ. Ngồi ra cịn là
khơng gian làng q bình đạm, yên ắng nhưng vẫn phập phồng sự sống và đa chiều tràn đầy
màu sắc ánh sáng.
1.3.1.3. Thời gian nghê ̣ thuật
Trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tồn tại một thời gian vũ trụ và thời gian đời thường.
1.3.1.4. Nguyễn Khuyến – Sự phức điệu trào phúng với trữ tình.
Có khi vui đùa, châm biếm nhẹ nhàng, bỡn cợt hóm hỉnh, có khi nhà thơ đả kích trực
diện những lối sống rởm đời, những kẻ làm tay sai cho giặc. Khi khác là tiếng nói cảm thán
thương thân và xót xa trước cả một thời đại. Chính sự đan xen sắc thái trữ tình và trào phúng
một cách uyển chuyển, sinh động trong sáng tác của Nguyễn Khuyến theo nhiều cung bậc
trên sẽ dẫn tới sự phức điệu. Nhưng trước cảnh nhiễu nhương của xã hội, dịng thơ trữ tình
Nguyễn Khuyến khơng thể cuồn cuộn nổi lên những con sóng giận dữ đã làm cho thơ trào
phúng của Nguyễn Khuyến chưa thật sắc nhọn, đích đáng như lối thơ trào phúng của Tú
Xương, Hồ Xuân Hương.
1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp Tú Xương
1.3.2.1. Quan niệm về con người trong thơ Tú Xương
* Con người làm trị
Con người làm trị là con người khơng xuất hiện một cách bình thường, tự nhiên như
nó vốn có mà xuất hiện trong tư thế đang “diễn trò”, đang hài hước hóa chính mình.
* Con người hữu danh vơ tài
Con người hữu danh vô tài là con người đỗ đạt, có chức tước, địa vị trong bộ máy cai
trị phong kiến nhưng kém về tài năng và học vấn.
* Con người trượt chuẩn
Con người trượt chuẩn theo Tú Xương, trước hết là con người trượt ra khỏi vị trí, danh
phận vốn có của mình, trượt ra khỏi những chuẩn mực đạo đức qui định. Trượt chuẩn là dấu
hiệu đầu tiên trong quá trình băng hoại về đạo đức con người trước sự Âu hóa văn minh. Con
người trượt chuẩn mà Tú Xương đề cập sẽ trở thành con người tha hóa trong truyện ngắn của
Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,…
* Con người thị tài
Con người thị tài là con người tự đề cao tài năng của bản thân.
1.3.2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương
* Không gian trường thi
Tú Xương miêu tả không gian trường thi để thể hiện quan niệm trước cuộc đời. Không
gian trường thi trong thơ Tú Xương chính là xã hội đương thời thu nhỏ. Ở đây có sự nhố
nhăng của buổi giao thời, sự xuống cấp, trượt chuẩn của con người và đặc biệt có cả sự chế
ngự của đồng tiền, tranh giành đầy phàm tục.
* Khơng gian tết
Với cái nhìn độc đáo, tác giả xem không gian Tết là không gian Tú Xương dành cho
con người làm trò trong thơ ông. Bởi vì hơn bất cứ ngày bình thường nào, trong ngày Tết,
những thói xấu, thói rởm đời, lố lăng, mới càng biểu hiện nổi bật.
* Không gian hưởng lạc
Không gian hưởng lạc trong thơ Tú Xương là những nơi ăn chơi nổi tiếng thời bấy giờ
như Hoàng Thao, Phố Giầy, Tràng Lạc, Viễn Lai,... Ông coi ăn chơi là một thói xấu do đó đã
cường điệu lên để phản ứng lại xã hội.
* Không gian đêm tối
Không gian đêm tối là khơng gian của nỗi lịng, của tâm trạng. Hình ảnh bóng đêm
trong thơ ơng làm ta liên tưởng đến xã hội bế tắc khơng lối thốt lúc bấy giờ.
1.3.2.3. Thơ Tú Xương – Giọng điệu và phương thức thể hiện
* Giọng tâm tình
Giọng điệu tâm tình sẽ nảy sinh khi nhà thơ có sự bộc lộ cái tơi trong lịng.
* Giọng cười biến hóa
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều xác định tiếng cười trong thơ ông không phải tiếng
cười đơn nhất một giọng mà là tiếng cười lắm cung bậc nhiều sắc thái. Mặc dù có sự biến hóa
như vậy nhưng xun suốt thơ ơng vẫn nổi lên một giọng cười chủ đạo, khơng thể lẫn. Đó là
tiếng cười sắc sảo, dữ dội, cay độc và đáo.
* Chất giọng dân gian
Chất giọng dân gian trong thơ Tú Xương được tạo nên từ các yếu tố sau đây: sự tiếp
thu hệ thống hình tượng nghệ thuật và hệ thống thành ngữ, tục ngữ và cách ví von so sánh.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG NHÀ TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƢỚNG
TIẾP CẬN THI PHÁP.
2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay
2.1.1. Thực trạng học thơ trung đại nói chung trong nhà trường trung học phổ thông hiện
nay
Như chúng ta đã biết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung
đại thì khơng chỉ địi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiến thức
về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà cịn địi hỏi người học sinh cũng
phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên. Đây là một địi hỏi chỉ có thể thực
hiện ở những học sinh u thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bối cảnh hiện nay,
còn được mấy học sinh u thích bộ mơn này trong một lớp! Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn
giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên về nội dung. Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú
trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian dài đã gây hậu quả
nghiêm trọng. Chất nghệ thuật, chất văn đã bị thủ tiêu, giờ văn như một giờ giảng đạo đức,
một giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội … người học trở lên chán học,
người dạy thì quen với cách dạy như vậy, ít chịu tìm tịi, khám phá, sáng tạo mà coi đó là
những lối mòn trong đời dạy học. Chất lượng giờ dạy vì thế mà ngày càng đi xuống, mơn
Văn ngày càng mất đi vị thế quan trọng của mình trong việc trang bị kiến thức khoa học,
nghệ thuật, và quan trọng hơn là thiên chức giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh.
2.1.2. Thực trạng dạy học “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú
Xương
Qua thực tiễn dạy học hai bài thơ này, hầu hết giáo viên và học sinh đều rất hứng thú
khi tìm hiểu. Sự hứng thú đến từ phong cách hai tác giả và những đặc sắc nghệ thuật điển
hình trong hai bài thơ. Dù được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử cách đây đã hơn một thế
kỷ, nhưng dường như những vấn đề mà tác giả nêu ra trong hai bài thơ vẫn vô cùng ý nghĩa.
Tuy nhiên khi dạy học hai bài thơ này, qua một thời gian dài vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Đặc biệt là trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương cải cách sách giáo khoa và đổi mới
phương pháp dạy học. Cách dạy cũ chỉ chú trọng về phần nội dung, phần nghệ thuật bị coi
nhẹ và được xem xét một cách lẻ tẻ, khơng có hệ thống. Hiện nay, trong xu thế đổi mới
phương pháp dạy học, tình hình dạy học văn nói chung và hai bài thơ trên nói riêng có nhiều
khả quan hơn. Nhiều phương pháp mới được sử dụng nhằm tiếp cận văn bản một cách tồn
diện hơn. Nhưng vì đây là hai bài thơ thuộc văn học trung đại, viết theo thể thất ngôn bát cú
đường luật, là những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Một bài thơ nhỏ
phải hòa vào “dòng chảy ” nghệ thuật chung trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ và những đặc
điểm thi pháp thời đại. Giáo viên đã chú trọng tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật của hai
bài thơ nhưng có lẽ vẫn bỏ sót nhiều yếu tố quan trọng do nhiều nguyên nhân. Phần sau của
luận văn xin được bổ xung thêm những yếu tố này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
hai bài thơ này.
2.2. Những định hƣớng đổi mới khi giảng dạy hai bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến và “Thƣơng vợ” của Tú Xƣơng từ hƣớng tiếp cận thi pháp
2.2.1.Dạy bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương từ hướng
tiếp cận thi pháp thơ trung đại
Với cách dạy từ hướng thi pháp thì việc giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ
bản về thi pháp thời đại chính là chìa khóa để giải mã một bài thơ cụ thể như thế này. Vì thời
gian có hạn, chúng ta không thể đi giới thiệu tất cả các đặc điểm về thi pháp của văn học
trung đại mà chỉ chú trọng nhấn mạnh những đặc điểm nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất
trong hai bài thơ mà thơi. Có thể tập trung vào các khía cạnh như đề tài, thể loại, bút pháp, thi
liệu, ngơn ngữ, hình ảnh,… Đây sẽ tạo nền tảng cơ sở để tìm hiểu bài thơ một cách khoa học
và có hệ thống.
2.2.2.Dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương theo đặc điểm
thi pháp tác giả
2.2.2.1. Dạy bài Thu điếu theo đặc điểm thi pháp thơ Nguyễn Khuyến
Thi pháp thơ Nguyễn Khuyến là những nét nghệ thuật sáng tạo đặc sắc mang dấu
ấn Nguyễn Khuyến vượt ra ngoài những quy phạm của văn học trung đại. Trong bài thơ Thu
điếu nét đắc trưng thi pháp thơ Nguyễn Khuyến là được thể hiện ở những bình diện sau:
+ Thi đề: Nguyễn Khuyến phá vỡ tính ước lệ ngay từ thi đề. Nếu như thơ ca cổ nói đến mùa
thu thì thường đó là hình ảnh của một bức tranh thu có tính chất khái qt, phổ quát với âm
hưởng buồn sầu rất chung chung thì ở đây, qua thi phẩm, nhà thơ đã đưa chúng ta về với
không - thời gian của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, rất cụ thể và sinh động, không lẫn với bất
kì bức tranh thu nào.
+ Thi hứng: Các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa, như sơng Xích
Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương, bến Phong Kiều,... Nhưng trong các
thi phẩm Nguyễn Khuyến những cảnh quen thuộc thường ngày của nông thôn Việt Nam đã
đem đến nguồn thi hứng trong thơ ông.
+ Thi liệu: trong bài Thu điếu vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng ở
đây lại là những hình ảnh trời thu xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, ao thu bé tẻo teo,... hiện lên
với đặc điểm chung là rất sinh động, cụ thể, rất riêng của vùng đồng chiêm trũng nơi quê
hương tác giả.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: sử dụng dày đặc những từ thuần Việt trong sáng, dể hiểu, giàu sức
gợi: xanh ngắt, lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, gợn tí, vèo, lơ lửng, vắng teo, bèo. Ở đây các
từ được khai thác để diễn đạt các cảm giác khác nhau về mùa thu. Vần eo ở bài Thu điếu là
một sáng tạo của Nguyễn Khuyến tạo cảm giác thu nhỏ, xa vắng. Hẳn trong thơ ca cổ về mùa
thu khơng có được điều tuyệt diệu này. Ngồi ra, các từ láy được sử dụng trong bài thơ góp
phần tạo nên ấn tượng nhẹ nhàng, chậm chạp, yên tĩnh, vắng vẻ của cảnh thu: lạnh lẽo, tẻo
teo, lơ lửng. Cảnh thu được nhìn từ quan điểm của một nhà nho ẩn dật đã được diễn tả bằng
yếu tố tạo hình, tạo ấn tượng của từ ngữ rất thành công.
+ Không gian nghệ thuật: mở ra với bầu trời xanh ngắt, tầng mây lơ lửng. Dưới mặt đất có
ao nước lạnh lẽo, những làn sóng xanh biếc gợn nhẹ, những đám béo, và dưới lớp bèo là
những con cá chứng tỏ sự hiện diện của nó bằng việc đớp động dưới chân bèo, chiếc thuyền
câu mà trên đó, chắc hẳn người câu đang ngồi. Trên bờ là một cái ngõ nhỏ có hàng trúc
quanh có, vắng vẻ. Các yếu tố khơng gian tổng hợp lại thành một bức tranh thu điển hình ở
nơng thơn Bắc Bộ.
+ Thời gian nghệ thuật: xét về mùa, đây là mùa thu, khi thiên nhiên, đất trời ở Bắc Bộ đẹp
nhất, mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. Nhưng thời gian trong cảm nhận của con người ở đây
dường như ngưng đọng. Các hoạt động của nhịp điệu chậm chạp: chỉ là sóng gợn lăn tăn, lá
vàng khẽ bay trong gió, mây lơ lửng, ngõ vắng teo, tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Người
ngồi câu cũng có tư thế gần như bất động: “Tựa gối bng cần lâu chẳng đươc.”. Nhịp thời
gian ngưng đọng đó gợi ấn tượng về sự nhàn nhã của cuộc sống ẩn dật.
+ Con người: nếu trong thơ ca trước đó, tính ước lệ, quy phạm khiến cho hình ảnh của tác giả
thường mờ nhạt, khó có thể cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc thì ở bài thơ này, hình ảnh thi
hào Nguyễn Khuyến hiện lên rất rõ. Hơn thế, đó là hình ảnh của một con người với tâm trạng
thế tình vời vợi, khơn khy. Tập trung thể hiện rõ trong cặp câu thơ kết với tư thế “tựa gối
buông cần” – tư thế co lại, như thu nhỏ mình để tránh cái “lạnh lẽo” giữa “ao thu”. Âm thanh
“cá đâu đớp động dưới chân bèo” khi “tựa gối bng cần lâu chẳng được” có thể tác giả đang
theo đuổi những ý nghĩ thầm kín, riêng tư nào đó nên “lâu chẳng được” chỉ khi tiếng cá đớp
động mới kéo người câu cá trở lại với việc câu cá của mình. Trong thơ văn có truyền thống
lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi việc câu cá là “câu người” để chờ thời. Vì vậy
đằng sau tư thế “tựa gối buông cần” là cả tấm lịng của tác giả, là tâm trạng khơng n trước
thực tại đất nước. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sơng mất vào tay giặc mà mình thì khơng
thể làm gì để giúp đời, giúp nước. Sống làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị thực
dân Pháp xâm lược nên ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ mà để tránh
đời để quên đi những bận lòng mà hòa vào thiên nhiên, non nước của quê hương không
vương giàu sang, phú q. Hai câu kết đã góp phần bộc lộ đơi nét về chân dung tác giả.
Trong những tự tình qua các bài về thu, Nguyễn Khuyến và Đỗ Phủ đều có những tâm sự đau
buồn như nhau. Nhưng nếu Đỗ Phủ đã dùng những hình tượng trong thiên nhiên làm bối
cảnh, để miêu tả rõ ràng những uất hận trong đời ơng thì Nguyễn Khuyến dùng cảnh thu
tượng trưng cho những nỗi niềm chán nản, tủi nhục của mình một cách xa xôi. Hay một số thi
sĩ thế hệ 1930 – 1945, khi mỗi năm hoa cúc nở giữa những chiếc lá vàng rơi, khi gió heo may
hui hắt dưới vầng trăng trong sang, họ cũng cảm thấy rạo rực cần mượn thi ca để bộc lộ
những nỗi hoài niệm riêng tư. Hoặc than khóc cho kiếp duyên dang dở như bà Tương Phố
trong “Giọt lệ thu”. Hoặc lắng nghe hồn mình ngơ ngác, đơn cơi giữa mùa thu như Lưu
Trọng Lư trong Tiếng thu. Hoặc duyên dáng mơ màng như Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu
tới.
Tóm lại, Thu điếu là sự thể hiện một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật phương
Đông: lấy động tả tĩnh. Để gợi cái yên ắng của cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm trạng, tác giả
đã đưa vào bức tranh một nét động duy nhất “cá đâu đớp động đưới chân bèo”. Dù vẫn theo
một số nguyên tắc tả cảnh của thi pháp thơ cổ điển nhưng nhà thơ đã vượt lên những hình
thức ước lệ khi nói về mùa thu như “sen tàn, cúc nở”, “lá ngô đồng rụng”. Nguyễn Khuyến
đã đưa vào thơ những hình ảnh rất thực của cảnh vật quê hương. Vì thế cảnh thu trong thơ
Nguyễn Khuyến tuy đơn sơ nhưng vô cùng gợi cảm tạo nên những rung động sâu sắc trong
lịng người đọc. Nhìn lại các bài thơ mùa thu ngày xưa. Thu hứng của Đỗ Phủ là một trong thi
phẩm tài tử nhất đời Đường, bút pháp miêu tả kỳ diệu, chuyên dùng những hình tượng trong
thiên nhiên làm bối cảnh trợ lực để tự tình những nỗi uất hận bình sinh của tác giả. Còn ngày
nay vào thế kỷ XIX ở nước ta, các bài thơ Thu vịnh, Thu ẩm nhất là bài Thu điếu của Nguyễn
Khuyến là những bài thơ Nôm tuyệt tác trứ danh được người đời truyền tụng cho đến ngày
nay. Tuy xây dựng theo những quy luật gò bó, chặt chẽ của thơ Đường luật mà bao nhiêu tình
ý, cảnh trí Việt Nam đã được giao thoa một cách dung dị, uyển chuyển chưa từng thấy.
2.2.2.2. Dạy bài Thương vợ theo đặc điểm thi pháp thơ Tú Xương
Những nét nghệ thuật sáng tạo đặc sắc mang dấu ấn thi pháp thơ Tú Xương vượt ra
ngoài những quy phạm của văn học trung đại trong bài thơ Thương vợ được thể hiện ở những
bình diện sau:
+ Đề tài: người vợ. Trong thơ trung đại Việt Nam, các nhà thơ ít khi viết về người vợ. Và có
viết về họ chỉ khi họ đã qua đời. Chỉ có một số nhà thơ như Cao Bá Quát, Bùi Hữu Nghĩa,
Phạm Văn Nghị là có viết về vợ mình ngay lúc đang sống. Nhưng viết nhiều nhất và hay
nhất, mà lại là về một người vợ đang còn hiện hữu trên đời thì có lẽ Trần Tế Xương là tác giả
tiêu biểu hơn cả.
+ Bút pháp, giọng điệu: Thương vợ tiêu biểu cho sự hòa hợp giữa hai phẩm chất nghệ thuật
nổi bật trong sáng tác của ông: trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là chính, là cơ bản.
Qua bài thơ này cho chúng ta thấy, bên cạnh một Tú Xương trào phúng sắc sảo, ngang ngạnh,
tinh quái, khác đời là một Tú Xương khác rất mực đằm thắm, biết tự hạ mình để làm đẹp
người khác.
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Thương vợ viết về bà Tú nhưng thực ra lại có sự song hành
của cả hai hình tượng: hình tượng bà Tú được thể hiện một cách nổi bật trực tiếp và hình
tượng ơng Tú được khắc hoạ một cách gián tiếp nấp sau người vợ nhưng vẫn khá rõ nét.
+ Thể thơ: là một bài thơ Nôm được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Ơng khơng
lấy ngun mẫu một bài thơ đường luật Trung Hoa mà ông đã sáng tạo rất lớn trong bài thơ
của mình. Thơ Đường đấy, cũng đề, thực, luận, kết, thất ngôn bát cú nhưng không một chút
khệnh khạng, chỉnh tề, mũ cao áo dài đạo mạo mà gần gũi thân thương như lời nói hàng
ngày. Tài năng của Tú Xương là ở chỗ đã đưa được vào trong thể thơ gị bó này rất nhiều chi
tiết chân thực và sinh động từ cuộc sống một cách rất tự nhiên. Vì thế nét tiêu biểu của bài
thơ Nôm đường luật này là từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng thành cơng hình ảnh,
ngơn ngữ văn học dân gian. Nhưng giản dị được nâng lên tới bác học, tầm thi hào.
+ Chất liệu dân gian: chất liệu dân gian của bài thơ được thể hiện khơng chỉ có giọng điệu,
ngơn ngữ mà cịn là hình ảnh, cảm xúc, quan niệm thẩm mĩ.
- Về ngôn ngữ: bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ ghi âm tiếng Việt. Mà các từ ngữ
trong bài thơ đều là những từ ngữ hết sức giản dị, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp
thường ngày của nhân dân.
- Về hình ảnh thơ: các hình ảnh lấy chất liệu từ văn học dân gian: "thân cò lặn lội". Câu thơ
của Tú Xương có sự kế thừa đầy sáng tạo. Ca dao nói theo chiều thuận “cái cị lặn lội...”, Tú
Xương lại nói theo chiều đảo “lặn lội thân cị”. Cái ý ngược xi, bươn trải nổi lên rõ nét
trong phép đảo ngữ ấy. Khơng phải là “cái cị” nữa mà là “thân cò”. Từ cụ thể mà Tú Xương
đã nâng lên tầm khái quát về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Ca dao mới có khơng
gian “bờ sơng” trống vắng, lộng gió. Câu thơ của Tú Xương có cả khơng gian và thời gian.
“Qng vắng” đêm trường, có cả màn đêm tăm tối để cho bà Tú thành cái “thân cò” mà đi ăn
đêm. Ý thơ khơng dừng ở đó. Câu thơ Tú Xương vừa phảng phất ca dao nhưng lại vừa rất
đường thi “ý tại ngơn ngoại”. “Cái cị” trong ca dao nỉ non, ai ốn trong tiếng khóc và dịng
lệ, cịn bà Tú biết hi sinh nên chẳng nhiều lời, cứ âm thầm, lặn lội, một mình mình biết, một
mình mình hay. Hình ảnh bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của biết bao người phụ nữ Việt Nam, bình
dị, tần tảo, hy sinh cả cuộc đời cho gia đình, cho chồng con...
- Sử dụng linh hoạt các thành ngữ dân gian, cách nói dân gian: cha ơng xưa đã dặn “Con ơi
nhớ lấy câu này, Sơng sâu chớ lội, đị đầy chớ qua”. Vậy mà bà Tú phải qua sông trên con đị
như thế. Ơng Tú đổi từ “đầy” thành “đơng”, kết hợp với mấy từ tượng hình, tượng thanh, tạo
nên câu thơ có hình, có giọng: eo sèo mặt nước, vừa quá tải, vừa hỗn độn, chòng chành rất
đáng sợ. Chỉ đảo nhẹ một cấu trúc câu tạo sự cân đối theo thể luật đường, chỉ thay một vài
chữ trong kho tàng tiếng nói dân gian, “nhà thơ đất Vị Hồng đã sáng tạo được một hình
tượng thẩm mỹ tuyệt vời chân thực, giản dị, tự nhiên thấm đẫm chất dân tộc, rất gần gũi, sống
mãi trong không gian và thời gian. Khi nhìn ngắm, chúng ta thấy rung rinh, ẩn hiện biết bao
hình hài, đường nét chung của vạn triệu bà mẹ, người chị Việt Nam ngày ấy cũng như bây
giờ. Những bà mẹ, người chị gian nan, vất vả hơn nhiều những “con cò, con vạc” thủa xưa.
Hai câu thực phảng phất lời ăn tiếng nói của nhân gian với những thành ngữ được sử
dụng rất tự nhiên “một duyên, hai nợ”, “năm nắng, mười mưa”. Ở đây là “một duyên, hai
nợ”, “năm nắng mười mưa” chứ không phải như trong thành ngữ “một nắng hai sương”. Vậy
điều gì giúp bà vượt qua “một duyên, hai nợ” , “năm, mười” mưa nắng, mưa nắng của cuộc
đời, mưa nắng của cái tính ngang ngược, đành hanh mà khơng ít lần ơng Tú gây ra. Đó chính
là cái tình, cái nghĩa vợ chồng. Điều kỳ diệu là người mẹ, người vợ đó khơng hề ý thức rằng
đó là sự hy sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên,
âm thầm, khơng hề địi hỏi, ốn trách.
- Chất liệu dân gian cịn được thể hiện qua khẩu ngữ đời thường: vẫn là cách nói dân gian,
nghĩ sao nói vậy, khơng cịn nuột nà, ý nhị mà ông dùng tiếng chửi – chửi mát qua hai câu
cuối. Tú Xương nhập thân vào bà Tú để chửi, để rủa chính thói đời bạc bẽo, trách cứ sự vơ
tích sự của mình. Thói đời là những nếp cư xử , hành động xấu chung mà người đời hay mắc
phải. Thói đời mà Tú Xương muốn nói đến ở đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ, là thói vơ
tâm của các ơng chồng với vợ. Thói xấu ấy cũng đã thấm vào người ông Tú, khiến ông ăn ở
bạc với vợ, sống thiếu trách nhiệm, đổ mọi gánh nặng lên đôi vai người vợ. Như vậy, ông Tú
khơng chỉ chửi chung thói đời mà cịn chửi chính bản thân mình. Đây là lời chửi mang đặc
trưng riêng của Tú Xương. Nhà thơ dùng lời ăn tiếng nói của dân gian “cha mẹ” – một cách
chửi có gọng điệu chanh chua, nanh nọc, gay gắt, quyết liệt, lôi cả gốc rễ tông giống của vấn
đề ra mà chửi. Tú Xương đã vượt qua cái hạn chế của tầng lớp và thời đại mình để đi thẳng,
nhìn thẳng vào vấn đề. Vì vậy, lời chửi ấy khơng chỉ để chửi mình mà cịn để chửi đời. Chính
cái xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã đẻ ra thói đời bạc bẽo, những kẻ hợm hĩnh sống
trên lưng người khác, xã hội ấy đã đẩy một Trần Tế Xương tài hoa xuất chúng vào bước
đường cùng, khiến người vợ vốn “ung dung, tính hạnh khoan hịa”, “con gái nhà dịng” của
ơng phải cực khổ, vất vả. Ý nghĩa tố cáo xã hội trở nên nổi bật ở câu kết bài thơ và man mác
trong toàn bài, nóng hổi hơi thở thời đại. Lời chửi cuối bài thơ như càng khẳng định thêm
tình cảm của ơng Tú đối với bà Tú. Người chồng ấy tuy ăn bám vợ con nhưng thực chất
không hề “ăn ở bạc”, không hề “hờ hững”, mà ngược lại dù bất lực trước hồn cảnh nhưng
vẫn ln dõi theo, cảm thơng, sẻ chia, biết ơn vợ.
- Ngoài ra, chất liệu dân gian cị được thể hiện ở tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình: từ
tồn bộ bài thơ, thấy ngầm ẩn hình ảnh tác giả - một người ý thức sâu sắc và chua chát về sự
bất lực của mình, đồng thời, dành cho người vợ tần tảo niềm yêu thương, trân trọng, cảm
thông, cảm thương và sự tri ân sâu sắc. Cịn bà Tú, ta khơng thầy bà "phát ngơn" trong bài
thơ, nhưng chính sự "im lặng" ấy đã nói lên tất cả, về tình nghĩa, về sự thủy chung, về đức hy
sinh thầm lặng...Tình cảm vợ chồng tình nghĩa, thủy chung gắn bó đó cũng rất gần gũi với
điệu tình cảm, với quan niệm thẩm mĩ của dân gian.
Thương vợ là bài thơ ngắn gọn, súc tích, có ngơn ngữ giản dị, giọng thơ ân tình, hóm
hỉnh đã khắc họa chân dung bà Tú – người vợ tảo tần đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu
dức hi sinh vì chồng con, mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời
thấy được yêu thương, trân trọng, cảm thông, cảm thương và sự tri ân sâu sắc của Tú Xương
đối với vợ mình. Bài thơ cịn thể hiện ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội đương thời.
2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với các phƣơng pháp dạy học các tác phẩm văn chƣơng
2.2.3.1. Phương pháp đọc sáng tạo là nền tảng để học sinh tiếp cận nội dung và nắm bắt
những đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ
Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương phương pháp đọc là một trong những
phương pháp quan trọng nhất giúp cho các em từ những tiếp xúc ban đầu với văn bản nghệ
thuật mà hình thành những sự thể nghiệm nghệ thuật, từ đó có cách tiếp cận sâu sắc và toàn
diện đối với tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt cách đọc diễn cảm có một tác động to lớn đối với
cả người đọc và người nghe. Khi đọc đúng giọng điệu của tác phẩm văn học thì hiệu quả
nghệ thuật sẽ rất lớn, bởi chính giọng điệu cũng là một phương diện nghệ thuật của tác phẩm.
Trước khi gọi học sinh đọc bài thơ, giáo viên cần cho học sinh xác định giọng điệu của bài
thơ hoặc định hướng cho học sinh vì ở bài khác nhau lại có giọng điệu riêng. Chẳng hạn với
Nguyễn Khuyến trong Thu điếu cần được đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Nhịp
ngắt chủ yếu là 2/2/3 (hoặc 4/3). Chú ý nhấn giọng vào những từ, cụm từ như: trong veo, bé
tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, quanh co, tựa gối buông cần. Với Tú Xương, giọng
điệu trong Thương vợ giọng đọc xót xa, thương cảm khi viết về thân phận và cuộc sống lam
lũ, vất vả của bà Tú. Hai câu luận đọc với giọng ngậm ngùi, nhấn vào các chữ âu đành phận
như một tiếng thở dài. Hai câu kết đọc với giọng mạnh hơn, bật lên ngữ điệu của tiếng chửi,
vừa mỉa mai, tự trào, vừa cay đắng, thấm thía bi kịch. Yêu cầu khi đọc trước hết là phải đọc
to rõ ràng và khó nhất phải thể hiện đúng giọng điệu.
Hoạt động đọc quyết định một phần không nhỏ tới kết quả giờ dạy, chính vì thế hướng
dẫn học sinh đọc thành công một văn bản văn học cũng là một thành công của giáo viên.
2.2.3.2. Kết hợp một cách hợp lý các phương pháp xã hội học, phương pháp so sánh văn học
và ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy hoc nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy
Dù một giờ dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm, khuynh hướng nào chúng ta
không nên tuyệt đối hóa hay lạm dụng một phương pháp dạy học mà cần có sự kết hợp một
cách hợp lý, nhuần nhuyễn nhiều phương pháp khác nhau. Với đề tài: Dạy học các tác phẩm
thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp, ngồi
việc sử dụng phương pháp hình thức là phương pháp chủ đạo, cần phối hợp với các phương
pháp xã hội học, phương pháp so sánh văn học và kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng đồ dùng dạy học một cách đúng mực.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM DẠY “THU ĐIẾU” (NGUYỄN KHUYẾN) VÀ “THƢƠNG VỢ” (TÚ
XƢƠNG) TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP
3.1. Mục đích thực nghiệm
Việc dạy thực nghiệm bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương
theo hướng tiếp cận thi pháp nhằm những mục đích sau:
- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy học hai bài thơ này theo
hướng tiếp cận thi pháp.
- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề xuất
- Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và học sinh trong quá trình thực nghiệm để điều
chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hồn thiện những đề xuất đổi mới về cách khai thác tác phẩm, cách
tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.
- Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để người nghiên cứu có thể
tiếp tục suy nghĩ về phương pháp dạy học các tác phẩm khác theo hướng tiếp cận thi pháp.
3.2. Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương
vợ của Tú Xƣơng theo hƣớng tiếp cận thi pháp
3.2.1. Khó khăn
Khi tìm hiểu hai bài này, chúng ta gặp phải mốt số khó khăn sau: thứ nhất là làm nổi
bật được bút pháp nghệ thuật của hai nhà thơ trong tác phẩm cụ thể là một điều không mấy dễ
dàng. Thứ hai, để tiếp cận một cách tồn diện hình thức nghệ thuật của văn bản để đi đến giá
trị nội dung của bài thơ thì như đã nói ở trên người dạy và người học ít nhiều phải nắm được
đặc trưng của thi pháp văn học trung đại, thi pháp tác giả cũng như ý thức hệ tư tưởng trong
thời kỳ trung đai,… Đó là địi hỏi mà ít học sinh thực hiện được. Thứ ba, bản thân học sinh
ngày nay rất chán nản khi học văn nhất là những tác phẩm văn học trung đại. Các em, phần
lớn khơng có sự chuẩn bị bài ở nhà. Thứ tư, mỗi bài thơ chỉ trong một tiết (45 phút) phải tìm
hiểu một cách kĩ càng thấu đáo giá vẻ đẹp của một bài thơ Nôm đường luật với nhiều những
yếu tố nghệ thuật quan trọng. Nội dung mang triết lý, tư tưởng sâu xa khó hiểu địi hỏi sự
chuẩn bị kĩ càng của cả giáo viên và học sinh trước khi lên lớp và trong giờ học.
3.2.2. Thuận lợi
Khi tìm hiểu hai bài này, chúng ta có một số thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất là cả Nguyễn
Khuyến, cả Tú Xương đều là những nhà thơ xuất sắc trong văn học trung đại, có rất nhiều
“kênh” để tìm hiểu về hai tác giả này. Thứ hai là hai bài thơ khá tiêu biểu được phổ biến rộng
rãi. Thứ ba là cả hai bài thơ này đều được viết dười hình thức thơ Nơm đường luật, bên cạnh
cái khó của nó thì cũng có một điều khá thuận lợi là lối diễn đạt khá giản dị, dễ hiểu. Thứ tư
là hai bài thơ này được đưa vào chương trình khá lâu, vì thế kinh nghiệm giảng dạy của hai
bài này là khá nhiều, mỗi giáo viên có thể tự rút ra kinh nghiệm cho mình trong mỗi lần dạy
hoặc có thể học hỏi lẫn nhau. Thứ năm là đối tượng là học sinh lớp 11, ở lứa tuổi này các em
đã có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu về đạo đức, thuần
phong mĩ tục của dân tộc, vì thế việc tiếp cận hai bài thơ Nơm cũng khơng q khó khăn.
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và
“Thƣơng vợ” của Tú Xƣơng.
3.3.1. Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
3.3.2. Bài “Thương vợ” của Tú Xương
3.4. Tổ chức thực nghiệm
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm
3.4.2. Dạy thực nghiệm
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là giáo viên
3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là học sinh
3.5.3. Đánh giá kết quả
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Dựa trên những lí thuyết tiếp cận tác phẩm văn chương của các xu hướng dạy học hiện
đại, với đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông
theo hướng tiếp cận thi pháp, luận văn đi sâu vào hướng dạy học tác phẩm văn chương bám
sát thi pháp tác giả, thi pháp văn học trung đại. Đây là hướng dạy học đi sâu vào văn bản để
tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản, dựa trên những đặc trưng thi pháp thơ trung
đại, thi pháp tác giả, từ hình thức nghệ thuật đó suy ra nội dung và tư tưởng của tác phẩm.
Cách dạy này góp phần làm thay đổi lối mòn trong cách dạy học văn truyền thống là luôn coi
trọng phần nội dung của một tác phẩm văn học, có xu hướng biến tác phẩm văn học thành
một giờ giảng đạo đức hay giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội mà coi nhẹ
hình thức nghệ thuật của tác phẩm, hoặc nếu có chú ý tìm hiểu thì cũng chưa thành một hệ
thống và khơng có cơ sở lý thuyết về những đặc trưng nghệ thuật đó. Hơn nữa với hướng dạy
học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp, ngồi lợi ích là dạy học hiệu quả một
tác phẩm cụ thể cịn góp phần trang bị cho học sinh những tri thức về lý thuyết, hình thành
năng lực cảm thụ văn chương, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với môn học này.
Để dạy học thành công bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú
Xương, luận văn đưa ra một số phương pháp dạy học mang tính kết hợp như: phương pháp
hình thức, phương pháp đọc sáng tạo, kết hợp một cách hợp lí với phương pháp xã hội học và
so sánh văn học, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học. Trong
các phương pháp này thì phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp đóng vai trị chủ
đạo, quan trọng nhất. Các phương pháp dạy học này đã được vận dụng vào bài thiết kế giáo
án và đã được kiểm chứng tính khả thi qua hoạt động dạy thực nghiệm.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo
- Tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng
thi pháp.
- Xây dựng rõ ràng tiêu chí hiệu quả của một giờ dạy văn bản nghệ thuật.
2.2. Đối với nhà trường
- Khuyến khích, động viên kịp thời đối với giáo viên.
- Tổ chức các cuộc hội thảo đề các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm chuyên môn
về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng thi pháp.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thời gian nghiên cứu và áp dụng việc đổi mới
phương pháp vào việc day học.
2.3. Đối với giáo viên
- Tích cực phát huy đổi mới dạy học tác phẩm văn chương theo hướng thi pháp.
- Thường xuyên dự giờ để trao đổi chun mơn.
- Tích cực tham gia vào các giờ dạy mẫu nhằm trao đổi kinh nghiệm.
References
1. Vũ Quốc Anh cùng nhiều tác giả (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn
Ngữ Văn lớp 11. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Bảo-Hà Minh Đức-Đỗ Kim Hồi-Nguyễn Hoành Khung- Nguyễn Xuân LạcNguyễn Đăng Mạnh-Đoàn Đức Phƣơng-Vũ Anh Tuấn-Trần Thị Băng Thanh-Lã
Nhâm Thìn-Trần Khánh Thành-Văn Tâm-Nguyễn Quốc Túy-Trần Đăng XuyếnHồng Hữu Yên (1997), Giảng văn Văn học Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục
3. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. Nhà xuất
bản Giáo dục Hà Nội .
4. Ngô Viết Dinh (Chọn và chủ biên) (2001), Đến với thơ Nguyễn Khuyến. NXB
Thanh niên.
5. Hà Minh Đức (chủ biên)( 2001), Lí luận văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)( 2009), Từ điển
thuật ngữ Văn học. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Huyền (tuyển chọn) (1986), Tú Xương tác phẩm và giai thoại. Nhà
xuất bản Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh.
9. Phan Trọng Luận (2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 11.Tập 1, Nhà Giáo dục.Hà Nội
10. Phan Trọng Luận (2007), Văn học nhà trường, nhận diện, tiếp cận , đổi mới. Nhà
xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
11. Phƣơng Lựu ( chủ biên )(2009), Lí luận văn học ( Tập 3)- Tiến trình văn học. Nhà
xuất bản Đại học sư phạm.
12. Hồ Giang Long (2006), Thi pháp thơ Tú Xương. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
13. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Lƣợm (2010), Luận văn thạc sỹ. Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Trần Đình Sử (2001), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại ( Tài liệu BDTX chu kì
1992-1996 cho giáo viên cấp 2 phổ thơng )- Nhà xuấ bản Hà Nội.
16. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
17. Vũ Văn Sỹ (2001), Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
18. Vũ Thanh (2001) Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
19. Tuấn Thành, Anh Vũ (2005), Thơ Trần Tế Xương, tác phẩm và những lời bình. Nhà
xuất bản Văn học.
20. Trần Khánh Thành (2012), 125 bài văn hay. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
21. Trần Nho Thìn (Chủ biên), 2010, Phân tích tác phẩm Ngữ văn 11, Nhà xuất bản
Việt Nam.
NGUỒN TƢ LIỆU THAM KHẢO
1. />2.
3.
4.
5.