ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LA THỊ THANH THÚY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỒNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÔNG TY LUYỆN ĐỒNG LÀO
CAI - KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LA THỊ THANH THÚY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỒNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÔNG TY LUYỆN ĐỒNG LÀO
CAI - KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thanh Hà
Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường, mỗi sinh viên
khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn
vững vàng. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không
thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh
viên Đại học Nông lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi
sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ
thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các
Thầy Cô giáo Khoa Môi Trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Dương Thanh Hà đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ phòng An toàn môi
trường - Công ty Luyện đồng Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm đề tài, em đã rất cố gắng nhưng do
kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế
nên khóa luận của em không
tránh được thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô
giáo cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
La Thị Thanh Thúy
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào 8
môi trường nước 8
Bảng 3.1. Nội dung quan trắc 18
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Nhu cầu về nguyên vật liệu 29
Bảng 4.2: Các thiết bị chính 32
Bảng 4.3: Lượng nước tiêu thụ của Công ty Luyện đồng Lào Cai 35
Bảng 4.4: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải của Công ty Luyện
đồng Lào Cai 35
Bảng 4.5: Thành phần, đặc điểm và lượng phát sinh nước thải 39
Bảng 4.6: Vật tư sử dụng để xử lý nước thải 39
Bảng 4.7: Lượng phát sinh bã thải trong Công ty theo thiết kế 40
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi xử lý 44
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý 46
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm 47
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại suối Khe Chom 48
Bảng 4.12: Kết quả điều tra ý kiến của người dân xung quanh Công ty
về chất lượng nước sinh hoạt đang dùng. 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Xu hướng sản xuất đồng trên thế giới 10
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ Tuyển xỉ 30
Hình 4.2: Sơ đồ thu hồi đồng, vàng, bạc từ bùn dương cực 34
Hình 4.3: Lưu trình công nghệ xử lý nước bẩn, axit bẩn 42
DANH MỤC CÁC TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Ký hiệu viết tắt Từ và cụm từ được viết tắt
BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học
COD Nhu cầu oxy hóa hóa học
TSS Chất rắn lơ lửng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
DAP Diamoni photphat
CK Cùng kỳ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
XDCB Xây dựng cơ bản
KH Kế hoạch
PCGD Phổ cập giáo dục
MTQG Mục tiêu quốc gia
NSNN Ngân sách nhà nước
GSMT Giám sát môi trường
KCN Khu công nghiệp
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở pháp lý 4
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.2.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường nước, đánh giá
chất lượng nước, ô nhiễm nước thải công nghiệp 5
2.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp 7
2.3. Tình hình sản xuất đồng trên thế giới và tại Việt Nam 9
2.3.1.Tình hình sản xuất đồng trên thế giới 9
2.3.2. Tình hình sản xuất đồng tại Việt Nam 10
2.4. Một số cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản tại tỉnh Lào Cai và công tác
bảo vệ môi trường. 12
2.4.1. Một số cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản tại tỉnh Lào Cai 12
2.4.2. Về công tác Bảo vệ môi trường 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.3. Nội dung nghiên cứu 16
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng,
Tỉnh Lào Cai 16
3.3.2. Giới thiệu về nhà máy Luyện đồng Lào Cai 16
3.3.3. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
nhà máy 16
3.3.4. Đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy Luyện đồng Lào Cai 16
3.3.5.Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của người dân xung quanh nhà máy 16
3.3.6. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng nước thải của nhà máy Luyện đồng
Lào Cai đến môi trường xung quanh dân cư 16
3.3.7. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải của nhà máy gây ra 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1. Phương pháp kế thừa 17
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 17
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 17
3.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa 17
3.4.5. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích 17
3.4.6. Phương pháp tổng hợp, so sánh 18
3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Huyện Bảo Thắng, Tỉnh
Lào Cai 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
4.1.1.1. Vị trí địa lý 19
4.1.1.2. Địa hình, địa chất 19
4.1.1.3. Hệ thống giao thông vận tải 20
4.1.1.4. Khí hậu 20
4.1.1.5. Thủy văn 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21
4.1.2.1. Hiện trạng kinh tế 21
4.1.2.2 Xã hội 24
4.2. Giới thiệu về nhà máy Luyện đồng Lào Cai 26
4.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất, địa hình, đặc điểm khí hậu và thủy văn 26
4.2.2. Cơ cấu tổ chức lao động của công ty 28
4.2.3. Hiện trạng công nghệ sản xuất 28
4.3. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
nhà máy 35
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của nhà máy 35
4.3.2. Nguồn phát sinh nước thải 36
4.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải 38
4.3.4. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy 38
4.3.4.1. Quy trình xử lý đối với nước thải sản xuất 38
4.3.4.2. Quy trình xử lý đối với nước thải sinh hoạt 43
4.3.4.3. Quy trình xử lý đối với nước mưa chảy tràn 44
4.4. Đánh giá chất lượng nước thải cuả Công ty Luyện đồng Lào Cai 44
4.5. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của người dân xung quanh Công ty
Luyện đồng Lào Cai 47
4.5.1. Đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực Công ty Luyện đồng
Lào Cai 47
4.5.2. Đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực Công ty Luyện đồng Lào Cai . 48
4.6. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải Công ty đến môi
trường 49
4.7. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do nước thải Công ty gây ra 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52
5.2. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tiềm năng khoáng sản khá phong
phú. Theo tài liệu điều tra, thăm dò về địa chất - khoáng sản trên địa bàn Lào
Cai đã phát hiện được trên 30 loại khoáng sản với trên 150 mỏ và điểm mỏ
khác nhau. Trong đó có nhiều mỏ khoáng sản quy mô lớn và có quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và cả nước.
Những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng cho phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đất nước. Các loại khoáng sản đã và đang
được đầu tư khai thác, chế biến có hiệu quả gồm: Apatit, đồng, sắt, chì, kẽm
và các loại vật liệu xây dựng thông thường khác,….
Với những thế mạnh và những chủ trương đúng đắn nêu trên, những
năm qua tỉnh Lào Cai đã đặc biệt quan tâm và ưu tiên đầu tư phát triển ngành
công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tỉnh đã khuyến khích,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư triển khai các dự
án khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 nhà máy tuyển làm giàu quặng và một số
nhà máy chế biến khoáng sản đã được xây dựng và đi vào hoạt động tạo ra các sản
phẩm có giá trị cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước như: Vàng,
Đồng kim loại, phốt pho vàng, phân lân nung chảy, Supe lân,…Các nhà máy gang
thép, phân bón DAP với quy mô lớn cũng đang được xây dựng và dự kiến đưa
vào hoạt động vào cuối năm 2014 và những năm tiếp theo. Các dự án này đều
được xây dựng tập trung tạo thành các Khu công nghiệp lớn, điển hình như Khu
công nghiệp Tằng Loỏng, Sin Quyền, Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải…
Hoạt động khoáng sản và đặc biệt là chế biến sâu khoáng sản đã từng
bước nâng cao giá trị sản phẩm, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế trong nước, cung
cấp lượng phân bón cho ngành nông nghiệp thay thế cho nguồn nhập khẩu,
nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
2
Năm 2013 giá trị công nghiệp khai khoáng đạt 1.700 tỷ đồng, chiếm
hơn 75% giá trị toàn ngành công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
hơn 6.000 lao động, nguồn thu ngân sách từ khai thác và tuyển khoáng đạt
khoảng 670 tỷ đồng, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đáng chú ý nhất phải kể đến
Nhà máy luyện đồng Lào Cai là cơ sở luyện đồng công nghiệp lớn nhất và
duy nhất của Việt Nam luyện kim theo công nghệ hỏa luyện tiên tiến nhất
hiện nay bằng lò Thủy Khẩu Sơn của Trung Quốc chế tạo, chuyển giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được,
hoạt động khoáng
sản luôn có nguy cơ gây tác động xấu, làm ảnh hưởng đến đất đai, môi trường
và các nguồn tài nguyên khác, Quá trình khai thác và chế biến khoáng sản
đã làm phá vỡ, mất cân bằng điều kiện sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí…Vấn đề môi trường trong khai thác và chế biến
khoáng sản ngày càng trở nên cấp bách. Để bảo đảm hoạt động khai thác, sử
dụng khoáng sản tiết kiệm, có hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường, đất đai
và tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm an ninh, quốc phòng,… nhằm mục
tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, đánh giá hiện trạng khai thác, chế biến
khoáng sản và tác động của nó tới môi trường là hết sức cần thiết để từ đó làm
cơ sở cho việc khai thác, chế biến hợp lý, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài
nguyên khoáng sản, hình thành công nghệ ít hoặc không tạo ra các chất thải
nhằm bảo vệ tài nguyên,môi trường và con người nhằm hướng tới sự phát
triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân. Được sự
nhất trí của của Khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản
xuất đồng đến môi trường nước tại Công ty Luyện đồng Lào Cai - Khu
Công nghiệp Tằng Loỏng, Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước thải của Công ty Luyện
đồng Lào Cai.
3
- Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động chế biến đồng tới môi trường nước.
- Đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này
nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động chế biến tới môi
trường nước và con người.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được chính xác, trung thực khách quan.
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng sản xuất đồng và ảnh hưởng
của nó tới môi trường khu vực phát tán ô nhiễm.
- Các mẫu nước nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học,
đại diện cho đối tượng nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam hiện hành.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi phải dễ hiểu, đầy đủ
các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Các biện pháp, kiến nghị đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp
với điều kiện thực tế tại công ty.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Rèn luyện kỹ năng thực tế, rút ra kinh nghiệm, làm quen với môi trường
làm việc sau này. Đồng thời tạo lập thói quen, kỹ năng làm việc độc lập.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động chế biến đồng tới môi trường
nước để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa,
giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi thành viên tham gia hoạt động khoáng sản.
- Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
• Luật Bảo vệ môi trường (2005) được Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam khoá XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2006.
• Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 1 năm 2010 và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2011.
• Nghị định số 149/2004/NĐ - CP Quy định về việc cấp giấy phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
• Nghị định Chính Phủ số: 80/2006/NĐ - CP về việc qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
• Nghị định 15/2007/NĐ - HĐND. Ngày 26/10/2007 của Hội đồng Nhân
dân tỉnh Lào Cai về quy hoạch, quản lý, khai thác và chế biến khoáng sản.
• Nghị định số 21/2008/NĐ - CP Ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ xung
một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ - CP.
• Nghị định số 29/2011/NĐ - CP Ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường.
• Thông tư 26/2011/TT-BTN&MT hướng dẫn thi hành Nghị định
29/2011/NĐ - CP về lập ĐMC, ĐTM, CKBVMT. Thông tư này có hiệu lực
kể từ ngày thi hành 2/9/2011.
• Quyết định 2427/QĐ-TTg Ngày 22/12/2011của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
• Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước
mặt lục địa.
• Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước
dưới đất (nước ngầm).
5
• Thông tư 16/2012-BTN&MT Ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản
và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp
phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ
đóng cửa mỏ khoáng sản.
• Thông tư 17/2012-BTN&MT Ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về điều kiện tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
• Nghị định 142/2013-NĐ-CP Ngày 24/10/2013 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản.
• Quyết định 18/2013-QĐ-TTg Ngày 29/3/2013 của Thủ tướng chính
phủ về cải tạo,phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối
với hoạt động khai thác khoáng sản.
• Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam hiện hành.
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Luyện đồng Lào Cai
tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai của Công ty Luyện đồng Lào Cai.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường nước, đánh giá
chất lượng nước, ô nhiễm nước thải công nghiệp
- Khái niệm về môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và vi sinh vật (Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng
dẫn thực hiện, 2005) [3].
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường(2005) [3] thì:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường, không
phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
vi sinh vật.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lí, hóa học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, thể
6
rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và vi sinh vật. Làm
giảm đa dạng sinh vật trong nước.
Hiến chương Châu Âu định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi chủ
yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây
nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.” (Trần Yêm và Trịnh
Thanh,1988) [18].
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào
môi trường nước như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc
dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn,
nhiễm phèn, do gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường
phố, đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm
của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng… Sự ô
nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định được nguồn.
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước
thải của các khu dân cư, hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ…), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải.
- Đánh giá chất lượng nước
Theo Escap (1994) [15], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông
số, các chỉ tiêu đó là:
* Các thông số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng
nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axít hay độ bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật
trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố cần phải xem xét trong quá
trình đông tụ hóa học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong
hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố
7
môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi
sinh vật trong nước.
* Các thông số hóa học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ
trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như: Asen, Cacdimi, Sắt, Mangan…ở
hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của
đông, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối
với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
+ NO
3
: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các hợp chất có chứa
Nitơ có trong nước thải.
* Các thông số sinh học, ví dụ như:
Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác
định mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước về mặt sinh học.
2.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp
- Khái niệm về nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980 [1]: Nước
thải là nước đã thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó.
- Khái niệm về nguồn nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng:
+ Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Thành phần của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học,
chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn, vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà
lượng thải cũng như tải lượng của các chất có trong nước thải của mỗi khu
vực khác nhau là khác nhau. Nói chung, mức sống càng cao thì lượng thải
càng cao. Tải lượng trung bình của các tác nhân gây ô nhiễm nước chính là do
con người đưa vào môi trường trong một ngày được nêu trong bảng 2.1:
8
+ Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải được
sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các
hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công
nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp
rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính
hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý
thức cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào
môi trường nước
TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1 BOD
5
45 - 54
2 COD (1,6 - 1,9) x BOD
5
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 - 220
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 - 145
5 Clo (Cl
-
) 4 - 8
6 Tổng Nitơ (tính theo N) 6 - 12
7 Tổng Photpho (tính theo P) 0,8 - 4
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2008) [19]
+ Nước chảy tràn: là nước chảy từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước
từ đồng ruộng, là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua đồng
ruộng có thể cuốn the các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước
chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thề
làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng.(Dư Ngọc
Thành, 2008) [19].
+ Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như là nước thải tự nhiên, ở
những thành phố hiện đại chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung
nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh, nước thải từ các cơ sở thương mại, sản
xuất công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom
vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung.
9
Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 80-90% tổng
lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào
đường cống thải chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự
như nước thải sinh hoạt.
- Đặc điểm của nước thải công nghiệp
Nước thải thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề…. Thành phần, tính chất cơ bản của nước thải công
nghiệp phụ thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp
thường chứa nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (As, Hg, Cd,Pb…), các
chất khó phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ…) và các chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học từ các cơ sở sản xuất thực phẩm.
2.3. Tình hình sản xuất đồng trên thế giới và tại Việt Nam
2.3.1.Tình hình sản xuất đồng trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có hai xu hướng chế biến quặng đồng, đó là:
- Hỏa luyện: Nung oxy hóa quặng đồng để chuyển hóa thành CuO, sau
đó đem khử thành đồng kim loại và tinh chế bằng điện phân.
- Thủy luyện: Nung oxy hóa quặng đồng để chuyển thành CuO, sau đó
hòa tan CuO bằng axit để thu được dung dịch muối đồng, tiếp theo là tinh chế
dung dịch này và tách đồng bằng phương pháp điện phân.
Xu hướng hiện đại là tách đồng bằng quy trình ngâm triết vi sinh vật,
sau đó kết tủa đồng bằng điện phân. Quy trình này đã được nhà sản xuất đồng
lớn nhất thế giới là công ty Codeco (Chi lê ) áp dụng có hiệu quả đối với
quặng chalcopyrite. Phương pháp ngâm triết sinh học thường được thực hiện
tại các nước có nền khoa học công nghệ cao, cho phép tận thu đồng từ quặng
nghèo ít gây hại đến môi trường.
Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sulfua từ các
mỏ đồng porphyr khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng. Ví dụ một số
mỏ như: mỏ Chuquicamata ở Chile; Bingham Canyon Mine ở Utah, Hoa Kỳ;
và E1Chinomine ở New Mexico, Hoa Kỳ. Theo Cục khảo sát địa chất Anh,
năm 2005, Chile là nước dẫn đầu về khai thác đồng chiếm ít nhất 1/3 sản
lượng đồng thế giới, theo sau là Hoa Kỳ, Indonesia và Peru. Đồng cũng được
thu hồi qua quá trình In-situ leach. Nhiều nơi ở tiểu bang Arizona được xem
10
là những ứng viên cho phương pháp này. Lượng đồng đang được sử dụng
đang tăng và số lượng có sẵn là hầu như không đủ để cho phép tất cả các
nước để đạt đến mức độ sử dụng của thế giới phát triển.
Đồng đã được sử dụng ít nhất là cách nay 10.000 năm, nhưng có hơn
95% tất cả đồng đã từng được khai thác và nấu chảy đã được tách chỉ bắt đầu
từ thập niên 1900. Với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên, tổng lượng đồng trên
Trái Đất là rất lớn (khoảng 10
14
tấn nằm trong vòng vài km của vỏ Trái Đất,
hoặc tương đương 5 triệu năm khai thác với tốc độ khai thác hiện tại. Tuy
nhiên, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trữ lượng này là có giá trị kinh tế trong điều kiện
chi phí và công nghệ hiện tại. Nhiều ước tính trữ lượng đồng hiện tại cho thấy
việc khai thác có thể diễn ra từ 25 đến 60 năm tùy thuộc vào những giả định
cốt lõi như tốc độ phát triển. Tái chế là một nguồn chính của đồng trong thế
giới hiện đại.(Hóa học ngày nay, 2011) [16].
(Sản lượng đơn vị: 1 triệu tấn/năm )
(Năm)
Hình 2.1: Xu hướng sản xuất đồng trên thế giới
2.3.2. Tình hình sản xuất đồng tại Việt Nam
Hiện nay, các mỏ có trữ lượng nhỏ dạng khoáng cacbonat đã được các
địa phương khai thác và chế biến theo phương pháp thủ công, đơn giản. Sản
phẩm là các loại muối đồng phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp.
11
Tình hình khai thác và sản xuất đồng tại một số mỏ đồng tai Việt Nam:
* Mỏ đồng Sin Quyền: Tổ hợp đồng Sin Quyền là dự án kim loại màu lớn
nhất nước ta từ trước đến nay. Mỏ đồng Sin Quyền được phát hiện năm 1961.
Theo kết quả khảo sát, thăm dò trữ lượng quặng đồng tại mỏ là 50 triệu tấn,
đủ khai thác trong vòng 50 năm.
Địa điểm: Mỏ và xưởng tuyển tại xã Cốc Mỳ, Huyện Bát Xát, Lào Cai.
Nhà máy Luyện đồng tại khu vực Thị Trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo
Thắng, Lào Cai.
- Công nghệ khai thác: Lộ thiên kết hợp hầm lò. Nếu mỏ khai thác với
sản lượng 1,0-1,5 triệu tấn quặng/ năm, thời gian khoản 40 năm, trong đó 16
năm khai thác lộ thiên và 24 năm khai thác hầm lò.
- Công nghệ tuyển khoáng bao gồm các bước sau: Đập nghiền - tuyển
nổi lấy tinh quặng thô - nghiền lại tinh quặng thô - tuyển nổi chọn riêng tinh
quặng đồng, tinh quặng pyrite, tinh quặng đất hiếm. Quặng đuôi cho qua
tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt. Công nghệ khử nước được thực hiện theo
hai giai đoạn cô đặc và lọc. Tinh quặng đồng được làm khô bằng máy lọc sứ.
- Công nghệ luyện kim: Áp dụng phương pháp thủy khẩu sơn của
Trung Quốc, thổi luyện sten đồng trong lò để chuyển ra đồng thô rồi tinh
luyện bằng điện phân, xử lý bùn dương cực để thu hồi vàng, bạc. Thu hồi khí
lò luyện kim có chứa khí SO
2
để sản xuất axit sunfuric. Nhà máy Luyện đồng
đạt tại Tằng Loỏng mỗi năm nhà máy luyện 420.000 tấn tinh quặng đồng để
ra được 10.200 tấn kim loại đồng với hàm lượng 99,95%; 340kg vàng
(99,95%), 113.200 tấn tinh quặng sắt, 145kg bạc và 40.000 tấn sulfuric axit.
Sản lượng khai thác của tổ hợp đồng Sin Quyền là 1,0 - 1,2 triệu tấn
quặng nguyên khai.
- Sản lượng hàng năm của nhà máy tuyển đồng dự kiến là:
Tinh quặng đồng 25,6%: 42.900 tấn
Tinh quặng Pyrit 40%: 17.600 tấn
Tinh quặng Manhêtit 65%: 89.300 tấn
Tinh quặng đất hiếm 60%: 2740 tấn
- Sản lượng hàng năm của nhà máy Luyện đồng dự kiến là:
Đồng tấm điện phân 99,95%: 10.571 tấn
12
Vàng thỏi 99,95%: 367 kg
Bạc thỏi 99,95%: 206 kg
Axit sunfuric 98%: 39.943 tấn.
* Mỏ đồng Bản Phúc (Sơn La)
Mỏ đồng Bản Phúc có trữ lượng bằng 1/10 so với mỏ đồng Sin Quyền.
Tại đây, có thể cân đối đầu tư nhà máy khai thác - tuyển để sản xuất tinh
quặng đạt hàm lượng 25% Cu, với công suất tuyển quặng nguyên khai khoảng
150.000 tấn/năm, tương đương 6.000 tấn tinh quặng đồng/ năm. Hiện nay mỏ
đồng Bản Phúc đang dự kiến xây dựng nhà máy luyện đồng với công suất
khoảng 1.000 tấn/ năm.
* Vùng tụ khoáng Vạn Sài thuộc tỉnh Sơn La, trữ lượng ước tính khoảng 811
tấn, hàm lượng Cu đạt 1,53 %.
* Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai thuộc tỉnh Lai Châu, đã được
khai thác từ lâu đời. Quặng đồng ở đây có thành phần như sau:
Cu = 23 - 74%
Fe = 2 - 15%
Ag = 20 - 180 g/tấn.
* Điểm quặng Bản Giàng thuộc tỉnh Sơn La có quặng đồng tự sinh. Thành
phần như sau:
Cu = 86 - 98%
Ag = 10 g/tấn
Au = 0,4 g/tấn.
* Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi mới được phát
hiện. Thành phần khoáng chủ yếu là: Cu đạt 1,04%, ngoài ra còn có vàng,bạc,
asen,thiếc, vofram. Ước tính trữ lượng đồng khu vực này có thể lên đến vài
trăm ngàn tấn.
Ngoài các vùng quặng chính như trên, còn có rất nhiều điểm quặng
khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai. (Hóa học
ngày nay, 2011) [16].
2.4. Một số cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản tại tỉnh Lào Cai và công
tác bảo vệ môi trường.
2.4.1. Một số cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản tại tỉnh Lào Cai
13
* Nhà máy tuyển quặng Apatít:
- Công suất giai đoạn I: 400.000 tấn/năm
- Công suất giai đoạn II: 760.000 tấn/năm
- Tổng:đầu tư: 400 tỷ đồng.
- Thời gian xây dựng: 2004 - 2005
- Diện tích: 49 ha.
* Cơ sở sản xuất Supe lân và NPK (trong khu vực nhà máy tuyển):
- Công suất: 120.000 - 180.000 tấn Supe lân và 30.000 tấn NPK/năm.
- Tổng đầu tư: 190 tỷ đồng.
- Thời gian xây dựng: 2003 - 2004.
- Diện tích: 16 ha.
* Nhà máy Phốt pho vàng:
- Nhà máy Phốt pho vàng Lào Cai, là đơn vị sản xuất phốt pho vàng
đầu tiên tại Việt Nam. Dây chuyền sản xuất được xây dựng từ năm 2000, áp
dụng công nghệ lò điện của Trung Quốc.
- Công suất 10.000 tấn/năm, đáp ứng được nhu cầu Phốt pho trong
nước và xuất khẩu.
- Diện tích: 8 ha.
* Nhà máy Gang thép Lào Cai
Đây là Dự án sản xuất công nghiệp cấp Trung ương quản lý, vốn đầu tư
liên doanh giữa Tập đoàn Gang thép Côn Minh (Trung Quốc) và Tổng Công
ty Thép Việt Nam. Tổng vốn đầu tư cho dự án tới 337 triệu USD, trong đó
phía Việt Nam góp 55%, tính riêng vốn đầu tư nước ngoài của Dự án đã
chiếm tới 66,8% tổng nguồn vốn FDI tại Lào Cai hiện nay. Diện tích 150 ha
tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai được chia làm 2 giai đoạn, trong đó:
- Giai đoạn I có công suất thiết kế 500.000 tấn gang/năm và xưởng
luyện phôi thép với công suất 500.000 tấn/năm.
- Giai đoạn II sẽ nâng công suất lên gấp 2 lần với việc xây dựng thêm
một dây chuyền cán thép mới. Theo thiết kế và kế hoạch, Dự án đi vào sản
xuất sẽ tạo khối lượng sản phẩm công nghiệp có giá trị khoảng 7.000 tỷ
đồng/năm, mỗi năm nộp ngân sách Nhà nước 700 tỷ đồng. Nguồn nguyên liệu
14
chính cho nhà máy là quặng sắt khai thác tại mỏ Quý Xa (Văn Bàn) với tổng
trữ lượng 120 triệu tấn và các mỏ sắt khác trên địa bàn.
* Nhà máy sản xuất phân bón Điamon Phôtphat (DAP) số 2
- Công suất 330.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Diện tích 70,85 ha.
- Nguyên, nhiên liệu: Quặng Apatit, lưu huỳnh, Amoniac dạng lỏng,
than cám.
(Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai, 2012) [2].
2.4.2. Về công tác Bảo vệ môi trường
Tất cả các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên đều phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), xây dựng dự án cải tạo phục hồi
môi trường trước khi thực hiện dự án. Trong báo cáo ĐTM đã đánh giá chi
tiết hiện trạng môi trường, các tác động của dự án đối với môi trường, các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tất cả các dự án khai thác khoáng sản
đều phải thực hiện nghiêm túc công tác ký quỹ phục hồi môi trường.
Công tác quản lý, cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản luôn
bám sát theo quy hoạch được phê duyệt; giấy phép khai thác, chế biến khoáng
sản chỉ giải quyết sau khi có phê duyệt ĐTM và đề án cải tạo, phục hồi môi
trường. Trong quá trình hoạt động, Sở Tài nguyên và Môi trường luôn rà soát,
kiểm tra để chấn chỉnh, hạn chế tối đa các giấy phép manh mún, nhỏ lẻ có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thu hồi, đình chỉ các giấy phép, dự án gây
tác động xấu đến môi trường.
Nhìn chung hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua đã phát triển đúng hướng, từng bước nâng
cao giá trị sản phẩm, sử dụng triệt để tài nguyên, tạo ra các sản phẩm chế biến
sâu (như kim loại đồng, sắt; phân bón, hóa chất, ) đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế trong thời kỳ mới; Tạo nguồn thu cho ngân sách hàng năm từ 600 đến
800 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh; góp phần
tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 10.000 lao động.
Công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường
15
trên địa bàn Lào Cai đã từng bước được đẩy mạnh, góp phần giải quyết hài
hoà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường. (Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai, 2012) [2].
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng nước thải của nhà máy Luyện đồng Lào Cai.
- Chất lượng nước sinh hoạt của một số hộ gia đình sống xung quanh
nhà máy.
- Các văn bản luật, dưới luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công ty Luyện đồng Lào Cai, khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện
Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện: Công ty Luyện Đồng Lào Cai
- Thời gian thực hiện: từ 20/01/2014 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng,
Tỉnh Lào Cai
3.3.2. Giới thiệu về nhà máy Luyện đồng Lào Cai
3.3.3. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
nhà máy
- Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
- Vật liệu đầu vào
- Lượng nước đầu ra
- Quy trình xử lý nước thải của nhà máy
3.3.4. Đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy Luyện đồng Lào Cai
3.3.5.Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của người dân xung quanh nhà máy
3.3.6. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng nước thải của nhà máy Luyện
đồng Lào Cai đến môi trường xung quanh dân cư
3.3.7. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải của nhà máy gây ra