Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch diễn án dân sự 09_ Tranh chấp lao động_ Trần Thị Thu và Công ty YD Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.28 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHÓA ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ
---o0o---

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC
DÂN SỰ
HỒ SƠ: LS.DS 09/B3.TH4-DA4/LĐ

Họ và tên

:

Ngày sinh

:

Số báo danh

:

Lớp Luật sư

:

Ngày diễn án

:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


MỤC LỤC


I.

TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
1. Tóm tắt nội dung vụ án và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
1.1 Tư cách đương sự

Nguyên đơn:
Bà: Trần Thị Thu

sinh năm: 1985

CMND số: 031182000xxx
Ngày cấp: 26/08/2015
đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nơi cấp: Cục cảnh sát

Địa chỉ: 6xx, phố Đ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải
Phòng.
Đại diện ủy quyền: Nguyễn Thu Hà theo giấy ủy quyền 22/12/2015 (BL 12).
Theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Nguyên
đơn là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Bà Trần Thị Thu sau thời gian nghỉ thai
sản thì quay trở lại Công ty làm việc, Công ty YD cho rằng bà Thu có những sai phạm
trong q trình làm việc tiến hành xử lý kỷ luật sa thải bà Thu. Vì vậy, quyền và lợi ích
hợp pháp của bà Thu bị xâm phạm nên bà Thu có quyền khởi kiện ra Tịa án có thẩm
quyền để giải quyết.

Bị đơn:
Cơng ty TNHH YD Việt Nam
Địa chỉ: Lô 12xx Khu công nghiệp NM – Hải Phịng, Thành phố Hải Phịng.
Cơng ty được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 56/GP-KCN-HP ngày 03/10/2005.
Công ty chưa thực hiện việc đăng ký lại danh nghiệp và Dự án đầu tư để được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư (BL 107)
Đại diện theo pháp luật: Ông Shuhei – chức vụ: Giám đốc
Đại diện theo ủy quyền: Trần Thị Huyền
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Bị đơn là
người bị nguyên đơn khởi kiện. Như vậy, bà Thu làm đơn khởi kiện Công ty YD, nên
Công ty YD là bị đơn trong vụ án tranh chấp này.
1.2 Tóm tắt nội dung vụ án
Ngày 17/07/2006 bà Trần Thị Thu (gọi tắt là bà Thu) và Công ty TNHH YD Việt
Nam (gọi tắt là Công ty YD) đã cùng nhau thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động thời
hạn 1 năm, sau đó hai bên đã thống nhất gia hạn hợp đồng này thêm 1 năm nữa.
Ngày 17/10/2008, bà Thu và Công ty YD cùng nhau thỏa thuận ký kết Hợp đồng
lao động số YC-S008/VTH-2008 với nội dung:

2


(i)

Thời hạn hợp đồng là khơng xác định thời hạn;

(ii)

Trình độ chun mơn: Kế tốn;

(iii)


Chức danh: Kế tốn trưởng;

Sau thời kỳ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngày
09/12/2015, bà Thu trở lại Công ty YD để tiếp tục làm việc theo Hợp Đồng. Tuy
nhiên, khi đến cổng cơng ty thì bảo vệ khơng cho bà Thu vào làm việc. Cùng ngày, bà
Thu nhận được Thông báo số 05/2015/TB ngày 05/12/2015 với nội dung: đúng 9h
sáng ngày 15/12/2015 đến Công ty YD để làm rõ sai phạm kế tốn.
Ngày 15/12/2015, bà Thu có mặt tại cơng ty đúng giờ như Thông báo số
05/2015/TB. Tuy nhiên trong buổi làm việc này, ban lãnh đạo quy kết trách nhiệm, gây
áp lực, thúc ép, yêu cầu bà Thu phải nhận những sai phạm cá nhân nhưng không cho
biết rõ về những sai phạm cụ thể là những vấn đề gì và những bằng chứng về các lỗi
sai phạm, đồng thời yêu cầu bà Thu cung cấp hồ sơ cá nhân mà công ty đã làm thất
lạc. Sau buổi làm việc này, Ban lãnh đạo yêu cầu bà Thu ra về và khơng bố trí cơng
việc cho bà Thu làm việc.
Ngày 20/12/2015, bà Thu tiếp tục nhận được thông báo số 07/2015/TB với nội
dung: đúng 9 giờ ngày 25/12/2015 mời bà Thu đến công ty để tham gia cuộc họp Hội
đồng kỷ luật đối với bà Thu.
Ngày 25/12/2015, bà Thu đến công ty đúng giờ. Tuy nhiên, 10h30’ buổi họp mới
bắt đầu. Tại buổi họp, đại diện Ban lãnh đạo Công ty YD vẫn không đưa ra được nội
dung cụ thể liên quan đến sai phạm của bà Thu trong q trình làm việc cũng như
khơng đưa ra bằng chứng liên quan. Đại diện tổ chức cơng đồn có mặt tại buổi họp
cũng liên tục đưa ra những ý kiến buộc tội bà Thu.
Ngày 30/12/2015, bà Thu nhận được thông báo của công ty với nội dung: “Mời
bà Thu quay lại làm việc tại công ty vào hồi 8 giờ ngày 05/01/2016”
Ngày 05/01/2016, bà Thu đến công ty đúng giờ như thông báo, tuy nhiên bảo vệ
chặn lại không cho bà vào bên trong, đến 10 giờ cùng ngày bà Thu nhận được Quyết
định số S008-14/QĐ ngày 30/12/2015 của Tổng giám đốc Cơng ty YD, trong đó có
một số nội dung như sau:
“Điều 1: Quyết định bố trí bà Trần Thị Thu-S008 từ Kế tốn tại Văn phịng sang kế

tốn phụ trách quản lý kho rác từ ngày 05/01/2016.
Điều 2: Nhân viên trên sẽ phụ trách quản lý kho rác:
-

Theo dõi, thống kê, kiểm đếm và gửi bản tổng kết hàng ngày cho người phụ
trách bán rác về: tình trạng, số lượng rác theo từng loại cụ thể;
Trông coi, sắp xếp vệ sinh kho rác;
Chuẩn bị, cân đo khi bán rác;
Nơi làm việc tại kho chi.
Lương và các chế độ của nhân viên áp dụng theo Điều 31 Bộ luật lao động
năm 2012.”

Tuy nhiên, do mới sanh bà Thu không có đủ điều kiện về sức khỏe để quay trở lại
làm việc với những cơng việc được bố trí theo Quyết định này nên đề nghị được gặp
Tổng giám đốc Công ty YD và gửi rất nhiều văn bản đến Công ty YD để giải quyết
nhưng không được Công ty YD phản hồi.

3


Ngày 14/5/2016, tại buổi làm việc giữa bà Thu và Ban lãnh đạo Cơng ty YD
trước sự có mặt của Ban quản lý khu kinh tế và Cơng đồn khu kinh tế Hải Phòng, bà
Thu nhận được Biên bản xử lý kỷ luật lao động đề ngày 20/03/2016 với hình thức sa
thải. Tại cuộc họp Công ty YD được yêu cầu trả lời cho những hành vi vi phạm pháp
luật của mình chậm nhất vào ngày 25/5/2016. Tuy nhiên, cho đến nay Cơng ty YD
khơng hề có bất kỳ sự thiện chí giải quyết quyền lợi nào cho bà Thu.
Ngày 06/7/2016, bà Thu nộp đơn khởi kiện Công ty YD ra Tòa án nhân dân
huyện AD, thành phố Hải Phòng.
Ngày 11/05/2017 bà Trần Thị Thu gửi đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện.
Sau nhiều lần hịa giải khơng thành, ngày 22/08/2017, TAND huyện AD, thành

phố Hải Phòng ra quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2017/QĐST-LĐ.
1.3 Yêu cầu của nguyên đơn
Yêu cầu Công ty YD bồi thường thiệt hại do hành vi kỷ luật sa thải trái pháp
luật:
Thứ nhất: yêu cầu Công ty YD hủy Biên bản xử lý kỷ luật lao động ngày 20/03/2016
với hình thức sa thải đối với và Trần Thị Thu.
Thứ hai: Yêu cầu Công ty YD khôi phục mọi quyền lợi của bà Trần Thị Thu theo quy
định tại Hợp đồng lao động ký ngày 17/07/2006, cụ thể:
+

Thanh tốn tồn bộ tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời
gian từ 09/12/2015 đến khi chính thức nhận lại. Tạm tính đến 09/05/2017 (21
tháng) theo mức lương bà Thu được hưởng là: 20.393.000 đồng/01 tháng. Tổng
số tiền là: 20.393.000 đồng x 21 tháng = 428.253.000 đồng.

+

Bồi thường 02 tháng tiền lương, cụ thể: 20.393.000 đồng x 02 tháng =
40.786.000 đồng.

Thứ ba: Do bà Thu khơng có nhu cầu quay lại công ty làm việc, nên công ty bồi
thường thêm các khoản tiền sau: Thanh tốn trợ cấp thơi việc: thời gian được hưởng
trợ cấp thôi việc là từ 17/07/2006 đến 31/12/2008 (2,5 năm) là 20.393.000 đồng x ½ x
2,5 = 25.491.250 đồng.
Bồi thường 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động, cụ thể: 20.393.000 đồng x 02
tháng = 40.786.000 đồng.
 Tổng tiền Công ty phải trả cho bà Thu: 428.253.000 đồng + 40.786.000 đồng

+ 25.491.250 đồng + 40.786.000 đồng = 535.316.250 đồng.
Buộc Công ty YD thực hiện ngay việc chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho bà Thu từ ngày

09/12/2015 đến khi có phán quyết của Tịa án.
1.4 Chứng cứ chứng minh yêu cầu của Nguyên đơn
1) Bản sao CMND, Sổ hộ khẩu; Giấy xác nhận CMND của Công an thành phố Hải

Phòng;
2) Hợp đồng lao động ký ngày 17/10/2008;
3) Giấy ủy quyền cho Công ty Luật K ngày 22/12/2015;
4) Thông báo ngày 05/12/2015 của công ty YD;

4


5) Thông báo ngày 20/12/2015 của Công ty YD;
6) Công văn đề nghị giải quyết quyền lợi của Công ty Luật K ngày 09/01/2016;
7) Công văn đề nghị giải quyết quyền lợi của Công ty Luật K ngày 28/01/2016;
8) Công văn đề nghị giải quyết quyền lợi của Công ty Luật K ngày 03/03/2016;
9) Công văn đề nghị giải quyết quyền lợi của Công ty Luật K ngày 29/05/2016;
10) Biên bản họp kỷ luật ngày 25/12/2016 và ngày 20/03/2016;
11) Quyết định số 008/14-QĐ ngày 30/12/2015 công ty YD;
12) Công văn đề nghị phối hợp hòa giải tranh chấp lao động;
13) Biên bản làm việc ngày 14/05/2016;
14) Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động số 12/2016/CV-K ngày 12/03/2016; số

20/2016 ngày 27/03/2016;
15) Công văn số 39/LĐTBXH ngày 25/03/2016.

1.5 Ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Xác nhận bà Thu vào làm cho Công ty từ ngày 17/07/2006, được ký Hợp đồng
lao động không xác định thời hạn. Trước khi nghỉ thai sản bà Thu làm kế tốn kiêm
thủ quỹ văn phịng với mức lương 20.393.000 đồng/ tháng. Tháng 06/2015 bà Thu

nghĩ sinh con nên Cơng ty đã tuyển kế tốn mới làm thay cơng việc của bà Thu. Kế
toán mới phát hiện bà Thu đã có một số sai sót về kế tốn trong thời gian làm việc. Vì
vậy khi bà Thu đi làm, ngày 05/01/2016 Công ty ra quyết định 008-14/QĐ điều
chuyển bà Thu làm kế toán ở bộ phận khác nhưng bà Thu không đồng ý và không đến
Công ty làm việc. ngày 10, 13, 17/03/2016 Cơng ty có thơng báo gửi cho bà Thu yêu
cầu bà đến công ty làm việc nhưng bà Thu không đến Công ty theo nội dung thông
báo.
Ngày 20/03/2016, Công ty tổ chức buổi họp để xác định việc bà Thu không đến
Công ty, hành vi của bà Thu đã vi phạm nội quy Công ty và phải chịu hình thức kỷ luật
sa thải, tuy nhiên trong thời gian đó, bà Thu đang ni con dưới 12 tháng nên Công ty
không ban hành quyết định kỷ luật sa thải. Biên bản này được Công ty gửi qua đường
bưu điện cho bà Thu. Tại buổi làm việc ngày 14/05/2016 bà Thu có đề nghị được chấm
dứt Hợp đồng lao động và yêu cầu bồi thường cao nên Công ty không xem xét. Từ
ngày 20/03/2016 đến ngày 14/05/2016, Công ty khơng có văn bản thơng báo mời bà
Thu trở lại làm việc.
Về tiền lương bà Thu được hưởng, Công ty xác định khoảng thời gian từ ngày
09/12/2015 đến ngày 14/08/2016, bà Thu sẽ được hưởng những ngày bà Thu được bảo
vệ Công ty xác nhận đến Công ty, cụ thể từ ngày 09/12/2015 đến ½ ngày 05/01/2016,
tổng cộng 26,5 ngày làm việc. Mức lương bà Thu được hưởng là 20.393.000, Công ty
làm việc 48 giờ/ tuần.
Về chốt sổ, trả sổ bảo hiểm công ty đã chốt sổ và sẽ trả sổ cho bà Thu. Công ty
đã chốt sổ đến 09/12/2015, cơng ty khơng nhất trí với u cầu chốt sổ bảo hiểm đến
thời điểm bà Thu yêu cầu.
1.6 Chứng cứ chứng minh của bị đơn
1) Hợp đồng lao động vô thời hạn ký ngày 17/10/2008

5


2) Hồ sơ xin việc của bà Thu;

3) Vận đơn số 1000204 ngày 27/03/2016 của Công ty YD gửi bà Thu;
4) Vận đơn số 1000202 ngày 26/03/2016;
5) Vận đơn số 1000197 ngày 11/03/2016;
6) Vận đơn số 1009232 ngày 22/12/2015
7) Thông báo ngày 20/12/2015;
8) Thông báo ngày 10/03/2016;
9) Thông báo ngày 13/03/2016;
10) Thông báo ngày 17/03/2016.

2. Kết quả nghiên cứu hồ sơ
2.1 Xác định quan hệ tranh chấp
Tại khoản 7 điều 3 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa
các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với
người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động.”
Đây là tranh chấp lao động, cụ thể: tranh chấp về việc sa thải trái pháp luật giữa
Người sử dụng lao động là Công ty YD và Người lao động là bà Trần Thị Thu.
2.2 Thẩm quyền giải quyết
Tại điểm a Khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015 quy định:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động
phải thơng qua thủ tục hịa giải của hịa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng
các bên khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng, hịa giải khơng thành hoặc khơng
hịa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây
khơng bắt buộc phải qua thủ tục hịa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.”
 Tranh chấp về lao động giữa Công ty YD và bà Thu thuộc thẩm quyền giải


quyết của Tịa án, bà Thu và Cơng ty YD đã tham gia thủ tục hịa giải nhưng
hịa giải khơng thành;
Tại điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp huyện, quy định:
“1. Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”
 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.

Tại điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh
thổ, quy định:
6


“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như
sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở,
nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy
định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.”
 Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải

quyết của Tịa án nơi bị đơn có trụ sở;
 Như vậy, Thẩm quyền giải quyết là TAND cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở, cụ

thể là Tịa án nhân dân huyện AD có thẩm quyền giải quyết.
2.3 Thời hiệu khởi kiện
Theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật lao động 2012 về Thời hiệu yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân, quy định:
“2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ

ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị vi phạm.”
Thời điểm quyền lợi của bà Thu bắt đầu bị xâm phạm bởi hành vi không cho bà
Thu vào làm việc, kéo theo các hành vi xâm phạm quyền lợi do Công ty YD thực hiện
là từ ngày 09/12/2015.
 Như vậy, ngày khởi kiện của chị Thu là ngày 06/07/2016 thì thời hiệu khởi kiện

vẫn còn.
2.4 Vấn đề trọng tâm cần chứng minh để bảo vệ nguyên đơn
Chứng minh nguyên đơn là bà Thu có làm việc theo hợp đồng lao động khơng
xác định thời hạn tại Công ty YD.
Chứng minh hành vi vi phạm của cơng ty YD:

-

-

+

Khơng bố trí cơng việc cho lao động nữ trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản;

+

Tiến hành xử lý kỷ luật đối với lao động nữ ni con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

+

Bố trí việc làm công việc không được sử dụng lao động nữ.
Thời điểm để tính mức bồi thường đối với cơng ty YD và ngày tất toán BHXH
của bà Thu.


2.5 Luật áp dụng
-

-

Bộ luật lao động 2012;
Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dân Bộ luật lao động;
Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về danh mục công việc
không được sử dụng lao động nữ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội ban hành.
Luật bảo hiểm xã hội 2006;
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

7


II.

KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TÒA
1. Hỏi Nguyên đơn – bà Trần Thị Thu
1) Bà cho biết bà làm việc tại công ty YD từ thời gian nào?
2) Bà và Cơng ty YD có ký hợp đồng lao động khơng? Nếu có thì hợp đồng lao

động loại gì?
3) Bà sinh con vào ngày, tháng, năm nào?
4) Công việc của bà tại công ty YD là trước khi nghỉ thai sản?
5) Sau thời gian nghỉ thai sản, bà có quay lại công ty YD làm việc đúng thời gian

quy định hay khơng?

6) Bà có được cơng ty YD bố trí cơng việc như cũ hay khơng? Có bị ai cản trở hay

khơng?
7) Bà cho biết Bảo vệ cơng ty đã nói gì với bà khi bà quay trở lại cơng ty làm việc

vào ngày 9/12/2015?
8) Bà nhận được biên bản họp xử lý kỷ luật ngày 20/03/2016 khơng?
9) Bà có tham gia vào cuộc họp xử lý kỷ luật này không?
10) Biên bản xử lý kỷ luật lao động đối với bà mà Công ty YD đưa ra vào ngày

20/03/2016, vào thời điểm đó, con bà được bao nhiêu tháng tuổi?
11) Cơng ty YD bố trí cơng việc gì cho bà sau khi mời bà trở lại làm việc? Cơng

việc có phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết và có phù hợp với hồn cảnh
và sức khỏe của chị khơng?
12) Bà nhận được quyết định bố trí cơng việc khác cho mình vào lúc nào?
13) Cơng việc mới có phù hợp chun mơn kế tốn trưởng của bà hay không?

2. Hỏi bị đơn – đại diện Công ty YD
1) Trước khi bà Thu nghỉ thai sản, mức lương của bà Thu là bao nhiêu?
2) Vị trí cơng việc của bà Thu trước khi nghỉ thai sản là gì?
3) Phía cơng ty có biết bà Thu hiện đang ni con dưới 12 tháng tuổi hay không?
4) Tại sao Công ty lại sắp xếp công việc cho bà Thu trong môi trường làm việc ô

nhiễm, tiếp xúc trực tiếp đến rác thải trong khi biết rõ bà Thu đang trong thời kỳ
ni con dưới 12 tháng tuổi?
5) Phía cơng ty cho rằng bà Thu đã có nhiều sai sót trong nghiệp vụ kế tốn, vậy

phía cơng ty có căn cứ nào chứng minh khơng? Đó là những chứng cứ nào?
6) Phía cơng ty cho rằng bà Thu đã sử dụng phần mềm Team Viewer để can thiệp


vào hệ thống kế tốn của cơng ty, phía cơng ty có bằng chứng nào chứng minh
về việc này không?
7) Sau khi tuyên bố sa thải bà Thu, công ty liên lạc với bà Thu bằng phương thức

nào?
8) Bà Thu không đến Công ty từ lúc nào? Vậy tại sao đến ngày 20/3/2016, Công

ty mới có cuộc họp xử lý việc này?

8


9) Công ty lập biên bản xử lý kỷ luật lao động là ngày 20/03/2016 nhưng đến ngày

15/08/2016 mới ra quyết định sa thải bà Thu đúng không?
10) Công ty YD có muốn nhận bà Thu trở lại làm việc với chức vụ kế toán trưởng

như trước khi bà Thu nghỉ thai sản hay không?
III.

LUẬN CỨ BẢO VỆ NGUYÊN ĐƠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGUYÊN
ĐƠN LÀ BÀ TRẦN THỊ THU
Kính thưa:

- Hội đồng xét xử;


-

Thưa đại diện Viện Kiểm sát;

-

Thưa Luật sư đồng nghiệp!

Tôi là luật sư Nguyễn Thị X – thuộc văn phòng Luật sư ABC & Cộng sự, thuộc
Đồn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Tơi tham gia phiên tồ hơm nay với tư cách là
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn là bà Trần Thị Thu.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, trao đổi với các đương sự và theo dõi diễn biến
phiên tịa ngày hơm nay, tơi xin đưa ra quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp cho nguyên đơn là bà Trần Thị Thu. Tôi xin khẳng định, các yêu cầu
bà Trần Thị Thu đưa ra là hồn tồn có căn cứ và hợp pháp.
Thứ nhất: Công ty YD đã vi phạm quy định của pháp luật về việc khơng bố trí
cơng việc cho bà Thu kể từ ngày 09/12/2015 đến ngày 05/01/2016.
Tại Điều 158 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian
theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm
cũ khơng cịn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức
lương khơng thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”
Ngày 17/07/2006, bà Trần Thị Thu ký kết Hợp đồng lao động với Cơng ty YD thì
bà Thu trở thành người lao động của Công ty YD cho đến nay, sau khi nghỉ thai sản thì
bà Thu đã đến Cơng ty để tiếp tục làm việc là đúng với quy định của Bộ luật lao động
2012. Mặt khác, trong thời gian làm việc tại Công ty, bà Thu không hề bị Công ty YD
kiểm điểm, khiển trách hay bị xử lý kỷ luật lần nào.
Tuy nhiên, sau khi bà Thu quay trở lại làm việc sau khi nghĩ thai sản thì phía

Cơng ty YD đã khơng bố trí cơng việc cho bà Thu, đồng thời công ty đưa ra một số lý
do liên quan đến sai phạm của bà Thu nhưng khơng có bất cứ bằng chứng nào để
chứng minh sai phạm của bà Thu. Việc Công ty YD yêu cầu bà Thu phải cung cấp hồ

9


sơ cá nhân là điều hết sức phi lý. Hồ sơ cá nhân của bà Thu do công ty YD quản lý đã
bị mất trong thời gian bà Thu nghỉ sinh con khơng phải là lỗi của bà Thu.
Vì vậy, hành vi khơng bố trí cơng việc cho bà Thu ngay sau khi nghỉ sinh của
Công ty YD đã vi phạm Điều 158 Bộ luật lao động 2012, từ đó làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thu.
Thứ hai: Công Ty YD đã vi phạm trong việc tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối
với bà Thu.
Tại điểm d khoản 4 Điều 123 và khoản 4 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012
quy định:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau
đây:
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi.”
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ
luật lao động.”
Việc xử lý kỷ luật lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được hướng dẫn bởi
Điều 29 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi
1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động

là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi.
2. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết
thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể
từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”
Mặc dù biết rõ hiện nay bà Thu đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng
Công ty YD vẫn tiến hành tổ chức buổi họp để xử lý kỷ luật với hình thức chuyển
cơng việc, thay đổi nội dung trong Hợp đồng lao động mà khơng có sự thỏa thuận với
bà Thu. Cụ thể, trước khi nghỉ sinh con bà Thu làm cơng việc Kế tốn trưởng cơng ty,
địa điểm tại văn phòng, tuy nhiên theo Quyết định số S008-14/QĐ ngày 30/12/2015 là:
“trông coi, sắp xếp, vệ sinh kho rác, chuẩn bị, cân đo khi bán rác,….. địa điểm làm
việc tại kho rác”. Đây là những công việc không được thỏa thuận trong Hợp đồng lao
động.
Thứ ba: Công ty YD buộc chị Thu phải làm những công việc không được sử dụng
lao động nữ.
Tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật lao động 2012 quy định về công việc không được
sử dụng lao động nữ như sau:

10


“Điều 160. Công việc không được sử dụng lao động nữ
1. Cơng việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 ban hành Danh mục
không được sử dụng lao động nữ trong một số công việc được quy định tại Phần B về
danh mục áp dụng cho lao động nữ có thai hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi,
trong đó có liệt kê “Cơng việc dễ bị nhiễm trùng”.
Rõ ràng công việc liên quan trực tiếp đến rác thải do Ban lãnh đạo Công ty YD
phân công cho bà Thu theo Quyết định số S008-14/QĐ ngày 30/12/2015 là một công

việc tiếp xúc với môi trường làm việc rất ô nhiễm, không phù hợp với chuyên môn,
sức khỏe của bà Thu, đặc biệt là sau khi vừa nghỉ sinh và nuôi con nhỏ.
Như vậy, sau khi nghỉ sinh con quay trở lại làm việc thì bà Thu đang từ chức vụ
Kế tốn trưởng của Cơng ty YD đã bị kỷ luật chuyển xuống làm nhân viên quản lý kho
rác. Đây chính là hành vi gây áp lực với mục đích buộc người lao động phải chấm dứt
Hợp đồng lao động.
Từ những phân tích và dẫn chứng nêu trên, cho thấy các u cầu của ngun đơn hồn
tồn có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét:
Yêu cầu Công ty YD bồi thường thiệt hại do hành vi kỷ luật sa thải trái pháp
luật:
Một là: yêu cầu Công ty YD hủy Biên bản xử lý kỷ luật lao động ngày 20/03/2016 với
hình thức sa thải đối với và Trần Thị Thu.
Hai là: Yêu cầu Công ty YD khôi phục mọi quyền lợi của bà Trần Thị Thu theo quy
định tại Hợp đồng lao động ký ngày 17/07/2006, cụ thể:
+

Thanh tốn tồn bộ tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời
gian từ 09/12/2015 đến khi chính thức nhận lại. Tạm tính đến 09/05/2017 (21
tháng) theo mức lương bà Thu được hưởng là: 20.393.000 đồng/01 tháng. Tổng
số tiền là: 20.393.000 đồng x 21 tháng = 428.253.000 đồng.

+

Bồi thường 02 tháng tiền lương, cụ thể: 20.393.000 đồng x 02 tháng =
40.786.000 đồng.

Ba là: Do bà Thu khơng có nhu cầu quay lại công ty làm việc, nên công ty bồi thường
thêm các khoản tiền sau: Thanh tốn trợ cấp thơi việc: thời gian được hưởng trợ cấp
thôi việc là từ 17/07/2006 đến 31/12/2008 (2,5 năm) là 20.393.000 đồng x ½ x 2,5 =
25.491.250 đồng.

Bồi thường 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động, cụ thể: 20.393.000 đồng x 02
tháng = 40.786.000 đồng.
 Tổng tiền Công ty phải trả cho bà Thu: 428.253.000 đồng + 40.786.000 đồng

+ 25.491.250 đồng + 40.786.000 đồng = 535.316.250 đồng.
Buộc Công ty YD thực hiện ngay việc chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho bà Thu từ ngày
09/12/2015 đến khi có phán quyết của Tịa án.
Trên đây là toàn bộ luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn
là bà Trần Thị Thu. Kính mong Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án để có một bản án
cơng minh, thấu tình đạt lý.

11


Cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe!
Tôi chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Luật sư. Nguyễn Thị X

12


IV.

NHẬN XÉT DIỄN ÁN

13




×