Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Xây dựng kế hoạch mua hàng đối với sản phẩm trà xanh C2 trên thị trường của công ty URC Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.46 KB, 34 trang )

1 | P a g e
Lời nói đầu
Tất cả các dòng sản phẩm nước ngọt đóng chai (ready-to-
drink tea) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời
gian gần đây. Cụ thể là trà xanh là chất liệu dùng để chế biến
thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng nghìn năm nay, đặc biệt
ở các nước khu vực châu Á như Việt Nam,Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc…Vì thế, nhóm chúng tôi quyết định chọn loại
mặt hàng này cụ thể là trà xanh C2 để nghiên cứu nhu cầu sử
dụng sản phẩm của khách hàng nhằm mục đích xác định nhu
cầu mua hàng cho kỳ dinh doanh tiếp theo của đơn vị.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: khu vực đường Hồ Tùng Mậu.
Với chiều dài hơn 5 km, từ cầu vượt Dịch Vọng đi cầu Diễn, rồi đổ
ra quốc lộ 32. đường Hồ Tùng Mậu cũng là một trong những khu
vực mà thị trường nước giải khát diễn ra sôi động: Với khoảng 30
điểm bán hàng lớn nhỏ bao gồm các đại lý vừa và nhỏ và các cửa
hàng bán lẻ. Đây là khu vực thị trường mà chúng tôi đang hướng
tới.
2 | P a g e
Để tìm hiểu rõ về phản ứng của khách hàng như thế nào đối
với sản phẩm trà xanh C2. Nhóm đã nghiên cứu những khách
hàng là sinh viên, công nhân, bác sĩ và một số nghề nghiệp khác
trong đó tập trung là sinh viên đặc biệt là trường đại học
Thương Mại.
3 | P a g e
I. Lý thuyết về lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp
thương mại
1.1 Nội dung và căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng:
1.1.1 Nội dung kế hoạch mua hàng:
Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thường được xây dựng
theo tháng, quý, theo năm, theo mặt hàng, theo đơn vị mua hàng. Kế


hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại thường được chia
thành các nhóm chính:
- Kế hoạch phục vụ nhu cầu bán ra của doanh nghiệp (mua
hàng hóa, mua nhãn mác bao bì)
- Kế hoạch mua hàng đáp ứng nhu cầu vận hành của doanh
nghiệp (tài sản, trang thiết bị, dịch vụ…)
- Kế hoạch mua hàng có nội dung chủ yếu sau:
- Mặt hàng (tên, mã hiệu, tiêu chuẩn, )
- Số lượng
- Hình thức mua
- Giá mua dự tính
- Thời điểm mua
- Nhà cung cấp dự tính
- Ngân sách mua hàng
1.1.2. Căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng;
4 | P a g e
1.1.2.1. Căn cứ vào giá trị hàng mua (nguyên lý Pareto)
Doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng khác nhau cới từng loại
hàng hóa khác nhau tùy theo mức độ quan trọng của giá trị hàng
mua. Hàng mua có giá trị càng cao thì kế hoạch mua hàng càng được
xây dựng cụ thể và chi tiết.
Doanh nghiệp có thể sử dụng cách phân loại ABC theo nguyên
lý Pareto. Cách phân loại này chủ ý đến giá trị hàng hóa và dịch vụ
cần mua. Phân tích ABC về doanh số mua theo chủng loại hàng hóa
cho phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua hàng phù hợp.
1.1.2.2. Căn cứ vào mức độ rủi ro trong mua hàng:
Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào mức
độ rủi ro khi mua hàng. Rủi ro trong mua hàng càng cao, doanh
nghiệp càng cần phải quan tâm và sâu sát đến công tác mua hàng để
giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường mua

hàng với số lượng ít hơn, ưu tiên các nhà cung cấp truyền thống, quy
trình phân tích và đánh giá nhà cung cấp chặt chẽ, sự giám sát của
quản lý cấp cao chặt chẽ hơn.
5 | P a g e
Rủi ro trong mua hàng cao hay thấp được xác định dựa trên cơ
sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng, gây trở ngại cho quá trình mua
hàng của doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể đến từ bên trong
hoặc bên ngoài doanh nghiệp, như : nguy cơ phá sản của nhà cung
ứng; khoảng cách địa lý của nguồn hàng; mua hàng phân tán, nhỏ lẻ;
thời hạn giao hàng; nhà cung cấp có sức ép lớn; mức độ liên kết giữa
các nhà cung cấp; sản phẩm mới và tốc độ biến động của công nghệ,
các yếu tố liên quan đến pháp luật,… Các yếu tố bên trong doanh
nghiệp có thể kể tới như: công tác xác định mua hàng của doanh
nghiệp; truyền thông nội bộ phục vụ mua hàng; thủ tục hành chính
mua hàng của doanh nghiệp; năng lực đội ngũ mua hàng;…
Các yếu tố thuộc nhóm gây trở ngại lớn có thể gây tình trạng
gián đoạn trong cung ứng, hoặc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của
sản phẩm dịch vụ.
1.1.2.3. Căn cứ vào tình hình thị trường:
Tình hình thị trường là căn cứ quan trọng trong xây dựng kế
hoạch mua hàng. Để tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến
6 | P a g e
cung và cầu trên thị trường, xu hướng biến động của nhu cầu và cung
ứng, vị thế của nhà cung cấp, các yếu tố pháp lí, các quy trình, các hệ
tiêu chuẩn hiện hành,…
Doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố cạnh tranh trong mua và
bán. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
doanh nghiệp thương mại, các tập đoàn phân phối quốc tế có ảnh
hưởng mạnh đến nhà cung cấp trên thị trường, gây sức ép buộc các
nhà cung cấp này áp dụng chính sách phân biệt trong cung cấp hàng

hóa với các doanh nghiệp thương mại nội địa.
Khi nghiên cứu thị trường cung ứng, doanh nghiệp phải tính
toán được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cung ứng. vị thế
này thể hiện ở các điểm sau: doanh số mua hàng của doanh nghiệp,
vị thế của nhà cung ứng trên thị trường, động cơ của nhà cung ứng.
nắm bắt được các thông tin này sẽ giúp cho công tác triển khai mua
hàng được tiến hành tốt hơn.
1.1.2.4. Các căn cứ khác:
7 | P a g e
Ngoài các căn cứ nêu trên còn có các căn cứ khác để xác định kế
hoạch mua hàng như:
- Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ
- Khả năng dự trữ của doanh nghiệp
- Những điều kiện về pháp lý/ tiêu chuẩn hiện hành
1.2. Xác định nhu cầu mua hàng:
1.2.1 Quy trình xác định nhu cầu mua hàng:
Xác định mua hàng là nội dung quan trọng nhất trong hoạch
định mua hàng. Xác định nhu cầu mua hàng nhằm xác định được
danh mục các hàng hóa và dịch vụ cần mua đáp ứng chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Năm bắt nhu cầu mua hàng của doanh
nghiệp là bước thu thập dữ liệu để triển khai công tác mua hàng hiệu
quả trong thời điểm trước mắt và sau này.
Quy trình xác định nhu cầu mua hàng cụ thể hóa chính sách
mua hàng của doanh nghiệp. Với donh nghiệp thương mại, nhu cầu
mua hàng thường được xác định theo nhóm sản phảm chú trọng đến
8 | P a g e
những nét đặc trưng của từng nhóm. Có 3 quy trình cơ bản để xác
định nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp:

- Down – top (dưới – trên) : các bộ phận trong doanh
nghiệp chủ động đưa xác định và đề xuất nhu cầu về hàng hóa
và dịch vụ cần mua.
- Top- Down –Top ( trên –dưới- trên ) cấp doanh nghiệp đề
xuất các loại hàng hóa và dịch vụ cần mua để tham khảo ý kiến
các đơn vị kinh doanh và ra quyết định.
- Top- Down ( trên – dưới ) cấp trên sẽ gợi ý các hàng hóa
cần mua sau đó bên dưới sẽ quyết định cần và nên mua hàng
hóa và dịch vụ nào.
Việc xác định nhu cầu mua hàng được xác định theo hai hướng:
- Xác định nhu cầu mua hàng với những mặt hàng đang tiêu thụ ổn
định
- Xác định nhu cầu mua các hàng hóa mới.
1.2.2. Nội dung xác định nhu cầu mua hàng
1.2.2.1. Các loại nhu cầu cần mua hàng của doanh nghiệp:
9 | P a g e
Thông thường nhu cầu mua hàng của DNTM thuộc 2 nhóm
chính:
- Nhóm đáp ứng nhu cầu hoạt động hành chính và vận hành của
doanh nghiệp. Khi triển khai mua hàng hóa thuộc nhóm này, cần lưu
ý những yếu tố thuộc về bảo mật thông tin tránh rò rỉ cho các đối thủ
cạnh tranh nắm bắt, đảm bảo các yếu tố về sở hữu trí tuệ, lưu ý đến
công tác bảo dưỡng và bảo trì nếu là mua sắm các trang thiết bị,…
- Nhóm phục vụ nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Nhu cầu
mua hàng này phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường dựa trên quan
điểm mua cái thị trường cần.
Cụ thể, doanh nghiệp thương mại sẽ có các laoij nhu cầu mua hàng
sau:
- Mua hàng hóa thông thường để bán.
- Mua vật tư, nguyên liệu để phục vụ cho quá trình kinh doanh.

- Mua dịch vụ
- Mua và thuê tài sản cố định.
- Mua công nghệ và sở hữu trí tuệ
10 | P a g e
1.2.2.2. Xác định nhu cầu mua hàng hóa thông thường:
Nhu cầu mua hàng được xác định trước hết là căn cứ vào nhu
cầu sản xuất và bán ra của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp
thương mại thương dựa vào công thức cân đối sau để xác định nhu
cầu mua hàng:
M + Dđk = B + Dck
Trong đó:
M - Lượng hàng hoá cần mua vào trong toàn bộ kì kinh doanh.
B – Lượng hàng bán ra (theo kế hoạch) của doanh nghiệp trong

Dđk - Lượng hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp đầu kì kinh doanh
Dck – Lượng hàng hoá dự trữ cuối kì (kế hoạch) để chuẩn bị
cho kì kinh
doanh tiếp theo.
Từ công thức cân đối có thể xác định nhu cầu mua (nhập) vào trong
kỳ như sau:
M = B + Dck - Dđk
11 | P a g e
1.2.2.3. Xác định nhu cầu mua một số hàng hóa và dịch vụ đặc thù:
Doanh nghiệp cần chú ý tới việc xác định nhu cầu mua một
số hàng hóa và dịch vụ đặc thù sau:
-Xác định nhu cầu mua bao bì, tem nhãn mác.
- Xác định nhu cầu mua sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại.
- Xác định nhu cầu mua hàng gia công.
1.3. Xác định mục tiêu và phương án mua hàng
1.3.1 Xác định mục tiêu mua hàng

Mục tiêu mua hàng của doanh nghiệp bao gồm:
- Mục tiêu về chất lượng hàng mua
- Mục tiêu về đảm bảo thời gian giao hàng
- Mục tiêu đảm bảo chi phí mua hàng thấp nhất
- Mục tiêu đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong mua hàng
Ngoài ra, mua hàng còn có các mục tiêu khác như:
- Mục tiêu thu thập thông tin thị trường thông qua các nhà cung cấp.
- Mục tiêu huy động được tín dụng từ phía nhà cung cấp.
12 | P a g e
- Mục tiêu tạo ra những nguồn hàng khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
- Mục tiêu tăng tính chủ động và kiểm soát được đầu vào của doanh
nghiệp.
- Mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với nhà cung cấp,…
1.3.2. Xác định phương án mua hàng:
Phương án mua hàng được xây dựng dựa trên cơ sở chính
sách và kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp. Phương án mua hàng
phải đảm bảo chi tiết, nhưng cũng không cứng nhắc để đảm bảo tính
linh hoạt trong công tác mua hàng.
Phương án mua hàng thường được các doanh nghiệp xác lập cho
từng thương vụ mua hàng hoặc cho một chu kỳ ngắn.
Một phương án mua hàng phải làm cụ thể hóa một số nội dung cơ
bản sau đây:
+ Mục tiêu mua hàng
+ Tên, loại sản phẩm, dịch vụ cần mua
+ Quy cách, tiêu chuẩn sản phẩm và dịch vụ
+ Số lượng từng loại sản phẩm và dịch vụ
13 | P a g e
+ Giao nhận
+Thời hạn giao hàng
+ Thời hạn thanh toán

+Các điều kiện về bảo hành
+ các điều kiện về bảo trì
+ đào tạo chuyển giao
+ các tài liệu đi kèm
+ sở hữu trí tuệ
+ một số địa chỉ nhà cung ứng có thể
1.3.3. Xác định ngân sách mua hàng:
Để xác định ngân sách mua hàng, doanh nghiệp cần xác định
tổng giá trị mua hàng hóa và dịch vụ cần mua, dự trữ các khoản cần
thiết khi mua hàng. Thông thường các chi phí bao gồm các khoản
chính sau:
- Tiền hàng chi trả cho nhà cung ứng
- Chi phí vận chuyển
14 | P a g e
- Chi phí bảo hiểm hàng mua
- Chi phí lưu kho
- Thuế
- Lệ phí khác trong mua hàng
- Chi phí nhân sự mua hàng
- Chi phí hoa hồng môi giới
- Chi phí đi lại
….
II/ Xây dựng kế hoạch mua hàng
2.1 Giới thiệu chung về công ty URC Việt Nam và sản phẩm trà xanh
C2
URC (Universal Robina Corporation) là
một trong những công ty tiên phong của
Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lãnh vực kinh
doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực
phẩm lớn nhất Philippines.

15 | P a g e
Họ cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và vùng
lãnh thổ như Đài Loan, Mỹ, Italia, Nhật Bản và một số nước Trung
Đông. URC hiện đang giữ 30% thị trường khoai tây chiên tại
Singapore, 33% tại Malaysia; 28% thị trường bánh xốp tại Thái
Lan; và 22% thị trường bánh snack mặn tại Hongkong….
Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill,
sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các
sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh
biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài
ra còn có cả các lọai kem…
Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn
URC quốc tế. URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo
từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương. Ngoài
các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC
trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2.
Năm 2005, công ty URC đầu tư nhà máy sản xuất tại khu công
nghiệp Việt nam Singapore. Được sản xuất trên hệ thống máy móc
16 | P a g e
hiện đại, hoạt động trên dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động và
khép kín với một quy trình giám sát và kiểm tra chất lượng nghiêm
ngặt của từng bộ phận. Từ đó, công ty URC cam kết luôn đảm bảo
cho sản phẩm trà xanh C2 đạt tiêu chuẩn tốt nhất về chất lượng
cũng như mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng. Điều
này được minh chứng qua việc nhãn hàng C2 đã vinh dự được
nhận giải vàng thương hiệu về An Toàn Vệ sinh Thực phẩm do Bộ
Y Tế cấp năm 2009.
Hiên nay, trên thị trường, C2 đã nhận được sự ủng hộ và yêu thích
từ phía các khách hàng và đang trở thành một trong những sản
phẩm trà xanh hàng đầu trên thị trường Việt Nam cũng như trong

tâm trí người tiêu dùng. Uống trà xanh C2 không chỉ là một thói
quen tốt mà còn thể hiện một phong cách sống hiện đại và lành
mạnh .
Trà xanh C2 – Mát Lạnh & Thanh Khiết : Được chế biến từ
100% Trà Xanh Thái Nguyên tự nhiên. Với hương vị thanh thoát
và thơm ngon nhờ được chắt lọc kỹ từ những lá trà tươi non, thanh
khiết, giúp mang lại cho bạn cảm giác thật đã khát và sảng khoái
17 | P a g e
dài lâu. Trà xanh C2 chứa hàm lượng L-THEANINE &
CATECHINS giúp chống lão hóa mang lại sự tỉnh táo và cảm giác
thư giãn sảng khoái.
2.2 Nội dung và căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng
2.2.1 Căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng
- Căn cứ vào giá trị hàng mua của các kỳ kinh doanh trước và
nhu cầu của khách hàng qua điều tra khảo sát ở biểu đồ trên ta thấy
+ nhóm A: trà xanh C2 hương chanh
+ nhóm B: trà xanh C2 hương cam, hương dâu, hương đào
+ nhóm C: trà xanh C2 hương táo
Biểu đồ 1. Hương vị ưa thích của khách hàng
- Căn cứ vào tình hình thị trường
Trà không phải là thức xa lạ với ẩm thực và văn hóa Việt Nam
cũng như các nước Á đông khác, nhưng trong cuộc sống hiện đại
với nhiều mối lo về sức khỏe và người ta cũng hiểu được những lợi
18 | P a g e
ích của trà xanh, thì vị thế của cây trà mới được đề cao đến thế
trong cuộc sống.
Tại Việt Nam, thức uống trà xanh chỉ bắt đầu phát triển khoảng
5 năm trở lại đây. Sự ra đời của các loại nước uống dinh dưỡng đã
làm thay đổi xu hướng tiêu dùng trong dân. Càng ngày người tiêu
dùng càng chú ý đến các loại nước uống có các đặc tính: tốt cho

sức khỏe, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có tác dụng và hiệu
quả nhanh trong việc cung cấp năng lượng và giải khát, đa dạng và
mới lạ về hương vị Sự lên ngôi của trà xanh tại thị trường Việt
Nam gắn liền với sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu lớn như
Lipton, Pepsi, Nestlé, Coca-Cola, Uni President, URC
Nghiên cứu của Công ty Nielsen VN cũng cho thấy, tốc độ tăng
trưởng của mặt hàng nước giải khát trà xanh luôn đạt trên
30%/năm, trong khi mức tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng
nhanh chỉ đạt 11%. Đây là một mức phát triển mà không có một
loại nước giải khát nào đạt được, chứng tỏ nhu cầu của người tiêu
dùng đang rất lớn và đây thực sự là một thị trường rất giàu tiềm
năng
19 | P a g e
Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam là thị trường tiêu
thụ nước giải khát không cồn với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
thế giới. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với mức phát
triển tốt, sức mua của người tiêu dùng không hề giảm, ngay cả
trong khủng hoảng kinh tế.
2.2.2 Nội dung kế hoạch mua hàng
2.2.2.1 Mặt hàng cần mua
Biểu đồ 2. Loại trà xanh ưa thích của khách hàng
Trong số 30 phiếu điều tra phát ra thì có 16 phiếu (chiếm 53%)
trả lời rằng thường sử dụng trà xanh C2 trong đó hương chanh
được nhiều người ưa dùng nhất (chiếm 60%)
Mặt hàng cần mua là sản phẩm trà xanh C2 với các hương vị
như trên: hương chanh, hương cam, hương đào, hương dâu và
hương táo. Các sản phẩm phải có xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn
tốt nhất về chất lượng cũng như mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2.2.2 Số lượng hàng mua ( Mua bao nhiêu? ):
20 | P a g e

Số lượng hàng mua phụ thuộc vào lượng hàng có thể nhập về
kho và lượng hàng cần cung cấp ngay cho khách hàng (đại lý – cửa
hàng bán lẻ).
Với kiểu thời tiết nắng nóng thất thường như hiện nay, nhập
hàng về mà để dự trữ, bảo quản không tốt sẽ là điều bất lợi cho
doanh nghiệp, và có khi sẽ xảy ra thiệt hại khi hàng hoá dự trữ hư
hỏng. Từ tình hình cụ thể công ty sẽ nhập lượng hàng vừa đủ,
lượng hàng dự trữ trong kho luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.
Chúng tôi dự kiến mua vào 440 thùng/tháng tương đương
với 10.560 chai/tháng (1 thùng là 24 chai) hay 110 thùng 1 tuần.
Về số lượng trà xanh C2 mua theo hương vị như sau: 264 thùng
trà xanh C2 hương chanh/tháng tức 66 thùng/tuần , 74 thùng trà
xanh C2 hương cam/tháng tức 19 thùng/tuần, 44 thùng trà xanh C2
hương dâu/tháng tức 11thùng/tuần, 44 thùng trà xanh C2 hương
đào/tháng tức 11thùng/tuần và 14 thùng trà xanh hương táo/tháng
tức 3 thùng/tuần.
21 | P a g e
2.2.2.3 Hình thức mua hàng (Mua như thế nào?)
• Mua hàng theo đơn đặt hàng: với đại lý cấp 1 của công ty
• Mua hàng theo hợp đồng mua hàng: Cũng có thể mua hàng
từ nhiều các nhà phân phối khác khi nhà sản xuất không đáp ứng
được đơn hàng. Để đề phòng trường hợp các nhà sản xuất không
đáp ứng kịp đơn đặt hàng, ta luôn luôn phải có phương án thay thế.
2.2.2.4 Giá mua dự tính
Ở Hà Nội ta có thể mua các sản phẩm trà xanh C2 ở các đại lý
cấp 1 với giá rẻ nhất. Đối với đại lý cấp 2 khi mua trà xanh C2
được hưởng mức chiết khấu là 7.2% trên giá bán do nhà sản xuất
quy định.
2.2.2.5 Thời điểm mua hàng

Đại lý chúng tôi quyết định mua hàng theo phương pháp đúng
thời điểm. Do nhu cầu tiêu thụ lớn mà khả năng dự trữ có hạn nên
chúng tôi dự kiến mua hàng là 3 lần 1 tuần. Đặc biệt vào mùa hè số
lần nhập hàng có thể là 4 lần 1 tuần.
22 | P a g e
Việc đặt hàng và giao hàng chỉ kéo dài trong thời gian 1 ngày
nên các chúng tôi không dự trữ số lượng lớn mà chỉ dự trữ với số
lượng đủ bán cho 1 ngày
2.2.2.6 Nhà cung cấp dự tính
Hiện nay, thương hiệu trà xanh C2 bị làm giả rất nhiều do đó để
đảm bảo chất lượng và uy tín của đại lý chúng tôi quyết định mua
hàng chủ yếu tại đại lí phân phối cấp 1 tại Hà Nội của công ty.
Ngoài ra, nhà cung cấp phụ của đại lý là công ty TNHH
Babylon (Phố Triều Khúc - P.Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân – Hà
Nội). Babylon là một trong những nhà phân phối nước uống C2 uy
tín trên thị trường hiện nay. Công ty đảm bảo cung cấp cho khách
hàng những sản phẩm chính hãng với giá thành chuẩn nhất.
Babylon đảm bảo giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh nhất,
giao hàng đúng mẫu mã và chủng loại với giá thành chuẩn nhất.
Nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, công ty Babylon
không ngừng mở rộng quy mô phục vụ và đa dạng hóa các sản
phẩm nước khoáng, nước tinh khiết.
23 | P a g e
2.2.2.7 Ngân sách
Mặt hàng trà xanh C2
Hàng mua vào
Đơn giá/thùng (đã
trừ chiết khấu)
Thành tiền
Số chai Số thùng

Hương chanh 6336 264 94650 24987600
Hương cam 1776 74 94650 7004100
Hương đào 1056 44 94650 4164600
Hương dâu 1056 44 94650 4164600
Hương táo 336 14 94650 1325100
Tổng 10560 440 94650 41646000
Chi phí tiền hàng là: 41.646.000đ
Chi phí vận chuyển: 1500.000đ
Chi phí thuê kho: 5.000.000đ
Các chi phí liên quan khác: 1.000.000
24 | P a g e
Vậy tổng chi phí cho việc mua hàng cho 1 tháng của đại lý là:
49.146.000
2.3 Xác định nhu cầu mua hàng
2.3.1 Quy trình xác định nhu cầu mua hàng
Sản phẩm trà xanh C2 là loại sản phẩm đang tiêu thụ ổn định
trong các kỳ trước của đại lý. Do vậy với sản phẩm này, Đại lý đã
có những hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung ứng.
Quy trình mua hàng được triển khai từ dưới lên tức là từ các
gian hàng chuyển đến bộ phận cung ứng. Đại lý căn cứ vào tình
hình dự trữ của mình , dựa trên định mức dự trữ cho phép để đưa
ra đề xuất nhu cầu mua hàng.
2.3.2 Nội dung xác định nhu cầu mua hàng
Nhu cầu mua sản phẩm trà xanh C2 của đại lý là loại phục vụ
nhu cầu khách hàng.
Nhu cầu mua hàng được xác định trước hết là căn cứ vào nhu
cầu và bán ra của đại lý. Ta có thể dựa vào công thức sau để có thể
xác định nhu cầu mua ( nhập) vào trong kỳ tới
25 | P a g e
M = B + Dck – Dđk

Trong đó :
M – Lượng hàng cần mua (nhập) vào toàn kỳ kinh doanh
B – Lượng bán ra (theo kế hoạch) của doanh nghiệp trong kỳ
Dđk – Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đầu kỳ kinh doanh
Dck – Lượng hàng dự trữ cuối kỳ ( kế hoạch ) để chuẩn bị cho
kỳ kinh doanh tiếp theo
Chúng tôi phát ra 30 phiếu điều tra nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng thu về kết quả :
- Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ
Hương vị Số phiếu Phần trăm (%)
Hương táo 1 3.33
Hương cam 5 16.67
Hương dâu 3 10
Hương chanh 18 60
Hương đào 3 10
Như vậy đại lý nhập nhiều nhất hương chanh , nhập vừa phải
hương cam, hương đào, hương dâu và nhập ít hương táo.
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Trên 80% khách hàng mua với số lượng ít / lần ( 1-2 chai )

×