Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận cao học môn lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông với vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.86 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG ĐƯƠNG ĐẠI
Đề tài:
Báo chí – truyền thơng với vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng
(Khảo sát chiến dịch “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” 2015)


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Vai trị của báo chí trong cơng tác tuyên truyền giáo dục, bảo vệ sức khỏe
nhân dân được thể hiện trên 3 trụ cột: Tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ,
chăm sóc sức khoẻ tới người dân; Tuyên truyền các thành tựu của ngành y tế,
gương người tốt việc tốt; Phản ánh tiêu cực của ngành với tinh thần xây dựng để
giúp ngành y tế phấn đấu vươn lên.
Trong những năm qua, báo chí đã luôn đồng hành cùng ngành y tế trong việc
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức người dân trên địa bàn.
Hiện nay, trước thực tế thế giới xuất hiện nhiều dịch bệnh mới càng đòi hỏi ngành
y tế và báo chí phối hợp chặt chẽ hơn để là tốt công tác vận động, tuyên truyền để
Nhân dân hiểu và tăng cường phòng, chống dịch bệnh.
Tiêu biểu, mới đây xuất hiện dịch Ebola, Mers-CoV, sự vào cuộc tích cực của báo
chí, truyền thơng đã giúp những thơng tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp


phòng tránh bệnh đã đến được với từng người dân. Nhờ đó, tính đến này, mặc dù
dịch Mers-CoV đã bùng phát ở một số nước lân cận nhưng Việt Nam vẫn chưa ghi
nhận ca mắc nào.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội; là nhân tố cơ
bản giữ vai trò nền tảng để phát huy nhân tố con người, thúc đẩy xã hội phát triển;
đồng thời cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà một xã hội phát


triển cần hướng tới. Chính vì vậy, vai trị của báo chí trong cơng tác tuyên truyền
giáo dục, bảo vệ sức khỏe nhân dân phải được thể hiện trên 3 trụ cột gồm: Tuyên
truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ tới người dân; Tuyên
truyền các thành tựu của ngành y tế, gương người tốt việc tốt; Phản ánh tiêu cực
của ngành với tinh thần xây dựng để giúp ngành y tế phấn đấu vươn lên.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA BÁO CHÍ- TRUYỀN
THƠNG VỚI VẤN ĐỀ CHĂM SĨC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
1.1.

Định nghĩa về chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sức khỏe: Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World
Health Organization):
"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội,
chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế"
- Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là như thế nào ?
Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… tất cả các hoạt động sống trên
đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là như thế nào ?
Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong
cuộc sống.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là như thế nào ?


Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo.
- Khơng có bệnh tật hay tàn phế là như thế nào ?
Là khơng có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an
toàn về mặt xã hội.
Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt.

Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ.
Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động
và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh.
Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng
góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo
dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải
mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ
mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là Sức lực, sự Nhanh nhẹn,
sự Dẻo dai, khả năng Chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng Chịu đựng các
điều kiện khắc nghiệt của Môi trường.
- Sức khỏe Tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt Giao tiếp xã hội, Tình
cảm và Tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở Cảm giác dễ chịu, Cảm xúc
vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống
tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và
lối sống không lành mạnh.
Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo
đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh
thần giữa lý trí và tình cảm.
- Sức khoẻ Xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ
chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, Nhà trường, Bạn bè, Xóm làng,
Nơi cơng cộng, Cơ quan... Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã


hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có
sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân
với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa
Cá nhân, Gia đình và Xã hội.
1.2.


Cộng đồng

Cộng đồng là tập hợp những người cùng chia sẻ một số điểm chung (common:
chung; community: cộng đồng) đặc biệt là các giá trị, chuẩn mực, cung cách ứng
xử chứ không phải đơn thuần là những người cùng sống trong một khu vực nhất
định. “Cộng đồng là con người chứ không phải đất đai”.
1.3.

Sức khỏe cộng đồng

Sức khỏe cộng đồng hay sức khỏe của xã hội là sức khỏe chung. Hiểu toàn diện
một hệ thống tổ chức giữa những con người quan hệ và tác động lẫn nhau trong
một môi trường hữu sinh và vô sinh với một môi trường xã hội. Sức khỏe của một
cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi người dân trong cộng đồng hiểu biết về
cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc phòng ngừa và kiểm sốt
bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của chính
họ, cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
1.4.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Là các dịch vụ chẩn đoán, điều trị và y tế dự phòng được cung cấp cho các

cá nhân trong cộng đồng.
1.5.

Những vấn đề lý luận của báo chí truyền thơng về chăm sóc sức khỏe
cộng đồng.
Ngồi những vấn đề bất cập cần giải quyết, báo chí cũng đã đăng tải những


gương người tốt việc tốt, những gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế, động
viên khích lệ tinh thần hơn 400.000 công chức, viên chức ngành y tế trên khắp các


vùng miền, từ cơ sở cho đến trung ương tiếp tục cố gắng, phấn đấu cho sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Con người là động lực và là mục tiêu của sự phát triển. Sức khỏe là vốn quý
nhất của mỗi con người và toàn xã hội; là nhân tố cơ bản giữ vai trò nền tảng để
phát huy nhân tố con người, thúc đẩy xã hội phát triển; đồng thời cũng là một trong
những mục tiêu quan trọng nhất mà một xã hội phát triển cần hướng tới. Do vậy,
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm.
Trong 70 năm phát triển của Ngành Y tế, 60 năm Ngành Y tế làm theo lời
Bác dạy, đặc biệt là trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi
xướng, Ngành Y tế không ngừng nỗ lực đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh để phục vụ nhân dân. Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá
bệnh viện làm cho chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn; an ninh bệnh
viện được đảm bảo hơn; đào tạo đội ngũ y tế theo năng lực, theo chuẩn đầu ra... từ
đó nâng cao chất lượng hệ thống y tế... Nhờ vậy, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ.
Hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở không ngừng được củng cố và phát triển.
Chúng ta đã đạt được nhiều chỉ số về y tế cao hơn so với các nước có cùng thu
nhập. Nhiều kỹ thuật của chúng ta đã vươn ra tầm khu vực, có những kỹ thuật đã
vươn ra tầm thế giới như: kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, điều trị ung thư bằng
công nghệ hạt, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, sử dụng robot mổ nội soi… Đặc
biệt phải kể tới, đó là: kỹ thuật mổ tim hở, kỹ thuật nội soi phẫu thuật bệnh lý
tuyến giáp được chuyên gia của nhiều nước trong khu vực và thế giới đánh giá cao
và đã đến Việt Nam nghiên cứu học tập, phát triển kỹ thuật này. Các chỉ tiêu về
chăm sóc sức khỏe do Quốc hội giao, các mục tiêu thiên niên kỷ chúng ta đều đã
thực hiện tốt, đạt và vượt mức dự kiến. Những thành tựu này là những minh chứng



cho sự nỗ lực hết mình của tồn Ngành y tế, tồn hệ thống chính trị và tồn xã hội
cho cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong những năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Ngành Y tế còn những hạn chế,
yếu kém và đứng trước nhiều thách thức cần được kịp thời khắc phục và vượt qua
trong thời gian tới. Cùng với chặng đường phát triển của Ngành y tế, báo chí cách
mạng Việt Nam đã thể hiện vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều báo, đài có các chuyên mục,
chuyên trang về y học thường thức để người dân có những kiến thức nhất định cho
việc phòng, chống bệnh tật, tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và của cộng
đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống chung tay cùng Ngành y tế làm tốt công tác
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thơng qua việc đưa các tin, bài về thành tựu của ngành y tế, về người tốt
việc tốt, các tấm gương sáng về đức hy sinh thầm lặng chữa bệnh cứu người của
đội ngũ y bác sĩ, báo chí đã thổi lên ngọn lửa hăng say, nhiệt huyết, động viên,
khích lệ tinh thần hơn 400.000 công chức, viên chức ngành y tế trên khắp cả nước
khơng quản ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Báo chí đồng thời cũng đã nêu lên những hạn chế, thiếu sót, thậm chí là yếu
kém, tiêu cực cịn tồn tại cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân để tồn Ngành y tế
tự nhìn nhận, đánh giá và tìm những giải pháp khắc phục, đấu tranh đẩy lùi tiêu
cực, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân; để những người thầy thuốc “sâu về y lý, giỏi về y thuật, chắc về y đạo, sáng
về y đức” mãi xứng đáng được xã hội tôn vinh là “từ mẫu”.
Bên cạnh những bài viết phản ánh kịp thời, khách quan, trung thực góp phần
tích cực trong tun truyền về cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong thời
gian qua vẫn cịn khơng ít những trang tin, bài báo đưa tin giật gân, câu khách;
phản ánh thái quá hoặc suy diễn; lấy cái đơn nhất, cụ thể để đánh giá, kết luận về
cái tổng thể… đã làm dư luận hoang mang, thiếu tin tưởng ở đội ngũ những người



thầy thuốc, gây tâm lý bất ổn thậm chí thất vọng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y
tế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám, chữa, chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Trước thực tế đó, hội thảo này được tổ chức với mong muốn phát huy hơn nữa vai
trị to lớn của báo chí trong tun truyền, truyền thơng về chăm sóc sức khỏe nhân
dân, nhằm cung cấp tới báo chí các thơng tin chính xác, cập nhật về những vấn đề
y tế đang được quan tâm; đồng thời thảo luận tìm giải pháp để cơng tác tun
truyền, truyền thông trong lĩnh vực này đạt hiệu quả, kịp thời, chính xác, khách
quan, trở thành người bạn đồng hành với Ngành y tế trong sự nghiệp chăm sóc sóc
khỏe nhân dân.
Thứ nhất, những thành tựu, hạn chế và thách thức của cơng tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân sau 30 năm Đổi mới. Thứ hai, một số vấn đề y tế nổi bật cần quan
tâm hiện nay: Chăm sóc sức khỏe ban đầu, bảo hiểm y tế toàn dân hướng tới chăm
sóc sức khỏe tồn dân, cơng tác chăm sóc sức khỏe đối với người nghèo, vùng núi,
vùng dân tộc thiểu số... Thứ ba, báo chí cần gì ở ngành chủ quản? Những thơng tin
báo chí cần cung cấp? Những thơng tin tại Hội thảo các nhà báo cịn băn khoăn?
Thứ tư, ngành y tế làm gì và như thế nào để báo chí vào cuộc được đúng, kịp thời,
khách quan, trung thực... Thứ năm, báo chí làm gì cho ngành y tế, làm như thế nào
để vừa phát huy được vai trị, sứ mạng của mình, vừa đồng hành, chung tay với
ngành y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân?
Theo Th.S Đỗ Võ Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thơng Giáo
dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế), vai trò của báo chí đối với vấn đề thơng tin
giáo dục sức khỏe là vấn đề không thể phủ nhận trong thời gian qua. Vấn đề cần
đặt ra trong thời gian tới là phải nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về truyền thông
để thực hiện công việc này được tốt hơn. Các nhà chuyên môn y tế cần phải nhận
thức rằng truyền thơng GDSK thơng qua các cơ quan báo chí là sự đầu tư cần thiết.
Báo chí là một trong những kênh truyền tải, phổ biến thông tin về sức khỏe nói
riêng và những vấn đề về y tế nói chung. Đối với các tờ báo, vấn đề y tế luôn được



chú trọng đăng tải như: tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế; Chiến lược phát triển ngành y, dược, các văn
bản, Đề án do Chính phủ phê duyệt; các thơng tin khoa học y học của các chun
gia có ý nghĩa đối với công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; hay những văn bản,
chỉ đạo của ngành y tế nhằm truyền tải những thông tin y tế một cách nhanh nhất,
chính xác nhất đến với nhân dân. Qua báo chí, bạn đọc thu lượm được nhiều thơng
tin, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành y tế.
Báo chí cũng ln cập nhật, đăng tải những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực y tế trong nước cũng như thế giới. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy những
thơng tin y học bổ ích như: ca ghép gan cho trẻ em, nong mạch vành bằng y học
can thiệp, điều trị lao bằng phương pháp DOTS… Tại Việt Nam và điều chế thuốc
cho bệnh nhân HIV/AIDS… trên thế giới. Những thông tin này giúp độc giả rất
nhiều trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đối với những vấn đề gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người
dân như vấn đề tăng giá thuốc, có thể nói báo chí cũng là những yếu tố chính làm
bình ổn giá thuốc trên thị trường. Các bài báo, các tác phẩm truyền hình, phát
thanh đã đưa thơng tin, phân tích ngun nhân, đề ra giải pháp cho việc bình ổn giá
thuốc. Báo chí đã phát huy vai trị tạo dư luận xã hội, hướng dẫn, định hướng dư
luận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ công bằng và văn minh.
Ngoài những vấn đề bất cập cần giải quyết, báo chí cũng đã đăng tải những gương
người tốt việc tốt, những gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế, động viên
khích lệ tinh thần hơn 400.000 công chức, viên chức ngành y tế trên khắp các vùng
miền, từ cơ sở cho đến trung ương tiếp tục cố gắng, phấn đấu cho sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nâng cao ý thức dự phòng... cũng là một trong
những trọng tâm của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này cũng được
báo chí đặc biệt quan tâm và đăng tải liên tục, kịp thời các dịch bệnh mới nổi, cách
phòng và tránh, nguyên nhân… Nhờ tác động báo chí, đạo đức cán bộ y tế cũng đã


được nâng lên vì báo chí vừa nêu gương người tốt trong thực hiện y đức vừa phê

phán những cá nhân thiếu y đức, góp phần giáo dục y đức cho cán bộ y tế.
Những thách thức về sức khỏe của thế kỷ XXI là vô cùng to lớn. Việc đối
mặt với những thách thức này địi hỏi phải có sự quyết tâm về chính trị, sự hiểu
biết về chuyên môn, kiến thức y tế của các nhà báo theo dõi lĩnh vực y tế là rất
quan trọng. Để thông tin về giáo dục sức khỏe có được hiệu quả tốt hơn đến với
bạn đọc, các nhà báo cần tập trung tun truyền nhiều hơn nữa các chương trình,
chính sách của ngành y tế có tác động lớn đến cơng chúng nhằm thay đổi hành vi
và có thái độ tích cực đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ như tuyên
truyền phòng chống tác hại thuốc lá, vệ sinh mơi trường... Ngồi ra, kiến
thứcchun mơn về y tế cũng cần được bồi dưỡng cho những người làm về mảng
thơng tin giáo dục sức khỏe bởi chính họ, các nhà báo là người đem lại quyền, lợi
ích chính đáng cho người dân; góp phần nâng cao kiến thức về sức khỏe để tránh
những bệnh tật, dịch bệnh thường hay xảy ra gây mối nguy hiểm, đe dọa đến mạng
sống của con người…
Hiện nay, sự minh bạch, tính chính xác, khoa học trong thông tin cũng cần
được thực tế bởi người thực, việc thực và thơng tin hữu ích hơn với các hành vi
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, nhà báo cần nắm rõ
những vấn đề xã hội, những vấn đề y tế đang nổi cộm để chia sẻ với Ngành Y tế,
tuyên truyền cho Ngành một cách đúng, chính xác và kịp thời, chứ không chỉ đi
sâu vào phản ánh các hiện tượng tiêu cực của Ngành.


CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA BÁO CHÍ - TRUYỀN
THƠNG VỚI VẤN ĐỀ CHĂM SĨC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Khảo sát chiến dịch “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” 2015
2.1. Phát động chiến dịch “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” 2015
Sáng 2/11, tại Hà Nội, khoảng 2.000 người đã tham gia Lễ phát động và ra quân
Chiến dịch “Khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm
2014.” Hoạt động do Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Tổng cục
Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức từ

ngày 1/9/2014 đến 15/2/2015. Theo đó, sẽ có ít nhất 1 triệu lượt người nghèo trên
phạm vi toàn quốc được khám, chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí.
Tại lễ phát động, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận, hoan nghênh sáng kiến tổ chức chiến dịch mang


nhiều ý nghĩa nhân văn và thiết thực của các đơn vị tổ chức.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đây là chiến dịch của lòng nhân ái,
thấm đẫm các giá trị nhân đạo và có tính nhân văn sâu sắc. Qua chiến dịch sẽ có
thêm nhiều người được quan tâm, chăm sóc sức khỏe; nhiều đơn vị máu được hiến
tặng; nhiều kiến thức, kỹ năng được trang bị để người dân tự bảo vệ sức khỏe của
minh; nhiều thẻ bảo hiểm y tế và các hỗ trợ nhân đạo khác được trao tận tay những
người khó khăn nhất tại các địa bàn xa xơi, hẻo lánh, qua đó góp phần xóa đói,
giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc phịng khu vực biên giới, hải đảo và xây dựng
nông thôn mới.
Chủ tịch cho rằng chiến dịch là sự khởi đầu cho một chương trình lớn, một
phong trào mới để tồn dân tham gia trong những năm sau. Chủ tịch Nguyễn Thiện
Nhân đề nghị bốn cơ quan phối hợp xây dựng, triển khai chương trình bảo hiểm y
tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, tiêm chủng mở rộng và chống suy dinh dưỡng
cho người nghèo và trẻ em ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Chiến dịch khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm
2014 nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với hoạt động khám, chữa
bệnh nhân đạo, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng nghèo, khó
khăn, gia đình chính sách xã hội. Chiến dịch ưu tiên các huyện nghèo, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động khám, chữa
bệnh nhân đạo và tạo thành phong trào thường xuyên tại cộng đồng.
Với chủ đề “Chung sức hành động vì sức khỏe cộng đồng,” chiến dịch tập
trung vào các hoạt động: Tổ chức các đợt khám, chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc
miễn phí lưu động tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tư vấn sức
khỏe, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng bệnh, phịng, chống tai nạn thương tích,

vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...; tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cấp
cứu, ứng phó thảm họa, thiên tai; tham gia trợ giúp, chăm sóc, cứu nạn, cứu hộ


trong tình huống khẩn cấp.
Trong chiến dịch này, Ban tổ chức cịn trao q, trao nhà tình nghĩa, tặng bị,
tặng thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo...; tuyên truyền, vận động hiến máu,
hiến mô, hiến xác và các bộ phận cơ thể người.
Ngay sau lễ phát động, có 8 đoàn cán bộ của Trung ương lên đường khám,
chữa bệnh nhân đạo tại các huyện nghèo thuộc các tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Hịa
Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội.
Cùng thời gian này, tại 17/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, Hội Chữ thập Đỏ
các cấp phối hợp với ngành y tế, lực lượng quân đội và Hội Thầy thuốc trẻ đồng
loạt ra quân hưởng ứng chiến dịch.
Chiến dịch khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là
một trong những hoạt động chính thực hiện Chương trình phối hợp về triển khai
hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo giai đoạn 2014-2017 giữa Hội Chữ thập Đỏ
Việt Nam, Bộ Y tế, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Thầy
thuốc trẻ Việt Nam ký kết tháng 7/2014. Thực hiện chiến dịch, từ năm 2014-2017,
mỗi năm sẽ có ít nhất 1 triệu lượt người nghèo được khám, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe miễn phí.
2.2. Các hoạt động trong chiến dịch
2.2.1. Chương trình 14/8/2015
Chương trình gồm 2 hoạt động chính: Diễn đàn khoa học “Nâng cao thể
lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2015 – 2030” và chương trình “Giao
lưu đơn vị có nhiều đóng góp vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng – 2015”;
là cơ hội để các cơ quan y tế, các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương trao
đổi, chia sẻ, thảo luận, đề xuất các cơ chế giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe, tầm vóc người Việt trong các giai đoạn tiếp theo, góp phần
giảm thiểu tỉ lệ tử vong, nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt

Nam. Đồng thời, còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, trao tặng quà từ thiện,


các vật dụng y tế tới các phu nữ, trẻ em tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm chia sẻ
những động viên, khích lệ tinh thần của các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chương trình cũng là dịp biểu
dương những tấm gương tiêu biểu thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trong thời
gian qua, đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban ngành ghi nhận.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề chăm sóc sức
khỏe cộng đồng như: "Chiến lược nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam" của
TS.BS Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng
đồng; "Những kiến thức mới trong vấn đề tự chăm sóc sức khỏe tại gia đình" của
TS Trần Hữu Thăng, Phó Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam; "Can thiệp dinh
dưỡng, tăng trưởng chiều cao trẻ em" của TS Trương Hồng Sơn- Viện trưởng Viện
Y học ứng dụng Việt Nam, Chánh Văn phòng Tổng hội y học Việt Nam; "Vấn đề
ưu tiên đầu tư nghiên cứu chăm sóc sức khỏe người Việt Nam" của Phó Cục trưởng
Cục Khoa học Cơng nghệ và Đào tạo Bộ Y tế Trần Thị Oanh; "Vai trị của gia đình
trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" của ThS Trần Hướng Dương, Phó
Vụ trưởng Vụ Gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; "Ưu tiên chăm sóc
vào giai đoạn 1.000 ngày đầu đời để trẻ em phát triển toàn diện" của TS. BS
Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển cộng đồng; "Sức
khỏe, tầm vóc người Việt nhìn từ mơi trường sống" của bà Thao Lan, trưởng phịng
phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Mơi trường, "Vắc xin cho trẻ những năm đầu đời"
của BS Văn Ca, Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số Trước đó, vào cuối
tháng 6, trong khn khổ chương trình, cũng đã diễn ra “Hành trình tư vấn, chăm
sóc sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tại các tỉnh miền núi phía Bắc” gồm Hà Giang,
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn; với ý nghĩa xã hội tích cực,
trao tặng quà từ thiện, các vật dụng y tế, tư vấn và thăm khám bệnh cho những
người dân tại một số huyện vùng sâu vùng xa nằm trong danh sách 62 huyện nghèo
nhất trong cả nước theo Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP.



Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ
bản để con người sống hạnh phúc, là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ lâu
đã luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm. Thực hiện“Đề án tổng thể
phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 (Đề
án 641).
2.2.2. Hội nghị Khoa học kỹ thuật y học dự phòng dưới tiêu đề “Chung tay vì
sức khỏe cộng đồng” được tổ chức ngày 2/10/2015
Đó là chủ đề của Hội nghị Khoa học kỹ thuật y học dự phịng dưới tiêu đề
“Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” được tổ chức ngày 2/10/2015 tại Viện Vệ sinh
dịch tễ Trung ương (VSDTTW) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của
Viện (1945-2015) và 54 năm Ngày thành lập Hội Y học dự phòng (YHDP) Việt
Nam (1961-2015).
Hơn 450 nhà khoa học trong và ngoài nước với trên 30 báo cáo khoa học và
50 báo cáo dạng bảng (poster) nhằm mục đích tăng cường, chủ động phịng chống
bệnh tật, bao gồm cả các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khơng lây nhiễm được tập
trung trình bày tại hội nghị. Các nhà khoa học quốc tế cũng cung cấp nhiều thông
tin cập nhật về các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như về vấn đề an ninh y tế
toàn cầu.
Phòng chống bệnh cúm bao gồm cúm mùa và cúm đại dịch, là chủ đề có
nhiều báo cáo nhất (gần 20 bài báo cáo miệng và báo cáo dạng bảng (poster) trong
số hơn 50 báo cáo có chủ đề bệnh truyền nhiễm), đề cập cả khía cạnh dịch tễ, virut
học, sinh học phân tử, sinh thái, vắc-xin học cũng như các kỹ thuật phát hiện, xử lý
dịch và những biện pháp dự phòng cúm chủ động. Sau cúm, nhiều loại bệnh dịch
nổi lên ở nước ta cũng đã được báo cáo và thảo luận sâu sắc như sốt xuất huyết
Dengue, bệnh tay - chân - miệng, nhiễm HIV/AIDS, bệnh sởi, Rubella, bệnh dại,



các bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đa kháng kháng sinh. Các vấn đề bảo đảm an toàn
sinh học trong YTDP, sử dụng tác nhân sinh học khống chế véc-tơ truyền bệnh, kết
quả áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại trong giám sát, phòng chống dịch bệnh cũng là
những chủ đề rất được quan tâm.
Hội nghị cũng đã dành nội dung và thời gian cho những vấn đề về các bệnh
không lây nhiễm phổ biến và những vấn đề y tế cơng cộng khác như: tình trạng
dinh dưỡng bệnh lý ở bà mẹ và trẻ em, bệnh lý ở người cao tuổi, bệnh tật do nghề
nghiệp và do ảnh hưởng xấu của mơi trường sống, bệnh tật do thiếu an tồn vệ sinh
thực phẩm, vấn đề bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, một số khía
cạnh trong bảo đảm nhân lực và trong kinh tế YTDP...
Hội nghị vừa là bước tổng kết quan trọng những thành công trong KHKT
của Viện VSDTTW và Hội YHDP Việt Nam, vừa có tác dụng định hướng và thúc
đẩy những hoạt động YTDP trong thời gian sắp tới nhằm mục tiêu chủ động phòng
chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân ViệtNam.
2.2.3. Một số hoạt động trong chiến dịch của các công ty, nhãn hàng khác
*Công ty VEDAN Vietnam
Nằm trong chuỗi hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng tại Việt Nam, từ ngày
9 - 1/9/2015 Công ty Vedan Việt Nam triển khai chương trình “Khám bệnh, phát
thuốc miễn phí cho người nghèo địa phương Đồng Nai”.
Chương trình thực hiện tại ba xã: Cẩm Đường huyện Long Thành, Trị An
huyện Vĩnh Cửu và Quang Trung huyện Thống Nhất. Qua đây, Vedan mong muốn
tiếp tục giúp đỡ người nghèo có cơ hội tiếp cận với việc điều trị để hiểu rõ hơn về
bệnh tình, sức khỏe của mình, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Theo Vedan, mỗi năm cơng ty dành 4 - 5 tỷ đồng cho việc tổ chức các hoạt
động từ thiện, tài trợ an sinh xã hội nhằm chia sẻ với người nghèo, người có hồn
cảnh khó khăn, đồng bào vùng sâu, vùng xa ở trong và ngồi tỉnh Đồng Nai. Chỉ
tính riêng năm 2014, cơng ty đã dành 5 tỷ đồng giúp 6.000 lượt người có hồn



cảnh khó khăn, gia đình chính sách tại 9 huyện trong tỉnh được tư vấn, khám bệnh
và cấp phát thuốc miễn phí.
*Viettinbank
Là đơn vị điển hình trong cơng tác an sinh xã hội, VietinBank được Ban tổ
chức mời tham gia tham luận tại diễn đàn Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt
Nam giai đoạn 2015 - 2030, và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về
những kết quả công tác an sinh xã hội trong những năm qua.
Ơng Nguyễn Đình Vinh - Phó TGĐ VietinBank đã báo cáo: Chặng đường 27
năm xây dựng và phát triển, VietinBank khơng chỉ nỗ lực và quyết tâm vượt qua
khó khăn thách thức, phát triển vượt bậc trở thành Ngân hàng thương mại có quy
mơ vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất, giá trị thương hiệu cao nhất tại thị
trường Việt Nam. VietinBank cịn ln là đơn vị tiên phong, dẫn đầu cả nước trong
việc chung tay chia sẻ trách nhiệm xã hội, chia sẻ với cộng đồng, thực thi có hiệu
quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về cơng tác xóa đói,
giảm nghèo nhanh và bền vững thơng qua các chương trình từ thiện, an sinh xã hội
trên phạm vi cả nước góp phần làm cuộc sống thêm tốt đẹp, vì đất nước Việt Nam
giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Đến nay, VietinBank đã dành trên 5.000 tỷ đồng cho các công tác an sinh và
từ thiện xã hội. VietinBank đã hỗ trợ xây dựng trên 31.000 nhà ở cho người nghèo,
961 công trình cầu, đường giao thơng nơng thơn, 65 nhà văn hóa cộng đồng, 497
trường học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở; 484 phòng học và nhà ở nội trú học
sinh dân tộc nội trú; xây dựng 98 trạm y tế, 01 phòng khám đa khoa; 01 trường
trung cấp y tế; xây dựng 02 khu nhà ở cho gia đình bệnh nhân; tài trợ phẫu thuật
277 ca tim, trên 1.300ca các bệnh về mắt; tặng 261 xe ô tô cứu thương, xe 7 chỗ
phục vụ đề án 1816 - Bộ Y tế và xe hiến máu nhân đạo cho các bệnh viện tuyến
TW, bệnh viện tỉnh, huyện, trạm y tế xã để phục vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân
và luân chuyển cán bộ y tế xuống cơ sở tuyến dưới để trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ y tế.


Bên cạnh đó, VietinBank cũng dành nhiều hỗ trợ khác cho người nghèo, trẻ em

khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam
Anh hùng, các thương bệnh binh và các hoạt động tri ân đền ơn, đáp nghĩa đối với
các anh hùng liệt sỹ, gia đình chính sách, người có cơng, tài trợ các cơng trình biển
đảo…
*Saigon Food
Vào ngày 17/01/2015, tại xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi. Cơng ty cổ phần Sài Gòn Food tổ chức buổi lễ trao tặng các trang thiết bị y
tế cùng hiện kim, quà tặng cho trạm xá xã Bình Khương. Đây là một trong những
hoạt động thiết thực, chung tay vì cộng đồng của cơng ty cổ phần Sài Gòn Food
trước thềm năm mới 2015.
Tham gia trong buổi lễ có sự góp mặt của các đại biểu là cán bộ đương
nhiệm và cán bộ đã nghỉ hưu của UBND xã Bình Khương, đại diện UBND Huyện
Bình Sơn cùng đại diện ban lãnh đạo cơng ty cổ phần Sài Gịn Food - ơng Nguyễn
Văn Hịa (Tổng giám đốc). Chương trình được diễn ra vào thời điểm trạm y tế vừa
xây dựng lại, trang thiết bị y tế phục vụ công tác chữa trị tại tram xá còn nhiều
thiếu thốn. Việc trao tặng các trang thiết bị y tế có ý nghĩa quan trọng, giúp nâng
cao chất lượng trong công tác chữa trị của các y bác sỹ, đảm bảo sức khỏe cho
người dân địa phương. Các hạng mục được trao tặng trong buổi lễ bao gồm hiện
kim, trang thiết bị y tế như máy đo đường huyết, băng ca, tủ lạnh đựng thuốc, xe
lăn, giường y tế... Ngồi ra, trong buổi lễ có phần trao những phần phần quà là sản
phẩm Cháo SGSoup - Một loại cháo tươi rất bổ dưỡng, độc đáo của công ty đến
những người có hồn cảnh phó khăn trong khu vực, tổng giá trị lên đến hàng trăm
triệu đồng
Được biết xã Bình Khương là một vùng q cịn nhiều khó khăn thuộc
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là nơi có rất nhiều con em đang làm
việc tại cơng ty Saigon Food. Chính vì vậy, buổi lễ trao tặng có ý nghĩa quan trọng


giúp thắt chặt tình đồn kết gắn bó giữa Saigon Food cùng ban lãnh đạo địa
phương, chia sẻ những khó khăn và tạo nhiều điều kiện giúp đỡ cùng nhau phát

triển. Đây cũng được xem như là một trong những nét văn hóa doanh nghiệp đã
được Saigon Food xây dựng từ nhiều năm qua.
Ơng Nguyễn Văn Hịa - Tổng Giám Đốc Cơng Ty Cổ Phần Sài Gịn Food
chia sẻ: "Chúng tôi luôn quan niệm rằng, những hoạt động thiện nguyện là một
trong những trách nhiệm của chúng tôi với cộng đồng , Cơng Ty ngày một phát
triển thì trách nhiệm với cộng đồng ngày một tăng cao. Điển hình như chúng tơi đã
thực hiện xây nhà tình thương, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn có con em làm
việc tại Saigon Food, tổ chức kết nghĩa cùng UBND Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh
Hóa cùng một số UBND xã trong Huyện, thực hiện từ thiện ở các tỉnh miền Tây
v.v... Gần đây nhất vào ngày 31/12/2014 vừa qua, chúng tôi đã đồng hành cùng
Cung VHLĐ TP.HCM tổ chức đêm ca nhạc từ thiện qun góp cho cơng nhân
nghèo có hồn cảnh khó khăn tại TP.HCM và hiện tại cũng đang lên kế hoạch thực
hiện hoạt động từ thiện tại Sóc trăng"
Những chuyến cơng tác từ thiện đến những vùng q cịn khó khăn càng làm
thắt chặt hơn tình đồn kết giữa công ty với các địa phương. Là minh chứng cho sự
quan tâm, sẻ chia đối với cộng đồng của Saigon Food. Điều này vừa là trách nhiệm
xã hội vừa là điều kiện để phát triển lâu dài, bền vững của Saigon Food nói riêng
và các doanh nghiệp nói chung.
2.3. Vai trị của nhà báo trong chiến dịch “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”
2015
Thời gian qua, Chương trình “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” do Hội
Nhà báo Việt Nam và Tổng hội Y dược học Việt Nam tổ chức đã có nhiều hoạt
động thiết thực: Hành trình tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em tại
tỉnh miền núi phía Bắc; Diễn đàn “Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai
đoạn 2015-2030”; “Giao lưu các DN uy tín vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng


đồng 2015” nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của sức khỏe và sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chương trình cũng là cơ hội để các cơ quan, cơ sở y tế từ Trung ương đến

địa phương trao đổi, chia sẻ, thảo luận, đề ra các cơ chế giải pháp nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe người Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo, góp phần
giảm thiểu tỉ lệ tử vong, nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt
Nam theo mục tiêu của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
giai đoạn 2011-2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, hành trình cũng hướng tới mục đích giúp người dân tại các
huyện miền núi có cơ hội được tư vấn, khám chữa bệnh miễn phí, có điều kiện tiếp
cận các phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân tại các tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn.Đồng thời, chương
trình cũng tơn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu đã có những đóng góp tích cực
trong cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và chăm sóc sức khỏe
cộng đồng nói chung ln khơng ngừng nỗ lực phấn đấu, nâng cao ý thức trách
nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướngVũ Đức Đam đã tiếp đồn 50 đại biểu tham gia
Chương trình. Phó Thủ tướng hoan nghênh Hội Nhà báo Việt Nam và Tổng hội Y
dược học Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức chương trình “Chung tay vì sức khỏe
cộng đồng 2015” - một chương trình có nhiều ý nghĩa nhân văn bởi sức khỏe là
vốn quý nhất của mỗi con người.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và ngành
y tế đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tốt nhất sức khỏe nhân
dân, nhưng trong thực tế cịn rất khó khăn, nhiều bà con dân tộc thiểu số ở vùng
núi rất khó tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản. Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa
phương cần tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện để tạo điều kiện


cho doanh nghiệp tham gia vào công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của một số cán bộ, cộng tác viên y tế cơ sở tại
những địa bàn miền núi khó khăn ở Hà Giang, Quảng Nam, Lai Châu…Phó Thủ
tướng cho rằng bác sỹ công tác tại các trạm y tế xã ở vùng sâu, vùng xa là vấn đề

rất nan giải, thậm chí ngành Y tế đã có phong trào đưa bác sỹ trẻ về trạm y tế xã
nhưng chưa bao phủ hết và đây chỉ là giải pháp tạm thời còn về cơ bản cần tăng
cường đào tạo bác sỹ là người địa phương để phục vụ lâu dài.
Theo Phó Thủ tướng, các cơ quan báo chí có vai trị hết sức quan trọng trong
thơng tin tun truyền, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân tham gia
dịch vụ bảo hiểm y tế toàn dân, khơi dậy các phong trào rèn luyện thể dục thể thao
trong cả nước, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ thực hiện thành cơng
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Biểu dương các đại biểu đã tích cực tham gia vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
nhân dân, mang đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam mong muốn trong thời gian tới Hội Nhà báo Việt Nam với vai trị, vị thế của
mình cần tiếp tục thực hiện nhiều hơn các chương trình thiết thực, góp phần tạo lan
tỏa trong tồn xã hội nhận thức sâu sắc về công tác này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
Suc-Khoe-Cong-Dong
2. />3. />4. />5. />


×