Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì và tại sao? Vận dụng vào điều kiện của giai cấp công nhân Việt Nam, cho biết sự khác biệt và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.86 KB, 4 trang )

Câu 9: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì và tại sao? Vận dụng vào điều kiện của giai cấp
công nhân Việt Nam, cho biết sự khác biệt và vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam
I.
Cơ sở lý luận
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân
Nói một cách khái qt, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn
thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn
minh.
Vì sao giai cấp cơng nhân có sứ mệnh lịch sử đó ?
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sứ mệnh lịch sử của một giai cấp không phải do ý muốn chủ quan quy
định mà trái lại, được quy định bởi những điều kiện khách quan của lịch sử; đồng thời cũng chính điều
kiện lịch sử khách quan đó là cơ sở khách quan tạo cho giai cấp đó có được những đặc điểm chính trị - xã
hội mang tính cách mạng có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy.
Chứng minh:
Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là sự phát
triển của lực lượng sản xuất; trong đó, người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu. Trong xã hội tư
bản chủ nghĩa hay trong bất cứ một xã hội nào dựa trên sự phát triển của nền đại cơng nghiệp thì lực
lượng sản xuất hàng đầu của nó vẫn là người cơng nhân. Chính người cơng nhân là đại biểu cho sự phái
triển của lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của thời đại ngày nay; khơng có một giai cấp nào có thể thay
thế địa vị đó.
Chú ý: ở đây là nói người công nhân với tư cách là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản
chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa; nó đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến của xã hội
hiện thời và xã hội tương lai.
Thứ hai, trong các giai cấp, tầng lớp xã hội đối lập (mâu thuẫn) giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp cơng
nhân là giai cấp ở vào địa vị mâu thuẫn trực tiếp nhất và có tính đối kháng. Điều này khiến cho giai cấp
cơng nhân trở thành giai cấp có tính cách mạng triệt để nhất trong cuộc đấu tranh chống lại ách thống
trị, áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng tồn
thể nhân dân lao động khỏi ách thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân (với tư
cách là giai cấp vơ sản) khơng mất gì cả, ngoại trừ mất xiềng xích, cịn nếu được thì được cả thế giới.
Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, nhất là nền công nghiệp hiện đại, khiến


cho giai cấp cơng nhân có được tính tổ chức cao với kỷ luật chặt chẽ. Đồng thời, với sự phát triển mở
rộng, có tính xã hội hố cao của nền sản xuất công nghiệp khiến cho giai cấp công nhân có được mối
quan hệ liên minh mang tính quốc tế của nó từ cơ sở của nền cơng nghiệp phát triển và nền kinh tế thị
trưịng mở rộng có xu hướng quốc tế hoá. Mặt khác, đội ngũ của nó cũng khơng ngừng lớn mạnh nhờ
q trình phát triển của cơng nghiệp hố ngày càng mở rộng trong phạm vi một quốc gia cũng như ở
nhiều quốc gia khác nhau.


Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thuộc những người lao động, điều đó là cơ sở khách quan cho sự
liên minh vững chắc và lâu dài giữa giai cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp lao động khác trong
toàn xã hội, tạo thành lực lượng cách mạng của cơng cuộc cách mạng xố bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, tầng lớp trí thức khơng có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên tầng
lớp trí thức cũng khơng có một hệ tư tưởng độc lập. Cịn giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ,
tuy nhiên tư hữu nông dân không đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất
phân tán nên nơng dân khơng có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nơng dân
khơng có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Vì
vậy hai giai cấp này chỉ là lực lượng chứ khơng thể có sứ mệnh lịch sử.
Thứ sáu, giai cấp công nhân là giai cấp có được hệ tư tưởng khoa học của nó - đó là chủ nghĩa Mác Lênin.
II.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam
1. Đặc điểm của giai cấp cơng nhân Việt Nam:
Ngồi những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp cơng nhân Việt Nam cịn có
những đặc điểm riêng:
+

+

+
+


+

Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ thấp trong thành phần dân cư, nhưng do
kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta
luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột
của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ
cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp
bội.
Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có đảng lãnh đạo nên ln giữ
được sự đồn kết thống nhất và giữ vững vai trị lãnh đạo của mình.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nơng dân, có mối lien hệ máu thịt với nhân dân. Đó
là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự lien minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông
dân. Ngày nay, trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn, sẽ có nhiều nhiều người
nơng dân vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở ngay chính trên q hương
mình…..
Tuy vậy, số lượng cơng nhân nước ta cịn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp,
cách thức làm việc có nơi, có chỗ cịn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy, để đảm đương được sứ
mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân Việt Nam phải
liên minh được với giai cấp nơng dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác.
2. Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào đầu năm 1930 của thế kỷ XX. Đảng đã đem yếu tố tự giác


vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về
chất.
Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thơng qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt

Nam. Khi nói giai cấp cơng nhân lãnh đạo là nói đến tồn bộ giai cấp như một chỉnh thể chứ khơng phải
từng nhóm, từng người. Để có thể lãnh đạo, giai cấp cơng nhân phải có lực lượng, có tổ chức tiêu biểu
cho sựtự giác và bản chất giai cấp của mình. Lực lượng đó là Đảng Cộng sản. Xét về thành phần xuất thân
thì nước ta có nhiều đảng viên không phải là công nhân. Nhưng, bất cứ đảng viên nào cũng phải đứng
trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác-Lênin và đường lối cách mạng, ở
tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai cấp cơng nhân vì lợi
ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều này được Đảng ta khẳng định
rất rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của dân tộc"
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đội ngũ công nhân Việt Nam
bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc hoạt động sản xuất trong ngành cơng nghiệp
và dịch vụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh
với nước ngoài, tạo thành một lực lượng giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước ta, là
hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đồn kết tồn
dân tộc.
Tuy nhiên, do hồn cảnh hình thành, điều kiện kinh tế - xã hội quy định, giai cấp công nhân Việt Nam cịn
có những nhược điểm (như số lượng cịn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình
độ văn hố và tay nghề cịn thấp...). Nhưng điều đó khơng thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân Việt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng ta, một Nghị quyết gắn trực tiếp vấn đề cơng nghiệp hố, hiện
đại hố với vấn đề xây dựng phát triển giai cấp công nhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp
công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là: "Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ
theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số
lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có
năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên
làm trịn sứ mệnh lịch sử của mình"

Cơng cuộc đổi mới đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Giai cấp công nhân đang đi đầu trong xây dựng
xã hội mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm thựchiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là bằng chứng chỉ rõ năng lực lãnh đạo của
giai cấp cơng nhân nước ta, vai trị khơng có lực lượng xã hội nào có thể thay thế được trong sự nghiệp...
“lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng một xã hội mới,trong đó nhân dân lao động làm chủ, đất nước


độc lập và phồn vinh, xoá bỏ áp bức bất cơng, mọi người đều có điều kiện phấn đấu cho cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc"



×