Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện đan phượng, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 27 trang )


1

Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã
hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng,
Hà Nội
Collaborating with the family and society in moral education for students in high school Dan
Phuong District, Hanoi
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 110 tr. +
Phạm Thành Công


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: : Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract:
Trình bày cơ sở lý luận của việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức cho học sinh. Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức phối hợp nhà
trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở
huyện Đan Phượng - Hà Nội. Đưa ra một số biện pháp tổ chức phối hợp của nhà trường
với gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện
Đan Phượng - Hà Nội.

Keywords: Giáo dục đạo đức; Trung học phổ thông; Quản lý giáo dục

Content
1.Lý do chọn đề tài
Vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã


hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục
- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều năm gần đây sự phát triển ồ ạt của quy mô, số lượng học sinh
THPT không tỷ lệ thuận với chất lượng văn hoá, chất lượng đạo đức. Có rất nhiều biểu hiện của sự
xuống cấp trong đạo đức học sinh THPT. Đây là vấn đề đang được ngành Giáo dục - Đào tạo và cả xã
hội quan tâm tìm cách giải quyết.
Từ lý do trên, là cán bộ quản lý trong trường trung học phổ thông tôi lựa chọn vấn đề “Tổ
chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chương
trình Cao học Quản lý giáo dục.

2

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh THPT nói chung và học sinh THPT huyện Đan Phượng nói riêng có nhiều biểu
hiện tích cực, đáng khích lệ về học tập, lao động và rèn luyện. Tuy nhiên, do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, ở một bộ phận nhỏ học sinh còn có những biểu hiện hành vi đạo đức
lệch lạc. Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và
xã hội trên cơ sở mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cũng như khắc
phục những tồn tại, yếu kém của những giải pháp kết hợp các lực lượng giáo dục hiện nay, hy
vọng chắc chắn sẽ mang lai những hiệu quả, chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng
GDĐĐ cho học sinh huyện Đan Phượng - Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDĐĐ cho học sinh
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội
nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu những vấn đề lý luận về tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong
GDĐĐ cho học sinh.
5.2. Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong
GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong
GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3. Thống kê toán học
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng : Trường THPT Đan Phượng, THPT
Hồng Thái, THPT Tân Lập gồm: Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ QLGD, cán bộ QL
xã hội.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:

3

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chương 2: Thực trạng của việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Đan Phượng - Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp tổ chức phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Đan Phượng - Hà Nội.


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ
XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
1.1 . Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà trường Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và phong kiến thực
dân cho đến nay giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn giữ nguyên vị trí vô cùng quan trọng của nó.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nền giáo dục Việt Nam với mục đích
giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, đặc biệt gắn hai mặt “đức”, “tài” khi quan điểm
lấy “đức” làm gốc như quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã được quán triệt trong sự nghiệp
đào tạo giáo dục con người công dân chân chính nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Song, làm thế nào
để nhà trường, gia đình và xã hội cùng thực hiện được mục đích đó là một vấn đề phức tạp khó
khăn luôn luôn có ý nghĩa thời sự cuốn hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Vì vậy, vấn đề phối
hợp ba lực lượng “ Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho
học sinh ” đã trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà giáo dục.
Riêng với đề tài: “Tổ chức phối hợp các lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT” vẫn còn là một mảnh đất trống vắng
những công trình nghiên cứu một cách đầy đủ dù là từng mặt của vấn đề. Do đó, khi chúng tôi lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu từ ban đầu đã thấy khó khăn là có quá ít tài liệu để tham khảo.
Song, với tư cách là một người quản lý của nhà trường THPT về lý luận cũng như thực tiễn đã
hướng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài trên để trước hết, giúp mình hoàn thành trách nhiệm được giao,
thứ nữa là rút ra được những bài học kinh nghiệm cho đồng nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn
một cách sáng tạo phù hợp.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, biểu hiện dưới dạng các nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên với xã hội, con người với con người và với chính bản thân mình.

4

Các phạm trù cơ bản của đạo đức tồn tại và phát triển trong xã hội dưới những dạng đối

lập nhau: Tốt - Xấu, Phải – Trái…
1.2.2. Giáo dục đạo đức
1.2.2.1. Giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh
hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
1.2.2.2. Giáo dục đạo đức
GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi
bên ngoài xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, hình thành niềm tin,
nhu cầu, thói quen của đối tượng giáo dục.
1.2.3. Khái niệm về quản lý
Đó là cách thức tổ chức điều khiển, tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra.
1.2.4. Khái niệm về tổ chức
Tổ chức được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
- Tổ chức là một hệ thống
- Tổ chức là một hoạt động quản lý
Trong luận văn này tổ chức được được dùng với tư cách là một hoạt động quản lý.
1.2.5. Khái niệm phối hợp
Là sự tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống
nhất,tập trung để huy động sức mạnh tổng hợp của các đối tượng nhằm đạt được mục đích .
1.2.6. Phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
Phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ học sinh là sự tác động vào các
đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung… để huy động sức
mạnh tổng hợp của nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh.
1.3. Mục tiêu giáo dục phổ thông và những định hƣớng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông
Theo luật giáo dục năm 2005 sửa đổi năm 2009: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc”.




5

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và những định hướng GDĐĐ cho học sinh THPT hiện nay
Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh.
Mục tiêu của GDĐĐ là giúp mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành
động theo lẽ phải công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội
và phồn vinh của đất nước.
Nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh THPT
Theo chuẩn mực tiêu chí mẫu con người
1.4. Lý luận về tổ chức phối hợp nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT
1.4.1. Vai trò của nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
1.4.1.1. Nhà trường
Là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo
dục, đào tạo nhân cách trẻ em theo những định hướng của xã hội.
1.4.1.2. Gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là tập hợp của những người cùng chung sống là một đơn vị
nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, thường gồm vợ
chồng, cha mẹ, con cái
1.4.1.3. Các lực lượng xã hội
Đó là các cơ quan nội chính, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể
quần chúng, các cơ quan chức năng.
1.4.2. Ý nghĩa của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ
cho học sinh
Việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội tạo nên tác động tổ hợp phát huy

được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục hình thành và
phát triển nhân cách học sinh.
1.4.3. Nhà trường tổ chức phối hợp với gia đình trong giáo dục đạo đức học sinh trung
học phổ thông
1.4.4. Nhà trường tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
trung học phổ thông
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của việc tổ chức phối hợp giũa nhà trƣờng, gia
đình và xã hội trong GDĐĐ cho hoc sinh
1.5.1. Nhận thức về vai trò của nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
1.5.2. Vai trò chủ động của nhà trường

6

Điều 45, Điều lệ trường phổ thông có ghi: “Nhà trường phải chủ động phối hợp thường
xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực
hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”
Nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các
mục tiêu giáo dục.
1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá của địa phương
1.6. Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
1.6.1. Đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
Học sinh THPT ở tuổi vị thành niên (16-18 tuổi) các em đang trong giai đoạn phát triển
mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý đang là thời kì chuyển tiếp từ trẻ con sang tuổi người lớn.
1.6.2. Đặc điểm về đạo đức học sinh THPT hiện nay
Nhìn chung đặc điểm lứa tuổi thời kì này các em giàu ước mơ, hoài bão, dồi dào về thể
lực, phong phú về tinh thần và phức tạp về tính cách, hành vi. Còn là thời kì có tính hoài nghi
khoa học, có khát vọng tìm đến cái “chân”, “thiện” ,”mĩ”.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các LLGD phải nắm vững những định hướng vì mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt là nắm vững đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh THPT,
lứa tuổi đang có những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách, nhưng cũng gây
không ít khó khăn trong công tác giáo dục.
Công tác GDĐĐ cho học sinh THPT cũng đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải chủ động phối kết
hợp với nhau trong QTGD. Trong sự phối hợp đó nhà trường đóng vai trò là vị trí trung tâm là cơ quan
chuyên trách về giáo dục phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp là điều kiện bảo đảm cho các chủ thể
giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, song đa dạng về biện
pháp tác động, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục để phát huy những mặt mạnh, đồng thời hạn
chế các mặt yếu của các chủ thể giáo dục, nhằm đạt hiệu quả giáo dục học sinh cao.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ
XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, HÀ NỘI
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Đan Phƣợng
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội

7

Huyện có nhiều làng nghề, nằm sát huyện Từ Liêm, ảnh huởng nhiều đời sống văn hoá xã
hội của thủ đô
2.1.2. Tình hình giáo dục đào tao huyện Đan Phượng những năm qua
Qua 25 năm đổi mới , giáo dục huyện Đan Phượng giữ vững thế ổn định và có bước phát
triển vững chắc.Thời gian vừa qua trong hoàn cảnh có biến động xã hội phức tạp song giáo dục
đào tạo huyện vẫn đạt được nhiều thành tựu, được sở giáo dục đào tạo đánh giá là lá cờ đầu của
Thành phố về GDĐT.
2.2. Thực trạng việc tổ chức phối hợp nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo
đức cho học sinh
2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

Nhiệm vụ khảo sát thực trạng: Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng, vai trò các lực lượng
giáo dục, những biện pháp phối hợp GDĐĐ học sinh.
Nội dung khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp GD
ĐĐ học sinh cụ thể:
Bảng 2.1. Đối tƣợng khảo sát thực trạng
STT
Đối tƣợng khảo sát
Tổng số
Nam
Nữ
1
Cha mẹ học sinh
182
150
32
2
Giáo viên THPT
163
70
93
3
Cán bộ QLGD và QLXH
141
100
41
4
Học sinh
150
90
60


2.2.2. Thực trạng về đạo đức của học sinh THPT huyện Đan Phượng
Đánh gía thông qua kết quả xếp loại đạo đức của nhà trường, hàng năm dựa vào các văn
bản của Bộ GD - ĐT, các trường THPT trong huyện đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế xếp
loại đạo đức học sinh và kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại đạo đức của các trƣờng THPT trong huyện từ năm 2009
đến năm 2012
STT
Năm học
Tên trƣờng THPT
Kết quả xếp loại đạo đức học sinh



Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém


THPT Đan Phượng
80.2
14.9
4.7
0.2

1
2009-2010
THPT Hồng Thái

79.1
15
5.6
0.3


8



THPT Tân Lập
80
11.3
8.2
0.5



THPT Đan Phượng
81.1
12.9
5.7
0.3

2
2010-2011
THPT Hồng Thái
79.8
14.1
5.7

0.4



THPT Tân Lập
78.4
12.6
6.5
0.5



THPT Đan Phượng
82.2
13.8
3.8
0.2

3
2011-2012
THPT Hồng Thái
77.5
15.5
5.6
0.4



THPT Tân Lập
76.8

16.7
5.9
0.6

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học của ba trường THPT trong ba năm học)
Một số nhận định ban đầu về đạo đức học sinh:
Nhìn tổng thể học sinh có đạo đức tốt nhiều hơn học sinh có đạo đức yếu kém về đạo đức,
những hiện tượng tích cực trong học đường vẫn là chủ yếu.
* Các biểu hiện về ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến đạo đức học sinh.
Bảng 2.3. Ảnh hƣởng của các lực lƣợng giáo dục đến GDĐĐ học sinh
( tính theo tỷ lệ % số người được khảo sát)
STT
Các lực lƣợng
Giáo dục
Không
có ảnh
hƣởng
Có ảnh
hƣởng
Ít
Ảnh
hƣởng lớn
nhất
Ảnh hƣởng
thƣờng
xuyên
1.
GV chủ nhiệm
0.94
13.20

52.83
35.84
2.
Gia đình
0.94
11.30
52.83
29.24
3.
Bạn bè thân
0
29.24
29.24
40.56
4.
GV bộ môn
0.94
29.24
27.35
34.90
5.
Tập thể lớp HS
0
23.58
31.13
33.96
6.
Hội CMHS
0
29.24

22.64
23.58
7.
Tổ chức Đoàn TNCS
5.66
41.50
9.43
27.35
8.
Huyện Đoàn
3.77
33.96
15.09
20.75
9.
Cộng đồng nơi ở
3.77
33.96
14.15
25.47
10.
Các T/c đảng cơ sở
12.26
32.07
9.43
11.32
11.
Các cơ quan VHTT
0.94
36.79

12.26
26.41

9

12.
Chính quyền các cấp
12.26
39.62
7.54
21.69
13.
Công an
9.43
35.84
3.77
13.20
14.
Hội khuyến học
17.92
38.67
6.60
8.49
15.
Hội phụ nữ
29.24
37.73
3.77
13.20
16.

Công đoàn
32.07
36.79
2.83
6.60
17.
Mặt trận tổ quốc
45.28
36.79
0
4.71
18.
Cơ sở sx quốc doanh
44.33
34.90
0
4.71
19.
Hội cựu chiến binh
43.39
31.13
0.94
5.66
20.
Hội nông dân
51.88
31.13
0
4.71
21.

Các đ.v K.tế tư nhân
43.39
30.78
0
4.71
Qua bảng2. 3 có thể rút ra nhận xét:
Nhận xét 1: Xét ở góc độ ảnh hưởng với kết quả điều tra cho thấy nhận định của người
lớn về khả năng tác động đến GDĐĐ của học sinh rất tản mạn và có ảnh hưởng không cao.
Nhận xét 2: Xét ở mức độ ảnh hưởng, điều quan tâm là ảnh hưởng thường xuyên đến đạo
đức của học sinh lại là bạn bè thân (40.56%). Sau đó mới đến giáo viên chủ nhiệm (35.84%), giáo
viên bộ môn (34,90%), tập thể lớp (33,96%) gia đình (29.24%)
Nhận xét 3: Những tổ chức có ảnh hưởng ít đến học sinh: Các đơn vị kinh tế tư nhân, hội nông
dân, hội cựu chiến binh đó là những tổ chức hiện nay ít quan tâm đến giáo dục hoặc có quan tâm
nhưng thiếu cơ chế để khẳng định vị trí, vai trò của họ.
Nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi không lành mạnh ở học sinh THPT:
Bảng 2.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hành vi không lành mạnh ở học sinh
(Tính theo tỷ lệ phần trăm so với đối tượng điều tra 304 người)
STT
Nội dung
% số
ý kiến
1.
Người lớn chưa gương mẫu
37.29
2.
Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường
36.05
3.
Chưa có giải pháp phối hợp toàn xã hội
29.79

4.
Gia đình và xã hội buông lỏng GDĐĐ
27.04
5.
Điều hành pháp luật chưa nghiêm
26.36
6.
Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ
24.95

10

7.
Xã hội còn nhiều tiêu cực
23.26
8.
Những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ em
21.89
9.
Chưa có giải pháp giáo dục phù hợp
20.54
10.
Quản lý giáo dục nhà trường chưa chặt chẽ
20.31
11.
Tác động của bùng nổ thông tin, phương tiện truyền thống
19.75
12.
Quản lý chưa đồng bộ
18.85

13.
Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm tới GDĐĐ
17.56
14.
Nội dung giáo dục chưa thiết thực
14.96
15.
Đời sống khó khăn
14.38

Kết quả điều tra ở bảng 2.4 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân, có thể chia làm 3 loại
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Loại 1:Nguyên nhân chủ quan: Biến đổi tâm sinh lý trẻ em (nguyên nhân 8)
+ Loại 2: Điều kiện và hoàn cảnh : (các nguyên nhân 1, 2, 7, 11, 14 và 15)
+ Loại 3: Nguyên nhân thuộc về quản lý xã hội và QLGD ở các góc độ khác nhau (nguyên nhân 3,
4, 5, 6, 9, 10, 12, 13). Đây là nguyên nhân rất quan trọng tác động tới hai nguyên nhân trên.
* Nhận thức vai trò của việc phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội về GDĐĐ cho học sinh
Kết quả điều tra nhận thức của nhân dân huyện Đan Phượng về vai trò của sự phối hợp
nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.5. Nhận thức của các đối tƣợng khảo sát về ý nghĩa sự phối hợp
và tổ chức phối hợp
(Điều tra đánh giá của 486 cán bộ QLGD,QLXH và CMHS)
STT
Mức độ nhận thức ý nghĩa của sự phối hợp
ý kiến đánh giá


SL
%
1

Rất cần thiết
354
84.3
2
Cần thiết
43
10,2
3
Bình thường
18
4.3
4
Không cần thiết
5
1.2


11

10.2
4.3
1.2
84.3
0
20
40
60
80
100
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của đối tƣợng khảo sát về ý nghĩa sự phối hợp và
quản lí giáo dục
Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay ở huyện Đan
Phượng và từ thực tiễn giáo dục, những chủ thể giáo dục (Cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo, cán
bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý xã hội) dễ ràng nhận ra ý nghĩa của sự tổ chức phối hợp.
Bảng 2.6. Nhận thức của đối tƣợng khảo sát về vai trò trách nhiệm của nhà trƣờng,
gia đình và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh
STT
Giáo dục cho học sinh
là công việc của
Ý kiến đánh giá
SL
%
1
Nhà trường
28
6.7
2
Gia đình
33
7.9
3
Xã hội
14
3.3
4
Cả nhà trường, gia đình và xã hội
345
82



12


6.7
7.9
3.3
82
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Nhà trường Gia đình Xã hội Cả nhà trường, gia đình và xã hội

Biểu đồ 2.2. Nhận thức về trách nhiệm của nhà trƣờng, gia đình và xã hội
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy:
Việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ nhà trường mà của toàn xã hội.
Bảng 2.7. Lý do của sự phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội
trong giáo dục đạo đức học sinh
(Điều tra phiếu hỏi đối với 486 cán bộ QLGD,QLXH và CMHS )
STT
Lý do của sự phối hợp
Ý kiến đánh
giá



SL
%
1.
Để tạo ra thống nhất mục tiêu GD một cách liên tục, toàn vẹn.
128
26,3
2.
Để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
145
29,8
3.
Để hạn chế những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách
học sinh.
107
22,0
4.
Để phát huy được tiềm năng của xã hội.
87
17,9

13

5.
Để giáo dục học sinh chưa ngoan
351
72,2
6.
Để nâng cao sự quản lý của nhà trường.

326
67,1
7.
Để phát huy ưu thế của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
97
19,9
8.
Nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng CSVC của một số tổ chức
và các nhà hảo tâm trong xã hội.
337
69,3
9.
Nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội tới giáo dục.
105
21,6
10.
Huy động được nhiều đoàn thể quan tâm tới giáo dục.
137
28,2
Kết quả điều tra này chứng tỏ những hiểu biết về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội của
các đối tượng điều tra nói riêng và của quần chúng xã hội nói chung còn rất hạn chế
2.2.3. Thực trạng cuả việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ
cho học sinh THPT ơ huyện Đan Phượng
Để nghiên cứutiến hành điều tra ở cả ba đối tượng về:
- Nội dung của sự phối hợp.
- Cách thức và biện pháp của sự phối hợp.
- Tần suất và hiệu quả của sự phối hợp.
2.2.3.1. Thực trạng giữa gia đình và nhà trường trong GDĐĐ học sinh
* Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết qủa
điều tra nhận thức của chủ thể giáo dục về nội dung của sự phối hợp giữa gia đình và nhà

trường thể hiện ở bảng 2.8
Bảng 2.8. Nội dung phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình
STT
Nội dung phối hợp
Ý kiến
đánh giá %


CMHS
GV
1
Nắm tình hình học tập của con cái ở trường
71
85,0
2
Trao đổi về ưu nhược điểm của trẻ ở nhà
21.5
32,5
3
Trao đổi về tư cách đạo đức của con ở trường
47
17,5
4
Bàn về phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường
75.5
62,5
5
Thông báo chủ trương kế hoạch công tác của nhà trường
60.5
87,5

6
Bàn về xây dựng CSVC
51
40,0

14

7
Trao đổi về các quan hệ của con ở nhà và ở trường
42
37,5
8
Nhà trường bồi dưỡng kiến thức về giáo dục cho CMHS
0
75,5
9
Xin dạy thêm, học them
63
75,0
Kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy: Mặc dù nội dung vấn đề phối hợp giáo dục đã được đề
ra nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc học tập của học sinh. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà
trường chưa đi vào chiều sâu, ảnh hưởng của nhà trường, của GVCN đối với cha mẹ học sinh còn
hạn chế, sự phối hợp trên mang tính một chiều.
Bảng 2.9 là kết quả điều tra nhận thức của các đối tượng khảo sát về các biện pháp phối hợp
giữa gia đình và nhà trường và hiệu quả của chúng mang lại.
Bảng 2.9. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình
STT
Biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng
Ý kiến đánh giá%



Hiệu quả
Ít hiệu
quả
1
Ghi sổ liên lạc
51,3
10,2
2
Họp cha mẹ học sinh định kỳ
64,5
9,9
3
Thầy cô giáo đến gia đình trao đổi
64,9
9,4
4
Nhà trường mời CMHS đến trường khi cần
61,9
14,4
5
CMHS chủ động đến gặp thầy cô giáo
47,9
12,7
6
Trao đổi qua hội CMHS
20,3
53,5
7
Trao đổi qua cán bộ quản lý xã hội

8,6
46,7
8
Trao đổi qua thư từ
6,3
56,3
9
Trao đổi qua điện thoại
15,2
41,1
10
Các hình thức khác
3,2
33,5
2.2.3.2. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc GDĐĐ học sinh
Trong điều kiện xã hội ta hiện nay việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào nhiều nội
dung khác nhau. Kết quả đánh giá của giáo viên cán bộ quản lý xã hội về nội dung của sự phối hợp giữa
nhà trường và xã hội được thể hiện ở bảng 2.10.



15

Bảng 2.10. Nội dung phối hợp giữa nhà trƣờng và xã hội
(Điều tra nhận thức của 304 giáo viên và cán bộ quản lý xã hội)
STT
Nội dung của sự phối hợp giữa nhà trƣờng và xã hội
Ý kiến đánh giá



SL
%
1
Bảo vệ trật tự an ninh của địa phương
81/304
26,7
2
Tổ chức việc học tập vui chơi,rèn luyện nhằm GDĐĐ học sinh
193/304
63,4
3
Quản lý học sinh trong cộng đồng
99/304
32,7
4
Xây dựng CSVC cho nhà trường
154/304
50,5
5
Thông báo tình hình tu dưỡng đạo đức của HS ở địa phương
cho nhà trường
90/304
29,7
6
Chưa làm được nội dung nào trong các nội dung trên
21/304
69,1
Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy: Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội còn rất bất cập,
cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc.
Để thực hiện những nội dung phối hợp giữa nhà trường và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh

cần có những biện pháp nhất định kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý xã
hội về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội ở huyện Đan Phượng được thể hiện qua
bảng 2.11
Bảng 2.11. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng và xã hội
trong GDĐĐ cho học sinh
(Điều tra nhận thức của 304 giáo viên và cán bộ quản lý xã hội)
STT
Biện pháp phối hợp
Ý kiến
đánh giá


SL
%
1
Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh:
thông qua phong trào gia đình văn hoá, nếp sống văn minh cộng đồng
241
79,2
2
Các đơn vị tổ chức trong xã hội đỡ đầu dưới hình thức: Học bổng hỗ
trợ, phần thưởng thi đua
60
19,8
3
Các tổ chức xã hội tham gia tổ chức các hoạt động GDĐĐ học sinh (tổ
chức lễ hội, tham quan, giáo dục truyền thông )
105
34,7
4

Thành lập ban chỉ đạo giáo dục các cấp xã phường để tham mưu qua
các hội nghị, xây dựng quy chế, quy định, nội quy của sự phối hợp
111
36,6
5
Các hình thức khác
3
1,0

16

Kết quả điều tra ở bảng 2.11 cho thấy:
Những biện pháp tác đông trực tiếp đến hoạt động, giao lưu của học sinh cũng như tạo
điều kiện vật chất để học sinh tham gia còn được sử dụng ở mức độ hạn chế.
2.2.3.3. Thực trạng phối hợp giữa gia đình và xã hội
Sự phối hợp giữa gia đình và các tổ chức xã hội hầu như chưa được thực hiện theo một cơ
chế chặt chẽ.
Bảng 2.12. Mức độ hiệu quả của sự phối hợp nhà trƣờng, gia đình và
xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
(Khảo sát với 486 cán bộ QLGD, QLXH và CMHS)

STT

Đánh giá mức độ hiệu quả của sự phối hợp
Ý kiến
đánh giá


SL
%

1
Hiệu quả rất thiết thực
294
60,4
2
Hiệuquả còn hạn chế
139
28,7
3
Hiệu quả còn mang tính chất hình thức
53
10,9
4
Ý kiến khác
0
0
Qua số liệu ở bảng 2.12 cho thấy:
Có 28,7% ý kiến cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế, đặc biệt 10,9% ý kiến được hỏi
cho rằng sự phối hợp còn mang tính hình thức. Kết quả này cho thấy những hạn chế, yếu kém của
sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Bảng 2.13. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia
đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
(Kết quả điều tra với 486 cán bộ QLGD, QLXH và CMHS )

STT

Nguyên nhân
Ý kiến
đánh giá



SL
%
1
Đời sống xã hội có nhiều chuyển biến
101
20,8
2
Do nhà trường chưa chủ động, chưa làm tốt công tác tham mưu
120
24,7
3
Do các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội chưa quan tâm
169
34,7

17

4
Do mọi người chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm tham gia phối hợp giáo
dục học sinh
12
2,5
5
Do gia đình còn ỷ lại vào nhà trường
36
7,4
6
Do cộng đồng còn đứng ngoài cuộc
17

3,5
7
Do chưa có cơ chế phối hợp ràng buộc
3
15,0
8
Do nội dung, biện pháp phối hợp chưa rõ ràng
19
3,9
Kết quả bảng 2.13 cho thấy 34,7 % số ý kiến được hỏi (chiếm tỷ lệ cao nhất), cho rằng nguyên
nhân dẫn đến sự hạn chế là do: “Các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội chưa quan tâm”.
2.2.4. Đánh giá thực trạng
2.2.4.1. Ưu điểm
Trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Nội, các chủ thể giáo dục đã tích cực chủ động tổ
chức phối hợp với nhau trong việc giáo dục học sinh.
2.2.4.2. Hạn chế
Nhận thức về mục tiêu giáo dục, nội dung GDĐĐ và các biện pháp GDĐĐ chưa được các
cha mẹ hiểu rõ và quan tâm.
2.2.4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là do các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội
chưa quan tâm đúng mức trong việc phối hợp với nhà trường, do nhà trường chưa làm tốt các
chức năng tham mưu và do những chuyển biến của đời sống xã hội trên địa bàn huyện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Công tác giáo dục và việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo
dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đã được tiến
hành trong những năm qua và đạt được những kết quả nhất định.Các chủ thể giáo dục đã tích cực
chủ động tổ chức phối hợp với nhau trong việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên, kết quả của công tác
này vẫn còn những hạn chế yếu kém.Bên cạnh đó do đặc điểm tình hình huyện Đan Phượng
những năm gần đây trong cơ chế mới, tệ nạn xã hội nảy sinh nhiều, tình hình đạo đức học sinh có

nhiều diễn biến phức tạp hơn. Nhận thức về mục tiêu giáo dục, nội dung GDĐĐ và các biện pháp
GDĐĐ chưa được các cha mẹ hiểu rõ và quan tâm. Hình thức GDĐĐ còn nghèo nàn, phương
pháp hành chính đơn thuần, do đó dẫn đến nhận thức của học sinh về chuẩn mực đạo đức chưa
được xác định, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong xã hội.
Để khắc phục những yếu kém đã phân tích ở trên không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến về
nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục mà cần có sự đổi mới căn bản công

18

tác tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Đây
chính là những nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG - HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục đạo đức
Để thực hiện thống nhất nhận thức, thực hiện mục tiêu, những biện pháp phải đa dạng hoá,
xuất phát từ đặc điểm của các cơ quan và gia đình.
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của học sinh THPT
Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác về tình hình thực tiễn.
3.1.3. Đảm bảo huy động đồng bộ nhà trường với gia đình và toàn xã hội trong giáo dục đạo
đức cho học sinh
Phải tìm kiếm giải pháp thống nhất nhà trường với gia đình và xã hội chính là tạo ra sức
mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội.
3.2. Một số biện pháp tổ chức phối hơp nhà trƣờng gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học
sinh THPT
3.2.1. Kế hoạch hóa việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội thực hiện mục
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được một kế hoạch cùng thống nhất, cụ thể có tính khả thi cao về việc tổ chức
phối hợp các lực lượng giáo dục ở ba môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Theo mục tiêu, nhiệm vụ và mục đích phấn đấu của đầu năm học, cùng với việc xây dựng
kế hoạch tổng thể lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, nhà trường cần thực hiện nhiệm
vụ năm học, từng kỳ, từng đợt phát động phong trào về học tập và công tác giáo dục cho học sinh.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện.
Cả ba lực lượng giáo dục đều phải có ý thức thống nhất được tầm quan trọng của việc phối
hợp giáo dục.
3.2.2. Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh
THPT
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

19

Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội với vấn đề GDĐĐ cho học sinh
THPT nhằm đạt mục tiêu của giáo dục được coi như là một nguyên lý giáo dục
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Gia đình, nhà trường và xã hội thống nhất trước tiên là mục tiêu giáo dục đạo đức cho học
sinh theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Gia đình, nhà trường và xã hội còn
cần phải thống nhất về nội dung GDĐĐ cho học sinh ở nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội.
3.2.2.3.Điều kiện thực hiện
- Tổ chức các hội nghị liên tịch, hội nghị chuyên đề để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo,
việc GDĐĐ cho học sinh. Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trình bày kế hoạch tổng thể về
mục tiêu của cấp học các khối lớp.
3.2.3. Nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ nội dung của việc tổ chức phối hơp nhà
trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh THPT
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Các nhà sư phạm cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng ưu thế đặc biệt

của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục đích giáo dục của
nhà trường XHCN, mục tiêu GDĐĐ ở trường THPT.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Gia đình cần chủ động liên kết với nhà trường, với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội
dung giáo dục, học tập của con em.
- Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cho con em và quá trình hoạt động giáo dục
của học sinh ở nhà trường lớp học.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Các lực lượng giáo dục cần có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường
trong giáo dục đạo đức học sinh.
3.2.4. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học
sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội nêu trên cần xây dựng một cơ chế tổ chức phối hợp.
3.2.4.2. Nội dung và điều kiện thực hiện biện pháp
- Phối hợp với gia đình thông qua tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh.
- Nhà trường và xã hội phối hơp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong cộng
đồng dân cư

20


Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức cơ chế các lực lƣợng tham gia giáo dục
3.2.5. Tổ chức đánh giá việc phối hợp nhà trường gia đình và xã hội để GDĐĐ cho học sinh
THPT
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia
đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một biện pháp vô cùng quan trọng,

mặt khác các biện pháp này còn vô cùng cần thiết ở chỗ kiểm tra đánh giá chính xác chân thực có
tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp quản lý có hiệu qủa.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học
- Đánh giá kiểm tra là một việc làm vô cùng cần thiết.



HỘI ĐỒNG
GD CẤP
HUYỆN


THƯỜNG TRỰC
HĐSP TRƯỜNG
HỘI ĐỒNG
GD TRƯỜNG
HỘI CHA MẸ
HỌC SINH

HỘI ĐỒNG
GD CẤP XÃ
GV
PT

GV
chủ
nhiệm
PH

PT
Lớp
CB
Đoàn
Lớp
CB
Đoàn

PH
PT

Gia
Đình
HS
Ngành
Đoàn
Thể
TTCB
Xóm
Trườg
GV
Bộ
môn
HỌC SINH Ở
NHÀ TRƯỜNG
HỌC SINH
Ở GIA ĐÌNH

huyệnhuyệnhuy
ện

HỌC SINH
Ở ĐỊA PHƯƠNG
PHƯƠNGệnhuyệ
nhuyện

21

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp: “Nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ
nội dung của việc tổ chức phối hơp nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
THPT” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác.
Biện pháp: “Kế hoạch hóa hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung hoạt động giáo dục” là biện pháp chủ đạo, nó bao quát và chi phối các biện pháp then chốt
khác. Vì trên cơ sở có kế hoạch tốt và có sự nhất trí cao mới tạo ra sự thành công trong quá trình
chỉ đạo thực hiện.
Các biện pháp: “Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo
dục đạo đức cho học sinh”, “Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội
nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Đan Phượng, Hà Nội, “Tổ chức đánh giá việc
phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT” là những biện pháp
then chốt, chủ lực để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của hoạt động giáo dục học sinh.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp
Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp chúng tôi đã tập hợp ý kiến của
các đối tượng sau:
Bảng 3.1. Đối tƣợng khảo nghiệm
STT
Đối tƣợng khảo nghiệm
Tổng số
Nam
Nữ
Ghi chú

1
Cán bộ quản lý giáo dục
15
7
8

2
Giáo viên
80
40
40

3
Cán bộ quản lý địa phương
25
15
10

4
Phụ huynh học sinh
70
50
20

5
Học sinh
80
40
40



Tổng cộng
270
152
118

Đối tượng khảo nghiệm đều là những người liên quan trưc tiếp đến sự phối hợp giáo dục
giữa nhà trường với gia đình và xã hội - Đều là chủ thể và khách thể trong hoạt động quản lý giáo
dục đạo đức trong nhà trường THPT





22

Bảng 3.2. Đánh giá kết quả khảo nghiệm các biện pháp với 270 đối tƣợng
Các biện pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
Ghi
chú

Rất cần
thiết
%
Cần thiết
%
Không Cần
thiết

%
Rất
Khả
.thi
%
Khả
thi
%
Không Khả
thi
%


Biện pháp 1
88
34%
167
62%
15
4%
80
39%
170
63,6%
20
7.4%


Biện pháp 2
90

33%
155
57%
25
10%
70
37%
165
59%
35
14%


Biện pháp 3
70
26%
170
63%
30
11%
75
24%
175
65%
30
11%


Biện pháp 4
80

30%
155
61%
35
9%
80
36%
140
45%
50
19%


Biện pháp 5
82
38.1%
155
62%
33
8.9%
85
34%
144
41%
41
15%


TB cộng
410

30,3%
605
55.5%
138
10,2%
390
29%
595
58%
176
13%












0
10
20
30
40
50
60

70
BiÖn
ph¸p 1
BiÖn
ph¸p 2
BiÖn
ph¸p 3
BiÖn
ph¸p 4
TB céng
BiÓu ®å thö nghiÖn tÝnh cÇn thiÕt vµ kh¶ thi
cña 5 biÖn ph¸p
RÊt cÇn thiÕt
CÇn thiÕt
Kh«ng cÇn thiÕt
RÊt kh¶ thi
Kh¶ thi
Kh«ng kh¶ thi

23

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thử nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp
Từ kết quả khảo nghiệm trên, ta thấy tất cả 5 biện pháp đều nhận được sự đồng thuận cao.














Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mức độ cần thiết và khả thi


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, vì vậy các cấp ủy và tổ chức
Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các gia đình và cá
nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ kết hợp với nhà trường để GDĐĐ cho học sinh. Từ những kết
quả kiểm chứng trên, tác giả có thể kết luận: Các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo
dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng mà tác giả đề xuất
hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận
các đối tượng tham gia vào hoạt động tổ chức phối hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Các
biện pháp trên được đa số các đối tượng khảo nghiệm tán thành với sự cần thiết và mức độ khả thi
cao.


Biện pháp 5
0
20
40
60
80
100
BiÖn ph¸p 1
BiÖn ph¸p 2

BiÖn ph¸p 3
BiÖn ph¸p 4
TB céng
TÝnh cÇn thiÕt
TÝnh kh¶ thi
Biện pháp 5

24

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
THPT để tạo ra sự sống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp giáo dục song đa
dạng về biện pháp tác động và hình thức tổ chức nhằm phát huy những mặt mạnh hạn chế những
mặt yếu của từng lực lượng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
1.2. Kết quả khảo sát giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý xã hội ở huyện Đan Phượng và
các trường THPT trong Thành phố Hà Nội cho thấy hiệu quả của việc tổ chức phối hợp giữa nhà
trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
1.3 .Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực trạng tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình
và xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh ở huyện Đan Phượng đề tài đưa ra 5 biện pháp chính.
Việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác
nhau thông qua các con đường khác nhau. Nhà trường chủ động phổ biến những tri thức khoa học
giáo dục cho cha mẹ học sinh, cho cán bộ nhân dân ở địa phương hướng vào việc phối hợp kế
hoạch chăm sóc, giáo dục đạo đức cho các em sống tại cộng đồng, cùng nhau tìm hiểu nguyên
nhân, tìm giải pháp và biện pháp nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức học sinh.
1.4. Đề tài nghiên cứu có tính khả thi: Các biện pháp có thể được sử dụng vào thực tiễn nhằm phối
hợp các lực lượng giáo dục một cách phổ biến bởi chúng chủ yếu huy động nội lực chủ quan của
các cán bộ quản lý, huy động tiềm năng của các phương pháp quản lý, phương tiện quản lý
Hơn nữa với chất lượng của cán bộ quản lý không ngừng được nâng cao, mỗi cấp quản lý
giáo dục đều có thể vận dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn của trường

trong huyện, thành phố
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Phải nâng tầm quan trọng của việc đánh giá đạo đức là một vị trí mới thậm chí trở thành
một môn thi quan trọng như các môn Văn, Lịch sử, Địa lý… Đầu tư trang thiết bị, kinh phí cho
hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức.
2.2. Đối với sở giáo dục và đào tạo
- Phải có quy chế thật cụ thể lượng hoá việc đánh giá xếp loại đạo đức học sinh sao cho
khoa học, chính xác. Mặt khác phải có kế hoạch đào tạo giáo viên chuyên dạy đạo đức học, giáo
dục công dân đủ năng lực và phẩm chất trong hệ thống giáo dục phổ thông.
2.3. Đối với nhà trường
- Chủ động xây dựng nội dung chương trình, phương pháp và phương tiện để thực hiện
giáo dục toàn diện cho học sinh.


25

2.4. Đối với gia đình
Các bậc phụ huynh cần nhận thức đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm của mình đối với con cái.
2.5. Đối với địa phương
Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong các cấp
lãnh đạo, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương.

References
1. Đặng Quốc Bảo (2007). Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2008). Tập bài giảng quản lý Nhà nước và vai trò xã hội trong quản lý giáo
dục.
3. Bộ Giáo dục (1990). Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo phổ thông trung học. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục (1998). Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nxb, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục (2011). Điều lệ nhà trường phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục (2011). Thông tư 58/TT - Hướng dẫn, đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Chính (2008). Tập bài giảng quản lý chất lượng trong GD.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Lý luận đại cương về quản lý.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001). Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện
đại.
10. Phạm Khắc Chƣơng (1994). Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Vũ Cao Đàm (1997). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb KHKT, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997). Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCHTW Đảng khoá VIII.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện hội nghị lần thứ 5- BCH TW Đảng khoá VIII.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Phạm Văn Đồng (1999). Giáo dục quốc sách hàng đầu tương lai của dân tộc. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
15. Lê Văn Giang (2001). Những vấn đề lý luận của Khoa học giáo dục. Nxb Quốc gia, Hà Nội.
16. Giáo trình Khoa học quản lý (2002). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1997). Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Giáo dục quốc gia, Hà
Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1986). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

×