Tải bản đầy đủ (.docx) (232 trang)

Phân tích 12 tác phẩm trọng tâm ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.12 KB, 232 trang )

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( HCM)
ĐỀ 1: Nhận xét về Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng
“Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định
“Tuyên ngơn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”. Từ việc cảm nhận về
giá trị của bản Tuyên ngơn Độc lập, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?
BÀI LÀM:
Nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, ta liên tưởng ngay tới một chân dung giản dị mà
vĩ đại, một lãnh tụ kiệt xuất mà gần gũi. Nhưng Người còn được nhắc đến với tư
cách một nhà văn, một nhà thơ. Như Hồ Chí Minh từng nói: “Tơi hiến cả đời tôi
cho dân tộc tôi”, cuộc đời bảy mươi chín xuân của Người từ khi là anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành bước đi trên bến Nhà Rồng (05/06/1911) cho đến khi xuôi tay
nhắm mắt (02/09/1969), không lúc nào trái tim vĩ đại ấy dừng nghĩ cho đất nước,
dân tộc. Về sự nghiệp sáng tác, Người để lại cho kho tàng văn học dân tộc nhiều
tác phẩm giá trị, phong phú về thể loại. Trong đó, đặc sắc phải kể đến là những áng
văn chính luận. Phong cách sáng tác trong văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập
luận chặt chẽ lí lẽ đanh thép. Là một văn kiện lịch sử quan trọng, Tuyên ngôn độc
lập đã tổng kết một thời kỳ đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu
tranh giành độc lập và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt
Nam mới.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước bước vào kỷ nguyên
của độc lập, tự do nhưng vẫn phải đứng trước những thách thức của cảnh “ngàn
cân treo sợi tóc” khi bọn đế quốc và thực dân lợi dụng danh nghĩa quân Đồng minh
âm mưu cưóp nước ta một lần nữa. Chính trong thời điểm ấy, ngày 2 tháng 9 năm
1945 trên Quảng Trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tun
ngơn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đây là bản tuyên
ngôn viết cho nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới và công luận Quốc tế. Nhận
xét về Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng “Tuyên ngôn độc
lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định “Tun ngơn Độc
lập là một áng văn chính luận mẫu mực”.
Hai ý kiến đưa ra những cái nhìn và cách đánh giá khác nhau về Tuyên ngôn Độc
lập của Hồ Chí Minh, ý kiến thứ nhất làm nổi bật giá trị lịch sử, giá trị pháp lý mà


Tuyên ngôn đã làm được. Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn”, kết tinh
truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, góp phần làm phong phú
về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới – quyền độc lập, tự do. Tuyên ngôn


Độc lập đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy”.
Bản Tuyên ngơn chính thức chỉ ra một chính quyền cách mạng mới của nhân dân
Việt Nam được xây dựng và trưởng thành theo đúng ý nguyện của mọi tầng lớp
nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập khẳng định ý chí sắt đá
khơng gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc
Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện “Khơng có gì q hơn độc lập, tự
do”.
Tun ngôn Độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh
hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai
cấp vô sản được đề cập trong Tun ngơn Đảng Cộng sản. Nó thể hiện rõ nét cách
mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản
Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vơ sản thế giới, có sứ
mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại.
So với bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt)
và bản Tun ngơn Độc lập lần thứ hai (Bình Ngơ đại cáo - Nguyễn Trãi) thì bản
Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới, vượt hơn ở
tầm vóc hướng ra thế giới trên tinh thần dân chủ, tự do có kết hợp với truyền thống
yêu nước và tư tưởng nhân đạo của dân tộc.
Ý kiến thứ hai, nhấn mạnh hơn vào giá trị nghệ thuật của tác phẩm, vào văn phong,
cách thức lập luận, vào bản lĩnh, tư duy của một bậc thầy chính luận khi đặt bút.
Tồn văn bản Tun ngơn Độc lập khơng q dài mà rất súc tích, cơ đọng, hàm ý
sâu xa. Hồ Chí Minh dùng những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những

bằng chứng không thể chối cãi được để viết nên áng văn chính luận mẫu mực.
Khơng chỉ vậy, văn kiện này cịn là tấm lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân
tộc mãnh liệt, sự khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập
của nhân dân Việt Nam ở Người.
Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liên hệ chặt chẽ với
nhau. Trong phần một, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chân lí về nhân quyền và
dân quyền để làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn. Việc dẫn hai bản tuyên ngôn
này, Bác đã đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của ta ngang hàng với các bản Tuyên
ngôn của các nước lớn như Pháp và Mĩ. Từ đó khẳng định quyền thiêng liêng của
mỗi con người. Không những thế, Bác đã nâng lên thành quyền thiêng liêng của


mỗi dân tộc: “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do”. Bằng phép so sánh tương đồng, hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã là cơ
sở pháp lý vô cùng chắc chắn để dân tộc Việt Nam nêu cao quyền độc lập.
Phần thứ nhất đã làm nền cho phần thứ hai của bản Tuyên ngôn. Nếu trong phần
thứ nhất Bác khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con người, của mỗi dân tộc là
quyền được sống, được tự do, được độc lập và mưu cầu hạnh phúc thì trong phần
thứ hai của bản Tuyên ngôn, Bác đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho
đất nước ta, nhân dân ta. Hành động của chúng thật dã man, vô nhân đạo, đi ngược
lại tinh thần của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp,
vạch rõ bản chất gian xảo của bọn thực dân Pháp. Trong phần này Bác lại nêu rõ
tinh thần nhân đạo, yêu độc lập lự do và tinh thần quyết tâm giành và bảo vệ độc
lập của dân tộc ta. Đến phần thứ ba (phần cuối) Bác lại nói về kết quả của tinh thần
yêu nước, yêu độc lập tự do của dân tộc ta và tuyên bố trịnh trọng với thế giới rằng
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước
tự do độc lập”.
Như vậy, ta thấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có một kết cấu, bố cục
khá chặt chẽ. Hơn nữa, lời lẽ của bản Tuyên ngôn hùng hồn, nhịp điệu câu văn khá

dồn dập, sắc cạnh. Có những câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt một ý nghĩa
vô cùng phong phú như câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thối vị”. Câu
văn chỉ có chín từ thơi nhưng lại diễn đạt được bao biến động của thời điểm lịch sử
lúc bấy giờ.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập này Bác đã sử dụng rất thành công các biện
pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, phép liệt kê để nhấn mạnh, vạch rõ tội ác của kẻ thù
đã gieo rắc cho nhân dân ta, đất nước ta trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến văn
hóa, kinh tế... Trong bản Tun ngơn Độc lập, Bác cịn dùng phép tăng cấp:
“...tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà
Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước
Việt Nam”. Với phép tăng cấp này, Bác đã thể hiện cao độ tinh thần độc lập tự chủ
của cả dân tộc. Qua những điều trình bày trên, ta thấy rõ Tuyên ngơn độc lập của
Hồ Chí Minh có một giá trị văn chương lớn.
Tóm lại, có thể thấy, cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng
như đối lập, mâu thuẫn nhưng thực chất là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá
trị to lớn của bản tun ngơn. Đó là sự kết hợp hài hịa giữa lịch sử chính trị và văn
chương nghệ thuật. Tuyên ngân Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn


chính luận mẫu mực; là văn bản pháp lý, văn hố của mn đời; là hội tụ vẻ đẹp tư
tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của tồn dân tộc Việt Nam – Bản
Tun ngơn xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn”.
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đối mới. ”
Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một thời đại mới, vẻ vang, cũng đồng thời kết tinh
trong đó giá trị lịch sử, giá trị thời đại và chắc chắn sẽ trường tồn bất diệt!
ĐỀ 2: Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết:
Hỡi đồng bào cả nước.
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln ln
được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam
2016)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại
cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập
dân tộc của mỗi tác giả.
HƯỚNG DẪN:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Phân tích đoạn trích mở đầu Tun ngơn độc lập (Hồ Chí Minh).
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:


- Nội dung: đoạn trích đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao cả của con
người khơng ai có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình
đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do…
+ Mở đầu bản Tun ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tun
ngơn của người Pháp và người Mĩ.
+ Dùng phép suy luận tương đồng, sau khi trích Tun ngơn Độc lập của Mỹ,
Người cịn “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra
đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do”.
+ Rồi cuối cùng khẳng định: “đó là những lẽ phải khơng ai có thể chối cãi được”.
- Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, súc tích, vừa

khéo léo vừa kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết
phục.
+ Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những
danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp…
+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của
dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra,
đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa
thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng
liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được
+ Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: lời suy rộng ra của Người mang tư
tưởng lớn của nhà cách mạng. Người đã phát triển quyền lợi của con người lên
(thành) quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một
đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu
tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân
loại trong thế kỉ XX.
* Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi) để nhận xét
về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
- Phần đầu Bình Ngơ đại cỏo: Nêu luận đề chính nghĩa.
+ Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của t tởng nhân nghĩa v
đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nớc Đại Việt: Cơng
vực lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt...
+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên
ngôn.


- Nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
+ Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học -nhân văn sâu
sắc. Cả hai đoạn trích đều xác lập cơ sở pháp lí cho mỗi tun ngơn.
+ Khác nhau: Mỗi tác giả đều sáng tạo với vẻ đẹp độc đáo riêng. Bình

Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi dựa trên lập trường "Nhân nghĩa" của dân tộc Việt
Nam (yên dân, trừ bạo) cịn Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh đứng trên lập
trường quyền bình đẳng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc. Bình Ngơ đại cáo có
phạm vi nội bộ trong nước Đại Việt cịn Tun ngơn độc lập ngồi việc tun bố
trước tồn thể dân tộc Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao
mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo khi văn sử
bất phân cịn tác phẩm của Hồ Chí Minh theo thể tun ngơn…
- Lí giải (khuyến khích HS)
+ Giống: bởi vì cả hai tác giả đều là những danh nhân lớn của Việt Nam, tiếp
thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, có lịng u nước, u nhân dân.
+ Khác: bởi vì hồn cảnh sống giữa hai tác giả khác nhau, vốn sống, vốn hiểu
biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt là ngoài tinh hoa của dân tộc,
Hồ Chủ tịch còn tiếp thu cả tinh hoa văn hố thế giới một cách có chọn lọc…

TÂY TIẾN ( Quang Dũng)
ĐỀ 1: Cho đoạn thơ:


Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mưởng Hịch cọp trêu người

Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017, tr. 88)
Anh/chị hãy cảm nhận bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính
qua đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về bút pháp tài hoa lãng mạn của nhà thơ.
BÀI LÀM:
Nói về Quang Dũng là nói về một người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ. Bạn bè
đồng chí thường trầm trồ thán phục trước tài năng nhiều mặt của ông. Không chỉ
hát hay, đàn giỏi mà ông còn sáng tác nhạc, vẽ tranh và viết kịch. Đặc biệt, trong


những giây phút thăng hoa của tâm hồn, Quang Dũng cũng có những bài thơ để
đời như “Tây Tiến”, “Đơi mắt người Sơn Tây”, “Đôi bờ” và nhiều tác phẩm
truyện, kí khác…Chính bởi sự đa tài ấy mà hồn thơ Quang Dũng cũng mang nét
riêng độc đáo. Đó là một tâm hồn thơ bay bổng lãng mạn, phóng túng và tài hoa.
Đọc thơ của Quang Dũng , ta như vừa nghe giai điệu ngân vang của một nhạc
phẩm, vừa tưởng thấy sắc màu và đường nét của một bức họa. Lại vừa cảm cái
chân tình, sâu sắc của đời lính. Tất cả quyện hòa nhuần nhuyễn mà tự nhiên, sinh
động mà sâu lắng. Đặc biệt, ở những bài thơ viết về người lính của ơng. Tây Tiến
là bài thơ nổi tiếng nhất của ông, cũng là một trong những sáng tác hay nhất viết về
người lính thời chống Pháp của văn học dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn đầu
bài thơ: Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân qua miền Tây Bắc hùng vĩ,
hiểm trở, gian nan vất nhưng khơng kém phần thơ mộng mà ấm áp tình người.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mưởng Hịch cọp trêu người
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Với cảm xúc nhớ nhung, hồi niệm chân thành mà sâu sắc,những hình ảnh
thơ gợi về từ miền kí ức khơng xa với đồn binh Tây Tiến, một đơn vị quân đội
chống Pháp ở biên giới Việt Lào, nơi ơng từng gắn bó gần hai năm vào sinh ra tử,
và với tâm hồn lãng mạn hào hoa, Quang Dũng đã viết nên bài thơ “ Nhớ Tây
Tiến” , Sau đổi thành “Tây Tiến”. Bài thơ in trong tập thơ “Mây đầu ô”.
Cả bài thơ gồm có 4 đoạn thơ, mạch cảm xúc là nỗi nhớ của nhà thơ về “Tây
Tiến” từ những chặng đường hành quân gian khổ đến những lúc dừng chân nghỉ
ngơi và cả khi đau đớn tột cùng trước những hi sinh mất mát của đồng đội mình, và
kết lại bài thơ là lời thề gắn bó với mảnh đất thiêng liêng Tây Bắc.
Bài thơ được viết năm 1948 khi Quang Dũng đã rời xa đoàn quân Tây Tiến,
một đơn vị quân đội chiến đấu chống Pháp ở biên giới Việt Lào, nơi mà ơng đã
gắn bó hai năm trên cương vị đại đội trưởng. Mới chỉ rời đơn vị không lâu, ngồi tại
Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ về Tây Tiến, về mảnh đất và con người nơi ấy đã thôi
thúc nhà thơ cầm bút viết lên những vần thơ đầy xúc động.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Dòng hồi tưởng đưa Quang Dũng trở về với những kí ức xa xưa: về những cung
đường chiến đấu, về đồng đội của mình… Mỗi kí ức là một mảng ghép tạo thành
bức tranh đa sắc màu về miền nhớ “Tây Tiến” thân thương. Khởi đầu của nỗi nhớ
là hình ảnh sơng Mã hiện ra vừa thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vừa ẩn chứa nét

hoang sơ, dữ dội, một dịng sơng gắn liền với chặng đường hành quân của người
lính, trở thành chứng nhân lịch sử, thành kỉ niệm trường tồn của những ngày tháng
chiến đấu và hi sinh. Nhớ về sông Mã là nhớ về đoàn quân Tây Tiến, hai tiếng
thân thương ấy vang lên đầy tha thiết trong dòng cảm xúc nhớ nhung đầy tiếc nuối!
Các từ “rồi”, “ơi” đặt cuối mỗi cái tên được xướng lên nghe như da diết ngân vang,
xúc động lòng người.
Nhớ về Tây Tiến là nhớ về núi rừng hoang sơ, địa bàn hoạt động của đoàn
binh. Nhà thơ điệp lại hai lần từ “nhớ” trong một câu thơ như tơ đậm cảm xúc bao
trùm tồn bài thơ. Và đặc biệt, Quang dũng đã diễn tả thật chính xác cảm giác nhớ
nhung trong lịng mình. Khơng phải là cái nhớ đến cồn cào da diết trong tình u,
cũng khơng phải là cái nhớ thương khắc khoải của người vợ ngóng chồng nơi biên
ải, cũng chẳng phải cái nhớ bồn chồn, bâng khng trong tình qn dân son sắt. dó


là nỗi nhớ chơi vơi. Một nỗi nhớ dàn trải miên man, lan tỏa qua không gian, thời
gian, làm chênh chao lịng người và ám ảnh tâm trí. Dường như khơng gian mênh
mơng q, lịng người trống trải q mà nỗi nhớ tan hịa khó chế ngự đến vậy.
Theo dịng kí ức cịn tươi màu thời gian ấy, những cái tên gắn liền với chặng
đường hành quân của những chiến binh tây Tiến hiện ra: Sài Khao, Mường Lát,
Mường Hịch, Pha Lng …Đó từng là những địa danh xa lạ, đầy bí hiểm của chốn
rừng thiêng nước độc đối với những chành trai Hà thành giờ đã trở thành một phần
kỉ niệm khơng thể nào qn:
Sài Khao sương lấp đồn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Con đường hành quân hiện lên với đầy thử thách, hiểm nguy. Đó là kỉ niệm
về những ngày hành quân xuyên qua sương mù giăng kín lối, những đêm ngang
qua bản Mường Lát hoang sơ, huyền ảo “hoa về trong đêm hơi”. Và dấu chân
người lính đã in trên cả những sườn đèo dốc núi nhiều hiểm nguy mà không kém
phần thơ mộng:
Dốc lê khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu thơ được tạo bởi những từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” rồi các
từ ngữ đối lập “ngàn thước lên cao” và “ ngàn thước xuống ” như những nét vẽ
đầy gân guốc tái hiện chân thực sự hiểm trở của địa hình Tây Bắc. Càng thấu hiểu
những gian khổ hiểm nguy trên đường hành quân ta càng thấy cảm phục ý chí kiên
cường của những chàng lính trẻ Hà Thành, họ ln dũng cảm vượt núi băng rừng
với “bước chân nát đá” tiến lên phía trước tiêu diệt qn thù.
Khơng chỉ cứng cỏi bản lĩnh mà giữa không gian thơ mộng của núi rừng với
“heo hút cồn mây”, mưa“mưa xa khơi”, những chàng trai hào hoa ấy ln mở lịng
đón nhận và say mê thưởng ngoạn. Vượt qua được trăm suối nghìn đèo là phút
giây tân hưởng cảm giác được chế ngự thên nhiên, đứng trên đỉnh cao và thả hồn
bay bổng cùng trời mây. “Súng ngửi trời” – mũi súng chạm đến mây xanh, một
hình ảnh thơ thật độc đáo, vừa gợi được thế đứng trên cao của người lính, như
chiếm lĩnh khơng gian, vừa gợi đến cách nhìn hóm hỉnh, lạc quan của tâm hồn
người lính. Như hình ảnh “đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng trong thơ Chính


Hữu. Tâm hồn người lính cụ Hồ là như thế, coi thường mọi gian nguy, và luôn lãng
mạn yêu đời.
Trong hai cặp câu thơ trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật hài thanh thật điêu
luyện. Những câu thơ nhiều thanh trắc diễn tả cái hiểm trở của địa hình được đan
xen khéo léo đầy ý nghĩa với những câu thơ có nhiều thanh bằng, miêu tả khơng
gian lãng mạn, huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Người đọc như đang cảm thấy rõ
lắm cái vị mặn của mồ hôi, của nước mắt, của máu đã thấm trên từng dãy đá tai
bèo sắc nhọn, trên từng đèo dốc treo leo. Người đọc cũng như đang cảm thấy rõ
lắm tiếng thở phào nhẹ nhõm, thảnh thơi hịa vào gió ngàn heo hút, hình dung rõ
lắm ánh mắt ngỡ ngàng thích thú của những chiến sĩ khi chạm tới mây trời và
ngắm “nhà ai” ẩn hiện trong làn mưa xa khơi. Thật sinh động vô cùng.

Trong lá thư của Đại Tướng Võ Ngyên Giáp gửi các chiến sĩ Tây Tiến trước
khi lên đường có đoạn: “Trên con đường về miền Tây, các đồng chí sẽ phải lặn lội
nơi rừng xanh suối bạc, ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy một
người… Chỉ một việc cất chân lên đường tiến về hướng Tây là đủ tỏ cái chí hy
sinh, cái lịng kiên nghị của các đồng chí. Các đồng chí biết rằng trên mặt trận này
phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở. Nhưng sự hiểm nghèo, khổ sở
có bao giờ chinh phục được lòng anh dũng của những thanh niên hăng hái, có bao
giờ chinh phục được chí hướng của một dân tộc...". Quang Dũng cũng đã diễn tả
những hiểm nguy, gian khổ bằng những câu thơ đầy ám ảnh:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Chốn thâm sơn cùng cốc ấy, “Chiều chiều...” rồi “đêm đêm” ln có những âm
thanh ghê rợn, đó là tiếng thác gầm thét, tiếng bước chân, tiếng gầm của những con
thú khát máu. Chỉ mới nghĩ đến thôi đã đủ khiến lịng người hoang mang, sợ hãi.
Những khó khăn, hiểm nguy bủa vây, dọa dẫm, trêu ngươi suốt ngày đêm.
Vậy mà, lính Tây Tiến vẫn kiên cường đối mặt để hồn thành nhiệm vụ được giao.
Dẫu cịn nhiều hi sinh mất mát.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời...
Câu thơ gợi lên cái mệt mỏi của những bước chân hành quân bởi âm điệu kéo dài
của các từ “dãi dầu”, “nữa”. Đó là hiện thực đau đớn của chiến trường miền Tây.
Chiến đấu trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, thiếu thốn đủ bề, thậm chí có
những lúc phải nhịn đói cả ngày dài thì sự hi sinh là khơng tránh khỏi. Nhưng, cách
Quang Dũng nói về cái chết của đồng đội mình “gục lên súng mũ bỏ quên đời”
khiến ta ngỡ như đó chỉ là một phút nghỉ ngơi lấy lại sức thơi, vẫn trong hàng ngũ,
vẫn súng mũ bên mình. Đọc đến câu thơ này, nhiều cựu chiến binh Tây Tiến đã
khơng thể cầm lịng, bởi thực tế, có những đồng đội hi sinh không thể chôn cất bởi
địa bàn xung quanh toàn núi đá tai bèo. Mỗi chiến sĩ đi qua chỗ đồng đội nằm lại

chỉ kịp đặt xuống một viên đá để che thân cho bạn. Họ bị ám ảnh bởi những cái
chết lặng thầm đơn độc. vì họ hiểu hơn ai hết về sự hi sinh của đồng đội mình. Cái
chết đến nhẹ nhàng, thầm lặng mà sao nghe nhói lịng!
Với bao nhiêu kí ức hiện về, Cảm xúc thơ Quang Dũng lại một lần nữa tuôn
trào thành tiếng gọi “Tây Tiến” thiết tha, trìu mến:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Đối lập với thiên nhiên khắc nghiệt hiểm trở là một khơng gian n bình ấm áp của
những bản làng đọng lại trong nỗi nhớ của nhà thơ. Đó là cơm lên khói, là “thơm
nếp xơi” tỏa lan khắp khơng gian, hương vị của sự đủ đầy, ấm no trong mái ấm gia
đình, nó như an ủi, động viên, như tiếp thêm sức mạnh cho những người lính trẻ xa
nhà. Hương vị của Tây Bắc cũng là sự thơm thảo của lịng người nơi ấy, nó hiện về
trong nỗi nhớ của bất kì ai đã từng lên với Tây Bắc: Đất Tây Bắc tháng ngày
khơng có lịch /Bữa xơi đầu còn tỏa nhớ mùi hương. (Chế Lan Viên)
Câu thơ cuối có kết hợp từ thật lạ. “Mùa em” Phải chăng đó khơng chỉ là
mùa của xơi nếp mới, mùa của sự đủ đầy vật chất, mà đó cịn là mùa của yêu
thương, lãng mạn, mùa của sự sẻ chia tình nghĩa. Có thể, “Mùa em” đã trở thành
một mùa đặc biệt được mong đợi nhất đối với những chàng lính hào hoa, nhiều mơ
mộng ấy. Bằng nỗi nhớ và tình yêu chân thành mà sâu sắc với Tây Bắc, Quang
Dũng đã thi vị hóa những kỉ niệm, khiến chúng trở nên đẹp đẽ lung linh lạ thường!


Đọc thơ Quang Dũng, ngay những dòng đầu, độc giả đã thấy toát lên phong
vị của cái tài hoa lãng mạn. Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, khoang sơ đến rùng
mình nhưng qua ngịi bút của chàng trai có tâm hồn lãng mạn, nhiều mộng mơ
bỗng trở nên lung linh huyền ảo. Núi rừng Tây Bắc được khắc họa bởi những nét
vẽ vừa gân guốc cứng cỏi, vừa mềm mại uyển chuyển của nhà thơ tạo nên nét riêng
thật độc đáo. Không phải chỉ bởi Quang Dũng vốn đa tài, có năng khiếu hội họa,
âm nhạc mà cịn bởi tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất hùng thiêng của một
con người đã từng gắn bó máu thịt với nơi ấy đã quyện hòa làm nên phong cách tài

hoa lãng mạn ấy.
Tóm lại, qua mười bốn câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến, tác giả đã phác họa
thành công bức tranh thiên nhiên hồnh tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ
can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh...”. Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca
kháng chiến mà sự thành cơng là ở sự kết hợp hài hịa giữa khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Gần một thế kỉ đã trôi qua mà bài thơ vẫn giữ được giá trị
trường tồn trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

ĐỀ 2: Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời,
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa?
(“Tây Tiến”, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2011, tr. 87-89)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và
bút pháp miêu tả của tác giả.
BÀI LÀM


I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và
phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây tiến”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị
nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Khái quát nội dung của đoạn trích: Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc, vừa hùng vĩ dữ
dội vừa trữ tình tạo nên sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.
II. Thân bài
1. Đoạn thơ thứ nhất – Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc:
- Ấn tượng đầu tiên được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu,
là đèo dốc điệp trùng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng
ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
+ Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh
mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên.
+ Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao
dựng đứng giữa hai triền dốc núi. Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch
rịi hai hướng lên xuống của vơ vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân
của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp
miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc
khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống.
+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên
tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở,
gập ghềnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm
thẳm không chỉ đo chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút
tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gợi ra sự vắng vẻ,
quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc
cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh
phục đỉnh núi cao nhất
2. Đoạn thơ thứ hai – Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.
- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những
chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dịng sơng trơi lặng
tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt
trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm
biệt người ra đi…



- Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa:
Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vơ tri vơ giác,
mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: "Có thấy hồn lau nẻo bến
bờ".
- "Hồn lau" trong thơ của Quang Dũng cũng là "hồn lau" của biệt li phảng phất
một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương,
lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ
ngữ như "có nhớ", "có thấy". Tình u đối với cỏ cây, hoa lá, dịng sơng, dáng
người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm
nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại
mà sống động, thiêng liêng.
3. Sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.
- Nhà thơ đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng
mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội cũng như cái tuyệt mĩ, thơ mộng. Một trong những
thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đắc địa nhất là thủ pháp đối lập. Đối lập giữa
cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, đối lập giữa gian khổ, vất vả với
anh hùng, bất khuất, đối lập giữa cái bi và cái hùng...
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc.
- Phong cách nghệ thuật hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.
ĐỀ 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên Tây Bắc trong thi phẩm Tây Tiến
của nhà thơ Quang Dũng, qua hai đoạn thơ dưới đây:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
BÀI LÀM:
Tây Tiến là thi phẩm của nỗi nhớ mẽnh mang, chơi vơi giữa bộn bề những hoài
niệm. Bao mảnh ký ức ập vào, cồn cào đã dội về trong trí nhớ của người đại đội


trưởng về đất, về người chốn Tây Bắc, giờ lui vào quá khứ. Và chắc chắn rằng, một
phần ký ức không thể nào quên của không chỉ người đại đội trưởng, mà tất cả
những người lính đã từng chiến đấu dọc biên giới Việt – Lào, đó chính là thiên
nhiên đầy heo hút, hoang sơ của chốn miền Tây. Làm sao có thể quên được, một
thiên nhiên thật dữ dội:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi”
Mà cũng nên thơ trữ tình đến thế:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa” 
Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một trong những thế hệ nhà thơ được tôi
luyện và trưởng thành trong bom lửa thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ơng tên thật
là Bùi Đình Diệm (1921 – 1988), quê ở Hà Tây, nay thuộc về Hà Nội. Là một
người đa tài, có thể vẽ tranh, sáng tác nhạc, nhưng vẫn nổi tiếng và được nhiều
người biết đến với tư cách một nhà thơ. Phong cách thơ Quang Dũng nổi bật lên
chất phóng khống, hào hoa đầy lãng mạn. Bài thơ Tây Tiến là một bài thơ đem lại
dấu ấn đậm nét, khắc ghi Quang Dũng vào sâu tâm trí độc giả. Ban đầu bài thơ lấy
nhan đề: Nhớ Tây Tiến, nhưng sau khi in trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi lại thành
Tây Tiến.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến
trường Tây Tiến. Đất nước ta với đặc điểm địa hình 3/4 là núi đồi, nhưng qua
những lời thơ đậm chất tạo hình của Quang Dũng, tưởng chừng như bao dãy đồi,
ngọn núi đều đã “đổ bộ” hết lên vùng miền Tây này, phủ đặc trên những cung
đường của binh đoàn Tây Tiến. Điệp từ "dốc" vừa gợi sự liên tiếp, chồng chất của
những con dốc, dốc này chưa qua dốc khác đã phủ hiện trước mặt. Hơn thế nữa
những từ láy đi kèm còn gợi cả cái khốc liệt của những con dốc. “Khúc khuỷu”,
“thăm thẳm”, “heo hút” vẽ cho ta một hình dung về sự hoang sơ, kỳ vĩ, xa xơi,


trúc trắc, mấp mô, hun hút rợn người. Ngỡ như các anh đang đi trong mây, đang
cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh
cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Có một tiếng cười, thú vị mà tinh
nghịch của người lính hào hoa Hà Nội khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất.
Không phải “súng chạm trời” mà là “súng ngửi trời”. Khẩu súng được nhân hóa
như con người (chính là các anh đó thơi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh
nghịch, nhưng khơng kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên
đánh giặc ở miền Tây. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng
trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu đây không chỉ là đỉnh cao của thiên
nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần, nghị lực
người chiến sĩ.
Nhưng đặc biệt hơn, bằng thủ pháp đối lập, sự kinh hoàng, hiểm trở của những
con dốc nơi đây mới hiện lên đầy đủ: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Đó
là một sự gãy gập đột ngột, bất ngờ. Không hề thoai thoải dễ đi như những vùng
miền khác, dốc nơi này dựng cao chót vót, nổi lên, vươn lên thẳng đứng chạm cả
mây trời. Nhưng khi chạm đỉnh dốc rồi, sa chân bước hụt có thể rơi ngay xuống

chân dốc sâu thăm thẳm. Nếu câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” là câu
thơ đã tạo nên được những liên tưởng thật kỳ thú, rợn ngợp, kích thích vì sự phối
hợp các thanh trắc đem lại cái hiểm trở, trúc trắc, thì câu thơ: “Nhà ai Pha Luông
mưa xa khơi” lại được kết tạo bởi những thanh bằng liên tiếp, gợi sự êm dịu, tươi
mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Có thế
nói, bằng cách phối họp thanh điệu với sự đối lập cao, khổ thơ như khúc nhạc trầm
bổng phiêu linh, làm say mê, quyến rũ độc giả. Sự đối lập của thanh điệu, nhịp
điệu câu thơ đem đến sự đối lập của cảnh và tình trong hai câu thơ và đấy chính là
nét tài hoa của thi sĩ. Xưa, Tản Đà cũng có câu thơ như vậy:
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương” 
Nhưng câu thơ của Tản Đà chủ yếu là gợi tình, cịn câu thơ của Quang Dũng
chủ yếu lại là vẽ cảnh. Tất nhiên trong cảnh có tình. Trên đường hành quân ra trận,
hình ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm
lịng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác, trên đường hành quân cheo
leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ mộng như vậy, thì
đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩ của người lính Tây Tiến - những chàng trai
kinh thành “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Tâm hồn các anh phải phong phú,
cao đẹp, lãng mạn như thế nào thì mới cảm nhận được cảnh đẹp như vậy. Và chỉ


một khổ thơ nhớ lại bước đường hành quân trên núi cao Tây Tiến của các anh mà
đã bộc lộ rõ nét tài hoa ấy. Đó là khẩu khí Quang Dũng đã thổi hồn vào ngôn ngữ
thi ca để làm nên khổ thơ tuyệt bút mang đậm chất thơ Tây Tiến này.
Chỉ bằng mấy dòng thơ, Quang Dũng đã tái hiện đầy đủ bức tranh của núi rừng
miền Tây được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa
lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm
mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà đoàn
quân Tây Tiến đi qua. Chính điều đó tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ trong lịng
người đọc, khơng chỉ bởi sự heo hút, rợn ngợp của thiên nhiên, còn bật lên trong ta

lịng ngưỡng mộ về tinh thần người lính, thiên nhiên càng ghê gớm, thì ý chí con
người càng mạnh mẽ, băng vượt qua mọi chông gai, nẻo đường.
Đến với khổ thơ thứ hai, thiên nhiên Tây Bắc đã phủ lên một hơi thở bồng
bềnh, của chốn phiêu linh, hiu hắt chiều sương, khơng cịn cái rợn ngợp, trúc trắc
như ở khổ một nữa. Cả đoạn thơ nhuốm một vẻ buồn của tâm trạng, nếu như ở
những khổ thơ trên trong bài người ta thấy một giọng thơ lãng mạn trẻ trung và
tươi tắn của anh lính trẻ Tây Tiến thì đến đây, tâm trạng như có phần trùng xuống.
Phải chăng giữa mênh mang nỗi nhớ niềm yêu, giữa những hồi ức đẹp đẽ gian khổ
mà hào hùng, anh dũng mà tài hoa, lịng Quang Dũng bỗng dưng cảm thấy cơ đơn,
buồn bã khi chợt hiểu ra rằng tất cả đều đã chìm sâu trong quá khứ.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa” 
Đoạn thơ mở đầu bằng hình ảnh “người đi Châu Mộc” trong “chiều sương ấy
”. Giữa một không gian mờ mờ, ảo ảo, hư hư, thực thực, tác giả đã đẩy người đọc
về một điểm thời gian xa xôi vô định ở đâu đó trong nỗi nhớ của mình. Hình ảnh
“người đi” trong “chiều sương ấy” là một ý thơ độc đáo vô cùng. Độc đáo bởi
chiều sương ấy cho ta hiểu là khung cảnh của quá khứ. Cùng cảnh sông nước,
tưởng như, người đi ấy đang chèo thuyền ngược dòng ký ức để trở về bờ Châu
Mộc hoài niệm. Nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mơng, có dãy núi Pha Lng
cao gần hai nghìn mét. Quang Dũng đã khám phá ra bao vẻ kì thú của miền Châu
Mộc. Năm tháng đã đi qua và miền đất ấy trở thành một mảnh hồn của bao người.
Buổi chiều thu đầy sương ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh
mang. Khi sương nhòa vào dòng nước khiến sương thêm bồng bềnh, khiến dòng
nước càng bảng lảng. Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp


thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc “chiều sương” và “hồn lau nẻo
bến bờ”.

Cần chú ý điệp ngữ: “có thấy”, “có nhớ”. Thấy và nhớ là ấn tượng đập mạnh
vào thị giác, cảm giác, vào chiều sâu tâm hồn. Thấy và nhớ như khắc sâu thêm ấn
tượng về miền Tây Bắc. Từ thấy và nhớ, ba hình ảnh đã trôi về lung linh, huyền
hoặc. Trước hết là thấy lau ở nẻo bến bờ. Hồn lau là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng,
lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ sơng bờ suối. Thân lau vốn mềm, khẽ lay trong
gió, tựa như sinh thể vơ tri ấy được thổi hồn khiến cái xào xạc càng thêm miên
man, lay động. Và trong chia phơi cịn có nhớ, nhớ cảnh rồi nhớ đến người: con
thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc, hình ảnh “hoa đong đưa”
trên dịng nước lũ. Ý thơ “Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa” lạ mà đầy sức gợi,
cũng thật đa tình. “Hoa đong đưa” là hoa rừng đong đưa làm dun trên dịng
nước hay là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cô gái miền Tây Bắc xinh đẹp lái thuyền
duyên dáng, uyển chuyển như những bông hoa rừng đang đong đưa trên dịng
suối? Có lẽ là cả hai, cả thiên nhiên và con người đều là những bông hoa kỷ niệm
tuyệt đẹp, ln bung nở hương sắc trong trí nhớ người lính ấy. Những dịng thơ mà
đong đầy bao nỗi nhớ, bao hoài niệm về một vùng đất ẩn hiện trong sương chiều,
hiu hắt lau sậy... đem đến cho ta cái nhìn khác về thiên nhiên Tây Bắc, đâu chỉ có
nguy hiểm chết người, cịn đẹp đến lạ lùng, đẹp nên thơ nên mộng.
Có thể nói, thiên nhiên Tây Bắc đã hiện lên qua hai nét tương phản cực kỳ đối
lập. Nguy hiểm đến chết chóc, mà thơ mộng đến nao lòng. Nhưng điểm chung vẫn
là vẻ đẹp, đẹp trong cái kỳ vĩ hoang sơ, hiếm nơi nào có được. Đó là vẻ đẹp để
thương và để nhớ! Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã tạc dựng nên hình
tượng thiên nhiên Tây Tiến thật độc đáo, Quang Dũng khơng chỉ là nhà thơ, ơng
cịn là họa sĩ, những vần thơ ông như ẩn hiện nét bút cọ, thi trung hữu họa, những
cái gồ ghề, nhấp nhơ, trịng trành, thăm thẳm đã như tạc vào trong tâm trí người
đọc. Và qua thủ pháp của ngòi bút lãng mạn, cái hùng vĩ càng hiện lên sừng sững
hơn, to lớn hơn, cái bồng bềnh càng hư ảo, miên man hơn. Có thể nói, Quang
Dũng đã góp thêm một bức tranh tuyệt đẹp về những miền đất tổ quốc. Với hình
ảnh thiên nhiên hùng vĩ vô cùng mà cũng bay bổng, gợi cảm vơ cùng.
Tây Tiến là bản tình ca về nỗi nhớ, qua ngòi bút bay bổng và hết mực tài hoa,
tác giả đã tạc dựng lại vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc: dữ dội,

mà cũng đầy trữ tình. Qua đó ta thấy được sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên
và con người – biểu hiện của một tấm lịng gắn bó với q hương, đất nước. Đồng


thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí – mà
nhà thơ ln khắc cốt ghi tâm.
ĐỀ 4: Cảm nhận vẻ đẹp thi trung hữu hoạ trong đoạn thơ dưới đây:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
(Tây Tiến - Quang Dũng)
BÀI LÀM:
Một nhà phê bình đã từng quả quyết rằng nếu xét muời tác giả tiêu biểu thời kháng
chiến chống Pháp, sẽ khơng có Quang Dũng, nhưng nếu xét mười thi phẩm xuất
sắc nhất của thời bom lửa ấy thì khơng thể khơng có Tây Tiến. Quả là như vậy, Tây
Tiến như bức tượng đài sừng sững thách thức cả khốc liệt của chiến tranh, sự tàn
phá của thời gian để ngày càng toả sáng trong kho tàng văn chương đất Việt. Đặc
biệt không thể không nhắc đến bút pháp thi trung hữu hoạ - sức tạo hình, điêu khắc
ngơn từ của người nghệ sĩ Quang Dũng, đặc biệt trong những vần thơ dưới đây:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thảm thắm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Quang Dũng nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, nhà thơ của những vần thơ lãng
mạn, bay bổng, đậm nét hào hoa. Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại
những dấu ấn không thế phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của
mn triệu tấm lịng u nước, mơi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan
cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến cịn làm nảy sinh biết bao
hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng


một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của
Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc. Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng
đơng đảo đủ mọi tầng lóp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Có nhiều thanh
niên học sinh thuộc tầng lóp trí thức tiểu tư sản vừa rời trang sách nhà trường để
tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Tất cả những con người ấy ra đi với lí
tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi
khơng hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.”
Tư tưởng ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát
thời đó:
“Đồn Vệ quốc qn một lần ra đi,
Nào có xá chi đâu ngày trở về.”
Trong đồn người nơ nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ những thanh
niên trí thức ngày hơm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường, chiến
lũy Hà Nội, mà hơm nay đã có mặt trong đồn qn Tây Tiến, thấp thống xuất
hiện một khn mặt: Quang Dũng, tác giả của bài thơ. Như bao thanh niên trí thức
của Hà Nội ngày ấy, Quang Dũng cũng háo hức gia nhập đoàn quân Tây Tiến với
một niềm say mê của tuổi trẻ và một chút lãng mạn của những người thanh niên
“nho sĩ quý tộc” ảnh hưởng trong Chinh phụ ngâm:
“Dã nhà đeo bức chiến bào”
hay

“Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.”
Cũng chính vì thế mà những thanh niên như Quang Dũng sẵn sàng chấp nhận
mọi gian khổ, hi sinh để chiến đấu đến ngày thắng lợi cuối cùng. Vào Tây Tiến,
Quang Dũng cùng sống và chiến đấu một thời gian với đơn vị này và sau đó
chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về
những người đồng đội, nhớ về những tháng ngày chiến đấu gian nan nhưng hào
hùng, nhớ đơn vị cũ, nhớ những con đường hành quân mà ông cùng đơn vị từng đi
qua.
Quang Dũng không chỉ là nhà thơ, ơng cịn là hoạ sĩ, là nhạc sĩ, cho nên những
vần thơ của ơng đậm tính nhạc, tính hoạ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học
nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngơn từ đặc biệt, giàu nhạc tính,
giàu hình ảnh và gợi cảm. Thi trung hữu họa: trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh),
tức là nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là giàu hình ảnh, giàu tính chất tạo hình,
đọc thơ mà tưởng thấy cả khung cảnh hiện ra ở trước mắt.


Tính hoạ được tạo nên trong nỗi nhớ chơi vơi, nỗi nhớ chông chênh giữa hai bờ
thực ảo:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi ”
Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết, ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị Tây Tiến,
gọi tên con sông vùng Tây Bắc: sông Mã mà thân thiết, dạt dào cảm tình như gọi
tên những người thân thương trong cuộc đời mình. Phải chăng trung đồn Tây
Tiến, núi rừng Tây Bắc gần gũi, thân thương với tác giả và khi xa thì Tây Bắc, Tây
Tiến trở thành một “mảnh tâm hồn” của tác giả. “Nhớ chơi vơi gợi lên dài rộng về
không gian, gợi nên cái xa cách về thời gian. Nhớ chơi vơi! Hai tiếng "chơi vơi"
dùng ở đây thật là đắc địa, diễn tả một nỗi nhớ khơng có hình, khơng có lượng
nhưng hình như rất nặng và mênh mang đầy ắp. Cái tâm trạng nhớ ấy ta đã bắt gặp
không chỉ một lần trong ca dao:
“Ra về nhớ bạn chơi vơi”

hoặc:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. ”
Quang Dũng lấy nỗi nhớ trong ca dao để tượng trưng thêm cho nỗi nhớ chơi vơi
của mình, thật là chi tiết đắt giá! Nhưng tất cả đã lùi về quá khứ. Quang Dũng cất
lên tiếng gọi như sự níu kéo mọi ký ức quay trở lại.
Tính hoạ được gợi lên qua những địa danh và thời tiết khắt nghiệt xứ sở miền
Tây:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
“Sài Khao, Mường Lát” là hai địa danh được nhắc đến. Những cái tên như có
sức tạo hình, nó gợi những nơi chốn hoang sơ, thưa vắng, heo hút. Những cái tên
như những địa chỉ in hằn dấu chân người lính. Và cũng chính nơi hoang vu đó, ký
ức đập về màn sương lạnh trắng phủ kín lối đi, che lấp cả đoàn quân mỏi mệt.
Sương bồng bềnh, giá buốt làm trơn ướt những con đường, làm tê lạnh da người.
Mỗi địa danh đều gợi lên trong người đọc về hình ảnh của một xứ lạ, phương xa;
nếu ta chỉ thử thay Sài Khao bằng một tên gọi khác là lớp sương huyền ảo ấy tan
biến ngay.
Một hình ảnh rất gợi là: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Đêm hơi là đêm
đẫm hơi sương, là đêm lạnh. Tiếp tục gợi sự khắc nghiệt của khí hậu. Nhưng từ
“hoa về”, lại đem đến nhiều cách hiểu. Có thể hiểu hoa theo nghĩa thực, những


bông hoa rừng nở, mùi hương quyện trong đêm hơi. Nhưng cũng có thể hiểu, khi
chiến sĩ hành quân đêm, những bó đuốc họ mang, giống như những bơng hoa lửa,
phá đi giá lạnh và đêm tối.
Tính hoạ được thể hiện đặc sắc qua hình ảnh những con dốc Tây Tiến:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Đất nước ta với đặc điểm địa hình 3/4 là núi đồi, nhưng qua những lời thơ đậm
chất tạo hình của Quang Dũng, tưởng chừng như bao dãy đồi, ngọn núi đều đã “đổ
bộ” hết lên vùng miền Tây này, phủ đặc trên những cung đường của binh đoàn Tây
Tiến. Điệp từ "dốc" vừa gợi sự liên tiếp, chồng chất của những con dốc, dốc này
chưa qua dốc khác đã phủ hiện trước mặt. Hơn thế nữa những từ láy đi kèm còn
gợi cả cái khốc liệt của những con dốc. “Khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” vẽ
cho ta một hình dung về sự hoang sơ, kỳ vĩ, xa xôi, trúc trắc, mấp mô, hun hút rợn
người. Nhưng đặc biệt hơn, bằng thủ pháp đối lập, sự kinh hoàng, hiểm trở của
những con dốc nơi đây mới hiện lên đầy đủ: “Ngàn thước lên cao ngàn thước
xuống”. Đó là một sự gãy gập đột ngột, bất ngờ. Không hề thoai thoải dễ đi như
những vùng miền khác, dốc nơi này dựng cao chót vót, nổi lên, vươn lên thẳng
đứng chạm cả mây trời. Nhưng khi chạm đỉnh dốc rồi, sa chân bước hụt có thể rơi
ngay xuống chân dốc sâu thăm thẳm. Con đường hành quân điệp trùng với bao cái
khắc nghiệt, dữ dội của mỗi vùng rừng biên ải. Đọc đoạn thơ, chưa cần suy ngẫm
nội dung bên trong, chúng ta đã có thể hình dung ra con đường mà Quang Dũng
miêu tả. Kết cấu đoạn thơ cứ thanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, trải dài ra miên
man, vô tận như con đường xa thẳm khấp khểnh.
Nếu câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” tới 5 thanh trắc trong 1 câu
thơ đã tạo nên được những liên tưởng thật kỳ thú, rợn ngợp, kích thích, thì câu thơ:
“Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi” lại lập lại cân bình, câu thơ được dệt bởi những
thanh bằng liên tiếp gợi tả sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ,
trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Nhịp thơ cũng chậm lại, âm điệu nhẹ nhàng
như phút nghỉ chân hiếm hoi của người lính. Trong màn mưa rừng, tất cả nhạt
nhòa, bao mệt nhọc cũng tan biến, chỉ còn lại cảnh bồng bềnh, thi vị.
Quang Dũng không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà thơ, ông là một
nghệ sĩ đa tài, có thể vẽ tranh và sáng tác nhạc. Cho nên, chính tài năng nhiều mặt
đó đã bổ trợ tương hỗ nhau, để Quang Dũng dựng tạc nên những nét vẽ thật ấn



tượng về thiên nhiên miền Tây. Có nhà phê bình đã từng cho rằng, những vần thơ
viết về dốc Tây Tiến là những vần thơ tuyệt bút, có lẽ bởi tính hoạ đậm nét đã làm
nên điểm sáng cho cả bài thơ, làm nên ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc.
Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm
cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã
xây dựng thành cơng hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hình tượng
thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội mà nên thơ nên hoạ. Những kết hợp tương
khắc đó làm nên một Tây Tiến lạ và lệch, có sức sống lâu bền trong trái tim bạn
đọc dù bao thế hệ đi nữa.
ĐỀ 5: Trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có đoạn:
Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Mộc Châu chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
(Trích: Tây Tiến – Quang Dũng)
Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về nét riêng trong phong cách
sáng tác của nhà thơ.
BÀI LÀM:
Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống MĨ, ông là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc nhưng
thành công nhất là thơ. Với tâm hồn lãng mạn, tài hoa của một nhà thơ “xứ Đoài


mây trắng”, Quang Dũng đã sáng tác những bài thơ giàu chất nhạc, chất họa, như:
“Tây Tiến”, “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Đôi bờ”, Mây đầu ô, Quán bên đường…
Trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Tây Tiến”. Tác phẩm hấp dẫn người đọc không

chỉ ở cảm xúc thơ chân thực sâu lắng của tình đồng chí đồng đội, mà nó cịn gợi về
trong tâm trí độc giả hình ảnh một miền đất xa xôi, hoang dại nhưng thơ mộng vô
cùng, nơi ấy lưu dấu những kỉ niệm không thể nào quên của một đoàn quân đã trở
thành huyền thoại:
“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Mộc Châu chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”
Cất chân ra đi từ mảnh đất Hà Thành, nơi phố thị phồn hoa, những chàng trai
vừa đủ tuổi trưởng thành vốn chỉ quen với đèn sách bút nghiên, đã vượt cả trăm
cây số lên bảo vệ biên giới miền Tây Bắc của Tổ quốc. Những chặng đường hành
quân qua vực sâu núi thẳm, băng qua mưa bom bão đạn kẻ thù, và cả khi đối diện
với thiếu thốn, với bệnh tật… tất cả đều đó khơng làm vơi đi ý chí, nghị lực phi
thường của những chiến binh vệ trọc . Các anh vẫn giữ được tâm hồn lạc quan yêu
đời, vẫn ln mở lịng đón nhận những rung động đẹp đẽ từ những khoảnh khắc
đầm ấm vui tươi trong những đêm hội dã chiến, hay cảnh sơng nước n bình, lãng
mạn ở chốn thâm sơn cùng cốc ấy.
Không nhớ sao được những phút giây sôi nổi cùng nhau trong đêm liên hoan
ngập tràn ánh đuốc:
“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa”


×