Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở việt nam theo quan điểm nhà trường hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.21 KB, 14 trang )



Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở Việt
Nam theo quan điểm nhà trường hiệu


Nguyễn Mạnh Cường

Trường Đại học Giáo dục
Luận án TS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Chính; GS.TS. Vũ Văn Tảo
Năm bảo vệ: 2009


Abstract: Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển nhà trường hiệu quả (NTHQ). Nghiên cứu
về một số nhà trường ở nước ngoài và thích nghi hóa vào điều kiện nhà trường Việt Nam.
Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý nhà trường trung học phổ thông (THPT) Việt Nam
theo quan điểm NTHQ. Xây dựng các tiêu chí quản lý nhà trường THPT theo quan điểm
trên, từ đó đề xuất các giải pháp: tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu
và phương thức tổ chức để nâng cao nhận thức về phát triển nhà trường THPT theo quan
điểm NTHQ cho các lực lượng tham gia giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng thành nhà
quản lý, lãnh đạo chuyên nghiệp; Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà trường theo
hướng phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả lãnh đạo sự thay đổi
nhà trường; Chú trọng lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; Xây
dựng môi trường thân thiện, tạo dựng sự đồng thuận cho các lực lượng giáo dục và vận động
cộng đồng, xã hội tham gia phát triển nhà trường. Thử nghiệm bộ tiêu chí quản lý và xin ý
kiến chuyên gia về các giải pháp phát triển nhà trường THPT Việt Nam theo quan điểm nhà
trường hiệu quả

Keywords: Nhà trường hiệu quả; Quản lý giáo dục; Trường trung học phổ thông; Việt Nam



Content
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng và hiệu quả giáo dục của mọi quốc gia đều được coi là thước đo sự phát triển nền
giáo dục của quốc gia đó. Việc đánh giá sự phát triển của một nền giáo dục trước hết được đánh giá
thông qua chất lượng và hiệu quả giáo dục của các cơ sở giáo dục (nhà trường).
Xét về mặt kinh tế-xã hội (KT-XH), trong phạm vi nguồn lực của mình, mỗi nhà trường tiến
hành hoạt động giáo dục phải mang lại kết quả, mang tính lợi ích đích thực cao nhất cho bản thân
người học, cho chính nhà trường, cho các lực lượng tham gia giáo dục (hưởng lợi từ giáo dục) trong
cộng đồng và xã hội. Những kết quả đích thực đó cũng là mục tiêu cần đạt tới không những của mọi


cá nhân người học, của nhà trường mà còn của cả cộng đồng và xã hội. Như vậy, đứng ở góc độ hệ
thống giáo dục, những nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà quản lý giáo dục và các nhà
khoa học giáo dục luôn luôn tìm cách để các hệ con trong hệ thống (cơ sở giáo dục - nhà trường)
hoạt động có chất lượng và hiệu quả mong muốn. Những thành quả của nghiên cứu về phát triển
giáo dục và thực tiễn quản lý giáo dục của nhiều nước trên thế giới trong nhiều năm gần đây cho
thấy một xu thế có tính tất yếu về phát triển giáo dục trong thời đại ngày nay là hình thành và gia
tăng số lượng nhà trường hoạt động có kết quả đích thực cho người học, cho nhà trường và cho các
lực lượng tham gia giáo dục tại cộng đồng, xã hội. Nói theo cách hiểu hiện nay của một số nhà khoa
học trên thế giới là xây dựng và phát triển các nhà trường hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển KT-
XH của cộng đồng, xã hội.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã xuất hiện một số hướng nghiên cứu về nhà trường hiệu
quả tại những quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Australia và nhiều nước Tây
âu. Trong vài thập niên gần đây nhất, vấn đề nghiên cứu về xây dựng nhà trường hiệu quả đã xuất
hiện ở Cộng hoà liên bang Nga và một số nước đang phát triển.
Đối với nước ta, với “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập, dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc” [65; tr. 8]; Đảng, Nhà nước và toàn dân ta

đã không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng “nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân
tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”; đồng
thời thực hiện “nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn
liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [65; tr. 8].
Tính chất và nguyên lý trên của nền giáo dục nước ta nêu trên thể hiện bản chất về sự đáp ứng của
giáo dục với sự nghiệp phát triển KT-XH của cộng đồng và xã hội trong mọi thời kỳ lịch sử bản
chất.
Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu “Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước
chuyển biến quan trong về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự nghiệp phát triển, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của
nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững
ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế” [23;


tr.186]; Để thực hiện được mục tiêu tổng quát về phát triển KT-XH 5 năm, 2006 - 2010 nêu trên;
Đảng ta đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ “Phát triển khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhận lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức” [23; tr. 187].
Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả giáo dục tại các cơ sở giáo dục nói chung và các trường phổ
thông nói riêng tại Việt Nam đang còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu
cho Đảng, Nhà nước và toàn dân ta tiếp tục nhận thức “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đổi mới tư
duy và phương thức quản lý giáo dục theo phương châm lấy “đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột
phá” [16, tr. 14], nhằm “nâng cao chất lượng và hiệu quả, giáo dục và đào tạo” [16, tr. 162], mà trước
hết là chất lượng và hiệu quả của các nhà trường.
Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam đã cho thấy
muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, trước hết phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của
các cơ sở giáo dục (nhà trường). Như vậy, cần phải có các nhà trường hoạt động có chất lượng và
có hiệu quả. Xét về mặt hiệu quả thì trong hệ thống giáo dục nước nhà cần nhận diện được nhà

trường hiệu quả và phải có giải pháp phát triển “nhà trường hiệu quả” (theo cách dùng thuật ngữ
của nhiều nước trên thế giới hiện nay) ở mọi cấp học, nhưng trước hết là các nhà trường phổ thông
(các cấp học mang tính nền tảng của giáo dục). Mặt khác, trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đã xuất
hiện ngày càng nhiều trường trung học phổ thông (THPT) tiên tiến, xuất sắc, đạt chuẩn quốc gia,
chất lượng cao, trường trọng điểm, Xu hướng phát triển đó là rõ ràng, nhưng việc xây dựng và
phát triển các trường này còn đang thiếu những quan điểm, tiêu chí, giải pháp được thiết lập trên cơ
sở lý luận và thực tiễn để tạo cơ sở bền vững cho hoạt động lãnh đạo, quản lý và thực hiện.
Đã có một số công trình nghiên cứu trên thế giới về quan điểm, tiêu chí của nhà trường
hiệu quả. Một số nước phát triển, đang phát triển trên thế giới và trong khu vực đã vận dụng các lý
luận và thực tiễn xây dựng nhà trường hiệu quả theo các mô hình khác nhau. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu đó và sự vận dụng lý luận chỉ tập trung nhiều vào các trường đại học, hầu như
chưa có các nghiên cứu tiếp cận một cách rõ ràng ở góc độ nhà trường hiệu quả để đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH của cộng đồng, nhất là đối với các nhà trường THPT (cấp học cuối cùng của giáo
dục phổ thông - học sinh có thể đi vào cuộc sống lao động đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của
chính cộng đồng, địa phương và xã hội).
Cho đến nay, tại Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển các nhà trường có chất lượng cao,
nhà trường tiên tiến, nhà trường đạt chuẩn quốc gia, , đang được đề cao; nhưng còn quá ít công
trình nghiên cứu làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà trường hiệu quả trong giáo


dục phổ thông nói chung và trong giáo dục THPT nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở Việt Nam theo quan điểm nhà trường hiệu quả”
để nghiên cứu nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục THPT và phát triển KT-XH của
cộng đồng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhà trường hiệu quả và thực tiễn phát triển giáo dục nhà
trường THPT ở Việt Nam, đưa ra được khái niệm về nhà trường hiệu quả và hệ thống các quan
điểm, nguyên tắc, xây dựng bộ tiêu chí quản lý và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nhà trường
THPT theo quan điểm nhà trường hiệu quả.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Nhà trường trung học phổ thông ở Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà trường nhằm phát triển nhà trường THPT theo quan điểm nhà trường hiệu
quả.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Thế nào là nhà trường hiệu quả ? Những đặc trưng của nhà trường hiệu quả có gì khác
với các nhà trường khác như nhà trường xuất sắc, nhà trường tốt, nhà trường hoàn thiện…?.
4.2. Có thể vận dụng được những đặc trưng cơ bản nào của nhà trường hiệu quả vào điều kiện
của Việt Nam để xây dựng bộ tiêu chí quản lý trường THPT theo quan điểm nhà trường hiệu quả ?
4.3. Các trường THPT cần có các giải pháp gì để phát triển nhà trường hiệu quả trong điều
kiện của Việt Nam?.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bộ tiêu chí quản lý và các giải pháp phát triển nhà trường dựa trên quan
điểm, lý luận về nhà trường hiệu quả và phự hợp điều kiện phát triển nhà trường trung học phổ
thông ở Việt Nam thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của nhà trường THPT Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xác định cơ sở lý luận về nhà trường hiệu quả và thích nghi hoá vào điều kiện nhà
trường Việt Nam.
6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý nhà trường THPT Việt Nam theo quan điểm nhà
trường hiệu quả.


6.3. Xây dựng các tiêu chí quản lý nhà trường THPT Việt Nam theo quan điểm nhà trường
hiệu quả.
6.4. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nhà trường THPT Việt Nam theo quan điểm
nhà trường hiệu quả.
6.5. Thử nghiệm bộ tiêu chí quản lý và xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp phát triển nhà
trường THPT Việt Nam theo quan điểm nhà trường hiệu quả

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Vì sự hạn chế về nguồn lực và thời gian, chúng tôi chỉ: Chọn các trường THPT đại diện cho
thành phố, đồng bằng và miền núi ở phía Bắc làm mẫu nghiên cứu và thử nghiệm và chỉ tập trung
nghiên cứu các mặt, các nội dung về hoạt động quản lý nhà trường công lập, dân lập của Việt Nam.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Khẳng định quản lý nhà trường THPT theo quan điểm nhà trường hiệu quả là một quan điểm hiện
đại, tiên tiến.
8.2. Bộ tiêu chí quản lý nhà trường trung học phổ thông lần đầu tiên được tác giả đề xuất là
điều kiện tiên quyết để phát triển nhà trường theo quan điểm nhà trường hiệu quả.
8.3. Nếu vận dụng tốt bộ tiêu chí quản lý và các giải pháp phát triển nhà trường hiệu quả vào
điều kiện và hoàn cảnh của từng trường thì chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng quản lý của nhà
trường.
8.4. Bộ tiêu chí và các giải pháp đưa ra là phù hợp, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhà
trường THPT hiệu quả ở Việt Nam.
9. Những đóng góp mới của Luận án.
9.1. Hệ thống hóa và phân tích, đánh giá các nghiên cứu về NTHQ trong nước và trên thế giới,
xây dựng cơ sở lý luận về phát triển nhà trường THPT hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
của Cộng đồng.
9.2. Chỉ ra được thực trạng công tác tổ chức và quản lý một số nhà trường THPT có danh
tiếng tại Việt Nam (trường tiên tiến, trường xuất sắc, trường đạt chuẩn quốc gia, trường có chất lượng
cao, trường trọng điểm, ) trên cơ sở lý luận về nhà trường hiệu quả.
9.3. Nêu lên được các quan điểm, nguyên tắc nhằm phát triển nhà trường THPT của Việt Nam theo
quan điểm nhà trường hiệu quả.
9.4. Xây dựng bộ tiêu chí quản lý và đề xuất được các giải pháp làm cơ sở phát triển nhà trường
THPT theo quan điểm hiệu quả ở Việt Nam.
10. Cơ sở phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu


10.1. Cơ sở phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường; trong
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã chọn hướng tiếp cận như sau:
- Tiếp cận lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển giáo dục với phát triển
KT-XH của cộng đồng.
- Tiếp cận hệ thống: Kế thừa có chọn lọc các thành quả nghiên cứu về quan điểm,
tiêu chí, giải pháp quản lý về xây dựng, phát triển các nhà trường hiệu quả trong nước và trên thế
giới.
- Tiếp cận thực tiễn- phát triển: Gắn kết với thực tiễn phát triển giáo dục và đổi mới
quản lý giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
10.2. Phương pháp nghiên cứu
10.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bằng nghiên cứu luật pháp, đường lối chính sách và cơ chế quản lý giáo dục của Đảng và Nhà
nước, nghiên cứu các công trình khoa học (trong và ngoài nước) về nhà trường hiệu quả. Phương
pháp này được sử dụng nhằm chuẩn hoá các khái niệm hoặc thuật ngữ; chỉ ra các cơ sở lý thuyết,
thực hiện các phán đoán, trình bày các suy luận để chỉ ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật
vận hành của các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý nhà trường hiệu quả. Phương pháp nghiên
cứu lý luận cho phép chỉ ra những cơ sở lý luận cơ bản về tổ chức và quản lý nhà trường hiệu quả
dưới góc độ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển giáo dục và phát triển KT-XH của cộng đồng
dân cư tại Việt Nam.
10.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
10.2.2.1. Phương pháp quan sát.
Phương pháp này được thể hiện bằng việc người nghiên cứu tiếp cận và xem xét hoạt động
quản lý của hiệu trưởng trường THPT tại ngay trường của họ. Mục đích chính của việc sử dụng
phương pháp này là tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý nhà trường, quản lý dạy học của hiệu
trưởng trường THPT. Mặt khác, nhờ phương pháp này, người nghiên cứu có thể khẳng định kết quả
định tính của việc kiểm chứng các giải pháp quản lý do mình đề xuất.
10.2.2.2. Phương pháp điều tra.
Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc và nội dung chủ định của
người nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm



minh chứng được thực trạng các giải pháp QL hiện có tại các trường THPT và phân tích thực trạng
công tác QL của một số trường THPT.
10.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm.
Trong luận án này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo hai phương thức chủ yếu sau:
- Thực nghiệm ngắn hạn: là việc tổ chức thực hiện một số tác động quản lý vào đối tượng thực
nghiệm trong một thời gian ngắn để thu lại các kết quả khách quan minh chứng cho giả thuyết thực
nghiệm.
- Thực nghiệm dài hạn: được tiến hành bằng việc tổ chức thực hiện đồng bộ một loạt các tác
động QL tới đối tượng QL trong một thời gian dài và theo dõi diễn biến của đối tượng để rút ra kết
luận cần thiết.
10.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Bằng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn mà
rút ra lý luận; phương pháp này được sử dụng với mục đích chủ yếu là đánh giá mức độ khả thi của
các giải pháp QL đã đề xuất nhờ vào kinh nghiệm QL của đội ngũ CBQL trường THPT.
10.2.2.5. Phương pháp chuyên gia.
Bằng việc tổ chức các hội thảo với các chuyên gia (các CBQL đương nhiệm, lãnh đạo các tổ
chức, đoàn thể và các giáo viên có kinh nghiệm) ở trường THPT; phương pháp này được sử dụng
với mục đích xin ý kiến của chuyên gia đánh giá về các giải pháp quản lý nhà trường mà họ đang sử
dụng, các giải pháp QL mà chúng tôi đề xuất và dùng để tìm được các kết luận thoả đáng trong việc
đánh giá những tiêu chí định tính về công tác QL. Phương pháp này còn giúp cho người nghiên cứu
tìm hiểu mức độ tán thành của chuyên gia về các giải pháp dự kiến đề xuất và mức độ vận dụng các
giải pháp QL đó tại trường của họ. Mặt khác, phương pháp này dùng để xem xét tính hợp lý và khả thi
của các giải pháp QL được đề xuất sau khi hoàn chỉnh các giải pháp dự kiến.
10.2.2.6. Các phương pháp thống kê toán học.
Bằng việc sử dụng một số thuật toán thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu giáo dục;
phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên
cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của việc phương pháp điều tra.
11. Cấu trúc của luận án
Luận án này có cấu trúc bằng các phần và các chương chủ yếu sau:

- mở đầu : 9 trang, từ trang 10 đến trang 18;
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nhà trường hiệu quả (46 trang, từ trang 19
đến trang 64);


- Chương 2: Cơ sở thực tiễn và các quan điểm, nguyên tắc phát triển nhà trường THPT Việt
Nam theo quan điểm nhà trường hiệu quả (39 trang, từ trang 65 đến trang 103);
- Chương 3: Bộ tiêu chí quản lý, các giải pháp phát triển nhà trường THPT Việt Nam
theo quan điểm nhà trường hiệu quả và kết quả thử nghiệm (57 trang, từ trang 104 đến trang 160);


References
Tiếng Việt
1. AFanaxep V. G (1979), Thông tin xã hội và quản lý xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ Trường phổ thông, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1985), Báo cáo của Bộ GD&ĐT về công tác phát triển giáo dục -Viện
Khoa học Giáo dục Hà Nội - 1986
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo tại Hội nghị
giám đốc sở (Đã Nẵng 18-20/7/2001), Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Bảo - Hà Thị Đức (2000), Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
7. Đặng Quốc Bảo (1997), Bài giảng về phạm trù "nhà trường" và một số đặc trưng phát triển
nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
8. Đỗ Thị Bình (1995), Tổng quan về giáo dục Thái Lan, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Phan Văn Các (1994), Giáo dục Trung Quốc trong cải cách, Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Phúc Châu (1998), “Tăng cường hiệu quả quản lý trường phổ thông trung học bằng công
cụ quản lý”, Nghiên cứu giáo dục (số 6/1998), Hà Nội.
12. Nguyễn Phúc Châu (2000) “Tiếp cận thuật ngữ dạy học dưới góc độ của lí luận quản lí”,
Nghiên cứu giáo dục, số chuyên đề (346, quý 3/2000), Hà Nội.
13. Nguyễn Phúc Châu (2001) “Quan điểm và phương thức đánh giá hiệu quả quản lí trường trung
học phổ thông”, Nghiên cứu giáo dục, (số 2/2001), Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Châu (2003): Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của
hiệu trưởng trường THPT; luận án tiến sĩ giáo dục, Thư viện quốc gia Hà Nôi.
15. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD
& ĐT và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Hà Nội.


16. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục
2001 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 /12 /2001 của Thủ tướng
Chính phủ), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
18. Diviaghin I . A (1984), Pháp luật và quản lý, NXB Pháp lý, Hà Nội.
19. Hoàng Dân, Nguyễn Văn Bảo và Trịnh Ngọc ánh (1997), Mở rộng vốn từ Hán Việt, NXB
Đại học quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương
khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24 Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đỗ Ngọc Đạt (1994), Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và xã
hội học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
27. Phan Huy Giảng và Nguyễn Sinh Huy (1995), Giáo dục Đài Loan, Viện khoa học giáo dục,
Hà Nội.
28. Nguyễn Công Giáp (1998), “Bàn về chất lượng và hiệu quả giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo
dục, (số 5 /1998), Hà Nội.
29. Hướng dẫn lập kế hoạch GDCMN (2000) UNESCO, Văn phòng khu vực châu á Thái Bình
Dương về Giáo dục.
30. Phạm Minh Hạc (1981), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà
Nội.


31. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Viêt nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
32. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
33. Hersey Paul & Blanchard Ken (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
34. Ngô Hào Hiệp (1994), Tổng quan về giáo dục Châu á, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
35. Đặng Vũ Hoạt (1996), Giáo dục quốc tế, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
36. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (1996), Lý luận dạy học đại học, Trường Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
37. Đào Duy Huân (1996), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Phan Hùng (2001), Giáo dục úc, Giáo dục Đức, Chuyên mục Trong thế giới giáo dục, Báo
Giáo dục và Thời đại, số 111, trang 41.

39. Nguyễn Sinh Huy (1995), Bốn con rồng Châu á - Vai trò của giáo dục và sự phát triển, Viện Khoa
học giáo dục, Hà Nội.
40. Nguyễn Sinh Huy (1996), Đổi mới lí luận giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Đình Hương (chủ biên) (1993), Thuật ngữ thiết yếu về kinh tế thị trường, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Ilina. T. A (1979), Giáo dục học (tập 1, 2 và 3), NXB Giáo dục, Hà Nội.
44. Jean-Marc Denommé và Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương
tác: Bộ ba Người học-Người dạy-Môi trường, NXB Thanh niên, Hà Nội.
45. Mai Hữu Khuê (1882) Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao động, Hà Nội.
46. Trần Trọng Kim (1992), Đại cương về triết học Trung Quốc: Nho giáo, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh.
47. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1997), Một số vấn đề về quản lý nhà nước, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Hữu Lam. MBA (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục.
49. Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, NXB Văn hoá, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục học (Đề tài Khoa học công nghệ
cấp Bộ, mã số: B98. 53-11), Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.


51. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, (tập V, tập VII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
52. Kiều Nam (1983), Tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Ngọc (2001), Giáo dục Mỹ, Báo Giáo dục và Thời đại, số 111, ngày 15/9/2001, trang
41.
54. Hà Thế Ngữ (1986), Quá trình sư phạm: bản chất, cấu trúc và tính quy luật, Viện Khoa học
giáo dục, Hà Nội.
55. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (Tập1 - 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
56. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.

57. Trần Đình Nghiêm (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành giáo dục và đào
tạo Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Hoàng Đức Nhuận (1994), Nền giáo dục của Nam Triều Tiên, Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
59. Hồ Oanh, (2001), Liên Bang Nga: cải cách giáo dục; Báo Giáo dục & Thời đại, số 115, ngày
25/9/2001, trang 12.
60. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần (đồng chủ biên) (2000), Khoa học lãnh đạo hiện
đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Lê Đức Phúc (1995), Tổng quan về giáo dục Liên bang Đức, Viện Khoa học giáo dục, Hà
Nội.
62. Lê Đức Phúc (1997), “Chất lượng và hiệu quả giáo dục”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (số 5/
1997), Hà Nội.
63. Pôpốp G. Kh. (1998), Những vấn đề về lý luận quản lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường
Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.
65. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
66. Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng của Châu á - Thái
Bình Dương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
67. Richard W.Riley (2000), Bức tranh của nền giáo dục Mỹ ngày nay, Tạp chí điện tử của Bộ ngoại
giao Mỹ (tháng 6 năm 2000).


68. Ruzavin G.L (1993), Các phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội.
69. Savin N. V, (1983), Giáo dục học (tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
70. Nguyễn Hải Sản (1998), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội.
71. Shemakin J. I (1997), Ngữ nghĩa học của công nghệ thông tin (Trong cuốn: Khoa học và
công nghệ thông tin thế giới đương đại), Thông tin khoa học xã hội - chuyên đề, Hà Nội.
72. Vũ Văn Tảo (1996), “Những giá trị về tổ chức và quản lý”, Tạp chí Nghiên cứu phát triển giáo

dục (số 4/1996), Hà Nội.
73. Lê Doãn Tá- Vũ trọng Dung (2007), Giáo trình Triết học Mác- Lê nin, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia.
74. Vũ Xuân Thái (1999), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
75. Nguyễn Khắc Thìn - Trịnh Thị Ninh (1994), KAIZEN Chìa khoá của sự thành công về quản lý
của Nhật Bản, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
76. Đỗ Hoàng Toàn (1998), Lý thuyết quản lý, Uỷ ban Quốc gia dân số - Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
77. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), (2000), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
78. Trần Thúc Trình (1994), Sự nghiệp giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước
cộng hoà Pháp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
79. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo (1996), Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về: giáo dục
và công tác quản lý (tập tư liệu trích dẫn), Hà Nội.
80. Tsunesaburo Makiguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Trường Đại học tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, NXB trẻ.
81. Trần Quang Tuệ (dịch và biên soạn) (1998), Sổ tay người quản lý (kinh nghiệm quản lý Nhật
Bản), NXB Lao động, Hà Nội.
82. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
83. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1999), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
84. Nguyễn Mạnh Tường (1995), Lý luận Giáo dục Châu Âu (Thế kỷ thứ XVI - XVII - XVIII),
NXB Giáo dục.
85. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) và Trần Hữu Luyến - Trần Quốc Thành (2000), Tâm lý học
đại cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.


86. Viện khoa học giáo dục (1985), Quản lý trường trung học cơ sở, Hà Nội.
87. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc gia,
Hà Nội .

88. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
89. Nguyễn Như ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
90. Zimin. P.V - Kônđakốp M. I - Xaxeđôtôp. N. I (1985), Những vấn đề về quản lý trường học,
Trường Cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục.
Tiếng Anh
91. Caldwell, B&Spinks, J. (1992) Leading the Self- managing School, The Falmer Press, London.
92. Higgins James M. (Crummer School Rollins College) (1990), The Management Challenge An
Introduction to Management. Macmillan Publishing Company New York, Colljer Macmillan
Canada Toronto.
93. Oxford University Press (1995), Oxford Advanced Learner’s Dictionary - New Edition.
94. Peter Van Petegem (2000), Educational Quality; The School Effectiveness;
Self -evaluation in School; The School development plan, Dratf proect: School Management,
HRCTEM - VVOB, HaNoi.
95. Purkey,S.C., and M.S.Smith.1982, Sunthesis of Rearch on Effective School ,” Educational
Leadership.
96. UNESCO (1991) Micro - Level: Educational Plannning and Management (Handbook),
UNESCO Principal Regional Office for ASIA and the Pacific, Bangkok.
97. Ramsay. W. and Clark . E. E. (1990), New Ideas for Effective School
Improvement, London: Falmer Press, Chapter 2.
98. Thomas, H. and Martin, H.(1996) Managing Resources for School Improvement: Creating a Cost-
Effective School London: Routledge.
99.Yin Cheong Cheng (1996), School Effectiveness and School–based Management: A
Mechanism for Development, the Falmer Press, London – Washington D.C
100. Wily H. (1991), School-Based Management and its Linkages with School Effectiveness, in
Mckay, I. and Caldwell, B.J (Eds). Researching Educational Management Administration: Theory
Practice. ACEA, Chapter 12.

Tiếng Pháp



105. Jean Valérien (1991), La gestion administrative et pédagogique des écoles, UNESCO –
ACCT.
106. Le Petit Larousse (illustré 1993), Dictionnaire Encylopédique Larousse - 17, Rue du
montparnasse - 75298, Paris cedex 06.



×