Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tác động của cải cách thủ tục hành chính đến thu hút fdi vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.7 KB, 24 trang )

Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 1
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LIÊN QUAN ĐẾN FDI Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại môi trường đầu tư
1.1.1. Khái niệm
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực
kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến hiện nay, khái niệm
môi trường đầu tư được nhiều tác giả đề cập đến nhưng vẫn còn chưa thống nhất. Khái
niệm môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy
theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm 1 “Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách
của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài”.
Khái niệm này quan tâm ảnh hường của môi trường đầu tư tới hoạt động FDI
nhưng chỉ chú ý tới các yếu tố của môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, xem xét
những tác động của chúng tới hoạt động thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài.
Khái niệm 2 “Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố (điều kiện pháp luật, kinh
tế, chính trị - xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế
của một quốc gia) có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại
một quốc gia”.
Thứ nhất, Ở khái niệm trên môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố như điều kiện
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, sự hỗ trợ của chính phủ, chính quyền một
quốc gia hay khu vực lãnh thổ trong quốc gia. Ở trong khuôn khổ của nghiên cứu này,
chúng ta chỉ tập trung vào điều kiện luật pháp, sự hỗ trợ của chính phủ đối với các nhà
đầu tư nước ngoài thông qua việc cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt những rườm
rà về giấy tờ.
Thứ hai, Môi trường đầu tư chúng ta nghiên cứu chỉ đề cập đến môi trường đầu tư
của nước tiếp nhận đầu tư, mà không đề cập đến các môi trường bên ngoài quốc gia mặc


dù các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hướng tới sự thay đổi của môi trường đầu tư
của Việt Nam.
Thứ ba, Các yếu tố của môi trường đầu tư có tác động tới cả chủ kì dự án ĐTNN,
kể từ khi nhà ĐTNN bắt đầu tìm hiểu về cơ hội đầu tư, chuẩn bị đầu tư, lập DA để ra
quyết định, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chấm dứt DA. Một môi trường
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 2
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
đâu tư tốt là môi trường đầu tư không chỉ cố gắng thu hút vốn ĐTNN mà còn tạo môi
trường hoạt động tốt cho cả quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi nhà đầu tư chấm
dứt hoạt động đầu tư.
1.1.2. Phân loại
Căn cứ theo UNCTAD (1998), thì môi trường ĐTNN gồm các yếu tố của giai đoạn
thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản DN vốn đầu tư nước ngoài.
Môi trường FDI bao gồm các nhóm yếu tố sau:
• Nhóm yếu tố tiếp cận thị trường đầu tư: thủ tục thành lập và cấp giấy phép đầu tư,
xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnh vực đầu tư được cấp phép hoạt động, nguồn nhân lực.
• Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động: thuế, xuất nhập khẩu, đất đai, lao
động, ngoại hối, chuyển tiền.
• Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư: các yếu tố phá sản
hoặc giải thể.
Sơ đồ 1: Hệ thống các nhóm yếu tố trong môi trường đầu tư nước ngoài
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 3
• Vốn FDI
• Nhà ĐTNN
Tiếp cận thị
trường
Hoạt động
kinh doanh
Kết thúc hoạt
động kinh doanh

• An ninh-
chính trị-xã
hội
• Thủ tục thành
lập doanh
nghiệp
• Xuất nhập
cảnh
• Minh bạch,
công khai
chính sách
đầu tư
• Thuế
• Xuất nhập khẩu
• Tuyển dụng lao động
• Đất đai
• Yếu tố chi phí sản xuất của doanh
nghiệp
• Ngoại hối
• Khiếu kiện
• Chuyển tiền
• Bảo hộ tài sản nhà đầu tư
• Lĩnh vực được phép kinh doanh
• Giải quyết tranh chấp
• Minh bạch, công khai
• Cơ sở hạ tầng
• Giải thể
• Phá sản
• Khiếu kiện và
giải quyết

tranh chấp
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
1.2. Các thủ tục hành chính cơ bản liên quan đến thu hút FDI tại Việt Nam
1.2.1. Thủ tục về cấp giấy phép chứng nhận đầu tư
Luật Đầu tư 2005 ngày 29/11/2005; Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư
2005; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng
ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Ngoài ra, thủ tục
cấp giấy phép chứng nhận đầu tư còn căn cứ theo hệ thống văn bản sau:
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh
nghiệp;
- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn một
số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010;
- Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 về việc ban hành các mẫu
văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
1.2.2. Thủ tục liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng
Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành ngày 26/11/2003 thay thế Luật Đất đai
1993, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 (gọi chung là Luật Đất đai), chính sách về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta đã có nhiều thay đổi và
ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế
thị trường và xu hướng hội nhập ngày càng sâu, rộng đang đặt ra.
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 4
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Nhằm cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại
khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai: “Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ cho mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; phát triển kinh tế” và Điều
42 Luật Đất đai: “Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho
người có đất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng”, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn thi hành như: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết khiếu nại về đất đai và mới đây là Nghị định
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày
27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-
CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất và nhiều thông tư hướng dẫn. Các văn bản pháp luật về chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đã thể hiện được tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật vào hoạt
động bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước.
Hiện nay, nhằm hoàn thiện Luật Đất đai 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định
69/2009/NĐ-CP (13/08/2009) nhằm quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc,
chi trả, bồi thường; các khoản hỗ trợ, tái định cư…Thông tư 14 /2009/TT-BTNMT
(01/10/2009) quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Thông tư dành một chương (có 21 điều) nêu cụ thể về: bồi
thường về đất; bồi thường về tài sản trên đất; chính sách hỗ trợ; tái định cư; tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Hệ thống Luật pháp liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng được tổng hợp

trong Phụ lục 1.
1.2.3. Thủ tục liên quan đến triển khai dự án
Luật Đầu tư 2005 ngày 29/11/2005; Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư
2005; Luật Xây dựng 2003 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các
luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009 ngày 19/6/2003; Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình.
Khi dự án ĐTNN còn có các Luật sau quy định:
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 5
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Luật Lao động (Quốc hội thông qua ngày 23/4/1994, có hiệu lực từ 1/1/1995, Luật
Lao động sửa đổi năm 2002) và các Nghị định hướng dẫn thực hiện, trong đó quy định rõ
điều kiện và số lượng lao động nước ngoài mà một doanh nghiệp ĐTNN được phép thuê,
mức lương tối thiểu cho lao động trong và ngoài nước được hưởng.
Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2007 (Quốc hội
thông qua tháng 6/2006), Luật Thuế thu nhập cá nhân (thông qua tháng 11/2007, có hiệu
lực từ 1/1/2009) quy định các đối tượng chịu thuế, phương thức nộp thuế, ưu đãi thuế, cơ
quan quản lý.
Luật Bảo vệ môi trường đã có từ năm 1993 và được điều chỉnh vào năm 2005, quy
định bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững. Các khía cạnh về môi trường, ô
nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường được quy định chi tiết và đầy đủ. 16 hành vi
nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ môi trường và các hình thức xử phạt được quy định chi
tiết thông qua tòa án. Đặc biệt, khi lập DA đầu tư, các nhà ĐTNN phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
Luật Sở hữu trí tuệ (2005) quy định chi tiết về quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ
quyền đó. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý. Các sáng chế công nghiệp được bảo hộ bằng hình thức cấp bằng độc quyền sáng

chế.
Luật Chuyển giao công nghệ (2006) quy định chi tiết những lĩnh vực khuyến khích
chuyển giao công nghệ, hạn chế hoặc cấm chuyển giao công nghệ, các biện pháp giải
quyết tranh chấp và những ưu đãi cụ thể. Luật hóa vấn đề chuyển giao công nghệ, tạo
điều kiện ưu đãi và những quy định rõ ràng hơn cho các nhà ĐTNN khi chuyển giao công
nghệ vào Việt Nam.
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 6
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐẾN THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM
2.1. Quá trình hoàn thiện thủ tục hành chính của Việt Nam nhằm cải thiện môi
trường Đầu tư thu hút FDI
2.1.1. Trước khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời
Trước khi Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài (1987) ra đời, chưa có một dự án
FDI nào đầu tư tại Việt Nam.
2.1.2. Từ năm 1987 đến năm 2005
Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 đã mở đầu cho việc thu hút và sử dụng
vốn FDI theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, tạo nền
tảng pháp lý cho việc hợp tác làm ăn với nước ngoài trong khuôn khổ Hiến pháp năm
1980 với nhiều dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế cũ. Luật năm 1987 đã có cách tiếp cận
điều chỉnh khá toàn diện về FDI từ việc thành lập, tổ chức hoạt động cho tới chấm dứt
hoạt động của các thiết chế đầu tư. Trong giai đoạn 1988-2004, Luật Đầu tư nước ngoài
1987 được điều chỉnh qua bốn lần (1990, 1992, 1996 và 2000).
- Điều chỉnh lần thứ nhất (1990) nhằm tháo gỡ một số điểm để phù hợp với tình
hình thực tế, thông lệ quốc tế và giảm bớt tính bảo hộ doanh nghiệp trong nước, định
hướng thu hút FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Điều chỉnh lần thứ hai (1992) được đặt ra do: thứ nhất, việc thu hút FDI ngày
càng mang tính cạnh tranh gay gắt vì cung cầu vốn đầu tư trên thế giới biến động mạnh;
thứ hai, thực tiễn hợp tác đầu tư cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn vị trí của các mục

tiêu kinh tế - xã hội và tài chính của hoạt động đầu tư. Nếu không có sự khuyến khích đủ
mức về tài chính thì sẽ không thu hút được nhiều vốn đầu tư, làm hạn chế mục tiêu kinh
tế - xã hội; thứ ba, tình hình kinh tế của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực có ý
nghĩa đối với các thành phần kinh tế. Hiến pháp 1992 đã tạo cơ sở pháp lý mới cho việc
mở rộng hợp tác với bên ngoài.
- Điều chỉnh lần thứ ba (1996) khi đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-
HĐH, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khắc phục những hạn chế của hệ
thống pháp luật Việt Nam.
- Điều chỉnh lần thứ tư (2000) nhằm bổ sung nhiều nội dung vào Luật ĐTNN sửa
đổi năm 1996, tăng cường tính trong sáng, rõ ràng và hiệu lực của pháp luật, cải thiện hơn
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 7
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
nữa môi trường đầu tư, từ đó giúp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, giảm thiểu nhiều rủi ro
cho doanh nghiệp có vốn FDI, làm cho môi trường kinh doanh trở nên thông thoáng hơn,
tạo điều kiện để hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN xích lại gần nhau hơn, tạo thế chủ
động trong tiến trình hội nhập và đảm bảo các cam kết quốc tế.
Thứ nhất: bổ sung vào Điều 55 quy định mới về chế độ đăng kí giấy phép đầu tư
theo thủ tục đơn giản do Chính Phủ quy định.
Thứ hai: sửa đổi Điều 60 để rút ngắn thời hạn cấp giấy phép đầu tư từ 60 ngày
xuống 45 ngày đối với các dự án thuộc thẩm định cấp giấy phép đầu tư.
Thứ ba: bổ sung vào Điều 64 quy định mới nhằm xác định rõ mục tiêu và phạm vi
của việc thanh tra, hạn chế tình trạng thanh tra tùy tiện gây khó khăn cho hoạt động của
doanh nghiệp có vốn FDI. Theo đó, việc thanh tra phải đúng chức năng, đúng thẩm
quyền, tuân thủ quy định của pháp luật, thanh tra tài chính không quá một lần trong năm.
Tại Việt Nam, trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực, Nhà nước nghiêm cấm việc
mua bán, chuyển nhượng đất đai, nên đất đai không có giá và Nhà nước cũng không có
các chính sách giá đất trong bồi thường khi thu hồi đất. Trong giai đoạn này, khi Nhà
nước lấy đất (thu hồi đất) để phục vụ các mục đích chung của đất nước thì không thực
hiện đền bù về giá trị đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất, mà chỉ đền bù lợi ích thu được
trong việc sử dụng đất và tính bằng số sản phẩm thóc được trên một đơn vị diện tích đất

có xác định theo thời gian sử dụng lâu dài hoặc tạm thời.
Khi Luật Đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực, Nhà nước cho phép và thừa nhận việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất – đất có giá. Việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất được quy định ngay trong Luật (Điều 27 – Luật Đất đai 1993) và được cụ thể hóa
theo quy định tại Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc đền bù
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng.
Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003 quy định quyền sử dụng đất đai giữa nhà
ĐTNN và đầu tư trong nước đã được đối xử bình đẳng. Có nhiều ưu đãi về sử dụng đất
đai trong KCN, KCX, khu công nghệ cao như quyền chuyển nhượng sử dụng đất thuê, đất
thuê lại, được thế chấp, bảo lãnh bằng đất, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất…Từ
tháng 1/2009, có sáu đối tượng là người nước ngoài được phép mua nhà, đây là biểu hiện
thông thoáng về luật pháp đối với nhà ĐTNN. Luật đã mở rộng quyền cho các nhà ĐTNN
trong việc sử dụng đất đai ở Việt Nam, gia tăng niềm tin và khả năng đầu tư lâu dài của
các nhà ĐTNN tại Việt Nam.
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 8
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai 2003; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
• Về nguyên tắc bồi thường: Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ
điều kiện theo quy định thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được
bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ. Nhà nước thu hồi đất của người
đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có
cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng
giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
• Giá đất để tính bồi thường: Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích
đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố
theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục
đích sử dụng. Trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá do UBND

tỉnh quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị
trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể
cho phù hợp để tính bồi thường.
2.1.3. Từ năm 2005 đến nay
Điểm mới của Luật Đầu tư 2005 là chủ trương phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh
và Ban quản lý KCN, KCX, KCNC và KKT cấp GCNĐT cũng như quản lý hoạt động
đầu tư, giảm bớt các DA phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp
thuận về mặt nguyên tắc đối với một số DA quan trọng chưa có trong quy hoạch và đáp
ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế thì UBND cấp tỉnh và
Ban quản lý cấp GCNĐT mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ
trường đầu tư. Những DA còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và
cấp GCNĐT.
Về thủ tục đăng kí và thẩm tra đối với DA đầu tư, luật pháp về đầu tư cũng quy
định đơn giản hơn nhiều và trách nhiệm thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan đến DA đầu
tư cũng được quy định cụ thể hơn so với trước đây, tạo thuận lợi cho UBND cấp tỉnh và
Ban quản lý trong việc xem xét cấp GCNĐT.
Đối với việc điều chỉnh DA đầu tư, Luật Đầu tư quy định khi điều chỉnh DA đầu
tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện DA đầu
tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan chấp nhận hồ sơ đề làm thủ tục điều chỉnh giấy
GCNĐT. Việc điều chỉnh DA đầu tư được thực hiện theo một trong các quy trình: không
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 9
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
phải làm thủ tục đăng kí điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh DA đầu tư; đăng ký điều
chỉnh DA đầu tư; thẩm tra điều chỉnh DA đầu tư.
Việc muốn được cấp phép đầu tư phải thuê tư vấn độc lập thẩm định hiệu quả của
DA, phải có chứng nhận thẩm định chất lượng thiết bị nhập từ nước ngoài có thể tạo ra
những “giấy phép con” không cần thiết. Xu hướng chung là quản lý đầu tư phải chuyển từ
“tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp gia nhập
thị trường. Tăng cường “hậu kiểm”, cơ quan quản lý sẽ phải chịu vất vả hơn trong việc
thẩm định các yêu cầu đối với nhà đầu tư.

2.2. Tác động của quá trình cải cách TTHC tới việc cải thiện môi trường đầu tư thu
hút FDI
2.2.1. Nâng cao quy mô vốn FDI thực hiện
Tuy vốn FDI thực hiện ít hơn so với vốn FDI đăng ký, nhưng có thể nhận thấy sự
thay đổi của vốn FDI thực hiện qua các năm có mối quan hệ với vốn ĐK: vốn ĐK là tiền
đề để triển khai DA. Do đó, các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút FDI
cũng góp phần ảnh hường đến quá trình giải ngân vốn FDI này.
(i) Giai đoạn 1988-1997
Giai đoạn này là 3 năm đầu tiên từ khi Luật ĐTNN 1987 được áp dụng. Vốn ĐK
còn thấp nên vốn TH không đáng kể do nhà đầu tư còn phải thực hiện các thủ tục để triển
khai DA. Ngoài ra, TTHC liên quan đến hoạt động ĐTNN còn rườm rà, phức tạp. Cơ chế
nhiều cửa đã gây tốn thời gian và chi phí cho nhà đầu tư để xin cấp giấp phép đầu tư và
triển khai thực hiện DA. Giai đoạn này, quy mô vốn TH ngày càng tăng và cao nhất vào
năm 1997 với lượng vốn TH là 3.218 triệu USD. Nguyên nhân là do vốn ĐK giai đoạn
này liên tục tăng qua các năm và cao nhất vào năm 1996. Rõ ràng, vốn TH tăng lên cùng
nhịp với vốn ĐK, nhưng do độ trễ của quá trình triển khai thực hiện DA đầu tư nên vốn
TH đạt đỉnh cao vào năm 1997. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân của giai đoạn này chỉ là 38%.
Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI đăng ký, sự tăng lên của dòng vốn FDI thực hiện
chính là do quy mô thị trường Việt Nam lớn và còn nhiều khoảng trống mà nhà đầu tư
muốn nhảy vào để chiếm lĩnh. Hơn nữa, sự dồi dào về lao động cũng góp phần làm giảm
chi phí cho nhà đầu tư.
(ii) Giai đoạn 1998-2004
Giai đoạn 1998-2004 được coi là giai đoạn suy thoái của vốn FDI. Vốn ĐK của
các năm trong giai đoạn này không vượt lượng vốn thu hút của năm 1996. Vốn TH giai
đoạn này bắt đầu giảm đi từ năm 1998, chậm một năm so với vốn ĐK và với mức độ
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 10
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
giảm thấp hơn so với vốn ĐK. Vốn TH trong từng năm của giai đoạn 1998-2004 không
cao hơn so với vốn TH năm 1997 nhưng tỷ lệ giải ngân là 78%, cao hơn so với giai đoạn
trước. Nguyên nhân là do tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư làm cho mức vốn

ĐK giảm nhanh, nhưng nhiều DA đã đăng ký các năm trước mới đang triển khai thực
hiện đầu tư. Thậm chí, năm có mức vốn ĐK thấp nhất 1999 còn có tỷ lệ giải ngân cao hơn
100%. Vốn TH của những năm 1998-2000 có biểu hiện không ổn định do nhà đầu tư gặp
khó khăn tài chính nên nhiều DA bị chậm tiến độ, thậm chí phải tạm dừng triển khai thực
hiện đầu tư.
(iii) Giai đoạn 2005-2009
Như vốn ĐK, vốn TH giai đoạn này liên tục phá vỡ kỉ lục. Năm 2005, vốn TH là
3,3 tỷ USD đạt mức cao nhất từ năm 1998 thì đến năm 2006 là 4,1 tỷ USD, năm 2007 là
8,03 tỷ USD 38%, năm 2008 là 11,5 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vốn TH và
vốn ĐK thì ngày càng xa, tỷ lệ giải ngân giai đoạn này rất thấp chỉ hơn 28%. Đặc biệt
năm 2008, tỷ lệ giải ngân là hơn 16% thấp nhất trong tất cả các năm từ khi có Luật ĐTNN
1987. Đến năm 2009, vốn TH giảm đi 1,5 tỷ USD so với năm còn 10 tỷ USD. Đây là mức
vốn TH cao thứ hai kể từ năm 1988 làm cho tỷ lệ vốn TH/ĐK tăng lên 47%. Tỷ lệ vốn
FDI thực hiện/đăng ký năm 2009 tăng lên là do nhiều DA với số vốn lớn đăng ký của
năm 2008 đang được triển khai thực hiện đầu tư bên cạnh sự tin tưởng của nhà ĐTNN
vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tính chung lại, trong giai đoạn
2005-2009, vốn FDI thực hiện là 36,93 tỷ USD, bằng 54% vốn TH của cả giai đoạn 1988-
2009, cao hơn tổng vốn TH của các giai đoạn trước nhưng tỷ lệ vốn TH/ĐK thấp nhất
trong các giai đoạn.
(iv) Giai đoạn 2010 đến nay
Năm 2010 và 2011, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang chịu những tác
động không nhỏ từ khủng hoảng 2008, khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung
Châu Âu, chính sách thắt lưng buộc bụng của các nền kinh tế lớn. Lượng vốn FDI vào
Việt Nam có xu hướng chững lại. Vốn giải ngân FDI của 3 năm 2009, 2010 và 2011
dừng lại ở con số 11 tỷ USD. Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Vũ
Đại Thắng, năm 2012 Việt Nam đặt kế hoạch thu hút khoảng 15-16 tỷ USD và giải ngân
khoảng 12 tỷ USD.
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 11
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
2.2.2. Tác động làm thay đổi cơ cấu đầu tư

5,5%

5,0%
28,5%
61,0%
100%

vốn

nước

ngoài

Liên

doanh

Hợp

đồng

hợp

tác

KD

Hình

thức


khác
Biểu 1: Cơ cấu FDI thực hiện theo hình thức đầu tư
Vốn TH theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng thấp
hơn so với vốn ĐK là 69,9%. Tương tự, đứng thứ hai về vốn TH là hình thức DN liên
doanh với tỷ trọng 28,5% cao hơn tỷ trọng vốn ĐK 19,2%. Theo Báo cáo 25 năm FDI tại
Việt Nam, tính đến hết năm 2007, có 1.359 DA ĐTNN bị giải thể trước thời hạn với số
vốn ĐK giải thể khoảng 15,5 tỷ USD. Trong đó, số DA hoạt động theo hình thức liên
doanh chiếm đa số (56,0% về số DA và 67,2% về tổng vốn ĐK), tiếp theo là hình thức
Hợp doanh (10,2% về số DA và 15,5% về tổng vốn ĐK), cuối cùng là hình thức 100%
vốn nước ngoài (13,1% về số DA và 15,5% về tổng vốn ĐK).
2.3. Một số vấn đề còn tồn tại của cải cách thủ tục hành chính
Việt Nam tích cực cải cách TTHC, thể hiện rõ nhất là chương trình cải cách hành
chính quốc gia. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư kể cả nhà ĐTNN vẫn cho rằng TTHC còn
rườm rà, phức tạp, gây tốn thời gian và chi phí. Chi phí ở đây bao gồm cả thời gian, công
sức, chi phí chính thức và phi chính thức bỏ ra để hoàn thành.
2.3.1. Thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài
Theo báo cáo của Doing Business 2009 thì xếp hạng kinh doanh của Việt Nam
trong khu vực chỉ xếp hơn Indonesia và Phillipin. Xếp hạng trên phản ánh các quy định
của Chính phủ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Xếp hạng kinh doanh của Việt Nam
kém hơn nhiều nước chủ yếu do phải thực hiện nhiều thủ tục thời gian dài hơn (Phụ lục 3
– Xếp hạng kinh doanh của một số nước trong khu vực) và chi phí cao hơn. Số thủ tục,
thời gian và chi phí để thực hiện các quy định về đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam tính từ
khi hoàn thành thủ tục để bắt đầu kinh doanh đến khi chấm dứt kinh doanh vẫn còn nhiều
hơn, dài hơn và cao hơn ở một số nhóm chỉ số. Như để bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam
thì cần 11 thủ tục, hoàn thành trong 50 ngày với chi phí 16,8% trong khi tại Singapore chỉ
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 12
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
cần giải quyết 4 thủ tục, trong 4 ngày với chi phí 0,7%. Để hoàn thành thủ tục xây dựng
công trình, nhà đầu tư phải mất 194 ngày, với chi phí 313% trong khi tại Singapore chỉ

cần 38 ngày với chi phí 21,2%. Thời gian đăng ký tài sản tại Việt Nam cũng mất 57 ngày.
Nhà ĐTNN vẫn kêu ca nhiều về thời gian giải quyết thủ tục thuế với Nhà nước. Theo xếp
hạng kinh doanh, số thời gian giải quyết thủ tục thuế của DN là 1.050 giờ, cao hơn gấp
đôi so với nước cao nhất thứ nhì trong bảng trên là Trung quốc. Để chấm dứt kinh doanh
DN cũng mất thời gian 5 năm, trong khi tại Singapore chỉ cần giải 0,8 năm.
2.3.2. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Thứ nhất, vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư là lĩnh vực vô cùng phức tạp phát
sinh do cơ chế, chính sách của Nhà nước tới nay dù đã sửa đổi, thay thế liên tục nhưng
nhìn chung vẫn chưa hợp lý. Việc sửa đổi thường xuyên các quy phạm pháp luật cũng vẫn
chưa bao quát hết mọi vấn đề của nền kinh tế thị trường, trong đó đất đai được coi là hàng
hóa đặc biệt nên đã tạo ra nhiều khoảng trống, thậm chí bất hợp lý trong việc điều tiết các
quan hệ đất đai.
Thứ hai, việc thu hồi đất được tiến hành theo DA, công trình khi đã được Nhà
nước phê duyệt thì người bị thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp lại coi đất đang sử dụng
như đất phi nông nghiệp.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất, nhà đầu tư thường phải làm việc với nhiều đối tác để thực hiện việc bồi thường,
hỗ trợ…(Khoản 1 Điều 28, Điều 29 NĐ 69/CP) như: phải làm việc với UBND của cả ba
cấp tỉnh, huyện và xã, làm việc với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, làm việc với
những người có đất bị thu hồi, với Tổ chức phát triển quỹ đất nên không ít trường hợp
phải chi phí đóng góp thêm cho địa phương, chi thêm ngoài phương án cho người có đất
bị thu hồi.
Bên cạnh đó, trong quá trình thu hồi đất cho nhiều dự án, công trình còn mang
nặng cơ chế bao cấp, cho nên nhà quy hoạch không đưa yếu tố kinh tế vào việc làm quy
hoạch, dẫn tới nhiều DA khi bắt đầu thực hiện đều phải điều chỉnh hoặc phải ra quyết
định xem xét lại DA, từ đó cũng làm cho kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng
thêm, thậm chí chiếm tới 80% giá trị của DA, công trình.
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 13
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT FDI
3.1. Kiến nghị về việc xin cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư
Thứ nhất, xây dựng một Chính phủ điện tử để giải quyết TTHC. Cụ thể:
• Xây dựng hệ thống mạng kết nối từ Trung ương đến địa phương, thiết lập hệ thống
xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng
điện tử.
• Cần công bố tất cả các TTHC của Việt Nam tại một trang web duy nhất. Ttrong
trang web đó, có phân loại TTHC theo cơ quan ban hành, cơ quan giải quyết, theo
ngành cũng như các tài liệu, thời gian tối đa giải quyết.
• Cần công khai hóa vấn đề xử lý TTHC của DN trên mạng, công chức có trách
nhiệm trả lời trực tiếp ý kiến, kiến nghị qua mạng internet làm DN quan tâm hơn
đến hoạt động của cơ quan nhà nước.
• Từng bước tiến tới việc giải quyết TTHC và trả lời thông qua mạng, hạn chế sự
tiếp xúc giữa DN và công chức, giảm thời gian và chi phí của DN và tệ nạn quan
liêu tham nhũng.
Thứ hai, thực hiện chế độ “một cửa triệt để” hay “một cửa liên thông” để giải
quyết TTHC, để DN và người dân chỉ cần tiếp xúc với một cơ quan duy nhất.
Thứ ba, xây dựng những cơ quan đặc trách về cải cách hành chính hiệu quả. Cơ
quan này chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở pháp lý chuẩn về TTHC, rà soát TTHC, xây
dựng chính phủ điện tử, xác định cơ cấu tổ chức của cơ quan giải quyết TTHC. Cơ quan
này đồng thời tiếp nhận thông tin phản ánh của DN về quy trình thủ tục không hợp lệ, vừa
tiếp nhận phản ánh về hành vi tiêu cực của cán bộ công chức.
3.2. Kiến nghị về việc đền bù, giải phóng mặt bằng
Nhà nước cần bảo đảm nguyên tắc về giá đất bồi thường khi thu hồi là phải: sát với
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải bảo đảm đúng theo các quy định
của pháp luật, song các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần tính tới những biến
động về mặt kinh tế đối với tài sản là đất đai khi thu hồi, bởi vì đó chính là những tư liệu
sản xuất chính của người dân cũng như môi trường sinh sống duy nhất của hộ gia đình, cá

nhân nếu mất đi và nếu không được bồi thường để ổn định cuộc sống ít nhất là như cũ thì
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 14
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
sẽ tạo lên sự bất ổn định về mặt xã hội, về mặt chính trị cũng như sự gia tăng đói nghèo là
rất lớn.
3.3. Kiến nghị về việc triển khai dự án
Thứ nhất, việc sửa đổi Luật Đầu tư và các nghị định hướng dẫn ban hành kèm
theo cần phải thực hiện tại cùng một thời điểm (tránh tình trạng Luật chờ văn bản hướng
dẫn thi hành). Đề khắc phục việc ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, Luật
Đầu tư cần phải có những điều khoản chi tiết, cụ thể và rõ ràng hơn, tránh tình trạng
chung chung và tình trạng ban hành quá nhiều văn bản, nghị định hướng dẫn như hiện
nay.
Thứ hai, trong bối cảnh quốc tế hiện nay rất cần các quy định rõ ràng về đối tác
đầu tư để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của nền kinh tế. Trong thời gian qua,
Luật Đầu tư của Việt Nam còn chung chung về đối tác đầu tư, do vậy một mặt chúng ta
thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhưng thiếu hụt những nhà đầu tư chủ lực, có công nghệ
nguồn và bám trụ thị trường Việt Nam trong thời gian dài.
Thứ ba, cần ban hành các quy chế quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thiết bị, cơ chế
giám định kỹ thuật và công nghệ, thẩm định giá cả thiết bị nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ
các hoạt động xuất nhập khẩu và gắn với trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này để hạn chế nhập khẩu thiết bị cũ trong dự án FDI.
Thứ tư, cần đơn giản hóa các thủ tục đầu tư. Theo đánh giá của các nhà ĐTNN,
điểm “đen” lớn nhất trong môi trường kinh doanh của Việt Nam là thủ TTHC. TTHC
phức tạp, chẳng hạn có nhiều cách khác nhau để giải thích luật. Để luật pháp có hiệu lực
và thông thoáng, Chính phủ cần phải rà soát lại tất cả các văn bản luật pháp có liên quan
đến FDI.
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 15
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
KẾT LUẬN
Nhóm 4 - Lớp CH 20K 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ái Liên (2010) : “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2009), Báo cáo “đánh giá hiệu quả diều chỉnh chính sách
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Hà Nội.
3. Ngô Thu Hà (2008 ) “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc
và khả năng vận dụng tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Phương Hà (2003), “Chương trình tổng thể cải cách hành chính:Cải cách từng
bước đến tiến nhanh”, www.dddn.com.vn.
5. Phạm Văn Hùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng
và triển vọng”, tạp chí Kinh tế và phát triển, số 94 (4/2005).
6. Nguyễn Xuân Phúc (2009), “Đề án 30 - bước đột phá trong tiến trình cải cách thủ
tục hành chính”.
7. Phùng Xuân Nhạ (2010), “điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập Kinh tế quốc tế”, nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Rashmi Bâng (2003), Impact of government policies and Investment agreements
on FDI flows.
9. Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2007, 2008, 2009.
10. www.fia.mpi.gov.vn.
11. www.ktdt.com.vn.
12. www.mpi.gov.com.
13. www.vneconomy.com.vn.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số văn bản pháp lý liên quan đến
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (từ 2003 – 2010)
TT
Tên
văn bản
Thời điểm
ban hành

Nội dung văn bản
1 Hiến pháp 1992 15/04/1992
Giá bồi thường về tài sản khi Nhà nước
trưng thu, trưng dụng được quy định
(Điều 23):
- Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức
không bị quốc hữu hoá. Khi xảy ra các
trường hợp thật cần thiết như: lý do quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà
nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản
của cá nhân và tổ chức.
- Khi trưng mua, trưng dụng tài sản cá
nhân, tổ chức sẽ bồi thường tài sản đó
theo thời giá thị trường.
2 Luật Đất đai 2003 26/11/2003
Luật Đất đai 2003 có quy định về:
- Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất
(Điều 39-42):
+ Nhà nước sử dụng đất vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng, phát triển kinh tế.
+ Hoặc do một số lỗi do người sử dụng
đất gây ra.
- Thẩm quyền về thu hồi; việc thu hồi đất
và quản lý quỹ đất thu hồi; các trường
hợp thu hồi đất phải và không phải bồi
thường, tái định cho người sử dụng đất
(Điều 41-45).
- Giá đất bồi thường: căn cứ vào Giá đất
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương quy định được công bố
công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng
năm (Khoản 4, Điều 56).
3
Nghị định
181/2004/NĐ-CP 29/10/2004
Cụ thể hóa nội dung thu hồi đất và phát
triển quỹ đất đã thu hồi (Điều 36).
4 Nghị định
197/2004/NĐ-CP
03/12/2004 Nghị định này quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, mục đích phát triển kinh tế
quy định tại Điều 36 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP.
5
Thông tư
116/2004/TT-
BTC
07/12/2004
Hướng dẫn một số nội dung về bồi
thường đất, bồi thường tài sản, các chính
sách hỗ trợ, bố trí tái định cư, tổ chức
thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với
các trường hợp quy định tại Nghị định số
197/2004/NĐ-CP.
6

Thông tư
69/2006/TT-BTC
02/08/2006
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số
116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
7
Nghị định
84/2007/NĐ-CP
25/05/2007
Quy định bổ sung về việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,
thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
Trong đó nội dung về thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất được đề cập chi tiết tại
Chương IV, Chương V (Điều 33-62).
8
Thông tư
06/2007/TT-
BTNMT
02/07/2007
Hướng dẫn thực hiện một số điều của

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày
25/05/2007; quy định bổ sung về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu
hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
9 Thông tư
14/2008/TTLT-
BTC-BTNMT
31/01/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; quy định
về việc hỗ trợ đối với đất nông nghiệp
xen kẽ trong khu dân cư và đất ao, vườn
liền kề với đất ở trong khu dân cư.
10
Nghị định
69/2009/NĐ-CP
13/08/2009
Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư. Nghị định quy định cụ
thể về nguyên tắc, chi trả, bồi thường; các
khoản hỗ trợ, tái định cư.
11
Thông tư
14 /2009/TT-
BTNMT
01/10/2009
Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất. Thông tư dành một
chương (có 21 điều) nêu cụ thể về: bồi
thường về đất; bồi thường về tài sản trên
đất; chính sách hỗ trợ; tái định cư; tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư.
12
Nghị định
188/2004/NĐ-CP
16/11/2004
Quy định phương pháp xác định giá đất
và khung giá các loại đất; Có hai phương
pháp định giá đất: phương pháp so sánh
trực tiếp, phương pháp thu nhập.
13
Thông tư
114/2004/TT-
BTC
26/11/2004
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá
đất và khung giá các loại đất.
14
Nghị định
123/2007/NĐ-CP
27/07/2007
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 188/2004/NĐ-CP về phương

pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất. Bổ sung thêm hai phương pháp
xác định giá đất: Phương pháp chiết trừ
và phương pháp thặng dư.
15
Thông tư
145/2007/TT-
BTC
06/12/2007
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
188/2004/NĐ-CP và Nghị định số
123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
Phụ lục 2: Tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn 1988-2011
Phụ lục 3: Xếp hạng kinh doanh của một số nước trong khu vực
Năm Số DA


Vốn ĐK Vốn TH Vốn
TH/Vốn
ĐK
(%)
Quy mô
vốn ĐK
bình quân
(Tr.USD)

Vốn TH của bên
nước ngoài

Quy mô
(Tr.USD)
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Quy mô
(Tr.USD)
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Quy mô
(Tr.USD)*
Tỷ
trọng
(%)
1988 37 321,5 8,689 7,68
1989 67 525,5 63 7,843 4,07
1990 107 735 40 6,869 180
88-90 211 1.582 7,498 191,75
1991 152 1.291,5 76 428 33 8,497 375,19 88
1992 196 2.208,5 71 575 34 26 11,268 473,95 82
1993 274 3.347,2 52 1.118 94 33 12,216 926,30 83
1994 372 4.534,6 35 2.241 100 49 12,190 1.944,52 87
1995 415 7.695,8 70 2.792 25 36 18,544 1.780,40 64
1996 372 9.735,3 27 2.923 5 30 26,170 1.803 62
91-96 1.781 28.813 10.077 35 16,178 7.303,36 72
1997 349 6.055,3 -38 3.218 10 53 17,350 2.587,3 80
1998 285 4.877 -19 2.357 -27 48 17,112 1.700 72

1999 327 2.264,3 -54 2.537 8 112 6,924 1.483,92 58
2000 391 2.695,7 19 2.420 -5 90 6,894 1.289 53
2001 555 3.224 20 2.450 1 76 5,809 1.300,27 53
2002 808 2.757 -14 2.591 6 94 3,412 1.200,11 46
2003 791 3.064 11 2.650 2 86 3,874 1.450 55
2004 811 4.019 31 2.852 8 71 4,956 1.610,1 56
97-04 4.317 28.956 21.075 73 6,708 12.620,7 60
2005 970 5.835 45 3.300 16 57 6,015 2.021 61
2006 987 12.000 106 4.100 24 34 12,158 2.360 58
2007 1.544 21.300 78 8.030 96 38 13,795 6.739 84
2008 1.557 71.726 237 11.500 43 16 46,067 8.050 70
2009 839 21.482 -70 10.000 -13 47 25,604 8.000 80
2005-
2009
5.897 132.343 36.930 28 22,442 27.170 74
2010
?
18.590
-18
11.000
10 59,17
26000 8.000
73
2011
?
11.600
-35
11.000
0
Việt Trung

Indonesia Malaysia Philippines Singapore
Thái
Quốc gia Nam Quốc Lan
Xếp hạng kinh doanh
92 83 129 20 140 1 13
Bắt Xếp hạng
108 151 171 75 155 10 44
đầu kinh
doanh
Thủ tục (số)
11 14 11 9 15 4 8

Thời gian
(ngày)
50 40 76 13 52 4 33

Chi phí (%
của TN/N)
16,8 8,4 77,9 14,7 29,8 0,7 4,9

Vốn tối thiểu
(% của

TN/N)
Xử lý các
giấy phép
xây dựng
Xếp hạng
67 176 80 104 105 2 12
Thủ tục (số)

13 37 18 25 24 11 11
Thời gian
(ngày)
194 336 176 261 203 38 156
Chi phí (%
của
313 698.4 221,1 7,9 90,1 21,2 9,4
TN/N)
Đăng Xếp hạng
37 30 107 81 97 16 5
ký tài sản Thủ tục (số)
4 4 6 5 8 3 2

Thời gian
(ngày)
57 29 39 144 33 9 2

Chi phí (% giá
trị tài sản)
1,2 3,2 10,7 2,5 4,3 2,8 1,1
Bảo vệ
nhà đầu tư
Xếp hạng
170 88 53 4 126 2 11
Chỉ số công
khai
6 10 9 10 2 10 10
Chỉ số trách
nhiệm
0 1 5 9 2 9 7

của giám đốc
Chỉ số cổ
đông
2 4 3 7 8 9 6
Chỉ số bảo vệ
nhà
đầu tư
MỤC LỤC
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG I…………………………………………………………… 2
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM VÀ CÁC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN FDI
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại môi trường đầu tư…………… 2
1.1.1.Khái niệm……………………………………………………… 2
1.1.2. Phân loại…………………………………………………………. 3
1.2. Các thủ tục hành chính cơ bản liên quan đến thu hút FDI tại Việt
Nam………………………………………………………………………… 4
1.2.1. Thủ tục về cấp giấy phép chứng nhận đầu tư….
……………… 4
1.2.2. Thủ tục liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng……………. 4
1.2.3. Thủ tục liên quan đến triển khai dự án………………………… 5
CHƯƠNG II………………………………………………………………. 7
TÁC ĐỘNG CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẾN THU
HÚT FDI VÀO VIỆT NAM
2.1. Quá trình hoàn thiện thủ tục hành chính của Việt Nam nhằm cải
thiện môi trường Đầu tư thu hút FDI…………………………… 7
2.1.1. Trước khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời…………………… 7
2.1.2. Từ năm 1987 đến năm 2005…………………………………… 7
2.1.3. Từ năm 2005 đến

nay………………………………………… 9
2.2. Tác động của quá trình cải cách thủ tục hành chính tới việc cải
thiện môi trường đầu tư thu hút FDI……………………………………. 10
2.2.1. Nâng cao quy mô vốn FDI thực hiện…………………………… 10
2.2.2. Tác động làm thay đổi cơ cấu đầu tư…………………………… 12
2.3. Một số vấn đề còn tồn tại của cải cách thủ tục hành chính……… 12
2.3.1. Thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài ………… 12
2.3.2. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ………………………… 13
CHƯƠNG III…………………………………………………………… 14
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỂ
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT FDI
3.1. Kiến nghị về việc xin cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư………… 14
3.2. Kiến nghị về việc đền bù, giải phóng mặt bằng…………………… 14
3.3. Kiến nghị về việc triển khai dự án………………………………… 15
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
DA Dự án
DN Doanh nghiệp
ĐK Đăng ký
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KCNC Khu công nghệ cao
KKT Khu chế xuất
TH Thực hiện

TTHC Thủ tục hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về
thương mại và phát triển

×