Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.58 KB, 18 trang )

1

Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học-
Sinh học lớp 12- Trung học phổ thông
The project-based learning organization in teaching Ecology-Biology 12 - Secondary Education
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr. +

Nguyễn Thị Hường


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hưng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. Trình bày cơ sở lý
luận của dạy học dự án: đặc điểm dạy học theo dự án, ý nghĩa của dạy học theo dự án, quá
trình thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án nhằm phát triển các hoạt động nhận thức tích
cực, chủ động của học sinh. Đánh giá thực trạng việc dạy, học phần Sinh thái học (Sinh học
12) ở một số trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình. Phân tích cấu
trúc chương trình và nội dung kiến thức phần Sinh thái học ( Sinh học 12)- Trung học phổ
thông và các tài liệu khoa học liên quan. Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học theo dự
án phần Sinh thái học (Sinh học 12)- Trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Tổ chức dạy học dự án một số nội dung trong phần Sinh thái
học (Sinh học 12). Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc phát huy
tính tích cực, chủ động của người học thông qua dạy học theo dự án.

Keywords: Sinh học; Sinh thái học; Phương pháp giảng dạy; Phổ thông trung học
Content.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục- Đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các


cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Xu thế đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở người học, hướng việc
tìm tòi khám phá tri thức về phía người học.
Phần Sinh thái học (Sinh học 12) theo chương trình cải cách được bổ sung rất nhiều kiến thức
mới và hiện đại, có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Vì vậy, khi dạy- học phần này, đòi
hỏi có những phương pháp dạy học phù hợp, để có thể giúp học sinh hình thành, khắc sâu các kiến
thức một cách chủ động, nâng cao hiệu quả việc học tập.
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm, thực sự
là phương pháp rất linh hoạt, tạo hứng thú cho người học. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy
học có đặc trưng định hướng vào người học, định hướng hoạt động, dạy học theo quan điểm tích
hợp. Dạy học theo dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và
xã hội, giúp người học nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp, rèn luyện tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc cộng tác.
2

Xuất pha
́
t tư
̀
viê
̣
c nghiên cư
́
u lý luâ
̣
n về phương pháp d ạy học và ưu điểm của dạy học dự án, từ
thực tiễn công tác, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học
(Sinh học 12) - Trung học phổ thông”
2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học (Sinh học 12) - Trung học phổ thông nhằm phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, phát
triển kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy bậc cao, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học phần Sinh thái học (Sinh học
12) - Trung học phổ thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy, học của giáo viên, học sinh các lớp 12- Trung học phổ thông Đông Tiền Hải-
Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Các biện pháp tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học (Sinh học 12) luận văn đề xuất sẽ nâng
cao chất lượng dạy và học; phát huy tính tính cực, chủ động và sáng tạo của người học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học dự án.
- Phân tích cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức phần Sinh thái học ( Sinh học 12)- Trung học
phổ thông và các tài liệu khoa học liên quan.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học (Sinh học 12) nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc phát huy tính tích cực, chủ động của
người học thông qua dạy học theo dự án.
6. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học theo dự án phần Sinh thái học (Sinh học 12)- Trung học phổ thông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: Bao gồm các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tổ chức dạy học dự án phần Sinh thái học - Sinh học 12.

3

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học tích cực
1.1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người
học, giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, tinh thần hợp tác.
Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng sau:
- Dạy và học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức
thực hiện các hoạt động học tập của người học.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của người học.
- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
- Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở
vật chất, về đội ngũ giáo viên, khả năng của học sinh, tối ưu các điều kiện hiện có.
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú cho học sinh, đạt hiệu quả cao; tăng tính tích cực, chủ động,
sáng tạo; tăng khả năng tự học; tăng tính tự tin; tăng khả năng hợp tác trong học tập và làm việc; tăng
cơ hội được đánh giá; chất lượng, hiệu quả dạy học cao.
Do đó những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường trung học phổ thông
bao gồm: Dạy học vấn đáp, Dạy học giải quyết vấn đề, dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học
theo dự án.
1.1.1.2. Lý thuyết phân loại các trình độ nhận thức của Bloom
Bao gồm sáu cấp độ:
Biết (knowledge): là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Đây là cấp độ thấp nhất của

kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức. Thường mục tiêu giáo dục không dừng ở việc dạy các tri
thức thuộc mức “Biết” này.
Thông hiểu (comprehension): là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Ở mức độ này, người
học phải chỉ ra các mối liên hệ giữa các khái niệm.
Ứng dụng (application): là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới,
bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết.
4

Phân tích (analysis): là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể
hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó.
Tổng hợp (synthesis): là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới.
Đánh giá (evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu. Việc đánh giá dựa trên các tiêu
chí nhất định, chí bên trong hoặc bên ngoài.
1.1.1.3. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học
Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết,
cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, hình thành và phát triển
tính tích cực học tập là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
1.1.2. Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án
1.1.2.1. Khái niệm dạy học theo dự án
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án.
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mà người dạy và người học cùng nhau giải
quyết về lý thuyết và thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho người
học cùng nhau và tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm
hoạt động nhất định; Là phương pháp dạy học mà người dạy đóng vai trò là người định hướng các
nhiệm vụ học tập, định hướng quá trình thực hiện cũng như quá trình tạo ra sản phẩm; Là phương
pháp dạy học mà người học chủ động tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết thông qua các nhiệm
vụ thực tế liên quan đến bài học.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học
tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.
Trong dạy học theo dự án, người học thường phải giải quyết các vấn đề khá lớn, qua nhiều công

đoạn. Người học thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua quá trình hợp tác với người dạy và bạn bè
trong nhóm cũng như thu thập thông tin từ thực tế và nhiều nguồn khác nhau.
Dạy học theo dự án là chiến lược giáo dục mà người học được cung cấp các tài nguyên, các
chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích lũy được kiến thức và khả năng
giải quyết vấn đề.
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Theo đó, các nhóm
học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách tự lực, độc
lập qua những giai đoạn nhất định. Qua đó, giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông
qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã
học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.
Tóm lại, Dạy học theo dự án vừa là phương pháp dạy học vừa là hình thức, mô hình dạy học
tích cực khác với các phương pháp dạy học truyền thống, trong đó các nhiệm vụ học tập, các bài học
được thể hiện dưới dạng các dự án, dưới sự hướng dẫn của người dạy, các dự án được thực hiện bởi
5

sự cộng tác làm việc tích cực của các thành viên trong nhóm, được hoàn thành dưới dạng các sản
phẩm. Kiến thức tự lĩnh hội được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, làm phong phú tri thức của
người học, đáp ứng các mục tiêu gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã
hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
1.1.2.2. Các loại dự án học tập
Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: . Phân loại theo
chuyên môn, phân loại theo sự tham gia của người học, phân loại theo sự tham gia của giáo viên,
phân loại theo quỹ thời gian, phân loại theo nhiệm vụ. Tùy theo tiêu chí phân loại, có thể có các loại
dự án khác nhau.
1.1.2.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án: Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với
cuộc sống thực; Tạo ra một sản phẩm; Thực hành nghiên cứu, Giải quyết một vấn đề, Rèn luyện, phát
triển nhiều kĩ năng: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm
việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
1.1.2.4. Đặc điểm của dạy học theo dự án

Định hướng thực tiễn: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực
tiễn đời sống, xã hội: gắn liền với hoàn cảnh, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, kết hợp giữa lý thuyết với
thực hành và mang nội dung tích hợp.
Định hướng hứng thú người học: người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù
hợp với khả năng và hứng thú cá nhân, được tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo ra các sản
phẩm, do đó thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những
công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá.
Tính phức hợp: Nội dung các dự án học tập có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc
nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Trong quá trình thực
hiện dự án, người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng kiến thức của
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý
thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Qua các nghiên cứu thực tế
mà đúc kết được các kiến thức lý thuyết. Vì vậy, thông qua các dự án học tập có thể hình thành, kiểm
tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực
tiễn của người học.
Tính tự lực cao của người học : Trong dạy học theo dự án, người học tham gia tích cực và tự
lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Người dạy chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp
đỡ. Vì vậy vừa đòi hỏi, vừa rèn luyện tính tự lực cao của người học.
6

Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng
tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. dạy học theo dự án đòi hỏi
và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa người học
và người dạy cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án.
Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Chính
những sản phẩm này có vai trò tác động rất lớn đến quá trình học tập và hứng thú của người học.
Những đặc điểm của bài học đƣợc thiết kế theo dự án một cách hiệu quả
- Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.

- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình.
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
- Dự án có liên hệ với thực tế.
- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện.
- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh
Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án.
Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng.
1.1.2.5. Các giai đoạn của dạy học theo dự án
Với góc độ tiếp cận theo Chương trình dạy học cho tương lai của Intel, có thể xác định dạy
học theo dự án gồm 5 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Ý tƣởng về dự án
Người dạy và người học cùng nhau thảo luận, đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án.
Cần chú ý đến hứng thú của người học, cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.
Giai đoạn 2: Thiết kế dự án
Bƣớc 1: Lập hồ sơ bài dạy
Xây dựng kế hoạch bài dạy. Kế hoạch bài dạy thể hiện mục tiêu bài dạy theo chuẩn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, chứa đựng thông tin về người soạn bài, tổng quan về bài dạy, các phương tiện,
thời gian cần thiết, những môn học có liên quan đến bài dạy, đối tượng bài dạy hướng tới, các bước
tiến hành bài dạy.
Xây dựng bộ câu hỏi khung định hướng. Bộ câu hỏi khung định hướng tạo ra một bối cảnh
học tập có ý nghĩa thông qua việc thiết lập mối liên hệ giữa bài học và nhiều lĩnh vực khác trong thực
tiễn đồng thời định hướng các dự án học tập tập trung vào đơn vị kiến thức quan trọng.
Bộ câu hỏi khung chương trình bao gồm các loại câu hỏi: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học
và Câu hỏi nội dung.
7

Câu hỏi khái quát: là những câu hỏi mở, có vai trò khơi dậy tính hứng thú, sự quan tâm của
người học; có phạm vi rất rộng, bao quát toàn diện nhiều lĩnh vực, có thể liên quan đến nhiều bài học
và nhiều môn học; Là những câu hỏi không có những câu trả lời cụ thể.
Câu hỏi bài học: Cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể, gắn

với nội dung bài học cụ thể, vì vậy sẽ dễ tiếp cận hơn đối với người học.
Câu hỏi nội dung: là các câu hỏi về từng nội dung trong bài dạy. Nó trực tiếp hỗ trợ những
chuẩn kiến thức, mục tiêu học tập và có những câu trả lời “đúng” cụ thể. Là những câu hỏi trợ giúp
quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học.
Các câu hỏi định hướng bài dạy đòi hỏi người học phải nắm vững, hiểu rõ các câu hỏi nội
dung, câu hỏi bài học, câu hỏi khái quát. Các câu hỏi này sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nội dung và cách
làm việc cho toàn bộ hồ sơ dạy học.
Bƣớc 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ngƣời học
Mỗi nhóm thực hiện một phần hoặc nhiều phần cụ thể của dự án. Việc phân công và giao
nhiệm vụ chi tiết của các dự án là cơ sở để kiểm tra quá trình học tập của người học. Người dạy phân
công nhiệm vụ càng khoa học, dễ hiểu thì người học càng dễ hình dung cấu trúc của dự án.
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
Về phía người học. Với sự giúp đỡ của người dạy, người học nghiên cứu, biến đổi hoặc tạo ra
thông tin mới trong sự hợp tác để đi đến kết quả chung. Các thành viên thực hiện công việc theo kế
hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.
Về phía người dạy. Trong quá trình này, người dạy theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch đã
xây dựng và sự hợp tác giữa các học sinh nhằm tạo ra một cộng đồng với việc học tập là trung tâm.
Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm học sinh
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo… Thông thường, sản
phẩm học sinh phải hoàn thành gồm:
- Bài mẫu trình bày đa phương tiện học sinh (power point)
- Bài mẫu ấn phẩm học sinh (tờ rơi, áp phích, sản phẩm thật)
- Mẫu trang web học sinh (dạng tệp Publisher hoặc dạng html)
Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
Người dạy và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt
được. Việc đánh giá các sản phẩm của người học cần căn cứ vào các tiêu chí đã công bố từ trước.
1.1.2.6. Những ưu - nhược điểm của dạy học theo dự án
Ƣu điểm của dạy học theo dự án:
- Dạy học theo dự án phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong toàn bộ quá trình
học tập, làm cho người học năng động hơn, làm việc hiệu quả hơn, kiến thức về bài học trở nên sâu

rộng hơn.
8

- Dạy học theo dự án đặt người học vào một vai trò chủ động. Học tập theo dự án, người học
sẽ phát triển các kĩ năng của cuộc sống thật và các kĩ năng của thế kỉ 21.
- Dạy học theo dự án tạo ra bầu không khí học tập cởi mở và dân chủ trong lớp học.
Nhƣợc điểm của dạy học theo dự án:
- Dạy học theo dự án chỉ phù hợp với những nội dung nhất định; không phù hợp trong việc truyền
thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
- Dạy học theo dự án đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị.
- Dạy học theo dự án đòi hỏi về tài chính, tư liệu tham khảo phong phú và địa điểm phù hợp
cho hoạt động của người dạy và người học.
- Dạy học theo dự án đòi hỏi người dạy phải có năng lực tổ chức và quản lý người học trong
hoạt động nhất là hoạt động theo nhóm.
Tóm lại, dạy học theo dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học
hiện đại. Dạy học theo dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã
hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
1.1.2.7. Các yếu tố hỗ trợ dạy học theo dự án.
- Vai trò của giáo viên: là người định hướng, hướng dẫn viên, một nhà tư vấn và một học
viên cộng tác, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh
trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học.
- Vai trò của học sinh: là người quyết định phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành
để giải quyết vấn đề, lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi
tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc.
- Vai trò của công nghệ. Công nghệ thông tin ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình dạy học, nhất là trong dạy học tích cực và không thể thiếu trong dạy học theo dự án. Công nghệ
thông tin hỗ trợ giáo viên và học sinh trong tất cả các giai đoạn của dạy học theo dự án.
1.1.2.8. Cấu trúc của dạy học theo dự án.
Ngƣời học: là trung tâm của dạy học theo dự án, người học không hoạt động độc lập mà làm

việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ hoàn thành vai
trò của mình theo mục tiêu đã đề ra.
Ngƣời dạy: định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người
học thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân.
Nội dung dạy học: được người học tiếp thu trong quá trình thực hiện dự án. Nội dung dạy
học cần theo sát chương trình học và có phạm vi kiến thức liên môn.
Phƣơng pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề, làm việc theo nhóm.
Học tập trong dự án là học tập trong hành động.
9

Phƣơng tiện dạy học. Phương tiện dạy học trong dạy học theo dự án là sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo, máy tính, internet, các phương tiện trình chiếu… Người học cần được tạo điều kiện
sử dụng công nghệ thông tin khi sản xuất một ấn phẩm, khi trình bày vấn đề
Môi trƣờng và thời gian thực hiện dự án. Dự án có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có
độ dài khoảng 1-2 tiết, hoặc có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt năm học.
1.1.2.9. Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học theo dự án là dạy học thông qua hoạt động của chính người học
- Dạy học theo dự án là dạy học dựa trên việc hình thành và phát triển các kĩ năng tự học, tự
nghiên cứu của người học
- Dạy học theo dự án là dạy học dựa trên sự phân hoá trong môi trường học tập tương tác
- Dạy học theo dự án là dạy học dựa trên việc đánh giá, tự đánh giá và cùng
1.1.2.10. Cơ sở của việc vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12)
Phƣơng pháp dạy học theo dự án trong có khả năng ứng dụng cao trong dạy học phần
Sinh thái học- Sinh học 12.
- Chương trình Sinh thái học (Sinh học 12) rất phù hợp để ứng dụng phương pháp dự án
- Phương pháp dự án giúp thực hiện tốt mục tiêu tổng quát và cụ thể của phần Sinh thái học
(Sinh học 12)
- Học sinh lớp 12 – lứa tuổi phù hợp nhất cho việc xây dựng và thực hiện các dự án học tập. - Bối
cảnh xã hội thuận lợi cho việc xây dựng các dự án trong dạy học phần Sinh thái học- Sinh học 12
Dạy học theo dự án là phƣơng pháp dạy học tích cực và là chủ trƣơng của ngành Giáo

dục trong điều kiện mới
1.1.2.11. Một số công trình nghiên cứu về dạy học theo dự án trên thế giới và Việt Nam
 Trên thế giới
Dạy học theo dự án đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Các nhà giáo dục từ những thế kỷ
XVIII, XIX đã có các quan niệm đầu tiên về hình thức dạy học này. Điển hình là: Rouseeau, H.
Pestalozzi, F. Frobel và W.Humboldt, M.Knoll, K. Frey và B.S. de Boutemanrd, P.Petersen,
C.Odenbach, D.Hansel. Dạy học theo dự án xuất hiện trước hết ở châu Âu (Ý, Pháp), lan nhanh sang
Mĩ vào giữa thế kỉ XIX. Nhưng đến đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard;
J.Deway; W.Kilpatrich) mới xây dựng lý luận cho dạy học theo dự án. Năm 1918, nhà tâm lý học
William H. Kilpatric và các nhà nghiên cứu của trường đại học ở Columbia đã có những đóng góp
lớn để truyền bá dạy học theo dự án qua các giờ học, hội nghị và các tác phẩm. Ở châu Âu, cuối thế
kỷ 19, nhiều nhà sư phạm cũng đã vận dụng dạy học theo dự án. Từ đầu thế kỉ 20 ở Bắc Mỹ cũng
như ở châu Âu, học tập theo dự án đã tạo nên một chuyển động xã hội- giáo dục với thay đổi mạnh
mẽ trong dạy học nhà trường. Ngày nay, dạy học theo dự án còn mang tính toàn cầu và càng phát
triển hơn với sự hỗ trợ của kĩ thuật hiện đại mà đặc biệt là mạng Internet.
10

 Ở Việt Nam
Từ năm 2003, chương trình “Dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã triển khai
phương pháp dạy học theo dự án trong cả nước. Tiếp theo đó hàng loạt các tác giả đã có các bài viết,
công trình liên quan đến dạy học theo dự án: TS Nguyễn Văn Cường và Th.S Nguyễn Thị Diệu Thảo
có bài viết: “Dạy học dự án- một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” đăng trên
tạp chí Giáo dục số 80 phát hành tháng 4/ 2004, hai tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ
Thị Bảo Ngọc có bài trình bày về “Tình hình vận dụng phương pháp Project trong dạy học ở trường
Đại học Sư Phạm- Đại học quốc gia Hà Nội, TS Nguyễn Dục Quang có bài viết: “Học để cùng
chung sống- một con đường giáo dục nhân cách cho học sinh” PGS.TS Đỗ Hương Trà có bài viết:
“Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”. Lý thuyết về dạy học theo dự án cũng được giới thiệu trong
các cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa” các môn trong các
năm 2006, 2007, 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong đó dạy học theo dự án được coi là một
trong những phương pháp dạy học tích cực.

Trong các trường Đại học, với góc độ là đề tài tốt nghiệp, nhiều sinh viên, học viên đã có các
nghiên cứu nhất định về dạy học theo dự án ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trong
nhiều môn học khác nhau.
Tóm lại, trên thế giới và ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học theo
dự án. Và hầu hết đều thừa nhận những tác động tích cực của nó đối với quá trình dạy học. Tuy nhiên
sự triển khai trên diện rộng hình thức dạy học theo dự án vào các trường phổ thông còn rất khiêm
tốn. Chính vì vậy, sự nghiên cứu tiếp theo và vận dụng một cách linh hoạt hình thức này trong dạy
học có ý nghĩa to lớn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy chương trình
Sinh học ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng
dạy chương trình Sinh học ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải- Thái Bình thông qua
các hoạt động: dự giờ và điều tra bằng phiếu với giáo viên. Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy:
- Không có phương pháp nào được đánh giá là hoàn toàn tích cực hay không tích cực; nghĩa là
không có phương pháp nào là tối ưu trong dạy học.
- Những phương pháp được đánh giá thuận lợi là những phương pháp dễ sử dụng như: vấn
đáp, thảo luận. Phương pháp dạy học theo dự án có 33% đánh giá thuận lợi, có tới 27% đánh giá
không thuận lợi.
- Phù hợp với sự đánh giá về mức độ tích cực và thuận lợi, không có phương pháp nào được
sử dụng với tỷ lệ cao tuyệt đối. Nghĩa là luôn có sự phối hợp các phương pháp khác nhau trong dạy
học. Những phương pháp được sử dụng nhiều là những phương pháp vừa tích cực, vừa thuận lợi. Với
11

phương pháp dạy học theo dự án, có 75% số người được hỏi có sử dụng phương pháp này với các
mức độ khác nhau.
Qua hoạt động dự giờ, nhận thấy các giờ học được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp
tích cực. Các phương pháp được sử dụng nhiều là đàm thoại- vấn đáp và những phương pháp đặc thù
cho môn Sinh như thực hành, trực quan. Có những giờ học được thực hiện bằng phương pháp dạy
học theo dự án nhưng ở những hình thức khác nhau như bài tập nhóm, bài sưu tầm, bài thí nghiệm và

chưa tuân theo quy trình đầy đủ của dạy học dự án.
1.2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Sinh học ở các
trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy
học Sinh học ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình bằng các phiếu điều
tra . Qua kết quả điều tra có thể nhận thấy:
- Các thầy cô giáo biết đến phương pháp này chủ yếu thông qua các nguồn tài liệu tham khảo
và đồng nghiệp.
- Trong quá trình vận dụng dạy học dự án, các giáo viên đã phát hiện những khó khăn, thuận
lợi của các khâu trong quy trình thực hiện, của các phần kiến thức khác nhau trong Sinh học trung
học phổ thông.
- Học sinh đã thể hiện các thái độ tích cực nhất định khi tham gia học theo dự án.

CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12

2.1. Phân tích chƣơng trình Sinh học 12
2.1.1. Cấu trúc chương trình sinh học 12
Chương trình Sinh học 12 được xây dựng trên quan điểm hệ thống, quan điểm kế thừa theo
hướng đồng tâm mở rộng. Kế thừa chương trình sinh học 9- trung học cơ sở theo hướng đồng tâm
mở rộng, Sinh học 12 nhắc lại toàn bộ kiến thức của Sinh học 9 (Di truyền, sinh thái) nhưng nâng
cao, khái quát hóa, đi sâu vào bản chất, cơ chế của các hiện tượng di truyền, tiến hóa, sinh thái.
2.1.2. Mục tiêu chương trình sinh học 12
2.1.2.1. Mục tiêu về kiến thức: Trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực
tiễn về di truyền, tiến hoá và sinh thái.
2.1.2.2. Mục tiêu về kỹ năng: Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm, Phát triển tư
duy thực nghiệm - quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận, phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là
tự học, hình thành kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
12


2.1.2.3. Mục tiêu về thái độ, hành vi: Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại cho học sinh trong
việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học, học sinh có ý thức vận dụng
các tri thức, kỹ năng học được vào trong cuộc sống, học tập và lao động.
2.1.3. Nội dung chương trình sinh học 12
Cấu trúc chương trình, sách giáo khoa Sinh học 12 bao gồm 3 phần, 10 chương, 48 bài như sau:
Phần năm: Di truyền học.
- Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Di truyền học quần thể.
- Ứng dụng di truyền học.
- Di truyền học người.
Phần sáu: Tiến hoá.
- Bằng chứng tiến hóa.
- Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá.
- Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Phần bảy: Sinh thái học.
- Cá thể và môi trường.
- Quần thể.
- Quần xã.
- Hệ sinh thái - sinh quyển và Sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên.
2.1.4. Cấu trúc, mục tiêu, nội dung, vị trí phần Sinh thái học - Sinh học 12
2.1.4.1. Vị trí phần Sinh thái học 12
Sinh thái học được tiếp theo sau các nội dung về thực vật học, động vật học, sinh lý học, di
truyền và tiến hóa, trong đó học sinh đã học phần Sinh vật và môi trường trong sách giáo khoa Sinh
học 9- với nội dung chủ yếu gồm 4 phần: Sinh vật và môi trường, Hệ sinh thái, con người, dân số và
môi trường, bảo vệ môi trường.
2.1.4.2. Cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình Sinh thái học ( Sinh học 12)
- Giới thiệu các vấn đề môi trường và các vấn đề sinh thái, sự tác động qua lại giữa cơ thể sinh
vật và môi trường (vô sinh và hữu sinh). Các vấn đề quần thể và các mối liên hệ sinh thái trong quần

thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể, kích thước và sự tăng trưởng của quần thể, những biến động
số lượng cá thể trong quần thể.
- Giới thiệu quần xã và các đặc trưng của quần xã, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và
sự biến động của quần xã sinh vật.
- Giới thiệu về hệ sinh thái, sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học
với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên.
13

2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học dự án phần Sinh thái học (Sinh học 12)
2.2.1. Quy trình dạy học dự án
2.2.1.1. Điều kiện để vận dụng phương pháp dạy học theo dự án. Bao gồm: nội dung, mục tiêu học
tập; chủ thể dạy học; phương tiện dạy học.
2.2.1.2. Quy trình dạy học theo dự án phần Sinh thái học ( Sinh học 12)
Trên cơ sở quy trình chung của dạy học theo dự án, chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học theo
dự án cho phần Sinh thái học (Sinh học 12) như sau:
Giai đoạn tiền dự án: Làm quen với phƣơng pháp
Giai đoạn dự án. Bao gồm 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: Ý tưởng dự án.
Giai đoạn 2: Thiết kế dự án.
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm, đánh giá dự án.
2.2.2. Các nội dung tổ chức dạy học theo dự án trong phần Sinh thái học (Sinh học 12)
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình và quy trình chung của dạy học
theo dự án, chúng tôi tạm chia thành 2 hình thức vận dụng dạy học theo dự án trong phần Sinh thái
học (Sinh học 12) là: Vận dụng dạy học theo dự án vào các giờ học kiến thức mới và vận dụng dạy
học theo dự án vào các hoạt động ngoại khóa (áp dụng cho giờ ôn tập và thực hành).
2.2.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án trong giờ học kiến thức mới
Trong phần Sinh thái học, để phù hợp với điều kiện địa phương và quá trình tiếp cận kiến thức của
học sinh chúng tôi chọn chương II – Sinh thái học 12 “Quần xã sinh vật” để thực hiện việc dạy học
theo dự án với dự án “Đánh giá đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn xã Đông Long, Đông Hoàng,

huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình”
2.2.2.2. Vận dụng dạy học theo dự án trong hoạt động ngoại khóa
Vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép triển khai được
những dự án học tập có quy mô vượt không gian thời gian rộng lớn.
Trong phần Sinh thái học có 2 bài ôn tập và một bài thực hành. Do đặc điểm của vùng ven biển
phía nam huyện Tiền Hải đã được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên nên chúng tôi chọn nội dung
bài thực hành “ Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”, để vận dụng hình thức dạy học
theo dự án nhằm mục đích vừa cho học sinh thực hiện tốt bài thực hành, vừa để học sinh tiếp cận với
thực tiễn địa phương, vừa nâng cao ý thức bảo tồn gìn giữ các giá trị thiên nhiên.
2.2.3. Xây dựng công cụ đánh giá sản phẩm của học sinh
Trong quá trình thực hiện dự án, sản phẩm học sinh phải hoàn thành thường bao gồm:
- Bài trình bày đa phương tiện học sinh (power point)
- Ấn phẩm học sinh (tờ rơi, áp phích, sản phẩm thật)
14

- Mẫu trang web học sinh (dạng tệp Publisher hoặc dạng html)
Mỗi sản phẩm thường được đánh giá theo những tiêu chí nhất định. Ngoài ra, quá trình thực
hiện dự án cũng như hoạt động của học sinh cũng cần có các đánh giá để khuyến khích động viên
quá trình làm việc của học sinh cũng như để dự án được hoàn thiện hơn.

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi của dạy học theo dự án khi triển khai trong dạy học các nội dung Sinh
thái học 12. Qua đó xem xét khả năng vận dụng hình thức này vào dạy học sinh học trung học phổ
thông nói riêng và dạy học nói chung.
- Đánh giá hiệu quả của dạy học theo dự án trong việc phát huy tính tích cực chủ động của
người học trong học tập nghĩa là kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. Qua đó có thể rút ra những
kết luận chính xác, khoa học.
3.2. Tổ chức thực nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm
Quá trình dạy học được tiến hành trên 2 nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm
đối chứng: Bài học được tiến hành theo bài soạn bình thường theo phân phối chương trình ngay tại
lớp học. Nhóm thực nghiệm được học theo giáo án dạy học theo dự án
- Đối tượng, phạm vi thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh các lớp 12 có trình độ tương đương nhau của trường trung
học phổ thông Đông Tiền Hải- Thái Bình. Phạm vi thực nghiệm là phần Sinh thái học (Sinh học 12).
- Thời gian thực nghiệm: từ tháng 3/ 2012 đến tháng 5/2012.
- Nội dung thực nghiệm: Với hình thức vận dụng dạy học theo dự án vào bài học kiến thức mới
chúng tôi chọn chương II “Quần xã sinh vật”; Với hình thức vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt
động ngoại khóa, chúng tôi chọn bài thực hành “Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Sản phẩm của dự án
Với 2 dự án được tiến hành, các nhóm học sinh đã thực hiện hoàn tất và tạo ra được các sản
phẩm sau:
- Bài trình chiếu powerPoint về dự án.
- Các tờ rơi quảng cáo về độ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải và
quảng cáo về khu du lịch sinh thái Cồn Vành.
- Các tờ rơi tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi
trường tại khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải.
15

- Các sản phẩm thật: Các tổ chim nhân tạo thu hút sự làm tổ của chim trên cây trang, cây bần;
Thùng rác thông minh cho khu du lịch Cồn Vành.
3.3.3. Phiếu điều tra sau học tập
Sau khi kết thúc dự án, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhóm thực nghiệm về hình thức dạy học
theo dự án.
3.4. Đánh giá thực nghiệm
3.4.1. Các phân tích định tính
Phân tích các bài kiểm tra của học sinh, có thể nhận thấy: Ở lớp thí nghiệm, cách trình bày bài

kiểm tra khoa học hơn, cách giải thích các vấn đề logic hơn; các câu hỏi liên quan đến các kiến thức
thực tế được trình bày một cách sáng tạo, chi tiết; thể hiện sự hiểu bài và nắm kiến thức một cách
chắc chắn.
Phân tích các phiếu điều tra, có thể nhận thấy: Đa số học sinh cho rằng không khí giờ học theo
dự án diễn ra sôi nổi, thoải mái, không có áp lực và mang lại những trải nghiệm thú vị. Các em cho
rằng học sinh hoàn toàn có thể thực hiện tốt các giờ học theo hình thức dự án và sẵn sàng với dạy học
theo dự án, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ phía giáo viên. Kiến thức học sinh có được thông qua các trải
nghiệm thực tế và làm việc cộng tác, những kiến thức này được lưu giữ lâu hơn, có hiệu quả hơn sự
lĩnh hội thụ động.
Phân tích các sản phẩm của học sinh. Các sản phẩm của học sinh được thiết kế với sự tham
gia của các thành viên trong nhóm, là những sản phẩm tập thể thể hiện các kiến thức có được về sịnh
thái học, thể hiện sự hiểu biết về thực tế địa phương, thể hiện những ý tưởng trong việc bảo tồn các
giá trị thiên nhiên các vùng đất ngập nước ven biển.
3.4.2. Các phân tích định lượng
- Tỷ lệ điểm yếu kém, trung bình của lớp thí nghiệm giảm dần , tỷ lệ điểm khá giỏi tăng dần
qua mỗi lần kiểm tra, chứng tỏ hiệu quả của phương pháp dạy học theo dự án.
- Điểm trung bình cộng của lớp thí nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ tính khả
thi của phương pháp dạy học dự án so với các phương pháp truyền thống.
- Hệ số biến thiên ở lớp thí nghiệm giảm dần qua từng lần kiểm tra, chứng tỏ độ tin cậy ngày
càng cao ở lớp thí nghiệm
- Độ tin cậy ở các lần kiểm tra đều cao hơn tα, chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của lớp thí
nghiệm cao hơn lớp đối chứng là đáng tin cậy.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1) Về mặt lý luận, qua phân tích về các phương pháp dạy học tích cực, phân tích về các đặc
điểm của dạy học theo dự án, có thể khẳng định dạy học theo dự án là phương pháp dạy học tích
16

cực, có nhiều ý nghĩa trong việc phát huy tính tích cực chủ động của người học; đặc biệt, người học

có nhiều cơ hội trong việc rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông
tin, kỹ năng giải quyết vấn đề.
2) Kết quả khảo sát về dạy học theo dự án ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình cho thấy: dạy học theo dự án là phương pháp được người dạy đánh giá cao nhưng tỷ
lệ sử dụng thường xuyên trong dạy học Sinh học còn thấp (19%). Nguyên nhân của tình trạng này
liên quan đến việc cập nhật phương pháp dạy học theo dự án của người dạy và một số khó khăn khi
triển khai thực hiện cũng như quá trình tập huấn phương pháp dạy học của các cơ quan quản lý.
3) Dựa trên những phân tích về cơ sở lý luận của dạy học theo dự án, những phân tích về cấu
trúc, nội dung chương trình Sinh thái học (Sinh học 12), chúng tôi nhận thấy, có 2 hình thức vận
dụng phương pháp này một cách hiệu quả trong dạy học Sinh thái học (Sinh học 12) là: vận dụng dạy
học theo dự án trong giảng dạy kiến thức mới và vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt động
ngoại khóa. Dựa dựa vào quy trình chung của dạy học theo dự án, chúng tôi đã xây dựng được quy
trình cụ thể cho từng hình thức vận dụng dạy học theo dự án trong phần Sinh thái học (Sinh học 12).
4) Kết quả quá trình thực nghiệm ở trường trung học phổ thông Đông Tiền Hải- Thái Bình
cho khẳng định hiệu quả và tính khả thi của phương pháp dạy học theo dự án khi vận dụng trong dạy
học Sinh thái học (Sinh học 12). Tuy nhiên cần phải phát hiện và khắc phục đối với một số khó khăn,
hạn chế của dạy học theo dự án có thể gặp phải khi thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất
lượng của phương pháp.

Khuyến nghị
1) Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, cần có các
chương trình triển khai hình thức dạy học theo dự án cho đông đảo đội ngũ giáo viên trong các nhà
trường, khuyến khích, tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn về dạy học theo dự án cho phù hợp với từng
môn học, từng địa phương; tăng cường các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giao lưu với các
đơn vị khác để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
2) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với các hình thức dạy học tích cực.
3) Bồi dưỡng các kiến thức về công nghệ thông tin cho cả giáo viên và học sinh để có thể tổ
chức dạy học theo dự án có hiệu quả.
4) Tăng cường đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng kết hợp đánh giá
kết quả học tập với quá trình học tập.


References.
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp
12. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông
môn Sinh học. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo
khoa lớp 12 THPT môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Cƣờng, Bern Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường
THPT. Dự án phát triển giáo dục THPT (LOAN N
O
1979- VIE).
7. Vũ Văn Dụng (2008), Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức phần máy điện chương “Dòng
điện xoay chiều” sách giáo khoa Vật lí lớp 12 nâng cao trung học phổ thông. Luận văn thạc sỹ,
Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Đặng Hòa Hiếu (2009), Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11. Luận văn thạc
sỹ, Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Võ Thị Bảo Ngọc (2004), “Tình hình vận dụng phương pháp project
trong dạy học ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí chuyên san
ngoại ngữ (4).
10. Ngô Văn Hƣng (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12
môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11. Ngô Văn Hƣng (2008), Giới thiệu giáo án Sinh học 12. Nhà xuất bản Hà Nội.
12. Nguyễn Thế Hƣng (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên THPT. Đại học giáo dục- Đại học Quốc
gia Hà nội.
13. Trần Thị Thanh Hƣơng (2010), Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong môn ngữ văn ở

trường THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà nội.
14. Trần Thu Hƣờng (2009), Thiết kế dự án trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông.
Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà nội.
15. Nguyễn Diệu Linh (2009), Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy các nội
dung kiến thức chương "các định luật bảo toàn" vật lí 10. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục-
Đại học Quốc gia Hà nội.
16. Nguyễn Dục Quang (2007), “Học để cùng chung sống – một con đường giáo dục nhân cách cho
học sinh”, Tạp chí giáo dục (155)
17. Nguyễn Thị Diệu Thảo – Nguyễn Văn Cƣờng (2004), “Dạy học theo dự án – một phương pháp
có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí giáo dục số (80 ), tr.17-18.
18. Đỗ Hƣơng Trà (2007), “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí giáo dục (157), tr. 30 -
32.
18

19. Website: tusach.thuvienkhoahoc.com
20. Website: duongtrongtan.worpress.com
21. Website: Intel.com
22. Website: vi.Scridd.com
23. Website: ioer.edu.vn
24. Website:Wikipedia.org

×