Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý qui trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận hải an, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.27 KB, 20 trang )

Quản lý qui trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ
văn ở các trường Trung học cơ sở quận Hải
An, Hải Phòng
Nguyễn Thị Minh Thu
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lí Giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Bích
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kiểm tra đánh giá và quản lí cơng tác
kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo cách tiếp cận mới (quản lý mở, lấy người học
làm trung tâm...). Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá và quản lý
công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của các trường THCS quận
Hải An. Đề xuất một quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả nhằm đổi mới công
tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh tại các trường
THCS quận Hải An trong giai đoạn hiện nay
Keywords: Quản lý giáo dục; Ngữ văn; Giáo dục trung học; Hải Phòng; Trung học cơ
sở
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc đổi mới
chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học ...thì đổi mới quản lí kiểm tra
đánh giá là việc làm cần thiết, đóng vai trị vơ cùng quan trọng.Bởi kiểm tra đánh giá kết quả
học tập là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình dạy học. Kiểm tra đánh giá
định hướng cho tồn bộ q trình dạy học, khuyến khích, tạo động lực cho người học, giúp
người học tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá còn cung cấp cho giáo viên, nhà quản lí
những thơng tin phản hồi hữu ích, giúp quản lí và điều chỉnh q trình dạy học để cùng đạt
mục tiêu dạy học. Thế nhưng, trong thực tế công tác kiểm tra đánh giá vẫn chưa được coi
trọng đúng mức và bộc lộ nhiều hạn chế: thiếu tính khách quan, còn nhiều tiêu cực, chưa đề
cập triệt để đến vai trị điều chỉnh giảng dạy, chưa thực sự góp phần vào việc điều chỉnh nội
dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên….


Kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS cũng khơng nằm ngồi những tồn tại trên.


So với môn học khác, Ngữ văn là môn học có nhiều nét đặc thù riêng biệt, đóng góp quan
trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh. Trong kiểm tra đánh
giá môn học này tại các trường THCS quận Hải An nhiều năm qua chưa đem lại sự hứng thú
học tập đối với học sinh. Cấu trúc đề cịn mang nặng tính truyền thống, giáo viên chưa thực sự
đổi mới tư duy, ra đề bài kiểm tra vẫn theo một motip cũ rập khn, máy móc. Nội dung đề
bài chủ yếu nặng về kiến thức hàn lâm, hay thuần tuý là những kiến thức văn học mà chưa đề
cập đến những vấn đề, đề tài liên quan đến cuộc sống con người. Cách ra đề thực sự chưa tạo
được hứng thú làm bài cho học sinh và cũng đồng nghĩa là đề bài chưa dành cho các em khả
năng độc lập sáng tạo trong q trình tạo lập văn bản.
Cách quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn tại các trường cũng chưa đảm bảo qui
trình. Giáo viên mạnh ai nấy làm, Ban Giám hiệu không chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra
đánh giá, nội dung kiểm tra đánh giá đôi lúc cịn đi chệch với mục tiêu mơn học, các bước
trong qui trình kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện đúng theo trình tự…
Tóm lại trong kiểm tra đánh giá và quản lí qui trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
Ngữ văn chưa đánh giá đúng chất lượng học tập mơn Ngữ văn, chưa có tác dụng khích lệ động
viên người học và điều chỉnh phương pháp cho người dạy. Có thể khái quát rằng kiểm tra đánh
giá mơn Ngữ văn hiện nay chưa có tác dụng tạo động lực và vì sự tiến bộ của người được kiểm
tra.
Để đảm bảo qui trình quản lí kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn, học sinh thích học, giáo
viên giảng dạy đạt hiệu quả và quan trọng hơn là vì mục tiêu: kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ
của người học thì điều quan trọng nhất là phải quản lí qui trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ
văn.
Xuất phát từ những thực tiễn và yêu cầu cấp thiết về cơng tác quản lí kiểm tra đánh
giá và ra đề môn Ngữ văn tại các trường THCS quận Hải An cùng với kiến thức đã lĩnh hội
được trong chương trình Cao học quản lí giáo dục về qui trình kiểm tra đánh giá mới tơi chọn
đề tài: "Quản lí qui trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận
Hải An, Hải Phịng" làm luận văn cho khóa học, với mong muốn góp phần nhất định vào việc

khắc phục những nhược điểm trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, nâng cao chất lượng dạy
và học môn Ngữ văn cấp THCS quận Hải An trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, đề xuất quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá mới để quản lí qui trình kiểm tra
đánh giá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiể m tra đánh giá k học tập của học sinh môn Ngữ văn
ết quả
tại các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kiểm tra đánh giá và quản lí cơng tác kiểm tra
đánh giá kết quả học tập theo cách tiếp cận mới (quản lý mở, lấy người học làm trung tâm...).
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá và quản lý công tác kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của các trường THCS quận Hải An
- Đề xuất một quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả nhằm đổi mới công tác
quản lý kiể m tra đánh giá k ết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh tại các trường THCS
quận Hải An trong giai đoạn hiện nay
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn các
trường THCS quận Hải An.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí qui trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay quá trình quản lí kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn tại các trường THCS quận
Hải An đang có nhiều bất cập, thiếu tính hệ thống. Vì vậy nếu sử dụng qui trình kiểm tra
đánh giá đề cập trong luận văn để quản lí những hoạt động này thì sẽ có nâng cao chất
lượng dạy và học môn Ngữ văn cấp THCS trong toàn quận.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lí qui trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn các trường

THCS quận Hải An, Hải Phòng .
Khảo sát và sử dụng số liệu từ năm 2009 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn các trường THCS quận Hải An.
Thành phần nghiên cứu: Lãnh đạo chuyên viên Phòng GD&ĐT, BGH, tổ nhóm trưởng
chun mơn Ngữ văn, giáo viên, học sinh các trường THCS quận Hải An.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng quan các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, thu thập thông tin từ các
trường THCS quận Hải An.
Phương pháp thống kê: Phân tích số liệu, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số
liệu thu được từ khảo sát thực tế.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được trình bày trong ba chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá và quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá
kết quả học tập.

3


Chƣơng 2: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá và quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết
quả học tập môn Ngữ văn tại các trường THCS quận Hải An.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý qui trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ
văn tại các trường THCS quận Hải An.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
1.1. Tổng quan về quản lí kiểm tra đánh giá nói chung và quản lí kiểm tra đánh giá mơn
Ngữ văn cấp THCS nói riêng
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quản lí kiểm tra đánh giá trên thế giới và các cơng

trình nghiên cứu tại Việt nam
Trên thế giới quản lí kiểm tra đánh giá rất được quan tâm. Đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu: Mơ hình đánh giá theo mục tiêu (Goal- based Model) hay mơ hình E B Taylor;
mơ hình CIPP do L.D. Sutufflebeam đề xuất năm 1966; mơ hình đánh giá sự khác biệt
(Discrepancy Evaluation Model) do Malcolm Provus (1971)…Nhưng các nghiên cứu này
ngoài những điểm mạnh: chỉ ra được những qui trình đánh giá theo mục tiêu, tạo điều kiện để
xác lập mục tiêu phù hợp hơn với nhu cầu phát triển, tăng cường lực lượng đánh giá; qua việc
đánh giá các điều kiện thực thi, quá trình thực thi, các nhà quản lí kịp thời điều chỉnh những
điểm yếu và giúp hoạt động giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả hơn….thì vẫn cịn bộc lộ
nhiều khiếm khuyết là: hạn chế sự phát triển tự do năng lực sáng tạo của người học; không
bám sát mục tiêu chương trình; chỉ quan tâm đến hiệu ứng thật của chương trình và kết quả
đầu ra….
Ở Việt Nam,vấn đề quản lí kiểm tra- đánh giá cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu:
Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng Lưu hành nội bộ Khoa sư phạm, Hà nội 2004; Dương Thiệu Thống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học
tập, Nxb Khoa học xã hội, 2005; Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá trong giáo dục,
2003; Trần Khánh Đức, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng, Khoa sư phạm,
Hà nội 2006; Đặng Bá Lãm, Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà nội
2003; Nguyễn Đức Chính – Đinh Thị Kim Thoa, Kiểm tra đánh giá theo mục tiêu, tập bài
giảng, Khoa Sư phạm, Hà nội 2005….
Các nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, mỗi nghiên cứu có những điểm mạnh,
điểm yếu, có nhiệm vụ nhằm vào những mục đích đánh giá khác nhau, tuy nhiên đều có mục
đích chung là: đánh giá sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt
chuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục.

4


1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS
Nhiều năm qua, quản lí và kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn cấp THCS bộc lộ nhiều tồn
tại nếu khơng nhanh chóng khắc phục sẽ có tác động xấu đến chất lượng dạy và học môn Ngữ

văn. Đứng trước thực tế này, có nhiều nghiên cứu về kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn: Nguyễn
Thuý Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, Nxb
Giáo dục, 2007, Một số vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 6,7,8,9, TS
Nguyễn Thuý Hồng, ThS. Nguyễn Hồng Vân, Nxb Giáo dục, HN, 2004; Vũ Xuân Lạng, Đổi
mới cách ra đề bài môn Ngữ văn cho học sinh THCS, diễn đàn Dân trí 2011; Phan Thanh
Vân, Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn, diễn đàn Dân trí 2011; Bùi Minh
Tuấn, Nên khuyến khích dạng đề mở đối với mơn Ngữ văn, diễn đàn Dân trí 2011….Mặt
mạnh của các nghiên cứu này là chủ yếu tập trung phân tích thực trạng, tìm nguyên nhân của
việc chất lượng học tập mơn Ngữ văn có nhiều giảm sút trong thời gian gần đây và đưa ra giải
pháp khắc phục. Một trong những ngun nhân quan trọng kìm hãm chất lượng chính là công
tác kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện nghiêm túc. Các giải pháp đưa ra cơ bản có tính
khả thi.
Nhưng các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một qui trình quản lí kiểm tra đánh giá cụ thể,
tính phù hợp về đối tượng và điều kiện cơ sở vật chất của từng vùng miền, từng địa phương
vẫn còn hạn chế. Hơn nữa các nghiên cứu mới chỉ đưa ra các giải pháp phục vụ trực tiếp cho
công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên, nhiệm vụ của các nhà quản lí trong kiểm tra đánh giá
mơn Ngữ văn cấp THCS- một nhiệm vụ đóng vai trị cực kì quan trọng cho đến nay vẫn chưa
được quan tâm và cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Đề tài “Quản lí qui trình quản lí kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn các trường THCS
quận Hải An, Hải Phòng " lần đầu tiên được nghiên cứu với các số liệu được điều tra, thu
thập tại các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng có tính khả thi cao và mang tính cấp thiết
trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng môn Ngữ văn cấp THCS quận Hải An trong giai đoạn
hiện nay.
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lí là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể
quản lí nhằm đạt được mục đích quản lí” [21]
1.2.2. Biện pháp quản lý
Trong cuốn Lý luận quản lí nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học quản lí giáo dục của
tác giả Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hà nội, 2005 định nghĩa: Biện pháp quản lý

là tổ hợp nhiều cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tác động

5


đến đối tượng quản lý để giải quyết nhưng vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ quản lý
vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan, nâng
cao khả năng hồn thành có kết quả các mục tiêu đặt ra. Biện pháp quản lý đòi hỏi sự tác
động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể quản lý.
1.2.3. Kiểm tra
Có rất nhiều quan điểm của nhiều tác giả khi bàn về khái niệm kiểm tra, tuy nhiên một
khái niệm nhấn mạnh đến các đại lượng đặc trưng trong q trình thu thập thơng tin được tác giả
Nguyễn Đức Chính (2005) phát biểu như sau: “Đo lường là q trình thu thập thơng tin một cách
định lượng và định tính về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kỹ năng và các phẩm
chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục”[6]
Như vậy có thể hiểu kiểm tra là cơng việc nhằm đo hay xác định mức độ về kiến thức, kỹ
năng, thái độ mà người học đạt được sau một quá trình học tập.
1.2.4. Đánh giá
Đánh giá giáo dục được hiểu là “Sự thu thập, chỉnh lí, xử lí, phân tích một cách tồn diện,
khoa học, hệ thống những thơng tin về sự nghiệp giáo dục, để rồi phán đoán giá trị của nó nhằm
thúc đẩy cơng cuộc cải cách giáo dục, nâng cao trình độ phát triển của giáo dục, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của cộng đồng xã hội” [10]
1.2.5. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về tình hình lĩnh hội kiến
thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
... so với mục tiêu học tập. Từ đó cho điểm, phân loại học sinh và có những biện pháp giúp đỡ
học sinh tiến bộ.
1.2.6. Kết quả học tập
Dù được hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức độ đạt được của các
mục tiêu dạy học. Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2005): “Kết quả học tập là mức độ kiến thức,

kỹ năng hay nhận thức của người học trong môn lĩnh vực (mơn học) nào đó. Chỉ có bài kiểm tra
(trắc nghiệm) kết quả học tập là có thể đo lường một cách trực tiếp những gì người ta thiết kế để
đo”[4]
1.2.7. Đổi mới công tác kiểm tra – đánh giá
Đổi mới cơng tác kiểm tra đánh giá chính là tập hợp các cách thức, hoạt động nhằm
điều chỉnh và hướng người học đạt được mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất thông qua
hoạt động kiểm tra đánh giá.
1.3. Lý luận về kiểm tra đánh giá
1.3.1. Tổng quan về kiểm tra đánh giá

6


Trong những năm gần đây, ngành giáo dục – đào tạo có nhiều cố gắng đổi mới cơng tác
dạy học, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên. Nhưng trên thực tế,
do cách kiểm tra đánh giá vẫn còn nặng nề và kém khoa học, nên đã ít nhiều hạn chế đến cố gắng
đổi mới về mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp dạy học. Bên cạnh
đó vấn đề học thêm – dạy thêm và bệnh thành tích trong giáo dục đã làm nảy sinh ra rất nhiều
hiện tượng tiêu cực trong quản lý giáo dục đang là vấn đề nhức nhối trong ngành nói riêng và
trong tồn xã hội nói chung. Do vậy, việc đổi mới hay cải tiến công tác kiểm tra đánh giá (ra đề,
hình thức thi ...) là khâu đột phá quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản nâng cao chất lượng đào
tạo trong nhà trường.
1.3.2. Vị trí, chức năng, vai trị của kiểm tra đánh giá trong q trình dạy học
1.3.2.1. Vị trí của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Xét trên quan điểm hệ thống, quy trình đào tạo được xem như một hệ thống bao gồm
các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy- học, phương
pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả của
người học. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ kiểm
tra đánh giá không chỉ cho chúng ta biết q trình đào tạo có đạt mục tiêu hay khơng mà cịn
cung cấp các thơng tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động xảy ra trước đó.

1.3.2.2. Chức năng của kiểm tra – đánh giá
- Chức năng định hƣớng
- Chức năng đốc thúc, kích thích tạo động lực
- Chức năng sàng lọc, lựa chọn
1.3.2.3. Vai trị của kiểm tra đánh giá trong q trình dạy học
- Định hướng cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò để đạt được mục
tiêu đào tạo.
- Xác định kết quả học tập của người học so với chuẩn đề ra và cung cấp cho họ thông
báo về sự tiến bộ học tập mà họ có thế dùng để theo định hướng q trình học tập.
- Giúp người học tự đánh giá những thay đổi của bản thân và động viên họ trong quá
trình học.
- Giúp người thầy biết được mức độ học sinh đã nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,
những phần họ chưa hoàn thành và họ cần phải bổ sung, sửa chữa.
- Điều chỉnh hoạt động dạy và học của người học và người dạy.
- Giúp nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo.
1.3.3. Cơ sở và nguyên tắc kiểm tra đánh giá
1.3.3.1. Cơ sở kiểm tra đánh giá

7


Cơ sở quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá trong giáo dục chính là mục tiêu giáo
dục. Xét về cấu trúc hệ thống, mục tiêu giáo dục bao gồm:
+ Mục tiêu chương trình
+ Mục tiêu mơn học
+ Mục tiêu bài học
1.3.3.2. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá
- Tính quy chuẩn
- Tính khách quan
- Tính tồn diện

- Tính hệ thống
-Tính xác nhận và phát triển
1.3.4 Những yêu cầu sư phạm khi đánh giá kết quả học tập của học sinh
-

Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học.

-

Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định.

-

Đánh giá phải mang tính khách quan, tồn diện, có hệ thống và cơng khai.

-

Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá.

1.3.5. Các hình thức kiểm tra đánh giá
1.3.5.1. Kiểm tra vấn đáp
1.3.5.2. Kiểm tra viết
- Trắc nghiệm tự luận
- Trắc nghiệm khách quan
- Kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
1.3.6. Đánh giá thực kết quả học tập của người học
Đánh giá thực là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện
những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa
những kiến thức, kĩ năng thiết yếu . Đánh giá thực “đó là những vấn đề, những câu hỏi quan
trọng, đáng làm, trong đó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một

cách hiệu quả và sáng tạo. Những nhiệm vụ đó có thể là sự mơ phỏng lại hoặc tương tự như
những vấn đề mà một công dân trưởng thành, những nhà chuyên môn phải đối diện trong
cuộc sống.
1.4. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá
Từ góc độ quản lý chung, quản lý hoạt động KTĐG bao gồm 3 mảng lớn liên quan
mật thiết đến nhau, đó là: chính sách về KTĐG, quản lý hoạt động KTĐG và quản lý nguồn
lực KTĐG. Hoạt động KTĐG bao gồm 2 khâu và được diễn ra theo quy trình sau.

8


- Xác định mục tiêu
- Xây dựng kế hoạch KTĐG
- Chọn các phương pháp, hình thức KT phù hợp
- Tiến hành triển khai theo kế hoạch
- Báo cáo và sử dụng kết quả KTĐG
- Đánh giá tồn bộ quy trình KTĐG.
Trong dạy học trung học cơ sở các nội dung quản lý công tác kiểm tra đánh giá bao gồm
các nội dung cơ bản sau:
- Quản lý việc xác định mục tiêu làm cơ sở cho kiểm tra đánh giá.
- Quản lý công tác ra đề kiểm tra.
- Quản lý công tác coi kiểm tra.
- Quản lý công tác chấm kiểm tra.
- Quản lý thu thập thông tin phản hồi từ học sinh trong việc kiểm tra đánh giá.
1.5. Dạy- học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở cấp THCS
1.5.1. Dạy và học môn Ngữ văn
Ngữ văn là một trong 3 mơn học Ngữ văn, Tốn, Ngoại ngữ có số giờ học cao nhất
trong trường THCS. Ngồi tính chất là một mơn học cơng cụ, góp phần hình thành 4 kĩ năng
cơ bản, thiết yếu cho học sinh: nghe, nói, đọc, viết; mơn học cịn có những đặc thù riêng biệt.
Nó giữ một vai trị quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu giáo dục chung của trường

THCS, trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đặc biệt góp
phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông để họ hoặc ra đời tham gia
vào lực lượng lao động hoặc tiếp tục học tập ở bậc cao hơn.
Theo định hướng đổi mới giáo dục nhằm tăng cường sự tích cực, chủ động sáng tạo
của người học, phát triển năng lực đã trở thành mục tiêu bao trùm của môn Ngữ văn THCS
mới. Nếu hiểu năng lực là “khả năng được hình thành và hoặc phát triển, cho phép con người
đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” (Xavier Roegiers,
Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo
dục, Hà nội, 1996) và 4 năng lực thiết yếu là năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng
lực giao tiếp và năng lực tự khẳng định (theo Unesco)thì các năng lực Ngữ văn có thể xác
định được là năng lực nắm vững và vận dụng những hiểu biết về Văn học, Tiếng Việt, Tập
làm văn để tiếp nhận, giải mã và tạo lập các văn bản trong những tình huống khác nhau. Để
giúp học sinh có được những năng lực này, chương trình Ngữ văn đã tổ chức các nội dung
học tập theo tư tưởng tích hợp các nội dụng học tập và tích cực hố hoạt động học tập để đạt
được mục tiêu.

9


1.5.2. Kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường THCS là một điều cần thiết.
Những đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh cấp THCS hiện nay với
mục đích tập trung vào việc đánh giá các năng lực Ngữ văn của học sinh, gồm:
+ Năng lực nắm vững những hiểu biết về các văn bản (giá trị nội dung, nghệ thuật và các vấn
đề có liên quan đến các văn bản hư cấu và văn bản không hư cấu) Tiếng Việt, Làm văn được
học trong chương trình.
+ Năng lực vận dụng những hiểu biết trên vào tiếp nhận và giải mã (nghe- hiểu, đọc- hiểu,
cảm nhận) các văn bản.
+ Năng lực vận dụng những hiểu biết trên vào tạo lập văn bản (nói, viết) theo những yêu cầu
cụ thể khác nhau

Thứ hai là sự quan tâm đồng đều tới tất cả các tính chất của đánh giá như xác nhận kết
quả, thông báo kết quả và đặc biệt là sự quan tâm hơn tới việc phân tích xử lí kết quả để tìm
ngun nhân và giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn ở các giai đoạn tiếp theo.
Những quyết định này được đưa ra trên cơ sở phân tích và đề xuất cách tăng cường hay hạn
chế, khắc phục những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng.
Thứ ba là sự lưu tâm tới tính tồn diện, chính xác và khách quan trong đánh giá kết
quả học tập nhằm tăng cường hiệu lực của đánh giá, những khâu cịn yếu trong đánh giá kết
quả học tập mơn Ngữ văn ở nhà trường hiện nay.
Kinh nghiệm cho thấy rằng các mục đích trên có mối quan hệ mật thiết với nhau,
khơng thể q coi trọng mục đích này mà bỏ qua mục đích khác. Việc đánh giá kết quả học
tập môn Ngữ văn của học sinh chỉ thực sự có hiệu quả khi thực hiện được tất cả các mục đích
trên.
Tiểu kết chƣơng 1
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu vai trị, chức năng, ngun tắc, quy trình và hình
thức kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá kết quả học tập đồng thời nghiên cứu những nội
dung quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá. Luận văn cũng nghiên cứu những yêu cầu dạy- học
và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Phần lý luận về kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của chương 1 sẽ được sử dụng làm cơ sở để:
Phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá và quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn Ngữ văn các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng. Đề xuất các biện pháp quản lý khả
thi để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các trường THCS quận Hải An,
Hải Phòng trong chương

10


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HẢI AN

2.1. Giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển của giáo dục cấp THCS quận Hải An
2.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn cấp THCS
quận Hải An, Hải Phòng
2.2.1.Những nội dung đã đạt được trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn
Ngữ văn
Phịng Giáo dục thành lập bộ phận khảo thí độc lập với bộ phận chuyên môn, chỉ đạo
nghiêm túc nhiệm vụ kiểm tra đánh giá. Có ngân hàng đề mơn Ngữ văn cấp quận, cấp trường.
Các hình thức kiểm tra như trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, trắc nghiệm tự
luận, đánh giá thực .v.v đã được áp dụng và triển khai với 100% các lớp. Hình thức trắc
nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được áp dụng đối môn Ngữ văn.
2.2.2. Hình thức kiểm tra đánh giá chưa phù hợp
2.2.3. Một số giáo viên và học sinh chưa nắm rõ mục tiêu mơn học và mục đích kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn.
2.2.4. Ngân hàng câu hỏi chưa thực sự có chất lượng
2.2.5. Kiểm tra đánh giá thường xuyên chưa thực sự đều đặn
2.2.6. Nội dung kiểm tra chưa phù hợp với mục tiêu và nôi dung môn học
2.2.7. Kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn chưa khích lệ động viên được người học
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn tại
các trƣờng THCS quận Hải An
2.3.1. Những điều đã đạt được
2.3.2. Những điều còn hạn chế
2.3.2.1. Việc tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu, quy trình kiểm tra đánh giá
2.3.2.2. Bộ phận chuyên trách về kiểm tra đánh giá trong nhà trường nghiệp vụ chưa cao
2.3.2.3. Quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường chưa hoàn thiện
2.3.3. Kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá đối với giáo viên chưa chặt chẽ
2.4. Đánh giá chung nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá chung
* Điểm mạnh về quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn
- Công tác KTĐG đã có sự chỉ đạo tương đối thống nhất từ Phịng Giáo dục- BGH- các tổ
chun mơn, các nhóm chun mơn- các giáo viên.


11


- CBQL các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh nhận thức được vai trị của cơng tác
KTĐG đối với quá trình dạy và học.
- Ngân hàng đề kiểm tra luôn được xây dựng và phát triển theo từng năm, nhằm đa dạng
hóa các hình thức kiểm tra đánh giá.
* Hạn chế về quản lý công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh chưa tuân thủ nghiêm túc các nguyên
tắc, yêu cầu của kiểm tra đánh giá:
+ KTĐG chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.
+ Hình thức và phương pháp KTĐG chưa thực sự phù hợp, hiệu quả.
+ Chưa chú trọng tới thông tin phản hồi của KT ĐG
+ Còn tồn tại các hiện tượng tiêu cực trong KT ĐG
- Hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa khoa học:
+ Bộ phận chuyên trách về kiểm tra đánh giá nghiệp vụ chưa cao.
+ Quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá chưa khoa học, chặt chẽ và hiệu quả
+ Cán bộ quản lý các tổ chun mơn chưa có chun môn về quản lý giáo dục
- Giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa hiệu quả
+ Chưa hiểu sâu sắc về các phương pháp kiểm tra đánh giá, kỹ thuật soạn câu hỏi
+ Chưa sử dụng kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá
+ Chưa sử dụng kiểm tra đánh giá để khuyến khích động viên học sinh trong học tập
- Học sinh chưa hiểu đầy đủ và chính xác về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
Ngữ văn
+ Nhiều học sinh chưa hiểu được vai trò và lợi ích của kiểm tra đánh giá mang lại trong quá
trình học tập
+ Một số học sinh tham gia kiểm tra đánh giá chưa nghiêm túc
+ Học sinh chưa biết sử dụng kết quả kiểm tra- đánh giá để điều chỉnh họat động học tập của
mình.

2.4.2. Ngun nhân
Các ngun nhân chính tác động đến công tác KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn
của học sinh là :
+ Cán bộ quản lý tổ chuyên môn, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm
quan trọng của công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh.
+ Một số giáo viên chưa thực hiện chuẩn mực những quy định về quy chế kiểm tra
đánh giá.

12


+ Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra đánh giá còn nhiều lúng túng và chưa hợp

+ Sự kết hợp các hình thức, phương pháp trong KTĐG chưa phù hợp và hiệu quả.
+ Công tác kiểm tra của BGH với hoạt động kiểm tra đánh giá với giáo viên chưa chặt
chẽ và thường xuyên.
Tiểu kết chƣơng 2
Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An là đơn vị tích cực chỉ đạo các trường THCS
thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới kiểm
tra đánh giá. Là đơn vị tiên phong đi đầu tồn Thành phố có tổ Khảo thí của Phịng Giáo dục,
có Hội đồng khoa học từ cấp quận đến cấp trường hoạt động hiệu quả. Là đơn vị đầu tiên viết
và sử dụng phần mềm quản lí trực tuyến trong đó sổ điểm điện tử là một công cụ hiệu quả để
triển khai nhiệm vụ kiểm tra đánh giá. Từ khi mới thành lập 2003 đến nay, khoảng thời gian
chưa nhiều nhưng do chỉ đạo tốt công tác kiểm tra đánh giá, chất lượng giáo dục của tồn
quận đã có những bước tiến đáng kể, được Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng xếp là đơn vị
tốp đầu Thành phố đem lại niềm tin cho nhân dân và phụ huynh học sinh toàn quận. Tuy
nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói riêng, chất lượng giáo dục mơn Ngữ văn
nói riêng của tồn cấp THCS quận Hải An, Phòng Giáo dục& Đào tạo cần phải có các biện
pháp tích cực hơn nữa trong công tác kiểm tra đánh giá mà yếu tố tác động quan trọng là con
người. Đó chính là các ngun nhân để làm tiền đề cho các giải pháp trong công tác quản lý

trong chương 3 của tác giả.

CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ QUI TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MƠN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN HẢI AN, HẢI PHÒNG
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Đảm báo tính khoa học
Để đạt được mục đích đặt ra đối với KTĐG nhất thiết phải có hoạt động quản lý. Quản
lý là một khoa học và phải đảm bảo được 4 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra. Vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực KTĐG kết quả học tập của học sinh để
quản lý tốt hoạt động này đòi hỏi người quản lý phải nắm vững kỹ năng quản lý và kỹ năng
về KTĐG
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

13


Để đảm bảo tính thực tiễn khi xây dựng các biện pháp quản lí q trình kiểm tra đánh
giá kết quả học tập môn Ngữ văn, tại chương 2 tác giả luận văn đã tham khảo các báo cáo
tổng kết cơng tác Khảo thí của Phịng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An và tiến hành điều tra
khảo sát thực trạng công tác kiểm tra đánh giá và quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập
mơn Ngữ văn của học sinh THCS quận Hải An. Với số liệu đã thu thập được và tình hình
thực tế về những mặt mạnh, yếu của công tác này là cơ sở vững chắc để tác giả luận văn đề
xuất các biện pháp quản lý qui trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở các trường trung học
cơ sở quận Hải An, Hải Phịng.
3.1.3. Đảm bào tính hệ thống
Tính hệ thống được thể hiện: các biện pháp đề ra phải được thực thi có hiệu quả từ cấp
quản lý - Ban Giám Hiệu nhà trường- Tổ chuyên môn- Giáo viên- học sinh nhằm nâng cao
chất lượng KT ĐG kết quả học tập.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đưa ra phải được tuân thủ các nguyên tắc, quy trình KTĐG trên cơ sở
đó sẽ góp phần làm cho cơng tác dạy và học của nhà trường ngày càng đạt kết quả cao.
3.2. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh
3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học
sinh về kiểm tra đánh giá
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho các tổ trưởng các tổ chuyên môn về công tác kiểm tra đánh
giá
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác kiểm tra đánh giá
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch và tích cực tổ chức áp dụng quy trình kiểm tra đánh
giá mới cho mơn Ngữ văn
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
3.2.2.2. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn
Bước 1. Xác định mục đích đánh giá
Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá
Bước 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội
dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thứuc phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
Bước 4. Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thứuc của nội dung
đó.

14


Bước 5. Sau khí có đủ các câu hỏi ứng với các nội dung và bậc nhận thức tương
ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỉ lệ đã qui
định trong ma trận nội dung- bậc nhận thức.
Bước 6. Phân tích đề
Bước 7. In ấn đề, chuẩn bị tâm thế các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm
tra

Bước 8. Chấm bài
Bước 9. Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo
viên, lưu ý các trường hợp đặc biệt (đặc biệt xuất sắc, kém….)
Bước 10. Trả bài và nhận xét.
3.2.3. Biện pháp 3: Đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ tham gia hoạt động kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn
3.2.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá mơn
Ngữ văn
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Kết quả kaor sát cho thấy quản lí qui trình kiểm tra đánh mơn Ngữ văn tại các trường
THCS quận Hải An, Hải Phòng là rất cần thiết, với 3 nhóm biện pháp được đưa ra khảo sát,
100% cán bộ quản lí và giáo viên đều đánh giá các giải pháp rất khả thi, khả thi, rất cần thiết
và cần thiết.
Biện pháp thứ nhất : Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và học sinh trong
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn là điều kiện tiên quyết để quản lí qui trình kiểm tra đánh giá
môn Ngữ văn ở các trường THCS quận Hải An, Hải Phịng thành cơng. Biện pháp này có tính
cần thiết và khả thi cao bởi trong thực tế ý thức về tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá mơn
Ngữ văn trong cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh vẫn còn là một hạn chế cần khắc phục;
vấn đề nhận thức được giải quyết tốt sẽ là kim chỉ nam để nhiệm vụ này triển khai đạt hiệu
quả.
- Mức cần thiết: 63.8% cho là rất cần thiết; 36.2% cho là cần thiết.
- Tính khả thi : 73.4% cho là rất khả thi; 26.6 % cho là khả thi
Biện pháp thứ hai : Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho mơn Ngữ
văn. Đây là nhóm biện pháp có tính khả thi cao, là một trong những yêu cầu quan trọng mà
giáo viên dạy môn Ngữ văn cần thực hiện và phải thực hiện đúng, thực hiện tốt trong công tác
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bởi phải có một kế hoạch kiểm tra đánh giá rõ
ràng để BGH, giáo viên, học sinh chủ động với nhiệm vụ học tập, giảng dạy và kiểm tra trong
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.

15



- Mức cần thiết: 82.9% cho là rất cần thiết; 17.1% cho là cần thiết.
- Tính khả thi : 66.8% cho là rất khả thi; 33.2% cho là khả thi
Biện pháp thứ ba : "Đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ tham gia hoạt động kiểm
tra đánh giá môn Ngữ văn" Biện pháp này cũng được cán bộ, giáo viên đánh giá là rất cần thiết và
có tính khả thi cao, đây là công việc rất thiết thực đối với mỗi giáo viên, họ đều muốn được tập
huấn các kỹ năng cơ bản về kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
- Mức cần thiết: 56,6% cho là rất cần thiết; 43,4% cho là cần thiết.
- Tính khả thi : 52,5% cho là rất khả thi; 47,5% cho là khả thi
Biện pháp thứ tư: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá
môn Ngữ văn. Đây là biện pháp được cán bộ quản lí và giáo viên trong toàn quận đánh giá là
rất cần thiết và có tính khả thi cao, biện pháp này giúp giáo viên có thể tham khảo được
phương pháp biên soạn đề kiểm tra, ngân hàng đề của các đơn vị bạn, lưu trữ khoa học ngân
hàng đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, giảm được nhiều thời gian cho giáo viên trong việc
tính điểm và cơng khai mọi thơng tin về kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn tới phụ huynh học
sinh và các lực lượng xã hội.
- Mức cần thiết: 40% cho là rất cần thiết; 60% cho là cần thiết.
- Tính khả thi : 30% cho là rất khả thi; 70% cho là khả thi
Tiểu kết chƣơng 3
Các biện pháp được đề xuất trong chương 3 là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và học sinh trong kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho môn Ngữ văn
Biện pháp 3: Đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ tham gia hoạt động kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn
Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra- đánh giá môn
Ngữ văn.
Các biện pháp nêu trên đều được các cán bộ quản lí và giáo viên trong toàn quận đánh
giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp có khác nhau nhưng kết

quả cho thấy các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, các biện pháp này sẽ luôn
được kiểm chứng và điều chỉnh để đạt được yêu cầu của kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các
trường THCS quận Hải An hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

16


1.

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu tác giả luận văn rút ra một số kết luận sau:
- Chất lượng giảng dạy và học tập mơn Ngữ văn khơng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc làm nên chất lượng giáo dục của một nhà trường mà còn gắn liền với việc phát
triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh THCS. Nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập môn Ngữ văn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà muốn thực hiện thành
công nhiệm vụ này phải có một qui trình kiểm tra đánh giá chuẩn. Việc quản lí qui trình kiểm
tra đánh giá môn Ngữ văn là việc làm cần thiết của các nhà quản lí giáo dục. Vì vậy luận văn
đã đề cập đến quản lí qui trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của các trường
THCS quận Hải An giúp các nhà quản lí, giáo viên đánh giá khách quan, chính xác kết quả
học tập mơn Ngữ văn. Cũng từ đó, giáo viên có điều chỉnh trong cách dạy, học sinh có rút
kinh nghiệm trong q trình học. Được như vậy có nghĩa là kiểm tra đánh giá đã thực sự vì
sự tiến bộ khơng ngừng của người được kiểm tra.
- Luận văn đã phân tích làm rõ cơ sở lí luận của việc quản lí qui trình kiểm tra đánh giá. Qua
phân tích đã khẳng định: quản lí qui trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các trường THCS
quận Hải An gồm các mặt: tư tưởng chính trị, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng tác giả luận văn thấy quản lí qui trình kiểm tra đánh giá mơn
Ngữ văn các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng còn bộc lộ nhiều tồn tại, một trong những

điều cần khắc phục ngay là tư tưởng coi trọng điểm số, chưa quan tâm nhiều đến kĩ năng thực
hành văn bản và chưa vì sự tiến bộ của người được kiểm tra. Hiện nay và tiếp thời gian sau
việc quản lí qui trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn là một nhiệm vụ quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học mơn Ngữ văn từ đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, dựa trên một số căn cứ khoa học và pháp lí, tác giả luận
văn đã xây dựng được qui trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn từ đó đề xuất quản lí qui trình
cho nhiệm vụ này một cách khả thi đem lại kết quả đáng tin cậy.
- Các biện pháp quản lí qui trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn được thử nghiệm và nhận
được thông tin phản hồi tốt: 100% các ỹ kiến đánh giá các biện pháp mang tính khả thi cao.
Nội dung các biện pháp phù hợp thực tế, qui trình đảm bảo rõ ràng, đầy đủ các mặt của cơng
tác quản lí và đem lại độ tin cậy.
* Kết quả thử nghiệm:
Qua áp dụng tại 6 trường THCS thuộc địa bàn quận Hải An, chúng tôi thu được kết
quả nhận xét như sau:
Quản lí qui trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo các biện pháp
đề cập trong luận văn không chỉ phù hợp với yêu cầu với thực tế mà cịn chính xác khách

17


quan và tạo được động lực cho học sinh. Các biện pháp quản lí qui trình kiểm tra đánh giá
mơn Ngữ văn đã áp dụng tại một số trường THCS thuộc địa bàn quận Hải An và cho thấy có
thể áp dụng để quản lí tiếp trong thời gian tới và cho kết quả đáng tin cậy.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Để nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
Ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo các vấn đề sau:
- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đánh giá và quản lý kiểm tra
đánh giá trong đó có mơn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên cả nước.
- Triển khai bộ đề chuẩn của Bộ được biên soạn phù hợp với đối tượng học sinh và

đặc điểm vùng miền.
- Tăng cường tổ chức tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn bằng nhiều
hình thức: sử dụng phòng họp ảo, bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng tập trung….
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phịng
- Tiếp tục xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên tiếp cận
với các chương trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường THCS phục vụ
công tác kiểm tra đánh giá .
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn và quản lí cơng
tác này tại các Phịng Giáo dục, các trường THCS trong tồn Thành phố.
- Có chế độ biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt
nhiệm vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.
2.3. Đối với các trường THCS quận Hải An
- BGH nhà trường quan tâm hơn nữa tới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh đặc biệt là môn Ngữ văn.
- Có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cho
giáo viên.
- Khuyến khích giáo viên có những biện pháp hiệu quả và thiết thực trong kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn với mục đích tạo động lực cho học sinh trong học tập và đạt chuẩn
kiến thức kỹ năng.
- Phát huy hiệu quả ngân hàng đề cấp trường phục vụ kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
đạt hiệu quả.

References

18


Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo( 2011), Thông tư 58/2011/TT- BGD ban hành qui chế đánh giá,

xếp loại học sinh Trung học cơ sở và THPT.
2. Nguyễn Thị Ngọc Bích(2005), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu KH: Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn để phát triển chương trình nghiệp vụ bổ trợ cho các giáo viên mới- Khoa
SP, ĐHQGHN.
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích(2009), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu KH: ứng dụng Sư phạm
tương tác vào dạy học ở các trường trung học phổ thông VN. Trường ĐHGD, ĐHQGHN.
4. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, chuyên
đề đào tạo quản lý giáo dục.
5. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng lưu hành
nội bộ - khoa sư phạm.
6.Nguyễn Đức Chính – Đinh Thị Kim Thoa (2005), Kiểm tra đánh giá theo mục tiêu. Tập
bài giảng, Khoa Sư phạm.
7. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở lí luận quản lí giáo dục.
8. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Lý luận quản lí nhà trường. Tài liệu
giảng dạy cao học quản lí giáo dục
9.Trần Khánh Đức (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng, Khoa sư
phạm.
10. Đại học Quốc gia Hà nội khoa sƣ phạm (2008), Bài giảng Đo lường và đánh giá trong
giáo dục và dạy học Hà nội
11.Nguyễn Thuý Hồng (2007), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh
THCS, THPT. Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Thuý Hồng, Nguyễn Hồng Vân (2004), Một số vấn đề đổi mới đánh giá kết
quả học tập môn Ngữ văn lớp 6,7,8,9. Nxb Giáo dục, HN.
13. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học. Nxb Giáo dục.
14.Vũ Xuân Lạng (2011), Đổi mới cách ra đề bài môn Ngữ văn cho học sinh THCS. Diễn
đàn Dân trí.
15. Luật Giáo dục 2010.
16. Dƣơng Thiệu Thống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. Nxb Khoa
học xã hội.
17. Lâm Quang Thiệp (2003), Đo lường và đánh giá trong giáo dục,.

18. Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An( 2011), Báo cáo tổng kết năm 2011

19


19. Phan Thanh Vân (2011), Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn. Diễn đàn
Dân trí.
20. Bùi Minh Tuấn (2011), Nên khuyến khích dạng đề mở đối với mơn Ngữ văn. Diễn đàn
Dân trí
21. Từ điển Tiếng Việt (1998)
22. Từ điển Bách khoa (2001)
23. Các Mác- Ăng ghen tồn tập (1993), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
24. Aiken (1976), R.L, Psychological Testing and Assessment. Allyn and Bacon.
25. Benamin D.Wright(1979), Mark H. Stone, Best Test design. SMESA PRESSA, Chicago.
26. S. Isaac and W.B. Micheal (1995), Handbook in Rearch and Valuation, 3

rd

Ed. Edits.

Cali. USA.
27.Patrick Griffin (1997), Measuring Achievement Using Sub – test from a Common Item
Pool. Assessment Rerearch Centre, The University of Melbourne.
28. Tom Kubiszun and Gary Borich (2000), Educational Testing and Measurement –
Classroom Application and Practice. John & Són. Inc.
29. James H. McMillan (2001), Classroom Assessment – Principles and Practice for
Effective Instruction. Allyn and Bacon. 2 rd.

20




×