Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 112 trang )

1
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Ninh với đặc thù là một trong những khu vực đầu nguồn của lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) và Tây Ninh cũng thuộc một trong các tỉnh
thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) với các hoạt động kinh tế -
xã hội (KT-XH) ngày một phát triển. Biểu hiện rõ là sự hình thành và phát triển các
Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiêp (CCN) và khu đô thị tập trung ngày
càng nhiều. Các Khu công nghiệp phát triển, nhà máy mọc lên khắp nơi nhất là các
nhà máy dọc theo lưu vực của sông đã thải ra một lượng không nhỏ chất thải chưa
qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trong đó lưu vực sông Vàm Cỏ Đông là
một trong những lưu vực trực tiếp tiếp nhận lượng lớn các nguồn thải trên. Trong
thời gian gần đây chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu
cơ và vi sinh kèm theo đó là các sự cố cá chết trên sông Vàm Cỏ Đông ngày càng
nhiều gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho nông dân.Do vậy, nếu như không có
các hành động kiểm sóat và khống chế nguồn nước thải sẽ dẫn đến làm hại đến môi
trường nước mặt của các khu vực thuộc hạ lưu sông Đồng Nai nơi tiếp nhận nước
sông Vàm Cỏ Đông nói chung
Chính tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu vực nhạy
cảm này, nhiều Quyết định và Thông tư được ban hành để hướng tới mục tiêu bảo
vệ nguồn nước. Cụ thể, Thủ tướng chính phủ đã ký các Quyết định : Quyết định
187/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 03/12/2007 về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi
trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày
01/12/2008 về việc thành lập Ủy Ban BVMT LVHTSĐN, gồm các thành viên là
lãnh đạo 12 tỉnh thành trong lưu vực và các Bộ ngành liên quan. Tiếp theo đó là
Thông tư 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19/03/2009
về Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước …
Tuy nhiện, tại lưu vực sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận tỉnh Tây Ninh vẫn chưa
được tập trung nghiên cứu sâu, chưa có các chương trình quản lý chất lượng nguồn
nước sông VCĐ đặc thù
2


Do vậy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu hiện trạng, dự báo chất lượng nước
sông do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là các hoạt động sản xuất
công nghiệp cũng như đưa ra được tình trạn chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông để
làm tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước
sông Vàm Cỏ Đông
Do đó luận văn cao học “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công
nghiệp đến chất lượng sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây
Ninh” là cần thiết và cấp bách
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng thể của đề tài là đánh giá hiện trạng và dự báo chất lượng nước
sông bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển kinh tế xã hội cụ thể là phát triển
các hoạt động sản xuất công nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
của nước thải tới chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận tỉnh Tây Ninh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh do hoạt động sản xuất công nghiệp.
Dự báo đánh giá chất lượng môi trường nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh
hưởng bởi sự phát triển công nghiệp.
Đưa ra một số giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
của khu vực, giảm thiểu những tác động đến môi trường tự nhiên vùng nghiên cứu.
Đề xuất những giải pháp quản lý và phát triển công nghiệp theo hướng bảo vệ
tài nguyên nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
1.3 ĐỐI TƯỢNGVÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Thu thập tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnhTây
Ninh và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường công nghiệp và môi trường đô
thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
3
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Vàm

Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Điều tra, đánh giá các nguồn thải công ngiệp thải ra lưu vực hệ thống sông
Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với nguồn thải trên lưu vực
sông.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào chất lượng nước sông Vàm Cỏ
Đông và các nguồn thải phát sinh do các nguồn thải đổ vào sông Vàm Cỏ Đông trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ đó đề xuất ra các biện pháp hạn chế ảnh hưởng do hoạt
động sản xuất công nghiệp đến chấ lượng nước sông chảy qua sông Vàm Cỏ Đông.
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp và đô thị hóa đến môi
trường nước của sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh. Chưa
đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp, đô thị đến các thành phần
khác đối với đối tượng nghiên cứu, và mở rộng hơn là trên phạm vi toàn tỉnh Tây
Ninh.
Công tác thu thập thông tin gặp khó khăn do sự thận trọng của các doanh nghiệp
cho nên số liệu thu thập được có độ chính xác không cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường nước
mặt của sông Vàm Cỏ Đông do hoạt động công nghiệp. Từ đó, đánh giá chất lượng
môi trường đất, không khí, sức khỏe của cộng đồng do hoạt động công nghiệp gây
nên.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp luận
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh là nơi sinh
sống của rất nhiều dân cư, hoạt động công nghiệp đang phát triển, vì thế khi nghiên
cứu môi trường nước chúng ta phải tổng hòa các yếu tố tự nhiên và xã hội, chúng có
4
mối quan hệ mật thiết với nhau và là nguyên nhân gây nên biến đổi về chất lượng
nước khu vực nghiên cứu.

Môi trường nước được xem là thành phần môi trường, trong đó có sự sống. Sự
vận động và phản ứng của chúng đối với đối với chất ô nhiễm có những đặc điểm
riêng, chất bẩn được chuyển tải từ nơi này đến nơi khác (dưới dạng hòa tan hoặc lơ
lửng). Do đó khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chất bẩn đến môi trường nước,
cần tiến hành phân loại các chất bẩn dựa trên tính chất hóa lý và khả năng biến đổi
của chúng.
1.5.2 Phương pháp cụ thể
1.5.2.1. Phương pháp tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố:
Cách thức thực hiện: Thu thập, kế thừa các thông tin, số liệu sẵn có từ các đề
tài/dự án/nhiệm vụ đã triển khai thực hiện trước đây trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, các
báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Niên giám thống kê của tỉnh;
Mục đích: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Tây Ninh. Tìm hiểu
diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây
Ninh.
1.5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
- Cách thức thực hiện: Xây dựng tiêu chí lựa chọn danh nghiệp điều tra, Lập
mẫu phiếu điều tra, tổng hợp xử lý số liệu điều tra
- Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tiến hành điều tra: Dựa vào tình hình phát triển
kinh tế Khu vực nghiên cứu. Lựa chọn ngẫu nhiên các cơ sở sản xuất công nghiệp
theo các loại hình có khả năng gây ô nhiễm cao như cao su, chế biến cồn, chế biến
đường, tinh bột mì thuộc da, khu công ngiệp …
- Lập mẫu phiếu điều tra: Bộ phiếu điều tra được xây dựng hoàn chỉnh và phải
ảnh tương đối đầy đủ bản chất, đặc tính nguồn thải của các loại hình sản xuất công
nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phiếu điều tra phải đảm bảo các thông tin
cơ bản của doanh nghiệp như sau:
+ Thông tin cơ bản của DN: bao gồm tên DN, địa chỉ, ngành nghề hoạt động, tổng
số lao động, tổng diện tích và diện tích nhà xưởng, số lượng ống khói…;
5
+ Thông tin trong quá trình sản xuất:
 Quy trình sản xuất, nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình sản

xuất, sản phẩm chính của DN;
 Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, tổng lượng nước thải,
chất lượng nước thải ra môi trường loại nào (A, B, C hay tuân theo quy định khác)
và nguồn tiếp nhận nước thải ở đâu (cống chung, kênh, rạch hay sông suối…).
 Chất ô nhiễm phát sinh (thông tin về các loại chất thải phát sinh trong quá
trình hoạt động tại DN):
o Nước thải: DN có phát sinh nước thải sản xuất không, có HTXL nước thải
không, nếu có thì hệ thống đã được nghiệm thu chưa.
o Chất thải rắn: xem xét việc phát sinh chất thải rắn tại DN, nếu DN có phát
sinh chất thải nguy hại thì DN có Giấy đăng ký chủ nguồn thải và Hợp đồng xử lý
chất thải rắn, chất thải nguy hại không.
1.5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập, xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm excel. Nhập các kết quả thống
kê, điều tra được thực hiện trên các kết quả phân tích mẫu và Dùng phần mềm excel
tính toán tải lượng chất ô nhiễm qua các kịch bản 1,2 và 3. Phương pháp này được
sử dụng trong chương 3 để tính toán tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn thải công
nghiệp chính trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
1.5.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào các số liệu điều tra, kết quả
phân tích chất lượng nước, hiện trạng, điều phát triển kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu thu thập được, tiến hành đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông,
phân tích và dự báo các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động công nghiệp
gây ra. Phương pháp này sử dụng trong các chương 2,3.
1.5.2.5. Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học: Từ các cuộc hội thảo,
báo cáo chuyên đề, tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về các giải
pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường lưu vực sông.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
6
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sẽ hổ trợ đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng nước sông
Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh dưới tác động của quá trình phát triển

kinh tế xã hội phục vụ quy hoạch và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông nói riêng và hệ thống lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nói chung.
Nghiên cứu này cũng đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý tổng
hợp chất lượng nước phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên nước sông.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
địa phương trong việc quản lý chất lượng nước trong lưu vực sông và phục vụ cho
các nghiên cứu khác có liên quan sau này;
- Nghiên cứu còn đề ra các giải pháp quản lý cụ thể và thiết thực nhằm giải
quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.


7
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ
ĐÔNG-TỈNH TÂY NINH [10], [15],
2.1.1 Vị trí địa lý
Là một chi lưu của sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông Vàm
Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại
xã Biên giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa
Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (thuộc tỉnh Tây Ninh) và đi vào địa phận tỉnh Long An
qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước và kết hợp với sông Vàm
Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ và đi ra biển Đông.
Tại Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông chảy từ phía Tây Bắc hướng Bến Cầu có
cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng Đông Nam chảy qua Thị trấn Bến
Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu lại (tại
Tân Trụ) thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên

nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ
các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh nằm trong khoảng tọa độ từ
10
0
57’08” đến 11
0
46’36” vĩ độ Bắc và từ 105
0
48’43” đến 106
0
22’48” kinh độ Đông
(Hình 2.1). Diện tích tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông khoảng 5.650 km
2
(tính
từ thượng nguồn thuộc tỉnh Kompong Chàm – Campuchia đến Gò Dầu Hạ).
8

Hình 2.1. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh
9
2.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồi núi
cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, do đó địa hình của lưu
vực vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng
đồng bằng. Sông Vàm Cỏ Đông là ranh giới tự nhiên phân chia một cách tương đối
hai khu vực tây nam và đông bắc; giữa vùng đồng bằng thấp với các dạng địa hình
tích tụ và vùng đồng bằng cao với các núi sót bóc mòn như núi Bà Đen, Trại Bí, B2
Lưu vực sông có địa hình nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, được
phân làm hai vùng rõ rệt. Phía Bắc với địa hình gò đồi dốc, độ cao trung bình từ 10
– 15m. Phía Nam địa hình mang đặc điểm của đồng bằng, với độ cao trung bình từ

3 – 5m. Địa hình lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh nhìn
chung là khá bằng phẳng với các bề mặt phù sa cổ được nâng cao trên diện tích
rộng. Mặt bằng thấp nhất có độ cao từ 3 – 5m so với mực nước biển (phía Tây Gò
Dầu) và được chia thành 2 dạng chính:
 Địa hình đồi dốc thoải:
Là những bề mặt có độ cao thay đổi trong phạm vi từ 15 – 25m, có khi lên tới
trên 30m so với mực nước biển. Địa hình này có một ít ở nam Tân Biên và xuất
hiện khá nhiều ở các huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu
và một ít ở Bến Cầu. Các đồi ở đây có đỉnh bằng, tròn, sườn lồi, rất thoải, độ dốc
sườn chỉ khoảng 2 – 3
0
. Phần trên của mặt bằng các đồi này có vật liệu thô (bột cát)
màu vàng (từ đậm đến nhạt) với độ dày từ 1 – 7 m. Phía dưới là lớp laterit khá rắn
chắc.
 Địa hình đồng bằng:
Là địa hình các thềm sông bậc 1 có độ cao tuyệt đối từ 5 đến 10m, các bãi bồi
hiện đại chỉ cao hơn mức nước biển từ 2 đến 5m phân bố dọc các lòng sông thành
từng dãy rộng từ 20 đến 150m với chiều dài khoảng vài km. Với thế nằm thấp, đất ở
đây được hình thành từ các sản phẩm tích tụ mà chủ yếu là các aluvi hiện đại. Khối
vật liệu từ thô đến mịn chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy tạo nên than bùn, đất
than bùn, đất lầy than bùn với diện tích hẹp và rải rác.
10
Nhìn chung, địa hình quanh lưu vực tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho
phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng
Khí hậu ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo nên khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô,
mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 04 năm sau và tương phản rất rõ với mùa
mưa từ tháng 05 đến tháng 11.
2.1.3.1 Nhiệt độ không khí:

Chế độ nhiệt quanh năm cao, tương đối ôn hòa, ít biến động, thường chỉ dao
động trong khoảng 0,5 – 1
0
C.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26 – 27
0
C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4, thấp nhất là tháng 1 và tháng
12. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng
3,7
0
C.
Nhiệt độ trong ngày luôn thay đổi, nhiệt độ thường đạt giá trị cao nhất lúc 13 –
14 giờ và thấp nhất lúc 4 – 5 giờ. Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm
khá lớn, nhất là vào mùa khô (8 – 10
0
C hoặc hơn nữa).
2.1.3.2 Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 đến 2.200 mm.
Lượng mưa năm lớn nhất từ 2.300 đến 2.500 mm.
Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng
mưa chiếm 83,6 – 94,5% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa mưa thường xảy ra dạng
mưa rào to, nặng hạt, mau tạnh, vào những tháng đầu mùa mưa thường có giông,
sấm sét. Mưa phân bố rất không đồng đều, vào mùa mưa (tháng 5 – 11) trong
khoảng 120 – 140 ngày mưa với trị số trung bình hàng tháng 200 – 300 mm. Lượng
mưa lớn ngày, tuần, tháng phần nhiều xuất hiện vào tháng 09 và tháng 10 hàng
năm.
Mùa khô trùng với gió mùa Đông Bắc. Mùa khô kéo dài trong 5 tháng (tháng 12
– 4) với lượng mưa rất ít và bức xạ mặt trời lớn làm tăng quá trình bốc hơi một cách
11

mãnh liệt, dẫn đến hiện tượng khan hiếm nước, xảy ra hạn hán vào cuối mùa khô,
nhất là các vùng đất cao.
Chế độ gió:
Chế độ gió ở khu vực này phản ánh rõ rệt chế độ hoàn lưu của gió mùa. Hướng
gió thịnh hành trong năm thay đổi theo mùa, khác nhau theo cường độ và phạm vi
hoạt động.
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2, là thời kỳ lưu vực chịu ảnh hưởng
của khối không khí lạnh cực đới phía Bắc, hướng gió thịnh hành trong các tháng
này chủ yếu là hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình 5 – 7m/s,
tần suất 25 – 45%;
Gió mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, là thời kỳ chịu ảnh hưởng các khối không
khí nóng ẩm ở phía Tây Nam. Tháng 5 hướng gió thịnh hành là Đông Nam, từ
tháng 6 đến cuối tháng 10 thịnh hành gió Tây Nam. Tốc độ gió 3 – 5m/s, chiếm 35
– 45%;
Giữa 2 mùa chính có một thời kỳ chuyển tiếp ngắn (tháng 3 và tháng 4) xen kẽ
gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng – lớp phủ thực vật
2.1.4.1 Thổ nhưỡng:
Quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông chủ yếu là các nhóm đất phù sa, đất than bùn
và nhóm đất phèn.
 Nhóm đất phù sa: đây là loại đất được hình thành trên phù sa sông hiện đại,
với diện tích khoảng 1.755ha, chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên. Gồm:
- Đất phù sa có tầng loang lổ: có diện tích khoảng 1600ha, chiếm tuyệt đại bộ
phận đất phù sa trong tỉnh Tây Ninh
- Đất phù sa gley: có diện tích khoảng 90ha, tập trung ở huyện Trảng Bàng,
xuất hiện ở địa hình thấp không xa các sông lớn hoặc các rạch, ngòi ngập nước trên
8, 9 tháng hoặc gần như thường xuyên trong năm.
 Nhóm đất than bùn: ở tỉnh Tây Ninh chỉ có dạng đất than bùn chon vùi với
diện tích hơn 1000ha, chiếm 0.26% quỹ đất, xuất hiện thành từng vệt rải rác, thường
12

xen trong vùng phèn dọc theo hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông tại những địa hình thấp
trũng ở Châu Thành, nam Hoà Thành, Gò Dầu và Bến Cầu.
 Nhóm đất phèn: với tổng diện tích khoảng 25.359ha, chiếm 6,3% diện tích
đất tỉnh Tây Ninh. Gồm 3 loại:
- Đất phèn tiềm tàng: có diện tích khoảng 5000 ha, chiếm 1/5 tổng diện tích đất
phèn, xuất hiện ở các địa hình thấp, trũng, thường ngập nước thời gian dài. Đất này
có ở các khúc uốn sông Vàm Cỏ Đông, phân bố rải rác ở tây nam Châu Thành, Hoà
Thành và nối liền trên diện tích khá lớn ở Gò Dầu, Bến Cầu.
- Đất phèn hoạt động: có diện khoảng 9300ha, chiến 2/5 tổng diện tích đất phèn,
phân bố rải rác chung quanh sông Vàm Cỏ Đông từ nam Châu Thành tới bắc Bến
Cầu và Gò Dầu, xuất hiện thành những vùng rộng lớn ở nam Bến Cầu, Gò Dầu và
Tây Trảng Bàng.
- Đất phèn thuỷ phân: có diện tích khoảng 11000ha, chiếm 2/5 tổng diện tích đất
phèn, xuất hiện khá tập trung ở nam Châu Thành, tới Hoà Thành, chung quanh sông
Vàm Cỏ Đông.
2.1.4.2 Lớp thảm thực vật:
Quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông là những loại cây thích hợp với vùng nước
lợ: thấy xuất hiện một ít dừa nước, các loại thực vật khác như cà na, bình bát, trâm
mốc, trâm bột, cứt chuột, nút áo, mua, dành dành, sơn máu đỏ đọt. Ngoài ra còn có
các loại dây leo như bòng bong, dây choại, mây nước, dây vác…
Dọc theo lưu vực sông từ Châu Thành, Bến Cầu đến Trảng Bảng còn gặp các
loại cây cỏ thủy sinh như sen, súng, năn ống, năn kim, năn nỉ, cỏ mồm, cỏ bắc,
bang, đưng, sậy, tràm, mua, dứa gai…
2.1.5 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông tỉnh Kompong Chàm –
Campuchia ở độ cao 150m so với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên,
Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị
trấn Đức Huệ, Hiệp Hòa, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước –
13

Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ rồi đổ ra sông Soài
Rạp và cuối cùng đổ ra biển Đông.
Chiều dài sông Vàm Cỏ Đông khoảng 270km. Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài
151 km với hệ số uốn khúc 1,78 và độ dốc lòng sông 0,4%. Diện tích lưu vực của
sông Vàm Cỏ Đông tính đến Gò Dầu hạ là 5.650 km
2
, lưu lượng bình quân nhiều
năm vào khoảng 94 m
3
/s, lưu lượng bình quân vào những mùa kiệt đạt 10m
3
/s.
- Độ sâu trung bình : 10 m.
- Độ rộng trung bình : 170 m.
- Mật độ lưới sông : 0,49 km/km² (cả nước 0,6
km/km²).
- Hệ số phát triển đường phân nước : 1,97.
- Hệ số không đối xứng : - 0,07.
- Hệ số không cân bằng lưới sông : 0,58.
- Hệ số hình dạng : 0,17.
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tương đối kín, trừ trường hợp lũ sông Mêkông lớn
và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng xuống khoảng 10 – 12 m
3
/s (năm 1996) sẽ làm
lưu vực bị ảnh hưởng mạnh.
Sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều của Biển Đông.
Dòng chảy các sông suối tỉnh Tây Ninh phân phối không đều trong năm theo sự
phân phối không đều của mưa năm, hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa lũ (bắt đầu từ
tháng 7 đến hết tháng 11) và mùa cạn (bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 6 năm
sau).

Dòng chảy mùa lũ trên sông bị ảnh hưởng triều rất phức tạp, ảnh hưởng bởi chế
độ bán nhật triều không đều và chế độ nước thượng nguồn. Chế độ bán nhật triều
trong mùa lũ trên sông Vàm Cỏ Đông lên quá Bến Sỏi.
Dòng chảy mùa cạn trên sông bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố mưa, nước
ngầm, các nhân tố lưu vực (diện tích lưu vực lớn, độ dốc lưu vực nhỏ, lớp phủ thực
vật phong phú, mật độ ao, hồ, sông, suối lớn thì lượng mưa cung cấp cho mùa cạn
càng lớn và ngược lại) và chế độ bán nhật triều không đều. Về mùa kiệt, triều ảnh
14
hưởng đến Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ Đông. Trong một ngày có hai lần triều lên và
triều xuống, tương ứng với hai đỉnh và bốn chân liên tiếp không bằng nhau. Giới
hạn triều phụ thuộc vào địa hình lưu vực, độ dốc lòng sông và trữ lượng nước trong
sông. Sự xâm nhập của dòng triều biến đổi theo thời gian. Vào mùa cạn, khi mực
nước trên thượng nguồn sông càng ít, triều tiến vào sông càng sâu và đỉnh triều
càng giảm, chân triều càng cao làm cho biên độ triều lên cũng như triều xuống càng
nhỏ. Như vậy, vào mùa cạn triều đưa mặn xâm nhập vào hự lưu các sông thông qua
mạng lưới kênh rạch.
Bảng 2.1 Hiện trạng các tuyến sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
TT Tên sông
Chiều
dài
(km)
Chiều rộng
(m)
Cao độ đáy trung
bình
Bán
kính
cong (m)
Cầu, phà,
bến đò qua

sông
Ma
x
Min
Đáy
sông
Vực
sâu
1 Đoạn từ Campuchia đến cầu Bến Sỏi

Đoạn từ biên giới
đến ngã ba sông
VCĐ với rạch Bến
Đá
16 60 40
- 0,5 ÷
1
20 ÷ 40

Đoạn từ ngã ba
sông VCĐ với rạch
Bến Đá đến Bến
Sỏi
16 100 60
- 1 ÷
3,5

100 ÷
200


2 Đoạn từ Bến Sỏi đến ranh giới giữa tỉnh Tây Ninh với tỉnh Long An

Đoạn từ phà Bến
Sỏi đến Bến Cừ
4 150 125 - 8,5
- 10,5
÷ 13
> 300
Có 1 phà
Bến Sỏi
Cầu Bến
Sỏi làm
mới
Đoạn từ Bến Cừ 5 160 100 - 10,5 - 15 > 300
15
đến bến Gò Nổi

Đoạn từ bến Gò
Nổi đến ấp Long
Hưng
6 160 110 - 12,5 - 15
150 ÷
200
Cầu Gò
Chai

Đoạn từ ấp Long
Hưng đến ấp Long
Vân
5 175

90 ÷
100
- 10,5
- 15,7
÷ 17,7
> 300
Có cảng
Bến Kéo ở
ấp Long
Vân

Đoạn từ ấp Long
Vân đến Bến Dơi
xã Cẩm Giang
7 170 - 10,2 - 16,6 > 300

Đoạn từ Bến Dơi
đến xã Lợi Thuận
12
170
÷
180

130 - 11,1 - 16,7

Đoạn từ xã Lợi
Thuận đền TT Gò
Dầu
16
200

÷
220
130
÷
150
- 10,6
- 15,6
÷ 18,6
100 ÷
300
2 cầu Gò
Dầu (TT
Gò Dầu)
Bc=40m,
To=6,5m

Đoạn từ TT Gò
Dầu đến bến đò ấp
Lộc An, xã Phước
Chỉ, huyện Trảng
Bàng
12
180
÷
200
130
÷
150
- 11,6
- 19,7

÷ 20,1
≥ 150
Bến đò
ngang tại
ấp Lộc An
Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh, năm 2011.( báo cáo quy hoạch tỉnh
tây ninh)
Sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận Tây Ninh có một số phụ lưu chính như
sau:
16
- Rạch Bến Đá: có lưu lượng lớn nhất 57,2 m
3
/s và lưu lượng trung bình mùa
kiệt là 3,05 m
3
/s, là phụ lưu lớn nhất của sông VCĐ, bắt nguồn từ Campuchia chảy
qua các huyện Tân Biên, Châu Thành và chảy vào sông Vàm Cỏ Đông tại vị trí xã
Phước Vinh, huyện Châu Thành. Rạch Bến Đá đang sử dụng làm rạch tiêu thoát
nước chính cho khu vực phía Nam huyện Tân Biên và phía Bắc huyện Châu Thành
(vẫn còn một số dân cư sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp). Từ thị trấn Tân
Biên đến hợp lưu với sông VCĐ dài 35 km, bề rộng (10 ÷ 20m), độ sâu (-1,5 ÷ -
2m); trong đó đoạn có khả năng khai thác vận tải là đoạn từ cầu Vịnh – xã Hảo
Đước đến sông VCĐ (cửa rạch) dài 6 km Hiện tại đoạn sông này chỉ có các
phương tiện sông (ghe nhỏ trọng tải 10 – 15T) đang khai thác.
- Rạch Tây Ninh: bắt nguồn từ suối Tà Hợp (khu vực ven bờ Tây hồ Dầu Tiếng,
huyện Tân Châu) chảy qua trung tâm Thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành và huyện
Châu Thành sau đó ra sông VCĐ. Rạch Tây Ninh là phụ lưu lớn thứ 2 của sông
VCĐ, hiện đang được sử dụng làm rạch tiêu nước chính cho khu vực thị xã Tây
Ninh và một phần các huyện Hòa Thành và Châu Thành (thượng lưu đang sử dụng
nước cho nông nghiệp). Tổng chiều dài 25 km, trong đó đoạn có khả năng khai

thác vận tải từ thị xã Tây Ninh ra cửa rạch (đổ ra sông VCĐ) có chiều dài 10 km, bề
rộng (10 ÷ 15m), độ sâu (-10 ÷ 1,5m). Hiện tại rạch này chỉ có các phương tiện sông
loại nhỏ (ghe ≤ 10T) đang khai thác.
- Rạch Trảng Bàng: nằm trong địa bàn xã An Hòa (điểm đầu tại TT Trảng
Bàng, điểm cuối đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, chiều dài 10 km), rộng (10 – 15 km), độ
sâu (-1 ÷ -1,5m). Hiện tại rạch này chỉ có các phương tiện nhỏ (ghe ≤ 10T) đang
khai thác.
Ngoài ra còn có một số rạch như rạch Bàu Nâu (dài 17 km), rạch Rễ (dài 14 km),
rạch Nàng Dình (dài 42 km), rạch Bảo (dài 17 km).
- Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các con kênh ngang
Mareng – Rạch Gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào T1-T2, T3-
T4, T5-T6; nối với sông Sài Gòn bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Trà và sông
Bến Lức.
17
Tây Ninh còn có một hệ thống thủy lợi có nhiệm vụ cung cấp nước và hạn chế quá
trình xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ Đông và các sông rạch khác trên địa bàn
tỉnh. Hệ thống thủy lợi bao gồm hồ Dầu Tiếng với dung tích thiết kế tối đa là 1,58
tỷ m³ và 1.053 tuyến kênh với tổng chiều dài 1.000 km có nhiệm vụ cung cấp nước
cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương, Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Lưu lượng và nhiệm vụ một số tuyến
kênh chính
- Kênh Đông: lưu lượng 64,5 m
3
/s làm nhiệm vụ cấp nước cho nhà máy nước
Sài Gòn (1,75 m
3
/s), nhà máy nước Tây Ninh (5 m
3
/s) và nhà máy nước Long An
(4m

3
/s).
- Kênh Tây: lưu lượng 71,9 m
3
/s có nhiệm vụ tưới phía bờ tả sông Vàm Cỏ
Đông thuộc các huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, Châu
Thành, Tân Biên, Gò Dầu và 12.000 ha của Bến Cầu, bờ hữu sông Vàm Cỏ Đông.
- Kênh Tân Hưng: lưu lượng 12,8 m
3
/s làm nhiệm vụ tưới cho 10.071 ha và cấp
nước cho nhà máy đường Bourbon Tây Ninh (5,9 m
3
/s).

18
Bảng 2.2. Đặc trưng hình thái lưu vực các nhánh sông Vàm Cỏ Đông trên lãnh thổ Tây Ninh

Tên sông S. Vàm Cỏ

R.Nàng
Dình
R. Bến Đá
R.Tây
Ninh
Rạch
Rễ
Rạch Bảo
R.Bàu
Nâu
R.Trảng

Bàng
Đổ vào đâu Đồng Nai VCĐ VCĐ VCĐ VCĐ VCĐ VCĐ VCĐ
Khoảng cách từ phụ lưu
đến cửa sông chính
(km)
22 152 188 152 144 139 114
Vị trí
nguồn
sông
Kinh độ 105
0
52’30”

105
0
39’00” 106
0
02’20”

106
0
07’10”

106
0
02’10”

106
0
14’10”


106
0
23’30”
Vĩ độ 11
0
45’30” 11
0
22’30” 11
0
53’45” 11
0
29’10” 11
0
07’05” 11
0
17’20” 11
0
06’40”
Vị trí cửa
sông
Kinh độ 106
0
44’00”

105
0
55’20” 105
0
56’50”


106
0
05’00”

106
0
08’15”

106
0
10’30”

106
0
16’20”
Vĩ độ 10
0
29’35” 11
0
21’10” 11
0
20’55” 11
0
14’00” 11
0
09’50” 11
0
10’00” 11
0

02’20”
Độ cao nguồn sông (m) 9 165 125 15 3 15 10
Chiều dài sông (km) 218 42 84 27 14 17 17 24
Chiều dài lưu vực (km) 200 25 72 20 20 14 23 18
Diện tích lưu vực (km²) 12.800 331 1.060 424 52,7 132 116 123
Diện tích giữa 2 phụ lưu
liên tiếp (km²)
19,5 143 107 36,6 249 28,8 28
19
Tên sông S. Vàm Cỏ

R.Nàng
Dình
R. Bến Đá
R.Tây
Ninh
Rạch
Rễ
Rạch Bảo
R.Bàu
Nâu
R.Trảng
Bàng
Chiều rộng bình quân
lưu vực (km)
34,1 9,4 14,7 21,2 2,6 9,4 5,0 6,6
Mật độ lưới sông
(km/km²)
0,49 0,24 0,27 0,41 0,14 0,25 0,57
Hệ số phát triển đường

phân nước
1,57 1,27 1,50 1,35 1,03 1,25 1,15
Hệ số không đối xứng -0,07 -0,01 0,44 0,12 0,09 0,07 -0,08
Hệ số không cân bằng
lưới sông
0,58 1,29 1,84 0,48 1,25 0,75 1,56
Hệ số hình dạng 0,17 0,29 0,17 0,40 0,67 0,22 0,38
Hệ số uốn khúc 1,31 1,43 1,35 1,41 1,11 1,10 1,14 1,58
Nguồn: Đặc điểm Khí hậu – Thủy văn tỉnh Tây Ninh, tháng 12/2000

20
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI[14],[15],[18],[20]
2.2.1 Tình hình phân bố dân cư và diễn biến gia tăng dân số
2.2.1.1 Tình hình phân bố dân cư và diễn biến dân số
Tây Ninh đứng thứ 4 trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên của tỉnh thay đổi qua các năm, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm khoảng
1%/năm (cả nước 1,2%), tỉ lệ dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị khoảng
3%/năm.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực
công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ trong khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng lao động trong
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ
tương ứng: 53% - 18% - 29% vào năm 2005; 51% - 18.1% - 30.9% vào năm 2007 và
đến năm 2009 là 48% - 16,4% - 35,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng lên liên
tục từ 23,12% năm 2005 lên khoảng 40% năm 2009.
Bảng 2.3. Diễn biến dân số tỉnh Tây Ninh từ năm 2005 đến 2011
Năm
Tổng dân số
(người)
Tỷ lệ tăng
tự nhiên

(%)
Dân số trung bình (người)

Cơ cấu dân số (%)
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
2005

1.038.211 0,87 154.478 883.733 14,88 85,12
2006

1.046.358 0,78 158.021 888.337 15,10 84,90
2007

1.052.971 0,63 161.400 891.571 15,33 84,67
2008

1.060.485 0,71 164.985 895.500 15,56 84,44
2009

1.067.155 0,63 166.327 900.828 15,59 84,41
2010

1.072.655 0,52 166.479 905.164 15,61 84,39
2011

1.080.738 0,71 169.062 911.676 15,64 84,36
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2011.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh, tổng dân số trên toàn lưu vực sông Vàm
Cỏ Đông vào năm 2011 khoảng 841.849 người, với mật độ dân số bình quân là 598,17
người/km

2
(Bảng 2.4).
21
Bảng 2.4. Thống kê các huyện thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2011
STT

Huyện/Thị Số xã
S

phường

Di
ện tích
(km
2
)

Dân s

(người)

M
ật độ dân số
(người/km
2
)

1 Thị xã Tây Ninh 5 5 140,00 127.276 909,11
2 Châu Thành 14 1 571,25 131.836 230,79
3 Hòa Thành 7 1 83,12 140.865 1.694,72

4 Bến Cầu 8 1 233,32 63.773 268,51
5 Gò Dầu 8 1 250,70 138.847 534,05
6 Trảng Bàng 10 1 340,23 154.372 453,68
7 Tân Biên 9 1 853,33 95.064 111,4
Tổng số 61 11 2.471,95 852.033 600,32
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2011.
Dân số quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
các khu vực thị xã, thị trấn, dọc theo các quốc lộ lớn, khu vực buôn bán sầm uất, phát
triển và nơi tập trung nhiều hoạt động công nghiệp như Thị xã Tây Ninh và các huyện
phía Nam lưu vực (Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng). Trong khi diện tích đất ở những
vùng này ít nên dẫn đến mật độ dân số ở những vùng này cao. Các huyện còn lại như
Bến Cầu, Châu Thành và Tân Biên có mật độ dân cư tương đối thấp (thấp nhất là 111,4
người/km² thuộc huyện Tân Biên) do các khu vực này có hoạt động sản xuất chủ yếu là
nông nghiệp.
22

Biểu đồ 2.1 Dân số các huyện thuộc lưu vực sông VCĐ năm 2011
23

Biểu đồ 2.2 Mật độ dân số các huyện thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2011
Cơ cấu dân số quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông trong năm 2011 với nữ chiếm
50,4%, dân số thành thị chiếm 18,4% trong tổng số 841.849 người trên toàn lưu vực.
Nguồn lao động trong tỉnh tương đối phong phú do cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ
tuổi lao động là 813.568 người, chiếm 76,20%; trong đó số lao động nữ từ 15 tuổi trở
lên là 414.087 người (chiếm 50,90% tổng số lao động của tỉnh). Số lao động tập trung
ở thành thị chiếm 16,26%, trong đó nữ chiếm 52,66%.
Bảng 2.5. Dân số trung bình sơ bộ năm 2011 của các huyện thuộc lưu vực sông Vàm
Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh
Đơn vị: người
STT


Quận/huyện Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo T.thị, nông
thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
1 Thị xã 126.539 61.902 64.637 69.798 56.741
2 Châu Thành 129.605 65.198 64.407 8.843 120.762
24
STT

Quận/huyện Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo T.thị, nông
thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
3 Hòa Thành 139.482 68.223 71.259 15.299 124.183
4 Gò Dầu 137.803 68.825 68.978 26.733 111.070
5 Bến Cầu 62.900 31.763 31.137 7.401 55.499
6 Trảng Bàng 153.574 74.321 79.253 14.097 139.477
7 Tân Biên 91.946 47.343 44.603 12.633 79.313
Tổng số 841.849 417.575 424.274 154.804 687.045
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh tây Ninh năm 2011.
2.2.1.2 Sức ép của dân số và vấn đề di cư đến chất lương môi trường
Dân số tỉnh Tây Ninh qua các năm tăng tương đối chậm, tỉ lệ gia tăng dân số
bình quân hàng năm khoảng 1% (cả nước 1,2%). Năm 2011 toàn tỉnh có 1.080.738
người, tăng 1,02 lần so với năm 2006 và tăng 1,08 lần so với năm 2001.
Dân số tỉnh phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Thị xã và các huyện
phía Nam của tỉnh như huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (nơi tập trung các cơ
sở sản xuất và các KCN) với mật độ dân số lần lượt là 904 – 1.685 – 533 – 451

người/km
2
. Các huyện giáp biên giới với hoạt động nông nghiệp là chủ yếu có mật độ
dân số thấp nhất: huyện Tân Châu (111 người/ km
2
), huyện Tân Biên (110 người/
km
2
).
Giai đoạn 2006 – 2010, dân số đô thị tăng khoảng 2.686 người/năm, tỉ lệ gia
tăng dân số đô thị khoảng 1,68%/năm [8]. Dân số đô thị tăng một phần do di chuyển
lực lượng lao động từ nông thôn lên thành thị. Di chuyển lực lượng lao động sẽ làm
tăng áp lực đối với các nhà quản lý trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như giao
thông, việc làm, nhà ở, trật tự an ninh địa phương, dịch vụ tiện ích công cộng, thoát
nước Ngoài ra, di chuyển lực lượng lao động cũng sẽ làm gia tăng tác động đối với
tài nguyên thiên nhiên và môi trường do nhu cầu sử dụng nước sạch gia tăng, nhu cầu
khai thác tài nguyên phục vụ cho sản xuất kinh doanh gia tăng, gia tăng lượng rác thải
25
đô thị… Đây thực sự là một sức ép lớn do tình trạng cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị
hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Do đó, tất cả những tác động này sẽ góp
phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường nếu như các nhà quản lý không có
những biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu một cách hợp lý và thích đáng.
Bảng 2.6. Tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên tỉnh Tây Ninh
STT Năm
Tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên
(%)
1 2006 1,102
2 2007 1,133

3 2008 1,003
4 2009 0,83
5 2010 0,86
6 2011 0,85
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây
Ninh 2011.


Biểu đồ 2.3Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
Bảng 2.7. Thống kê dân số tỉnh Tây
Ninh qua các năm
Năm Dân số (người)
2006 1.046.308
2007 1.052.971
2008 1.060.485
2009 1.067.155
2010 1.072.655
2011 1.080.738
Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh
2011.

Biểu đồ 2.4 Dân số tỉnh Tây Ninh qua các
năm





0.0
0.2

0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
%
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên

×