Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TIỂU LUẬN: Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.31 KB, 21 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG……………










TIỂU LUẬN


Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn
















2

lời nói đầu

Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền được khiếu nại,
tố cáo, được ghi nhận tại Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992.
Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1999,
được sửa đổi bổ sung năm 2004 - là văn bản pháp lý nhằm thể chế hoá quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân và các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Ngày 07/08/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
67/1999/NĐ-CP và Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/04/2005 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng, để thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định trách
nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo đặc biệt là trách nhiệm của thanh tra Nhà nước các cấp. Trong đó có cơ
quan thanh tra cấp huyện có một vai trò hết sức quan trọng trong việc trực
tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những giải pháp quan trọng
góp phần xây dựng Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong điều kiện đất nước
phát triển, dân chủ được mở rộng thì quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
càng được mở rộng và không ngừng được phát huy.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, bên cạnh đó xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành

vi vi phạm pháp luật.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và vai trò của thanh tra cấp huyện. Tôi lựa chọn chuyên đề: “Nâng cao
chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn”.
Nhằm nghiên cứu một số vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn và góp một phần

3

nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
địa phương trong thời kỳ mới.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu với kinh nghiệm thực tiễn.
Trong quá trình công tác, phạm vi của chuyên đề xin được đề cập đến việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn huyện Nam Đàn với nội dung cụ thể:
Phần I: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Phần II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn trong tình hình hiện nay.

4

Phần I
Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn
i. đặc điểm tình hình.
1. Đặc điểm chung.
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là vùng đất có truyền thống cách mạng.
Quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, cách
trung tâm thành phố Vinh theo tỉnh lộ 46 đi về hướng Tây 20km. Huyện Nam
Đàn phía Đông giáp huyện Hùng Nguyên, phía Nam giáp huyện Đức Thọ -
Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Thanh Chương, phía Bắc có dãy thiên nhẫn
giáp huyện Nghi Lộc.

Diện tích tự nhiên: 50.000 ha.
Trong đó đất lâm nghiệp chiếm: 1/3.
Còn lại đất nông nghiệp, sông hồ.
Tổng dân số: 350.000.000 người.
Sản xuất ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, du lịch dịch vụ là tiềm
năng lớn của huyện trong tương lai.
Với điều kiện tự nhiên, xã hội nhìn chung huyện Nam Đàn còn gặp rất
nhiều khó khăn, dân số đông sản xuất chủ yếu thuần nông, ngành nghề thủ
công kém phát triển. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu của sự phát triển, đường giao thông nông thôn thuỷ lợi nội
đồng, các đầu mối còn nhiều bất cập.
Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2005 - 2010. Đảng bộ huyện đã khẳng định
phương hướng phát triển kinh tế ổn định sản xuất nông nghiệp, phát triển du
lịch dịch vụ ngang tầm tiềm năng sẵn có đã được Nhà nước đầu tư phát triển.
2. Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Trong những năm qua do quá trình công nghiệp hoá trên các lĩnh vực
sản xuất xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, như xây dựng cơ sở hạ tầng,
giao thông, thuỷ lợi. Các dự án văn hoá, công trình phú lợi công công mặt
được là cơ bản. Tuy vẫn còn một số mặt còn hạn chế ảnh hưởng tới sinh hoạt,

5

đời sống, việc làm của nhân dân lao động, trong lúc đó chính sách Nhà nước
chưa đáp ứng kịp thời gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Việc tổ chức thực hiện thiếu bàn bạc dân chủ gây áp lực đối với những
hộ, nhà dân bị thiệt thòi.
Thiếu tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng tham gia vào phong
trào chung.
Đây là những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong nhân dân.
Công tác quản lý đất đai, nhà ở còn nhiều lỏng lẻo, trong quá trình

chuyển đổi thực hiện Luật đất đai, chính quyền huyện quản lý hồ sơ không
tốt, giải quyết mua bán chuyển nhượng đất đai không đúng thủ tục, thẩm
quyền gây nhiều bất bình trong nhân dân còn công dân một số cố tình lấn
chiếm đất đai vi phạm pháp luật, tình trạng lợi dụng chức quyền Nhà nước,
mua đi bán lại đất đai kiếm lời bất chính tạo dư luận xấu trong nhân dân - gây
nên khiếu kiện.
Huyện Nam Đàn lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 80%, vấn đề
hạn chế trong nhận thức về đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt trong xu thế mở cửa, hội nhập. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN. Sự bất cập giữa nhận thức của người dân và sự phát triển đi
lên của trào lưu chung thì sẽ xuất hiện nhiều kiến nghị, tố cáo đòi hỏi các cơ
quan có thẩm quyền tập trung giải quyết.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
của một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện phần lớn là cán bộ phong trào, kiêm
nhiệm. Trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật còn non yếu do chưa được
qua các đợt tập huấn học tập nên nhiều kiến nghị của công dân giải quyết
không kịp thời, không dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều cán bộ
lãnh đạo xã, thị trấn còn biểu hiện né tránh đối thoại trực tiếp với công dân
nên xảy ra khiếu nại, tố cáo vượt cấp gia tăng.

6

ii. thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn trong
thời gian qua.
1. Tình hình khiếu nại, tố cáo ở Nam Đàn trong thời gian qua.
a. Tình hình chung.
Nhìn chung tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua trên địa bàn
huyện có nhiều diễn biến phức tạp, nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu trong
việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Làm ảnh hưởng không ít đến việc làm và

đời sống của bộ phận dân cư trên địa bàn có các dự án đầu tư đi qua.
Nên khiếu nại về đất đai chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Ngoài ra nội
dung khiếu kiện còn đề cập vấn đề cấp đất, mua bán, chuyển nhượng đất đai
trái thẩm quyền của một số chính quyền cơ sở, lấn chiếm đất công, thu chi tài
chính không minh bạch, quản lý kinh phí đầu tư có nhiều vi phạm.
Đối tượng khiếu nại, tố cáo chủ yếu là cơ quan Nhà nước cấp huyện,
xã, thị trấn, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa đảm bảo thủ
tục, chưa đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, còn vi phạm.
Những người đi khiếu nại là những người dân trong vùng có dự án đầu tư đi
qua, có ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của họ. Bên cạnh đó vẫn có một số
người dân lợi dụng quyền của công dân khiếu nại, tố cáo kích động lôi kéo
một bộ phận quá khích gây rối trình tự làm ảnh hưởng tình hình chung của địa
phương.
b. Những nguyên nhân gây tình hình khiếu nại, tố cáo ở huyện Nam Đàn.
* Nguyên nhân khách quan:
Là một huyện trung du bàn sơn địa, nông nghiệp sản xuất chính, Nam
Đàn đang chuyển mình phát triển đi lên bằng cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang từng bước làm thay da đổi
thịt vùng đất đầy tiềm năng trong tương lai. Những thành quả đặt được đã tạo
vững chắc cho sự phát triển đi lên trong thời gian tới. Bên cạnh đó những khó
khăn vốn có như đống đất bạc màu, chuyên canh nông nghiệp, thu nhập người

7

nông dân thấp, cơ cấu kinh tế chưa thực sự được chuyển đổi mạnh, là mối
quan tâm của nhân dân chính quyền cơ sở. Chính sự phát triển đi lên đó đã
kéo theo sự bất cập trực tiếp đến người dân nông nghiệp, đất đai bị thu hẹp,
việc làm ít đi, tư tưởng có lúc bị dao động, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
sinh hoạt của người dân - là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại gay gắt.
Chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đồng bộ nên trong quá trình

giải quyết những chế độ cho người dân không được thoả đáng, nguyện vọng,
kiến nghị của họ chưa được đáp ứng.
Pháp luật chưa có quy định để xử lý đối với những người đeo bám
khiếu kiện dai dẳng, tập trung đông người trước các trụ sở cơ quan huyện, xã,
gây mất trật tự an ninh trên địa bàn.
* Nguyên nhân chủ quan:
Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện
chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong việc tiếp dân và việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân. Một số cơ quan chính quyền địa phương còn
buông lỏng quản lý để một bộ phận cán bộ vi phạm các quy định quản lý tài
chính đất đai, xây dựng không xử lý kịp thời gây bất bình trong quần chúng
nhân dân. Một số cán bộ yếu về năng lực, phẩm chất bị thoái hoá lợi dụng
chức vụ quyền hạn tham ô, tham nhũng chuộc lợi. Nhiều vụ việc tồn đọng
không được giải quyết, xử lý gây nhiều mâu thuẫn trong nhân dân.
Trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, một số đơn vị cơ sở còn thiếu
dân chủ, duy ý chí, áp đặt mệnh lệnh, chưa lắng nghe ý kiến của dân, ngại
khổ, ngại đối thoại trực tiếp với dân để vụ việc kéo dài. Khi đã có kết luận thì
xử lý thiếu kiên quyết cán bộ sai phạm, có trường hợp còn bao che, dung túng
gây bức xúc cho nhân dân.
Trong chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa coi trọng biện pháp
giáo dục, thuyết phục, hoà giải để giải quyết ngay ở cơ sở, có trường hợp vụ
việc lúc đầu đơn giản sau đó trở thành phức tạp. Một số vụ việc quan điểm
giải quyết không đồng nhất giữa các cấp dẫn đến giải quyết không dứt điểm.

8

Việc xử lý đối với một số phần tử lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo có
những hành vi thiếu văn hoá, lăng mạ cán bộ tiếp dân, gây mất trật tự nơi
công cộng. Tình trạng một số công dân đến nhà các đồng chí lãnh đạo để
khiếu kiện chưa được ngăn chặn, một số cơ quan vẫn chuyển đơn lòng vòng,

chuyển cả đơn tố cáo nạc danh yêu cầu giải quyết.
Ngoài ra còn do trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật của
nhân dân còn thiếu hiểu biết. Trình độ đội ngũ cán bộ công chức còn hạn chế
nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo không được giải quyết triệt để.
2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện trong
thời gian qua.
Nhận thức rõ được vai trò quan trọng trong công tác tiếp dân và giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Huyện uỷ, HĐND - UBND
huyện đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện triển khai và thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo giải quyết dứt điểm các vụ việc, không để phát sinh thành
các điểm nóng ảnh hưởng đến tình hình chung của huyện, phục vụ tốt cho
việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện.
Thực hiện các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số
67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 Nghị định số 53/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị 04/CT-
TU ngày 16/7/2001 của Tỉnh uỷ Nghệ An. Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ
đạo các xã, thị trấn, các đơn vị trên địa bàn huyện tăng cường công tác tiếp
dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
a. Công tác tiếp dân.
Tiếp công dân là giai đoạn đầu quan trọng của quá trình xem xét giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp công dân để trực tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo
những kiến nghị, phản ánh; đồng thời thông qua đó, cơ quan Nhà nước nắm
được việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của

9

Nhà nước, công tác quản lý, tình hình cán bộ, phát hiện những sơ hở, yếu kém
trong quá trình hoạt động của cơ quan Nhà nước, từ đó có biện pháp khắc

phục kịp thời. Chính vì vậy, cho đến nay tại trụ sở của Huyện uỷ, UBND
huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã bố trí được phòng
tiếp dân. Phòng tiếp công dân của các đơn vị trên địa bàn huyện được bố trí ở
nơi thuận tiện. Trong phòng tiếp dân có sổ sách ghi chép theo dõi việc tiếp
công dân, có nội qui công tác tiếp công dân, quy định rõ trách nhiệm của cán
bộ làm công tác tiếp dân, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân khi đến phòng
tiếp dân. Phòng tiếp dân có đầy đủ các tiện nghi cần thiết như bàn, ghế, sổ
sách…
Việc tiếp dân được bố trí tất cả các buổi làm việc trong tuần. UBND
huyện giao cho Văn phòng HĐND - UBND huyện trực tiếp thực hiện công
tác tiếp dân. Hàng tuần các đồng chí lãnh đạo UBND huyện đều bố trí lịch để
tiếp công dân. Ngoài việc bố trí lịch tiếp công dân theo quy định, những
trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu, các đồng chí lãnh đạo đều trực tiếp tiếp
công dân.
Ngoài việc bố trí tiếp công dân tại trụ sở, trong những năm qua trên địa
bàn huyện xảy ra một số vụ việc phức tạp như: Việc thanh toán đền bù giải
phóng mặt bằng, các đồng chí lãnh đạo huyện uỷ UBND huyện đã về trực tiếp
tiếp công dân ở các đơn vị cơ sở, đối thoại cùng công dân và cán bộ cơ sở để
cùng bàn biện pháp giải quyết những vướng mắc, bức xúc của nhân dân.
b. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm quan trọng của cơ
quan hành chính Nhà nước các cấp và là nội dung trọng tâm cơ bản của Luật
Khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy mà công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn huyện Nam Đàn luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ và
UBND huyện.
Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, UBND các xã, thị
trấn cùng với UBND huyện ngoài việc thực hiện giải quyết đúng thẩm quyền,

10
còn phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết khiếu

nại, tố cáo. Trong đó còn phải thực hiện đúng các quy định về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần đầu, lần tiếp theo, lần cuối cùng. Việc bảo đảm đúng
thời hạn giải quyết, việc phân loại xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo việc xử lý
đơn tố cáo nạc danh, việc xây dựng hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo, ra
quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đều được các cơ quan
trên địa bàn huyện thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Đối với đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của UBND huyện thì
toàn bộ đơn thư tố cáo mà UBND huyện nhận được đều được chuyển đến
Thanh tra huyện để tổng hợp phân loại và đề xuất biện pháp xử lý. Căn cứ vào
nội dung của đơn thư, đơn có nội dung liên quan đến công tác quản lý ban
ngành nào thì tham mưu để UBND huyện giao cho ban ngành đó kiểm tra
xem xét, kết luận, kiến nghị việc giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh thanh
tra huyện ra quyết định giải quyết.
Đối với đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của
UBND huyện thì Thanh tra huyện hướng dẫn nguyên đơn gửi đơn đến đúng
cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
c. Những ưu, khuyết điểm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn huyện Nam Đàn trong thời gian qua.
* Những ưu điểm:
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn đã có
sự quan tâm giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra tỉnh, và sự quan
tâm lãnh đạo chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND - UBND huyện cùng với sự cố
gắng nhiệt tình và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, UBND các xã, thị
trấn cùng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
mà trên địa bàn huyện không còn tình trạng đơn thư tồn đọng kéo dài, vượt
cấp góp phần không để các vụ khiếu kiện đông người xảy ra trên địa bàn
huyện.

11
- Toàn bộ đơn thư khiếu nại, tố cáo mà UBND các xã, thị trấn, UBND

huyện và các phòng ban chức năng của huyện nhận được đều đã được xem
xét, giải quyết đạt tỷ lệ trên 94%.
- Số đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
huyện sau khi nghiên cứu kỹ nội dung và căn cứ vào tình hình thực tế của các
vụ việc. Thanh tra huyện tham mưu, đề xuất với UBND huyện biện pháp giải
quyết. Vụ việc liên quan đến vấn đề nào, lĩnh vực nào của ngành nào, phòng
ban chuyên môn nào quản lý thì giao cho phòng ban đó, ngành đó trực tiếp
giải quyết có như vậy việc giải quyết mới nhanh chóng, hiệu quả chính vì
những phòng ban đó, ngành đó mới nắm rõ về bản chất sự việc. Nếu sự việc
nào quá phức tạp, khó giải quyết, UBND huyện triệu tập họp các phòng ban
bàn biện pháp giải quyết, có những vụ việc tình hình căng thẳng, bức xúc,
lãnh đạo UBND huyện đứng ra trực tiếp lãnh đạo giải quyết với dân.
* Một số tồn tại:
Ngoài những mặt đã làm được như trên trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn thì trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn
tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cần được khắc phục đó là:
- Các cấp, các ngành chưa thật quan tâm đầy đủ đến công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, vì vậy công tác tiếp dân ở một số
nơi còn mang tính hình thức, thiếu nghiêm túc, cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn
vị không thực hiện tiếp dân theo định kỳ, né tránh đối thoại trực tiếp với dân
hoặc hứa hẹn với dân nhưng không giải quyết.
- Các cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trách nhiệm chưa cao, nhiều vụ giải quyết không thực hiện đúng các quy định
của pháp luật. Trong quá trình xem xét, xác minh, kết luận còn có hiện tượng
chủ quan, đơn giản, kết luận thiếu chính xác, thiếu khách quan, để tồn đọng
kéo dài gây bức xúc cho người khiếu kiện.
- Nhiều kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực
pháp luật, nhiều vụ việc đã có văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên để giải

12

quyết, xử lý nhưng không được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nghiêm
túc, đùn đẩy trách nhiệm, chậm khắc phục quyền lợi hợp pháp của người
khiếu kiện, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm. Đây là tồn tại
lớn nhất trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay và là một trong
những nguyên nhân để công dân khiếu kiện gay gắt hơn.
- Việc phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo còn chưa tốt như việc cung cấp hồ sơ tài liệu, tình hình cử người
tham gia, phối hợp chậm… gây khó khăn trong việc xem xét, kết luận.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân nhất là cơ sở nhiều cán bộ còn bất cập về trình độ chuyên môn, năng
lực công tác, thiếu am hiểu về chính sách pháp luật, thiếu kinh nghiệm nên
chất lượng các vụ giải quyết còn thấp.
- Một số công dân thiếu hiểu biết, khiếu kiện không đúng pháp luật, có
nhiều trường hợp khiếu kiện đã được giải quyết thoả đáng, giành nhiều quyền
lợi và hỗ trợ hết mức đối với họ nhưng vẫn không chấp nhận, cay cú được
thua, cố tình khiếu kiện gay gắt. Một số trường hợp lợi dụng dân chủ, lợi
dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu cáo người khác, có hành động quá khích,
lăng mạ cán bộ, gây rồi nơi công sở… nhưng chưa có biện pháp xử lý nghiêm
khắc.
3. Từ thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Nam Đàn cho thấy.
a. Vai trò của cấp cơ sở (cấp xã).
Trên thực tế, đa số các khiếu nại, tố cáo của công dân phát sinh ở địa
phương, ở cơ sở đặc biệt là cấp xã. Chính vì vậy, UBND cấp xã có trách
nhiệm rất lớn trong công tác này. Các khiếu nại, tố cáo khi mới phát sinh tại
cơ sở phải được giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật. Khi có khiếu
nại, tố cáo phát sinh mà giải quyết kịp thời đúng pháp luật sẽ sớm chấm dứt
vụ việc, ngược lại nếu không giải quyết ngay, hoặc không giải quyết đúng vụ
việc sẽ trở nên phức tạp. Nếu cấp cơ sở không giải quyết hoặc giải quyết
không thấu tình đạt lý, người dân sẽ khiếu kiện nên cấp trên, khi đó vụ việc sẽ


13
trở nên căng thẳng, phức tạp, khó giải quyết, vừa gây khó khăn cho cơ quan
Nhà nước, vừa gây tốn kém thời gian tiền bạc của nhân dân. Trong thực tế có
nhiều vụ việc không giải quyết kịp thời hoặc giải quyết sai đã gây phản ứng
và trở thành “điểm nóng”, gây mất ổn định, ảnh hưởng đến đoàn kết, tình
nghĩa xóm làng.
Chính vì vậy việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở
là rất quan trọng, việc giải quyết tốt những mâu thuẫn vướng mắc ở cơ sở sẽ
làm giảm rất nhiều những vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Có thể nói việc
giải quyết ở cấp cơ sở mà hiệu quả càng cao thì những mâu thuẫn sẽ bị đẩy lùi
và việc giải quyết thuộc thẩm quyền của các cấp huyện, tỉnh, Trung ương sẽ
giảm đi rất nhiều.
b. Vai trò của thanh tra cấp huyện.
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, vai trò giải quyết của thanh
tra các cấp rất quan trọng đặc biệt là thanh tra cấp huyện. Trong Luật Khiếu
nại, tố cáo đã quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra cấp huyện khi được Chủ tịch uỷ
quyền thì ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trong thực tế
hầu hết các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cấp huyện, Thanh tra cấp
huyện đều tham gia tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải
quyết. Như trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Trong năm 2001: Trong tổng số 15 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết
của UBND thì Thanh tra huyện được giao xem xét giải quyết là 9 đơn.
Trong năm 2002: Trong tổng số 11 đơn thuộc thẩm quyền của UBND
huyện thì Thanh tra huyện được giao xem xét, kiến nghị và giải quyết 12 đơn.
Trong năm 2003: Trong tổng số 18 đơn thuộc thẩm quyền của UBND
huyện thì Thanh tra huyện được giao xem xét, kiến nghị giải quyết 12 đơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2004 có 8 đơn thuộc thẩm quyền của UBND
huyện thì Thanh tra huyện được giao xem xét, kiến nghị và giải quyết 5 đơn.


14
Qua số liệu trên đây thì chúng ta thấy vai trò của thanh tra là rất quan
trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của UBND
cấp huyện.
Chất lượng các vụ việc giải quyết tố cáo của thanh tra huyện mang tính
hiệu quả cao, đúng pháp luật đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người đi khiếu
nại, tố cáo giữ vững trật tự kỷ cương nhưng đồng thời cũng làm ổn định tình
hình chính trị, xã hội trên địa bàn, phát triển kinh tế xã hội. Từ năm 2001 đến
nay trên địa bàn huyện Nam Đàn chỉ có 12 đơn khiếu vượt cấp lên tỉnh, và
những đơn khiếu kiện này Thanh tra tỉnh đều đồng tình với kết luận của
huyện.
Thanh tra huyện cũng là cơ quan tổng hợp và theo dõi tình hình khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn huyện. Thực hiện chức năng tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo không những cho các đơn vị cấp cơ sở
mà còn cho các đơn vị đóng trên địa bàn. Ngoài việc tham mưu cho Chủ tịch
UBND huyện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra huyện còn
tham gia phối hợp cùng giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với vụ việc thuộc
thẩm quyền của các phòng ban chuyên môn. Có rất nhiều vụ việc khiếu nại, tố
cáo kéo dài, phức tạp khi được thanh tra huyện tham mưu giải quyết đã được
nhân dân đồng tình ủng hộ, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho công dân và
ổn định tình hình chính trị ở địa phương.
Thanh tra huyện cũng là cơ quan theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực
hiện các Quyết định, kết luận giải quyết của UBND cấp huyện. Việc tổ chức
thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết tố cáo cũng là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc thực hiện quyết
định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp để
tăng cường hiệu lực của cơ quan Nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân. Nếu một quyết định,
kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo không tổ chức thực hiện thì quá trình giải
quyết khiếu nại, tố cáo cũng trở nên vô nghĩa.


15
Thanh tra huyện thực hiện công tác tiếp dân, tiếp nhận và phân loại xử
lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đây cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
của thanh tra cấp huyện. Chính nhờ sự phân loại, xử lý đơn thư mà việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo được chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. Nhờ vậy mà việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trở nên nhanh chóng, kịp
thời, đảm bảo cho người đi khiếu nại, tố cáo vụ việc được giải quyết theo
đúng thẩm quyền trình tự theo luật định.
Thanh tra huyện cũng có một vai trò quan trọng trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra, kiểm tra, xét khiếu tố, Thanh tra huyện
kiến nghị những chính sách không phù hợp với thực tế, lạc hậu như giá đền
bù không hợp lý, chính sách đất đai chưa phù hợp… do vậy mà đã ngăn cặn
được nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp. Thanh tra huyện cũng là cơ quan
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định, kết luận giải quyết
khiếu nại, tố cáo của cấp trên trên địa bàn.
Thanh tra huyện cũng là cơ quan phối hợp giúp cho cơ quan cấp trên
trong việc xem xét, xác minh những vụ việc giải quyết thuộc thẩm quyền trên
địa bàn. Kiến nghị, đề xuất với cơ quan cấp trên về hướng giải quyết đối với
từng vụ việc. Nhờ vậy mà các vụ việc giải quyết của cơ quan cấp trên vừa
đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi của
công dân và mang tính khả thi cao. Thanh tra huyện là cơ quan theo dõi, tổng
hợp tình hình khiếu nại, tố cáo lên cơ quan cấp trên. Là cơ quan tổ chức triển
khai thực hiện các mệnh lệnh chủ trương, chính sách khiếu nại, tố cáo của cơ
quan cấp trên.
Có thể nói trong vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì Thanh tra
huyện đóng một vai trò hết sức quan trọng từ lúc bắt đầu giải quyết cho đến
khi quyết định, kết luận đã được giải quyết đối với các vụ việc thuộc thẩm
quyền của UBND huyện. Thực tiễn công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân, của Thanh tra huyện đã kết luận, làm rõ đúng sai các vụ tranh

chấp đất đai, nhà cửa, việc thực hiện các chính sách xã hội; phát hiện, xử lý

16
và ngăn chặn các hiện tượng tham nhũng, cửa quyền ức hiếp quần chúng…
góp phần vào việc lập lại trật tự, kỷ cương, công bằng xã hội. Kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong nhiều năm của các cơ quan, đơn vị đặc biệt là cơ
quan Thanh tra huyện đã tạo được lòng tin trong nhân dân mang lại bầu
không khí phấn khởi, đổi mới, dân chủ hơn và công khai hoá trong đời sống
xã hội.

17
phần ii
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
Nam Đàn trong tình hình hiện nay

Qua việc phân tích và tìm hiểu về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn, chúng ta thấy việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo không phải là vấn đề riêng của một cơ quan, đơn vị, ban ngành nào. Nó
có được giải quyết một cách triệt để, nghiêm túc hay không là do sự nỗ lực
của nhiều ngành, nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương. Hơn nữa, ngoài
những yếu tố đã nêu, để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng cao
chất lượng giải quyết cũng cần phải có sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện và
thực hiện đầy đủ đúng theo quy định pháp luật của người dân, cũng như của
các cấp, các ngành.
Thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo không chỉ là trách nhiệm của cơ quan
quản lý Nhà nước, mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Để nâng cao chất
lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Nam Đàn trong tình
hình hiện nay, chúng ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện một số
giải pháp cụ thể sau:

i. một số bài học kinh nghiệm.
Qua thực tiễn công tác tiếp dân, giải quyết doanh thu khiếu nại, tố cáo
của công dân những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1. Cấp uỷ Đảng, chính quyền sở tại, ngành và địa phương nào (đặc biệt
là người đứng đầu) nhận thức đầy đủ và quan tâm chỉ đạo triển khai các chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện tốt
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thì ở đó chất
lượng và hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ chuyển biến tích
cực.
2. Công tác tổ chức cán bộ tại mỗi ngành, địa phương, đơn vị có ảnh
hưởng rất lớn tới tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo. Cán bộ có năng lực,

18
phẩm chất, tác phong, lối sống lành mạnh, không quan liêu, hách dịch, cửa
quyền, sách nhiễu; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở; nội bộ đoàn kết,
thống nhất cao thì ở đó sẽ hạn chế được đơn thư khiếu kiện và ngược lại.
3. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều quan trọng là phải quan tâm
chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm vụ việc ngay từ khi mới phát sinh tại cơ
sở; nếu không giải quyết kịp thời, sẽ tích tụ mâu thuẫn, từ đơn giản trở thành
phức tạp, từ ít người trở thành đông người.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên không làm thay nhiệm vụ giải quyết
khiếu nại, tố cáo đang thuộc thẩm quyền cấp dưới, chỉ nên lập đoàn rà soát để
kiểm tra, làm rõ nguyên nhân tiếp khiếu, tiếp tố, từ đó chỉ đạo cấp dưới tiếp
tục giải quyết dứt điểm vụ việc. Cách làm này vừa tạo uy tín, danh dự cho cấp
dưới, vừa khắc phục được những tồn tại, thiếu sót của lần giải quyết trước đó.
5. Những vụ việc khiếu nại, tố cáo đã giải quyết nếu có tái khiếu, tái tố
thường diễn biến phức tạp hơn, gây khó khăn cho việc giải quyết của cơ quan
Nhà nước. Do đó, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phải thực
hiện phương châm: Làm một lần cho chắc, xử lý sai phạm thấu lý, đạt tình; từ

đó làm cho nhân dân tin tưởng và sẽ chấm dứt khiếu kiện. Nếu kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo không hết nội dung, kết luận không khách quan, xử lý
không nghiêm… sẽ làm mất lòng tin của nhân dân, dẫn đến phát sinh đơn thư
khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
6. Cần quan tâm thực hiện tốt công tác hoà giải các mâu thuẫn trong
cộng đồng dân cư ngay từ khi mới phát sinh, khi sự việc còn đơn giản, nếu để
lâu ngày phát sinh thành khiếu nại, tố cáo phức tạp thì vừa khó giải quyết dứt
điểm vụ việc, vừa tốn kém thời gian, kinh phí cho việc giải quyết.
7. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo cần kết hợp giữa giải quyết đúng
pháp luật với công tác đối thoại trực tiếp với công dân ngay tại nơi xảy ra
khiếu nại, tố cáo nhằm vận động, tuyên truyền, thuyết phục; làm cho công dân

19
hiểu và tự giác chấp hành quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền để
chấm dứt khiếu kiện.
8. Các ngành và địa phương nếu biết sử dụng kết quả tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân làm một trong những tiêu chí để đánh
giá cán bộ và chỉ tiêu thi đua hàng năm của tổ chức Đảng và chính quyền thì
trách nhiệm của cán bộ (đặc biệt là người đứng đầu) và hiệu quả công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được nâng lên rõ rệt.
9. Nếu có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân giữa cơ quan được giao chủ trì với các cấp, các ngành, đặc
biệt là Uỷ ban Kiểm tra Đảng, các cơ quan trong khối nội chính và các tổ
chức chính trị - xã hội thì hiệu lực, hiệu quả sẽ tốt hơn.
10. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các cấp, các ngành khi chỉ đạo
giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực hiện đúng kỷ luật phát ngôn và thống
nhất cao trong lãnh đạo và kết luận, xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo thì hiệu
lực, hiệu quả sẽ được nâng cao.
11. Tại những địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm công tác xử lý sau
thanh tra thì vừa thu hồi được tài sản bị thất thoát về cho Nhà nước, vừa được

lòng dân, dẫn đến hạn chế phát sinh đơn thư tái khiếu, tái tố; ngược lại ở
những địa phương, đơn vị thực hiện không nghiêm việc xử lý sau thanh tra
theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, gây mất lòng tin của nhân dân đối với chính
quyền Nhà nước thì tình hình khiếu nại, tố cáo ở đó sẽ phức tạp; có nhiều đơn
thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.
12. Bên cạnh việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, cấp uỷ, chính
quyền các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra Đảng, thanh tra kinh tế - xã
hội, thanh tra công vụ để phát hiện và xử lý sai phạm nhằm răn đe, phòng
ngừa phát sinh sai phạm thì sẽ hạn chế phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân.
13. Trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước nếu địa phương nào thực hiện tốt cải cách hành chính và

20
Quy chế dân chủ cơ sở để dân biết, dân bàn trước khi thực hiện, đại diện nhân
dân được tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra thì sẽ được nhân dân đồng tỉnh
ủng hộ, sẽ hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo.
14. Ngành và địa phương nào thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng
thì ở đó sẽ nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, góp phần hạn chế đơn
thư khiếu nại, tố cáo.
ii. kiến nghị, đề xuất với tỉnh, Trung ương.
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Từng
bước chuyển việc giải quyết khiếu nại hành chính sang xét xử tại Tòa án hành
chính các cấp, trước hết mở rộng thẩm quyền xét xử án hành chính do Tòa án
nhân dân (sửa đổi Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).
2. Đề nghị Chính phủ và Thanh tra Chính phủ xây dựng hệ thống thông
tin trực tuyến về quản lý công tác tiếp dân, đơn thư và kết quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo từ Trung ương đến cơ sở để phục vụ cho việc nắm bắt thông
tin, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố

cáo của công dân.
3. Đề nghị có chế độ đãi ngộ hợp lý cho những cán bộ làm công tác tiếp
dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để họ
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Đề nghị có hướng dẫn xử lý những trường hợp lợi dụng quyền khiếu
nại, tố cáo để lôi kéo, tụ tập đông người, cố tình kích động, xúi dục công dân
khiếu kiện dai dẳng, gửi đơn thư vượt cấp, tố cáo sai sự thật trái quy định của
pháp luật.
5. Khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai, bồi thường giải
phóng mặt bằng hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng trên 50% các nội dung khiếu
nại, tố cáo của công dân, vì vậy đề nghị Đảng, Nhà nước cần có biện pháp
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách và pháp

21
luật về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng để hạn chế đơn thư khiếu nại,
tố cáo của công dân trong các lĩnh vực này.
Những giải pháp để giải quyết khiếu nại, tố cáo đã nêu ở trên được thực
hiện phần nào góp phần vào việc hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo ở Huyện, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo sẽ không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, góp phần làm
cho Đảng gần với dân hơn, dân tin ở Đảng, tình làng nghĩa xóm được thắt
chặt, quy chế dân chủ được phát huy – trên dưới đồng thuận thực hiện tốt,
nhiệm vụ chính trị của huyện sớm đưa huyện Nam Đàn thoát khỏi huyện
nghèo, trở thành một huyện giàu về kinh tế, đẹp về phong cảnh. Thực hiện lời
huấn thị của Bác Hồ khi về thăm quê hương “xây dựng Nam Đàn trở thành
một huyện kiểu mẫu”
Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 2006

Người thực hiện



Đinh Văn Hoành

×