Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiếp tục đổi mới câu hỏi dạy học truyện ngắn của lỗ tấn cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.31 KB, 19 trang )

Tiếp tục đổi mới câu hỏi dạy học truyện ngắn
" Thuốc" của Lỗ Tấn cho học sinh lớp 12


Lưu Thị Nụ


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Ths. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tìm hiểu việc dạy học truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn trong chương
trình Trung học Phổ Thông ; hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm "Thuốc" của
Lỗ Tấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện nay. Từ đó đưa ra Hệ thống câu hỏi
phù hợp khi dạy tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn. Dạy thử nghiệm truyện ngắn
"Thuốc" của Lỗ Tấn với hệ thống câu hỏi đổi mới.

Keywords. Phương pháp giảng dạy; Văn học; Lớp 12

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
VHNN đưa vào chương trình phổ thông mang tính giới thiệu để nuôi dưỡng những khát
vọng nhân văn cao cả của loài người, tìm tiếng nói chung với các dân tộc khác trên đường
phát triển của dân tộc mình. Nó còn là bước đệm tạo đà nuôi dưỡng vươn ra thế giới của
người công dân Việt Nam, khi đất nước đang trong giai đoạn phát triển, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, những HS yêu thích văn học nói chung và VHNN nói riêng ngày càng ít đi.
Việc cải tiến phương pháp dạy học văn học nói chung và VHNN nói riêng là một trong


những giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện những vấn đề đã đặt ra ở trên. Trong đó sử dụng
câu hỏi sao cho hiệu quả về việc dạy học các tác phẩm VHNN trong chương trình THPT ở
Việt Nam là một trong những vấn đề phương pháp văn học đã và đang được chú ý.
Hiện nay cách thức dạy tác phẩm VHNN nói chung VH Trung Quốc nói riêng dù đã
được chú trọng đổi mới nhưng nó vẫn đang diễn ra như dạy tác phẩm VHVN, tức là chủ yếu
dựa trên phần dịch, còn mơ hồ về những yếu tố ngoài tác phẩm như mối tương quan văn hoá
thời đại, trào lưu tư tưởng và sự tồn tại của tác phẩm qua nhiều bản dịch khác nhau.
Việc đưa truyện ngắn của Lỗ Tấn vào giảng dạy ở trường THPT là rất cấn thiết và đúng
đắn vì những tác phẩm của ông không chỉ có giá trị cao về nội dụng nghệ thuật mà còn về tư
tưởng đạo đức, thẩm mĩ. Trong đó truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn được đưa vào giảng dạy
trong chương trình lớp 12.
Do tài liệu hạn chế, vốn liếng tri thức của GV và HS còn ít, vì vậy mà việc dạy học
truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn trong nhà trường THPT hiện nay tồn tại một số vấn đề khó
khăn như: khó tiếp cận nguồn tư tưởng mới lạ, phông văn hóa giữa các dân tộc có những độ
vênh nhất định.
Theo định hướng phát triển giáo dục nói chung và dạy học văn nói riêng trong nhà
trường THPT, chương trình SGK và phương pháp dạy học của GV đã có nhiều cải tiến, đổi
mới. Đặc biệt là đổi mới trong việc hướng dẫn đọc hiểu TPVC, trong đó trọng tâm là các CH
dẫn dắt hoạt động đọc hiểu của HS. Việc dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn ở nhà
trường THPT cũng đã có nhiều đổi mới, thể hiện qua HTCH sử dụng trong quá trình dạy học
tác phẩm này. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể trong việc
đề xuất HTCH dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài: “Tiếp tục đổi mới hệ thống câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
cho học sinh lớp 12”, với hi vọng sẽ có đóng góp thiết thực cho việc dạy học truyện ngắn
“Thuốc” của Lỗ Tấn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới đã hình thành một đội ngũ các nhà nghiên cứu Lỗ Tấn, đông đảo chưa
từng thấy so với bất cứ nhà văn hiện đại nào.Nghiên cứu Lỗ Tấn là công việc được ví như
chặng đường dài mà cho đến nay chưa ai đi hết con đường ấy. Nghiên cứu về vấn đề giảng
dạy Lỗ Tấn trong nhà trường Việt Nam có thể kể đến một số luận văn do Giáo sư Trần Xuân

Đề hướng dẫn như: Đỗ Mạnh Hùng, “Những điểm sự việc và tương đồng giữa hai nhân vật:
AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của
Nam Cao”; Phạm Hoàng Kim Ty “Từ việc tìm hiểu con đuờng cứu nước và cương lĩnh sáng
tác cải tạo quốc dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện
“Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình chương trình THPT”.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể cụ thể việc dạy tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn theo
hướng sử dụng HTCH sao cho phù hợp, hiệu quả nhất thì chưa có công trình nghiên cứu cụ
thể nào. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn để tài: “Tiếp tục đổi mới hệ thống câu hỏi dạy
học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn”cho học sinh lớp 12".
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu là dạy học truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn trong chương trình
THPT
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm “Thuốc”
của Lỗ Tấn trong chương trình THPT.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tiếp tục đổi mới trong dạy học truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn trong chương trình
THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu việc dạy học truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn trong chương trình THPT hiện
nay.
HTCH trong dạy học tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn trong SGK Ngữ văn 12 hiện nay.
Từ đó đưa ra HTCH phù hợp khi dạy tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn.
5. Giả thuyết khoa học
Luận văn nêu lên giả thuyết khoa học như sau:
Nếu HTCH dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn được thiết kế, vận dụng một cách
đúng đắn, phù hợp thì việc dạy học TP này sẽ đạt hiệu quả cao.
6. Đóng góp của luận văn

Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng câu hỏi và dạy học truyện ngắn
"Thuốc" của Lỗ Tấn.
Tiếp tục xây dựng HTCH theo hướng đổi mới trong tác phẩm "Thuốc".
Vận dụng HTCH này trong dạy học tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương
- Phương pháp khảo sát phân tích nhằm đánh giá về những thành công và hạn chế của
việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài nói chung và truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn
nói riêng trong nhà trường THPT hiện nay.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, đối chứng, so sánh.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học
tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn ở lớp 12
Chương 2. Tiếp tục đề xuất hệ thống câu hỏi trong dạy học truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ
Tấn theo hướng đổi mới
Chương 3. Dạy thử nghiệm truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn với hệ thống câu hỏi đổi
mới.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM “THUỐC”
CỦA LỖ TẤN Ở LỚP 12

1.1. Hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chƣơng
1.1.1. Câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương là một hệ thống
1.1.1.1. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu tác phẩm văn chương
Câu hỏi đọc hiểu là loại CH hướng vào giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc
tồn tại trong TP nhằm phát hiện và khám phá nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của

tác phẩm gắn liền với hành động đọc nào đó.
Trong khi dạy học TPVC, người GV phải đưa ra HTCH hướng dẫn HS nắm vững nội
dung cấu trúc ngôn từ của tác phẩm. Hiểu ý nghĩa của tầng cấu trúc ngôn từ của tác phẩm qua
giá trị biểu đạt nôi dung của âm thanh, hình ảnh, biện pháp tu từ, ngữ nghĩa, cú pháp, trường
nghĩa. GV hướng dẫn HS nắm vững đặc điểm nội dung cấu trúc hình tượng nghệ thuật của
tác phẩm. Hiểu ý nghĩa của tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật thông qua giá trị hình thức và
phương tiện xây dựng hình tượng văn học độc đáo. Bằng HTCH, GV hướng dẫn HS nắm
vững nội dung cấu trúc tư tưởng thẫm mĩ và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Những nghiên cứu
về HTCH trong quá trình dạy học trên tinh thần đổi mới ngày càng chú trọng hơn về vai trò,
chức năng của HTCH hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn. Sự tiếp nhận TPVC của HS là
sự tiếp nhận một cách có ý thức, chủ động, có định hướng chứ không tự phát, tùy tiện. Do đó,
nhận thức đúng chức năng của CH hướng dẫn học bài trong SGK là điều cần thiết đối với
những người làm chương trình và cả GV.
1.1.1.2. Hệ thống câu hỏi mở rộng mối quan hệ giữa tác phẩm văn chương với tác giả và thời
đại
Có thể khẳng định rằng không một TPVC nào mà lại không có mối quan hệ khăng khít
với tác giả và thời đại. Tác phẩm là con đẻ của tác giả, là kết quả của quá trình “thai nghén”
lâu dài để sản sinh ra nó. Bởi vậy khi dạy học bất kì TPVC nào ta cũng cần hiểu thật sâu rộng
về tác giả, cha đẻ của TPVC ấy. Tác phẩm vĩ đại được sinh ra từ một thiên tài, nó là sản
phẩm tấy yếu của sự phản ứng linh diệu giữa thiên tài và xã hội, thời đại.
1.1.1.3. Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, bộc lộ năng lực tiếp nhận riêng của học sinh
Phát huy tính tích cực của HS trong quá trình chiếm lĩnh TPVC không có nghĩa là GV
cung cấp đầy đủ kiến thức cho HS. Cần vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để kích thích
khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Sử dụng CH nêu vấn đề trong quá trình khám phá giá trị
nội dung, nghệ thuật là một trong những phương pháp tối ưu để thu hút niềm say mê, khả
năng sáng tạo của HS.
1.1.1.4. Hệ thống câu hỏi vận dụng năng khiếu nghệ thuật của học sinh
Mỗi GV phải nắm được năng lực học văn của HS: năng lực diễn đạt, năng lực nhiên hệ
thống câu hỏi đặt ra không phải theo ý thích chủ quan của người dạy mà cảm nhận, năng lực
sáng tạo, năng khiếu đọc, ngâm thơ, hoặc đóng vai diễn kịch…Từ đó GV sẽ xây dựng HTCH

kích thích các em bộc lộ năng khiếu nghệ thuật của mình.
1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa câu hỏi dạy học tác phẩm Văn học nước ngoài và
câu hỏi dạy học tác phẩm Văn học Việt Nam
1.1.2.1. Sự giống nhau
Sự giống nhau giữa câu hỏi dạy học tác phẩm VHNN và câu hỏi dạy học tác phẩm
VHVN xuất phất từ đặc trưng của môn văn - một môn khoa học nghệ thuật đặc biệt. Do vậy
CH phải kích thích sự cảm thụ của người học với tác phẩm, CH phải xác định được xúc cảm
và rung động thẩm mĩ có tính chất trực giác của người đọc, CH phải xác định được bức tranh
nghệ thuật toàn cảnh có diện và có điểm để giờ dạy học văn có trọng tâm, những điểm thẩm
mĩ phải được khai thác sâu hơn, CH phải xác định sự hiểu biết của người đọc theo mức độ từ dễ
đến khó, CH phải giúp người đọc xác định được các chi tiết nghệ thuật có giá trị và toàn bộ
cấu trúc tác phẩm, CH phải mã hoá lượng thông tin một cách đơn giản, phù hợp, xác thực với
thể loại, nội dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi.
1.1.2.2. Sự khác nhau
Căn cứ và những đặc trưng riêng của VHNN so với VHVN và những yêu cầu của dạy
học VHNN, chúng tôi xin lưu ý một số điểm sau khi đặt câu hỏi dạy học VHNN: CH phải
khơi gợi được hứng thú, ham mê của HS đối với VHNN, CH phải phù hợp với văn bản, tác
giả và trào lưu VH, CH phải phù hợp với văn hoá trong thế so sánh có chọn lọc.
1.2. Đổi mới hệ thống câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn ở lớp 12
1.2.1. Hệ thống câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc” trong chương trình và sách giáo
khoa
Xuất phát từ việc tìm hiểu, phân tích hệ thống CH dạy học “Thuốc” trong SGK và
HTCH dạy học “Thuốc” trong sách giáo viên chúng tôi tìm ra hướng đổi mới CH trong dạy
học “Thuốc”, từ đó đưa ra đề xuất HTCH tiếp tục đổi mới.
1.2.2. Nhận xét về sự đổi mới hệ thống câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của hai bộ
sách
1.2.2.1. Về nội dung câu hỏi
Cả hai bộ sách đều đã chú ý tập trung khai thác một số hình tượng như hình tượng Hạ
Du, hình tượng đám đông, và một số biểu tượng như: bánh bao tẩm máu người cách mạng,
con đường mòn, nghĩa địa, vòng hoa…và chú ý khai thác đặc điểm thời gian, không gian

nghệ thuật của truyện.
1.2.2.2. Về hình thức câu hỏi
Các CH đã chú ý phân chia, sắp xếp theo các bậc mục tiêu, theo trình độ nhận thức của
HS: có CH tái hiện, tái tạo, có CH đòi hỏi sự sáng tạo của HS trong việc phân tích, bình giá
các chi tiết của truyện. Nhìn chung, cả hai bộ sách này đã có sự đổi mới về HTCH hướng dẫn
đọc bài. HTCH đưa ra phù hợp, bám sát theo định hướng đổi mới của Bộ Giáo Dục. Tuy
nhiên, HTCH nêu ra trong hai bộ sách còn chưa chú ý nhiều đến những CH hướng dẫn đọc
của GV và kiểm tra việc đọc, chuẩn bị bài ở nhà của HS, để cho HS tự đặt CH về tác phẩm,
hoặc những CH so sánh, mở rộng, liên hệ VH hai nước.
1.2.2.3. Về sự đổi mới hệ thống câu hỏi
Từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện đại của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào,
chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra những bổ sung về CH đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn nói
chung và dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn nói riêng như sau:
- Câu hỏi buộc HS phải đọc kĩ tác phẩm:
+ Câu hỏi hướng dẫn đọc của giáo viên Trước hết là những CH hướng dẫn đọc của giáo
viên. Tổ chức cho HS tự đọc ở nhà là tiền đề cho việc cảm thụ tác phẩm của HS ở trên lớp,
góp phần hình thành những ấn tượng, cảm xúc của HS trong giờ học trên lớp. Hoạt động tự
học ở nhà của HS bao gồm nhiều nội dung hết sức phong phú, đa dạng nên cần sự định
hướng của HV. Nên ngoài HTCH hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, GV cần phải xây dựng
HTCH hướng dẫn HS tự đọc, học ở nhà cho HS. HTCH này vừa khơi gợi hứng thú, mê say,
thích thú, hấp dẫn HS vừa hướng HS đi vào những vấn đề then chốt, trọng tâm của tác phẩm,
vừa chuẩn bị cho hoạt động phân tích, khám phá tác phẩm của GV và HS trên lớp.
+ Câu hỏi kiểm tra việc đọc của HS. Loại CH này đòi hỏi GV bám sát vào nội dụng và
các chi tiết trong truyện ngắn “Thuốc”. GV dựa vào những CH hướng dẫn học ở nhà để kiểm
tra việc đọc, tự học tác phẩm của HS đến đâu.
- Câu hỏi tích cực hóa hoạt động tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá cho HS làm
việc. Những CH tích cực hóa có tác dụng thúc đẩy quá trình làm việc với tác phẩm của HS
một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo để chiếm lĩnh giá trị nội dung, tư tưởng và
nghệ thuật của tác phẩm. CH tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh văn chương sẽ định hướng
cho HS những việc làm cụ thể trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. CH phải có tác dụng vật

chất hóa hoạt động của HS, để HS thật sự có được những hoạt động trí tuệ từ tiếp cận, phân
tích, cắt nghĩa, bình giá phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương.
- Câu hỏi phân hóa trình độ học sinh. CH phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp, phù hợp với quy luật và trình độ nhận thức của HS.
- Câu hỏi thảo luận nhóm: loại CH kích thích sự tranh luận, bàn bạc, bổ sung, góp ý của
các em để từ đó làm rõ vấn đề trong tác phẩm, góp phần làm cho không khí lớp học trở nên sôi
nổi hơn, kích thích hứng thú học tập của HS, làm cho HS trở thành người chủ động, độc lập, sáng
tạo trong học tập.
- Câu hỏi so sánh sẽ giúp HS có cái nhìn rộng, thấu đáo vấn đề. CH so sánh giữa các
tác phẩm trong cùng chủ đề, hoặc so sánh với tác phẩm trong nước, so sánh các chi tiết trong
tấc phẩm…giúp nâng cao tầm hiểu biết và mối liên hệ, liên đới cho HS trong học tập.
- HS tự đặt câu hỏi về tác phẩm. Đây là một TP VHNN, có sự khác biệt về ngôn ngữ,
văn hóa, thời đại. Vì vậy, truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn tồn tại rất nhiều vấn đề khó hiểu,
cần giúp đỡ với HS. Cho nên, khi dạy học, GV cần khuyến khích các em tự đặt câu hỏi về tác
phẩm, về những vấn đề các em chưa rõ, hoặc cần hiểu sâu hơn. Có như vậy mới kích thích
được sự tìm tòi, giải quyết được những khó khăn, khúc mắc cho HS khi đối diện với một tác
phẩm VHNN.
- Kết hợp câu hỏi với bài tập nâng cao. Đây là phần GV vừa gợi ý, vừa hướng dẫn cho
HS để HS có thể giải quyết bài tập nâng cao, từ đó mà hiểu sâu sắc hơn tác phẩm. Những loại
CH này còn giúp cho giờ dạy chú ý tới việc bao quát HS, phân hóa trình độ nhận thức của
HS, làm cho những HS khá, giỏi không cảm thấy nhàm chán.
CHƢƠNG 2
TIẾP TỤC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CÂU HỎI DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “THUỐC” CỦA LỖ TẤN THEO HƢỚNG ĐỔI MỚI

2.1. Điều kiện cần thiết để đề xuất mới hệ thống câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc”
của Lỗ Tấn cho học sinh lớp 12
2.1.1. Khả năng vận dụng và bổ sung câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
với tư cách là tác phẩm văn học nước ngoài của giáo viên Trung học phổ thông
- Nắm vững bản dịch tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Đây là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc

phải được thực hiện của GV. Bởi lẽ, nếu không nắm vững về tác phẩm thì mọi hoạt động
phân tích, cắt nghĩa, bình giảng, cảm thụ của GV đều không thể thực hiện, hoặc thực hiện hời
hợt, không hiệu quả. Nhất là đối với một truyện ngắn nước ngoài, GV không được trực tiếp
tiếp xúc với bản gốc.
- Vận dụng biện pháp dạy học truyện ngắn “Thuốc” có hiệu quả: GV không thể nhất
quán sử dụng một biện pháp nào. GV cần có sự kết hợp các biện pháp khác nhau để giải
quyết vấn đề một cách thấu đáo nhất.
2.1.2. Khả năng làm việc với câu hỏi và đề xuất câu hỏi của học sinh THPT về truyện
ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
- Để giờ học đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi sự chuẩn bị bài cũ của HS trước khi lên lớp.
Yêu cầu bắt buộc là HSphải đọc kĩ văn bản trong SGK, có thể kể tóm tắt được TP, tìm hiểu
và trả lời các CH trong phần hướng dẫn đọc hiểu.
- Thói quen đọc truyện ngắn “Thuốc”: Thông thường HS khi đọc truyện ngắn các em
thường đọc lướt qua một lần để tóm tắt được cốt truyện, ít chú ý đến các tình tiết, chi tiết
nghệ thuật, các hình ảnh đặc sắc trong truyện. Do vậy GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị cho
bài học bằng một HTCH chu đáo, tránh tình trạng học chung chung, lệch hướng, học mà
không hiểu, không có kết quả.
- Ngày nay, một thực trạng đáng buồn đang diễn ra trong dạy học văn là HS không có
hứng thú học tập. Các TP VHNN lại càng trở nên xa vời, ít hứng thú với các em hơn. Bởi vậy
GV cần khéo léo đưa ra những CH, có những biện pháp thích hợp khơi gợi hứng thú học tập
cho HS.
- Có rất nhiều những vấn đề khó hiểu trong TP mà HS không thể tự giải quyết được,
cần có định hướng, gợi mở, giải thích của GV.
2.2. Biện pháp đổi mới câu hỏi trong dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn với tƣ
cách là dạy học tác phẩm văn học nƣớc ngoài
2.2.1. Câu hỏi tìm hiểu kĩ hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Thuốc” và trang bị tri thức
đọc hiểu về văn hóa, văn học đương đại Trung Quốc để làm sáng tỏ giá trị tác phẩm
“Thuốc”
Bối cảnh xã hội Trung Quốc: có ảnh hưởng rất lớn tới ý đồ sáng tạo tác phẩm của nhà
văn và chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Khi dạy học truyện ngắn “Thuốc”, GV cần cung cấp cho

HS những vấn đề liên quan tới bối cảnh xã hội Trung Hoa giai đoạn cận hiện đại.
2.2.2. Câu hỏi giúp học sinh nắm vững cốt truyện “Thuốc”
- Cốt truyện và xung đột trong truyện ngắn “Thuốc” thể hiện rõ đặc điểm thi pháp Lỗ
Tấn: dung dị, trầm lắng và sâu sắc. Cốt truyện thật đơn giản. Câu chuyện nhẹ nhàng, không
hề có sự xuất hiện của những xung đột gay cấn, của những tình huống éo le. Với kết cấu bốn
phần tạo nên cảm giác của kết cấu: khai - thừa - luận - kết, hay khai - thừa - chuyển - hợp của
một bài thơ cổ đã tạo nên một cốt truyện chặt chẽ, hoàn chỉnh, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về
mặt tổ chức nghệ thuật và chuyển tải được nội dung mang tính cách mạng cao.
- Nhân vật trung tâm của truyện ngắn “Thuốc” cũng khá đặc biệt. Truyện ngắn “Thuốc”
của Lỗ Tấn có nhiều nhân vật nhưng khó xác định được đâu là nhân vật chính. Đây là loại
truyện ngắn theo kiểu xén mặt ngang cuộc sống, tái hiện một mẩu đời trong một khoảnh khắc
nào đó. Tác giả không tập trung mô tả nhân vật nào. Cách tác giả không đặt nhân vật người
cách mạng ở vị trí trung tâm mà đặt nhân vật xuất hiện phía sau quần chúng đám động thể hiện
được chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.
2.2.3. Câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích, bình giá biểu tượng nghệ thuật, chi tiết nghệ
thuật, điểm sáng thẩm mĩ của truyện ngắn “Thuốc”
2.2.3.1. Câu hỏi phân tích và bình giá biểu tượng nghệ thuật của truyện ngắn “Thuốc”
Phân tích và bình giá là những khâu quan trọng, không thể thiếu trong dạy học văn.
Người tiếp nhận phải khám phá các tầng cấu trúc, tìm ra ý nghĩa và vẻ đẹp của tác phẩm. Khi
phân tích TPVH chính là lúc GV và HS phân giải ý nghĩa thẩm mĩ được hình thức hóa trong
thế giới nghệ thuật.
Trong tiếp nhận văn học, bình giá là quá trình hoàn tất quá trình đọc - hiểu để lĩnh hộ
tác phẩm. Đây là lúc người đọc được thoát ra khỏi mối ràng buộc với thời đại tác phẩm, với
tác giả và với văn bản nghệ thuật để có thể tự do bộc lộ cảm xúc, cách hiểu riêng trong
thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm. HS sẽ là người đọc đồng sáng tạo, có thể bộc lộ cá
tính, khả năng tiếp nhận, đánh giá, thể hiện bản lĩnh của mình.
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn có nhiều biểu tượng nghệ thuật có vai trò quan trọng
trong việc thể hiện nội dung chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Do vậy, GV phải hết sức chú ý
hướng dẫn cho HS phân tích và bình giá những biểu tượng nghệ thuật của truyện bằng
HTCH, những thao tác phù hợp nhất. GV nên ra những CH xoáy sâu và những biểu tượng

nghệ thuật trong truyện như: chiếc bánh bao tẩm máu người cách mạng, căn bệnh lao, con
đường mòn phân chia ranh giới nghĩa địa giữa người chết bệnh và chết chém, vòng hoa trên
mộ Hạ Du, hình ảnh hai bà mẹ bước qua con đường mòn để đến với nhau, không khí u ám,
tối tăm đầu truyện, không khí tiết Thanh minh cuối truyện…
2.2.3.2. Câu hỏi phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn “Thuốc”
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn có nhiều chi tiết nghệ thuật đắt giá, có ý nghĩa lớn đối
với việc thể hiên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Trong giờ dạy học, GV phải xoáy sâu, bằng
cách đặt những câu hỏi hướng dẫn HS phân tích, bình giá chi tiết nghệ thuật. Đó là chi tiết:
con đường mòn chia ranh giới nghĩa địa giữa người chết chém hoặc chết tù phía tay trái và
nghĩa địa những người nghèo phía tay phải; chi tiết bà mẹ thằng Huyên bước qua con đường
mòn để an ủi mẹ Hạ Du, chi tiết vòng hoa xuất hiện trên mộ Hạ Du và sự ngơ ngác của bà mẹ
Hạ Du khi đặt câu hỏi “Thế này là thế nào?”…
2.2.3.3. Câu hỏi phân tích và bình giá điểm sáng thẩm mĩ của truyện ngắn “Thuốc”
Điểm sáng thẩm mĩ của một truyện ngắn được thể hiện ở những từ ngữ, hình tượng
nghệ thuật, các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, những nghịch lí thể hiện trong tác phẩm…kết
tinh cao nhất tư tưởng và tài nghệ của nhà văn, tạo nên những giá trị đặc sắc trong một tác
phẩm.
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn có những điểm sáng thẩm mĩ mà khi phân tích, khám
phá tác phẩm chúng ta không thể thiếu sót. Điểm sáng thẩm mĩ nằm trong cách kể, ngôn ngữ,
điểm nhìn trần thuật. Các hình tượng nghệ thuật như đám đông ngu muội, hình tượng Hạ Du,
người cách mạng tiên phong. Các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như hình ảnh bánh bao
tẩm máu người cách mạng, hình ảnh quần chúng mê muội, hình ảnh Hạ Du và bi kịch của
anh, hình ảnh hai bà mẹ có con chết, con đường mòn, nghĩa địa, và vòng hoa trên mộ Hạ
Du…Các chi tiết quan trọng góp phần thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm như chi tiết
chiếc bánh bao tẩm máu người cách mạng, chi tiết mẹ thằng Thuyên bước qua con đường
mòn để an ủi mẹ Hạ Du…Điểm sáng thẩm mĩ còn thể hiện trong nghịch lí: Hạ Du là người
làm cách mạng, đấu tranh chống lại triều đình Mãn Thanh để đem lại tự do, lợi ích cho nhân
dân, nhưng trong con mắt, suy nghĩ của những người trong quán trà - hình ảnh thu nhỏ của xã
hội Trung Hoa đương thời thì Hạ Du bị coi là “giặc”. Bám sát những điểm sáng thẩm mĩ này,
GV sẽ giúp HS hiểu rõ, sâu sắc về truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.

2.2.4. Câu hỏi gợi ý cho học sinh so sánh truyện ngắn “Thuốc” với những tác phẩm khác
để nhận ra giá trị riêng của “Thuốc”
Đặt CH gợi ý cho HS so sánh truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn với những TP khác
trong giờ học sẽ giúp HS có thể nhận ra những giá trị riêng, những sáng tạo độc đáo của Lỗ
Tấn trong truyện ngắn này. Từ đó làm cho HS hiểu sâu sắc hơn tác phẩm, có cái nhìn bao
quát, có mối liện hệ, tích hợp giữa các TPVC. Đặc biệt là đối với HS khá, giỏi. Những CH so
sánh sẽ giúp HS nâng cao hứng thú học tập, tránh cảm giác nhàm chán, đơn điệu. Có thể so
sánh với TP “Mồ anh hoa nở” của Thanh Hải, “Chí Phèo” của Nam Cao.
2.3. Yêu cầu xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ
Tấn theo hƣớng đề xuất
2.3.1. Yêu cầu chung
2.3.1.1. Nêu những câu hỏi cơ bản, trọng tâm về truyện ngắn “Thuốc”
Đây là yêu cầu mang tính chất bắt buộc cần phải có trong khi dạy học TPVC. Những
CH cơ bản, trọng tâm sẽ giúp HS có được những kiến thức cơ bản trong tác phẩm. Nhất là
đối với TP VHNN. Bởi lẽ, HS chỉ có khả năng được tiếp xúc với bản dịch mà SGK cung cấp.
Hơn nữa thời gian để HS tự tìm hiểu, đào sâu về tác phẩm cũng không nhiều. Thói quen đọc
và học tác phẩm VHNN đã ít, hứng thú học cũng không nhiều. Các CH của GV phải hướng
tới giải quyết chủ đề, tư tưởng mà Lỗ Tấn muốn gửi gắm: cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn
của người dân Trung Hoa và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân, phải
làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân. Để làm rõ trọng
tâm tác phẩm, GV nên chú ý nêu những CH hướng HS vào phân tích tính biểu tượng của
hình ảnh bánh bao tẩm máu người cách mạng, hình ảnh quần chúng mê muội, hình ảnh Hạ
Du và bi kịch của anh, hình ảnh hai bà mẹ có con chết, con đường mòn, và vòng hoa trên mộ
Hạ Du…Trên cơ sở của việc giúp HS nắm được những kiến thức trọng tâm, cơ bản, GV sẽ đi
tới nêu những câu hỏi ở mức độ phân tích sâu sắc hơn, những yếu tố ngoài văn bản để làm rõ
giá trị lớn lao của truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
2.3.1.2. Nêu những câu hỏi làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của Lỗ Tấn qua truyện ngắn
“Thuốc”
Lỗ Tấn có một phong cách nghệ thuật rất đặc biệt, độc đáo. Bề ngoài, ngôn ngữ, thái độ
của Lỗ Tấn có vẻ lạnh lùng, dửng dưng, phê phán nghiêm khắc nhưng ẩn chứa bên trong là

trái tim đầy trăn trở, lo âu, sầu khổ, xúc động, thiết tha vì đất nước, vì con người. Có người
từng ví phong cách nghệ thuật của Lỗ Tấn như “chiếc phích nước nóng”, bên ngoài thì lạnh,
bên trong thì nóng bỏng, đầy nhiệt huyết. Khi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, GV
cần chú ý nêu những CH về phong cách nghệ thuật trong truyện ngắn này.
2.3.1.3. Nêu những câu hỏi về thi pháp truyện ngắn “Thuốc”
- Thi pháp của Lỗ Tấn rất đậm đà màu sắc Trung Quốc nhưng cũng rất hiện đại. Trong
đó, có thể thấy mấy đặc điểm cơ bản của thi pháp Lỗ Tấn như sau:
Dưới tiền đề tự nhận thức để cải tạo linh hồn dân tộc, hai loại hình tượng được tập trung
chú ý là nông dân và trí thức. Qua số phận của hai loại nhân vật này, chủ đề chung được triển
khai đa dạng: ý thức về cá thể, sự thông suốt linh hồn, sự giáo dục và tái giáo dục tâm hồn.
Do tập trung chú ý trạng thái tâm hồn của đối tượng nên nhân vật đều là nhân vật tâm
trạng hoặc là khoảnh khắc tâm trạng. Không hề có sự bàn giao về xuất thân, về thành phần,
tác giả cũng ít mô tả ngoại hình, không nói đến nỗi đau về thể xác mà chủ yếu nói đến gánh
nặng về tinh thần.
Truyện ngắn trữ tình chiếm vị trí nổi bật trong sáng tác của Lỗ Tấn. Đọc truyện có thể
bắt gặp gương mặt lo âu, sầu khổ của tác giả. Nhà văn như tự dấu mình đi nhưng lại xuất hiện
ở khắp nơi.
Âm vang Lỗ Tấn là âm vang của những dấu hỏi kì lạ buộc người đọc không yên, không
thể dửng dưng. Nó là tiếng chuông cảnh tỉnh và nó được viết ra với thái độ phê phán.
Tóm lại, có thể nói đến thi pháp Lỗ Tấn như là một hình mẫu văn chương rất Trung
Quốc nhưng lại rất phổ biến, rất hiện đại và quốc tế. Thi pháp đó đã phát huy đắc lực sứ
mệnh thức tỉnh ý thức tự lập tự cường trong bối cảnh chuyển động của bước Trung Hoa
nửa thực dân, nửa phong kiến.
- Người kể - điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn được kể theo
sự luân phiên của hai điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện hàm ẩn
và điểm nhìn của nhân vật Cả Khang. Người kể chuyện hàm ẩn dấu mặt, quan sát và kể lại
cho độc giả nghe câu chuyện về lão Hoa Thuyên mê muội. Nhưng dưới điểm nhìn của người
kể chuyện hàm ẩn, chúng ta chỉ biết là máu của người tù bị chết chém chứ chưa biết cụ thể là
ai. Bí mật về người tử tù được bảo lưu trong mạch truyện gieo vào lòng người đọc sự tò mò.
Tiếp đó tác giả di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện hàm ẩn sang nhân vật Cả Khang. Cả

Khang kể chuyện chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Kết thúc tác phẩm, tác giả lại chuyển cái nhìn
cho người kể chuyện hàm ẩn. Sự luân phiên giữa hai điểm nhìn trần thuật này đã tạo nên kết
cấu “truyện trong truyện”, có thể dồn nén một dung lượng lớn trong khuôn khổ truyện ngắn.
Tác phẩm nhờ đó vừa nói được sự u mê, tăm tối của người dân, vừa nói được bi kịch của
người làm cách mạng xa rời quần chúng. Hai mạch truyện đã khéo lồng ghép, vận động để
dẫn tới sự hi vọng ở đoạn kết. Chính sự luân phiên hai điểm nhìn trần thuật đã tạo nên tính đa
thanh phức điệu cho truyện.
- Lời kể trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cũng rất đặc biệt, phù hợp với phong
cách nghệ thuật “chiếc phích nước nóng” của ông. Lời kể có vẻ rất lạnh lùng, dửng
dưng, không bộc lộ trực tiếp cảm xúc gì. Cảm xúc của nhà văn ẩn kín sau lớp vỏ ngoài
ngôn ngữ, trong nội dung câu chuyện.
- Thời gian và không gian kể trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cũng cần quan
tâm, chú ý. Không gian nghệ thuật của tác phảm rất dung dị. Một quán trà nghèo nàn, một
pháp trường vắng vẻ, một bãi tha ma với những ngôi mộ dày khít và một con đường mòn mờ
ảo. Nó gợi nhớ tới mối cảnh xã hội Trung Hoa đương thời, mê muội, dốt nát, nô lệ và tù hãm.
Nhưng thời gian nghệ thuật thì có sự tiến triển. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, cảnh sau
xảy ra vào mùa xuân, đúng tiết Thanh minh, thể hiện cái nhìn lạc quan, niềm tin vào tương
lai.
2.3.1.4. Nêu những câu hỏi so sánh đối chiếu với tác phẩm khác
Những CH so sánh, đối chiếu truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn với các tác phẩm khác
có chung một đề tài ở Việt Nam sẽ giúp HS hiểu rộng, sâu sắc hơn bài học và hiểu thêm nền
văn học trong nước.Có thể so sánh với tác phẩm “Mồ anh hoa nở” của Thanh Hải.
2.3.2. Đề xuất cụ thể hệ thống câu hỏi, bài tập dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
theo hướng đổi mới
- CH buộc HS phải đọc kĩ tác phẩm: trong giờ dạy học trên lớp, GV cần có CH kiểm tra
việc đọc của HS. Loại CH này đòi hỏi GV bám sát vào nội dụng và các chi tiết trong truyện
ngắn “Thuốc”. Ngoài những CH hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, dưới đây, chúng tôi đề xuất
các CH minh họa như sau:
+ Dựa vào “Tiểu dẫn”, hãy trình bày hiểu biết của em về Lỗ Tấn và hoàn cảnh ra đời
của truyện ngắn “Thuốc”?

+ Em hãy kể lại tóm tắt cốt truyện “Thuốc”?
+ Bố cục của truyện có thể chia thành mấy phần? Em hãy đặt tiêu đề cho từng phần?
+ Truyện này kể hay tả là chính? Việc chia truyện là bốn phần có lợi cho tả hay kể?
Điều đó có tác dụng gì đối với tư tưởng của truyện và có khác biệt gì so với lối kể truyện
truyền thống?
+ Truyện có những nhân vật nào? Có thể chia nhân vật thành mấy nhóm?
+ Phần mở đầu, Lỗ Tấn miêu tả thời gian, không gian như thế nào? Tìm các câu văn
minh chứng?
+ Phần kết thúc, thời gian, không gian diễn ra như thế nào?
+ Cảnh nghĩa địa người chết có gì đặc biệt, đáng chú ý?
- Câu hỏi tích cực hóa hoạt động tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá cho HS làm
việc. Chúng tôi thiết kế các CH cụ thể minh họa như sau:
+ Em hãy phân tích ý nghĩa nhan đề “Thuốc”
+ Khi nói chuyện với nhau về phương thuốc chữa bệnh lao, những người trong quán trà
tỏ thái độ như thế nào? Điều này cho thấy sự hiểu biết của họ như thế nào?
+ Qua lời bàn luận, trong con mắt của những người trong quán trà, Hạ Du hiện lên là
người như thế nào? Sự trái ngược, trớ trêu giữa con người, phẩm chất của người cách mạng
với sự nhìn nhận, đánh giá của người dân là gì?
+ Vì sao không ai hiểu câu nói của Hạ Du với Lão Nghĩa: “Thật đáng thương hại”?
+ Em hãy phân tích tính biểu tượng của chi tiết chiếc bánh bao tẩm máu người cách
mạng?
+ Cảnh nghĩa địa với những ngôi mộ chi chít phản ánh hiện thực nào của xã hội Trung
Hoa đương thời?
+ Em hãy phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn?
+ Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du?
+ Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du: “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?
+ Em hãy bình giá chi tiết bà Hoa “bước sang bên kia đường mòn” để an ủi, động viên
bà mẹ Hạ Du”. Tính chất dự báo trong truyện ngắn Lỗ Tấn thể hiện qua chi tiết này như thế
nào?
+ Sự thay đổi thời gian, không gian ở cảnh đầu và cảnh cuối có ý nghĩa gì?

+ Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “Tiết Thanh minh năm ấy trời lạnh lắm.
Những cây dương liễu mới đâm ra được những chồi non bằng nửa hạt gạo? và “con quạ xòe
đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên vút bay thẳng về phía chân trời”?
- CH phân hóa trình độ học sinh. Những CH trong bài sẽ có câu dễ, câu khó, tùy vào trình
độ, đối tượng nhận thức mà GV đặt câu hỏi cho phù hợp. Dưới đây là một số câu hỏi minh họa
khi giảng dạy truyện ngắn “Thuốc”:
Đối với những HS có lực học trung bình, trung bình khá, GV nêu những CH mang tính
“vừa tầm” như:
+ Em hãy dựa vào phần “Tiểu dẫn”, trình bày tiểu sử về Lỗ Tấn
+ Em hãy kể tóm tắt truyện ngắn “Thuốc”?
+ Thời gian cảnh đầu diến ra vào mùa nào” Không gian bao trùm là gì?
+ Thời gian cảnh cuối diễn ra vào mùa nào? Không gian có gì đáng chú ý?
+ Em hãy tìm các chi tiết thể hiện thái độ, cách nhìn nhận của những người trong quán
trà với phương thuốc chữa bệnh lao của họ?
+ Những người trong quán trà bàn về Hạ Du như thế nào?
Với những HS khá, giỏi, GV đặt những CH ở mức độ khó hơn, kích thích khả năng tư
duy, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, bình giá…của HS:
+ Em hãy phân tích các lớp ý nghĩa của nhan đề “Thuốc”?
+ Qua việc những người trong quán trà bàn về Hạ Du, nhà văn muốn phản ánh căn bệnh
tinh thần và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung Hoa đương thời như
thế nào?
+ Em hãy chỉ ra nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người cách
mạng?
+ Hãy chỉ ra nghĩa biểu tượng của hình ảnh “con đường mòn” ở nghĩa địa?
+ Hãy chỉ ra nghĩa biểu tượng của hình ảnh “vòng hoa” trên mộ Hạ Du?
+ Việc thay đổi thời gian, không gian ở cảnh đầu và cuối tác phẩm có ý nghĩa dự báo
điều gì?
+ Vì sao Bác Hồ thích đọc các tác phẩm của Lỗ Tấn?
+ Vì sao tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn mang tầm vóc thời đại?
- Câu hỏi thảo luận nhóm. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận, nhằm mục

đích kích thích hứng thú, giúp HS phát hiện ra những chi tiết, tình huống “có vấn đề”, làm rõ
hơn cho tác phẩm:
+ Câu chuyện nơi quán trà có một nhân vật vắng mặt nhưng lại là trung tâm của sự bàn
luận. Đó là ai? Anh hiện lên với những đặc điểm, phẩm chất gì?
+ Thái độ của những người kể chuyện và nghe chuyện về Hạ Du như thế nào? Qua câu
chuyện Hạ Du, em hiểu gì về người dân Trung Quốc đương thời?
+ Cảnh 4 của tác phẩm là câu chuyện mùa xuân. Hãy so sánh sự chuyển biến về thời
gian và không gian ở phần đầu và cuối tác phẩm? Sự biến đổi ấy có ý nghĩa gì? Những chi
tiết nào đáng chú ý trong cảnh 4?
+ Có ý kiến cho rằng tư tưởng của truyện là tình thương con của bố mẹ và nỗi buồn của
người cách mạng; có ý kiến cho rằng chủ đích của truyện là phê phán sự lạc hậu, ngu muội
của người dân Trung Quốc đương thời; lại có ý kiến nhận định truyện nhằm ngợi ca sự hi
sinh bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Theo các em, tư tưởng chủ yếu của truyện là gì?
- Câu hỏi so sánh
+ Cảnh hai bà mẹ đi viếng mộ con ngày Thanh minh có gì giống và khác nhau? (về
cảnh nghĩa địa, về sự “xấu hổ” của bà mẹ Hạ Du, về sự lạ trên mộ người bị chém). Toàn cảnh
viếng mộ biểu hiện ý ngĩa gì?
+ Em biết những tác phẩm nào có chủ đề tương tự như truyện ngắn “Thuốc”?
+ Bài thơ nào ở Việt Nam cũng có hình ảnh vòng hoa trên mộ người cách mạng?
- HS tự đặt CH về tác phẩm. Đây là phần giúp các em tự bộc lộ khả năng tìm tòi, đánh
giá về tác phẩm. Đồng thời, thông qua việc tự đặt CH, HS sẽ hiểu bài sâu sắc hơn, ghi nhớ
sâu hơn. GV nên chủ động gợi mở, động viên các em tự đặt CH cho tác phẩm. Sau mỗi đoạn
chốt ý, GV có thể nêu câu hỏi như:
+ Em nào có ý kiến khác về vấn đề này?
+ Em nào có cách hiểu khác?
+ Xin mời các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.
- Kết hợp câu hỏi với bài tập nâng cao
+ Tìm các hình ảnh tượng trưng trong truyện và phân tích ý nghĩa của chúng?
+ Phong cách của “Chiếc phích nóng” thể hiện trong tác phẩm như thế nào?
CHƢƠNG 3

DẠY THỬ NGHIỆM TRUYỆN NGẮN “THUỐC” CỦA LỖ TẤN VỚI HỆ THỐNG
CÂU HỎI ĐỔI MỚI

3.1. Mục đích dạy thử nghiệm
Mục đích dạy thử nghiệm truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn nhằm kiểm nghiệm và
khẳng định tính khả thi của đề tài luận văn.
3.2. Quá trình thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho HS lớp 12 để
kiểm nghiệm và khẳng định tính khả thi của đề tài luận văn. Địa bàn dạy thử nghiệm là
trường THPT Nga Sơn, Thanh Hóa. GVdạy thử nghiệm truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
theo HTCH được hướng dẫn trong giáo án thiết kế của chúng tôi.Sau buổi dạy thử nghiệm,
chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi với GV và HS.
3.3. Thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
3.4. Giải thích thiết kế bài dạy
Giáo án đã thể hiện một số điểm mới về nội dung là xoáy sâu vào những giá trị đặc sắc
của tác phẩm cả về nội dung lẫn nghệ thuật của truyện. Nội dung được triển khai một cách lô
gíc, phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của HS. Thiết kế vận dụng HTCH đa dạng, chú
ý phân bậc nhận thức, có trọng tâm, có đào sâu, có mở rộng, liên hệ, đối chiếu. Đặc biệt, thiết
kế khuyến khích HS tự đặt CH phản biện, tranh luận tạo điều kiện cho HS chủ động, sáng
tạo.
3.5. Đánh giá thiết kế và giờ dạy
Sau khi tiến hành điều tra, xử lí, thống kê số liệu từ phía GV dạy, dự giờ, HS, chúng
tôi nhận thấy: Giáo án thiết kế mới rheo HTCH đổi mới khi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của
Lỗ Tấn mang tính khả thi, kết quả đạt được cao hơn.

KẾT LUẬN
Lỗ Tấn là một cây đại thụ của văn học thế giới, việc dạy học truyện ngắn “Thuốc” của
ông sao cho xứng đáng với tầm vóc đó còn nhiều điều phải làm sáng tỏ, nhất là trong thực
trạng dạy học VHNN ở nhà trường THPT nước ta hiện nay. Hiện nay, việc dạy học các TP
VHNN nói chung và truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn nói riêng dù đã được chú trọng hơn,

đổi mới nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, HS còn chưa thật sự có hứng
thú, kết quả đạt được chưa cao…Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là do HTCH
sử dụng trong dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn chưa thật sự phù hợp, hiệu quả.
Để dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho HS THPT một cách có hiệu quả cần
sự kết hợp của nhiều phương pháp, trong đó vấn đề sử dụng câu hỏi phù hợp trong dạy học là
vô cùng cần thiết. Luận văn của chúng tôi đã nghiên cứu hệ thống câu hỏi trên tinh thần đổi
mới, chỉ ra những đặc trưng của VHNN nói chung và truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn nói
riêng, tìm hiểu, phân tích HTCH hướng dẫn đọc - hiểu dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ
Tấn trong SGK và sách giáo viên, cùng với việc điều tra bằng phiếu hỏi với GV và HS. Từ đó
chúng tôi thiết kế một HTCH tiếp tục theo hướng đổi mới trong dạy học truyện ngắn “Thuốc”
của Lỗ Tấn dựa trên đặc trưng của tác phẩm và khả năng tiếp nhận của HS. Sau khi thiết kế
HTCH dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, chúng tôi minh họa bằng giáo án và thực
nghiệm để phân tích, đánh giá tính khả thi của đề tài.
Luận văn của chúng tôi đã thiết kế được HTCH dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ
Tấn. HTCH được thiết kế đa dạng, chú ý phân bậc nhận thức, có trọng tâm, có đào sâu, có
mở rộng, so sánh, liên hệ, đối chiếu giữa các tác phẩm, hai dân tộc Việt - Trung…HTCH
được thiết kế dựa vào đặc trưng VHNN, đặc trưng của tác phẩm và chú ý dựa theo khả năng
tiếp nhận của HS THPT. Các câu hỏi còn kiểm tra được kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của
HS, do vậy sẽ hình thành cho HS thói quen tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra, trong phần thiết
kế, chúng tôi còn chú trọng tới các câu hỏi gợi mở cho HS tự đặt câu hỏi về tác phẩm, tạo
điều kiện cho HS tranh luận, giải đáp thắc mắc, những vấn đề khó hiểu đối với một tác phẩm
còn nhiều xa lạ.
Cùng với sự kết hợp trao đổi, phỏng vấn với học sinh, giáo viên sau khi thực nghiệm,
chúng tôi đưa ra kết luận là học sinh được học theo hệ thống câu hỏi đổi mới mà chúng tôi đã
thiết kế tiếp thu bài tốt hơn. HS thấy hiểu bài sâu sắc hơn khi được cung cấp những kiến thức
liên quan tới tác giả, văn học đương đại Trung Quốc, mở rộng liên hệ với VHVN. Học sinh
cũng cảm thấy hứng thú hơn khi được tự do phát biểu tác phẩm theo cách hiểu của mình,
được đặt câu hỏi cho TP, được phát huy tối đa sự chủ động, tích cực Có thể nói, dạy học
theo hệ thống câu hỏi đổi mới với các phương pháp, biện pháp thích hợp sẽ giúp cho giáo
viên và học sinh “trở về với văn chương” để học sinh dần dần yêu thích môn văn trong nhà

trường hơn, và yêu thích hơn các tác phẩm VHNN vốn xa lạ với phông văn hóa Việt. Hệ
thống câu hỏi này đã được dạy thực nghiệm thành công khẳng định ý nghĩa của đề tài nghiên
cứu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy truyện nước ngoài nói chung và truyện ngắn
“Thuốc” của Lỗ Tấn nói riêng.
Do thực tế giảng dạy rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, việc áp dụng các biện pháp dạy
học rất phong phú. Vậy nên khi sử dụng hệ thống câu hỏi, GV cũng cần có sự linh hoạt,
không nên máy móc. GV cần dựa vào từng đối tượng mà có sự kết hợp hệ thống câu hỏi với
các biện pháp khác cho phù hợp.
Đổi mới hệ thống câu hỏi dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn là một việc làm vô
cùng cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc giảng dạy tác phẩm này nói riệng và giảng dạy các
tác phẩm VHNN nói chung. Chúng tôi hy vọng, luận văn sẽ đóng góp thiết thực cho việc
giảng dạy truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn - một tác phẩm và tác giả có vai trò rất quan trọng
không chỉ đối với Trung Quốc mà còn với toàn thế giới, ảnh hưởng lớn với Việt Nam. Từ đó,
có thể mở rộng sự đổi mới câu hỏi trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường, để việc dạy văn
không còn là giờ học buồn tẻ, chán nản với mỗi HS.
Để đưa ra được nhứng ý kiến của mình, chúng tôi đã dựa trên nhiều cơ sở đáng tin cậy
của các quan điểm lí luận. Nhưng dù sao đó cũng mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, khó tránh
được những thiếu sót. Với tinh thần thực sự cầu thị, chúng tôi mong được sự đóng góp, hỗ trợ
và cộng tác của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn
thiện hơn.
Kính mong các thầy cô, đồng nghiệp đóng góp cho chúng tôi những ý kiến quý báu.

References

1. Trần Lê Bảo, Lỗ Tấn và khát vọng con đường, Tạp chí văn học (Số 10), 1997.
2. Trần Lê Bảo, Lỗ Tấn - Tác phẩm, NXB Phụ nữ, 1998.
3. Lê Nguyên Cẩn, Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Tạp chí văn
học (Số 10), 2001.
4. Phạm Tú Châu, Lỗ Tấn từ chối nhận giải Noben, Tạp chí Giáo dục và thời đại Chủ
nhật, (Số 36), 1996.

5. Giản Chi dịch, Lỗ Tấn tuyển tập, NXB Hậu Giang, 1987.
6. Trƣơng Chính dịch, Gào thét, Bàng hoàng, Chuyễn cũ viết lại, NXB Văn hóa,
1946.
7. Trƣơng Chính dịch, Lỗ Tấn (truyện danh nhân), NXB Văn hóa, 1968.
8. Trƣơng Chính dịch, Lỗ Tấn, thân thế, tư tưởng, sáng tác, NXB ĐH và THCN,
1968.
9. Trƣơng Chính dịch, Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Văn hóa, 1986.
10. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB
ĐHSP, 2005.
11. Nguyễn Viết Chữ, Sức mạnh câu hỏi trong giờ giảng văn, Kỉ yếu hội thảo khoa học
“Đổi mới phương pháp dạy học văn PTTH”, ĐHSP, 1995.
12. Hà Minh Đức, Lý luận văn học, NXB GD, 1995.
13. Nguyễn Trần Huân, Nhà văn Trung Hoa hiện đại, Hà Nội, 1954.
14. Đỗ Mạnh Hùng, Những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai nhân vật: AQ trong
tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam
Cao, Luận văn, 1996.
15. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn bản, NXB ĐHSP, 2011
16. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB GD, 2002
17. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn dạy văn, NXB GD, 2001.
18. Nguyễn Thanh Hùng, Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ Văn ở THCS, NXB
ĐHSP Hà Nội, 2008.
19. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, 1996.
20. Phan Trọng Luận, Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB ĐHQG Hà Nội, 2003.
21. Phan Trọng Luận, Xã hội văn học nhà trường, NXB ĐHQG Hà Nội, 1996.
22. Đặng Thai Mai, Lỗ Tấn - Thân thế, thời đại, NXB Mới, 1940.
23. Đặng Thai Mai, Lỗ Tấn - Tạp văn, NXB Mới, 1941.
24. Đặng Thai Mai, Lỗ Tấn - thân thế, tư tưởng, văn nghệ, NXB Thời đại, 1959.
25. Đặng Thai Mai, Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc, NXB Sự thật, Hà Nội,
1959.
26. Lƣơng Duy Thứ, Bác Hồ với văn hóa Trung Quốc, NXB Trẻ, 1999.

27. Lƣơng Duy Thứ, Bài giảng văn học Trung Quốc, NXB Đại học Tổng Hợp, 1995.
28. Lƣơng Duy Thứ, Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường
phổ thông, DHSP Huế, 1992 (47)
29. Lƣơng Duy Thứ, Lỗ Tấn - Tác phẩm và tư liệu, NXB Giáo dục, 1994.
30. Lƣơng Duy Thứ, Lỗ Tấn, phân tích tác phẩm, NXB Giáo dục, 2004.
31. Lƣơng Duy Thứ, Lỗ Tấn với chúng ta, Tạp chí văn học (Số 9), 1997.
32. Lƣơng Duy Thứ và Nguyễn Thị Minh Hồng dịch, Truyện Lỗ Tấn, NXB Văn
nghệ TP HCM, 2002.
33. Lƣơng Duy Thứ và Nguyễn Thị Mai Hƣơng dịch, Lỗ Tấn - Lịch sử nghiên cứu
và hiện trạng, NXB ĐHQG TP HCM, 2004.
34. Lƣơng Duy Thứ và Lƣơng Duy Tâm dịch, Lỗ Tấn - Hán văn học sử cương yếu,
NXB Văn nghệ TP HCM, 1998.
35. Lƣơng Duy Thứ và Lƣơng Duy Tâm dịch, Lỗ Tấn - Đại cương lịch sử tiểu thuyết
Trung Quốc, NXB Văn nghệ TP HCM, 1998.
36. Lƣơng Duy Thứ và Trần Lê Hoa Tranh, Lỗ Tấn - Linh hồn dân tộc Trung Hoa
hiện đại, NXB Trẻ, 2003.
37. Tạ Thị Phƣơng Vân, Hình tượng người dân lao động trong tác phẩm của Lỗ Tấn,
Luận văn, 2000.
38. Lê Xuân Vũ, Lỗ Tấn - Chủ tướng cách mạng văn hóa Trung Quốc, NXB Văn Hóa,
1966.
39. Phạm Hoàng Kim Vy, Từ việc tìm hiểu con đường cứu nước và cương lĩnh sáng
tác cải tạo quốc dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện
“Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình THPT”, Luận văn, 1999.



×