Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vận dụng nguyên tắc khách quan trong đạo đức và tập quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 2 trang )

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN TRONG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN

Nguyên tắc khách quan trước nhất thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với
ý thức, ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ chính bản thân sự vật với những
thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của nó, những quy luật khách quan, phải có thái độ
tơn trọng sự thật, khơng được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, khơng được
lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược cách mạng. Nguyên tắc khách
quan yêu cầu con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phản ánh trung thực sự
vật với tất cả những bản chất vốn có của nó, tơn trọng những quy luật khách quan của hiện
thực. Nguyên tắc khách quan cũng địi hỏi con người khơng được lấy ý chí áp đặt cho thực
tế; khơng được lấy ý muốn chủ quan, nguyện vọng, tình cảm cá nhân bất chấp điều kiện
thực tế làm xuất phát điểm cho chiến lược và sách lược cách mạng; không rơi vào chủ quan
duy ý chí.
Trong hoạt động nhận thức trước hết, xuất phát từ hiện thực khách quan, phải hiểu rõ
đạo đức và phong tục tập qn là gì? Vai trị chức năng của chúng trong cuộc sống hàng
ngày.
Đạo đức: Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu
biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy
thanh tao tốt đẹp. Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện
qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của
địa phương, cộng đồng đó, tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
Đạo đức có ba chức năng chính đó là chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vì,
chức năng nhận thức. Ba chức năng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của
chức năng này là tiền đề, điều kiện của sự vận hành chức năng khá.
Đối với mỗi cá nhân, đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp cá nhân có
ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích và giáo dục lòng nhân ái, vị tha cho mỗi người.
Đối với gia đình, đạo đức là nền tảng, là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nên sự
ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đối với xã hội, đạo đức sẽ giúp xã hội sẽ phát
triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
Phong tục tập qn: là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình
thành trong đời sống của con người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người


thừa nhận và tuân theo. Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội
mang tính bắt buộc, hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối
với các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Đó là những ứng xử văn hóa của con người
đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính bản thân mình đã trở thành quen thuộc có
tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội.
Phong tục tập quán có chức năng là hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm
xã hội, giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi
ban đầu cho con người. Phong tục tập quán là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm
ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động, đời sống của các cá nhân và nhóm, là tiêu chuẩn
thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm xã
hội với nhau. Hơn nữa, phong tục tập quán là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn
hoá độc đáo của đời sống văn hoá.


Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những
quy luật chi phối, để giáo dục đạo đức, bảo vệ phong tục tập quán. Dựa trên những đặc
điểm khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm các biện pháp,
phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người
đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra.
Thứ nhất, xét đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên khơng thể đưa cái nhìn
chủ quan của bản thân vào đánh giá, hay giáo dục đạo đức cho học sinh, mà vấn đề đó phải
dựa trên tập thể cả lớp. Ví dụ như dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; giáo dục bằng
sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Cần phải tổ chức tốt các tập thể
lớp, tập thể chi đội, nhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi
đội mạnh trong trường học. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những
phương pháp giáo dục thích hợp, khơng nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh.
Do đó người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những
biện pháp giáo dục phù hợp. Không được dùng ý kiến chủ quan để đánh giá đạo đức của
học sinh.
Thứ hai, phong tục, tập qn ln mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính

giai cấp. Thời đại nào thì phong tục, tập qn ấy. Khơng có phong tục, tập quán chung cho
mọi thời đại. Đối với những phong tục, tập quán, lễ hội có giá trị truyền thống, mang tính
nhân văn sâu sắc đã trở thành thuần phong mỹ tục, có tác động tích
cực đối với cộng đồng xã hội cần được phát huy vai trò của chúng trong phát triển du lịch
nhất là du lịch sinh thái. Đồng thời, đối với những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời, đã
trở thành hủ tục, thậm chí mang màu sắc mê tín dị đoan thì tích cực vận động tuyên truyền
để nhân dân nhận thức được và tự giác loại bỏ. Với tinh thần trách nhiệm, sự hiểu biết
phong tục tập quán của những vùng miền nhất định thì sẽ có những kế hoạch, mục tiêu
riêng để phát huy, giữ gìn hay loại bỏ phong tục tập quán đó.
Tóm lại, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng điều kiện khách quan,
quy luật khách quan để đưa ra những nhìn nhận, những hành động giải pháp tốt nhất để xử
lý giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.



×