1
Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học phần kim loại
Hóa Học lớp 12 nâng cao –THPT
Use the method teaching detection and resolve the problem supported for teaching part kim
categories Hóa Học grade 12 improve-THPT
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 114 tr. +
Nguyễn Thị Lý
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Hóa học);
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu các vấn đề lí luận về lý thuyết nhận thức, PPDH tích cực, PPDH
phát hiện và giải quyết vấn đề. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hóa học phổ
thông và đi sâu vào phần hóa kim loại lớp 12 nâng cao trung học phổ thông. Xác định nội
dung kiến thức và xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề, các nhiệm vụ học tập có liên
quan đến thực tiễn dùng trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phần kim loại Hóa
học lớp 12 nâng cao. Đề xuất phương pháp sử dụng các tình huống có vấn đề và thiết kế
kế hoạch bài dạy cụ thể. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả các đề xuất.
Keywords: Hóa học; Phương pháp dạy học; Lớp 12; Kim loại
Content
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của trí tuệ và sáng tạo. Tình hình thế giới có
nhiều biến động: sự bùng nổ trí thức, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Trong nước
cũng có nhiều chuyển biến: Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo hướng xây dựng
một xã hội phát triển, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hội nhập quốc
tế đánh dấu bởi sự kiện ra nhập WTO của Việt Nam đã đưa đến nhiều cơ hội và thách thức cho
người lao động trong nước. Sự phát triển của thời đại đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam phải có đủ
trình độ và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Trước biến động trên ngành GD và
ĐT nước nhà phải có chiến lược đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để đào tạo nguồn nhân
lực có kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kì
đổi mới và từng bước đưa Việt Nam hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, trong thời gian qua nền giáo dục của nước ta
đang chuyển dần từ trang bị cho học sinh nội dung kiến thức sang phát triển tiềm năng sáng tạo,
bồi dưỡng tư duy khoa học, năng lực tự tìm tòi chiếm lĩnh trí thức, năng lực giải quyết vấn đề để
đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn cuộc sống .
Trên thực tế chất lượng giáo dục nước ta hiện nay còn thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình
2
trạng giáo dục thấp thì có nhiều song vấn đề then chốt hiện nay vẫn là phương pháp day học .
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (ban hành kèm quyết định số 201/2001/QĐ-
TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001, của thủ tướng chính phủ) mục 5.2 nêu rõ : “ Đổi mới và hiện
đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ truyền thụ thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận trí thức, dạy cho người học phương pháp tự
học, tự thụ nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng
lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình
học tập, …”
Điều 24.2 luật giáo dục quy định: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông được diễn ra theo 4 bước:
- Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động học tập của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong các PPDH tích cực cần được vận dụng trong dạy học hóa học ở nhà trường phổ
thông hiện nay thì phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đã tạo niềm say mê hứng
thú cho học sinh và đây là phương pháp dạy học tích cực phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay, giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, cải thiện trí nhớ hiểu sâu vấn đề tăng hứng thú học tập .
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng phƣơng pháp dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học - phần kim loại Hóa Học lớp 12 nâng cao –THPT ”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học
phần kim loại Hóa Học 12 nhằm nâng cao năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề học tập và vấn đề thực tiễn của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa
học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về lý thuyết nhận thức, PPDH tích cực, PPDH phát hiện và
giải quyết vấn đề.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hóa học phổ thông và đi sâu vào phần hóa
kim loại lớp 12 nâng cao trung học phổ thông.
- Xác định nội dung kiến thức và xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề, các nhiệm vụ
học tập có liên quan thực tiễn dùng trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phần kim loại
3
Hóa học lớp 12 nâng cao.
- Đề xuất phương pháp sử dụng các tình huống có vấn đề và thiết kế kế hoạch bài dạy cụ thể.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả các đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chương
6 và chương 7 phần kim loại Hóa học 12 nâng cao – THPT.
5. Mẫu khảo sát
- Tiến hành thử nghiệm với học sinh của 6 lớp 12 tại các trường: THPT Cộng Hiền, THPT
Tô Hiệu và THPT Lý Thường Kiệt – Thành phố Hải Phòng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
“Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề như thế nào trong giảng dạy
phần kim loại Hóa học 12 nâng cao - THPT để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.”
7. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên xây dựng được hệ thống tình huống có vấn đề, nắm vững phương pháp dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt trong sự phối hợp với
các PPDH, phương tiện dạy học khác sẽ hỗ trợ công tác giảng dạy, nâng cao tính tích cực nhận
thức của học sinh và chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng quan tài liệu về cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung đề tài.
8.2. Phương pháp thực tiễn
- Quan sát, điều tra, tìm hiểu về việc vận dụng các PPDH tích cực và PPDH phát hiện và giải quyết
vấn đề trong dạy học hóa học ở các trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng PPDH phát hiện và giải
quyết vấn đề trong dạy học phần kim loại Hóa học lớp 12 – nâng cao THPT.
8.3. Phương pháp toán học
Dùng thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
9. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề và một số đề
tài, dự án học tập dùng trong dạy học chương 6 và chương 7 phần kim loại hóa học 12 – nâng cao.
- Giúp HS biết giải quyết một số vấn đề thực tế có liên quan và làm tăng hứng thú học tập
cho học sinh thông qua dạy học dự án có sử dụng các tình huống có vấn đề đã xây dựng.
- Thiết kế một số giáo án cụ thể có sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề và dạy
học dự án trong dạy học phần kim loại Hóa học 12 – nâng cao.
4
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được trình bày trong ba chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Sử dụng phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy
học - phần hóa kim loại lớp 12 nâng cao – Trung học phổ thông
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
1.2. Lý thuyết nhận thức
1.2.1. Nội dung của thuyết nhận thức
Lý thuyết nhận thức coi quá trình nhận thức là quá trình xử lý thông tin, trong đó não
người được coi như là một hệ thống kỹ thuật có chức năng xử lý các thông tin thu nhận được.
1.2.2. Các nguyên tắc của lý thuyết nhận thức
Theo lý thuyết nhận thức, các nhà nghiên cứu không chỉ chú trọng đến kết quả học tập
(sản phẩm) mà còn quan tâm đặc biệt đến quá trình học tập, quá trình tư duy diễn ra trong nhận
thức của con người.
1.2.3. Ứng dụng của thuyết nhận thức
Lý thuyết nhận thức được thừa nhận và được ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học
Các PP, quan điểm dạy học vận dụng lý thuyết này được quan tâm và vận dụng rộng rãi.
1.2.4. Phương pháp dạy học tích cực theo thuyết nhận thức
1.2.4.1. Khái niệm PPDH tích cực
Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của
người học.
1.2.4.2. Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện PP tự học.
5
1.2.4.3. Biểu đồ các mức độ thu giữ thông tin
Từ đó ta thấy những ứng dụng và phát triển của lý thuyết nhận thức trong quá trình học tập
thật phong phú và đa dạng. Một trong những ứng dụng quan trọng của thuyết nhận thức là dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.3. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
1.3.1. Khái niệm PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
Theo giáo dục học: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đặt học sinh vào vị trí nhà
nghiên cứu. “Chính sự lôi cuốn của vấn đề học tập nghiên cứu” đã làm hoạt động hóa nhận thức
của học sinh, rèn luyện ý chí và khả năng hoạt động cho học sinh.
1.3.2. Bản chất của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Để hiểu được bản chất của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chúng ta đi nghiên cứu
ba đặc trưng cơ bản của nó sau đây:
- GV đặt ra trước cho học sinh một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn
giữa cái đã biết và cái phải tìm (vấn đề khoa học).
- Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán như mâu thuẫn nội tâm mình và được đặt vào
tình huống có vấn đề.
25%
55%
75%
90%
20%
15%
DẠY LẠI CHO NGƯỜI KHÁC
THU NHẬN KINH NGHIỆM BẰNG HÀNH ĐỘNG
THẢO LUẬN
NGHE + NHÌN
NHÌN
NGHE
ĐỌC
10%
Hình 1.1. Biểu đồ các mức thu giữ thông tin
6
- Trong quá trình giải và bằng cách thức giải bài toán nhận thức (giải quyết vấn đề) mà học
sinh lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách giải và do đó có được niềm vui
sướng của sự phát minh sáng tạo.
- Trong dạy học nêu vấn đề thị dạy học bằng bài toán nhận thức (vấn đề nhận thức ) là mục
đích quan trọng hơn cả. Chính bài toán nhận thức đã gây ra nhu cầu và động cơ nhận thức, thúc đẩy
sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
1.3.3. Quy trình của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là quá trình hoạt động tương tác giữa GV và HS nhằm
tìm ra nội dung kiến thức mới có thể sơ đồ hóa như sau:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu vấn đề cần tìm hiểu.
Yêu cầu học sinh đề xuất
các giả thuyết khác nhau.
Tổ chức cho HS hoạt động
nhóm giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn HS tiến hành
thí nghiệm để kiểm tra giả
thuyêt.
Hướng dẫn HS quan sát,
ghi chép rút ra kết luận.
Lắng ghe, nắm bắt vấn đề.
Thực hiện hoạt động đề
xuất các giả thuyêt.
Thảo luận nhóm về vấn
đề…
Tiến hành thí nghiệm.
Quan sát, ghi chép hiện
tượng và rút ra kết luận.
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình vận dụng PPDH phát hiện và giả quyết vấn đề
7
1.3.4. Tình huống có vấn đề.
1.3.4.1. Khái niệm
Quan niệm lý luận dạy học
Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận
thức được học sinh chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết được, kết
quả là họ nắm được tri thức mới.
1.3.4.2. Cơ chế phát sinh tình huống có vấn đề.
Tình huống có vấn đề chỉ xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích cần đạt tới,
nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết giải quyết bằng cách nào
1.3.4.3. Cách thức xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học.
Cách thứ nhất (tình huống nghịch lí –bế tắc)
Cách thứ hai (tình huống lựa chọn)
Cách thứ ba (tình huống “tại sao”)
1.3.5. Dạy học sinh cách giải quyết vấn đề
1.3.5.1. Tầm quan trọng của giai đoạn giải quyết vấn đề
Đây là khâu chủ yếu, có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề. Đây cũng là bước chuẩn bị cho các em hình thành và phát triển năng lực giải quyết sáng tạo
các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
1.3.5.2. Cơ chế chủ yếu của việc đi tìm điều chưa biết trong tình huống có vấn đề
- Thường xuyên đưa đối tượng vào hệ thống mới, những mối quan hệ mới mà thông qua chúng
những tính chất chưa biết được phát hiện.
- Luôn đặt ra những câu hỏi tại sao? Và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.
1.3.5.3. Quy trình giải quyết vấn đề trong dạy phát hiện và giải quyết vấn đề
Tuy hoạt động tìm tòi của học sinh trong khi giải quyết vấn đề rất nhiều vẻ nhưng chúng ta
có thể phân ra thành các bước cơ bản sau:
8
Quy trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tính phức của vấn đề nghiên cưú, trình độ
kiến thức và năng lực nhận thức của học sinh…. Do đó quá trình vận dụng có thể thay đổi đơn
giản hơn hoặc phức tạp hơn.
1.3.6. Các mức độ của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Mức độ 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, đồng thời GV giải quyết vấn đề. HS là
người quan sát và tiếp nhận kết luận do GV thực hiện. Đây là mức thấp nhất và thường áp dụng
với HS trung học cơ sở.
Mức độ 2: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề. Sau đó GV và
HS cùng rút ra kết luận. Như vậy mức độ tham gia của HS đã cao hơn, HS quan sát rút ra kết luận
dưới sự gợi ý của GV.
PPDH PHÁT HIỆN VÀ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ
7. Kết luận về lời giải
3. Xác định hướng
giải quyết, đề xuất
giả thuyết
6. Đánh giá việc thực
hiện kế hoạch giải
8. Kiểm tra lại, ứng dụng
kiến thức vừa thu được
5. Thực hiện kế hoạch
giải
4. Lập kế hoạch theo
các giả thuyêt
2. Phát biểu vấn đề
1. Đặt vấn đề
Hình 1.3. Sơ đồ các bước giải quyết vấn đề.
Không
đúng
với GT
Xác định GT đúng.
9
Mức độ 3: GV gợi ý để HS phát hiện vấn đề, hướng dẫn HS tìm cách giải quyết vấn đề,
HS tiến hành giải quyết vấn đề, GV và HS cùng đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
Mức độ 4: HS tự phát hiện vấn đề cần nghiên cứu, nêu giả thuyết, lập kế hoạch và giải
quyết vấn đề, tự rút ra kết luận, GV nhận xét và đánh giá.
1.4. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng phối hợp với PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.4.1. Phương pháp đàm thoại phát hiện.
1.4.1.1. Khái niệm
“Đàm thoại phát hiện là phương pháp trao đổi gữa GV và HS, trong đó GV đưa ra hệ
thống câu hỏi “ dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để học sinh suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến
kết luận và qua đó mà lĩnh hội được kiến thức”
1.4.1.2. Đặc điểm
1.4.1.3. Những yêu cầu sư phạm
1.4.2. Dạy học theo dự án – PP dạy học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
1.4.2.1. Khái niệm
1.4.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án
1.4.2.3. Nguyên tắc lựa chọn nội dung để xây dựng dự án học tập
1.4.2.4. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án.
Quy trình thực hiện dạy học dự án được tiến hành theo ba bước chủ yếu là: Lập kế hoạch,
thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả. Ở mỗi bước lại có một số hoạt động cụ thể nên ta
có thể mô tả quy trình này dưới dạng sơ đồ sau:
1. Lập kế hoạch
1.1. Lựa chọn chủ đề
1.2. Xây dựng tiểu chủ đề
1.3. Khơi gợi hứng thú
1.4. Lập kế hoạch các nhiệm vụ
học tập
3. Tổng hợp kết quả
3.1. Tổng hợp các kết quả
3.2. Xây dựng sản phẩm
3.3. Trình bày kết quả
3.4. Phản ánh lại quá trình học tập
2. Thực hiện nghiên cứu
2.1. Thu thập thông tin
2.2. Thực hiện điều tra
2.3. Thảo luận với các thành viên
2.4. Tham vấn giáo viên hướng dẫn
Hình 1.4. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án
10
1.4.2.5. Ưu nhược điểm của dạy học dự án
1.5. Thực trạng sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề ở một số trƣờng THPT thuộc
thành phố Hải Phòng.
CHƢƠNG 2
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI HÓA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO – THPT
2.1. Phân tích nội dung phần kim loại chƣơng trình SGK hóa học lớp 12 nâng cao – THPT
2.1.1. Nội dung phần kim loại Hóa học 12 nâng cao – THPT
Phần kim loại được trình bày trong chương trình SGK lớp 12 nâng cao gồm ba chương.
Chương 5: Đại cương về kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm.
Chương 7: Crom – Sắt – Đồng
Với giới hạn của đề tài chúng tôi nghiên cứu, vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn
đề cho chương 6 và chương 7.
2.1.2. Những chú ý về mặt phương pháp giảng dạy
2.2. Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề và hƣớng dẫn giải quyết các vấn đề trong dạy
học phần hóa kim loại lớp 12 nâng cao – THPT
Việc sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ đạt hiệu quả cao trong giảng dạy khi
GV lựa chọn được nội dung kiến thức phù hợp và biết cách tổ chức cho học sinh hoạt động để
phát hiện, xây dựng và giải quyết hệ thống tình huống có vấn đề dưới dạng bài tập nhận thức vừa
sức.
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để xây dựng tình huống có vấn đề
2.2.2. Xây dựng và giải quyết hệ thống tình huống có vấn đề trong chương 6
Trên cơ sở nội dung kiến thức chương 6: Kim loại kiềm. Kiềm thổ. Nhôm, trong chương
trình SGK hóa học 12 nâng cao – THPT, chúng tôi đã xây dựng 32 tình huống có vấn đề và đề
xuất hướng giải quyết vấn đề cho các tình huống này. Dưới đây là một số ví dụ:
Tình huống 1: Tại sao khi bảo quản Natri và một số kim loại kiềm khác ta lại phải ngâm
chúng trong dầu hỏa?
Tình huống 2: Các đơn chất kim loại thường rất cứng, tại sao kim loại kiềm lại rất mềm và nhẹ?
Tình huống 3: Vì sao các loại thực phẩm như xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói khi chế biến
có dùng diêm tiêu lại được khuyên là chỉ nên hấp nóng không nên rán kỹ trước khi ăn?
Tình huống 4: Vì sao Kali và Natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò
phản ứng hạt nhân?
Tình huống 5: Tại sao phân dơi được sử dụng để làm thuốc nổ?
Tình huống 6: Làm thế nào để xác nhận Natri khi cháy trong khí Oxi khô lại tạo ra Na
2
O
2
11
mà không phải là Na
2
O?
Tình huống 7: Vì sao nhỏ dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng, dung dịch
chuyển màu hồng còn nhỏ phenolphtalein vào dung dịch NaOH đậm đặc thì dung dịch chuyển
màu hồng sau đó lại mất màu?
Tình huống 10: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Na
2
CO
3
vào dung dịch FeCl
3
có cùng
nồng độ và ngược lại nhỏ từ từ dung dịch FeCl
3
vào dung dịch Na
2
CO
3
hiện tượng thu được có
giống nhau không? Vì sao?
Tình huống 11: Vì sao NaHCO
3
(nabica) được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày khi
dịch vị dạ dày có dư axit? (thuốc muối)
Tình huống 15. Tại sao Beri có thế điện cực chuẩn âm hơn Hidro nhưng không tham gia
phản ứng được với nước cả ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.
Tình huống 16: Tại sao không dùng CO
2
để dập tắt đám cháy kim loại Magie và các KLK,
KLKT khác? Nêu cách dập tắt đám cháy của các kim loại này?
Tình huống 18: Vì sao nhôm là kim loại hoạt động mạnh lại phản ứng được với dd kiềm?
Tình huống 20: Vì sao nhôm được dùng làm dây dẫn điện đường điện cao thế mặc dù độ
dẫn điện của nhôm chỉ bằng 2/3 của đồng?
Tình huống 22: Vì sao kim loại nhôm được dùng làm giấy gói thực phẩm? (bánh kẹo, đồ ăn…)
Tình huống 23: Có nên dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng dưa chua, đựng canh chua, cá
kho lâu ngày không? Vì sao? Nêu cách sử dụng hợp lí đồ dùng bằng nhôm?
Tình huống 24: Vì sao đoạn dây bằng nhôm nối với dây đồng để trong không khí ẩm lâu
ngày thì dây nhôm, tại chỗ nối bị ăn mòn nhanh hơn?
Tình huống 26: Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd AlCl
3
và ngược lại nhỏ từ từ dd AlCl
3
vào dd
NaOH hiện tượng xẩy ra có giống nhau không? Vì sao?
Nếu thay dd NaOH bằng dd NH
3
thì có hiện tượng gì khác biệt? Giải thích?
Tình huống 28:
Tại sao ao cá trước khi thả cá ta thường bơm cạn, vét bùn, dải vôi bột, phơi khô?
2.2.3. Xây dựng và giải quyết các tình huống có vấn đề trong chương 7
Với nội dung chương 7 chúng tôi đã xây dựng 30 tình huống có vấn đề và đề xuất hướng
giải quyết vấn đề. Sau đây là một số ví dụ về các tình huống có vấn đề:
Tình huống 1: Vì sao người thiếu máu (thiếu hồng cầu) cần uống thêm viên sắt?
Tình huống 3: Vì sao vỏ tàu biển được bọc bằng thép lại dễ bị gỉ trong nước biển? Nêu
cách làm giảm sự ăn mòn?
Tình huống 5: Vì sao khu vực gần các mỏ sắt thì đất thường bị chua?
Tình huống 6: Vì sao muối FeCO
3
lại không tồn tại trong dung dịch?
Tình huống 7: Trong nhà máy nước, khi chế biến nước giếng khoan thành nước sạch người
ta thường dẫn nước giếng qua giàn phun, rồi mới dẫn qua bể khử trùng. Hãy giải thích cho quy
12
trình trên?
Tình huống 8: Sắt đứng trước đồng trong dãy điện thế điện cực chuẩn của kim loại, sắt đẩy
được đồng ra khỏi dd Cu
2+
. Vậy cho đồng vào dd muối Fe
3+
có phản ứng xẩy ra không? Giải
thích?
Tình huống 12: Vì sao nhỏ dung dịch Fe(NO
3
)
2
vào dung dịch AgNO
3
lại thấy xuất hiện
kết tủa màu đen? Kết tủa đó là chất gì?
Tình huống 13: Vì sao khi cho đồng vào dd HCl (hoặc H
2
SO
4
) không có hiện tượng gì xảy
ra nhưng khi cho thêm 4 – 5 giọt dd H
2
O
2
thì lại có phản ứng xảy ra, dd chuyển màu xanh, có bọt
khí thoát ra. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra, xác định vai trò của các chất trong phản ứng
hóa học này?
Tình huống 14: Các sản phẩm, vật dụng bằng đồng để lâu trong không khí trên bề mặt của
chúng có màu xanh đen, hãy giải thích hiện tượng này?
Tình huống 15: Các hợp kim đồng thau, đồng đỏ, đồng đen có thành phần thế nào? Chúng
được dùng để làm các vật dụng gì?
Tình huống 17: Vì sao Cu(OH)
2
là một bazơ không tan trong dd kiềm nhưng lại tan trong
dd amoniac?
Tình huống 19:
Vì sao kim loại đồng được dùng làm gương soi trong thời kì cổ xưa?
2.2.4. Thiết kế các vấn đề - đề tài học tập giải quyết vấn đề có liên quan đến thực tiễn đời sống
trong dạy học phần kim loại lớp 12 nâng cao – THPT.
Với các vấn đề có liên quan đếnthực tiễn sản xuất kim loại ở địa phương chúng tôi đề xuất 3
dự án học tập để tổ chức cho HS vận dụng PPDH theo dự án.
2.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở các tình huống có vấn đề đã xây dựng chúng tôi đã thiết kế kế hoạch bài dạy cho 4 bài
học có sử PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề và dạy học theo dự án.
2.3.1. Kế hoạch bài dạy – Tiết 50
Bài 30: KIM LOẠI KIỀM THỔ
2.3.2. Kế hoạch bài dạy tiết 64
Bài 40. SẮT
2.3.3. Kế hoạch bài dạy tiết 65
Bài 41: HỢP CHẤT CỦA SẮT
I2.3.4. Kế hoạch dạy học tiết 66
Bài 42. HỢP KIM CỦA SẮT
(Vận dụng PPDH theo dự án)
13
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Xác định tính phù hợp của đề xuất các vấn đề học tập, quy trình hướng dẫn giáo viên,
học sinh giải quyết vấn đề trong dạy và học chương 6 - 7 phần kim loại hóa học 12 nâng cao.
- Kiểm chứng khả năng sử dụng và tính hiệu quả của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
trong dạy học phần kim loại hóa học lớp 12 – nâng cao THPT.
- Đánh giá khả năng áp dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học
phổ thông
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
- Lựa chọn nội dung thực nghiệm.
- Lựa chọn địa điểm thực nghiệm
- Thiết kế giáo án các bài dạy thực nghiệm, xây dựng các tình huống có vấn đề.
- Kiểm tra đánh giá sau giờ dạy phân tích xử lý kết quả TNSP để đánh giá hiệu quả của
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Chấm, trả bài, thu thập số liệu, phân tích kết quả TNSP
3.3. Kế hoạch thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm.
Chúng tôi lựa chọn 6 lớp 12 của 3 trường THPT Cộng Hiền, trường THPT Tô Hiệu và
trường THPT Lý Thường Kiệt thuộc thành phố Hải Phòng.
3.3.2. Chuẩn bị nội dung.
Gặp gỡ trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm để thống nhất một số vấn đề về PPDH
phát hiện và giải quyết vấn đề và giáo án 4 bài dạy thực nghiệm. Giáo án bài dạy trình bày trong
luận văn. Xây dựng các đề ài kiểm tra đánh giá hiệu quả giờ dạy.
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Tiến hành các bài dạy ở các lớp TN theo giáo án đã xây dựng và theo giáo án GV vẫn sử dụng ở
lớp ĐC theo đúng tiến trình qui định, tiến hành kiểm tra sau giờ dạy, đề bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC là
như nhau, GV chấm bài kiểm tra, phân loại kết quả và xử lí thống kê kết quả các bài kiểm tra.
Phân loại kết quả bài kiểm tra:
Thang điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
9.0 – 10
7.0 – 8.9
5.0 – 6.9
Dưới 5.0
3.4. Kết quả thực nghiệm.
3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu.
3.4.2. Kết quả kiểm tra được thống kê ở bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng điểm tổng kết các bài kiểm tra
14
3.4.3. Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.2. Số liệu kết quả các bài kiểm tra
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của các bài kiểm tra
Bài
KT
Đối
tượng
Số
HS
% số học sinh đạt điểm Xi trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
142
0
0
0
0
0
7,0
29,6
50,7
73,2
88,7
100
ĐC
132
0
0
0
2,3
9,9
31,8
50,0
68,9
91,2
96,7
100
2
TN
142
0
0
0
0
2,8
14,1
32,2
57,7
76,8
90,8
100
ĐC
132
0
0
4
8,3
15,2
31,1
50,0
71,2
87,1
96,2
100
3
TN
142
0
0
0
0
2,1
14,8
35,9
54,2
73,2
88,0
100
ĐC
132
0
0
1
3,4
10,6
38,8
49,2
66,7
85,6
94,7
100
4
TN
142
0
0
0
0
1,2
7,7
28,5
49,1
74,5
89,3
100
ĐC
132
0
0
2
6,8
13,6
28,8
48,5
66,7
81,9
93,2
100
Bảng 3.4. Phần trăm số học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình, khá, giỏi
Từ bảng 3.3 vẽ được đồ thị đường lũy tích tương ứng với với 4 bài kiểm tra:
Đồ thị đƣờng luỹ tích các bài kiểm tra
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.1. Đồ thị đƣờng luỹ tích 1 Hình 3.2. Đồ thị đƣờng luỹ tích 2
15
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình3.3. Đồ thị đƣờng luỹ tích 3 Hình 3.4. Đồ thị đƣờng luỹ tích 4
Trình độ học sinh được biểu diễn dạng biểu đồ hình cột thông qua dữ liệu ở bảng 3.4.
0
10
20
30
40
50
YK TB K G
TN
ĐC
0
10
20
30
40
50
YK TB K G
TN
ĐC
Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
YK TB K G
TN
ĐC
0
10
20
30
40
50
YK TB K G
TN
ĐC
Bài kiểm tra 3 Bài kiểm tra 4
3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm.
Từ kết quả xử lý số liệu thực nghiệm cho thấy: Chất lượng học tập của HS lớp TN cao hơn
lớp ĐC tương ứng.
Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cưú của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá
trình học tập và góp phần nâng cao chất lượng học tập.
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong quá trình hoàn thành luận văn,
16
chúng tôi đã giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Thuyết nhận thức trong dạy học, dạy học phát hiện
và giải quyết vấn đề.
- Vận dụng cơ sở lí luận nghiên cứu được, tôi đã nghiên cứu phần nội dung kiến thức về
kim loại hóa học 12 nâng cao.
- Xây dựng các nguyên tắc và quy trình dạy học sinh giải quyết vấn đề khi nghiên cứu phần hóa
kim loại lớp 12 nâng cao. Thiết kế và đề xuất hướng giải quyết vấn đề cho 65 tình huống có vấn đề và 3
dự án học tập cho nội dung chương 6 và 7 phần hoá kim loại lớp 12 nâng cao THPT
- Thiết kế 4 giáo án bài dạy cho phần kim loại thuộc chương 6 và chương 7 hóa học 12
nâng cao – THPT có sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
- Tiến hành thực nghiệm 3 bài dạy tại 6 lớp học sinh (3 lớp ĐC và 3 lớp TN) ở 3 trường
thuộc thành phố Hải Phòng.
Thông qua sử lí số liệu TNSP chúng tôi nhận thấy việc vận dụng một cách hợp lý PPDH
phát hiện và giải quyết vấn đề đã kích thích được hoạt động tư duy của học sinh trong giờ học.
2. Những khuyến nghị
Qua việc nghiên cứu đề tài, vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề vào quá trình
giảng dạy tôi có một số kiến nghị sau:
- Các cơ sở giáo dục và các trường phổ thông cần có tiêu chí, biện pháp để động viên GV nghiên
cứu vận dụng các PPDH tích cực vào hoạt động dạy học các môn, đẩy nhanh quá trình đổi mới giáo dục
của nước nhà để có thể nhanh chóng hòa nhập cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới.
- Trong chương trình hóa học phổ thông nên có những yêu cầu bắt buộc một số tiết cho
học sinh tham quan cơ sở sản xuất, nhà máy hoặc xí nghiệp ở địa phương để tạo điều kiện cho GV
thực hiện các dự án học tập, HS có điều kiện tự nghiên cứu tìm hiểu từ đó kích thích hứng thú học
tập, phát triển các năng lực, kĩ năng sống cần thiết.
References
1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Hếu, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng
(1999), Một số vấn đề chọn lọc hóa học tập 1. Nxb Giáo dục.
2. Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải (2006), Giáo trình hóa học môi trường. Nxb Khoa
học và Kĩ thuật Hà Nội.
3. Đào Văn Bẩy, Phùng Tiến Đạt (2007), Giáo trình nông học. Nxb Đại học sư phạm.
4. Bộ GD & ĐT, dự án Việt Bỉ (2007), Nâng cao chất lượng đào tại giáo viên tiểu học và
THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (VIE, 04019.11).
5. Bộ GD & ĐT, dự án Việt – Bỉ (2010), dạy và học tích cực, một số PP và kĩ thuật dạy
học. Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học
17
hóa học tập I. Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng
Văn Côi, Trần Trung Ninh (2002), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học. Nxb
Đại học Sư phạm.
8. Trịnh Lê Hùng (2006), Kĩ thuật sử lý nước thải. Nxb Giáo dục.
9. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phát triển năng lực nhận thức thông qua phương
pháp và phhương tiện dạy học mới, tài liệu hội thảo tập huấn dự án phát triển giáo dục THPT.
10. Lê Văn Năm (2002), Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề - ơrixic nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học chương trình hóa học đại cương và hóa học vô cơ – THPT, Luận án tiến sĩ
khoa học giáo dục.
11. Hoàng Nhâm (2004), Hóa học vô cơ tập 2. Nxb Giáo dục.
12. Hoàng Nhâm, Hoàng Ngọc Cang (1999), Hóa học vô cơ tập 2. Nxb Giáo dục.
13. Đặng Trần Phách (1983), Bài tập hóa cơ sở. Nxb Giáo dục.
14. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1. Nxb Giáo dục Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học. Giảng dạy những nội
dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa hóa học phổ thông, Nxb Khoa học và kĩ thuật.
16. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Ẩn (1998), Tâm lý dạy học đại cương, Nxb Giáo dục.
17. Phạm Văn Thƣởng, Đặng Đình Bạch (2000), Giáo trình cơ sở hóa học môi trường, Nxb
Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
18. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga (2006), Sách giáo
viên Hóa học 12 nâng cao. Nxb Giáo dục.
19. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Roãn, Cao Thị Thặng,
(2006), SGK hóa học 12 nâng cao. Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học đời sống. Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004 – 2007) hóa học. Nxb Đại học Sư phạm.
22. Okon V.(1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề. Nxb Giáo Dục.
23. Nguyễn Đức Vận (1996), Hóa học vô cơ ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Đức Vận (1998), Hỏi đáp hóa vô cơ. Nxb Giáo dục.
25. Website
26. Website
27. Website