Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

SKKN Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.29 KB, 40 trang )

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHTH : Dạy học tích hợp
DHDA : Dạy học dự án
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
MT : Môi trường
CNTT: Công nghệ thông tin
GĐ : Giai đoạn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học có nhiều giáo viên đã chuyển từ
sử dụng phấn bảng truyền thống sang dùng Powerpoint và các trang web như những
phương tiện dạy học. Tuy nhiên, điều này cũng không thay đổi được bản chất của quá
trình dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm”. Một lớp học với các phương pháp dạy học
lấy giáo viên làm trung tâm thường có đặc điểm: trong quá trình dạy học giáo viên nói
nhiều hơn học sinh; giảng giải chủ yếu bằng cách thuyết trình; sách giáo khoa là tài
liệu chính; bàn ghế được sắp xếp thành các dãy đối diện với bảng và giáo viên; học
sinh không được tự do di chuyển chỗ ngồi.
Trong khi đó, dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của
người học, “được tìm hiểu và thể nghiệm”. Đặc điểm của một lớp học với dạy học lấy
học sinh làm trung tâm có đặc điểm: phần thảo luận của học sinh tương đương thậm
chí nhiều hơn giảng giải của giáo viên; các hoạt động học tập được cá nhân tiến hành
hoặc thực hiện trong các nhóm; học sinh có thể sử dụng nhiều tài liệu từ các nguồn
khác nhau như tạp chí, internet các em có thể tự lựa chọn kiến thức phù hợp với nội
dung bài học; tự quyết định hướng đi phù hợp với nội dung bài học.
Vì vậy, song song với đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy học để tích cực
hóa hoạt động của học sinh thì đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng rất cần thiết.
Việc tổ chức học sinh học tập theo dự án không chỉ giúp cho học sinh có được kiến
thức bằng quá trình tự học, tự kiểm tra, đánh giá mà còn phát triển cho học sinh các kĩ


năng xã hội như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình trước đám
đông…đảm bảo yêu cầu của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Xuất phát từ
những lý do trên và ưu điểm của dạy học dự án, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học
theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9” nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động cho HS.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng hình thức dạy học theo dự án để dạy học phần kiến thức “Sinh vật và môi
trường” sinh học 9, THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học dự án.
- Xác định quy trình tổ chức của việc dạy học theo dự án.
- Xác định các kiến thức phần “Sinh vật và môi trường” sinh học 9 để thiết kế các hoạt
động dạy học theo dự án.
- Thực nghiệm sư phạm.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức dạy học theo nhóm phần kiến thức phần “Sinh vật và môi trường” thuộc sinh
học 9 bậc THCS với mục đích hình thành tri thức mới.
1.5. Những đóng góp chính của đề tài
- Thiết kế các hoạt động để tổ chức dạy học theo dự án phần kiến thức “Sinh vật và
môi trường” sinh học 9 THCS.
- Một số bài giảng mẫu phần “Sinh vật và môi trường” sinh học 9 THCS sử dụng hình
thức dạy học theo dự án.
1.6. Lược sử nghiên cứu vấn đề
* Trên thế giới
Dạy học theo dự án đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Các nhà giáo dục từ những thế
kỷ XVIII, XIX đã có các quan niệm đầu tiên về hình thức dạy học này. Điển hình là:
3
Rouseeau, H. Pestalozzi, F. Frobel và W.Humboldt, M.Knoll, K. Frey và B.S. de
Boutemanrd, P.Petersen, C.Odenbach, D.Hansel [9].

Từ đầu thế kỷ 20, khi các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp
dự án (Project method) và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện dạy
học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống.
Ban đầu chỉ được áp dụng giảng dạy môn kỹ thuật ở các trường đại học và cao đẳng,
dần dần được sử dụng rộng rãi trong các môn học khác ở trường phổ thông và trở nên
phổ biến, nhất là ở các nước phát triển. Chính vì vậy mà cũng có rất nhiều khái niệm
khác nhau về phương pháp dạy học theo dự án.
Theo các nhà giáo dục Mỹ : Dạy học theo dự án (DHTDA) là quá trình mô phỏng và
giải quyết các vấn đề thực tế. Trong đó học sinh tự lựa chọn đề tài và thực hiện các dự
án học tập dựa trên sở thích và khả năng của bản thân.
Các dự án học tập không chỉ giúp các em học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài
phạm vi lớp học khi các em được phát huy trí thông minh để hoàn thành dự án của
mình [9].
Theo tổ chức giáo dục Oracle (Mỹ) dạy học theo dự án (project- based
leaning- hoặc học dựa trên mô hình dự án) là một phương pháp học tập mang tính xây
dựng, trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập
thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra những nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể.
Bộ Giáo dục Singapore : Dạy học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội
cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng
tạo vào thực tế cuộc sống
Quá trình học theo dự án giúp học sinh củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp
tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học
tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống [9].
4
Theo dự án Việt - Bỉ : Dạy học theo dự án là một chuỗi các hoạt động dựa trên động cơ
bên trong của học sinh nhằm khám phá và phát hiện một phần của thực tế (các chuỗi
hoạt động thực tế : Thực hiện nghiên cứu; Khám phá các ý tưởng theo sở thích; Tìm
hiểu và xây dựng kiến thức; Học liên môn; Giải quyết các vấn đề; Cộng tác với các
thành viên trong nhóm; Giao tiếp; Phát triển các kỹ năng, thái độ và sự đam mê.
Theo Intel (Mỹ) : Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực

hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành
và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những
sản phẩm hành động có thể giới thiệu được [9].
* Ở Việt Nam
Từ năm 2003, chương trình “Dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo Dục và Đào tạo kết
hợp với Intel đã triển khai phương pháp dạy học theo dự án trong cả nước. Tiếp theo
đó hàng loạt các tác giả đã có các bài viết, công trình liên quan đến dạy học theo dự án,
trong đó dạy học theo dự án được coi là một trong những phương pháp dạy học tích
cực.
Ở trường Đại học, nhiều sinh viên, học viên đã có các nghiên cứu nhất định về dạy học
theo dự án trong các khoá luận, luận văn tốt nghiệp.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong
đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích,
lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết
quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. [1]
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Phạm vi áp dụng đề tài
Dạy học theo dự án: Là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích
học sinh tìm tòi, sử dụng những kiến thức mà các em đã được học trong nhiều môn học
khác nhau, liên kết những tri thức đó để tạo ra sản phẩm của chính mình.
Với hình thức dạy học này, GV có thể áp dụng vào dạy bài nội dung mới, những bài ôn
tập cuối chương, các tiết thực hành, hoặc GV có thể đưa ra một đề tài liên quan với nội
dung bài học nhưng có tính liên hệ thực tế.
Hình thức DHTDA không phải là hình thức dạy học mới mẻ trên thế giới, nhưng đối
với Việt Nam, hình thức này mới chỉ được áp dụng trong những năm gần đây, đặc biệt
là đối với HS bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở. Chính vì thế, việc vận dụng

nó như thế nào vẫn còn là vấn đề phân vân của các GV.
Trong quá trình giảng dạy, chính bản thân tôi cũng không thể phủ nhận các phương
pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, vấn đáp ) vì nhờ những phương pháp này mà
các em có được kiến thức của các môn học. Vì thế, vận dụng linh hoạt phương pháp cũ
và phương pháp mới để phù hợp với nội dung kiến thức bài học là điều cần thiết.
2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Sinh học
ở các trường trung học cơ sở.
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, kết
quả như sau:
- Không có phương pháp dạy học nào được đánh giá là hoàn toàn tích cực hay không
tích cực; nghĩa là không có phương pháp nào là tối ưu trong dạy học.
6
- Hình thức DHTDA trong dạy học phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) ở các
trường trung học cơ sở hầu hết vẫn chưa được tiến hành, và nếu có thì vẫn chưa đúng
hình thức.
- Có những giờ học được thực hiện bằng phương pháp DHTDA nhưng ở những hình
thức khác nhau như bài tập nhóm, bài sưu tầm, bài thí nghiệm và chưa tuân theo quy
trình đầy đủ của dạy học dự án.
- Đối với HS: Các em vẫn còn rất bỡ ngỡ với hình thức học khá mới mẻ này. Tuy
nhiên, khi được giao nhiệm vụ để bắt tay vào làm dự án các em tỏ ra rất phấn khởi và
thực hiện một cách tích cực, hiệu quả. Vì thế, nếu vận dụng tốt hình thức dạy học theo
dự án vào dạy học phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) chắc chắn sẽ mang lại
hiệu quả cao.
2.3 Đặc điểm của dạy học theo dự án
Mục tiêu của dạy học theo dự án: Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung
học với cuộc sống thực; Tạo ra một sản phẩm; Thực hành nghiên cứu, Giải quyết một
vấn đề; Rèn luyện, phát triển nhiều kĩ năng: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ
năng tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ
thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
Mang tính thực tiễn: Các dự án học tập có nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, xã

hội, có ý nghĩa thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và mang nội dung tích
hợp.
Tạo hứng thú người học: người học được tham gia chọn đề tài, nội dung phù hợp với
khả năng và hứng thú cá nhân, được tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo ra các
sản phẩm, do đó thúc đẩy năng lực của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện dự án.
Tính tích hợp: Nội dung các dự án học tập có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực
hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Trong
7
quá trình thực hiện dự án, người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tính tự lực cao của người học : Trong dạy học theo dự án, người dạy chủ yếu đóng vai
trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Vì vậy HS chính là chủ thể của dự án, bản thân các em
phải tích cực, nỗ lực để hoàn thiện dự án.
Phát huy khả năng làm việc theo nhóm: Các dự án thường được thực hiện theo nhóm,
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong
nhóm. Giữa các nhóm khác nhau cũng có sự thi đua lành mạnh, nhằm làm cho mỗi
nhóm đều cố gắng hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
* Để một dự án có thể hoàn thành tốt cần:
- Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập phù hợp với nội dung bài học và liên hệ
tốt với các vấn đề của xã hội, đặc biệt là các vấn đề được nhiều người quan tâm.
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình.
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
- Dự án có liên hệ với thực tế, có ý nghĩa đối với xã hội.
- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện.
- Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ và thúc đẩy việc hoàn thành dự án.
* Sản phẩm của dự án:
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo… Thông
thường, sản phẩm học sinh phải hoàn thành gồm:
- Bài thuyết trình trên powerpoint.

- Bài thuyết trình trên word.
- Các đoạn video, hình ảnh mà học sinh tự làm dựa trên kết quả điều tra, chụp ảnh…
- Ngoài ra, các em có thể thiết kế các poster về nội dung dự án, các trang web…
8
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG - SINH HỌC 9
2.4. Tổ chức dạy học dự án phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9)
2.4.1. Quy trình dạy học dự án
Trên cơ sở quy trình chung của dạy học theo dự án, chúng tôi xây dựng tiến trình dạy
học theo dự án cho phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) như sau:
Giai đoạn 1: GV cùng HS thảo luận tình huống, giao
nhiệm vụ cơ bản mà HS cần phải hoàn thành.
HS thảo luận nhóm để lên kế hoạch thực hiện dự án bao
gồm: thời gian làm việc, xác định địa điểm thực hiện,
phân công lao động trong nhóm. GV kiểm tra tính khả thi
của kế hoạch để sự có định hướng kịp thời.
Giai đoạn 2: HS làm việc cá nhân và nhóm như kế hoạch
đã vạch ra, thiết kế sản phẩm, chuẩn bị cho buổi seminar.
GV theo dõi tiến độ thực hiện dự án và cố vấn khi được
yêu cầu.
Giai đoạn 3: HS thuyết trình sản phẩm của dự án trước
tập thể lớp, GV trong vai khách mời.
Giai đoạn 4: HS tham gia đánh giá dự án: mỗi HS tự đánh
giá mức độ làm việc, nhóm đánh giá sự hợp tác của cá
nhân. Dựa vào kết quả đó, GV đánh giá quá trình thực
hiện và kết quả dự án của từng nhóm và mỗi học sinh.
Thời gian thực hiện dự án
Stt Giai đoạn Địa điểm Thời gian
1 Tổ chức tình huống vấn đề, lập kế hoạch
Ngoài lớp 2 tuần

2 Thực hiện kế hoạch
3
Giới thiệu sản phẩm
Trên lớp 2 tiết
Đánh giá
9
GĐ 3: Giới thiệu sản
phẩm
GĐ 1: Xây dựng tình
huống vấn đề, lên kế
hoạch thực hiện
GĐ 2: Thực hiện kế
hoạch
GĐ 4: Đánh giá
2.4.2. Các nội dung tổ chức dạy học theo dự án trong phần Sinh vật và môi trường
(Sinh học 9).
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình Sinh học 9, phần Sinh
vật và môi trường và quy trình chung của dạy học theo dự án, vì thời gian có hạn nên
chúng tôi mới chỉ vận dụng hình thức DHTDA vào các hoạt động ngoại khóa (tiết thực
hành).
Vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép triển khai
được những dự án học tập có quy mô vượt không gian thời gian rộng lớn.
Trong phần Sinh vật và môi trường có 2 bài thực hành. Dựa vào đặc điểm tự nhiên và
xã hội của địa phương, chúng tôi đã tiến hành áp dụng 2 dự án là:
- “Thương lắm Quảng Bình ơi” giúp HS tìm hiểu về các nhân tố sinh thái ở địa
phương, đặc biệt là tìm hiểu về hậu quả của cơn bão số 10 vừa đi qua đã gây hậu
quả nặng nề đến đời sống người dân.
- “Chúng ta đang sống trong môi trường như thế nào” để tìm hiểu về sự ô nhiễm
các loại môi trường Đất, Nước, Không khí ở địa phương.
nhằm mục đích vừa cho học sinh thực hiện tốt bài thực hành, vừa để học sinh tiếp cận

với thực tiễn địa phương, vừa nâng cao ý thức bảo tồn gìn giữ các giá trị thiên nhiên.
2.5 Thiết kế dạy học thực hành sử dụng hình thức dạy học theo dự án - tích hợp
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Dự án 1:
Tiêu đề
bài dạy:
Bài 45 – 46; Tiết 56, 47: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của
một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Tiêu đề
dự án:
THƯƠNG LẮM QUẢNG BÌNH ƠI!
Mô tả HS đóng vai các phóng viên của chương trình VTV tìm hiểu ảnh hưởng của cơn
10
dự án:
bão số 10 đến đời sống người dân Quảng Bình!
GỢI Ý PHÂN VAI TRONG NHÓM (mỗi lớp chia làm 4 nhóm)
1. Vai là nhà biên tập:
- Tìm được các dẫn chứng về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh
vật ở môi trường quan sát.
- Tìm tư liệu của cơn bão số 10 đã ảnh hưởng đến đời sống người dân Quảng Bình.
2. Vai đạo diễn:
- Thiết kế nội dung bộ phim với 2 phần (tầm 10 phút)
+ Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến đời sống sinh vật
+ Ảnh hưởng của cơn bão số 10 đến đời sống người dân Quảng Bình
3. Vai quay phim, dựng hình:
+ Chụp các hình ảnh trong thực tế của ĐV và TV dưới tác động của các nhân tố
sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, gió bão )
+ Chọn hình ảnh, chọn nhạc phù hợp với nội dung, thời gian không quá 10 phút.
4. Vai phóng viên nhỏ:
+ Phỏng vấn người dân Đồng Hới sau khi cơn bão số 10 đi qua.

+ Viết bài dưới dạng tham luận, để trình bày nội dung trong buổi seminar.
NHIỆM VỤ CỦA NHÓM
- Tìm được các dẫn chứng về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh
vật ở môi trường quan sát.
- Hiểu thêm được các nhân tố ngoại cảnh đã tác động đến đời sống con người như
thế nào, đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 10 vừa đi qua.
- Nhận ra được: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán…trên thế giới xảy ra với
mức độ ngày càng nguy hiểm, nguyên nhân do chính các hoạt động của con người
đã tàn phá môi trường, làm cho khí hậu ngày càng biến đổi nhiều hơn.
- Cần phải làm gì để bào vệ môi trường, giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu trong thời
gian tới.
- Đánh giá được mức độ làm việc của các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng
cùng các bạn sẽ đánh giá mức độ làm việc của các bạn theo các tiêu chí:
11
Họ và tên
Mức độ hoạt động
Không tham
gia
Rất tích cực
(9-10 điểm)
Tích cực
(7-8 điểm)
Ít tích cực
(5-6 điểm)
1. Trần Văn A

GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng
nhóm, dựa vào bảng trên sẽ cho điểm từng cá nhân.
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT:
1. Nội dung:

- Trình bày dưới dạng powerpoint hoặc 1 đoạn film tầm khoảng 10 phút, nói về:
+ Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật.
+ Liên hệ đến nhân tố gió bão đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào
từ thực tế cơn bão số 10.
- Phỏng vấn người dân sau khi cơn bão đi qua.
2. Hình thức:
- Powerpoint hoặc phim trên phần mềm Movie maker/ Proshow gold
- Mỗi tổ có 1 bài tham luận
(Sản phẩm HS trong file đính kèm – Disk 2 -> Dự án 1-Thương lắm Quảng Bình
ơi! )
III. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
Sau khi thực hiện xong dự án, HS biết:
- Tìm được các dẫn chứng về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ở
môi trường quan sát.
- Hiểu thêm được các nhân tố ngoại cảnh đã tác động đến đời sống con người như thế nào,
đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 10 vừa đi qua.
- Hiểu thêm được khí hậu đang ngày càng bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống con người.
- Liên hệ các kiến thức của môn Địa lý, Vật lý để tìm hiểu tính chất của các nhân tố sinh thái
như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giải thích được nguyên nhân gây biến đổi khí hậu trong
12
những năm gần đây.
- Qua bài học này HS thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường sống.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm thông tin và chọc lọc thông tin, kĩ
năng đánh giá, nhận xét.
- HS nhận biết được tự nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, đồng thời chính con
người đã làm thay đổi tự nhiên. Từ đó, bản thân các em phải có ý thức tiết kiệm điện, nước,
tài nguyên… để góp phần bảo vệ môi trường và giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu.

3. Thái độ:
- Qua bài học này HS thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường sống
IV. BỘ CÂU HỎI GỢI Ý
Câu hỏi nội dung
1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
gió, bão…) đến đời sống động vật và thực vật như thế nào?
2. Môi trường đó có được bảo vệ tốt cho động và thực vật sinh sống
hay không?
3. Con người có chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái không?
4. Tìm những hình ảnh, các con số nói lên sự thiệt hại của người dân
sau cơn bão số 10.
Câu hỏi mở rộng
1. Đánh giá chung về tình hình thiên tai, sự biến đổi khí hậu (bão, lũ
lụt, hạn hán, sóng thần, động đất ) xảy ra như thế nào trong những
năm gần đây ở trên thế giới và địa phương?
2. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu?
3. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tự nhiên?
V. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DỰ ÁN
Các kỹ năng học sinh
cần có trước khi bắt
đầu dự án
- Tìm thông tin và chọn lọc thông tin.
- Tính tự lực, năng động, sáng tạo trong việc thực hiện tìm thông tin.
- Làm việc theo nhóm.
- Sử dụng Internet để tìm thông tin, sử dụng được Word, Power
point, 1 số phần mềm làm phim như: Movie maker, Proshow…
Kế hoạch xây dựngGV triển khai tiêu chí đánh giá khi triển khai dự án.
13
mẫu đánh giá sản
phẩm học sinh

Sản phẩm được đánh giá theo các tiêu chí:
- Nội dung (theo tiêu chí của sản phẩm cần đạt ).
- Trình bày (đẹp, hợp lí, có ý nghĩa).
- Thuyết trình (hay, rõ ràng).
Các nhóm thuyết trình và trình bày sản phẩm.
Thời gian thực hiên: trong 2 tuần.
Sau buổi seminar, HS cùng GV đánh giá, bình chọn sản phẩm theo
các tiêu chí đã triển khai.
Kế hoạch thu thập sản
phẩm, tổ chức trình
bày sản phẩm học sinh
- HS gửi bài viết, hình ảnh về địa chỉ mail/usb của GV để GV chấm
- Sản phẩm được đăng tải lên trang web của trường, lớp hoặc các
trang xã hội như Facebook, Blog, You tube để các bạn cũng tham
khảo và học hỏi.
VI. NGUỒN TÀI LIỆU:

- Sách Sinh học lớp 9, địa lí 6, 7, 8, 9.
- Internet, báo chí…
VII. GIÁO VIÊN RÚT KINH NGHIỆM
- GV cần định hướng tốt cho để HS tìm thông tin hợp lí, đúng yêu cầu.
- Cần kiểm tra thường xuyên tiến trình làm việc của các em, động viên, đôn đốc các em
hoàn thành đúng thời gian.
- Tư vấn các phần mềm, cách trình bày nội dung (phụ đề, nhạc ) cho phù hợp.
Dự án 2:
Tiêu đề
bài dạy:
Bài 56 – 57; Tiết 59, 60: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa
phương
Tiêu đề

dự án:
CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
14
Mô tả
dự án:
Học sinh đóng vai các nhân viên của sở Tài nguyên – Môi trường tìm hiểu tình
hình ô nhiễm môi trường ở thành phố Đồng Hới.
GV phân nhóm:
1 Ô nhiễm môi trường đất ( tổ 1)
2 Ô nhiễm môi trường nước ( tổ 2, tổ 3)
3 Ô nhiễm môi trường không khí (tổ 4)
2. Thực hiện dự án:
- Lựa chọn địa điểm khảo sát: chợ Đồng Hới, chợ Ga, sông Nhật Lệ, các quán
nhậu, ruộng, nhà máy bia rượu, các bãi rác, nhà xưởng (xưởng gỗ, xưởng giết mổ
gia súc, gia cầm )…
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau (sách vở, báo
chí, internet ) và phỏng vấn người dân về hiện trạng của môi trường, nguyên nhân,
hậu quả, biện pháp khắc phục.
- Xử lí thông tin và viết bài dưới dạng tham luận, để trình bày nội dung trong buổi
seminar (một bài word).
3. Đánh giá dự án
- Tổ chức cho HS tự đánh giá mức độ làm việc của các thành viên trong nhóm,
theo các tiêu chí và các nhóm đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm
(sau buổi seminar).
Họ và tên
Mức độ hoạt động
Không tham
gia
Rất tích cực
(9-10 điểm)

Tích cực
(7-8 điểm)
Ít tích cực
(5-6 điểm)
1. Trần Văn A

- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng
nhóm, dựa vào bảng trên sẽ cho điểm từng cá nhân.
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT:
1. Nội dung:
+ Bài tham luận về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (nguyên nhân gây ô
nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm, cách khắc phục, liên hệ với bản thân có thể làm
15
được gì để làm giảm và hạn chế sự ô nhiễm đó ?)
+ Thu thập các hình ảnh ô nhiễm các loại môi trường ở địa phương.
+ Phỏng vấn người dân tại các khu vực bị ô nhiễm (nhà máy bia rượu, ao hồ bị
nhiễm bẩn, chợ, các xưởng sản xuất, nhà máy )
+ Bài thuyết trình trên Powerpoint.
2. Hình thức:
- Powerpoint hoặc phim trên phần mềm Movie maker/ Proshow gold
- Mỗi tổ có 1 bài tham luận
III. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
Sau khi thực hiện xong dự án, HS biết:
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các
biện pháp khắc phục.
- Vận dụng các kiến thức về Địa lý, Hóa học , Lý học để tìm hiểu được đặc điểm của từng
loại môi trường (đất, nước, không khí ) từ đó có các biện pháp bảo vệ hợp lý.
- Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Qua bài học này HS thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường sống.

2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm thông tin và chọc lọc thông tin, kĩ
năng đánh giá, nhận xét.
- HS nhận biết được Môi trường là nơi bao bọc cuộc sống của con người, và chính con người
đã làm môi trường sống ngày càng xấu đi.
3. Thái độ:
- Nhận thức được con người chính là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, các hoạt
động của các nhà máy, khu công nghiệp làm tăng các khí nhà kính, bụi bặm… gây biến đổi
khí hậu.
- Từ đó, bản thân các em phải có những hành động thiết thực (trồng cây xanh, bỏ rác đúng
nơi quy định, hạn chế dùng bao nilon, tiết kiệm điện, nước, tài nguyên thiên nhiên…).
- Qua bài học này HS thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ trường sống.
IV. BỘ CÂU HỎI GỢI Ý
16
Câu hỏi nội
dung
1. Tìm hiểu tính chất vật lý và Hóa học của các môi trường Đất, Nước, Không
khí? Em hãy cho biết môi trường đó có vai trò gì đối với cuộc sống của con
người?
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) ở địa phương,
3. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
Các tác
nhân gây ô
nhiễm
Mức độ ô nhiễm Nguyên
nhân gây ô
nhiễm
Đề xuất biện
pháp khắc phục
Rất ô

nhiễm
Ô nhiễm
Ít ô
nhiễm
4. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường,
5. Điều tra tác động của con người tới môi trường và hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm của môi
Trường hiện tại
Xu hướng biến đổi của
môi trường trong thời gian
tới
Đề xuất các biện
pháp khắc phục,
bảo vệ
6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
(Sản phẩm của học sinh trong le đính kèm – Disk 2 > Dự án 2
– Chúng ta đang sống trong môi trường như thế nào?)
V. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DỰ ÁN
Các kỹ năng học sinh
cần có trước khi bắt
đầu dự án
- Tìm thông tin và chọn lọc thông tin.
- Làm việc theo nhóm.
- Sử dụng Internet để tìm thông tin, sử dụng được Word, Power
point, 1 số phần mềm làm phim như: Movie maker, Proshow…
Kế hoạch xây dựng
mẫu đánh giá sản
phẩm học sinh
GV triển khai tiêu chí đánh giá khi triển khai dự án.
Sản phẩm được đánh giá theo các tiêu chí:

- Nội dung (theo tiêu chí của sản phẩm cần đạt )
- Trình bày (đẹp, hợp lí )
- Thuyết trình (hay, rõ ràng ).
17
Các nhóm thuyết trình và trình bày sản phẩm.
Thời gian thực hiên: trong 2 tuần.
Sau buổi seminar, HS cùng GV đánh giá, bình chọn sản phẩm theo
các tiêu chí đã triển khai.
- Sản phẩm được đăng tải lên trang web của trường, lớp hoặc các
trang xã hội như Facebook, Blog, You tube để các bạn cũng tham
khảo và học hỏi.
2.5. Kỹ thuật đánh giá kết quả học tập theo dự án
- Cho HS tự kiểm tra, đánh giá dựa vào tiêu chí đánh giá: mỗi nhóm sẽ tự đánh
giá điểm của các thành viên dựa vào mức độ hoạt động của từng thành viên. Các thành
viên trong nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Sau đó các nhóm tự
đánh giá kết quả làm việc của nhau rồi GV mới đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của
các nhóm
- GV đánh giá kết quả thực hiện dự án dựa vào sản phẩm của mỗi nhóm và cách trình
bày của mỗi nhóm trong buổi seminar
- Sau đó GV cho điểm của nhóm, và dựa vào sự đánh giá điểm của nhóm thì sẽ cho
điểm từng em.
- Kết thúc hoạt động, GV nên dành thời gian kết luận lại vấn đề, đánh giá, rút kinh
nghiệm về hiệu quả hoạt động của từng nhóm. GV cần đóng vai trò vừa là người thầy
vừa là trọng tài, người hướng dẫn cho các nhóm trong quá trình hoạt động.
18
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động theo nhóm trong dạy học sinh học 9
THCS.
3.2. Tổ chức thực nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm
Quá trình dạy học được tiến hành trên 2 nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng. Nhóm đối chứng: Bài học được tiến hành theo bài soạn bình thường theo phân
phối chương trình ngay tại lớp học. Nhóm thực nghiệm được học theo giáo án dạy học
theo dự án
- Đối tượng thực nghiệm
19
HS lớp 9
1
, 9
4
; là 2 lớp có số lượng HS tương đương và lực học tương tự nhau.
Các đặc điểm cần thiết của học sinh:
+ Đã nắm vững kiến thức chương I, II, III của chương trình Sinh học 9.
+ Có kiến thức cơ bản về các môn học liên quan (Địa lý, Vật lý, Hóa học ).
+ Yêu thích bộ môn, có hứng thú tìm tòi, ứng dụng khá công nghệ thông tin trong việc
tìm tài liệu và sử dụng một số phần mềm như: Powerpoint và phần mềm làm film
(Movie maker, Proshow ).
- Thời gian thực nghiệm:
Từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014.
3.3 Kết quả thực nghiệm
Sau khi kết thúc dự án, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhóm thực nghiệm về hình thức
dạy học theo dự án( thu được từ phiếu trưng cầu kiến của HS).
Tổng số HS Mức độ hứng thú với môn học
70
Rất thích Thích Bình thường Không thích
22 31 15 2
Tỉ lệ % 31,4 44,3 21,4 2,9
3.4. Ý nghĩa của dự án
Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học: .

- Dạy học dự án (DHDA) có tính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết
với nhau. Một dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học
để giải quyết. Do vậy, các em cần phải biêt tổng hợp kiến thức của các môn Địa lý,
Hóa học, Vật lý thì mới có thể hoàn thành được dự án.
* Đối với HS:
- Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý
thuyết vào trong hoạt động thực hành. Từ đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về
mặt lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng: vận dụng kiến thức liên môn (Địa lý, Vật lý, Hóa học) để
giải thích mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức; rèn luyên kỹ năng hợp tác theo nhóm.
20
- Ngoài ra, các em còn được nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ cho học tập thông qua việc tự tìm tài liệu trên Internet , tự làm bài trên
Powerpoint, làm các đoạn film ngắn, có ý nghĩa trên các phần mềm làm film.
- Sau khi cho các em tự tìm hiểu về hậu quả của cơn bão số 10 và tình hình ô
nhiễm môi trường ở địa phương, cho các em đi khảo sát thực tế và có một vài buổi
ngoại khóa nhỏ thì các em đã trở nên hứng thú, sôi nổi, tích cực học tập hơn rất nhiều.
* Đối với GV:
- Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm,
trong DHDA, GV là chỉ là người hướng dẫn và tư vấn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích
cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. chứ không phải là “cầm tay
chỉ việc” cho HS của mình.
- Vì thế, giáo viên cần phải có sự nhạy bén với các vấn đề nhạy cảm của xã hội,
liên kết các vấn đề đó, hình thành nên ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung
học, tạo vai trò cho HS trong dự án, làm cho vai trò của HS gắn với nội dung cần học
(thiết kế các bài tập cho học sinh)…
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả
CNTT trong dạy học
- Qua thực tế, sau khi đã thực hiện dự án của mình, tôi đã nhận thấy HS luôn

luôn là đối tượng thích tìm hiểu và khám phá. Các em đã tham gia các đề tài mà GV đã
giao một cách rất tích cực, kết quả rất khả quan.
- Bên canh đó, người GV cần phải có những định hướng tốt để HS có thể hoàn
thành được công việc mà GV đã giao, chú ý lắng nghe những thắc mắc của các em để
giải đáp kịp thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để các em hoàn thành đúng tiến độ.
Tóm lại, GV không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành
người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em
trên con đường thực hiện dự án.
- Ý nghĩa đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Quảng Bình là một tỉnh nghèo, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai
(bão, lụt, hạn hán…). Qua hai dự án “Thương lắm Quảng Bình ơi” và “Chúng ta đang
21
sống trong môi trường như thế nào?” các em đã được tìm hiểu sâu sắc về hậu quả của
cơn bão số 10 – một cơn bão lich sử của người dân Quảng Bình và sự ô nhiễm các loại
môi trường Đất, Nước, Không khí ở địa phương – Đây đều là những vấn đề đang được
xã hội quan tâm, giải quyết.
- Giáo dục cho các em HS – những chủ nhân tương lai của đất nước ý thức bảo
vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống và tương lai của các em.
- Hướng cho HS những công việc cụ thể và đơn giản nhất để bảo vệ môi trường
và góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Giúp HS có thái độ thân thiện, gắn bó với môi trường nhiều hơn từ đó có
những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1) Qua kết quả thực nghiệm dạy học theo dự án, cho thấy: dạy học theo dự án là
phương pháp rất có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động cho HS. Tuy
nhiên, các GV vận dụng hình thức dạy học này vẫn chưa phổ biến. Nguyên nhân là do
việc cập nhật phương pháp dạy học theo dự án của người dạy và một số khó khăn khi
triển khai.
2) Kết quả thực nghiệm sư phạm về dạy học theo hình thức dự án cho thấy học sinh

học tập hứng thú, tích cực, kết quả thu nhận kiến thức tốt hơn nhiều so với phương
pháp truyền thống lâu nay áp dụng. Bước đầu rèn luyện được một số năng lực học tập
22
tích cực cho học sinh như: chủ động, sáng tạo, chia sẻ và tinh thần tập thể, kỹ năng
hoạt động nhóm
II. ĐỀ NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Việc dạy học theo dự án bước đầu đem lại hiệu quả do đó cần được mở rộng ở
trong các trường THCS.
2. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, triển
khai hình thức dạy học theo dự án cho đông đảo đội ngũ giáo viên trong các nhà
trường.
3. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần sinh vật và môi trường.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tổ chức dạy học theo dự án
phù hợp với nội dung của nhiều bài và nhiều lớp học khác. Do đó cần có hướng nghiên
cứu mở rộng thêm ở các nội dung và các cấp khác đặc biệt là cấp THCS.
4. Để tổ chức một tiết học theo dự án thành công thì công tác chuẩn bị của GV
cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó việc đầu tư các trang thiết bị phòng học đầy đủ, đặc
biệt thiết kế bàn ghế sao cho HS dễ dàng di chuyển trong quá trình học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Vũ Mai Anh, Hoàng Thanh Hồng, Ngô Văn Hưng, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung
(2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học trung học phổ thông,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
3. Lưu Đức Hải (1999), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
4. Trần Bá Hoành (1994), “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí Giáo dục,
(4), tr. 16-17.
5. Ngô Văn Hưng (2005), Dạy học Sinh học 9, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23
6. Trần Văn Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990), Sinh Thái học đại cương, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
7. Vũ Trung Tạng (2006), Bài tập sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao, Ngô Văn Hưng (2009), Tự học, tự kiểm tra
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học 9, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Websites:
9. />10. />11. />PHỤ LỤC
MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
DỰ ÁN 1: THƯƠNG LẮM QUẢNG BÌNH ƠI!
1. Bài tham luận về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vât, hậu quả
của cơn bão số 10 đến người dân Quảng Bình
NHÓM THỰC HIỆN
I. Tác đông của một số nhân tố sinh thái lên sinh vật
24
1. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với động, thực vật:
* Nhiều loại sinh vật sống chủ yếu nơi quang đãng có nhiều ánh nắng, nhưng ngược
lại có loài chỉ sống trong bong râm. Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng
râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn ( hoặc ngược lại) thì khả năng sống
của chúng sẽ bị giảm và nhiều khi không chỉ sống được. Qua đây ta có thể nói rằng
nhân tố sinh thái ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh vật.
* Thực vật:
- Cây có tính hướng sáng, ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của cây
+ Những cây mọc trong rừng thường có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần
ngọn cây, các cành ở phần dưới sớm bi rung trướ là hiện tượng tỉa cành tự nhiên
+ Cây mọc ngoài sáng thường có tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của
lá cây
- Thực vật được chia thành hai nhóm tùy thuộc và khả năng thích nghi của chúng với
các điều kiện chiếu sáng của môi trường. Đó là
+ Nhóm cây ưa sáng: là những cây sống ở nơi quang đãng, thích nghi và phù hợp

trong điều kiện chiếu sáng mạnh như cây gỗ ở rừng thưa, cây bụi ở savan, bạch đàn,
phi lao, lúa, đậu phọng
+ cây ưa bóng: là những cây sống ở nơi sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới
tán của cây khác hoặc cây làm cảnh trong nhà như lim, vạn niên thanh, lá dong, ràng
rang
- Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của thực vật như: hoạt động hô hấp,
quang hợp, khả năng thoát hơi nước
* Động vật:
- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhiều loài động vật.
- Nhiều loài động vật định hướng và di chuyển nhờ có ánh sáng.
Ví dụ:
+ Nhờ định hướng từ ánh sáng mặt trời, ong có thể bay cách xa tổ hàng chục km để
kiếm mật hoa và nhiều chim di cư có thể bay được hàng nghìn km đến nơi ấm áp để
tránh mùa đông giá lạnh
25

×