Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học đạo đức NGHỀ báo= chuyên trang phụ nữ và đời sống (phunutoday vn) của báo điện tử nguoiduatin vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.81 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử nhiếp ảnh thế giới ghi nhận năm 1839 là năm ra đời của bộ
môn nhiếp ảnh. Nhưng mãi đến năm 1938 , báo chí Việt Nam mới bắt
đầu sử dụng ảnh. Có thể nói, chưa bao giờ nền báo chí của nước ta lại
phát triển cả về số lượng và chất lượng như hiện nay; cũng chưa bao
giờ báo chí phát huy được nhiệm vụ xã hội của nó như lúc này. Báo
chí đã và đang tham gia đóng góp hết mình cho sự phát triển của xã
hội. Trong sự phát triển đó ta khơng thể không nhắc đến nhiếp ảnh, đặc
biệt là ảnh sử dụng trên các báo, tạp chí.
Trong nền báo chí của nước ta thì đã có một thời, ảnh báo chí đóng
vai trị xung kích, có vai trị vơ cùng quan trọng, to lớn. Trong những
năm tháng chiến tranh, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Tám 1945 và
trong kháng chiến chống Pháp, nhiếp ảnh đạt được kì tích lớn. Ảnh báo
chí mang đến cho bạn đọc một cảm xúc bị thuyết phục bởi tính chân
thật của và thơng tin mà nó mang đến. Vì khi ấy truyền hình chưa phát
triển nên ảnh báo chí là một thứ vũ khí truyền thơng vô cùng sắc bén,
chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật; đã có rất nhiều tác
phẩm đạt giải cao trong nước và quốc tế. Lúc này, nền báo chí bắt đầu
xuất hiện ảnh thực, dù chỉ mang tính ghi chép hoặc chụp lưu niệm
nhưng để lại cho người xem những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đó là
ảnh người nơng dân kéo cày, những người chiến sĩ yêu nước bị hành hạ
dã man, anh em thợ thuyền lao động khổ sai trong đồn điền cao su,
hầm mỏ… Tất cả như một tấm màn vạch trần, tố cao sự tàn bạo của
giặc ngoại xâm, nêu lên những bất cơng xã hội, gợi sự căm thù trong
lịng người dân, bùng cháy lên tinh thần yêu nước lớn lao của dân tộc.
1


Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho ta thấy ảnh báo chí có tác dụng truyền
tải thơng tin và cảm xúc như hiệu quả thế nào. Có được như vậy phải
khẳng định rằng, thời kỳ đó Đảng và Nhà nước chỉ đạo rất chặt chẽ


hoạt động ảnh báo chí. Giới phóng viên nhiếp ảnh cũng được coi trọng
thực sự. Họ ln giữ vững vai trị cao cả, sẵn sàng hi sinh sự nghiệp
tuyên truyền bằng ảnh của mình vì nền báo chí nước nhà.
Một số bức ảnh có giá trị lúc bấy giờ thì phải kể đến: “O Du kích
nhỏ” của Phan Thoan, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của Minh
Trường, “Chiếm Căn cứ Đầu Mầu” của Đồn Cơng Tính, “Tải
đạn” của Lê Chí Hải, “Phúc Tân kêu gọi trả thù” của Vũ Ba, “Chạy
đâu cho thoát” của Mai Nam, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” của
Vũ Tạo, “Tiểu đội nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc” của
Văn Sắc và hang trăm bức ảnh thời sự nổi tiếng khác.
Những tác phẩm đó khơng chỉ có giá trị lịch sử cao mà cịn có giá
trị nghệ thuật lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ khơng chỉ ở trong nước, mà
còn ra thế giới. Nhiều tác phẩm đã đoạt giải cao ở trong nước và các
cuộc triển lãm ảnh quốc tế.
Các nhà báo cầm máy ảnh của chúng ta thời đó chỉ có phương tiện
thơ sơ, in tráng bằng tay, giấy và thuốc ảnh chất lượng thấp lại hiềm và
đắt, được phân phối với số lượng ít ỏi theo quy định của cơ quan báo
chí. Vượt qua những trở ngại đó, họ đã để lại một di sản vơ giá.
Còn ngày nay, với các trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, chi
phí rẻ, phương tiện sẵn sang giúp tiếp cận sự kiện nhưng chất lượng
ảnh lại rất thấp. Nghe nhìn phát triển, lấn át, ảnh báo chỉ bị coi nhẹ, chỉ
mang tính chất minh họa. Nếu khơng dùng ảnh, khơng có ảnh thì hẳn
gương mặt của báo chí Việt Nam sẽ khơng thể nhận ra. Ở bài tập lớn
2


này em xin đi sâu khảo sát Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống
(phunutoday.vn) của báo điện tử Nguoiduatin.vn trong thời gian từ
tháng 1/2014 đến tháng 6/2014 để làm rõ vấn đề tính pháp luật và tính
đạo đức trong việc sử dụng ảnh trên báo chí.


PHẦN NỘI DUNG
I. Khảo sát chuyên trang Phụ nữ và Đời sống
(Phunutoday.vn) của báo điện tử Người đưa tin từ tháng 1/2014
đến tháng 6/2014, phân tích, nhận xét tính pháp luật và đạo đức
nghề báo thông qua tờ báo này
1. Khảo sát
Bảng thống kê số bài báo và số lượng ảnh được sử dụng trên
Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống (phunutoday.vn) của báo điện tử
Người đưa tin từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014
Mục khảo sát

Tổng số bài viết được

Tổng số ảnh được sử

đăng tải

dụng

Xã hội

4392

16420

Xi nhan

72


213

Làm mẹ

918

5643

3


Sức khỏe

836

2437

Làm đẹp

498

1989

Thời trang

504

3586

Giải trí


1796

9956

Chia sẻ

395

1104

Khám phá

450

2067

Ảnh nóng

324

1447

2. Phân tích, nhận xét việc sử dụng ảnh trên báo này
Qua bảng khảo sát trên có thể nhận thấy 4 mục có số lượng bài và
ảnh nhiều nhất của Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống, báo điện tử
Nguoiduatin.vn là các mục: Xã hội, Giải trí, Làm mẹ và Thời trang .
Trong đó, Xã hội là mục có số lượng bài viết và số lượng ảnh nhiều
nhất với 4392bài và 16420 ảnh; tiếp đến là mục Giải trí với 1796 bài


4


viết, 9956 ảnh; xếp thứ ba là mục Làm mẹ với 918 bài viết, 5643 ảnh;
thứ 4 là mục Thời trang với 504 bài viết và 3586 ảnh.
Với đặc trưng là trang báo dành cho đối tượng phụ nữ nên có thể
thấy rằng ngồi mục Xã hội giúp chị em có thể cập nhất tin tức nhanh
nhất với số lượng bài ảnh nhiều nhất, thì các mục khác như Giải trí,
Làm mẹ và Thời trang đều là những lĩnh vực mà chị em đều quan tâm
vì thế mà được báo này đầu tư nhiều bài, ảnh.
2.1. Nhận xét trên mục Xã hội
Trước hết, ở mục Xã hội: mục này đăng tải tin bài về các vụ việc
nóng đang được quan tâm, vì thế số lượng ảnh đăng tải cùng với các
bài viết rất phong phú, chiếm số lượng rất lớn. Tuy nhiên, có một số
vấn đề về việc đăng tải ảnh mà em nhận thấy như sau:
Thứ nhất, đăng tải hình ảnh gây cảm giác ghê sợ cho người đọc.
Minh chứng cụ thể là ở bài báo "Xin về nhà chờ chết vì dính liên cầu
khuẩn do ăn tiết canh lợn" đăng ngày 25/6/2014. Cùng với vấn đề
được đăng tải, bài báo này đăng kèm 5 hình ảnh chụp được của bệnh
nhân, sẽ khơng có vấn đề gì nếu như tác giả bài báo chụp ảnh mặt
người bệnh ở khoảng cách khơng q gần, vì ở khoảng cách như vậy
bức ảnh vẫn làm rõ nội dung của bài viết và bớt gây cho người đọc cảm
giác ghê sợ. Dưới đây là bức ảnh được sử dụng trong bài báo.

5


Bệnh nhân Trần Văn Anh bị hoại tử khuôn mặt vì liên cầu khuẩn lợn
Hay ở bài báo "Đang đi đường, hai vợ chồng bị tạt cả ca axit vào
mặt" đăng ngày 30/1/2014 cũng đăng một hình ảnh khiến người đọc

khơng khỏi kinh hãi. Mặc dù việc sử dụng hình ảnh này tạo cảm giác
chân thực cho người đọc nhưng chụp ở góc độ q gần và khơng làm
mờ đi gương mặt của 2 người bị hại khiến cho người đọc có cảm giác
ghê sợ.

6


Hình ảnh gương mặt của vợ chồng anh H, chị T sau khi bị tạt axit

Một minh chứng tiếp theo cho việc sử dụng hình ảnh gây ghê sợ
cho người đọc là ở bài báo "Tai nạn thảm khốc ở Hà Giang làm 4
người từ vong" đăng trên mục Xã hội của báo này ngày 3/5/2014.
Hình ảnh những xác người chồng chất nằm dưới gầm xe tải cùng vũng
máu loang lổ quả thực khiến người đọc khơng khỏi rùng mình, ám ảnh.

7


Hình ảnh vụ tai nạn thảm khốc được sử dụng trong bài báo

8


Khơng chỉ đăng hình ảnh gây cảm giác ghê rợn, một số ảnh minh
họa được sử dụng trên mục Xã hội của báo này cịn khơng phù hợp với
nội dung bài báo. Cụ thể ở bài
Đăng ảnh không làm mờ khuôn mặt nhân vật. Cụ thể ở bài Thiếu
nữ Việt bị ép 'đi khách' 7 lần/ngày tại TQ.
Hay ở một bài báo khác mang tên "Nội mất, thiếu nữ xinh đẹp khóc

lóc chụp ảnh 'thương nội' tung facebook" đăng tải trên báo này ngày
5/5/2014 hình ảnh một cơ gái đăng ảnh chụp mình khóc lóc thảm thiết
khi nghe tin nội qua đời khiến dân mạng xôn xao.

9


Ba bức ảnh thể hiện những kiểu khóc khác nhau, cực kỳ gợi cảm, như
thể đang….đóng phim. Có lẽ cơ gái trong ảnh đã nhờ ai đó chụp ảnh
trong lúc diễn cảnh khóc để đăng facebook. Dù khn mặt của cơ trơng
có vẻ khá đau buồn, nhưng khơng ai tin là cơ đang khóc thật. Hình ảnh
này khơng những khơng nhận được sự đồng cảm chia sẻ của cư dân
mạng mà nhiều người cho rằng chỉ thấy kệch cỡm, bệnh hoạn, giả tạo.
Bởi, khi người ta thực sự đau buồn, chẳng ai còn nghĩ đến chuyện sẽ tự
sướng rồi đưa hình lên facebook. Nếu thương yêu nội thật sự, tại sao
khơng tìm cách về nhà, dự đám tang của nội, mà lại lên khóc lóc trên
facebook. Nó chẳng giải quyết được bất cứ điều gì, chỉ cho thấy cơ gái
này quá nghiện facebook.Vẫn biết hành động này của cô gái chỉ là nhất
thời, thiếu suy nghĩ nhưng có nhất thiết phải đăng ảnh cô gái lên báo
một cách trần trụi như vậy không?
Trở lại với sự việc, sau khi nhận được quá nhiều "gạch đá" chỉ trích của
cư dân mạng bức ảnh trên trang cá nhân của cô gái đã được gỡ xuống
nhưng nhiều tờ báo mạng đã nhanh chóng đăng tải hình ảnh của cơ gái
và nó đc lan truyền với tốc độ chóng mặt. Có thể nói với những người
nghiện chụp hình tự sướng, nghiện facebook thì đây là một bài học cho
họ, cịn với cơ gái, chắc hẳn rất buồn bã và thất vọng khi hình ảnh của
mình bị phát tán trên nhiều báo mạng mà gương mặt không hề bị che
hay làm mờ đi, đây cũng chính là sai sót của Phunutoday.vn khi đăng
tải hình ảnh mà khơng hề can thiệp, che mờ hình ảnh gương mặt nhân
vật.

Ngồi ra cịn một số bài báo khác cũng đăng tải hình ảnh mà khơng
làm mờ gương mặt nhân vật được đăng trên mục Xã hội của báo này.

10


Cụ thể như bài "Nhức mắt hình ảnh thiếu nữ khoe thân phản cảm
bên đầm sen" đăng ngày 18/6/2014 với bức ảnh sau:

Hình ảnh sử dụng trong bài báo
Đăng tải hình ảnh mà khơng làm mờ gương mặt nhân vật khiến cho
người đọc có thể dễ dàng nhìn rõ gương mặt cơ gái, nếu là người quen
thì có thể nhận ra ngay người bị chụp ảnh đăng lên báo, điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tâm lý đối tượng. Hơn nữa thời gian vừa qua
trào lưu cởi đồ để chụp ảnh bên đầm sen bị cộng đồng mạng lên án gay
gắt, thiết nghĩ người làm báo cần quan tâm hơn đến vấn đề sử dụng ảnh
trong báo chí để khơng làm tổn hại đến thanh danh của nhân vật trong
ảnh.

11


2.2. Khảo sát trên mục Giải trí
Mục Giải trí của Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống, của báo điện
tử Người đưa tin chủ yếu đăng tải các bài viết liên quan đến giới
showbiz, những người nổi tiếng, chuyện hậu trường của các phim, các
chương trình được u thích, hé lộ bí mật đời tư của sao,...
Đặc biệt, trong quá trình khảo sát em nhận thấy trên mục Giải trí
của báo này đăng rất nhiều bài viết nhân danh phê phán rồi đăng tải
tràn lan hình ảnh nghệ sĩ hở hang, ăn mặc thống, thậm chí so sánh,

kích động để nghệ sĩ khoe thân - một khuynh hướng câu khách rẻ tiền
đang gây tác hại cho hoạt động nghệ thuật, thị hiếu công chúng lẫn
hoạt động truyền thông.
Trên mục Giải trí ngày 19-6 của báo này đã đăng tải bài viết
“Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm: Phạt cả các bên liên quan” đề cập đến việc
ngoài xử phạt nghệ sĩ, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL)
sẽ đề xuất chế tài với đơn vị tổ chức biểu diễn, cơ quan quản lý văn hóa
lẫn những cơ quan truyền thơng phát tán hình ảnh phản cảm của nghệ
sĩ. Đây thể hiện động thái bảo vệ nghệ sĩ từ phía cơ quan quản lý văn
hóa, đồng thời cũng là sự cảnh báo với lề thói tác nghiệp thiếu lành
mạnh của giới báo chí, truyền thơng.
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy báo này chỉ giả phê phán để câu
khách mà thôi. Xét một góc độ nào đó, báo chí cũng là hàng hóa.
Người bán nào cũng mong bán được hàng, vì thế họ sẽ khơng ngại
dùng chiêu trị cốt chỉ để bán được báo. Hình ảnh, đời tư nghệ sĩ là một
12


trong những lựa chọn ít tốn, dễ làm, mang lại hiệu quả cao mà trang
mạng này sử dụng. Một số nghệ sĩ bất cẩn tạo ra hình ảnh hớ hênh hay
tự tạo scandal, tự lăng xê trên mặt báo nhưng cũng khơng ít vụ việc báo
chí đang soi mói, lợi dụng vào sự hớ hênh, sự cố trang phục của nghệ sĩ
để đăng hình ảnh, bài viết dung tục nhằm câu view, kéo độc giả về
mình.
Ví dụ trường hợp ca sĩ Thu Minh, ngay sau đêm nhạc Ngàn sao
hội tụ (22-4) diễn ra trên mục Giải trí của báo này đã tràn ngập
thông tin mô tả “Thu Minh đã ăn mặc rất hớ hênh để lộ vịng một “thả
rơng” trước mặt khán giả”; “Bộ trang phục quá thoáng mát cộng với
những bước nhảy sơi động khiến vịng 1 của Thu Minh cứ lấp lói” hay
hàng loạt tựa bài: Thu Minh sẽ bị cấm biểu diễn vì màn “bán nude”

trong “Ngàn sao hội tụ”? Thu Minh lộ hàng trong chương trình Ngàn
sao hội tụ, Thu Minh “lộ hàng” vì nhảy quá sung… Kèm theo các bài
viết là đầy rẫy những hình ảnh “phản cảm” của Thu Minh được khai
thác, có chủ tâm ở những góc độ phảm cảm nhất, dung tục nhất. Khi cơ
quan quản lý văn hóa chưa phạt thì hàng loạt trang mạng đã cất công
sưu tầm những bức ảnh hớ hênh, hậu trường dưới góc độ phản cảm của
ca sĩ Thu Minh làm những chùm ảnh trên các trang mạng với những
tựa: Thu Minh vẫn sexy… chờ xử phạt; Tiết mục… “lộ hàng” của Thu
Minh sẽ bị xử phạt…

13


Hình ảnh ăn mặc quá hở hang của sĩ Thu Minh
Sau khi cô đã nhận án phạt và đã sửa đổi cách mặc trang phục, Thu
Minh lại tiếp tục bị soi mói. Các trang báo điện tử lại tiếp tục giật tựa
và hình ảnh của cơ theo kiểu: Thu Minh sexy trong giới hạn; Thu Minh
14


mặc kín khuấy động sân khấu; Thu Minh kín đáo lạ thường trên sàn
khiêu vũ; Showbiz Việt hô biến từ ngày Thu Minh bị phạt…
Ca sĩ Thu Minh tâm sự: "Báo chí là lưỡi dao vơ hình giết chết sự
nghiệp và tinh thần làm việc của tôi khi họ không phải là những nhà
mỹ học để nhận định về chuẩn mực ăn mặc của nghệ sĩ. Tất cả những
hình ảnh lan truyền trên mạng khơng bao giờ ghi chú thích tơi mặc nó
ở đâu, trong trường hợp nào. Tơi chưa bao giờ chọn một bộ trang
phục dành cho nhạc dance, điện tử để biểu diễn khi hát nhạc truyền
thống. Họ cố tình đặt hình ảnh chúng tơi sai hồn cảnh để đẩy dư luận
có suy nghĩ, đánh giá lệch lạc, nhầm lẫn về chúng tôi.

Nếu các tờ báo mạng không câu độc giả, câu view (lượt xem) thì
họ đã khơng đăng hình ảnh nghệ sĩ với kiểu cách như vậy. Nếu các
phóng viên ảnh có tâm với những nghệ sĩ, họ đã không canh những
khoảnh khắc sơ suất trên sân khấu của chúng tôi như thế.
Tôi mừng khi Bộ VH-TT&DL đã có tiếng nói đến những tờ báo lấy
chuyện bên lề sân khấu, sơ suất, sơ hở của nghệ làm đề tài chính. Báo
chí có cơng rất nhiều trong vấn đề xã hội cũng như giúp đỡ tôi trong
công việc nhưng báo chí nhất là báo mạng lại là thách thức ngồi
nghề nghiệp của chúng tơi".
Khơng chỉ giả dạng phê phán để câu khách báo này cịn bới móc
những chuyện cũ để so sánh, kích động trí tị mị của người đọc. Như
sự cố mất nhẫn kim cương của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng xảy ra từ năm
2003, tức cách đây gần 10 năm, bây giờ lại lôi ra viết bài, phỏng vấn
tạo ra nghi vấn, tạo khẩu chiến giữa ca sĩ này và một nhà thiết kế.
15


Độc địa hơn, họ kích động nghệ sĩ hơn thua nhau bằng những
chùm ảnh mát mẻ so sánh: Ngọc Quyên, Ngọc trinh: Ai sexy hơn; Dò
tên những “chân dài” đang lăm le truất ngôi Thanh Hằng. Người thực
hiện chép ảnh từ một số trang mạng không liên quan nhau để so sánh
giống và khác rồi tự đưa ra nhận xét về bộ ảnh kèm những lời miệt thị,
dè bỉu hoặc lấy hình ảnh nghệ sĩ này để so sánh hạ bệ nghệ sĩ khác
như: Mẫu teen có đơi chân dài hơn cả Thanh Hằng; Người mẫu Hà Anh
sẽ… lật đổ Hồ Ngọc Hà; Emily Hồng Nhung hơn siêu mẫu Hà Anh
tồn diện tuy mỏ khơng vẩu bằng đàn chị… Những ống kính phương
tiện kỹ thuật hiện đại đã soi mói, tọc mạch trên cơ thể nghệ sĩ tới từng
centimet để tìm kiếm từng vết nhăn, vết mỡ ở ngay chỡ sâu kín nhất.
Những tin bài, hình ảnh dạng này sẽ đánh vào sự tị mị của độc giả
nhưng nó như con dao ba lưỡi, một lưỡi làm tổn thương nhận thức mỹ

cảm đúng đắn và vun bồi cho nhu cầu hạ cấp của thị hiếu công chúng.
Lưỡi thứ hai giết chết ý thức phục vụ nghệ thuật đúng đắn của nghệ sĩ,
kích động cuộc đua chạy theo phục vụ thị hiếu tầm thường. Lưỡi thứ
ba là tạo cuộc cạnh tranh không lành mạnh trong làng báo, đẩy tờ báo
xa rời giá trị văn hóa xã hội.
Theo tinh thần Chỉ thị 65 của Bộ VH-TT&DL và Nghị định 75 sửa
đổi, sắp tới các thông tin khiếm nhã này sẽ bị xử lý. Mặt khác, bản thân
các nghệ sĩ chân chính nên tự vệ trong khuôn khổ luật pháp, kiện
những bài báo xâm phạm với đời tư, quyền hình ảnh và quyền nhân
thân.

16


2.3. Tiểu kết
Thơng qua việc khảo sát hình ảnh sử dụng trong báo chí trên
Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo điện tử Người đưa tin, em
rút ra nhận xét như sau:
Nhìn chung tỷ lệ ảnh được sử dụng trên báo này khá cao, đặc biệt
là ở hai mục Xã hội và Giải trí. Nhưng hầu hết ảnh đăng báo của
chúng ta hiện nay là ảnh kèm theo tin, bài; có tính chất bổ trợ trực quan
cho tin, bài, minh họa cho tin, bài chứ chưa được tạo nên những tác
phẩm ảnh báo chí độc lập, có sức nặng như khả năng có thể của thể
loại báo chí này. Mới chỉ có một vài cơ quan báo chí quan tâm đến việc
này, mà đó lại là các tạp chí chun ảnh như Báo ảnh Việt Nam chẳng
hạn, cịn ở Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo điện tử Người
đưa tin thực sự tính pháp luật và tính đạo đức trong việc sử dụng hình
ảnh chưa được làm tốt.
Việt Nam chúng ta những năm gần đây đang vươn lên như một
hiện tượng về sự trỗi dạy của nền kinh tế, sự ổn định chính trị, điểm

đến an toàn cho du khách quốc tế, địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho các nhà
đầu tư nước ngoài… Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề
về mơi trường đang là những thách thức to lớn đối với con người trên
mảnh đất này. Tất cả những điều đó đang trở thành những sự kiện, hiện
tượng quan trọng có thể làm chất liệu rất tốt cho sự ra đời những tác
phẩm ảnh báo chí có chất lượng cao.

17


II. Những vấn đề đáng bàn về tính pháp luật và đạo đức của
việc sử dụng ảnh trên báo chí thơng qua cơ quan báo chí khảo sát
2.1 Những điều đã làm được:
Nội dung ảnh báo chí phục vụ kịp thời, bám sát nội dung, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên
truyền đầy đủ các lĩnh vực của đời sống.
Ảnh mang tính thời sự cao, bám sát các hoạt động xã hội.
Ảnh trình bày bắt mắt, giúp bài viết có bố cục rõ ràng, thơng
thống, sáng sủa, gây sự chú ý của người đọc.
Nhiều ảnh được sử dụng có hiệu quả, tăng độ tin cậy cho bài báo.
Ảnh như một phương tiện, một cây cầu nối, phá bỏ hàng rào ngôn
ngữ giữa các nước, đem lại một thứ thông tin mới mẻ- thông tin thị
giác.
2.2. Một số hạn chế:
Số lượng ảnh sử dụng trên báo khơng ít nhưng ảnh đạt chất lượng
lại khơng cao.Qua đó thơi cũng thấy ảnh báo chí đang xuất hiện tràn
lan và thiếu chọn lọc đến mức nào.
Hầu hết là ảnh kèm tin bài, có tính bổ trợ minh họa cho bài viết,
che lấp một phần chỗ trống cho trang báo, ít tác phẩm ảnh báo chí độc
lập tạo ấn tượng cho người đọc. Nhưng vấn đề này lại khơng được các

cơ quan báo chí chú ý đến, nếu có thì cũng chỉ là một vài tạp chí
chun ảnh.
Chú thích ảnh cịn chung chung, sơ sài, vơ thưởng vơ phạt hoặc
cịn bị gán nhiều tên gọi sáo rỡng
18


2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ảnh báo chí
thiếu chuyên nghiệp
Do cơ chế chính sách quan liêu bao cấp, chưa có cơ chế thị trường,
dẫn đến việc cạnh tranh chưa lành mạnh của các tờ báo mạng. Họ chỉ
biết cạnh tranh về số lượng và mẫu mã bên ngồi mà khơng hề quan
tâm đến chất lượng của tờ báo. Đây quả thực là một tình trạng trì trệ,
đáng báo động.
Do q trình hình thành nền báo chí dựa vào kinh nghiệm là chính,
chưa có một quy chuẩn nhất định. Một tờ báo chưa tạo được bản sắc
riêng, chưa xác định rõ mục đích tờ báo của mình cần làm gì nên vơ
hình chung các bức ảnh cứ dung tràn lan, khơng thể kiểm sốt.
Do sự quan tâm của các cấp quản lý, những người lãnh đạo báo
này chưa thỏa đáng. Thậm chí cịn coi nhẹ lĩnh vực thông tin này.
Do đội ngũ cán bộ quản lý báo chí chưa chuyên nghiệp.
Do đội ngũ biên tập chưa thực sự am hiểu về báo chí nên ảnh
hưởng đến việc lựa chọn, xây dựng hình ảnh và định hướng trực tiếp
cho phóng viên và cộng tác viên.
Phóng viên ảnh chưa được đào tạo nhiều, ít có cơ hội đi thực tế
nên đa phần là chụp tùy tiên, cứ chụp lấy số lượng mà đánh rơi mất
chất lượng ảnh.
Nhuận bút ảnh cịn q thấp, khơng đủ chi phí so với thời gian,
cơng sức mà phóng viên bỏ ra.
Khơng ít phóng viên làm việc theo kiểu hành chính sự nghiệp, ít

chịu đầu tư thời gian, công sức, đầu tư chất xám cho hoạt động chuyên
môn, thời gian chủ yếu dành cho việc lo chạy kinh tế phần mềm, hoặc
chỉ thích chụp ảnh sáng tác để còn hy vọng gặp cơ may.
19


2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ảnh trên chuyên
trang Phunutoday.vn
Đội ngũ phóng viện, biên tập viên, thư kí tịa soạn, tổng biên tập
cũng cần được trang bị kiến thức về ảnh. Bởi nhiều người say mê chụp
ảnh thời sự cho báo, ảnh tuy đẹp nhưng thiếu thông tin, chú thích viết
theo kiểu tên ảnh sáng tác. Tổng biên tập là người quyết định cuối cùng
cho đăng ảnh nhưng ít vị nào hiểu sâu về ảnh báo chí để có thể tận
dụng một cách triệt để nhất sức mạnh độc đáo của nó vào lĩnh vực
thơng tin thời sự. Trợ thủ của tổng biên tập là biên tập viên đa số cũng
là tay ngang.
Tịa soạn cần có u cầu cao và địi hỏi nghiêm khắc đối với phóng
viên ảnh ngay từ khâu các định chủ để, đề tài, ý tưởng cho đến cách
thức thể hiện tác phẩm.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ảnh báo chí cho các tịa
soạn., đào tạo phóng viên ảnh.
Nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm của lãnh đạo các cơ quan
báo chí về ảnh báo chí, về việc sử dụng ảnh báo chí trên các ấn phẩm
của mình.
Đề cao tính chân thật của ảnh báo chí, nói khơng với”bệnh dàn
dựng”
Việc mô tả hiện thực được coi là cơ sở của phạm vi hoạt động ảnh
báo chí. Ảnh báo chí trước hết phải là ảnh tài liệu, nó khơng phải ảnh
nghệ thuật thuần túy và có bản chất độc đáo: chân thật – thời sự- hiện
thực. Qua mỗi bức ảnh đủ nói lên một sự thật khách quan. Đặc biệt sự

thật trong ảnh báo chí phải là sự thật tuyệt đối, khơng bị chi phối bởi
bất kì yếu tố nào. Tính chân thật tạo cho bức ảnh giá trị đặc biệt. Mỗi
20


bức ảnh có thể là một tư liệu: “ Sự tồn tại của nhiếp ảnh báo chí trước
hết là tính tư liệu của nó. Và ảnh báo chí là một thể loại độc lập, có
tiếng nói riêng rất có giá trị; hoạt động tạo hình nhiếp ảnh thuộc lĩnh
vực báo chí có khả năng phát hiện và phổ biến những tin tức có thật
trong đời sống rất cần thiết đối với xã hội”. Do đó phóng viên ảnh phải
ln tơn trọng sự thật, khơng dùng kĩ thuật thêm bớt, bóp méo sự kiện,
khơng nên dàn dựng, sắp xếp, bố trí đối tượng, hãy để sự kiện diễn ra
tự nhiên. Nhiệm vụ của phóng viên ảnh là biết chớp thời cơ ghi lại giây
phút có sức biểu hiện cao nhất, hấp dẫn nhất, chân thật nhất của sự
kiện.
Chú ý đến cách chú thích ảnh: tất cả ảnh phải có chú thích.
+ Chú thích ảnh tin: phải trả lời đủ các câu hỏi: Ai? ở đâu? Thời
gian nào? Diễn biến ra sao? Kết quả như thế nào?
+ Chú thích có thể là một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung
không nhất thiết có trong bài viết.
+ Chú thích có thể là một lời tóm tắt: đặc biệt là một tóm tắt thơng
điệp chính
+ Chú thích có thể là một lời giải thích: chú thích khẳng định cho
một bức ảnh đa nghĩa.
+ Chú thích có thể là một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp
nhân vật.
+ Chú thích có thể là một lời gợi ý: làm độc giả phải suy nghĩ, tò
mò…

21



KẾT LUẬN
Làng báo Việt Nam rất tự hào với nhiều tên tuổi lừng lẫy với
những bức ảnh xuất sắc giàu giá trị lịch sử, thấm đẫm tính nghệ thuật
và có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở trong nước, mà cịn ra thế giới
như: O Du kích nhỏ của Phan Thoan, Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
của Minh Trường, Chiếm căn cứ Đầu Mầu của Đồn Cơng Tính, Tải
đạn của Lê Chí Hải, Phúc Tân kêu gọi trả thù của Vũ Ba, Chạy đâu cho
thoát của Mai Nam, Nhằm thẳng quân thù mà bắn của Vũ Tạo, Tiểu đội
nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc của Văn Sắc và hàng trăm
bức ảnh thời sự nổi tiếng khác. Ở những bức ảnh ấy người đọc khơng
chỉ có được thơng tin về sự kiện mà cịn chứa đựng những cảm xúc
chân thật qua ống kính của các nhà báo.
Đó là câu chuyện của thời kỳ trước. Cịn vì sao hơm nay, chúng ta
có phương tiện hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và điều kiện tác nghiệp
thuận lợi nhưng lại thiếu những bức ảnh báo chí lay động cảm xúc, trái
tim người đọc, người xem?
Theo em, trước hết cầm tổ chức các lớp đào tạo làm thầy trước,
tiếp đến nếu có thầy giỏi thì tuyển chọn “đầu vào” phải hết sức nghiêm
ngặt. Phóng viên ảnh phải là nhà báo với đầy đủ kỹ năng báo chí và
con mắt ảnh chứ khơng phải chỉ là thợ ảnh.
Về phía các tịa soạn, ngoại trừ một số tờ báo lớn đã chú trọng ảnh
báo chí, nhiều tịa soạn khác nên thay đổi hẳn quan niệm, phải coi tác
phẩm ảnh báo chí thực sự tương đương giá trị như một tác phẩm viết.
Không coi nhẹ ảnh báo chí như ảnh minh họa, trang trí nữa.
Đồng thời cũng cần tổ chức lại cơ cấu bộ máy với nhất thiết phải
có tổ phóng viên ảnh, mỡi phóng viên ảnh chun sâu một vài lĩnh vực.
22



Ban thư ký tòa soạn cũng cần một biên tập ảnh (photo editer) đã được
đào tạo bài bản, có trình độ cao để tuyển chọn, biên tập ảnh phóng viên
ảnh gửi về.
Cơ chế trả nhuận ảnh, cơng tác phí cho phóng viên ảnh cũng cần
nâng cao hơn để khuyến khích những tác phẩm tốt.
Hi vong rằng Chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo điện tử
Người đưa tin nói chung và các tịa soạn, các cơ quan báo chí ở Việt
Nam nói riêng sẽ chú ý đầu tư nhiều hơn trong việc sử dụng hình ảnh
trên báo chí để khơng gặp phải những sai sót đáng tiếc và ngày càng
tạo niềm tin trong lịng cơng chúng của báo mình.

23


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................3
I. Khảo sát chuyên trang Phụ nữ và Đời sống (Phunutoday.vn)
của báo điện tử Người đưa tin từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014,
phân tích, nhận xét tính pháp luật và đạo đức nghề báo thơng qua
tờ báo này............................................................................................. 3
1. Khảo sát............................................................................................ 3
2. Phân tích, nhận xét việc sử dụng ảnh trên báo này............................4
2.1. Nhận xét trên mục Xã hội..............................................................5
2.2. Khảo sát trên mục Giải trí............................................................12
2.3. Tiểu kết........................................................................................ 17
II. Những vấn đề đáng bàn về tính pháp luật và đạo đức của việc
sử dụng ảnh trên báo chí thơng qua cơ quan báo chí khảo sát.............18
2.1 Những điều đã làm được:..............................................................18

2.2. Một số hạn chế:............................................................................ 18
2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ảnh báo chí thiếu
chuyên nghiệp..................................................................................... 19
2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ảnh trên chuyên trang
Phunutoday.vn....................................................................................20
KẾT LUẬN.......................................................................................22



×